Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Bài 4 : MÓN ĂN VÀ CẢNH ĐẸP CHO CHUYẾN THAM QUAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.05 KB, 12 trang )

MÓN ĂN VÀ CẢNH ĐẸP CHO CHUYẾN THAM QUAN
Bánh tét Trà Cuôn
Cách thị xã Trà Vinh khoảng 10 km theo hướng Quốc lộ 53 về huyện Duyên Hải, tại đây
đang hình thành một cái “chợ” bánh tét mang “thương hiệu” Trà Cuôn

Gọi là chợ, bởi khu vực bán bánh nằm cạnh chợ xã Kim Hòa của huyện Cầu Ngang. Hơn hai năm
nay một số hộ dân đã dựng sạp ngay trước nhà mình để bày bán bánh tét. Thật ra, bánh tét Trà
Cn đã có mặt ở Trà Vinh từ mấy chục năm nay.
Nguồn gốc của đòn bánh tét Trà Cuôn xuất phát từ đôi bàn tay khéo léo của bà Thạch Thị Lý người dân tộc Khmer ở xã Hiệp Hòa, huyện Cầu Ngang. Ở tuổi 70 nhưng bà Lý có 37 năm tay
nghề gói bánh tét, nhờ nghề này mà bà đã nuôi được 12 người con khôn lớn. Hồi trước, bà Lý gói
bánh chỉ để bán ở chợ Hiệp Hịa và một số ít được các con mang đi bán dạo hoặc ở một số chợ xã
lân cận.
Các con của bà hiện nay có 9 người nối nghiệp. Các chị: Thạch Thị Vui, Thạch Thị Di và Thạch
Thị Trơn chuyên làm bánh bỏ mối cho các sạp ở Trà Cn. Riêng gia đình chị Vui, hằng ngày còn
“độc quyền” cung cấp trên 100 đòn bánh ở quán bánh canh Bến Có vốn rất nổi tiếng với du khách
thập phương.
Nhờ vào đặc điểm này mà lâu nay các lị làm bánh tét Trà Cn khơng có sự cạnh tranh nhau, tất
cả chị em trong gia đình bà Lý đều thống nhất với nhau về kích cỡ, trọng lượng của từng loại
bánh để giữ uy tín cho thương hiệu, chứ khơng tự “giết” nghề bằng hình thức cạnh tranh khơng
lành mạnh.
Bánh tét Trà Cn có 3 kích cỡ chủ yếu, loại nhỏ có trọng lượng 900 g với giá 10 ngàn đồng, loại
trung 1,2 kg giá 15 ngàn đồng và loại lớn giá 18 ngàn đồng có trọng lượng 1,5 kg. Để có địn bánh
tét mang “thương hiệu” Trà Cuôn với mùi vị đặc trưng, thơm ngon chị Thạch Thị Vui cho biết:
“Hồi trước, bánh tét Trà Cuôn được làm ra từ loại nếp do địa phương cung cấp, ngày nay do nhu
cầu tăng cao không đủ nếp để gói nên phải nhập về loại nếp sáp Thái có nguồn gốc từ tỉnh Long
An. Để làm ra được đòn bánh ngon, người làm phải trải qua nhiều công đoạn. Từ đem nếp đi vo
khoảng 5 nước, để ráo, sau đó trộn nếp đều với nước lá rau ngót (loại rau dùng để nấu canh ăn) để
tạo màu và mùi thơm. Đặc biệt, để địn bánh có vị vừa ăn, tất cả các nguyên liệu từ thịt, mỡ, đậu
xanh (trừ lòng đỏ trứng vịt muối) đều được tẩm ướp các loại gia vị như: Hành lá, muối, đường,
bột ngọt... kể cả cho loại bánh nhân chuối”.



Thịt nạc, mỡ heo, lồng đỏ trứng vịt muối và đậu xanh là những nguyên liệu chính dùng làm nhân
bánh tét Trà Cuôn
Để chuẩn bị bánh bán trong lễ hội Oóc-Om-Bok và nhất là vào dịp Tết Nguyên đán 2008, hiện chị
Vui đã đặt làm thêm một cái nồi lớn dung lượng khoảng 200 lít để có thể nấu 200 đòn bánh cùng
lúc. Nâng tổng số nồi nhà chị lên ba cái và sẽ vận hành “hết công suất” tương đương 1.200 địn
bánh mỗi ngày.
Nhờ có hương vị khá đặc trưng, mà thời gian gần đây đòn bánh tét Trà Cuôn đã vươn ra khỏi địa
phương, theo các chuyến xe đò, khách du lịch và người dân Trà Vinh đi khắp các tỉnh ĐBSCL và
thành phố Hồ Chí Minh... Đặc biệt, nhờ bảo quản được lâu, một số kiều bào cịn mang cả địn
bánh tét Trà Cn ra các nước phương Tây.

Đối với các sạp quanh khu vực chợ Kim Hịa, thì hiện tại số người kinh doanh bánh tét Trà Cn
đã lên con số 12 sạp. Trong đó, hiệu bánh tét Trà Cuôn - Hai Lý được xem như người đi đầu. Chị
Hồng Loan - Chủ cơ sở nói: Trước đây, khu vực này chỉ có gia đình tơi bán, mấy năm gần đây
thấy bán được, hơn 10 hộ khác cũng đóng sạp bày bánh tét ra bán.
Hiện tại vào ngày thường sạp của tôi bán được khoảng 250 đòn các loại, còn vào các ngày lễ, thứ
bảy, chủ nhật thì số lượng tăng gấp hai, ba lần. Riêng vào các ngày tết Nguyên đán cũng như lễ
hội Oóc-Om-Bok của người dân tộc Khmer vào ngày rằm tháng 10 âm lịch tới đây, nhiều khi
không đủ bánh để bán.
Bánh tét Trà Cn giờ đã có tiếng vang lớn, mỗi ngày có hàng trăm địn bánh tét tới tay người
tiêu dùng. Chứng tỏ con đường hình thành một thương hiệu made in Trà Cuôn đang tiến triển rất
tốt đẹp và đây là mong ước của người dân Trà Cuôn, cũng như các cấp chính quyền địa phương.
Thơng qua việc xây dựng thương hiệu sẽ giữ uy tín và chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh thực
phẩm cho người tiêu dùng, hay xa hơn nữa là giúp địa danh Trà Cn ngày một in sâu trong cảm
tình du khách gần xa.
Theo quốc lộ 53 từ Vĩnh Long về Trà Vinh, cách thị xã Trà Vinh 5 cây số, dù bận
cũng phải dành thời gian ghé quán bánh canh Bến Có ăn thử một lần.

Quán đơn sơ nhưng xe hơi đậu nườm nượp. Vậy bánh canh Bến Có có gì đặc

biệt?. Bà Hai Hên (Lâm Thị Hên) chủ quán, nói: “Ăn thì tuỳ khẩu vị, riêng bánh


canh ở qn tui, phải làm một tơ thật nóng cho khách, phải chọn ớt tươi, phải làm một đĩa nước mắm hòn.
Khách từ từ dầm ớt ra, mùi nước mắm, mùi ớt hăng hăng cộng với mùi súp, mùi thịt, mùi tiêu, ngò, hành
xắt nhuyễn mới thấy ngon”.
Tiếng là bánh canh thì bánh phải ngon, muốn vậy phải chọn bột, chọn xương, thịt để có nước súp ngọt tự
nhiên và làm sao cho ngon mắt. Bánh canh ngon ở Trà Vinh có lị Hồ Thuận. Cọng bánh làm bằng bột
gạo lúa mùa thì màu bột mới trắng nõn nà vừa dẻo vừa dai. Vị ngọt của gạo lúa mùa, thứ gạo hiếm hoi khi
ai nấy mần lúa cao sản. Nhiều khi ăn là người ta sẽ nhớ lại cái hương vị ngày xưa. Nồi xương súp, chỉ
chọn xương sống nấu nước súp mới ra vị ngọt béo. Phải lựa thịt nạc thật tươi. Đun lửa liu riu và bền bỉ
hớt bọt để cho thịt trắng, nước trong. Đồ lòng phải khéo làm. Riêng cật phải khéo lựa và nấu sao cho
không hăng mùi, màu tươi ngon.
Một nồi súp, xương thịt chứa tới nửa nồi. Có khi tính gần bằng một con heo trong nồi súp nên không cần
lạm dụng bột ngọt. Nhiều người rành rẽ nói bà Hên nổi tiếng theo dạng "bất chiến tự nhiên thành" nhờ biết
chọn lựa những loại ngon chung quanh mình. Trong nhiều lị bánh, bà chỉ chọn bánh canh của lị Hồ
Thuận, thịt thì đặt ở lị mổ. Nhờ cách nêm nếm riêng đã tạo khẩu vị đặc trưng bánh canh Bến Có.
Bà Hai Hên kể lại, 15 năm trước, bà gánh bánh canh đi bán hàng rong trong thị xã nhỏ bé này. Ra được
cái quán ven đường là kỳ công nên bán một tô phải giữ được tiếng. Riết rồi khách quen cái vị ngọt nước
súp, quen bánh canh vừa dẻo vừa dai. Và cái được nhất của bánh canh Bến Có là giá bình dân. Nhờ đó
"hút" cả những thực khách đi xe hơi. Ban đầu là du khách vãn cảnh ao Bà Om hoặc ra biển Ba Động, nay
thì khách tứ phương lui tới.
Năm nay, bà Hai Hên đã lục tuần, không đủ sức ngồi hớt bọt cho nồi súp nên truyền " bí quyết" cho con
gái. Hai cơ con gái, sửa lại quán, lót gạch tàu khang trang hơn. Ngày thường, quán bán từ 500 đến 600 tô
với giá 12.000đ/tô. Ngày lễ hội, tết nhất, bán số lượng gấp đơi.
Bà Hai Hên thú thiệt, bánh canh Bến Có là cảm nhận về cái ngon của riêng bà trong cuộc tìm kiếm cái
ngon trong thiên hạ và sự điều chỉnh từ ý kiến của thực khách. Cứ vậy mà thành bánh canh Bến Có.

Trà Vinh – Đơ thị xanh


Trà Vinh – Đơ thị xanh
Trà Vinh có nét dịu dàng của một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm êm đềm dưới những tán
cây cổ thụ xanh biếc rợp bóng mát. Thị xã bé nhỏ yên bình với những con đường nhỏ hẹp,
mang những cái tên rất đỗi tự nhiên như đường Hàng dầu, Hàng me, Hàng sao…,
Tổng quan về vị trí địa lí, kinh tế, xã hội


Trà Vinh là một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm ở hạ lưu sông Mêkông, được bao bọc bởi sông Tiền và sơng Hậu.
Phía Bắc giáp Bến Tre, phía Tây và Tây Bắc giáp Vĩnh Long – Cần Thơ, Tây Nam giáp Sóc Trăng và phía
Đơng giáp biển Đơng. Trà Vinh bao gồm thị xã Trà Vinh và 7 huyện : Càng Long, Cầu Kè, Tiểu Cần, Châu
Thành, Trà Cú, Cầu Ngang, Dun Hải, có tổng diện tích 2.300 km2, dân số trên 1.000.000 người.
Đất Trà Vinh bao gồm vùng châu thổ lâu đời và vùng đất trẻ mới bồi. Trên vùng châu thổ, được bao bọc bởi
sông và biển, những giồng, gò gắn liền với những tên làng, tên sóc của người Khmer, Kinh, Hoa…Nhờ những
ưu thế về vị trí địa lý, Trà Vinh có tiềm năng để phát triển nông nghiệp, thủy sản và hải sản.
Trà Vinh hiện có hơn 23.000 ha mặt nước tự nhiên và 24.000 ha rừng ngập mặn. Nguồn lợi thủy sản vùng ven
biển có thể khai thác được ở những nơi có độ sâu 30 – 40 mét và từ các cửa sông. Là một trong 5 địa phương có
sản lượng tơm lớn nhất ở ĐBSCL, hàng năm, sản lượng hải sản của Trà Vinh có thể lên đến 12.000 tấn với
nhiều chủng lồi đa dạng và phong phú khác ngồi tơm như : mực, cua, nghêu, sò… Nguồn lợi hải sản đã giúp
Trà Vinh phát triển được ngành công nghiệp chế biến dưới nhiều hình thức.
Hiện nay, Trà Vinh đã đầu tư xây dựng được 13 cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp tại trung tâm thị xã
Trà Vinh và ở các huyện với quy mơ diện tích lên đến 275,73 ha, trong đó phát triển nhiều ngành nghề, góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương.
Bảo tàng Văn hóa Dân tộc Khmer
Bảo tàng Văn hóa Dân tộc ở Trà Vinh lưu giữ nhiều hiện vật phong phú phản ánh đời sống văn hóa tinh thần và
vật chất của dân tộc Khmer, trong đó đặc biệt có các văn tự cổ ghi Kinh Phật và những lời giáo huấn về đạo đức
– lối sống, các truyện kể dân gian…
Độc đáo nhất là sách lá buông. Lá bng là một loại lá có độ bền, chắc, để lâu không bị mối mọt. Sau khi được
chế tác, người ta xếp lá buông thành từng bộ, dùng bút chun dùng viết chữ lên đó. Chính từ sách lá
bng, các nghệ nhân đã ứng dụng kỹ thuật viết trên lá, dùng bút lửa để vẽ nên những bức tranh trên lá thốt nốt.
Những con đường xanh

Trà Vinh có nét dịu dàng của một tỉnh đồng bằng ven biển, nằm êm đềm dưới những tán cây cổ thụ xanh biếc
rợp bóng mát. Thị xã bé nhỏ n bình với những con đường nhỏ hẹp, mang những cái tên rất đỗi tự nhiên
như đường Hàng dầu, Hàng me, Hàng sao…, chở che cho những ai từng đặt chân đến Trà Vinh. Có những cây
cổ thụ tuổi hàng trăm năm. Tất cả đều được chăm sóc cẩn thận, đặt tên, đánh số… Chúng đã chứng kiến biết
bao sự thay đổi của thị xã Trà Vinh. Dù đã phát triển hơn nhiều so với trước đây, nhưng nhờ những hàng cây
này mà cho đến nay, Trà Vinh vẫn giữ được dáng vẻ thâm trầm, cổ kính.
Ao Bà Om

Ao Bà Om. Ảnh: camtu.net
Ao Bà Om, hay cịn gọi là Ao Vng, là một trong những thắng cảnh nổi tiếng của Trà Vinh nói riêng và của
ĐBSCL nói chung. Chuyện xưa kể rằng, thuở ấy, nam nữ trong làng muốn cưới nhau, nhưng không bên nào


dám ngỏ lời trước vì ai ngỏ lời trước, người ấy phải chịu tốn phí mua sắm lễ vật. Nhân chuyện đào ao lấy nước,
dân làng bèn cho hai bên nam nữ thi đua, bên nào thua thì bên ấy phải chịu mua sắm lễ vật cho việc cưới xin.
Người chỉ huy phái nữ là bà Om liền nghĩ ra một cách. Vào lúc trời sập tối, bà Om cho bày tiệc thết đãi bên
nam. Vì quá chén, ỷ sức nên bên nam quên mất nhiệm vụ. Tới nửa đêm, bà Om lại treo ngọn đèn lên cành cây,
làm cho họ tưởng sao mai đã mọc nên bỏ về. Phái nữ ở lại tiếp tục làm việc, cuối cùng giành được chiến thắng.
Địa danh ao Bà Om được lưu truyền từ đó.
Ngày nay, ao Bà Om là nơi tham quan thưởng lãm của du khách đến từ nhiều nơi. Ở Ao Bà Om đặc biệt có
những cây cổ thụ to, phần rễ trồi lên trên mặt đất, tạo thành những hình dạng độc đáo và đẹp mắt. Những gốc
cây xù xì ấy từng gắn liền với nhiều trị chơi lý thú của trẻ con.
Đền thờ Bác Hồ
Ấp Vĩnh Hội, xã Long Đức, thị xã Trà Vinh cách trung tâm thị xã khoảng 5 km về phía Bắc. Nơi đây, năm
1970, Đền thờ Bác được xây dựng bằng vật liệu gỗ, tre, lá có tại địa phương. Ngơi đền được xem là một bảo vật
văn hóa tinh thần của cộng đồng người Kinh và người Khmer ở Trà Vinh, tưởng nhớ vị Cha già vĩ đại của dân
tộc. Trong những năm chiến tranh, Đền thờ Bác đã được quân dân Trà Vinh hết lòng bảo vệ.
Sau năm 1975, Đền thờ Bác được trùng tu, tơn tạo thành một khu di tích lịch sử khá qui mô. Ngôi đền cũ do
nhân dân xây dựng thời chiến tranh vẫn được giữ nguyên, một ngơi đền lợp ngói được cất trùm lên phía trên.
Ngày nay, vào những dịp lễ – tết, mọi người thường đến thắp hương ở Đền thờ Bác.

Chùa ở Trà Vinh
Chùa Âng là một trong trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Trà Vinh. Ẩn mình dưới tàng cây cổ thụ, chùa
Âng có kiến trúc độc đáo, hài hịa với cảnh sắc thiên nhiên. Những hình ảnh trang trí nơi chánh điện tiêu
biểu cho văn hóa Khmer, trong đó có thể hiện sự giao thoa với nền văn hóa Ấn Độ và Thái Lan. Các gị mái có
thần rắn Naga, đuôi cong vút tượng trưng cho sự dũng mãnh. Bên dưới mái lá là những tượng người đầu chim,
hai tay chống đỡ mái. Rắn thần và chim thần là hai thế lực đối nghịch luôn luôn cùng hiện diện, tạo cho nơi đây
một vẻ tĩnh lặng kỳ bí.

Cũng như chùa Âng, chùa Hang là một trong những ngôi chùa cổ ở Trà
Vinh. Vì cổng chùa có kiến trúc giống như một cái hang nên người dân
mới gọi là chùa Hang. Khuôn viên rộng khoảng 10 hecta của chùa Hang
từ lâu đã trở thành nơi cư trú của họ hàng nhà chim : bồ câu, cồng cộc,
cị… Mỗi buổi chiều, khơng gian tĩnh lặng của ngôi chùa bị xáo trộn bởi
dàn đồng ca của các loài chim tụ họp về trú đêm trên các ngọn cây.
Cồn nghêu, biển Ba Động và Lễ hội cúng biển

Chùa Hang. Ảnh: thuvienhoasen.org

Biển Ba Động. Ảnh: baocantho.com.vn


Ở Trà Vinh, cồn Nghêu hấp dẫn du khách bởi cái vẻ lúc ẩn lúc hiện của nó. Khi thủy triều lên, tồn bộ cồn
nghêu chìm trong nước biển, khi thủy triều xuống, cồn mới hiện ra. Hiện nay, Trà Vinh đã quy hoạch nhiều bãi
nghêu lớn với kinh phí đầu tư cao. HTX nghêu được thành lập ở nhiều nơi, góp phần bảo đảm và nâng cao đời
sống cho người dân vùng duyên hải. Nghêu được nuôi tập trung trong môi trường tự nhiên, được bà con xã viên
giữ gìn và bảo vệ tốt. Ngày nay, cồn Nghêu của Trà Vinh còn được kêu gọi đầu tư để phát triển thành khu du
lịch.
Biển Ba Động hoang sơ với vẻ dịu dàng của rừng hoa muống biển đã làm say lịng và níu giữ bước chân khách
thập phương. Thảm thực vật xanh rì và hàng dương xa tắp tạo nên cái khơng khí n bình của một vùng q
biển, thích hợp cho những ai yêu thích sự tĩnh lặng và mênh mông.

Lễ hội cúng biển Mỹ Long được tổ chức trong ba ngày 10, 11 và 12 tháng 5 âm lịch, tại miếu Bà Chúa Xứ, thị
trấn Mỹ Long, huyện Cầu Ngang. Nhiều nghi lễ được tiến hành một cách trang trọng như lễ nghinh Ông Nam
Hải, lễ nghinh Ngũ phương…Lễ hội này được ngư dân Mỹ Long tổ chức với mục đích cầu an cho những người
đi biển và bày tỏ lịng biết ơn của mình đối với biển khơi. Những năm gần đây, mỗi khi đến kỳ lễ hội, hàng chục
ngàn du khách gần xa đổ về Mỹ Long tham dự, làm cho khơng khí thêm náo nhiệt.
Đặc sản Trà Vinh
Trà Vinh còn được biết đến như xứ sở của những sản vật. Chính sự hịa
quyện của thiên nhiên và con người đã làm nên những thương hiệu nổi
tiếng, được nhiều người biết đến như : tôm khô Vinh Kim, rượu Xuân
Thạnh, cốm dẹp, dừa sáp… Cây dừa sáp ở xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, nhờ
loại đất giồng pha cát nên cho trái rất ngon. Ruột dừa đặc, có vị ngọt,
thơm, mỗi trái dừa sáp có giá từ 65.000 – 70.000 đồng. Nhờ vậy, đời sống
của người dân nơi đây ngày càng được cải thiện. Từ hiệu quả kinh tế của
cây dừa sáp, Trà Vinh đã đầu tư quy hoạch và phát triển 50 hecta trồng dừa
cho địa phương.
Trong mục tiêu phát triển, Trà Vinh đang đầu tư thủy – hải sản thành
ngành kinh tế mũi nhọn và đẩy mạnh công nghiệp chế biến xuất khẩu., bên
cạnh đó, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ đời
Đặc sản Trà Vinh
sống cho người dân. Trà Vinh đang hướng đến một nền CNH – HĐH gắn
với phát triển kinh tế – văn hóa – xã hội. Tài nguyên giàu có nhất của vùng đất này chính là nền văn hóa đa
dạng đậm đà bản sắc dân tộc, là tình đồn kết của cộng đồng Kinh, Hoa, Khmer. Nét huyền bí của tơn giáo, sự
quyến rũ của nơng thơn thanh bình… và cịn biết bao điều hấp dẫn khác chưa được khám phá hết trên vùng đất
này.

Bãi biển cát trắng Ba Động


Cách TP HCM 260 km, Ba Động có phong cảnh hữu tình, đẹp thơ mộng với bờ cát
trắng dài gần 50 km, trải rộng trên 3 xã Trường Long Hoà, Vân Thành và Đơng Hải

(Dun Hải, Trà Vinh).
Nhiều người nói rằng Ba Động là một miền Trung thu nhỏ dập dồn, cuộn trào, sơi
động, khác hẳn với ngọn sóng đu đưa, nhè nhẹ thường gặp ở những cửa biển miền
Cồn cát ở Ba Động.
Tây. Gió ở đây mặn đậm mùi nước biển, khiến cho du khách không khỏi ngỡ ngàng
khi chỉ vài phút trước đó, trên con đường tới đây, là mùi hương cây trái, mùi lúa chín thoang thoảng quen
thuộc của miền đất phù sa.
Từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã khai thác tiềm năng du lịch của Ba Động qua việc xây dựng ở đây một
nhà mát, làm điểm nghỉ ngơi cuối tuần cho các quan tỉnh, quan huyện và các sĩ quan ở miền Tây. Ngày
nay, điểm du lịch này có thể kết hợp với một chuyến tham quan cầu Mỹ Thuận hay du lịch sinh thái ở Vĩnh
Long.
Ba Động có nhà hàng hải sản, cung cấp những món ăn cá mực theo kiểu Tây Nam Bộ đánh bắt từ biển
lên. Món đặc sản mắm cịng, sinh vật sống rất nhiều trên những bãi bồi cửa sông, ăn với chuối chát, khế
chua, rau sống, bánh tráng, thịt luộc... ln làm say lịng các thực khách.
Trên bãi biển có những chịi lá, với những ghế nghỉ tạo cảm giác thoải mái cho du khách. Tại đây cũng có
chỗ nghỉ đêm với giá khá mềm (60.000-80.000-100.000 đồng/đêm). Du khách cịn có thể dạo chơi trên
những đồi cát trập trùng, mênh mơng với những sóng cát dập dờn bất tận. Những điểm tham quan khác
là hải đăng, các trại nuôi tôm, những cù lao... Trên bãi biển bao la trắng xố trong gió chiều miên man,
bạn có thể thả diều, chơi các trò chơi thể thao. Đến Ba Động bạn đừng quên đem theo bóng nhựa, hay
cặp vợt cầu lơng. Phóng xe gắn máy tốc độ cao trên bãi biển vắng lặng và dài bất tận cũng là một cái thú
khó tìm thấy ở các bãi biển khác.

Trà Vinh - Danh lam thắng cảnh
1. Bãi biển Ba Động
Địa chỉ: xã Trường Long Hoà, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Biển Ba Động cách thị xã Trà Vinh khoảng 55km, thuộc xã
Trường Long Hòa, huyện Duyên Hải. Biển Ba Động được khai
thác từ rất sớm. Trước đây, người Pháp đã cho xây trên bãi
biển đẹp nhất của Trường Long Hòa một khu nghỉ mát để
thường xuyên đến nghỉ và tắm biển. Đến đây, du khách sẽ

được ngắm cảnh hồng hơn trên biển hay bình minh vừa ló
dạng, mắc võng nằm nghe rừng dương rì rào cùng gió biển...
Biển Ba Động đẹp bởi vẫn còn giữ được nét hoang sơ với cát
trắng nước trong, khơng khí trong lành và n tĩnh.


Hiện nay, theo qui hoạch của tỉnh, khu du lịch biển Ba Động
có diện tích khoảng 250 ha với nhiều phân khu chức năng. Và
năm 2004 ngành du lịch Trà Vinh tiếp tục quy hoạch phát
triển khu du lịch mới tại vùng tiếp giáp khu du lịch Ba Động
đến Cồn Nhàn thuộc ấp Mù U, xã Đông Hải với diện tích 160
ha.
Nơi đây có những động cát "nhấp nhơ", với những hàng phi
lao xanh vút và bãi cát phẳng lì trải dài đầy hấp dẫn. Nhiều
cơng trình, hạng mục, cơ sở hạ tầng đã được đầu tư phục vụ
cho việc khai thác tiềm năng du lịch ở biển Ba Động như cầu
Long Toàn, Kinh Xáng, bãi Đồn, phà Láng Chim, hương lộ 81,
tỉnh lộ 913, lưới điện trung, hạ thế. Một số dự án đầu tư cơ sở
vật chất, kỹ thuật khai thác du lịch biển đã và đang được một
số nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh triển khai. Trong tương lai
không xa, nơi đây sẽ trở thành một trong những khu du lịch
hấp dẫn ở đồng bằng sông Cửu Long.

2. Hấp dẫn cồn nghêu
Cồn Nghêu cách bờ biển Mỹ Long khoảng 10 phút đi ca nô,
thuộc địa phận Mỹ Long, huyện Cầu Ngang và xã Hiệp Thạnh,
huyện Duyên Hải.
Đây là một cồn cát chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống, cịn
khi thủy triều lên, tồn bộ cồn cát chìm trong nước biển.
Khơng khí nơi đây mát mẻ trong lành, hấp dẫn du khách bởi

sự tồn tại lúc ẩn lúc hiện của cồn cát. Gọi là Cồn Nghêu vì
nghêu ở đây nhiều vô kể, được mệnh danh là "mỏ nghêu" của
Trà Vinh.
Đến với Cồn Nghêu, bạn có thể tự tay nhặt lấy những con


nghêu ngay dưới bãi cát, mang lên luộc và thưởng thức vị
ngon ngọt của thịt nghêu ngay tại chỗ. Ngành du lịch Trà Vinh
đã đưa Cồn Nghêu vào qui hoạch phát triển du lịch của tỉnh
và đang kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư vào khu vực
này.

3. Chùa Nodol (còn gọi là Chùa Cò, Chùa Giồng
Lớn)
Địa chỉ : ấp Giồng Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà
Vinh.
Từ thị xã Trà Vinh đi khoảng 40km về phía Nam du khách
sẽ gặp chùa Nơdol, cịn gọi là chùa Cò hay chùa Giồng Lớn,
thuộc ấp Giống Lớn, xã Đại An, huyện Trà Cú. Ngôi chùa
mang nét kiến trúc độc đáo của nền văn hóa Khmer với cổng
chùa, ngơi chính điện, tháp đựng tro cốt, nhà tăng, nhà hội...
Khu chính điện có những mái uốn cong hình đi rồng, những
đỉnh tháp nhọn hình ngọn núi Xơme và những hình tượng
thần bốn mặt Mohabrom, chim thần Kâyno, Mahaknốt...

Chùa được bao bọc bởi những rặng tre và hàng cây sao, dầu.
Hơn 100 năm nay, khuôn viên chùa rộng khoảng 3ha đã trở


thành nơi cư trú của họ hàng nhà chim: bồ câu, cồng cộc,

cị... Trong đó, chiếm phần lớn là họ nhà cò: cò quắm, cò
trắng, cò đầu đỏ, cò mỏ đen... Đàn cị hiện nay khơng nhiều
như trước kia nhưng rất dạn người. Công ty du lịch Trà Vinh
đã xây dựng một tháp cao để du khách có thể quan sát tồn
cảnh sinh hoạt của đàn cị. Ngành du lịch Trà Vinh đang lập
dự án qui hoạch phát triển du lịch tại khu vực này.
4. Chùa Hang
Địa chỉ khóm 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành, tỉnh
Trà Vinh
Đây là ngôi chùa cổ Khmer, cách trung tâm thị xã 5 km về
hướng nam. Chùa có tên là Mơng Rầy (Kamponynixrdle).
Nhưng người dân quen gọi là Chùa Hang vì cổng chùa được
kiến trúc giống 1 cái hang.Chùa toạ lạc trên mảnh đất rộng
10 ha, có rất nhiều cây cổ thụ cao (sao, dầu) chùa có quy
định cấm bắn phá chim nên hiện nay có nhiều lồi chim (đơng
nhất là cị) hội tụ về đây làm tăng thêm phần đặc sắc cho
cảnh quan nơi này.

Ba Động 5giờ sáng

#Dân chày




×