Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Cốm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.16 KB, 2 trang )

Cốm Hà Nội
November 17, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Cốm Hà Nội
Chứa đựng sự tinh túy được chắt lọc từ cây lúa và lòng người đất Hà thành
Hà Nội mến yêu của ta, thủ đô mến yêu của ta”. Hình ảnh thân thương của đất Thăng Long luôn ngự trị
trong trái tim của mỗi con người đất Việt. Với 36 phố phường, với sen hồ Tây và xanh ngắt nước hồ
Gươm, với ngọt ngào hương hoa sữa… .
Không khí có yậy, Hà Nội còn quyến rũ lòng người bằng nét văn hóa ẩm thực gần gũi và đặc sắc.
Hà Nội từ xưa đã nổi tiếng với nhiều thứ đặc sắc: “Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì, Tương Bần, húng Láng
còn gì ngon hơn”. Trừ tương Bần thuộc tỉnh Hưng Yên, ba thứ còn lại đều thuộc ngoại thành Hà Nội.
Cốm ra đời trong hoàn cảnh ngẫu nhiên, đặc biệt.
Câu ca dao xưa, không rõ tự khi nào đã nhắc đến cốm. Cả nước ai cũng biết đến cốm làng Vòng là thứ
đặc sản của Thủ đô. Riêng người Hà thành coi nó như một cái gì đó quý giá, tự hào, linh thiêng…
Chuyện kể rằng: Vào một năm trời đói rét, nước ngập mênh mông. Có một một gia đình nọ ở làng
Vòng thuộc Dịch Vọng, cầu Giấy gặt chạy được một tí lúa nếp non, đói quá phải rang lên mà ăn.
Không ngờ lúa nếp non rang lại có vị thơm ngon đặc biệt. Nhà nọ truyền nhà kia… Cốm ra đời từ đó.
Cốm nhẹ nhàng góp mặt vào văn hóa ẩm thực Việt Nam
Cốm làm bằng thứ nếp hoa vàng được ghi chép từ thời Lê Quý Đôn thế kỷ XIN là ngon và thơm nhất. ,
Nếp hoa vàng làm nên món ăn thanh tao.
Vào vụ Đông Xuân, không cấy được nếp hoa vàng, chỉ cấy được nếp mới, ít thơm hơn. Nhưng với đôi
bàn tay khéo léo thì cốm vẫn ngon, vẫn thấm đượm lòng người. ,
Nghề làm cốm làng Vòng lan truyền tới các làng lân cận: Mai Dịch, Mễ Trì… Và trở thành đặc sản của
36 phố phường. Hàng năm, vào dịp tết Trung thu, tiết trời se lạnh, đã có cốm. Trên trời, trăng thu sáng
trong, ôm trọn cánh đồng lúa đang dần trĩu bông đón chờ múa gặt tháng Mười.
Chẳng biết tự khi nào đã có tên “cốm”, về cách phát âm, “cốm” gần với “cơm”, hay đó là một thứ cơm
không nấu mà rang lên?
Cốm được đem bán rộng khắp phố phường. Các bà, các chị gánh cốm bằng chiếc đòn gánh đầu cong
vút, với đôi quang nhỏ, cái thúng, cái mẹt xinh xinh có xếp lá sen, hồn nhiên rao: “Ai mua cốm hoa
vàng…”
Hương cốm và hương sen hòa quyện vào nhau
Người xa quê cầm gói cốm bọc trong lá sen, được buộc bằng mấy cọng rơm nếp non còn xanh, cảm


thấy lòng lâng lâng khó tả. Đó là cảm giác nhớ về quê hương, đứng trước đồng lúa chín và đầm sen dịu
mát. Làng quê chợt hiện về, có mẹ già còng lưng vất vả, có ruộng đồng xanh ngắt một màu.
Khi mở gói cốm ra, giữa nền lá sen xanh thẫm, những hạt cốm xanh tỏa ra mùi thơm ngọt ngào của
mùa màng. Đật mấy hạt cốm lên lòng bàn tay, thấy nhẹ tênh.
Tôi nhớ ngày còn bé, mẹ tôi hay làm chè cốm mỗi khi có dịp. Anh em tôi thường hí hửng vây quanh
mẹ chờ nồi cốm chín. Chè mẹ nấu thì thật tuyệt.
Cốm ăn với chuối tiêu trứng cuốc vào mùa thu thì khỏi chê. Đôi khi, dạo quanh phố phường trong tiết
thu se lạnh, bất chợt gặp đôi ba cô bé, cậu bé ngồi quây quần bên gánh cốm ven đường, cảm thấy tâm
hồn lắng dọng. Hồn Hà Nội chợt ngập tràn trong tôi.
Cốm sẽ đi xa
Giờ đây, cốm được chế biến thành nhiều món như: cốm xào, chè cốm, bánh cốm, chả cốm, kem cốm,
kẹo cốm…
Cốm nhẹ nhàng góp mặt vào văn hóa ẩm thực Việt Nam. Cốm du lịch khắp đất nước, thậm chí vượt
biên giới ra các nước khác.
Read more: />

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×