Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Sự phân bố và vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết dengue của hai loài muỗi ae aegypti và ae albopictus tại hà nội, 2011 2013 (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.81 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
VIỆN VỆ SINH DỊCH TỄ TRUNG ƯƠNG
--------------- --------------

VŨ TRỌNG DƯỢC

SỰ PHÂN BỐ VÀ VAI TRỊ TRUYỀN BỆNH
SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE CỦA HAI
LỒI MUỖI AEDES AEGYPTI VÀ AEDES
ALBOPICTUS TẠI HÀ NỘI,
2011-2013

Chuyên ngành: Dịch tễ học
Mã số: 62.72.01.17
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Y HỌC

HÀ NỘI – 2015


Cơng trình được hồn thành tại Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS,TS Trần Như Dương
2. PGS,TS Nguyễn Văn Bình
Phản biện 1:
……………………………………….
Phản biện 2:
……………………………………….
Phản biện 3:
……………………………………….


Luận án sẽ (hoặc đã) được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận
án nhà nước họp tại
Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, vào hồi ... giờ ... , ngày
... tháng ... năm 20....
Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc gia
2. Thư viện Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh SXHD được lây truyền qua muỗi. Trên thế giới, các
nghiên cứu đã chỉ ra rằng có 2 loài muỗi quan trọng truyền
bệnh là muỗi Ae. aegypti và muỗi Ae. albopictus, trong đó Ae.
aegypti là véc tơ chính. Phân bố của chúng liên tục thay đổi
theo thời gian, theo vùng miền và theo sinh cảnh khác nhau.
Bên cạnh đó vai trị truyền bệnh thực sự của 2 lồi muỗi này tại
các ổ dịch đang hoạt động, cũng như khả năng nhiễm vi rút
Dengue của chúng trong phịng thí nghiệm ở nước ta vẫn chưa
được nghiên cứu đầy đủ và chưa có câu trả lời. Xuất phất từ
những cơ sở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Sự phân bố
và vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của hai loài muỗi
Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội, 2011-2013”.
Nghiên cứu có các mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định một số đặc điểm phân bố quần thể hai loài
muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại một số vùng dân cư
của Hà Nộ, 2011-2013.
2. Xác định vai trò truyền bệnh SXHD của hai loài muỗi
Ae. aegypti và Ae. albopictus tại Hà Nội, 2011-2013.
* Những đóng góp mới của luận án:
- Cung cấp các số liệu mới về đặc điểm phân bố quần thể hai

loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại một số vùng dân cư
của Hà Nội (mật độ muỗi, nhà có muỗi, BI, ổ bọ gậy nguồn…)
- Cung cấp các bằng chứng chứng minh vai trò truyền bệnh
của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus cả trên thực địa và
trong phịng thí nghiệm.


- Góp phần đưa các kỹ thuật mới, hiện đại vào nghiên cứu và
cơng tác phịng chống dịch bệnh tại Viện Vệ sinh Dịch tễ
Trung ương, đặc biệt là quy trình gây nhiễm thực nghiệm vi rút
Dengue trên muỗi.
* Bố cục luận án: Luận án có 126 trang bao gồm: Đặt vấn đề:
3 trang; Tổng quan: 33 trang; Phương pháp nghiên cứu: 17
trang; Kết quả nghiên cứu: 38 trang; Bàn luận: 23 trang; Kết
luận: 2 trang; Kiến nghị: 1 trang. Luận án có 16 bảng, có 18
biểu đồ, 14 hình và 129 tài liệu tham khảo.
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1.1. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue
Hàng năm, trên thế giới ước tính có ít nhất 100 triệu trường
hợp mắc SXHD, trong đó có khoảng 500.000 trường hợp mắc
SXHD cần phải nhập viện. Tại Việt Nam, vụ dịch SXHD đầu
tiên xảy ra ở khu vực miền Bắc vào năm 1958 và ở khu vực
phía Nam vào năm 1960 với 60 bệnh nhân nhi đã được ghi
nhận tử vong. Từ đó bệnh trở thành dịch lưu hành địa phương
ở vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và dọc theo bờ
biển miền Trung nước ta.
1.2. Nghiên cứu về vai trò truyền bệnh của muỗi Ae. aegypti
và Ae. albopictus.
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu xác định vai trò
truyền bệnh của loài muỗi này. Các nghiên cứu trên thế giới đã



chỉ ra rằng tại thực địa và tại ổ dịch sốt xuất huyết Dengue
đang hoạt động, tỷ lệ muỗi Ae. aegypti bắt được dương tính
với vi rút Dengue giao động trong khoảng 1,33% - 12,7% tùy
thuộc vào khu vực bắt muỗi có phải là ổ dịch đang hoạt động
hay khơng. Kow C. Y và cộng sự (2001) đã bắt muỗi đực Ae.
aegypti trên thực địa Singapore và xác định tỷ lệ nhiễm vi rút
Dengue của muỗi đực tại đây là 1,33%.
Tại Việt Nam có rất ít nghiên cứu về vai trò truyền bệnh sốt
xuất huyết Dengue của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trên
thực địa và trong phịng thí nghiệm. Kết quả nghiên cứu của
Vũ Sinh Nam (1995) tại các ổ dịch SXHD ở Việt Nam cho
thấy, tất cả các ổ dịch SXHD đang hoạt động đều có mặt Ae.
aegypti, chỉ có rất ít ổ dịch có cả hai lồi, trong đó Ae.
albopictus chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp. Nghiên cứu của Trần Văn
Tiến và cs (2003) cho thấy muỗi Ae. albopictus lưu hành rộng
rãi ở nhiều địa phương và các vùng dân cư khác nhau nhất là
khu vực ngoại thành nơi có nhiều cây xanh bao phủ, ổ bọ gậy
của loài muỗi này ghi nhận chủ yếu từ các dụng cụ chứa nước
tự nhiên, phong phú về chủng loài và chưa xác định được vai
trò của chúng đối với bệnh SXHD.
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP
2.1. Địa điểm nghiên cứu
- Thực địa khơng có ổ dịch hoạt động:
Chọn có chủ đích 3 xã/phường của Hà Nội: 01 phường tại nội
thành; 01 xã ngoại thành; 01 phường vùng ven giáp ranh giữa
nội và ngoại thành theo phân vùng của thành phố Hà Nội



- Thực địa có ổ dịch đang hoạt động:
Các ổ dịch sốt xuất huyết Dengue đang hoạt động trên địa
bàn toàn thành phố Hà Nội xảy ra trong thời gian nghiên cứu.
Ổ dịch SXHD được xác định theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế
- Tại phịng thí nghiệm Arbo vi rút, viện Vệ sinh Dịch tễ Trung
ương để xác định vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue
của 2 loại muỗi trong phịng thí nghiệm.
2.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 1/2011 đến tháng 12/2013.
2.3. Đối tượng nghiên cứu
- Muỗi, bọ gậy Ae. aegypti và Ae. albopictus
- Bệnh nhân SXHD
- Chủng vi rút Dengue
2.4. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có kết hợp phân tích.
2.5. Cỡ mẫu
2.5.1. Cỡ mẫu nghiên cứu của mục tiêu 1
Số lượng hộ gia đình cần điều tra thu thập muỗi trong
nghiên cứu được tính tốn theo cơng thức chọn mẫu của nghiên
cứu mơ tả với số mẫu hộ gia đình tối thiểu tính theo cơng thức:

n: Cỡ mẫu hộ gia đình, với Z= 95%, P= 0,4 (40%),
d= 4% (0,04 ) n = 369 hộ gia đình cho một đợt điều
tra. Như vậy mỗi đợt, tại mỗi xã/phường sẽ điều tra
123 hộ gia đình.
2.5.2. Cỡ mẫu nghiên cứu của mục tiêu 2


- Vai trò truyền bệnh SXHD của 2 loại muỗi Aedes tại thực địa
ổ dịch đang hoạt động

Đối với ổ dịch
Mỗi mùa dịch (hàng năm) chọn khoảng 20 - 30 ổ dịch theo
đúng tiêu chuẩn.
Đối với bệnh nhân
Thu thập tất cả các ca bệnh theo đúng định nghĩa ca bệnh
giám sát Sốt xuất huyết Dengue của Bộ Y tế.
Đối với muỗi
Toàn bộ muỗi thu thập được tại các nhà bệnh nhân và các
nhà xung quanh nhà bệnh nhân.
- Vai trò truyền bệnh SXHD của 2 loại muỗi Aedes bằng gây
nhiễm trong phịng thí nghiệm
Số lượng muỗi Aedes mỗi lồi tính theo công thức như mục
tiêu 1:
+ Với cách chọn như trên, đối với muỗi Ae. aegypti theo tác
giả Mourya., D và cs (2001) khả năng nhiễm vi rút Dengue sau
gây nhiễm là p = 0,61; chọn d = 0,047; tính được n = 414.
+ Đối với muỗi Ae. albopictus theo tác giả Tardieux và cs
(1992) khả năng nhiễm vi rút Dengue sau gây nhiễm là p =
0,38; chọn d = 0,061; tính được n = 245.
2.6. Cách thức tiến hành nghiên cứu
2.6.1. Cách thức tiến hành nghiên cứu của mục tiêu 1
- Thu thập mẫu muỗi và bọ gậy theo quy trình
- Định loại muỗi thu thập từ thực địa theo khóa định loại muỗi
ở Việt Nam của Chester J. Stojanovich và Harold Georye Scott.
- Xác định sự phân bố của các loài muỗi Aedes theo từng loài,


địa dư và theo thời gian
- Xác định sự phân bố của các loài muỗi Aedes theo mùa vụ
- Xác định ổ bọ gậy nguồn

2.6.2. Cách thức tiến hành nghiên cứu của mục tiêu 2
Để xác định vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của
hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus nhóm nghiên cứu
tiến hành nghiên cứu và phân tích trên hai nội dung:
- Nội dung 1: Vai trị truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của
hai lồi muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trên thực địa ổ dịch
SXHD đang hoạt động được xác định qua các tiêu chí sau:
+ Xác định sự có mặt của muỗi véc tơ trong ổ dịch SXHD
đang hoạt động.
+ Xác định sự có mặt của vi rút Dengue trong muỗi thu thập
được tại ổ dịch đang hoạt động.
+ Xác định mối tương quan giữa số lượng muỗi và diễn
biến ổ dịch.
+ Phân tích sự tương đồng giữa típ vi rút, cấu trúc đoạn gen
của vi rút Dengue trên muỗi và trên bệnh nhân trong cùng một
ổ dịch.
- Nội dung 2: Vai trò truyền bệnh bằng gây nhiễm thực nghiệm
trong phịng thí nghiệm.
+) Xác định tỷ lệ muỗi nhiễm vi rút Dengue sau gây nhiễm.
Muỗi sau khi thu hoạch được nghiền trong dung dịch đệm theo
đúng quy trình. Dung dịch muỗi nghiền sẽ được dùng cho các
phương pháp xét nghiệm RT-PCR để xác định vi rút Dengue
trên muỗi. Nếu có tỷ lệ muỗi nhất định dương tính với vi rút
Dengue thì chứng tỏ muỗi đã có khả năng lây nhiễm


+) Xác định nồng độ nhiễm vi rút Dengue của hai loài muỗi.
Dung dịch muỗi nghiền từ các phần cơ thể muỗi sẽ được dùng
cho phương pháp real time RT- PCR để định lượng nồng độ vi
rút trong muỗi

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ
3.1. Phân bố quần thể muỗi Aedes tại Hà Nội
3.1.1. Phân bố các chỉ số muỗi và bọ gậy Ae. aegypti và Ae.
albopictus theo một số điểm dân cư khác nhau
Bảng 3.1. Chỉ số muỗi và bọ gậy của hai loài Aedes ở một số
điểm dân cư khác nhau tại Hà Nội, 2011-2013 (N=12).


Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy tất cả các điểm điều tra ngoài ổ
dịch tại cộng đồng, các chỉ số của muỗi Ae. albopictus như mật
độ muỗi, nhà có muỗi, CSNBG, CSMDBG, BI, CSDCBG đều
vượt trội hơn loài muỗi Ae. aegypti.
3.1.2. Phân bố các chỉ số muỗi và bọ gậy Aedes theo thời gian

Biểu đồ 3.1. Mật độ loài muỗi Ae. aegypti theo các quý điều tra
tại Hà Nội, 2011-2013
Mật độ muỗi Ae. aegypti ghi nhận cao ở các quý II và quý
III (từ tháng 6 đến tháng 9) và thấp hơn ở quý I và IV trong
năm.


Biểu đồ 3.2. Mật độ loài muỗi Ae. albopictus theo các quý điều
tra tại Hà Nội, 2011-2013
Mật độ muỗi Ae. albopictus cũng ghi nhận cao ở các quý II
và quý III và thấp hơn ở quý I và IV trong năm.
3.1.3. Ổ bọ gậy nguồn của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus
Bảng 3.2. Ổ bọ gậy nguồn ngoại thành Hà Nội, 2011-2013


Bảng 3.3. Ổ bọ gậy nguồn nội thành Hà Nội, 2011-2013



Bảng 3.4. Ổ bọ gậy nguồn khu vực đệm của Hà Nội

Tiến hành điều tra thu thập bọ gậy tại các khu vực dân cư
khác nhau của Hà Nội, mỗi khu vực điều tra 123 hộ gia đình
theo quý trong 3 năm. Nghiên cứu cho thấy ổ bọ gậy nguồn tại
các khu vực này rất đa dạng về kích cỡ và phong phú về chủng
loại và có những DCCN đặc trưng cho từng khu vực. Các
DCCN như phế thải, bể nước sinh hoạt, chậu cây cảnh cung
cấp nhiều bọ gậy nhất tại đây.
3.1.4. Mối liên quan giữa yếu tố mùa và số lượng bọ gậy
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa yếu tố mùa và số lượng bọ gậy


Tại điểm ngoại thành số lượng bọ gậy Ae. albopictus ghi
nhận tại mùa nóng ẩm (2711) cao hơn rất nhiều so với khơ lạnh
(1966), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Tuy
nhiên có rất ít bọ gậy Ae. aegypti được ghi nhận tại đây và
không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mùa nóng ẩm
và mùa khơ hanh. Tại vùng đệm, số lượng bọ gậy Ae.
albopictus ghi nhận vào mùa nóng ẩm (1713) cao hơn so với
ghi nhận vào mùa khô lạnh (616) (p < 0,05) và số lượng bọ gậy
Ae. aegypti ghi nhận vào mùa khô lạnh (1012) lại cao hơn mùa
nóng ẩm (614), tuy nhiên sự khác biệt này khơng có ý nghĩa
thống kê (P>0,05). Tại khu vực nội thành, số lượng bọ gậy Ae.
aegypti ghi nhận vào mùa nóng ẩm (1196) cao hơn so với ghi
nhận vào mùa khô lạnh (147) (p <0,02) và số lượng bọ gậy Ae.
albopictus ghi nhận vào mùa nóng ẩm (5333) cũng cao hơn
mùa khô lạnh (866) (p<0,01).



3.2. Vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của hai loài
muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus tại thực địa

Biểu đồ 3.3. Sự có mặt của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus
thu thập được trong số các ổ dịch được điều tra
100% ổ dịch đang hoạt động phát hiện được muỗi Ae.
aegypti, trong khi đó chỉ phát hiện được muỗi Ae. albopictus ở
49% ổ dịch đã điều tra (Biểu đồ 3.3). Tuy nhiên, khác với số
lượng muỗi ghi nhận được khi chọn có chủ đích 3 điểm dân cư
khác nhau của Hà Nội trong mục tiêu 1 (ghi nhận lượng muỗi
Ae. albopictus lớn so với Ae. aegypti), tại đại đa số các ổ dịch
đang hoạt động số lượng muỗi Ae. aegypti bắt được chiếm tỷ lệ
lớn hơn rất nhiều so với số lượng muỗi Ae. albopictus.
3.2.1. Đối với muỗi Aedes aegypti


3.2.1.1. Tỷ lệ ổ dịch phát hiện vi rút Dengue trên muỗi Ae.
aegypti

Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ ổ dịch phát hiện vi rút Dengue trên muỗi Ae.
aegypti trong 67 ổ dịch bằng kỹ thuật PCR
Ghi nhận 7/67 ổ dịch phát hiện được có muỗi Ae. aegypti
dương tính với vi rút Dengue chiếm tỷ lệ 10,4%.
3.2.1.2. Kết quả phân típ vi rút Dengue phát hiện trên muỗi Ae.
aegypti theo địa điểm ổ dịch
Các ổ dịch có muỗi Ae. aegypti (+) với vi rút Dengue nằm
rải rác tại các quận Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Hoàng
Mai, Từ Liêm và Hà Đơng. Trong số các ổ dịch này có 2 ổ xác

định được vi rút Dengue típ 1; 3 ổ xác định được vi rút Dengue
típ 2 và 1 ổ xác định được vi rút Dengue típ 3.
Bảng 3.6. Kết quả phân típ vi rút Dengue phát hiện trên muỗi
Ae. aegypti theo địa điểm ổ dịch


Trong thời gian nghiên cứu nhóm đã điều tra tổng cộng 67
ổ dịch, thu được tổng số 2307 muỗi Ae. aegypti, trong đó có 7
ổ dịch tìm được muỗi Ae. aegypti dương tính chiếm tỷ lệ
10,5%. Số muỗi trên được chia làm 196 mẫu xét nghiệm (phân
theo loài muỗi, theo ổ dịch điều tra), kết quả xét nghiệm đã tìm
được 10 mẫu muỗi dương tính với vi rút Dengue.
3.2.2. Đối với muỗi Aedes albopictus
Bảng 3.7. Kết quả xét nghiệm tìm vi rút Dengue trên muỗi Ae.
albopictus trong ổ dịch đang hoạt động.


Không phát hiện được vi rút Dengue trên muỗi Ae.
albopictus thu thập ở thực địa ổ dịch.
3.2.3. Phân tích mối liên quan giữa Aedes và diễn biến ổ dịch


Biểu đồ 3.5. Mối tương quan giữa số lượng muỗi Aedes và diễn
biến ổ dịch SXHD
Bằng phương pháp phân tích hệ số tương quan r, kết quả
biểu đồ 3.5 cho thấy đã tìm thấy mối tương quan rất chặt chẽ
có ý nghĩa thống kê giữa số lượng muỗi Ae. aegypti thu thập
được với diễn biến ổ dịch (r>0,7; p<0,05). Cụ thể nghiên cứu
đã chứng minh rằng với những ổ dịch có số lượng muỗi Ae.
aegypti càng nhiều thì số lượng bệnh nhân càng nhiều và thời

gian kéo dài ổ dịch đó càng lâu hơn. Tuy nhiên khơng tìm thấy
mối liên quan nào giữa muỗi Ae. albopictus với diễn biến ổ
dịch SXHD (r<0,3; p>0,05)
3.2.4. Kết quả phân tích sự tương đồng về típ vi rút và cấu trúc
gen của vi rút Dengue trên muỗi và trên bệnh nhân
+ Xét nghiệm típ vi rút Dengue từ mẫu máu bệnh nhân và mẫu
muỗi Ae. aegypti trong ổ dịch tương ứng cho thấy phân típ vi
rút trên muỗi tại các ổ dịch đều trùng khớp với phân típ vi rút
Dengue được xác định trên mẫu huyết thanh của bệnh nhân
trong ổ dịch, cụ thể là: típ Dengue 1 tại Tại Ba Đình, Hồng
Mai; típ Dengue 2 tại Ba Đình, Hai Bà Trưng và Từ Liêm; típ
Dengue 3 tại Hà Đơng.
+ Phân tích sự tương đồng về cấu trúc gen của vi rút Dengue
trên muỗi và trên bệnh nhân tại ổ dịch cũng cho thấy sự tương
đồng về trình tự nucleotit giữa vi rút Dengue trong muỗi và của
bệnh nhân tại cùng một ổ dịch ở mức tương đồng trên 98%.
3.3. Vai trò truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue của hai loài
muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus trong phịng thí nghiệm


3.3.1. Tỷ lệ nhiễm vi rút Dengue của muỗi Aedes
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm vi rút Dengue trên muỗi Aedes

Vi rút Dengue phân lập năm 2009 được phát hiện trong
muỗi Ae. aegypti 4 ngày tuổi tại phần đầu và phần thân tương
ứng lần lượt là 12% và 4%, tỷ lệ này tương ứng đạt được trong
muỗi 6 ngày tuổi là 6,9% và 13,8%. Vi rút Dengue phân lập
năm 2008 được phát hiện trong muỗi Ae. albopictus 4 ngày
tuổi tại phần đầu là 4%. Trong nhóm muỗi Ae. albopictus 6
ngày tuổi, vi rút Dengue được phát hiện tại phần đầu là 3,2%

và tại phần thân là 7,9%. Tương tự, vi rút Dengue phân lập
năm 2008 được phát hiện trong muỗi Ae. aegypti 6 ngày tuổi
tại phần đầu là 10%; tại phần thân là 8%. Tỷ lệ này đạt được
trong muỗi 4 ngày tuổi lần lượt là 4% và 8%. Kết quả trong
muỗi Ae. albopictus 4 ngày tuổi là 4% tại phần đầu; trong muỗi
6 ngày tuổi là 1,9% tại phần đầu và 18,9% tại phần thân. Kết


quả trên cho thấy, nhóm muỗi Ae. aegypti vẫn được xác định là
lồi muỗi có khả năng cảm nhiễm tốt với vi rút Dengue hơn so
với Ae. albopictus trên cả 2 nhóm 4 ngày tuổi và nhóm 6 ngày
tuổi. Hơn nữa kết quả RT-PCR dương tính chỉ được xác nhận
trên phần đầu của muỗi Ae. albopictus 4 ngày tuổi với tỷ lệ 4%
và âm tính tại phần thân muỗi. Nghiên cứu cũng cho thấy muỗi
trưởng thành 6 ngày tuổi là đối tượng cảm nhiễm tốt với vi rút
Dengue khi kết quả RT-PCR được xác định dương tính trên cả
2 nhóm muỗi 6 ngày tuổi tại cả đầu và thân muỗi. Tóm lại
trong bảng 3.12 tính trung bình muỗi Ae. aegypti có khả năng
nhiễm vi rút Dengue sau khi gây nhiễm thực nghiệm là 8,3%,
tỷ lệ này ở muỗi Ae. albopictus là 5,0%.
3.3.2. Nồng độ nhiễm vi rút Dengue của muỗi Aedes
1000000
100000

Hiệu giá

10000
1000
Đầu
100


Thân

10
1
I 0901060

I 0901060

1790

1790

6D Ae.aeg

6D Ae.albo

6D Ae.aeg

6D Ae.albo

Biểu đồ 3.6. Số lượng bản sao ARN của vi rút Dengue ở muỗi
Ae. aegypti và Ae. albopictus còn sống


Nồng độ nhiễm hay khả năng khuếch đại của vi rút Dengue
1-2008 và Dengue 1-2009 trên các nhóm véc tơ cảm nhiễm
được phân tích trên biểu đồ 3.6. Nhóm nghiên cứu thực hiện kỹ
thuật real time – PCR định lượng số bản sao của vi rút Dengue
1 trên nhóm muỗi 6 ngày tuổi ở cả 2 loài Ae. aegypti và Ae.

albopictus thu thập sau giai đoạn nuôi nhân tạo (sống hoặc
chết) được sử dụng trong nghiên cứu. Tại nhóm muỗi Ae.
agypti và Ae. albopictus sống, số bản sao Dengue 1-2009 được
xác định ≥ 104 tại mẫu thân và đầu. Số bản sao cao nhất là ở
mẫu thân của muỗi Ae. aegypti đạt 4.98. 106. Kết quả real time
RT-PCR của Dengue 1-2008, được xác định < 101 bản sao tại
mẫu thân của muỗi 6D-Ae. albopictus, và âm tính tại mẫu đầu.
Kết quả cũng xác định tỷ lệ nhiễm Dengue 1- 2008 của mẫu
thân của muỗi 6D-Ae. albopictus cao nhất chiếm 18,9%, nhưng
số lượng bản sao ARN trong mẫu này lại phát hiện rất thấp
(101 bản sao), kết quả trên có thể được hiểu: vi rút Dengue 12008 có khả năng nhiễm vào muỗi nhưng khó khuếch đại trong
cơ thể muỗi Ae. albopictus, trong khi vi rút Dengue 1- 2009 có
thể nhân lên ở cả 2 loài muỗi và dường như phát triển tốt hơn ở
muỗi Ae. aegypti (Biểu đồ 3.6).
CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN
4.1. Phân bố quần thể muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus.
Nghiên cứu này đã cho thấy sự có mặt của cả hai loài muỗi
Ae. aegypti và Ae. albopictus tại thực địa Hà Nội, tuy nhiên
phân bố của chúng không tương đồng tại các điểm dân cư khác
nhau. Đã có một số nghiên cứu xác định phân bố véc tơ muỗi
truyền bệnh SXHD tại Hà Nội cũng như các tỉnh thuộc khu vực


Miền Bắc. Các nghiên cứu đều có nhận định chung là loài
muỗi Ae. aegypti thường ưa trú đậu trong nhà và sinh sản tại
các dụng cụ chứa nước (DCCN) nhân tạo (lọ hoa, bể nước,
chum vại, chậu cây cảnh...) gần gũi với con người vì thế
thường có mặt tại các khu vực nội đơ thì muỗi Ae. albopictus
lại trú đậu ngoài nhà và sinh sản trong các DCCN nhân tạo
(hốc cây, phế thải, kẽ lá đọng nước...) vì thế thường có mặt tại

các khu ngoại thành - nơi có thảm thực vật đa dạng và phong
phú.
4.2. Vai trò của muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus đối với
bệnh sốt xuất huyết Dengue.
Trong phần kết quả ở trên, có sự tương phản rõ rệt khi so
sánh mật độ muỗi Ae. aegypti và Ae. albopictus thu thập từ ổ
dịch đang hoạt động với mật độ muỗi Ae. aegypti và Ae.
albopictus thu thập khi tiến hành điều tra cắt ngang vào lúc
khơng có dịch. Tỷ lệ muỗi Ae. aegypti tại ổ dịch đang hoạt
động chiếm tới 94% tổng số 2 loài muỗi, tuy nhiên tỷ lệ muỗi
Ae. aegypti trong điều tra cắt ngang chỉ chiếm 28,5% tổng số 2
lồi muỗi. Có khoảng một nửa số ổ dịch hoạt động chỉ ghi
nhận sự có mặt của muỗi Ae. aegypti, mà không thấy sự xuất
hiện của lồi muỗi Ae. albopictus. Trong số các ổ dịch cịn lại
có mặt cả 2 lồi muỗi Aedes thì tỷ trọng của muỗi Ae. aegypti
chiếp áp đảo so với tỷ trọng của muỗi Ae. albopictus.
Xác định sự có mặt của vi rút Dengue trên muỗi Aedes thu
thập được tại ổ dịch đang hoạt động. Trong nghiên cứu này
chúng tôi đã phát hiện được 5,1% (10/196) số mẫu xét nghiệm
có muỗi Ae. aegypti dương tính với SXHD và khơng tìm thấy


được muỗi Ae. albopictus nào dương tính với vi rút Dengue.
Giả sử các điều kiện khác liên quan đến từng ổ dịch là như
nhau, thì rõ ràng nhóm nghiên cứu đã làm nổi bật được mối
tương quan tương đối chặt chẽ (r > 0,7) giữa số lượng muỗi Ae.
aegypti bắt được tại ổ dịch với diễn biến ổ dịch. Ngược lại đã
khơng tìm thấy một mối tương quan nào giữa muỗi Ae.
albopictus với diễn biến ổ dịch SXHD. Sự tương đồng giữa típ
vi rút, cấu trúc gen của vi rút Dengue trên muỗi và trên bệnh

nhân. Ngoài ra kết quả xét nghiệm cho thấy có sự tương đồng
về trình tự nucleotit giữa vi rút Dengue trong muỗi và vi rút
Dengue từ mẫu huyết thanh của bệnh nhân tại cùng một ổ dịch
ở mức hơn 98%. Cả hai loài muỗi đều có khả năng nhiễm vi rút
Dengue khi gây nhiễm thực nghiệm. Tuy vậy, nồng độ vi rút
Dengue đo được trên muỗi Ae. aegypti là trội hơn so với muỗi
Ae. albopictus. Điều này có thể lý giải rằng tỷ lệ nhiễm và
nồng độ nhiễm vi rút Dengue của muỗi phụ thuộc vào tình
trạng muỗi gây nhiễm và thế hệ muỗi được dùng trong gây
nhiễm phịng thí nghiệm. Tóm lại kết quả nghiên cứu này đã
chứng minh rõ ràng cả hai loài muỗi Ae. aegypti và muỗi Ae.
albopictus đều có khả năng nhiễm vi rút Dengue khi gây nhiễm
thực nghiệm, tuy tỷ lệ nhiễm có khác nhau.
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN
5.1. Sự phân bố của hai loài muỗi Ae. aegypti và Ae.
albopictus tại Hà Nội
Tại các điểm dân cư không phải là ổ dịch chỉ số mật độ
muỗi Ae. albopictus chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với Ae.
aegypti, đặc biệt tại khu vực ngoại thành. Tại ổ dịch đang hoạt


động chỉ số mật độ muỗi Ae. aegypti chiếm tỷ lệ cao vượt trội
so với Ae. albopictus. Chỉ số mật độ của cả hai loài muỗi Aedes
cao vào các quý II và III hàng năm và thấp hơn vào các q I
và IV.
5.2. Vai trị truyền bệnh của hai lồi muỗi Ae. aegypti và Ae.
albopictus đối với bệnh SXHD
Xác định được vai trò truyền bệnh SXHD của muỗi Ae.
aegypti ở cả thực địa và trong phịng thí nghiệm, tuy nhiên chỉ
xác định được vai trò truyền bệnh của muỗi Ae. albopictus

trong phịng thí nghiệm mà chưa xác định được vai trò của
chúng ở thực địa.
Tại ổ dịch đang hoạt động mật độ muỗi Ae. aegypti cao
vượt trội so với muỗi Ae. albopictus (94% so với 6%). Xác
định được sự tương quan đồng biến chặt chẽ giữa muỗi Ae.
aegypti với số lượng bệnh nhân và thời gian kéo dài ổ dịch.
Ngược lại khơng tìm thấy mối liên quan nào giữa muỗi Ae.
albopictus và diễn biến ổ dịch. Xác định được vi rút Dengue
trực tiếp trong muỗi Ae. aegypti tại ổ dịch hoạt động (10,4%),
tuy nhiên chưa tìm được vi rút Dengue trong bất cứ muỗi Ae.
albopictus nào tại ổ dịch. Muỗi Ae. aegypti có khả năng nhiễm
vi rút Dengue cao hơn muỗi Ae. albopictus trong phịng thí
nghiệm (8,3% so với 5,0%). Đặc biệt khả năng nhiễm vi rút
Dengue ở phần đầu muỗi Ae. aegypti cao hơn hẳn so với muỗi
Ae. albopictus (8,2% so với 3,3%). Típ vi rút Dengue xác định
trên mẫu muỗi Ae. aegypti và típ vi rút Dengue của bệnh nhân
tại những ổ dịch tương ứng là giống nhau và có sự tương đồng


×