Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

SỰ PHÂN BỐ VÀ VAI TRÒ TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT CỦA HAI PHỨC HỢP LOÀI ĐỒNG HÌNH AN. MINIMUS VÀ AN. DIRUS pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.04 KB, 13 trang )

SỰ PHÂN BỐ VÀ VAI TRÒ TRUYỀN BỆNH SỐT RÉT CỦA HAI
PHỨC HỢP LOÀI ĐỒNG HÌNH AN. MINIMUS VÀ AN. DIRUS


TÓM TẮT
Mục tiêu: (1) Xác định các thành viên trong hai phức hợp loài đồng hình
An.minimus và An.dirus. (2) Đánh giá tập tính sinh học và vai trò truyền KST sốt rét
của các thành viên trong hai phức hợp loài đồng hình.
Phương pháp: Nghiên cứu mô tả, mẫu muỗi được thu thập tại các tỉnh
Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Ninh Thuận, Đak Nông và Gia Lai từ tháng
5/2005-12/2006.
Kết quả và kết luận: nghiên cứu đã xác định An.minimus và An.dirus
phân bố hầu hết ở các điểm điều tra, sự phân bố liên quan đến sinh cảnh rừng,
nguồn nước và không phụ thuộc độ cao (<600m). Xác định An.minimus A và C là
hai thành viện trong phức hợp loài An.minimus, loài A có tập tính gần người và
đây là loài nhiễm với KSTSR; loài C chủ yếu đốt gia súc và chưa xác định nhiễm
KSTSR. An.dirus A là loài duy nhất được xác định trong phức hợp loài An.dirus
và là vector nhiễm KSTSR cao ở khu vực miền Trung-Tây nguyên.
ABSTRACT
Objectives: (1) To define the members in two sibling species complex of
An.minimus and An. dirus. (2) To assess the biologic habits and role to pass
malaria from these mosquitoes to man.
Methods: Descriptive studies, the mosquitoes samples were collected in
Quang Binh, Quang Nam, Binh Dinh, Ninh Thuan, Đak Nong and Gia Lai
provinces from May 2005 to Dec 2006.
Results and conclusions: The mosquitoes were were identified as
An.minimus and An.dirus and have almost distributed on surveillance sites, this
distribution related with forest landscape, water and un-relation with high
level(<600m). An.minimus A and C are two members of An.minimus sibling
species complex, the habit of An.minimus A is human seeking and was infected
with malaria parasites but An.minimus C is mainly seek cattle and un-infected


parasites. An.dirus A is one specie in sibling species complex was identified and
was highly infected with malaria parasites in the Central-Highland.
ĐẶT VẤN ĐỀ
An.minimus và An.dirus là 2 phức hợp loài đồng hình chúng có vai trò
truyền bệnh sốt rét ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên
(1,2,4,5)
. Đã có nhiều công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước sử dụng các kỹ thuật PCR
(3)
, điện di
enzyme
(7)
xác định các loài trong 2 nhóm loài này. Tuy nhiên chưa có công trình
nghiên cứu nào xác định sự phân bố, tập tính sinh học và vai trò truyền bệnh của 2
nhóm loài An.minimus và An.dirus ở khu vực miền Trung-Tây nguyên.
Mục tiêu nghiên cứu
1. Xác định các thành viên trong hai phức hợp loài đồng hình An.minimus
và An.dirus.
2. Đánh giá tập tính sinh học và vai trò truyền KST sốt rét của các thành
viên trong hai phức hợp loài đồng hình An.minimus và An.dirus.
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Địa điểm
-Miền Trung: Quãng Bình, Quãng Nam, Bình Định, Ninh Thuận.
-Tây Nguyên: Gia Lai và Đak Nông
Thời gian nghiên cứu
6/2005-12/2006
Đối tượng nghiên cứu
An. minimus Theobald,1901.
An. dirus Peyton& Harrison,1979.
Phương pháp nghiên cứu

- Điều tra ngang để thu thập mẫu vật theo các vùng địa lý và dịch tễ sốt rét.
- Nghiên cứu hồi cứu các số liệu.
Phương pháp thu thập mẫu vật theo qui trình củaW.H.O, 1979 và Viện Sốt
rét-KST-CT TW,1986, thời gian điều tra tập trung vào các tháng mùa khô và mưa
trong khu vực. Phân tích mẫu vật của An. minimus và An. dirus bằng hình thái
cánh và PCR. Mỗ muỗi và ứng dụng kỹ thuật ELISA để xác định dương tính của
muỗi với KSTSR. Xử lý vàphân tích số liệu theo các phương pháp thống kê sinh
học.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Thành phần loài Anopheles ở Bình Định (15 loài) (bảng 1)
Bình Định là tỉnh có số loài phong phú nhất, Quảng Bình (11 loài), Đak
Nông (9 loài), Ninh Thuận(8 loài), Gia lai (7 loài) và Quảng Nam ( 6 loài). Vector
truyền bệnh An.dirus phân bố hầu hết các điểm điều tra trừ điểm Quảng Nam, số
lượng An. dirus thu thập cao nhất ở Đak Nông, Qủang Bình và Ninh Thuận. An.
minimus có mặt các điểm điều tra trừ điểm GiaLai, số lượng cao nhất ở Quảng
Bình, Qủang Nam. Nhận thấy sự phân bố cuả 2 vector này không phụ thuộc vào
độ cao (< 600m), phụ thuộc vào sinh cảnh, độ dốc của rừng, nguồn nước.
Bảng 1. Thành phần loài và sự phân bố 2 vector An. minimus (1) và An.
dirus (2)
T
ỉnh
Th
ành ph
ần
loài
(
1)
(
2)
Vĩ độ

Kinh
độ
Đ
ộ cao
(m)
G
hi chú
Q
. Bình
11

3
4
2
41
17
0
16’
11,1’’
106
0
35’
10,9’’
5
6
Q
. Nam
6
0
5

1
15
0
09’
06’’
108
0
06’
02,3’’
3
10
G
ia Lai
15

6
4
13
0
39’
59,3’’
108
0
42’
23,9’’
3
48
B
. Định
8

3
1
7
13
0
33’
35,2’’
108
0
57’
24,9’’
1
44
V
ị trí các
điểm
điều tra

Đ
. Nông
7
6
0
12
0
32’
51,6’’
107
0
41’

29,4’’
5
60
N
. Thuận
9
5
7
4
11
0
54’
36,1’’
108
0
49’
55’’
5
5
C
ộng

1
34
3
07


Tập tính sinh học tìm mồi hút máu (bảng 2)
Đối với An.dirus tập tính hút máu tập trung vào phương pháp mồi người

chiếm tỷ lệ 95,65%, trong khi đó gia súc chỉ chiếm tỷ lệ 6,61%.Ngược lại An.
minimus chủ yếu thu thập ở chuồng gia súc với tỷ lệ 93,39% và mồi người là
6,61%. Những kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu của nhiều tác giả
trong nước
(7,8 )

Bảng 2. Tập tính đốt máu của An. minimus và An.dirus ở khu vực miền
Trung-Tây Nguyên
Tỉnh

An. dirus An. minimus
Mồi
người
Gia
súc
M
ồi
người
Gia
súc
Q.
Bình
2 0 3 217
Q.
Nam
0 0 12 7
Bình
Định
4 0 1 2
N.

Thuận
0 0 0 0
Gia
Lai
4 1 0 0
Đak
Nông
12 0 0 0
Cộng

22 1 16 226
Tỷ
lệ(%)
95,65

4,35

6,61

93,39

Phân tích đặc điểm các loài trong phức hợp loài An. minimus, dựa trên đặc
điểm hình thái cánh cho thấy An. minimus A: 25,08%, cánh B:0,56%, cánh
C:73,62%, cánh AB: 0,65%. Trong đó mồi người trong nhà và bẫy đèn trong nhà
chủ yếu An. minimus A. Ngược lại An. minimus C chủ yếu thu thập ở gia súc là
73,3%.Tuy nhiên bước đầu phân tích nhóm loài An. minimus tại 2 tỉnh Quảng
Bình và Đak Nông bằng kỹ thuật PCR cho thấy 12 An. minimus dạng cánh A chỉ
mang đặc điểm di truyền 3A+ 9C, 2 An. minimus B có đặc điểm di truyền 1C+1
An. varuna ( loài khác), 50 An. minimus C có cả di truyền 1A+ 48C+ 1 An.
aconitus (loài khác). Tại Đak Nông kết quả PCR cho thấy 5 An. minimus A hầu

hết có đặc điểm di truyền là A, ngược lại 1 An. minimus C là An. pampanai( loài
khác). Bước đầu cho thấy nhóm loài An. minimus ở Quảng Bình chủ yếu là loài
mang đặc điểm di truyền C và trong nhóm loài An. minimus khi phân loại dựa theo
hình thái ngòai dễ nhầm lẫn với An. aconitus và An. varuna, điều này cũng phù
hợp kết quả
(5)
. Riêng nhóm loài An. minimus ở Đak Nông mặt dù mẫu vật còn ít
nhưng qua phân tích PCR và hình thái ngoài A tương đối phù hợp với dẫn liệu di
truyền A; tuy nhiên dựa vào hình thái ngoài vẫn còn nhầm lẫn giữa An. minimus C
và An. pampanai.
Riêng phức hợp loài An.dirus kết quả xác định dẫn liệu di truyền bằng PCR
chỉ bước đầu xác định là loài An. dirus A
(4)
.
Xác định vai trò truyền bệnh của các vector ở khu vực miền Trung-
Tây nguyên
- Kết quả mổ tìm thoa trùng hay noãn bào KSTSR trong cơ thể muỗi, đã
tiến hành mỗ 49 An. dirus, 33 An. minimus, 43 An. aconitus, 22 An. jeyporiensis
và 50 An. maculatus nhưng kết quả là âm tính
- Kết quả xác định khả năng (+) với kháng thể đơn dòng bằng kỹ thuật
ELISA, dẫn liệu bảng 3 và 4 bước đầu xác định tại Quãng Nam có 2/37 An.
minimus dường tính(+) với cả P.f và P.v 210 là loài An. minimus A, lần đầu xác
định 1/22 An. aconitus (+) với P.v 210. Tại Đak Nông, đã xác định 2/57 An. dirus
(+) với P.v 210. Phân tích khả năng nhiễm KSTSR theo các phương pháp cho thấy
chỉ có phương pháp thu thập mẫu vật bằng bẫy đèn trong nhà có (+) KSTSR ở cả 3
loài An. minimus, An. dirus và An. aconitus.
Bảng 3. Kết quả nhiễm KSTSR trong cơ thể muỗi bằng kỹ thuật ELISA
An.
minimus
An. dirus An.

aconitus
An.
maculatus
Tỉn
h
S
L
(
+)
S
L
(
+)
S
L
(
+)
S
L
(
+)
Quả
ng Bình
1
05
0

1
5
0


0

0

0

0

Quả
ng Nam
3
7
2

0

0

2
2
1

5

0

Bìn
h Định
4


0

5

0

1

0

3

0

Nin
h Thuận
0

0

2
2
0

0

0

0


0

Gia
Lai
0

0

6

0

1

0

0

0

Đak
Nông
4

0

5
7
2


0

0

0

0

Cộ
ng
1
50
2

1
05
2

2
4
1

8

0

SL: số lượng
Bảng 4. Kết quả nhiễm KSTSR theo các phương pháp thu thập
An.

minimus
An. dirus

An.
aconitus
An.
maculatus
Phư
ơng pháp
thu thập
S
L
(
+)
S
L
(
+)
S
L
(
+)
S
L
(
+)
Mồi
người tron
g
nhà

0

0

3
7
0

0

0

0

0

Mồi
3

0

2
0

1

0

1


0

người ng
òai
nhà
1
Bẫy
đèn trong
nhà
3
1
2

4
6
2

2
2
1

0

0

Bẫy
đèn ng
òai
nhà
4


0

0

0

1

0

3

0

Gia
súc
1
12
0

1

0

0

0

4


0

Cộng

1
50
2
1P.f+
1P.v
1
05
2
P.v
2
4
1

P
.v
8

0

KẾT LUẬN
- Bước đầu chỉ xác định 2 loài An.minimus A và C trong phức hợp loài An.
minimums; An. minimus C phân bố chủ yếu ở Qủang Bình còn ở Đak Nông chủ yếu
An. minimus A vàphức hợp loài An.dirus chỉ mới xác định An. dirus A. Sự phân bố
của 2 loài này liên quan đến sinh cảnh rừng, nguồn nước và chưa thấy liên quan đến
độ cao (< 600m).

- Tập tính sinh học của loài An. minimus A gần người và là loài nhiễm
KSTSR ; An. minimus C chủ yếu đốt người vẫn chưa tìm thấy khả năng dương
tính với KSTSR. An. dirus là loài vẫn có tập tính chủ yếu đốt người và dương tính
cao với KSTSR ở khu vực miền Trung-Tây Nguyên.

×