Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.43 KB, 2 trang )

Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới
November 19, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THCS - Tác giả: Thu Huyền
Đề bài: Nói về giá trị của sách, nhà văn Mác xim Gor-ki
viết “Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới”.
Em hãy nêu suy nghĩ.
Đã từ lâu, sách luôn là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của
chúng ta. Sách luôn là một kho tàng huyển bí làm kích thích sự tò mò của biết bao người. Nó càng bí
ẩn bao nhiêu thì càng gợi sự say mê của con người bấy nhiêu. Nếu chúng ta không thể sống thiếu bạn
thì ta cũng không thể sống thiếu sách được. Sách là chiếc chìa khóa mở mang sự hiểu biết và làm đẹp
cuộc đời. Cho nên khi nhận định về giá trị của sách, nhà văn Gor-ki có viết:
“Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới”.
Sự thật sách có được một giá trị to lớn và kì diệu đến thế không?
Trong đời sống xã hội, nếu như không có sách báo để cho mọi người giải trí sau những giờ phút căng
thẳng làm việc, không có một nguồn thông in nào để biết được mọi diễn tiến ở trong nước và ngoài
nước, cũng như không tiếp nhận được một kiến thức mới lạ nào… thử hỏi cuộc sống, xã hội đó sẽ ra
sao? Do vậy, chính nhờ có sách báo mà đời sống con người thoải mái hơn, tầm hiểu biết được mở rộng,
nâng cao hơn. Sách bao giờ cũng mang đến cho chúng ta nhiều điều mới mẻ. Sách có nhiều loại, mang
nhiều đề tài khác nhau. Do đó, nó giúp cho ta có nhiều kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đến với
sách, chúng ta không chỉ biết được những việc xảy ra trên quả đất, những sự kiện của thời nay mà ta
còn biết được cả những việc đã xảy ra từ thòi xa xưa hoặc những vấn đề liên quan ở trên cung trăng
hoặc ở sâu dưới đáy đại dương. Xem truyện cổ tích, ta biết được cuộc sống, ước mơ của cha ông ta
thuở trước. Sách lịch sử giúp ta hình dung những trận ác chiếtì của quân thù, những thời vàng son rực
rỡ qua các triều đại… Sách còn giới thiệu với ta những kinh nghiệm; những thành tựu về khoa học,
nông nghiệp, công nghiệp và cả về chính trị nữa. Ngoài ra, sách còn là hướng dẫn viên đưa ta đến
những danh lam thắng cảnh, những kì quan trên thế giới. Tất cả những điều trên là “chân trời mới” như
lời nhận định của nhà văn. Sách còn dạy cho ta biết được bao điều hay lẽ phải trong cuộc đời, giúp ta
sống ngày một hoàn thiện hơn nữa về nhân phẩm, đạo đức của con người. Cho nên, ta có thể nói rằng
sách là người bạn thân vô cùng hữu ích, mang lại niềm tin yêu, vui vẻ đến cho ta. Sách không những
giúp ta mở mang kiến thức, mở rộng tầm nhìn mà còn mang lại nguồn hạnh phúc, sự thanh thản cho
tâm hồn. Sách vừa là người bạn vừa là người thầy luôn có mặt trong cuộc sống của ta. Do đó, lời nhận
định trên của Gor-ki là một nhận định đúng đắn.


Sách mở rộng trước mắt tôi những chân trời mới
Nhưng không phải bất cứ loại sách nào cũng là người bạn tốt cho con người. Bao giờ cũng vậy, bên
cạnh cái tốt luôn có mặt cái xấu. Cho nên chúng ta cần phân biệt được loại sách chứa đựng nội dung tốt
vá loại sách có nội dung xấu. Đọc sách tốt, ta có được những hiểu biết đúng đắn về cuộc sống, từ đó
tình cảm yêu ghét sẽ đặt đúng chỗ rạch ròi. Sách tốt góp phần giáo dục ta biết sống nhân ái, biết khát
vọng để vươn tới cái đẹp. Rõ ràng “mọi quyển sách tốt đều là bạn hiền”. Bên cạnh đó, các loại sách xấu
cũng đã ảnh hưởng hkông ít đến con người. Sách xâu là những vân hóa phẩm dổi trụy, đen tối. Chúng
xuyên tạc cuộc sống và con người, dầy ta vào u mè, ngu muội. Những loại sách ấy không dạy ta biết
sống yêu thương, lành mạnh mà lại bôi nhọ xã hội, làm đen tối tâm hồn trong sáng của thanh thiếu niên
khiến ta phát sinh ra những ý nghĩ xâu xa. Loại sách ấy lại kích động, gây nên những thị hiếu thấp kém,
những lối sống đồi trụy. Xã hội sẽ ra sao nếu thanh thiếu niên đều say sưa đọc sách xấu, làm những
việc xấu xa, hại dến bản thân, gia đình và xã hội, đất nước? Do vậy sách xấu không thế lan tràn trong
xã hội, không thể để trí óc con người bị nhồi nhét bởi những kiến thức không ra gì lại còn có hại nữa.
Muốn thế, chúng ta phải xa lánh những loại sách ấy, phải biết chọn sách phù hợp với lứa tuổi của mình.
Chúng ta đọc sách là để giải trí một cách trong sáng, lành mạnh, coi đó là một thú vui tinh thần. Bên
cạnh đó, ta nên coi sách là một cách tự học, tự bồi dưỡng – Vì vậy, phải biết đọc sách đúng lúc, đúng
chỗ. Không phải lúc nào cũng đọc như con mọt sách hay đọc sách để rồi không còn thực tế như chàng
Đôn Kihôtê nhà quý tộc tài ba xứ Mantra. Chúng ta phải biết sắp xếp thời gian hợp lí, đọc sách đúng
cách để biến kiến thức của sách thành kiến thức của riêng mình. Sách là người bạn tốt cho ai biết nâng
niu, trân trọng và biết học hỏi, tìm tòi. Chúng ta sẽ không tiến bộ nêu lười đọc sách, lại càng có hại hơn
nêu đọc sách mà không hiểu hoặc đọc bừa bãi…
Xét cho cùng, câu nói của nhà văn Gor-ki “Sách mờ rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới" hàm
chứa một ý nghía phong phú và cũng là một lời khuyên vô cùng quý giá.
Read more: />3/#ixzz3mcTP3yZu

×