Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và tính ưa thích ký chủ của sâu đục trái đậu bắp earias vittella fabricius, thành phần côn trùng gây hại và thiên địch trên ruộng đậu bắp tại huyện châu thành, hậu giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 76 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG




PHẠM THÚY HẰNG
NGÔ THỊ PHI



KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ
TÍNH ƯA THÍCH KÝ CHỦ CỦA SÂU ĐỤC TRÁI
ĐẬU BẮP Earias vittella FABRICIUS, THÀNH PHẦN
CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH
TRÊN RUỘNG ĐẬU BẮP TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH,
HẬU GIANG




Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT








Cần Thơ, 2013




TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG


Luận văn tốt nghiệp Đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT



Tên đề tài:

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ
TÍNH ƯA THÍCH KÝ CHỦ CỦA SÂU ĐỤC TRÁI
ĐẬU BẮP Earias vittella FABRICIUS, THÀNH PHẦN
CÔN TRÙNG GÂY HẠI VÀ THIÊN ĐỊCH
TRÊN RUỘNG ĐẬU BẮP TẠI
HUYỆN CHÂU THÀNH,
HẬU GIANG

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Phạm Kim Sơn Phạm Thúy Hằng
MSSV: 3103602
Ngô Thị Phi

MSSV: 3103656
Lớp: TT1073A1





Cần Thơ, 2013

i
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:
“KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ TÍNH
ƯA THÍCH KÝ CHỦ CỦA SÂU ĐỤC TRÁI ĐẬU BẮP Earias
vittella FABRICIUS, THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI
VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN RUỘNG ĐẬU BẮP
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, HẬU GIANG”

Do sinh viên Phạm Thúy Hằng, Ngô Thị Phi thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày … tháng… năm 2013
Cán bộ hướng dẫn


Ths. Phạm Kim Sơn


ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
Bảo vệ Thực vật với đề tài:
“KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC VÀ TÍNH
ƯA THÍCH KÝ CHỦ CỦA SÂU ĐỤC TRÁI ĐẬU BẮP Earias
vittella FABRICIUS, THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG GÂY HẠI
VÀ THIÊN ĐỊCH TRÊN RUỘNG ĐẬU BẮP
TẠI HUYỆN CHÂU THÀNH, HẬU GIANG”

Do sinh viên Phạm Thúy Hằng, Ngô Thị Phi thực hiện và bảo vệ trước Hội
đồng, ngày … tháng… năm 2013.
Luận văn đã được Hội đồng đánh giá ở mức:…………điểm.
Ý KIẾN HỘI ĐỒNG:…………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
DUYỆT KHOA NN & SHƯD CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG




iii

TIỂU SỬ CÁ NHÂN
Họ và tên: Ngô Thị Phi Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 05/05/1992 Dân tộc: Khơmer
Nơi sinh: xã An Tức, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang
Quá trình học tập:
- 1998 – 2003: học tiểu học tại trường tiểu học “A An Tức”.
- 2003 – 2007: học cấp 2 tại trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang.
- 2007 – 2010: học cấp 3 tại trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang.
- 2010 – 2014: học đại học tại Trường Đại Học Cần Thơ.

Họ và tên: Phạm Thúy Hằng Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 08/05/1992 Dân tộc: Kinh
Nơi sinh: Thị trấn Cái Bè, Huyện Cái Bè, Tỉnh Tiền Giang
Quá trình học tập:
- 1998 – 2003: học tiểu học tại trường tiểu học “Tân Phong I”.
- 2003 – 2007: học cấp 2 tại trường THCS Tân Phong.
- 2007 – 2010: học cấp 3 tại trường THPT Cái Bè.
- 2010 – 2014: học đại học tại trường Đại Học Cần Thơ.








iv
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết

quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình luận văn nào trước đây.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2013
Tác giả luận văn


Phạm Thúy Hằng, Ngô Thị Phi














v
LỜI CẢM ƠN
Kính dâng!
Cha, mẹ lòng biết ơn chân thành nhất từ trái tim con. Cha mẹ là người luôn quan
tâm, lo lắng, chăm sóc, hy sinh tất cả khó khăn và luôn dành những điều tốt đẹp
nhất cho con để cho con có được như ngày hôm nay. Con sẽ luôn ghi nhớ mãi công
ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ đã dành cho con. Điều đó sẽ là nguồn động

lực to lớn giúp con vượt qua tất cả mọi khó khăn thử thách để có được thành công
sau này.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn của mình, ngoài sự nổ lực và phấn đấu từ
phía bản thân, tôi đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ tận tình từ phía các thầy cô,
gia đình và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả quý thầy cô Trường Đại học Cần
Thơ- Khoa Nông Nghiệp và SHƯD- Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật đã truyền thụ cho
tôi nhiều kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình tôi được học tập tại
trường.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ths. Phạm Kim Sơn, thầy đã tận tình hướng dẫn,
gợi ý, cho những lời khuyên và giúp đỡ tôi trong những lúc khó khăn để cho tôi
hoàn thành tốt luận văn này.
Chị Nguyễn Thị Mỳ đã nhiệt tình chỉ dẫn và đóng góp ý kiến giúp tôi vượt qua
những khó khăn trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Bạn Lâm Thị Xuân Mai, Huỳnh Phương Thanh, Lê Nhựt Thanh, Lê Thị Thùy,
Thạch Thị Anh Thảo, Hồ Thị Xuân, Đinh Hùng Thắng đã tận tình giúp đỡ trong
việc thu mẫu và trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành
Tất cả các thành viên lớp Bảo Vệ Thực Vật Khóa 36, các bạn đã hết lòng giúp đỡ và
động viên tôi vượt qua khó khăn trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin chân thành ghi nhớ tất cả sự chân tình, sự giúp đỡ của những anh, chị, em đã
tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực hiện những thí nghiệm mà tôi không thể liệt kê ra
hết trong lời cảm tạ này.



PHẠM THÚY HẰNG, NGÔ THỊ PHI





vi
Phạm Thúy Hằng, Ngô Thị Phi, 2013. “Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và
tính ưa thích ký chủ của sâu đục trái đậu bắp Earias vittella Fabricius, thành phần
côn trùng gây hại và thiên địch trên ruộng đậu bắp tại huyện Châu Thành, Hậu
Giang”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và
Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại học Cần Thơ.
Cán bộ hướng dẫn: Phạm Kim Sơn.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và tính ưa thích ký chủ của sâu
đục trái đậu bắp Earias vittella Fabricius, thành phần côn trùng gây hại và thiên
địch trên ruộng đậu bắp tại huyện Châu Thành, Hậu Giang” được thực hiên từ tháng
2/2013 đến 10/2013 đạt được kết quả sau:
Đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái đậu bắp Earias vittella
Fabricius được ghi nhận: trứng dạng hình cầu, màu xanh lá cây, có những đường
khía chạy dọc từ trên xuống. Kích thước là 0,4 x 0,48 mm. Thời gian ủ trứng là 3,5
± 0,73 ngày. Ấu trùng có 5 tuổi với thời gian mỗi tuổi là 2,3; 2,23; 2,23; 1,17; 1,1
ngày. Chiều dài thân là 1,35 ± 0,14; 4,03 ± 0,53; 7,72 ± 0,75; 14,38 ± 1,99; 15,39 ±
1,68 mm. Ấu trùng phát triển từ màu vàng nhạt đến đen bóng. Nhộng thon dài, màu
trắng ngà hay nâu. Thời gian nhộng là 8,2 ngày. Bướm có cánh trước màu hồng
phấn hay trắng ngà, có sọc to hình tam giác màu xanh lá cây chạy từ chân cánh ra
đến cuối cánh, cuối sọc này có đường màu nâu. Cánh sau màu trắng bạc, cuối cánh
có viền màu nâu với rìa lông trắng. Thành trùng cái sống từ 8 - 14 ngày, thành trùng
đực sống từ 6 - 15 ngày. Vòng đời từ 21 - 26 ngày.
Ấu trùng Earias vittella có khả năng ăn các bộ phận non của cây đậu bắp (nụ
hoa, trái non, đọt non), khi sâu ăn nụ hoa và đọt non thì phát triển nhanh, tỷ lệ tăng
trọng cao. Ấu trùng thích ăn nhiều trên cây họ bông (bụp vang và đậu bắp) và phát
triển nhanh, gia tăng trọng lượng cao hơn so với thức ăn là cây họ đậu (đậu rồng,

đậu đũa).
Thành phần loài trên 4 ruộng đậu bắp tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang, vụ Hè Thu 2013 gồm có 10 loài côn trùng gây hại hiện diện như: rầy xanh
hai chấm (Amrasca devastans Distant), rầy phấn trắng (Bemisia tabaci Gennadlus),
rầy mềm (Aphis gossypii Glover), bọ xít đỏ (Dysdercus cingulatuc), sâu đục trái
(Earias vittella), sâu đo xanh ăn lá (Anomis flava Fab.), sâu cuốn lá (Sylepta
derogate Fab.), sâu ăn tạp (Spodoptera litura), bọ trĩ (Megalurothrips usitatus), rệp
sáp (Phenacoccus solenopsis) và 1 loài nhện đỏ (Tetranychus cinnabarius) gây hại.
Trong đó, rầy xanh hai chấm và sâu đục trái là 2 loài hiện diện phổ biến. Thiên địch
ăn mồi có 5 loài nhện: nhện Lycosa (Lycosa pseudoannulata), nhện chân dài
(Tetragnatha maxillosa), nhện lùn (Atypena formosana), nhện linh miêu (Oxyopes
javanus), nhện nhảy (Phidippus sp.) và 1 loài bọ rùa đỏ (Micraspis sp.).


vii
MỤC LỤC
Trang
Danh sách bảng x
Danh sách hình xi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2
1.1 Cây đậu bắp 2
1.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm chung của đậu bắp 2
1.1.2 Kỹ thuật canh tác cây đậu bắp 3
1.2. Sâu đục trái đậu bắp Earias vittella Fabricius 4
1.2.1. Phân loại 4
1.2.2. Phân bố 4
1.2.3 Ký chủ 4
1.2.4. Triệu chứng gây hại 4
1.2.5. Đặc điểm hình thái 5

1.2.6. Đặc điểm sinh học 6
1.2.7. Đặc điểm sinh thái học 7
1.2.8. Biện pháp phòng trị 7
1.3. Một số côn trùng gây hại trên cây đậu bắp 9
1.3.1. Rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant 9
1.3.2. Rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadlus 9
1.3.3. Rệp sáp Phenacoccus solenopsis 10
1.3.4. Nhện đỏ Tetranychus cinnabarius Boisduval 11
1.3.5. Rầy mềm Aphis gossypii Glover 11
1.3.6. Bọ xít đỏ Dysdercus cingulatuc Fabricius 12
1.3.7. Sâu đo xanh ăn lá Anomis flava Fabricius 13
1.3.8. Sâu cuốn lá Sylepta derogate Fabricius 13
1.3.9. Sâu ăn tạp Spodoptera litura Fabricius 14
1.3.10. Bọ trĩ Megalurothrips usitatus 15
1.4. Một số loài thiên địch trên cây đậu bắp 15
1.4.1. Nhện Lycosa Lycosa pseudoannulata 15
1.4.2. Nhện chân dài Tetragnatha maxillosa 15
1.4.3. Nhện nhảy Phidippus sp. 16

viii
1.4.4. Nhện linh miêu Oxyopes javanus 16
1.4.5. Nhện lùn Atypena formosana 16
1.4.6. Bọ rùa đỏ Micraspis sp. 16
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP 17
2.1. Phương tiện 17
2.1.1. Thời gian và địa điểm 17
2.1.2. Vật liệu 17
2.2. Phương pháp 17
2.2.1. Khảo sát đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái đậu bắp
Earias vittella Fabricius trong điều kiện phòng thí nghiệm 17

2.2.2. Khảo sát khả năng ăn các bộ phận cây đậu bắp đối với ấu trùng
E. vittella trong điều kiện phòng thí nghiệm 19
2.2.3. Khảo sát tính ưa thích ký chủ của ấu trùng E. vittella trong điều kiện
phòng thí nghiệm 21
2.2.4. Điều tra thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên ruộng
đậu bắp tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013 22
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Khảo sát đặc điểm hình thái và đặc tính sinh học của sâu đục trái
E. vittella F. trong điều kiện phòng thí nghiệm 24
3.1.1. Đặc điểm hình thái qua các giai đoạn trong vòng đời của sâu đục trái
đậu bắp E. vittella Fab. 24
3.1.2. Đặc tính sinh học của sâu đục trái đậu bắp E. vittella Fab. 30
3.2. Khảo sát khả năng ăn các bộ phận cây đậu bắp đối với ấu trùng
E. vittella Fab. trong điều kiện phòng thí nghiệm 36
3.3. Khảo sát tính ưa thích ký chủ của ấu trùng E. vittella Fab.
trong điều kiện phòng thí nghiệm 37
3.4. Thành phần côn trùng gây hại và thiên địch ăn mồi trên ruộng đậu
bắp tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013 38
3.4.1. Thành phần côn trùng gây hại trên ruộng đậu bắp tại huyện Châu Thành,
tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013 38
3.4.2. Thành phần thiên địch ăn mồi trên ruộng đậu bắp tại huyện Châu Thành,
tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013 42
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 45

ix
4.1. Kết luận 45
4.2. Đề nghị 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
PHỤ CHƯƠNG






































x
DANH SÁCH BẢNG

Bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Kích thước các giai đoạn phát triển của sâu đục trái đậu bắp
trong điều kiện phòng thí nghiệm
24
3.2
Một số đặc điểm khác nhau giữa thành trùng đực và cái sâu
đục trái đậu bắp Earias vittella Fab.
28
3.3
Các giai đoạn phát triển (vòng đời) của sâu đục trái Earias
vittella Fabricius trên thức ăn đậu bắp trong điều kiện phòng
thí nghiệm
30
3.4
Khả năng sinh sản của thành trùng E. vittella trong điều kiện
phòng thí nghiệm
33
3.5
Trọng lượng thức ăn được ấu trùng E. vittella tiêu thụ và sự

tăng trọng của ấu trùng khi ăn các bộ phận cây đậu bắp trong
điều kiện phòng thí nghiệm
36
3.6
Khả năng tiêu thụ thức ăn và sự tăng trọng của ấu trùng sâu
đục trái trên 4 loại ký chủ khác nhau trong điều kiện phòng thí
nghiệm
37
3.7
Thành phần côn trùng gây hại trên ruộng đậu bắp tại huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013
40
3.8
Thành phần thiên địch ăn mồi trên ruộng đậu bắp tại huyện
Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, vụ Hè Thu 2013
43





















xi
DANH SÁCH HÌNH

Hình
Tên hình
Trang
2.1
Nuôi sâu trong phòng thí nghiệm
18
2.2
Bố trí thí nghiệm các bộ phận cây đậu bắp
20
2.3
Bố trí thí nghiệm các loại trái cây ký chủ của loài E. vittella
Fab.
22
2.4
Sơ đồ các điểm điều tra trên ruộng đậu bắp
23
3.1
Trứng và ấu trùng sâu đục trái đậu bắp E. vittella Fab.
26
3.2
Nhộng sâu đục trái Earias vittella Fab.

27
3.3
Đặc điểm thành trùng của sâu đục trái đậu bắp Earias vittella
Fab.
28
3.4
Thành trùng đực, cái của sâu đục trái đậu bắp E. vittella
Fabricius
29
3.5
Vị trí đẻ trứng của thành trùng E. vittella
31
3.6
Triệu chứng gây hại của E. vittella Fab. trên cây đậu bắp
34
3.7
Vòng đời sâu đục trái đậu bắp Earias vittella Fabricius
35
3.8
Các loài côn trùng gây hại hiện diện trên ruộng đậu bắp điều
tra
41
3.9
Các loài thiên địch ăn mồi trên ruộng đậu bắp điều tra
44

1

MỞ ĐẦU
Đồng bằng sông cửu long với đất đai màu mỡ, nguồn nước, khí hậu thuận lợi

cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Từ xa xưa, nghề trồng rau màu đã gắn liền với
mảnh đất canh tác và được xem như nguồn thu nhập chủ yếu của nông dân. Hiện
nay, diện tích trồng rau màu ngày càng tăng do đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng
mở rộng của thị trường. Trong đó, đậu bắp là loại rau ăn quả hằng niên dễ trồng,
cho năng suất cao và thu nhiều lợi nhuận đang được nông dân quan tâm sản xuất
ngày càng nhiều.
Mặc dù việc trồng đậu bắp có nhiều thuận lợi, tuy nhiên, nghề trồng rau màu
không thể tránh khỏi sự tấn công của sâu hại. Trong những năm gần đây, thời tiết,
khí hậu diễn biến thất thường làm bộc phát nhiều loài dịch hại, gây ra nhiều khó
khăn trở ngại cho việc canh tác rau màu của nông dân. Riêng đối với cây đậu bắp,
trong thời gian này, đối tượng gây hại nghiêm trọng được nông dân cũng như những
nhà nghiên cứu quan tâm đến nhiều đó là loài sâu đục trái Earias vittella Fabricius.
Loài sâu hại này có thể tấn công lên tất cả những bộ phận non của cây, làm rụng
hoa, héo đọt, và ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, phẩm chất trái đậu bắp.
Việc phòng trị đối tượng này thường gặp rất nhiều khó khăn do sâu tấn công vào
bên trong những bộ phận non của cây và trú ẩn trong đó. Một phần, do bướm cái có
tập tính đẻ trứng với số lượng nhiều, đẻ rải rác nhiều ngày nên phải phun thuốc
thường xuyên trên đồng ruộng. Tập quán canh tác này sẽ làm chi phí sản xuất tăng
lên, dư lượng thuốc trừ sâu lưu tồn trong nông sản, gây ảnh hưởng nghiêm trọng
đến môi trường và sức khỏe con người.
Trước tình hình này, để việc phòng trị loài sâu đục trái được tốt hơn, nhằm
nâng cao năng suất cây trồng, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người, đề tài:
“Khảo sát đặc điểm hình thái, sinh học và tính ưa thích ký chủ của sâu đục trái
đậu bắp Earias vittella F., thành phần côn trùng và thiên địch trên ruộng đậu
bắp tại huyện Châu Thành, Hậu Giang” được thực hiện với mục tiêu: khảo sát
đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái Earias vittella F., khảo sát khả năng
ăn các bộ phận cây đậu bắp và tính ưa thích ký chủ của Earias vittella F. trên một
số loại cây như đậu bắp, bụp vang, đậu rồng, đậu đũa; điều tra thành phần loài côn
trùng gây hại và thiên địch trên ruộng đậu bắp tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu
Giang.









2

CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1. CÂY ĐẬU BẮP
1.1.1. Nguồn gốc và đặc điểm chung của đậu bắp
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007) đậu bắp có tên khoa
học là Hibiscus esculentus, thuộc họ Bông (Malvaceae), không thuộc họ Đậu như
các cây đậu côve, đậu đũa Cây đậu bắp có nguồn gốc ở Ấn Độ, hiện được trồng ở
nhiều nước nhiệt đới châu Á và ở nước ta.
Giá trị dinh dưỡng
Trong quả đậu bắp có chứa khoảng 2% protein, 8% glucid, nhiều loại khoáng
và vitamin. Trong hạt đậu bắp có khoảng 20% chất lỏng, màu vàng xanh, mùi dễ
chịu, ăn được. Quả đậu bắp có chất nhầy, vị chua mát (Nguyễn Mạnh Chinh và
Phạm Anh Cường, 2007).
Giá trị sử dụng
Trồng đậu bắp chủ yếu để lấy quả ăn tươi như các loại đậu, dùng luộc, xào,
nấu canh chua hoặc nướng chín. Quả non cũng có thể phơi khô để ăn dần. Tất cả
các bộ phận của cây đậu bắp đều dùng làm thuốc giảm đau trong các trường hợp bị
bệnh lậu, bí tiểu, dùng làm thuốc nhuận tràng. Rễ và lá thái mỏng phơi khô dùng
làm thuốc chữa ho, viêm họng. Hạt khô rang chín, nghiền nhỏ dùng uống thay cà
phê hoặc nấu lên làm hồ giấy, làm chất dính trong công nghiệp giấy. Ở nước ta, cây

đậu bắp chủ yếu trồng và sử dụng ở phía Nam, người miền Bắc ít biết ăn đậu bắp do
có chất nhờn (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường, 2007).
Đặc tính sinh học
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường (2007), cho rằng đậu bắp là
cây thân thảo, mọc đứng, nhiều lông và hơi rỗng, cao trung bình 1,0 - 1,5 m, có thể
cao trên 2 m, phân cành nhiều. Có một rễ chính và nhiều rễ phụ, ăn sâu tới 40 - 50
cm. Lá hình tim hoặc xẻ hình chân vịt, mép có răng cưa lớn, có lông nhám. Hoa
mọc ở nách lá, có 5 cánh lớn, màu xanh vàng, trông giống hoa cây bông vải. Hoa
lưỡng tính, gồm một nhụy cái ở giữa và nhiều nhị đực bao quanh, tự thụ phấn là
chính. Quả nang, dài 20 - 25 cm, mọc dựng đứng, màu xanh nhạt, gồm 3 - 5 vách
ngăn kết nhau tạo thành đường gờ dọc. Hạt hình cầu hơi dẹt, đường kính 2 - 3 mm,
khi non có màu trắng, khi chín màu nâu đen.
Yêu cầu ngoại cảnh
Cây đậu bắp ưa nhiệt độ cao, thích hợp khoảng 25 - 30
0
C. Cần nhiều ánh sáng.
Khả năng chịu hạn khá, chịu mưa nhưng yếu chịu úng ngập. Trồng được trên nhiều
loại đất, thích hợp đất thịt nhẹ, luôn đủ ẩm nhưng thoát nước, không bị chua mặn.
Sau khi gieo hạt khoảng 35 - 40 ngày cho quả, thời gian thu hoạch quả kéo dài 50 -
55 ngày. Năng suất trung bình 20 - 30 tấn/ha (Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh
Cường, 2007).

3

1.1.2. Kỹ thuật canh tác cây đậu bắp
Năm 2007, Nguyễn Mạnh Chinh và Phạm Anh Cường đã đưa ra kỹ thuật canh
tác cây đậu bắp như sau:
Giống
Hiện có nhiều giống địa phương, giống chọn lọc trong nước và giống nhập
nội. Viện Nghiên Cứu Rau quả có giống đậu bắp ĐB1 nhập từ Nhật Bản, thời gian

sinh trưởng 150 ngày. Năng suất 20 - 25 tấn quả/ha.
Công ty giống cây trồng Miền Nam có các giống đậu bắp VN1 và giống Ấn
Độ, thời gian sinh trưởng 80 - 90 ngày, thu hoạch 35 ngày sau gieo. Sức sinh trưởng
mạnh, quả ít xơ, ăn giòn ngon, bảo quản được lâu. Năng suất 25 - 30 tấn/ha. Ngoài
ra còn một số giống khác như SV1, SV9.1.
Thời vụ gieo trồng
Ở phía Nam, cây đậu bắp có thể gieo trồng quanh năm, tuy vậy gieo vụ đông
xuân vào tháng 11 - 12 thuận lợi hơn. Gieo mùa mưa đất quá ẩm, cây sinh trưởng
kém, năng suất chất lượng thấp.
Làm đất, gieo hạt
Đất cày để ải, sau đó bừa kỹ rồi xới rãnh rộng 20 - 25 cm, rãnh cách nhau 1,2 -
1,4 m, dùng đất rãnh gom lên thành luống không cần cao lắm. Trên luống đào hốc
theo hai hàng dọc cách nhau 60 - 70 cm, hốc trên hàng cách nhau 40 - 45 cm. Mỗi
hốc gieo 2 - 3 hạt, khi cây được 2 - 3 lá thật thì tỉa để lại một cây (mật độ 35.000 -
40.000 cây/ha).
Bón phân lót vào hốc, phủ lớp đất mỏng lên rồi gieo hạt, không để hạt tiếp xúc
trực tiếp với phân. Hạt gieo sâu 1 - 2 cm, lấp bằng đất bột hoặc tro trấu. Lượng hạt
giống cần khoảng 4 - 5 kg/ha. Gieo hạt xong tưới ẩm thường xuyên tạo điều kiện
cho hạt mọc dễ dàng.
Bón phân
Ở vùng rau TP. Hồ Chí Minh thường dùng cách bón sau (cho 1.000 m
2
):
- Bón lót: cây đậu bắp có khối lượng thân lá lớn, năng suất quả cao trong
thời gian ngắn nên cần bón đủ phân lót ngay từ đầu để cây sinh trưởng
tốt. Lượng phân bón lót gồm 1,2 - 1,5 tấn phân chuồng hoai + 5 kg urê +
30 kg super lân. Tất cả trộn đều bón vào hốc trước khi gieo hạt.
- Bón thúc: 3 lần
+ Lần 1: Khi cây có 5 - 6 lá (5 kg urê + 10 kg bánh dầu).
+ Lần 2: Sau gieo 20 - 25 ngày (bón thêm 500 kg phân chuồng hoai + 5

kg urê + 3 kg KCl + 20 kg bánh dầu).
+ Lần 3: Sau gieo 40 - 45 ngày, đậu quả đợt đầu (10 kg urê + 7 kg KCl +
20 kg bánh dầu).
Nếu dùng phân hỗn hợp NPK thì tính ra lượng đạm, lân và kali tương ứng. Có
thể thay bánh dầu bằng DAP.
4

Chăm sóc
- Tưới nước: khả năng chịu hạn của cây đậu bắp tương đối khá, tuy vậy
trồng trong vụ đông xuân là vụ khô nên cần tưới nước. Thời gian đầu khi
gieo hạt và cây còn nhỏ đất cần đủ ẩm. Khi cây lớn ra hoa có quả lượng
nước tưới cần nhiều, nếu để khô hạn quả sẽ nhỏ và cứng. Cách tưới có thể
dùng thùng vòi, vòi phun mưa hoặc bơm nước vào rãnh đủ ẩm rồi cho
thoát ngay. Mùa mưa không để ruộng bị ngập.
- Xới đất, vun gốc, làm cỏ: kết hợp các lần bón thúc. Cây đậu bắp thân cao,
cành lá nhiều, dễ đổ ngã nên cần vun gốc. Thường xuyên tỉa bỏ các lá già
úa phía gốc và lá bị sâu bệnh nặng.
1.2. SÂU ĐỤC TRÁI ĐẬU BẮP Earias vittella FABRICIUS
1.2.1. Phân loại
Sâu đục trái đậu bắp còn có tên gọi là sâu loang vệt xanh (Nguyễn Văn Đĩnh
và ctv., 2012); sâu loang vạch xanh hay sâu loang (Nguyễn Đức Khiêm, 2006); sâu
xanh (Lê Thị Sen, 1999). Loài sâu này có tên khoa học là Earias vittella Fabricius
hay Earias fabia thuộc Họ Noctuidae, Bộ Lepidoptera.
1.2.2. Phân bố
Theo Ahmed (2000) nhận định rằng, loài Earias vittella Fabricius được nhận
biết đầu tiên ở Sudan năm 1986. Theo Memon et al. (2004) cho rằng, loài Earias
vittella phân bố rộng rãi ở quần đảo Thái Bình Dương, Bắc Phi, Ấn Độ, Pakistan và
hầu hết các nước Châu Á. Ở Việt Nam, sâu loang vệt xanh đang được ghi nhận ở
hầu hết các vùng trồng bông vải, đặc biệt khá phổ biến ở vùng Tây Nam Bộ
(Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2012).

1.2.3. Ký chủ
Ký chủ của E. vittella đã được Syed et al. (2011) xác định, loài sâu hại này tấn
công một số loại cây trồng như: bông (Gossypium hirsutum L.), đậu bắp
(Abelmoschus esculantus L.) và một số loài cây hoang dại như: râm bụt (Hibiscus
rosa-sinensis L.), cối xay, vông vang. Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) ghi nhận,
sâu loang là loài đa thực phá hại nhiều loại cây trồng thuộc họ bông, nhưng bông
vải và đậu bắp được khẳng định là ký chủ chính của loài sâu này (Nguyễn Văn Đĩnh
và ctv., 2012).
1.2.4. Triệu chứng gây hại
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) nhận định, sâu loang phá hại từ khi cây sinh
trưởng dinh dưỡng đến sinh sản, khi cây có 4, 5 lá thật đến khi thu hoạch.
Thời kỳ cây bông còn nhỏ, sâu non đục vào trong ngọn hoặc cành non để ăn
gây héo, gẫy ngọn. Cây bông mất ngọn thường sinh ra nhiều chồi phụ và phát triển
xòe ra theo chiều ngang. Khi cây lớn, sâu đục vào nụ, hoa và quả non làm cho nụ
xòe, hoa rụng. Khi gây hại quả, sâu nằm bên trong và ăn hết quả này sang quả khác
(Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2012).
Khi nõn bông bị héo, cây phát triển nhiều cành đực, sâu phá hại mạnh có thể
làm giảm sản lượng từ 20 - 80% (Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
5

1.2.5. Đặc điểm hình thái
Giai đoạn trứng
Theo Roqaya and Mehmmady (2000) nhận định rằng, loài
E. vittella có
trứng
nhỏ, hình cầu, màu xanh trong với những đường gờ chạy dọc song song từ đỉnh
xuống. Theo Viện Bảo Vệ Thực Vật (2003) và Nguyễn Đức Khiêm (2006) cho
rằng, trứng có hình cầu, đường kính 0,5 mm, cao 0,38 mm, màu xanh nhạt. Trứng
mới đẻ màu xanh nước biển, khi sắp nở có màu nâu đen (Nguyễn Văn Đĩnh và ctv.,
2012). Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), thời gian ủ trứng từ 3 - 6

ngày.
Trứng được đẻ đơn lẻ hoặc rải rác thành từng cụm nhỏ vào những phần có
lông trên vỏ quả. Thời gian ủ trứng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Thời gian này dao
động từ 3,03 - 3,84 ngày ở 23,2 - 24,5
0
C, ẩm độ 59% và dao động từ 1,88 - 2,42
ngày khi nhiệt độ tăng lên 30
0
C. Số lượng trứng nở không hoàn toàn. Tỷ lệ chết cao
nhất được ghi nhận là 8,13% ở 31,3
0
C, ẩm độ 67% và thấp nhất là 0,81% ở 27,5
0
C,
ẩm độ 58% (Roqaya and Mehmmady, 2000).
Giai đoạn ấu trùng
Theo Vijayalakshmi and Sridhar (2000) đã nhận định rằng, khi ấu trùng E.
vittella phát triển đầy đủ cơ thể ấu trùng có màu nâu đen với các sọc màu trắng theo
chiều dọc trên bề mặt lưng của cơ thể. Theo Nguyễn Văn Đĩnh và ctv. (2012) cho
biết, sâu non mới nở có màu nâu, sau đó nâu đen, lớn dần trên lưng xuất hiện nhiều
vết loang trắng giữa các màng màu đen và những chấm vàng, ổ chân lông nổi rất rõ,
thân thô mập. Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) cho rằng, sâu non có 5 tuổi, đẫy sức
dài 12 - 15mm, màu nâu đỏ. Ngực giữa, sau và các đốt bụng 1 - 8 có 4 gai nhánh.
Sâu màu đen, có gai ngắn trên thân mình, giữa lưng có các đốm nhỏ màu trắng rất
đặc biệt. Sâu có 5 tuổi, phát triển từ 15 – 19 ngày (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị
Sen, 2011).
Theo Roqaya and Mehmmady (2000), ấu trùng E. vittella mới nở sẽ di chuyển
vài giờ trước khi đục vào vỏ quả. Ấu trùng hoạt động rất khó phát hiện trên bề mặt
vỏ đậu bắp. Khi ấu trùng tuổi cuối phát triển đạt kích thước tối đa chúng bắt đầu
nhả tơ làm kén để hóa nhộng (kết thúc giai đoạn ấu trùng). Thời gian dài nhất của

giai đoạn ấu trùng từ 15 - 26 ngày ở 23,2
0
C và thấp nhất là 8 - 15 ngày ở 31,2
0
C.
Kết quả cho thấy độ ẩm tương đối không có ảnh hưởng đáng kể đến thời gian ấu
trùng. Tổng thời gian ấu trùng từ 8 - 26 ngày.
Giai đoạn nhộng
Theo Viện Bảo Vệ Thực Vật (2003) và Nguyễn Đức Khiêm (2006) cho rằng,
nhộng của loài E. vittella có dạng ngắn thô, màu nâu vàng, dài 7,5 - 9,5 mm. Nhộng
được bọc trong kén dày màu xám tro. Theo Nguyễn Văn Đĩnh và ctv. (2012) cho
biết, nhộng được bao bọc trong kén màu trắng xám.
Theo Roqaya and Mehmmady (2000) cho rằng, vào cuối giai đoạn phát triển
ấu trùng E. vittella sẽ rời khỏi quả và tìm một nơi thuận lợi để hóa nhộng. Chúng
hóa nhộng tại các vị trí khác nhau bên ngoài vỏ đậu bắp. Nhộng có kén màu trắng
đến màu nâu nhạt. Sau khi làm kén, sâu vẫn còn hình dạng của ấu trùng cho đến 1
hoặc 2 ngày sau mới hoàn toàn chuyển sang hình dạng nhộng. Thời gian của giai
6

đoạn nhộng thay đổi theo mùa và kết hợp với nhiệt độ. Nhiệt độ ở mức thấp 23,2 -
24,5
0
C giai đoạn nhộng từ 6 - 14 ngày, trung bình 9,83 ngày. Ở 27,5 - 31,3
0
C thì
giai đoạn này kéo dài 5 - 12 ngày, trung bình 7,64 ngày và 5 - 10 ngày, trung bình
6,66 ngày ở 32,6
0
C.
Giai đoạn thành trùng

Theo Nitin Thodsare et al. (2013) cho biết, loài E. vittella thuộc họ ngài đêm,
chiều rộng sải cánh dài 25 mm và có băng hẹp, màu xanh sáng chạy dọc ở giữa
cánh trước. Theo Viện Bảo Vệ Thực Vật (2003) và Nguyễn Đức Khiêm (2006) cho
rằng, trưởng thành dài 9 - 13 mm, sải cánh rộng 20 - 26 mm. Giữa mặt lưng ngực
trước có một vệt màu trắng. Từ gốc cánh đến mép ngoài cánh trước có một vệt màu
xanh lá cây hình tam giác. Cánh sau màu trắng bạc. Theo Nguyễn Văn Đĩnh và ctv.
(2012) cánh trước có màu trắng ngà, ở giữa có vạch màu xanh lục hình rẻ quạt dài
10 - 13 mm, sải cánh rộng 20 - 24 mm. Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen
(2011) cho rằng thành trùng là loài bướm nhỏ, dài từ 10 - 12 mm. Giữa ngực có một
chùm lông màu vàng nâu. Cánh trước màu vàng nhạt, có một sọc to chạy từ chân
cánh ra đến đầu cánh hình tam giác, màu xanh lá cây. Cuối cánh sau có rìa lông
màu nâu. Thời gian sống của bướm từ 7 - 10 ngày.
Theo Roqaya and Mehmmady (2000) nhận định, số lượng bướm xuất hiện từ
nhộng vũ hóa qua các tháng thì khác nhau trong một năm. Có thể thấy rằng số
lượng bướm đực nhiều hơn bướm cái trong tháng 8, ngược lại bướm cái nhiều hơn
bướm đực trong tháng 9, tháng 3 và tháng 7 nhưng số lượng này bằng nhau trong
tháng 5. Tuổi thọ của thành trùng đực và cái tương quan với nhiệt độ. Thành trùng
sống lâu nhất khoảng 23,77 và 22,54 ngày trong tháng 1 và tháng 3 và ngắn nhất là
12,42 và 14 ngày trong tháng 8. Sự phụ thuộc của thời gian thành trùng vào nhiệt độ
là yếu tố quan trọng. Vì nó cho thấy rằng, bướm cái nuôi ở điều kiện nhiệt độ
24,5
0
C sẽ sống lâu hơn và có thời gian sinh sản dài hơn những bướm cái được nuôi
ở nhiệt độ cao (32,6
0
C).
Thành trùng cái chưa bắt cặp sống lâu hơn những thành trùng cái đã bắt cặp.
Trong điều kiện 24,5
0
C và ẩm độ 59%, tuổi thọ trung bình của thành trùng cái đã

bắt cặp là 18,13 ngày (dao động từ 5 - 28 ngày), trong khi những thành trùng cái
chưa bắt cặp sống trong khoảng 22,27 ngày (dao động từ 15 - 29 ngày). Loài E.
vittella phát triển 12 thế hệ trong một năm (Roqaya and Mehmmady, 2000).
Theo Sharma et al. (1985) phát hiện ra rằng, thời tiết khô và lạnh sẽ làm thời
gian sinh trưởng của ấu trùng tăng lên dẫn đến kéo dài thời gian của một thế hệ E.
vittella. Ngược lại, thời tiết ẩm ướt và ấm áp thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát
triển của côn trùng này. Vì thế nó hoàn thành một thế hệ trong thời gian ngắn hơn.
Có thể kết luận rằng nhiệt độ tỷ lệ nghịch với thời gian phát triển của loài E. vittella.
1.2.6. Đặc điểm sinh học
Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006), nhộng thường vũ hóa vào ban đêm 8 - 12
giờ, sau đó 5 - 6 giờ mới tiến hành giao phối. Khi giao phối từng cặp bướm nằm im
trên ngọn cây bông vải, giao phối xong thì bướm ẩn nấp ở mặt dưới lá, sau vài ngày
bắt đầu đẻ trứng. Trứng được đẻ rải rác hay thành cụm 2 - 5 trứng, mỗi con cái có
thể đẻ từ 67 - 457 trứng.
7

Theo Nguyễn Văn Đĩnh và ctv. (2012) cho rằng, thời gian phát dục của trứng
kéo dài 3 - 4 ngày. Sâu non trãi qua 5 tuổi. Giai đoạn sâu non kéo dài 10 - 14 ngày.
Đẫy sức, sâu đục ra khỏi bộ phận gây hại và tạo kén để hóa nhộng. Nhộng thường
được tìm thấy bên trong lá bắc, tai đài, bên nách cành ở dưới gốc bông. Giai đoạn
nhộng kéo dài 6 - 9 ngày.
1.2.7. Đặc điểm sinh thái học
Theo Vijayalakshmi and Sridhar (2000) cho biết, loài E. vittella thường tấn
công cây bông được 5 - 6 tuần. Theo Nguyễn Văn Đĩnh và ctv. (2012) nhận định,
sâu loang vệt xanh xuất hiện trên cây bông vải ngay từ giai đoạn cây con và gây hại
trong suốt cả vụ nhưng thường phát triển mạnh ở giai đoạn đầu và giữa vụ bông.
Trước những năm 1990, loài sâu này xuất hiện khá thường xuyên và gây hại cho
cây bông ở giai đoạn trước 50 ngày tuổi. Từ năm 1993 đến nay, sâu loang rất hiếm
khi xuất hiện trên cây bông. Mặc dù, đối tượng này có thể bắt gặp khá phổ biến trên
cây đậu bắp.

Theo Nguyễn Đức Khiêm (2006) cho biết, bướm thường đẻ trứng vào các
phần non của cây như phần ngọn, búp đầu cành, tai nụ, quả non đặc biệt là thích
đẻ trứng vào các bộ phận cây có nhiều lông. Những cây bông vải xanh tốt, rậm rạp
thường hấp dẫn bướm đến đẻ trứng nên bị hại nặng. Trưởng thành có xu tính ánh
sáng yếu.
Sâu non khi mới nở đục phần mềm của lá búp thứ nhất ăn biểu bì làm lá ngọn
héo, cành héo, khi cây bông vải có nụ thì làm nụ héo, rụng nụ, rụng đài. Sâu non từ
tuổi 1 - 3 hoạt động mạnh, di chuyển nhiều nhất, gây tác hại nghiêm trọng. Từ tuổi
3 trở đi sâu đục quả non, ăn xơ và hạt làm cho quả bông chín sớm, kém phẩm chất.
sâu ăn hết quả này chuyển sang ăn quả khác. Sâu có thể gây hại 1 - 2 quả. Khi đẫy
sức sâu bò ra khỏi bộ phận bị hại kéo kén hóa nhộng. Nhộng có thể làm tại bao lá,
nụ, có khi ở lá khô, vỏ quả, đôi khi hóa nhộng ngay trên mặt đất (Nguyễn Đức
Khiêm, 2006).
Theo Tripathi and Singh (1990), mật số thành trùng cao làm giảm khả năng
sinh sản của bướm nhưng mật số trứng lại không ảnh hưởng đến tỷ lệ trứng nở. Bên
cạnh đó, mật độ cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại của ấu trùng E. vittella. Nếu mật số
ấu trùng càng cao thì tỷ lệ sống sót, trọng lượng ấu trùng và nhộng càng giảm.
Vòng đời của sâu loang từ 25 - 60 ngày. Nhiệt độ thích hợp cho sâu phát triển
18

- 26
0
C. Trong năm có 11 - 12 thế hệ, 6 thế hệ hại bông vải vụ Đông Xuân
(Nguyễn Đức Khiêm, 2006).
1.2.8. Biện pháp phòng trị
Biện pháp canh tác
Cày sâu để lộ nhộng dưới đất. Tránh sử dụng phân đạm vào giai đoạn sinh sản.
Sử dụng giống kháng. Nhổ và đốt bỏ cây khi mật số ấu trùng đạt đến đỉnh cao và
phá hại nghiêm trọng. Không kéo dài thời gian cây trồng. Thu gom và tiêu hủy các
dư thừa thực vật trước khi gieo trồng. Thu và tiêu huỷ quả bị nhiễm sâu bệnh

(
8

Vệ sinh đồng ruộng, tiêu diệt cây ký chủ, trồng luân và xen canh bông vải
(không xen canh bông vải với cây đậu bắp) (Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2012).
Theo Jai Singh et al. (2013) cho rằng, trồng những giống bông với mật độ
lông thấp, lá bắc nhỏ sẽ hiệu quả trong việc làm giảm số lượng trứng và ấu trùng
của loài E. vittella.
Biện pháp hóa học
Trong trường hợp sâu xuất hiện với mật số cao có thể sử dụng các loại thuốc
như: Cypermethrin, Imidacloprid, Lambda-cyhalothrin để phun (Nguyễn Văn
Đĩnh và ctv., 2012).
Có thể phun Endosulfan, Triazophos hoặc Cypermethrin nhưng tránh sử dụng
một loại thuốc nhiều lần (
Theo Thara et al. (2009), để bảo vệ cây đậu bắp khỏi sự phá hại của loài E.
vittella thì dầu neem (Azadirachta indica) với nồng độ 0,5, 1 và 2% và chiết xuất
bánh neem ở mức 1, 3 và 5% kết hợp với endosulfan 0,05% được sử dụng để đánh
giá hiệu quả làm giảm khả năng sinh sản của loài E. vittella. Dầu neem cho thấy
việc giảm tối đa khả năng sinh sản. Sức sinh sản giảm đáng kể với sự gia tăng nồng
độ của dung dịch thuốc.
Biện pháp sinh học
Theo Nguyễn Văn Đĩnh và ctv. (2012), sâu loang vệt xanh bị một số thiên địch
tấn công như ong mắt đỏ ký sinh trứng, ong kén nhỏ ký sinh sâu non, bọ xít bắt
mồi nên có thể sử dụng các loài côn trùng có ích này để khống chế mật số sâu.
Phát tán trứng bị ký sinh bởi ong mắt đỏ Trichogramma chilonis, (T.
brasiliensis và ấu trùng bị ký sinh bởi ong kén Chelonus blackburni, Bracon
brevicornis hoặc Apanteles sp. 35 đến 70 ngày sau khi trồng cây. Bảo tồn và tạo
điều kiện cho các hoạt động của nhện ăn thịt Thomisus sp. và Neosiana sp. trên
ruộng đậu bắp (
Theo Aziza Sharaby et al. (2009) nhận định rằng, một số loại dầu như bạc hà

và long não, eugenol và camphene có khả năng xua đuổi cả ấu trùng và thành trùng
E. vittella. Các loại dầu khác như dâu tây và d-limonene là hấp dẫn đối với cả ấu
trùng và thành trùng E. vittella. Eugenol và dầu bạc hà, mỗi loại với nồng độ 0,01%
gây ra sự suy giảm đáng kể khả năng sinh sản của bướm và giảm tỷ lệ trứng nở.
Dầu eugenol hiệu quả hơn nhiều so với tinh dầu bạc hà ở mức 1%. Sử dụng bột khô
của Allium cepa (hành tây), Curcuma longa (nghệ), Colocasia antiqurum (khoai
môn), Ocimum basilicum (húng quế). Dodonaea viscose (loài thực vật thuộc họ Bồ
hòn) và Thuja orientalis (thu li) có tác dụng đáng kể trong việc giảm tỷ lệ nở trứng
của E. vittella. Hiệu quả nhất được thể hiện ở bột của D. viscose và A. cepa, có tác
dụng làm giảm nhiều nhất tỷ lệ nở của trứng. Chiết xuất ethanol của Iphiona scabra
(thực vật có hoa họ cúc) gây ra sự ức chế tối đa tỷ lệ trứng nở, tiếp theo là C. longa
(nghệ).
Theo Gajmer et al. (2002) cho rằng, bướm không đẻ trứng khi cho ăn với chế
độ ăn có chứa đường sucrose, 10% chiết xuất cây neem và 10% chiết xuất cây xoan.
Chiết xuất methanol từ cây neem (Azadirachta indica) và cây xoan (Melia
9

azedarach) có khả năng làm giảm sự đẻ trứng của loài E. vittella và giảm tỷ lệ trứng
nở.
1.3. MỘT SỐ CÔN TRÙNG GÂY HẠI TRÊN CÂY ĐẬU BẮP
1.3.1. Rầy xanh hai chấm Amrasca devastans Distant
Rầy xanh hai chấm có tên khoa học là Amrasca devastans Distant, Họ
Cicadellidae, Bộ Homoptera. Loài rầy này được thấy trên cây thầu dầu, thục quỳ, cà
gai, khoai tây, kê náp, hướng dương. Tại các vùng bông phía Nam, ngoài cây bông,
rầy xanh hai chấm còn tìm thấy trên 8 loài cây trồng và cây dại khác. Trong đó, đậu
bắp, ké hoa đào, bịp giấm, cà pháo, cà gai là ký chủ chính của rầy xanh hai chấm
(Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2012).
Thành trùng màu xanh lục hơi ngả vàng, 2 chân sau dài, đốt chày chân sau có
2 hàng gai nhọn. Thời gan sống của thành trùng từ 10 - 15 ngày, thành trùng cái đẻ
khoảng 200 trứng. Trứng màu trắng bóng, hình hạt gạo rất nhỏ, đẻ rải rác trong gân

của mặt dưới lá. Thời gian ủ trứng từ 5 - 7 ngày. Ấu trùng màu xanh lá cây hơi
vàng, 2 mắt kép to, 2 chân sau dài. Ấu trùng có 5 tuổi phát triển trong thời gian từ 7
- 10 ngày (Lê Thị Sen, 1999).
Theo Lê Thị Sen (1999), ấu trùng và thành trùng đều sống tập trung ở mặt
dưới lá để chích hút nhựa làm lá non không phát triển được, gân lá bị cong xuống,
co rúm lại, nhăn nheo, ngả vàng từ bìa lá vào trong và lá rụng sớm do vết đẻ trứng
và vết chích hút của cả ấu trùng lẫn thành trùng. Ngoài hiện tượng nêu trên, rầy còn
truyền bệnh khảm cho cây. Trong mùa nắng, rầy phát triển nhiều và gây hại nhiều
nhất, tập trung khi cây ra hoa và có trái non.
Áp dụng các loại thuốc trừ rầy thông dụng, nhất là ngừa trước khi rầy truyền
bệnh cho cây (Lê Thị Sen, 1999).
1.3.2. Rầy phấn trắng Bemisia tabaci Gennadlus
Rầy phấn trắng có tên khoa học là Bemisia tabaci Gennadlus thuộc Họ
Aleyrodidae, Bộ Homoptera. Ở nước ta, rầy phấn trắng hiện diện trên nhiều loại cây
trồng và cây hoang dại. Trên cây trồng, chúng gây hại trên nhiều họ khác nhau như:
họ cà (cà chua, thuốc lá, cà bát, khoai tây, ớt ); họ đậu (đậu cô ve, đậu vàng, đậu
tương, lạc ); họ bầu bí (dưa leo, bí đao, dưa gang, bí đỏ ); họ bìm bìm (khoai
lang); họ bông (bông vải); cây mơ lông (Lê Thị Sen, 1999).
Trưởng thành dài 0,75 - 1,4 mm, hai đôi cánh trước và sau dài bằng nhau, toàn
thân được phủ lớp phấn trắng. Dưới lớp phấn trắng, thân có màu vàng nhạt. Mắt kép
có một rãnh ngang chia thành hai phần giống hình số 8. Râu đầu có 6 đốt, bụng có 9
đốt (Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2003). Trưởng thành cái có thể sống tới 60 ngày, con
đực có thể sống từ 9 - 17 ngày (Lê Thị Sen, 1999).
Theo Lê Thị Sen (1999), trứng hình bầu dục, có cuống. Mới đẻ màu trong
suốt, sau chuyển sang màu sáp ong, rồi màu nâu xám. Một con cái có thể đẻ từ 50 -
85 trứng (Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2003). Sâu non có cơ thể vàng nhạt. Sâu tuổi 1, 2,
3 kéo dài trong khoảng 2 - 4 ngày tùy theo điều kiện nhiệt độ. Sâu non tuổi 4 là giai
đoạn tiền nhộng, cơ thể dài 0,7 mm. Giai đoạn nhộng kéo dài trong khoảng 6 ngày.
10


Nhộng giả hình bầu dục, màu sáng, có một số lông thưa sắp xếp 2 bên sườn, phía
sau lỗ hậu môn có rãnh mông (Lê Thị Sen, 1999).
Theo Lê Thị Sen (1999) cho rằng, trưởng thành ban ngày đậu ở mặt dưới lá và
hoạt động rất linh hoạt. Khi trời nắng to hoặc trời mưa, trưởng thành thường nấp
dưới những lá gần mặt đất và những nơi rậm rạp. Trưởng thành không có khả năng
bay xa nhưng nhờ gió to nó có thể phát tán đi rất xa. Rầy phấn trắng còn là môi giới
truyền bệnh khảm cho cây (Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2003). Vòng đời của rầy phấn
trắng khoảng 35 - 54 ngày (tùy thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ) nhiệt độ thích hợp từ 18 -
33
0
C, độ ẩm từ 90 - 95% (Phạm Thị Nhất, 2001).
Sử dụng bẫy dính màu vàng để diệt trừ rầy phấn trắng khi mật số còn thấp,
dùng giống kháng rầy phấn trắng. Luân canh với những cây không phải là ký chủ
của rầy phấn trắng. Diệt sạch cỏ dại xung quanh ruộng. Bảo vệ và sử dụng thiên
địch tự nhiên của rầy phấn trắng như tại Mỹ sử dụng một số loài ký sinh rầy phấn
trắng như loài ong ký sinh Encarsia luteola, Encarsia formosa và loài nấm ký sinh
Verticillium lecanii. Có thể sử dụng một số loại thuốc trừ sâu theo nồng độ khuyến
cáo như Bifenthrin, Buprofezin, Imidacloprid, Fenpropathrin, Endosulfan (Lê Thị
Sen, 1999).
1.3.3. Rệp sáp Phenacoccus solenopsis
Rệp sáp Phenacoccus solenopsis thuộc Họ Pseudococcidae, Bộ Homoptera.
Đây là loài đa ký chủ, gây hại trên 200 loài thực vật thuộc 60 họ. Đặc biệt là họ
Cúc, Euphorbiaceae, Fabaceae, Malvaceae và Solanaceae. Ở Anh, rệp sáp tấn
công trên cả măng tây, ớt, cà chua, cà tím, khoai tây, nho và nhiều loại cây trồng
khác (Nitin Thodsare et al., 2013).
Rệp cái trưởng thành có cơ thể hình bầu dục hơi dài, trên lưng bao phủ nhiều
bột sáp trắng. Giữa lưng có một vệt sáp dày và dài từ ngực đến cuối bụng, 2 bên vệt
sáp là 2 vệt màu đen hay nâu đen. Trên lưng đốt ngực, vệt đen bị bột sáp che khuất
chỉ còn lại 2 đốm đen. Xung quanh cơ thể xuất hiện 18 cặp tua sáp ngắn, các cặp tua
cuối bụng dài và to hơn cặp tua hai bên bụng và đầu. Trứng có màu vàng hơi nâu và

được bao bọc trong túi phía sau và dưới bụng con cái. Ấu trùng mới nở có màu
vàng hơi nâu hay vàng nhạt (Nguyễn Thị Chắt và Huỳnh Thị Mỹ Chi, 2008).
Loài rệp sáp Phenacoccus solenopsis phát triển nhanh chóng, kết thúc giai
đoạn nhộng, kích thước con cái trưởng thành thường lớn gấp đôi so với ấu trùng
tuổi 3. Giai đoạn nhộng của thành trùng đực sẽ lâu hơn so với thành trùng cái (Jun
Huang et al., 2012). Con cái đẻ 300 - 700 trứng. Vòng đời con cái được hoàn thành
trong 25 - 38 ngày, trong khi con đực là 17 - 24 ngày (Nitin Thodsare et al., 2013).
Con cái sau lần lột xác cuối cùng khoảng 2 - 8 ngày sẽ sinh sản với thời gian
trung bình trước khi sinh sản là 5,7 ngày. Con cái trưởng thành vào cuối giai đoạn
sinh sản sẽ chết ở ngày hôm sau hoặc sống tối đa 6 ngày (Vennila et al., 2010)
.

Theo Nitin Thodsare et al. (2013) rệp gây hại bằng cách chích hút phần non của
cây. Cả ấu trùng và thành trùng hút nhựa từ lá, nụ hoa, cuống lá, cành cây, hoa quả
và thậm chí từ gốc của cây. Rệp sáp chích hút nhựa cây làm cho cây suy yếu và khô
héo. Rệp sáp tiết ra mật ngọt bám trên cây thu hút nấm bồ hóng tới phát triển nơi
rệp định cư làm ảnh hưởng đến sự quang hợp của lá.
11

Để kiểm soát sự lây lan của rệp sáp, thường xuyên loại bỏ cỏ dại xung quanh
ruộng. Trong trường hợp rệp sáp phá hại nghiêm trọng có thể sử dụng thuốc
Profenophos, Quinalphos hoặc Thiodicarb để phòng trị (Nitin Thodsare et al.,
2013).
1.3.4. Nhện đỏ Tetranychus cinnabarius Boisduval
Nhện đỏ Tetranychus cinnabarius Boisduval thuộc Họ Tetranychidae, Bộ
Acarina. Trên thế giới, chúng phá hại trên 120 loại cây như bông vải, nho, cây cảnh,
rau ăn quả, cây gỗ. Ở Việt Nam, chúng gây hại nhiều trên bông, sắn, đay, đậu đỗ,
ớt, lạc, hoa hồng, đào, mận ( Nguyễn Văn Đĩnh, 2004).
Theo Nguyễn Văn Đĩnh (2004), trưởng thành có màu đỏ son hoặc màu đỏ hơi
vàng. Trên lưng mỗi bên có một vệt đỏ sẫm. Trên lưng có nhiều lông, không có u

lông. Con đực có cơ thể thon nhỏ, cuối bụng nhọn, cơ thể màu đỏ vàng. Đoạn thắt
lại của dương cụ có chiều dài bằng chiều rộng, phía ngoài vát chéo, phía trong tù
hay hơi tròn.
Trứng hình cầu, trơn nhẵn, màu vàng nhạt, khi sắp nở có màu hơi nâu, đẻ rải
rác từng quả. Nhện non tuổi 1 có màu trắng ngà, hình bầu dục, có 3 đôi chân, trên
thân có nhiều lông dài. Nhện non tuổi 2 có 4 đôi chân, màu vàng nhạt, có nhiều lông
dài. Nhện non tuổi 3 rất giống trưởng thành tuy kích thước nhỏ hơn. Màu vàng rơm
hoặc vàng đậm, bắt đầu xuất hiện 2 đốm hơi nâu hoặc đỏ nhạt trên lưng (Nguyễn
Văn Đĩnh, 2004). Theo Viện Bảo Vệ Thực Vật (2003), nhện đẻ rải rác từng trứng ở
mặt dưới lá. Vòng đời của nhện đỏ từ 8,8 - 9,8 ngày. Một năm có thể từ 20 - 25 thế
hệ.
Nhện non và trưởng thành sống ở mặt dưới lá, cạnh gân chính lá bánh tẻ và lá
già, tạo nên các màng tơ chằng chịt. Nhện dùng kim chích vào mô lá tạo nên các vết
chích nhỏ li ti không có hình dạng nhất định. Vết chích ban đầu có màu trắng nhạt
sau đó chuyển sang màu trắng vàng. Khi mật độ nhện cao, các vết hại liên kết vào
nhau tạo thành mảng trắng vàng, nếu gặp trời mưa hoặc gió mạnh chỗ gây hại bị
thủng, sau một thời gian lá bị rụng. Khi mật độ cao nhện gây hại trên cả lá non và
ngọn cây, tạo nên lớp tơ dày bao kín toàn bộ lá và ngọn. Cây bị hại còi cọc, không
ra hoa, đậu trái được. Chúng thường gây hại nặng khi thời tiết nóng và khô hạn
(Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2003).
Sử dụng các loại thuốc trừ nhện có tính chọn lọc cao, phân hủy nhanh, ít độc
với môi trường. Ngưỡng phòng trừ là 4 - 6 nhện/lá. Một số loại thuốc có tác dụng
trừ nhện đỏ là Vertimec 1,8EC, Comite 73EC, Nissorun 5SC, Danitol 50EC,
Pegasus 500SC Phun thuốc theo nồng độ khuyến cáo phải ướt đều hai mặt lá. Lợi
dụng nhện bắt mồi hiện diện cùng với quần thể nhện hại để hạn chế số lượng nhện
đỏ (Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2003).
1.3.5. Rầy mềm Aphis gossypii Glover
Rầy mềm Aphis gossypii Glover thuộc Họ Aphididae, Bộ Homoptera. Đây là
loài có phân bố rộng và đa kí chủ, tấn công nhiều loại rau màu như cà chua, thuốc
lá, bầu bí dưa, ớt (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen, 2011).

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011) thành trùng có hai dạng:
12

- Dạng không cánh: Cơ thể dài từ 1,5 - 1,9 mm và rộng từ 0,6 - 0,8 mm. Toàn
thân màu xanh đen, xanh thẫm và có phủ sáp; một ít cá thể có dạng màu vàng xanh.
- Dạng có cánh: cơ thể dài từ 1,2 - 1,8 mm, rộng từ 0,4 - 0,7 mm. Đầu và ngực
màu nâu đen, bụng màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực
trước màu đen, mắt kép to, ống bụng đen.
Theo Viện Bảo Vệ Thực Vật (2003) cho rằng, rầy mềm A. gossypii sinh sản
đơn tính, đẻ con. Ấu trùng có 4 tuổi. Mỗi tuổi của A. gossypii kéo dài chỉ 1 - 2 ngày.
Vòng đời của rầy mềm A. gossypii nuôi ở nhiệt độ 20 - 29,3
o
C, ẩm độ 79,4 - 84% là
5 - 7,5 ngày. Một rệp cái không cánh đẻ từ 8,9 - 54 rệp con.
Rầy không cánh chích hút nhựa cây làm cho lá cong queo, biến dạng, cây chùn
lại, còi cọc. Cây bị hại nặng có thể bị héo khô. Ở giai đoạn ra hoa, kết trái nếu mật
độ rầy mềm cao sẽ dẫn đến hiện tượng rụng hoa, trái. Dịch mật do rầy tiết ra tạo
điều kiện cho nấm phát sinh gây bệnh muội đen che kín khí khổng của lá làm giảm
hiệu suất quang hợp (Viện Bảo Vệ Thực Vật, 2003).
Theo Nguyễn Văn Đĩnh và ctv. (2012), biện pháp canh tác có hiệu quả trong
việc phòng trị rầy mềm. Trong điều kiện gieo trồng trong mùa khô, phủ mặt luống
bằng màng phủ trắng hoặc màng phủ đen ánh bạc có hiệu quả rõ rệt giảm mật độ
rầy. Bón phân cân đối, tránh bón thừa đạm, tiêu hủy thân cây sau khi thu hoạch
không những làm giảm áp lực rệp mà còn tránh được thiệt hại do bệnh khảm gây ra
cho cây.
Biện pháp hóa học: một số loại thuốc hóa học được khuyến cáo phòng trừ rầy
trong những trường hợp cần thiết là: Thiamethoxam, Imidacloprid, Acetamiprid,
Diafenthiuron (Nguyễn Văn Đĩnh và ctv., 2012).
1.3.6. Bọ xít đỏ Dysdercus cingulatuc Fabricius
Bọ xít đỏ Dysdercus cingulatuc thuộc Họ Pyrrhocoridae, Bộ Hemiptera là loài

gây hại phổ biến trên bông, đậu bắp, thục quỳ, dâm bụt (Sahayaraj et al., 2012).
Loài này thường xuất hiện ở Châu Phi, Ấn Độ, châu Úc và châu Mỹ trên cây thuộc
họ Malvaceae, Bombaceae, Sterculiaceae (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,
2011).
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2011), thành trùng có chiều dài cơ
thể từ 17 - 20 mm, chân và râu rất dài, màu đỏ tươi, cánh trước có một đốm đen to
và 1 đốm hình bầu dục giữa cánh cũng màu đen. Bụng có nhiều sọc trắng ngang
trên các đốt. Thời gian sống của thành trùng đực từ 7 - 15 ngày, thành trùng cái từ 7
- 30 ngày và một thành trùng cái đẻ khoảng 100 trứng ở trên mặt đất ngay phía dưới
cây kí chủ.
Trứng hình bầu dục, màu vàng. Thời gian ủ trứng khoảng 6 ngày. Ẩm độ rất
cần thiết cho trứng phát triển. Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển trong thời gian từ 25 -
27 ngày. Ấu trùng tuổi 1 không ăn và thường tập trung quanh ổ trứng. Từ tuổi 2 trở
đi ấu trùng mới phân tán đi tìm trái và hạt để chích hút (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê
Thị Sen, 2011).
Bọ xít tấn công trên trái từ khi còn non đến chín. Nếu cây chưa có trái, bọ xít
tập trung chích hút trên các phần non của cây (Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen,

×