Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Trang phục truyền thống của người thái đen ở huyện mường lò, tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 107 trang )







TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ




NGUYỄN THỊ BÍCH PHƢỢNG




TRANG PHỤC CỦA NGƢỜI THÁI
ĐEN Ở MƢỜNG LÒ, YÊN BÁI



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nhung





HÀ NỘI - 2015


HÀ NỘI - 2015


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cảmơn các
thầy cô khoa Lịch sử trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ tôi tận
tình trong suốt khóa học. Đặc biệt tôi cảmơn sâu sắc sự chỉ bảo của Th.s
Nguyễn Thị Tuyết Nhung – ngƣời hƣớng dẫn trực tiếp tôi thực hiệnkhóa luận
này.
Tôi xin bày tỏ lòng cảmơn chân thànhvề sự giúpđỡ quý báu với Phòng
Văn hóa huyện Văn Chấn, Phòng văn hóa thị xã Nghĩa Lộ, Thƣ viện tỉnh Yên
Bái vàđặc biệt là ngƣời dân ở các thôn, bản vùng Mƣờng Lòđã hỗ trợ tôi
trong quá trình triển khai, điền dã thực tế và hoàn thiệnkhóa luận.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhƣng vì thời gian và năng lực có hạn, nên
khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận đƣợc ý kiến đóng
góp của thầy cô.

Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


Nguyễn Thị Bích Phƣợng








MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm đối tƣợng nghiên cứu 4
3.1. Mục đích nghiên cứu 4
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
3.3. Đối tƣợng nghiên cứu 5
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5
4.1. Nguồn tƣ liệu 5
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 5
5. Bố cục của khóa luận 6
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MƢỜNG LÒ VÀ NGƢỜI THÁI ĐEN Ở MƢỜNG
LÒ, TỈNH YÊN BÁI 7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ MƢỜNG LÒ, TỈNH YÊN BÁI 7
1.1.1. Điều kiện tự nhiên 7
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội 10
1.1.3. Vài nét về lịch sử Mƣờng Lò 13
1.2. NGƢỜI THÁI ĐEN Ở MƢỜNG LÒ, TỈNH YÊN BÁI 16
1.2.1. Tên gọi, dân số và sự phân bố dân cƣ 16
1.2.2. Lịch sử cƣ trú 17


1.2.3. Hoạt động kinh tế 19
1.2.4. Đặc điểm văn hóa – xã hội 21
CHƢƠNG 2: TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở
MƢỜNG LÒ, TỈNH YÊN BÁI 37
2.1. QUY TRÌNH TẠO RA TRANG PHỤC CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở

MƢỜNG LÒ 37
2.1.1. Nguyên liệu tạo ra vải 37
2.1.2. Quy trình tạo ra vải 40
2.1.3. Kỹ thuật dệt, thêu 41
2.2. CÁC LOẠI HÌNH TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI THÁI
ĐEN Ở MƢỜNG LÒ 42
2.2.1. Trang phục trong đời sống thƣờng ngày 42
2.2.1.1. Y phục và trang sức phụ nữ 42
2.2.1.2. Y phục và trang sức nam 59
2.2.1.3. Y phục trẻ em 64
2.2.2. Trang phục lễ hội 66
2.2.3. Trang phục trong tang lễ (Puốc giáo) 68
2.3. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ TRANG PHỤC VÀ VIỆC BẢO TỒN TRANG
PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI THÁI ĐEN Ở MƢỜNG LÒ
TRONG CUỘC SỐNG HIỆN NAY 73
2.3.1. Những biến đổi về trang phục của ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò trong
cuộc sống hiện nay 73
2.3.1.1. Những yếu tố tác động dến sự biến đổi trang phục của ngƣời Thái
Đen ở Mƣờng Lò 73


2.3.1.2. Những biến đổi về trang phục của ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò 76
2.3.2. Vấn đề bảo tồn trang phục truyền thống và những thách thức đặt ra 80
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 95













1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trang phục là một trong những thành tố văn hóa vật thể cơ bản không
thể thiếu đƣợc đối với đời sống con ngƣời. Nó không chỉ có chức năng bảo vệ
con ngƣời về mặt sinh học, phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội mà
còn thể hiện tập quán, nếp sống, trình độ thẩm mỹ và văn hóa các dân tộc,
trong đó có trang phục của dân tộc Thái. Trang phục của ngƣời Thái không
chỉ là niềm tự hào riêng của ngƣời Thái mà còn là một nét văn hóa đặc sắc
trong kho tàng văn hóa vật thể của dân tộc.
Về ý nghĩa khoa học: Dƣới góc độ văn hóa, lịch sử, nghiên cứu trang
phục sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những nét đặc trƣng tộc ngƣời và các mối
quan hệ liên quan. Từ đó, có thêm những cứ liệu khoa học, làm cơ sở vững
chắc cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của ngƣời Thái ở mƣờng
Lò nói riêng.
Về ý nghĩa thực tiễn: Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế, sự biến đổi về kinh tế kéo theo những biến đổi về
văn hóa, lối sống… Trong đó, sự biến đổi về trang phục đang diễn ra ngày
càng mạnh mẽ. Xu hƣớng hòa đồng về lối sống, đặc biệt là về trang phục
ngày càng tăng. Đây là vấn đề bức xúc đang đặt ra đối với việc nghiên cứu về
trang phục của các dân tộc nói chung và ngƣời Thái nói riêng, có ý nghĩa thực

tiễn lớn lao nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của
ngƣời Thái ở Mƣờng Lò trong bối cảnh giao lƣu và hội nhập.
Trang phục truyền thống của mỗi dân tộc là dấu hiệu đặc trƣng nhất để
nhận biết và phân biệt các dân tộc với nhau, nó là kết tinh văn hóa truyền
thống của mỗi dân tộc. Trang phục truyền thống của các dân tộc đã góp phần
làm phong phú, đậm đà cho nền văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên, nét đặc sắc đó

2

đang dần mai một, lãng quên khiến cho việc bảo tồn trang phục gặp rất nhiều
khó khăn.
Mƣờng Lò, Yên Bái là vùng đất chứa đựng nhiều giá trị văn hóa cổ, là
nơi sinh tụ của nhiều tộc ngƣời, với một nền văn hóa dân gian đa sắc thái.
Những giá trị ấy, đƣợc thể hiện trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống của
ngƣời dân nơi đây, trong đó có trang phục. Trang phục là yếu tố thiết thực
trong đời sống của con ngƣời, nó không chỉ tồn tại dƣới dạng vật chất cụ thể
trong đời sống hằng ngày mà còn in đậm dấu ấn trong đời sống tƣ tƣởng, tình
cảm, trong những giá trị tinh thần của ngƣời Thái. Vì vậy tôi đã quyết định
chọn đề tài “Trang phục truyền thống của người Thái Đen ở Mường Lò, tỉnh
Yên Bái” làm luận văn tốt nghiệp, với mong muốn sẽ góp phần giới thiệu về
một nét văn hóa của địa phƣơng mình; góp phần vào việc bảo tồn và phát huy
các giá trị văn hóa truyền thống qua trang phục của ngƣời Thái tại quê hƣơng.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Yên Bái, ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò là một trong những tộc ngƣời
tiêu biểu.Tuy nhiên việc nghiên cứu về ngƣời Thái Đen nơi đây chƣa đƣợc
quan tâm đúng mức. Từ trƣớc tới nay hầu nhƣ chƣa có công trình chuyên
khảo nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về văn hóa Thái ở
Mƣờng Lò, chỉ có một số công trình viết về ngƣời Thái ở Tây Bắc có nhắc
đến ngƣời Thái Mƣờng Lò nhƣng chỉ dừng ở mức độ so sánh, liên hệ sơ lƣợc.
Có thể kể đến các tác phẩm nhƣ: Tác giả Trần Bình, trong tác phẩm Văn hóa

các dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2007; đã đi
sâu nghiên cứu về văn hóa của các tộc ngƣời thiểu số vùng Tây Bắc, trong đó
có dân tộc Thái. Nhà nghiên cứu Cầm Trọng, có tác phẩm Người Thái ở Tây
Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978. Công trình này mang tính
chất tổng quan về lịch sử cƣ trú, văn hóa, xã hội, kinh tế… của ngƣời Thái ở
Tây Bắc từ khi di cƣ vào Việt Nam; công trình này có nhắc Mƣờng Lò là quê

3

tổ của ngƣời Thái Đen nhƣng chỉ khái quát chung về vùng đất này. Cuốn
“Những hiểu biết về người Thái ở Việt Nam” của Cầm Trọng, Phan Hữu Dật,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1995; với nội dung là giới thiệu văn hóa Thái
trong lịch sử Việt Nam, sự phân chia thành các vùng văn hóa, các nhóm địa
phƣơng, nơi cƣ trú, sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt ăn uống, ở, mặc, đi lại, quan
hệ gia đình, xã hội. Những công trình này có đề cập đến trang phục của ngƣời
Thái nhƣng không đi sâu vào nghiên cứu về trang phục của ngƣời Thái Đen ở
Mƣờng Lò mà chỉ dừng lại ở mức độ khái quát một cách sơ lƣợc về trang
phục của ngƣời Thái Tây Bắc nói chung.
Tác giả Lê Ngọc Thắng, với tác phẩm Trang phục cổ truyền của người
Thái ở Tây Bắc Việt Nam và nghệ thuật trang phục Thái, Nxb Văn hóa dân
tộc – Trung tâm văn hóa Việt Nam, Hà Nội, 1990, “Nghệ thuật trang phục
Thái”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1990; có đi sâu nghiên cứu về trang
phục của ngƣời Thái , nghệ thuật trang trí trên vải, các đồ án hoa văn đƣợc
thêu trên trang phục và các đồ vật bằng vải… Tác giả Nguyễn Thị Thanh
Nga, với công trình nghiên cứu Nghề dệt của người Thái ở Tây Bắc Trong
cuộc sống hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2003; tác phẩm trên có đi
sâu vào nghiên cứu về trang phục và nghề dệt truyền thống của ngƣời Thái
nhƣng phạm vi nghiên cứu lại là ở Mai Châu (Hòa Bình) và Yên Châu (Sơn
La), tuy có nhắc đến trang phục của ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò nhƣng chỉ
dừng ở mức độ so sánh, liên hệ một cách sơ lƣợc. Tác giả Phạm Ngọc Khuê

với “Mỹ thuật dân tộc Thái ở Việt Nam” trong đó giới thiệu về nghệ thuật
kiến trúc, nghệ thuật trang trí trên vải, trang sức, đồ gốm. Tác phẩm này
không đề cập đến ngƣời Thái ở Mƣờng Lò.
Viết về Mƣờng Lò có công trình của Hội văn nghệ dân gian Việt Nam
“Tìm hiểu một số tục cúng vía của người Thái Đen ở Mường Lò” của nhóm
tác giả Hoàng Thị Hạnh- Lò Văn Biến- Nguyễn Mạnh Hùng. Hai áng sử thi

4

của ngƣời Thái là “Quắm tố mương” (Kể chuyện bản mƣờng) và “Táy pú
xấc” (Dõi theo bƣớc đƣờng chinh chiến của cha ông) là hai tác phẩm đã dựng
nên quá trình di cƣ - tụ cƣ và sinh sống của ngƣời Thái Đen. Những công
trình trên ít nhiều có nghiên cứu về một số mặt của văn hóa Mƣờng Lò,
nhƣng chƣa đi sâu vào nghiên cứu có hệ thống, chi tiết về trang phục của
ngƣời Thái Đen nơi đây. Vì thế, đây cũng là một trong những lý do khiến tôi
chọn đề tài và địa điểm này để nghiên cứu. Tuy nhiên, đây là những tài liệu
tham khảo vô cùng quý báu, tạo điều kiện, cơ sở cho tôi nghiên cứu đề tài về
trang phục của ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò, tỉnh Yên Bái.
3. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này nhằm giới thiệu trang phục truyền thống và những
biến đổi trong trang phục của ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò, tỉnh Yên Bái.
Thông qua đó, giới thiệu các giá trị của trang phục Thái trong đời sống
tâm linh, văn hóa xã hội.
Bƣớc đầu đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá
trị văn hóa truyền thống qua trang phục của ngƣời Thái ở Mƣờng Lò, vốn
đang bị mai một dần trong quá trình phát triển dƣới tác động của nền kinh tế
thị trƣờng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đi thực tế ở vùng đồng bào ngƣời Thái sinh sống để thu thập tài liệu

nghiên cứu về trang phục ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò – Yên Bái.
Nghiên cứu những giá trị văn hóa của trang phục trong đời sống văn hóa
tâm linh, văn hóa xã hội.

5

3.3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: trang phục truyền thống và những biến đổi về
trang phục của ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò, tỉnh Yên Bái.
Về không gian: là vùng đất Mƣờng Lò (bao gồm huyện Văn Chấn và
thị xã Nghĩa Lộ).
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tƣ liệu
Tư liệu thành văn: nhữngbài viết, nghiên cứu trên các sách, báo, khóa
luận tốt nghiệp về tình hình kinh tế của Mƣờng Lò (gồm huyện Văn Chấn và
thị xã Nghĩa Lộ), văn hóa dân gian, các tục lệ cƣới xin, văn hóa ẩm thực và
trang phục của dân tộc Thái, hoa văn trên các sản phẩm thêu dệt của ngƣời
Thái Đen ở Mƣờng Lò. Các bài viết, nghiên cứu về trang phục của ngƣời
Thái, sự biến đổi trang phục qua các thời kỳ. Những báo cáo của thị xã Nghĩa
Lộ và huyện Văn Chấn về dân số các tộc ngƣời trong huyện, diện tích đất đai,
tình hình văn hóa.
Tư liệu điền dã: qua quá trình nghiên cứu, tôi đã lấy tƣ liệu do đồng bào
Thái, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, nghiên cứu lịch sử địa phƣơng
cung cấp. Ngoài ra, trực tiếp quan sát quá trình dệt vải, may, thêu của đồng
bào Thái nơi đây.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khóa luận đƣợc tiến hành bằng nhiều phƣơng pháp cụ thể.
Thu thập tài liệu thành văn.
Phƣơng pháp điền dã dân tộc học và xã hội học tộc ngƣời. Đây là hai
“công cụ” cơ bản đƣợc sử dụng triệt để trong quá trình thu thập thông tin.


6

Phƣơng pháp tổng hợp – hệ thống – phân tích đƣợc áp dụng trong việc
xử lý thông tin.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm, nhằm khai thác thêm
thông tin phục vụ mục đích nghiên cứu.
Phƣơng pháp khảo sát thực tế: Quá trình thực hiện khoá luận đòi hỏi
phải tiến hành một số đợt thực địa, khảo sát các đối tƣợng nghiên cứu tại
Mƣờng Lò nhằm đƣa ra những đánh giá xác thực và có thông tin đầy đủ về
các đối tƣợng nghiên cứu.
Phƣơng pháp liên ngành: địa lý học, dân tộc học, văn hóa học.
5. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục khóa luận
đƣợc chia làm 2 chƣơng chính nhƣ sau:
Chƣơng 1: Khái quát về Mường Lò và người Thái Đen ở Mường Lò,
tỉnh Yên Bái.
Chƣơng 2:Trang phục truyền thống của người Thái Đen ở Mường Lò,
Yên Bái.





7

CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ MƢỜNG LÒ VÀ NGƢỜI THÁI ĐEN
Ở MƢỜNG LÒ, TỈNH YÊN BÁI

1.1. KHÁI QUÁT VỀ MƢỜNG LÒ, TỈNH YÊN BÁI

1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Cánh đồng Mƣờng Lò – vựa lúa lớn thứ hai của khu vực Tây Bắc thuộc
huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ của tỉnh Yên Bái.Mƣờng Lò nổi tiếng với
“gạo trắng nƣớc trong”, nơi từ lâu đƣợc mệnh danh là một trong bốn cánh
đồng lớn của miền Tây Bắc qua câu nói quen thuộc “Nhất Thanh, nhì Lò, tam
Than, tứ Tấc” (tức là Mƣờng Thanh – Điện Biên, Mƣờng Than – Than Uyên
và Mƣờng Tấc – Phù Yên). Nơi đây còn đƣợc biết đến là cái nôi của ngƣời
Thái Tây Bắc.
Mƣờng Lò thuộc phía Tây của tỉnh Yên Bái là nơi có địa hình đa dạng
với nhiều con suối, mƣơng, ngòi. Vùng lòng chảo này đƣợc hình thành do sự
chênh lệch về độ cao của các dãy núi và sự chia cắt đột ngột của dãy Hoàng
Liên Sơn từ Nghĩa Lộ đến đèo Lũng Lô, nơi có đƣờng Yên Bái – Sơn La chạy
qua – để lại một vùng đồi thấp và núi thấp tỏa rộng từ hữu ngạn sông Hồng
tới tả ngạn sông Đà tạo ra những thung lũng và bồn địa đƣợc phù sa bồi lấp
khá rộng ở Tú Lệ, Gia Hội và Mƣờng Lò [16; tr.9].
Cánh đồng Mƣờng Lò rộng khoảng 2300 ha, địa thế dốc dần từ phía nam
xuống phía bắc. Độ cao tuyệt đối so với mực nƣớc biển từ 260 đến 280 mét.
Cao nhất của vùng lòng chảo là địa bàn của xã Phúc Sơn, Thạch Lƣơng
(thuộc huyện Văn Chấn), thấp nhất là xã Sơn A, Sơn Lƣơng (thuộc thị xã
Nghĩa Lộ). Đồng bằng Mƣờng Lò, phía Đông có dãy núi Bu và núi Dông;
phía Tây là dãy núi Sà Phình, hai dãy núi này vòng ra nhƣ một vành đai kiên
cố bảo vệ 9 xã vùng đồng bằng Mƣờng Lò. Nhìn từ núi cao xuống, theo quan

8

niệm xƣa, đây là thế “tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ”, một thế địa hình để
dựng nghiệp muôn đời.
Mƣờng Lò đƣợc thiên nhiên ƣu đãi với hệ thống suối ngòi phong phú
chảy vào cánh đồng nhƣ: Ngòi Thia (156km) phần chảy vào lòng chảo là
20km, bắt nguồn từ xã Phúc Sơn kết thúc tại xã Sơn Lƣơng; Ngòi Nậm Tăng;

ngòi Nhì; ngòi Nậm Đông (Ngòi Nung); ngòi Min (Gia Hội). Các suối ngòi
này là nguồn thủy sinh cho việc cấp nƣớc ở cánh đồng Mƣờng Lò - cũng là
nơi có tổng trữ năng về điện khá lớn, cung cấp thức ăn về thuỷ sản. Toàn bộ
vùng lòng chảo Mƣờng Lò là đất phù sa của các con ngòi bồi tụ từ xa xƣa
(thời cổ). Đất vùng ven lòng chảo là đất diệp thạch (đƣợc phân hoá từ cây) và
sa thạch (đƣợc phân hóa từ đá) do đất trôi từ núi sau những trận mƣa. Đất đai
ở Mƣờng Lò vì thế chủ yếu là đất phù sa, đây là điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển nông nghiệp, thâm canh mùa vụ của đồng bào ở nơi đây.
Khí hậu nơi đây mang tính chất á nhiệt đới. Trong năm có hai mùa rõ rệt:
mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 11 (thƣờng gây lũ lụt), mùa khô từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau (lƣợng mƣa ít, thời tiết khô hanh, do đó mùa đông ở đây
lạnh nhƣng không ẩm ƣớt). Cũng do địa thế của vùng lòng chảo nên ở đây ít
có bão lớn mà chỉ có lốc cục bộ hoặc lũ quét.
Đặc điểm khí hậu nhƣ trên có ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống cũng nhƣ
tập quán của ngƣời Thái nơi đây, nhất là văn hóa mặc. Khí hậu nơi đây phù
hợp cho việc trồng cây bông, cây chàm, cây dâu – nguyên liệu chính để làm
ra trang phục, thêm vào đó ngƣời Thái có tập quán trồng cây chàm, cây hỏm
quanh nhà để làm nguyên liệu nhuộm vải sợi bông. Trang phục đƣợc làm từ
các loại vải có chất liệu làm từ đay, lanh, tằm, bông… đƣợc ngƣời dân ƣu tiên
sử dụng vì phù hợp với khí hậu nơi đây.

9

Cƣ dân sinh sống chủ yếu tập trung quanh vùng lòng chảo Mƣờng Lò
nhƣng thuộc địa giới hành chính của huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.
Huyện Văn Chấn thuộc phía Tây Nam của tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện
Mù Cang Chải, phía Đông giáp huyện Văn Yên, phía Tây Nam giáp huyện
Trạm Tấu, phía Nam giáp huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ và huyện Phù Yên
tỉnh Sơn La. Huyện Văn Chấn có diện tích tự nhiên 122.390,6 ha, dân số trên
145.000 ngƣời, gồm 13 dân tộc anh em sinh sống trong đó ngƣời Kinh (Việt)

chiếm 42%, ngƣời Thái chiếm 23% ngoài ra còn một số dân tộc khác nhƣ
Tày, Mông, Dao. Huyện Văn Chấn gồm 31 đơn vị hành chính trực thuộc: 28
xã, 3 thị trấn với 351 thôn, bản, tổ dân phố. Văn Chấn đƣợc chia làm hai tiểu
vùng: vùng trong gồm 23 xã - thị trấn lấy Đèo Ách làm ranh giới; vùng ngoài
gồm 8 xã. Ngƣời Thái Đen sinh sống tại một số xã của huyện Văn Chấn
quanh cánh đồng Mƣờng Lò nhƣ: Phù Nham, Sơn Thịnh, Hạnh Sơn, Phúc
Sơn, Sơn Lƣơng, Sơn A, Thạch Lƣơng, Gia Hội. Phần lớn còn lại của vùng
lòng chảo Mƣờng Lò thuộc địa giới của thị xã Nghĩa Lộ [29; tr.47 - 50].
Nghĩa Lộ là thị xã miền núi, là trung tâm kinh tế - văn hóa – xã hội vùng
phía Tây của tỉnh Yên Bái. Thị xã cách thành phố Yên Bái khoảng hơn 80 km
đƣờng bộ theo quốc lộ 32.Phía Bắc, phía Đông, phía Nam giáp huyện Văn
Chấn, phía Tây giáp huyện Trạm Tấu của tỉnh. Với diện tích 2966,6 ha, dân
số 25.486 ngƣời cƣ trú trên địa bàn 4 phƣờng (Trung Tâm, Cầu Thia, Pú
Chạng, Tân An) và 3 xã (Nghĩa An, Nghĩa Phúc, Nghĩa Lợi). Thị xã có 17
dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó dân tộc Thái chiếm 44,57%, dân
tộc Kinh chiếm 43,35% [1; tr.5].
Qua quá trình lịch sử và các lần thay đổi địa dƣ hành chính, Mƣờng Lò
nằm trong địa giới huyện Văn Chấn và sau này lại thuộc cả hai đơn vị hành
chính là thị xã Nghĩa Lộ (thuộc tỉnh Yên Bái). Nhƣ vậy, khi nhắc đến Văn

10

Chấn - Nghĩa Lộ là nói đến Mƣờng Lò. Mƣờng Lò trở thành điểm kết nối, hội
tụ, kết tinh văn hóa đậm nét, riêng có của ngƣời Thái Đen ở Yên Bái nói riêng
và trung tâm văn hoá của ngƣời Thái Tây Bắc Việt Nam nói chung.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội
Nằm trong khu vực hội tụ đông dân tộc anh em, khu vực Mƣờng Lò có
17 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái chiếm số đông, cùng một số
dân tộc tiêu biểu khác nhƣ dân tộc Kinh, dân tộc Tày, dân tộc Mƣờng, Mông,
Dao, Khơ Mú…Cƣ dân của Mƣờng Lò mang đặc trƣng của cƣ dân thành thị

miền núi Tây Bắc.
Về nông - lâm nghiệp: Mƣờng Lò là một trong bốn cánh đồng rộng lớn
của Tây Bắc. Cánh đồng Mƣờng Lò rộng lớn, bằng phẳng, đất đai màu mỡ,
khí hậu ôn hòa rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với nhiều loại gạo
ngon, đặc sản. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc định cƣ, tụ cƣ và sinh sống
lâu đời của ngƣời Thái Đen nơi đây cũng nhƣ các dân tộc anh em khác.
Trong sản xuất nông nghiệp, đồng bào đã tích cực chuyển đổi cơ cấu
mùa vụ, giống cây trồng, công tác khuyến nông đƣợc cán bộ địa phƣơng đẩy
mạnh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Vì vậy năng suất một số loại
cây trồng nhất là cây lúa tăng nhiều so với những năm trƣớc đây. Sản xuất
lâm nghiệp ở quy mô nhỏ.
Về tiểu thủ công nghiệp: Các ngành nghề thủ công truyền thống tiêu biểu
là dệt vải thổ cẩm, chế biến gỗ, chế biến lƣơng thực, thực phẩm tiếp tục đƣợc
duy trì. Bên cạnh đó, các ngành cơ khí sửa chữa, cơ khí xây dựng, sản xuất
vật liệt xây dựng, sản xuất nƣớc sạch cũng đã từng bƣớc có sự phát triển.
Dệt thổ cẩm với các sản phẩm đa dạng nhƣ vải, chăn, quần áo, túi, khăn
và các loại đệm bông lau, bông gạo, đệm ghế, gối trƣớc đây chỉ phục vụ

11

cho sinh hoạt của cá nhân và gia đình nay đã trở thành hàng hóa. Chế biễn gỗ
mỹ thuật cũng là một trong những ngành nghề mới đƣợc hình thành. Các
ngành nghề may mặc, xay xát, chế biến lƣơng thực, thực phẩm có bƣớc phát
triển mạnh, đáp ứng nhu cầu của vùng và khu vực lân cận. Tuy nhiên, các
ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có quy mô, giá trị sản xuất còn nhỏ bé, chƣa
có thị trƣờng ổn định, chƣa tạo đƣợc một thƣơng hiệu riêng cho sản phẩm của
vùng.
Về thương mại - dịch vụ, du lịch: Đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của
vùng, có nhiều tiềm năng phát triển. Với vị trí là trung tâm giao lƣu buôn bán,
trao đổi hàng hóa của khu vực, các cửa hàng và chợ đã hình thành nên một hệ

thống thƣơng mại khá sôi động ở khu vực này. Từ lâu, miền đất này đã trở
thành một trong những trung tâm kinh tế - văn hóa tƣơng đối sầm uất trong
tỉnh và các khu vực lân cận. Thời kỳ thực dân Pháp cai trị năm 1935, chợ
Nghĩa Lộ đã đƣợc xây dựng trở thành chợ lớn thứ hai của tỉnh Yên Bái. Sau
khi thị xã đƣợc tái lập, chợ Mƣờng Lò đã đƣợc quy hoạch, đầu tƣ, xây dựng
lại trở thành một trong những trung tâm thƣơng mại lớn nhất của tỉnh Yên
Bái. Hàng hóa ở đây khá phong phú, đa dạng. Bên cạnh những sản phẩm công
nghiệp hiện đại còn có rất nhiều nông sản, sản phẩm thủ công truyền thống
phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của nhân dân và trao đổi thƣơng mại. Có thể
gọi chợ Mƣờng Lò là chợ đầu mối vì phần nào đã đáp ứng đƣợc nhu cầu trao
đổi hàng hóa trong vùng và các khu vực lân cận.
Dịch vụ du lịch có nhiều tiềm năng đặc biệt khi Mƣờng Lò là điểm đến
nằm trong Chƣơng trình du lịch về cội nguồn của 3 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái,
Lào Cai. Dịch vụ y tế, văn hóa, giáo dục bƣớc đầu đƣợc mở rộng trong những
năm gần đây.

12

Văn hóa – xã hội: Cùng với sự phát triển về kinh tế, các mặt văn hóa xã
hội ở Mƣờng Lò đạt trình độ phát triển khá cao. Khu di tích lịch sử Căng -
Đồn Nghĩa Lộ đã đƣợc Bộ Văn hoá xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa cấp
quốc gia, là nhà tù (căng) giam giữ tù chính trị của thực dân Pháp. Đây không
chỉ là nơi tƣởng niệm mà còn là một địa điểm du lịch thu hút du khách đến
tìm hiểu truyền thống lịch sử cách mạng, văn hóa của địa phƣơng; Bảo tàng
Yên Bái - Chi nhánh Nghĩa Lộ, Khu tƣởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đƣợc công nhận là một trong hệ thống Bảo tàng Hồ Chí Minh cả nƣớc. Nhiều
thôn, bản, tổ dân phố đã có nhà văn hóa. Nhìn chung đời sống vật chất, tinh
thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn khu vực đã đƣợc cải thiện trong
những năm gần đây, song tỷ lệ hộ nghèo cũng còn khá cao (Năm 2005, tỷ lệ
hộ nghèo theo tiêu chí mới còn chiếm đến 31,7%) [2, tr.50-54].

Ở Mƣờng Lò cùng với đa số ngƣời dân theo tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên,
cha mẹ và những ngƣời có công với quê hƣơng, đất nƣớc còn có một bộ phận
giáo dân theo đạo Công giáo. Nhà thờ Nghĩa Lộ đƣợc hình thành những năm
đầu thế kỷ XX, do linh mục Vĩnh (Coóc – nít) đƣa giáo dân từ Thái Bình lên
lập đồn điền. Với chủ trƣơng tôn trọng tự do tín ngƣỡng, tự do tôn giáo của
Đảng và Nhà nƣớc, mỗi ngƣời dân theo tôn giáo cũng nhƣ không theo tôn
giáo ở Mƣờng Lò đều lấy mục tiêu sống đoàn kết, tƣơng thân, tƣơng ái, chung
sức, chung lòng xây dựng quê hƣơng, đất nƣớc.
Là một miền đất giàu truyền thống văn hoá, Mƣờng Lò đƣợc coi là xứ sở
của nhiều lễ hội, cái nôi tạo nên sắc thái văn hoá khá riêng biệt, đậm đà bản
sắc dân tộc, nhất là mỗi khi Xuân về, Tết đến, mùa màng thu hoạch xong
xuôi. Lễ hội nào cũng chứa đựng một tâm tƣởng vừa kín đáo, vừa lan toả, bao
trùm lên nó là sự thờ cúng, tôn vinh các vị thần linh, các siêu nhân có công
với bản, với quê hƣơng, đất nƣớc, với tổ tiên. Lễ hội cũng là dịp giải trí, vui

13

chơi, giao lƣu, củng cố tình làng xóm, từ lễ hội này trai gái đƣợc giao duyên,
nhiều đôi nên vợ, nên chồng. Lễ hội đã góp phần bồi đắp và phát triển ý thức
cộng đồng. Ở đây có những lễ hội đặc sắc nhƣ lễ hội hoa ban, lễ hội “lồng
tồng” (hội xuống đồng), lễ hội “xên hươn - xên bản - xên mường” (cúng nhà,
cúng bản, cúng mƣờng) cầu cho sức khoẻ, làng bản ấm no, mùa màng bội thu,
mƣa thuận gió hoà, trâu bò đầy chuồng, thóc lúa đầy nhà ; lễ hội trò chơi, lễ
hội ẩm thực Gắn liền với lễ hội là các trò chơi truyền thống của các dân tộc
nhƣ kéo co, ném còn, tómắclẹ, đánh yến, đu chà Những trò chơi không chỉ
vui, hứng thú mà còn có ý nghĩa giao duyên, tỏ tình đậm đà.
Mỗi dân tộc ở Mƣờng Lò có một bản sắc văn hoá riêng, độc đáo nhƣng
luôn song hành hoặc hoà quyện vào nhau tạo nên một vùng đất văn hoá đặc
sắc mà ít nơi có đƣợc đó là văn hoá Mƣờng Lò.
1.1.3. Vài nét về lịch sử Mƣờng Lò

Theo các nhà nghiên cứu khoa học về sự thiên di của các ngành Thái
Tây Bắc Việt Nam, về ngƣời Thái ở Tây Bắc Việt Nam…, đặc biệt qua hai
cuốn sử thi của ngƣời Thái Đen: “Quắm tố mương” (kể chuyện bản mƣờng)
và “Táy pú xấc” (dỗi theo bƣớc đƣờng chinh chiến của cha ông), vào khoảng
thế kỷ XI - XII ngành Thái Đen do Tạo Xuông và Tạo Ngần dẫn đƣờng di cƣ
từ Mƣờng Ôm, Mƣờng Ai đến Mƣờng Lò cƣ trú. Đoàn ngƣời đặt chân đầu
tiên đến Mƣờng Min (nay là xã Gia Hội, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) rồi
vào vùng lòng chảo Mƣờng Lò rộng lớn. Thuở ấy, Mƣờng Lò còn là vùng đất
mênh mông hoang vắng. Tổ tiên ngƣời Thái Đen đã dừng lại đây sinh sống và
cùng nhau khai phá thành ruộng đồng [23; tr.87].
Tạo Xuông, Tạo Ngần xuống dựng Mƣờng Lò Luông. Cùng theo có các
họ Lò, Lƣờng, Quàng, Lèo, Tòng. Những họ này tôn họ Lò làm chủ… Xây
dựng xong Mƣờng Lò, Tạo Ngần về Mƣờng Bỏ Té. Còn Tạo Xuông ở lại, lấy

14

vợ ở đó sinh con là Tạo Lò. Tạo Lò lấy vợ sinh ra bẩy ngƣời con trai là: Ta
Đúc, Ta Đẩu, Lặp Li, Lò Li, Lạng Ngạng, Lạng Quang và Lạng Chƣợng….
Tạo Lò chia đất cho các con đi làm chúa. Ta Đúc ăn Lò Luông; Ta Đẩu ăn Lò
Cha; Lặp Li ăn Lò Gia; Lò Li ăn Mƣờng Min; Lạng Ngạng ăn Mƣờng Vân,
Mƣờng Vành; Lạng Quang ăn Xí xam bản Lọm… Riêng Lạng Chƣợng là con
út Tạo Lò không có mƣờng để “ăn”… Chúa Lạng Chƣợng… triệu tập binh
tƣớng, dân chúng, kéo nhau đi tìm mƣờng… [33; tr.56].
Khi ngƣời Thái Đen xuất hiện ở Mƣờng Lò, vùng lòng chảo này đã đƣợc
chia làm ba vùng: Mƣờng Lò Luông (tức Mƣờng Lò lớn là nơi trung tâm của
vùng lòng chảo, cũng là trung tâm của toàn châu mƣờng); Mƣờng Lò Gia (gọi
tắt là Mƣờng Gia) và Mƣờng Lò Cha (gọi tắt là Mƣờng Cha). Và do đó
Mƣờng Lò là Mƣờng Xam Lò (Mƣờng Ba Lò). Ngoài phạm vi vùng lòng
chảo, Mƣờng Lò còn gồm những mƣờng nhỏ khác nhƣ mƣờng Hồng, mƣờng
Hằng (nay là huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái); mƣờng Nặm, mƣờng Piu (nay là

xã Thƣợng Bằng La, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), mƣờng Mẻng, mƣờng
Pục (nay thuộc xã Đại Lịch, huyện Văn Chấn); mƣờng Min ( nay là xã Gia
Hội, huyện Văn Chấn); mƣờng Lùng (nay là xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn) [21;
tr.313-314].
Trong lịch sử của ngƣời Thái Đen, Mƣờng Lò là nơi sinh quán của Lò
Lạng Chƣợng - ngƣời sau này dẫn dắt ngƣời Thái Đen đi chinh phục những
vùng đất mới: vùng Sông Đà, sông Mã và xâm nhập sâu hơn nữa đất đai miền
Tây Bắc, kết thúc bằng việc dựng mƣờng trung tâm ở cánh đồng Mƣờng
Thanh (ngày nay là Điện Biên), biến nơi đây thành nơi thu hút ngƣời Thái từ
nhiều miền về hội tụ cƣ trú. Đến bây giờ ngƣời Thái Đen vẫn giữ đƣợc tập tục
mỗi khi cha mẹ, ông bà qua đời đều đƣa hồn ngƣời chết trở lại Mƣờng Lò quê
tổ rồi mới tiếp tục về với Đẳm (tổ tiên) ở cõi trời [20; tr.313].

15

Các tác phẩm của ngƣời Việt nhƣ “Dƣ địa chí” của Nguyễn Trãi, “Đại
Việt sử ký toàn thƣ” của Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê, “Kiến văn tiểu
lục” của Lê Quý Đôn, “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán triều
Nguyễn, hay những tác phẩm về địa dƣ nhƣ: Địa danh và tài liệu lƣu trữ về
làng xã Bắc Kỳ; Tên làng xã và địa dƣ các tỉnh Bắc Kỳ…đều không nhắc tới
địa danh Mƣờng Lò. Nhà nghiên cứu Cầm Trọng xác nhận Mƣờng Lò còn có
tên là Văn Chấn. Đinh Xuân Vịnh lại cho rằng Mƣờng Lò là thổ âm của châu
Văn Chấn, tỉnh Hƣng Hóa xƣa. Nhƣ vậy, Mƣờng lò có liên quan đến một địa
danh hành chính nhà nƣớc là Văn Chấn [16; tr.7].
Thời Hùng Vƣơng, Văn Chấn thuộc bộ Tân Hƣng, đến thời Âu Lạc
thuộc bộ Giao Chỉ. Qua hàng nghìn năm Bắc thuộc và các triều đại Ngô,
Đinh, Tiền Lê nhiều lần thay đổi phiên hiệu, đến thời Lý Văn Chấn thuộc đất
Châu Đăng. Đời Trần gọi là đạo Đà Giang. Năm Quang Thái thứ 10 (1397)
đời Trần Thuận Tông lại đổi thành trấn Thiên Hƣng. Thời thuộc Minh thuộc
đất hai châu trực lệ là Gia Hƣng và Quy Hóa. Năm 1469, Lê Thánh Tông định

lại bản đồ cả nƣớc để thống nhất các phủ, huyện vào các đạo thừa tuyên. Lúc
này huyện Văn Chấn cùng các huyện Trấn Yên, châu Văn Bàn nằm trong địa
phận phủ Quy Hóa, đạo thừa tuyên Hƣng Hóa. Năm 1490, đạo thừa tuyên
Hƣng Hóa đổi thành xứ Hƣng Hóa. Sang đời Hồng Thuận (1509 – 1516) đổi
thành trấn Hƣng Hóa. Đến triều Nguyễn, Văn Chấn thuộc vùng Thập Châu,
tỉnh Hƣng Hóa, sau đó là vùng Tam tổng Nghĩa Lộ, thuộc tỉnh Hƣng Hóa.
Thời thuộc Pháp, châu Văn Chấn thuộc hạt Nghĩa Lộ, tỉnh Lào Cai. Ngày 11
tháng 4 năm 1900 thực dân Pháp đã lấy các hạt Bảo Hà, Nghĩa Lộ, Yên Bái
và châu Lục Yên của tỉnh Tuyên Quang để thành lập tỉnh Yên Bái. Châu Văn
Chấn lúc này trở thành một huyện của tỉnh Yên Bái. Qua nhiều lần thay đổi
địa dƣ hành chính, từ tháng 5 năm 1955 đến tháng 8 năm 1991, Văn Chấn
chính thức trở thành một trong 7 huyện của tỉnh Yên Bái. Năm 1995, thị xã

16

Nghĩa Lộ đƣợc thành lập thuộc tỉnh Yên Bái trên cơ sở thị trấn Nghĩa Lộ và
một phần thuộc huyện Văn Chấn. Huyện Văn Chấn tách khỏi thị xã Nghĩa Lộ
và xây dựng trung tâm huyện tại khu vực xã Sơn Thịnh [4; tr.8 - 9].
Đất Mƣờng Lò cổ ngày trƣớc rất rộng trên cả bốn huyện phía Tây của
tỉnh Yên Bái, không riêng ở vùng lòng chảo Mƣờng Lò; bởi vậy mà địa bàn
cƣ trú của ngƣời Thái rất rộng. Cùng với ngƣời Thái, các dân tộc anh em khác
cùng cƣ trú đã tạo ra một vùng văn hóa đa sắc màu, phong phú và đặc
sắc.Mƣờng Lò ngày nay không chỉ còn là một vùng đất cổ giàu tiềm năng và
phát triển du lịch sinh thái, du lịch nhân văn và văn hóa tộc ngƣời mà còn là
vùng đất lƣu giữ đƣợc nhiều giá trị văn hóa cổ truyền mang tính chất nguyên
sơ của văn hóa truyền thống.
1.2. NGƢỜI THÁI ĐEN Ở MƢỜNG LÒ, TỈNH YÊN BÁI
1.2.1. Tên gọi, dân số và sự phân bố dân cƣ
Ở Yên Bái, tên ngƣời Thái đƣợc dùng chính thức và phổ biến. Ngƣời
Thái còn tự gọi mình là “Táy”, “ Táy Khao” là Thái Trắng, “ Táy Đăm” là

Thái Đen.
Ngƣời Thái ở Yên Bái có khoảng 41.000 ngƣời chiếm 6,1% dân số toàn
tỉnh. Riêng Mƣờng Lò tập trung khoảng 90% tổng số ngƣời Thái ở Yên Bái,
một số ít còn lại cƣ trú ở huyện Trạm Tấu và huyện Mù Cang Chải.
Ngƣời Thái Đen sống tập trung tại các bản xung quanh cánh đồng
Mƣờng Lò men theo những con suối, thuộc địa giới hành chính của một số xã
vùng trong huyện Văn Chấn và địa bàn của thị xã Nghĩa Lộ (nhƣ đã trình bày
ở mục 1.1.1). Ngƣời Thái ở Mƣờng Lò cũng sống xen kẽ với một số dân tộc
khác nhƣ H’Mông, Dao, Hoa, Mƣờng, Khơ Mú, Kinh (Việt)… do đó cũng
chịu sự tác động và ảnh hƣởng qua lại nhất định về văn hóa, kinh tế, xã hội.

17

Mặt khác một số bộ phận ngƣời Thái Đen sinh sống ở khu vực thị xã Nghĩa
Lộ, đặc biệt ở các phƣờng và các khu trung tâm gần các trục đƣờng giao
thông chính, đã ít nhiều bị ảnh hƣởng bởi quá trình đô thị hóa. Tuy vậy, đa số
ngƣời Thái Đen nơi đây vẫn giữ đƣợc những nét văn hóa cơ bản của dân tộc
mình và bảo tồn chúng trong những nếp nhà sàn, trong từng thiết chế thôn
bản.
1.2.2. Lịch sử cƣ trú
Với những điều kiện về địa hình, đất đai, khí hậu thuận lợi, vùng Văn
Chấn, Nghĩa Lộ từ rất sớm đã có con ngƣời cƣ trú.
Các nhà khảo cổ học đã phát hiện những hoá thạch của một số loài động
vật nhƣ lợn rừng, hƣơu và một số di vật đá cuội, trong đó có một công cụ
thuộc thời kỳ văn hóa Hoà Bình tại hang Thẩm Thoóng (xã Thƣợng Bằng La,
huyện Văn Chấn) [30; tr.51].
Theo truyền thuyết và ký ức của những ngƣời cao tuổi ngƣời Thái Đen
sinh sống ở nơi đây luôn tự hào về địa bàn cƣ trú lâu đời của tổ tiên mình.
Ngày nay, các nhà khoa học đã khẳng định ngƣời Thái Đen ở Tây Bắc Việt
Nam là kết quả của cuộc thiên di mạnh mẽ vào Tây Bắc khoảng đầu thiên

niên kỷ thứ II sau công nguyên. Nhƣ nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn đã
nhận định về cuộc thiên di này: “nằm trong cuộc thiên di lớn của tổ tiên
người Thái vào Đông Dương, là một diễn biến lịch sử lớn lao, làm đảo lộn
toàn bộ tình hình phân bố dân cư miền Tây Bắc Việt Nam cũng như trên bán
đảo Đông Dương” [34; tr.403].
Trong bối cảnh lịch sử ấy, ngƣời Thái Đen phải tiếp xúc với mọi loại
hình ngôn ngữ, văn hóa của các dân tộc khác. Do vậy họ vừa phải bảo lƣu gìn
giữ những yếu tố cơ bản đặc trƣng nhất của dân tộc mình và có sự tiếp thu

18

chọn lọc những yếu khác của các dân tộc khác mình. Vì vậy, đã hình thành
quy luật phổ biến về sự phát triển văn hóa lịch sử của tất cả ngƣời thuộc nhóm
tiếng Thái nhƣ nhà nghiên cứu Cầm Trọng đã nói: “ từ một cội nguồn chung
ngôn ngữ, văn hóa dần vỡ ra để tạo thành từng luồng lan toả đi khắp nơi.
Đến khi ngưng tụ tại nơi nào đó thì địa văn hoá mang màu sắc Thái xuất
hiện” [21; tr.43].
Ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò cũng không nằm ngoài quy luật trên. Chỉ
khác là Mƣờng Lò chính là địa điểm cƣ trú đầu tiên ở Việt Nam của ngƣời
Thái Đen và từ đây họ tiếp tục chiếm lĩnh toàn bộ vùng Tây Bắc, sau đó tràn
xuống lƣu vực sông Mã qua Lào vào vùng Thanh, Nghệ. Nhƣ vậy, Mƣờng Lò
là quê tổ của ngƣời Thái Đen ở Tây Bắc. Trong dân gian ngƣời Thái Đen
thƣờng nói “Pay Mường Lò” - đi về Mƣờng Lò là nghĩa hƣớng về tổ tiên, quê
tổ. Do vậy, càng minh chứng cho “màu sắc địa văn hóa” của vùng đất này
thêm đậm nét. Tuy nhiên, dù khẳng định thời gian đến sinh sống tại Mƣờng
Lò của ngƣời Thái Đen từ rất sớm (khoảng thế kỷ XI - XII) nhƣng họ lại
không phải là cƣ dân đầu tiên có mặt ở Mƣờng Lò. Nhƣ các nhà nghiên cứu
đã chỉ rõ trƣớc khi ngƣời Thái Đen đến nơi đây đã có ngƣời Xá chủ yếu là Xá
Khao (các cƣ dân Môn - Khơ me) là dân tộc chủ thể ở Tây Bắc cƣ trú khắp ba
tỉnh Sơn La, Lai Châu, Nghĩa Lộ và một phần những ngƣời Xá này đã hoà

hợp với dân tộc Thái sau này [34; tr.406].
Nhƣ vậy, lịch sử cƣ trú của ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò không chỉ bó
hẹp trong phạm vi tộc ngƣời mà có liên quan mật thiết những tộc ngƣời khác.
Nhƣng ta có thể dễ nhận thấy đó là với sức mạnh về dân số, sựcố kết cộng
đồng, tổ chức bản mƣờng chặt chẽ, ngƣời Thái Đen đã nổi bật lên ở Mƣờng
Lò với tƣ cách là cƣ dân chủ thể. Đó cũng là đặc điểm về sự xen kẽ đa dạng
địa hình phong phú của giải đất hình chữ S, từ đó đã tạo ra đặc điểm về sự

19

xen kẽ của các dân tộc Việt Nam trong 54 dân tộc anh em nói chung và vùng
đất Mƣờng Lò nói riêng.
1.2.3. Hoạt động kinh tế
Mƣờng Lò – vựa lúa lớn thứ hai của khu vực Tây Bắc, từ lâu đã nổi
tiếng với “gạo trắng, nƣớc trong” qua câu ca:
“Mường Lò gạo trắng nước trong,
Ai đi đến đó lòng không muốn về”.
Cánh đồng Mƣờng Lò rộng lớn, bằng phẳng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn
hòa rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với nhiều loại gạo ngon, đặc sản
(nếp Tú Lệ, tẻ Mƣờng Lò). Đây là điều kiện thuận lợi cho việc định cƣ, tụ cƣ
và sinh sống lâu đời của ngƣời Thái Đen nơi đây cũng nhƣ một số dân tộc
khác. Với truyền thống lâu đời ngƣời Thái Đen ở Mƣờng Lò vẫn giữ đƣợc
truyền thống canh tác nông nghiệp lúa nƣớc, đây là hoạt động kinh tế chủ đạo.
Ngƣời dân nơi đây từ lâu đã có kỹ thuật cao trong việc thâm canh tăng vụ,
xây dựng hệ thống thủy lợi phù hợp. Trƣớc đây đồng bào chỉ trồng lúa nếp
một năm một vụ, sau này đồng bào học theo ngƣời Kinh đã trồng lúa tẻ và từ
một vụ lên hai vụ trong năm. Ngƣời Thái Đen nơi đây nổi tiếng với các kỹ
thuật canh tác nhƣ các phƣơng pháp "dẫn thuỷ nhập điền" bằng hệ thống
mương - phai - lái – lịn, mà trong đó chiếc cọn nƣớc là một phát minh lớn của
đồng bào trong việc lợi dụng chính sức nƣớc để đƣa nƣớc từ thấp lên cao,

phƣơng pháp "Hỏa – canh – thủy – nậu" (đốt rơm rạ cày bừa ngâm ngấu để
cấy) để sản xuất nông nghiệp, hệ thống này vẫn đƣợc đồng bào duy trì nhƣng
không còn là chủ đạo thay vào đó là hệ thống thuỷ lợi đã đƣợc xây dựng kiên
cố với trạm bơm và mƣơng bê tông hoá. Tạo nguồn nƣớc cho sinh hoạt và tạo
điều kiện cho phát triển nông nghiệp lúa nƣớc của đồng bào. Ngoài ra ngƣời

20

Thái Đen cũng thực hiện việc xen canh với những loại cây ngắn ngày nhƣ
khoai lang, ngô vừa làm lƣơng thực trong những ngày giáp hạt vừa làm thức
ăn cho gia súc.
Bên cạnh hoạt động kinh tế nông nghiệp ngƣời Thái Đen còn duy trì hoạt
động săn bắn, hái lƣợm, đánh bắt cá để cải thiện đời sống. Họ tìm nguồn thực
phẩm ở các cánh rừng xung quanh cánh đồng Mƣờng Lò nhƣ các loại măng,
mộc nhĩ, rau và các loại thú rừng… Những thực phẩm này vẫn là một phần
quan trọng đối với cuộc sống của ngƣời dân dù họ đã trồng rau và mua thêm ở
chợ. Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi Mƣờng Lò với hệ thống suối, ngòi phong phú
đã mang lại nguồn thuỷ sản lớn, vì lẽ tự nhiên ngƣời dân nơi đây tạo nên một
nghề kiếm sống quan trọng đó là nghề đánh cá. Những con suối nhƣ Nâm
Thia, Nậm Đông…đã mang lại cho ngƣời dân nguồn thủy sản phong phú và
làm nên những món ăn đƣợc chế biến từ thuỷ sản nổi tiếng đã trở thành
thƣơng hiệu của vùng Mƣờng Lò nhƣ: cá Sỉnh, cá nƣớng, cá gỏi. Công cụ
đánh bắt rất đơn giản nhƣ: chài, vó, lƣới, câu. Ngoài ra họ còn nuôi cá ở ao,
hồ. Đặc biệt ngƣời Thái Đen nơi đây còn có tập quán thả cá xen lúa, ngoài tác
dụng làm cho lúa đạt năng suất cao do cá làm sục bùn, diệt sâu bọ còn cung
cấp khoáng chất. Trên một mảnh ruộng đồng bào nơi đây đã biết kết hợp thâm
canh, xen vụ trồng lúa, trồng cây màu vụ đông, nuôi cá tăng thêm thu nhập và
nâng cao đời sống kinh tế.
Ngoài hoạt động nông nghiệp và khai thác tự nhiên ngƣời Thái Đen còn
chú trọng tới phát triển chăn nuôi. Trƣớc kia hình thức chăn nuôi thƣờng là

thả rông, giờ chuyển sang nuôi trong chuồng. Đồng bào chủ yếu nuôi trâu, bò
để tận dụng sức kéo, trung bình mỗi gia đình nuôi 1 đến 2 con, gia đình khá
giả nuôi nhiều hơn lên tới 6 -7 con; vật nuôi với số lƣợng nhiều vẫn là nuôi
gà, vịt chủ yếu tận dụng diện tích ao, hồ tự nhiên. Hình thức nuôi lợn chƣa

×