Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Nghiên cứu xây dựng công thức nhũ tương tra mắt cloramphenicol

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.15 MB, 53 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC D ư ợ c HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ THU TRANG

NGHIÊN CỨU XÂY DỤNG CÔNG THỨC NHŨ
TƯƠNG TRA MẮT CLORAMPHENICOL
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược SỸ KHOÁ 2002- 2007)

Người hướng dẫn

:

DS. Nguyễn Quỳnh Hoa

Nơi thực hiện

:

Bộ môn Bào chế

Trường đại học Dược Hà Nội
Thời gian thực hiện

:

HÀ NỘI, 05- 2007

05/2006- 05/2007



d ÌM Ơ Q l
Mài đầu tiền., tồi xin. ốtrụ tó iự kính, fpfitttj Dil lịtìtị biỉí tín iău iắi'
tổii
Q&. Qlạuụỉn. <ĩ)àn. JlfítỉíỊ
< Ĩ) ÌL

< T )& . Q

t ạ u ụ ỉn . Q jL tụ n h

'Z ö o u

QỉhiiHíỊ tiqùtíi thầy, đa tân tình, hưởng, dan nà giúp, itđ tồi Itũàn
thành liltũá luân #///(/ . Qlhữnụ. ngưồi. đã ehtì ỉồi những, bài họe quẤ giá,
kiiịtUị ehỉ dừng, tại tí những : kiĨH tltứe lĩề Ù tdiè mù tt là những. UiỀti
ÌIÍ)
thức íĩỉ. tắa phũttự khứa họa, tĩỉ. tộe iỐtiíẬ.
rĩ Ơ xin. trán. tvotiíỊ eảm ổn. ếe tỉiầụ ựìáfí, aầ ụiáo, ốo lĩịị tfauqt
i.
lỉiên hồ tnâti Oỉào ídtê trnờtKỊ đjạx. họe n)iiỢí‘ 7/jờ Qtời đã tọo moi điều U
iỀn.
tliiiân tời. í‘ tồi. hồn thà nh. kh ố ln, nà ụ.
ho

QĨm xùi. tràti tvúttíỊ t‘ám ổn. ốe thầụ í‘ỗ trữfKỊ (Ban. (Ậiáttt hiễỉt,
mồtt '7Ơ Á phản, tíeh éng. ốo thíỉụ eẵ íỊÌáo eủa tnểịnq ^Đại họe ^Dượe
O
'Tùà Qlậi đã tận. tình dụ tt há ũ tơi tvữna nítữna năm họa tảo tại trưịtựi.





m


Iw

%

m w

m

<7

CỊiiỐi íHịỊ sein, eảtn tín ụia đình. t)à bạn. hè đã ĩtộnự từèn, ụìiíp đà
tồi tvútiíị Híốt q trình, họe tập .

Hà Nội, tháng 05 - 2007

Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Trang


CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CDH

: Chất diện hoạt


CLP

: Cloramphenicol

CT

: Công thức

D/N

: Dầu/nước

D/N/D

: Dầu/nước/dầu

HPLC

: Sắc ký lỏng hiệu năng cao

HPMC

: Hydroxypropyl methyl cellulose

IPM

: Isopropyl myristat

LC


: Liquid crystalline

Na EDTA

: Dinatri edetat

N/D

: Nước/dầu

N/D/N

: Nước/dầu/nước

ME

: Vi nhũ tương

Soi

: Dung dịch

h

: Giờ


MỤC LỤC
Trang

ĐẶT VẤN ĐỂ..................................................................................................... 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN....................................................................................2
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỂ NHŨ TƯƠNG VÀ NHỮ TƯƠNG TRA MẮT........ .2
1.1.1 Khái niệm về nhũ tương và nhũ tương tra mắt............................................. 2
1.1.2. Các thành phần cơ bản của nhũ tương tra mắt.....................................f
1.1.3. Uu điểm và nhược điểm của nhũ tương tra mắt........................................... 3
1.1.4. Các đặc tính của nhũ tương.........................................................................3
1.1.5 Độ ổn định lý học của nhũ tương...............................................................4
1.1.6 Một số nghiên cứu về nhũ tương tra mắt.................................................. 6
1.1.7. Một số dạng nhũ tương đặc biệt........................................................................8
1.2.VÀI NÉT VỂ CLORAMPHENICOL......................................................11

1.2.1 Cấu trúc hoá học........................................................................................... ...... ..........
1.2.2 Tính chất...................................................................................................„11
1.2.3 Độ ổn định của cloramphenicol trong một số dạng thuốc...........................11
1.2.4Sinh khả dụng

của một

số dạng thuốc

dùng

tại

chỗ chứa

cloramphenicol.... ...............................................................................................................

1.2.5 Nghiên cứu vi nhũ tương chứa cloramphenicol................................ .........14

1.2.6 Các phương pháp định lượng cloramphenicol trong các chế phẩm............15

1.2.7 Các dạng bào chế chứa cloramphenicol dùng trong nhãn khoa........................... ..........
PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ......................... ..........................16
2.1 NGUYÊN VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM...............16


2.1.1Nguyên liệu................................................................................................ 16
2.1.2 Phương tiện nghiên cứu..... ...................................................................... 17
2.1.3 Phương pháp thực nghiệm......................................................................... 17
2.2. KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u ........................................................................25
2.2.1. Các khảo sát ban đầu................................................................................25
2.2.2 Bố trí thí nghiệm........................................................................................27
2.2.3 Kết quả và nhận xét...................................................................................30
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT.............................. ...........................44
3.1.KẾT LUẬN..................... ......................................... ............................. 44
3.2.

ĐỂ XUẤT.............. ............................................................................ 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO


ĐẶT VẤN ĐỂ
Hiện nay, dung dịch thuốc nhỏ mắt là dạng thuốc phân liều được dùng phổ
biến nhất trong nhãn khoa. Tuy nhiên, do cơ chế bảo vệ sinh lý cua măt và bản
chất cấu tạo của lớp biểu mô giác mạc nên sinh khả dụng của dạng thuốc này
rất thấp (khoảng 1%). Vì vậy, mục tiêu đặt ra cho các chế phẩm dùng trong
nhãn khoa là có các đặc tính: kéo dài thời gian lưu thuốc ở vùng trước giác
mạc, tăng hấp thu thuốc qua biểu mô giác mạc, làm giảm các tác dụng toàn

thân. Việc chuyển dạng bào chế sang dạng nhũ tương là một biện pháp hữu
hiệu để đạt được mục tiêu đó [29].
Nhũ tương là một dạng thuốc mới được nghiên cứu và áp dụng ngày càng
nhiều trong lĩnh vực dược phẩm và mỹ phẩm. Trong nhãn khoa, nhiều cơng
trình nghiên cứu đã chứng minh rằng nhũ tương là hệ phân phối thuốc đầy
tiềm năng [24].
Cloramphenicol là một kháng sinh được dùng rất phổ biến trong nhãn khoa.
Dược chất này ít tan và khơng bền trong nước do sự thuỷ phân nhóm amid.
Việc tạo ra dạng nhũ tương D/N của cloramphenicol, trong đó dược chất được
hồ tan trong pha phân tán (dầu) sẽ làm giảm sự tiếp xúc của dược chất với
nước trong quá trình bảo quản, do đó làm tăng độ bền dược chất.
Để góp phần tạo ra một chế phẩm tra mắt chứa cloramphenicol có sinh khả
dụng cao và tăng độ bền vững của dược chất, chúng tôi thực hiện đề tài
“Nghiên cứu xây dựng công thức nhũ tương tra mắt cloramphenicol ”, với các
mục tiêu sau:
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố ảnh hưởng tới độ ổn định lý học
và giải phóng dược chất ra khỏi hệ.
- Xây dựng cơng thức nhũ tương tra mắt cloramphenicol 0,4%
- Bước đầu theo dõi độ ổn định của chế phẩm nghiên cứu.

ị,


PHẨN 1: TỔNG QUAN
1.1. ĐẠI CƯƠNG VỂ NHŨ TƯƠNG VÀ NHŨ TƯƠNG TRA MẮT
1.1.1. Khái niệm về nhũ tương và nhũ tương tra mắt
Nhũ tương là những hệ phân tán cơ học vi dị thể, tạo bởi hai chất lỏng khơng
đổng tan, trong đó một chất lỏng được phân tán đồng đều vào chất lỏng thứ
hai (môi trường phân tán) dưới dạng các tiểu phân có đường kính từ 0,1 đến
hàng chục micromet [1].

Nhũ tương tra mắt là các chế phẩm nhũ tương được dùng với mục đích để
chẩn đốn hay điều trị tại chỗ các bệnh về mắt.
1.1.2. Các thành phần cơ bản của nhũ tương tra mắt
a. Pha dầu
b. Pha nước
c. Chất nhũ hố
* Vai trị của chất nhũ hố đối với sự hình thành và sự ổn định của nhũ tương
- Đối với sự hình thành:
+ Làm giảm sức căng bề mặt, giảm năng lượng bề mặt phân cách hai pha.
+ Tạo lớp màng mỏng đơn hoặc đa phân tử trung gian giữa dầu và nước, tạo
thành lớp áo bao các tiểu phân của pha phân tán.
- Ổn định nhũ tương do:
+ Tăng độ nhớt của môi trường phân tán.
+ Tăng q trình hydrat hố pha phân tán [1].
* Lựa chọn chất nhũ hoá trong nhũ tương tra mắt
Để hình thành nên nhũ tương thì việc sử dụng các chất diện hoạt là cần thiết.
Tuy nhiên, các chất diện hoạt ion hoá thường rất độc với mắt và gây kích ứng
mắt. Các chất diện hoạt khơng ion hố có độ an tồn với mắt cao hơn các chất
diện hoạt ion hố (cation hố hoặc anion hố). Vì vậy, người ta thường sử
dụng các chất diện hoạt không ion hố như tween, span... Trong đó tween 80

í


và span 80 được sử dụng rất rộng rãi trong nhãn khoa vì chúng có khả năng
nhũ hố mạnh và an toàn với mắt [21], [11].
1.1.3. Ưu và nhược điểm của nhũ tương tra mát
* ưu điểm’
.
- Cho phép phối hợp các chất lỏng không đồng tan hoặc các dược chất rắn chỉ

tan trong một loại dung mơi.
- Vì nhũ tương có độ phân tán cao và đổng nhất nên sẽ có diện tích tiếp xúc
lớn với biểu mơ giác mạc nên dược chất phát huy tốt tác dụng điều trị.
- Kéo dài thời gian lưu của thuốc ở trước giác mạc, làm tăng hấp thu thuốc
qua biểu mô giác mạc.
- Các chất hoạt động bề mặt trong nhũ tương làm mất tính ngun vẹn của
biểu mơ giác mạc và giảm sức căng bề mặt giúp thuốc phân tán nhanh vào
màng nước mắt, tiếp xúc tốt với giác mạc và kết mạc. Vì vậy, sự hấp thu dược
chất tăng lên.
- Bảo vệ được các dược chất kém bền.
- Dạng nhũ tương đảm bảo sự đồng đều trong phân liều, không gây xước giác
mạc và có thể áp dụng nhiều phương pháp tiệt khuẩn hơn dạng hỗn dịch.
* Nhược điểm:
Vì nhũ tương là hệ phân tán vi dị thể nên không bền về nhiệt động học [1],
[14].
1.1.4. Các đặc tính của nhũ tương tra mắt
a. Tính chất lưu biến
Tính chất lưu biến là khái niệm dùng để chỉ khả năng chảy, khả năng biến
dạng của các hệ khi chịu một lực tác động như trọng lực, lực nén, lực kéo...
Đối với nhũ tương, các tính chất lưu biến là tính nhớt, tính dẻo, tính đàn hồi,
tính bền. Trong đó, thơng số đặc trưng cho tính chảy của nhũ tương là độ nhớt.

3


Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tính lưu biến của nhũ tương chẳng hạn
như bản chất của môi trường phân tán, tỉ lệ thể tích giữa các pha và sự phân bố
kích thước các hạt cũng có ảnh hưởng nhưng ở mức độ thấp hơn. Thông qua
việc thay đổi thể tích pha phân tán, bản chất và nồng độ của chất diện hoạt có
thể tạo ra các sản phẩm từ dạng lỏng đến dạng bán rắn đặc. Nhìn chung khi

thể tích pha phân tán nhỏ, nhũ tương có độ đặc tương tự như môi trường phân
tán; Nhũ tương N/ D thường đặc hơn nhũ tương D/N [4], [14].
b. Sự phân bố kích thước hạt
Khi kích thước hạt càng lớn thì xu hướng kết tụ càng tăng và do đó kích
thước các giọt tăng lên. Các hạt càng nhỏ thì hệ càng bền. Nhưng do kích
thước các hạt phân tán trong hệ không đều nhau nên ta thường dùng thơng số
kích thước hạt trung bình. Sự phân bố kích thước hạt trong hệ phân tán được
biểu thị thông qua đường cong biểu diễn mối tương quan giữa kích thước hạt
với số hạt phân tán có kích thước đó [4].
Để đánh giá ảnh hưởng của chất nhũ hoá và phương pháp bào chế tới sự
phân bố kích thước hạt và kích thước hạt trung bình của nhũ tương, Masazumi
Yamaguchi và các cộng sự [29] đã bào chế nhũ tương D/N chứa difluprednat
với nồng độ chất diện hoạt khác nhau và lực phân tán khác nhau. Khi đồng
nhất hoá bằng khuấy từ ở 8000 vịng/phút trong 1 h thì thu được nhũ tương thơ
trong đó kích thước hạt phân bố trong khoảng rộng từ 30 đến 900 nm. Nhưng
khi nhũ tương thơ đó tiếp tục được đồng nhất hố dưới áp lực lớn thì kích
thước các hạt có khoảng phân bố hẹp lại từ 40 đến 400 nm. Như vậy, khi lực
phân tán càng lớn thì các hạt phân tán có kích thước càng nhỏ và càng đồng
nhất. Mặt khác, khi nồng độ chất diện hoạt (tween 80) tăng dần, kích thước
hạt trung bình giảm dần và kích thước các hạt phân bố trong khoảng hẹp dần.
1.1.5. Độ ổn định ỉý học của nhũ tương tra mắt
Một nhũ tương được coi là bền vững nếu các giọt của pha phân tán giữ được
các đặc tính ban đầu và phân phối trong môi trường phân tán một cách đồng

4


nhất trong suốt vòng đời của chế phẩm. Trong quá trình bảo quản phải khơng
có sự thay đổi về các pha hoặc khơng có sự nhiễm khuẩn và nhũ tương khơng
thay đổi về màu sắc, mùi và tính đồng nhất. Nếu ở bề mặt nhũ tương đã có

một lớp đặc nổi lên là quá trình biến chất đã bắt đầu còn nhũ tương coi như đã
hỏng nếu hai pha dầu và nước đã tách hẳn thành lớp riêng và bằng cách khuấy
lắc cũng không khôi phục lại được trạng thái phân tán đồng nhất.
Nhũ tương là hệ phân tán không ổn định về nhiệt động học và thường có xu
hướng khôi phục lại trạng thái ban đầu của hai pha lỏng riêng biệt. Có nhiều
q trình khác nhau diễn ra để dẫn tới sự tách pha hoàn toàn:
* Đảo pha: xảy ra khi một nhũ tương D/N chuyển thành dạng nhũ tương N/D
và ngược lại.
* Kết bông:
Kết bông được định nghĩa là hiện tượng các tiểu phân trong nhũ tương tập
hợp lại thành những khối lớn, mà dễ dàng phân tán trở lại bằng cách lắc. Hiện
tượng này thường được coi là dấu hiệu báo trước về một quá trình khơng thuận
nghịch của sự kết tụ.
Kết bơng có tính thuận nghịch vì từng giọt riêng biệt và bề mặt phân cách
các pha khơng bị thay đổi. Tính thuận nghịch này phụ thuộc vào độ mạnh của
lực tương tác giữa các giọt và tỉ lệ thể tích giữa các pha.
* Tạo váng:
Tạo váng xảy ra khi các giọt hoặc đám các giọt của pha phân tán tách ra
khỏi môi trường phân tán do ảnh hưởng của lực hấp dẫn. Thông thường, nhũ
tương đã tạo váng có thể được khơi phục về trạng thái ban đầu bằng cách
khuấy nhẹ. Theo định luật Stockes, hướng chuyển động lên hay xuống của các
giọt phụ thuộc vào tỉ lệ tương đối giữa tỉ trọng của hai pha. Nói cách khác, tuỳ
theo tỷ trọng của pha phân tán nhỏ hơn hay lớn hơn tỷ trọng của môi trường
pha phân tán, các tiểu phân của pha phân tán sẽ nổi lên trên bề mặt hoặc lắng
xuống đáy của bình đựng nhũ tương. Và điều này càng xảy ra nhanh khi sự

5


khác nhau về tỷ trọng hai pha càng lớn. Ngoài ra, các giọt lớn tạo váng nhanh

hơn các giọt nhỏ. Do đó, giảm kích thước các giọt và làm đặc mơi trường phân
tán có thể làm giảm đến mức tối thiểu tốc độ của sự tạo váng.
*

Kết tụ:
Kết tụ là một dạng khơng ổn định có mức độ nghiêm trọng hơn nhiều so với

hai dạng trên. Trong quá tình này, lớp màng mỏng giữa các giọt bị đứt gãy
làm cho các giọt xát nhập lại. Nó xảy ra khi hàng rào cơ điện không đủ để
ngăn cản việc các giọt lớn lên không ngừng, và cuối cùng sẽ dẫn tới sự phá vỡ
cấu trúc nhũ tương (hiện tượng tách pha hồn tồn). Có thể tránh được hiện
tượng hợp nhất thơng qua việc hình thành nên một lớp màng mỏng bao gồm
các phân tử cỡ lớn hoặc các tiểu phân rắn xen giữa hai pha,
*

Phá vỡ:
Đây là hiện tượng tách pha hồn tồn và bằng cách khuấy lắc cũng khơng

khơi phục lại trạng thái phân tán đồng nhất của nhũ tương [14], [11].
1.1.6. Một số nghiên cứu vê nhũ tương tra mắt
a. Nghiên cứu về độ ổn định của nhũ tương tra mắt
Latanoprost là một chất không bền với nhiệt do bị thuỷ phân trong môi
trường nước. Nghiên cứu của Sakai và cộng sự [26] cho thấy pH trong khoảng
5,0 đến 7,0 không ảnh đến độ ổn định của latanoprost trong nhũ tương tra mắt
loại D/N. Mặt khác, sau khi bảo quản ở nhiệt độ 60°c trong 4 tuần, hàm lượng
latanoprost còn lại trong dung dịch là 76,4%, hàm lượng Latanoprost trong
các nhũ tương (pH 5,0, 6,0, 7,0) > 99,2%. Như vậy, độ bền với nhiệt của dược
chất tăng lên đáng kể và chế phẩm nhũ tương có thể bảo quản ở điều kiện
thường trong khi phải bảo quản dạng dung dịch ở nhiệt độ thấp (2- 8°C).
b. Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của sự chuyển pha tới giải phóng dược chất

và hiệu quả điều trị của các chế phẩm nhũ tương tra mắt
Judy Chan và cộng sự [10] tiến hành thí nghiệm giải phóng in vitro và in
vivo trên 5 hệ chứa pilorcarpin hydroclorid với nồng độ của pha nước khác

6


nhau, ở các dạng vi nhũ tương D/N (ME 5%, ME 10%), hệ lỏng trong suốt
(liquid crystalline- LC), nhũ tương D/N (EM 85%) và dạng dung dịch nước
(Sol 100%).
* Đánh giá in vitro;
Sự giải phóng dược chất từ các hệ ME 5%, 10% và LC tuân theo động học
giải phóng của hệ cốt. Đối với hệ vi nhũ tương N/D, pha dầu có vai trị là pha
ngoại và các giọt nước là các kho dự trữ thuốc với kích thước nano nên các hệ
này có cấu trúc của hệ cốt. Khi xảy ra sự chuyển pha hình thành nên nhũ
tương D/N, dược chất nằm trong pha ngoại và sự giải phóng dược chất ra khỏi
hệ tương tự như trong dung dịch. Mức độ giải phóng dược chất ra khỏi hệ tăng
dần theo thứ tự: LC < ME 10% < ME 5% < EM 85% < Sol 100%. Độ nhớt
tăng theo thứ tự ME 5% < ME 10% < LC. Trong thí nghiệm in vitro, q trình
khuấy trộn ở bình khuếch tán Frank đủ mạnh để dẫn tới sự chuyển pha của
ME 5%, 10% sang thành hệ LC, độ nhớt tăng lên làm tăng thời gian lưu trên
màng khuếch tán và do đó mức độ giải phóng pilorcarpin hydroclorid tăng lên.
* Đánh giá in vivo:
Khi nhỏ các hệ trên vào mắt thỏ, diện tích dưới đường cong (AUC0_ 0
18 )
tăng theo thứ tự: Sol 100% < EM 85% < LC < ME 5% < ME 10%. Như vậy,
hiệu quả điều trị của dạng nhũ tương cao hơn hẳn so với dạng dung dịch. Tuy
nhiên, ME 5%, 10% có độ nhớt thấp hơn rất nhiều so với hệ LC, thời gian lưu
ngắn hơn nhưng lại có sinh khả dụng cao hơn nên thời gian lưu ở mắt không
phải là yếu tố duy nhất quyết định tới sinh khả dụng của chế phẩm. Điều kiện

tiên quyết ảnh hưởng tới sinh khả dụng của các chế phẩm trong nhãn khoa là
phải có sự tương đồng và trộn lẫn được với lớp màng nước mắt ở trước giác
mạc. Đặc tính thân dầu của các vi nhũ tương làm tăng tính tương đồng và khả
năng trộn lẫn với lớp màng mỏng thân dầu của lớp màng nước mắt ở trước
giác mạc, sau đó giải phóng dược chất và có thời gian lưu lâu trên giác mạc
nên hiệu quả điều trị cao.

7


1.1.7. Một số dạng nhũ tương đặc biệt
* NHŨ TƯƠNG
Trong nhũ tương thơ, tiểu phân có kích thước từ vài micromet trở lên. Dựa
vào bản chất của môi trường phân tán và pha phân tán, người ta có thể phân
biệt được hai dạng của nhũ tương. Nếu môi trường phân tán là dung dịch nước
và pha phân tán là dầu thì hệ này được gọi là nhũ tương D/N. Nhũ tương D/N
thường được hình thành nếu pha nước chiếm trên 45% tổng khối lượng của hệ
và sử dụng chất nhũ hoá thân nước và ngược lại. Trong ngành dược, đặc biệt là
khi sử dụng theo đường uống nhũ tương D/N thường được sử dụng nhiều hơn
nhũ tương N/D [1], [11].
* VI NHŨ TƯƠNG
Vi nhũ tương là hệ phân tán vi dị thể, gồm pha dầu và pha nước phân tán
đồng nhất vào nhau và được ổn định bởi phân tử các chất diện hoạt trên bề mặt
phân cách hai pha, có tính đẳng hướng về mặt quang học, ổn định về mặt nhiệt
động học giống như một dung dịch lỏng [19].
*NHŨ TƯƠNG NANO
Nhũ tương nano là một loại nhũ tương với kích thước giọt rất nhỏ và đồng
nhất, trong khoảng 20-200 nm. Do đặc điểm về kích thước giọt nên các nhũ
tương nano trong suốt. Nhờ các đặc tính của chúng như: độ nhớt thấp, độ bền
động học cao chống lại sự tạo váng hoặc sự lắng cặn và bề mặt phân cách pha

rất rộng nên các nhũ tương nano được sử dụng rất nhiều trong các dạng chế
phẩm khác nhau. Cơ chế chủ yếu làm giảm độ ổn định của nhũ tương nano là
Ostwald ripening. Dạng phân tán hai pha lỏng này cũng được cho là một dạng
nhũ tương siêu vi, nhũ tương siêu mịn, vi nhũ tương không ổn định ...
Phương pháp phân tán hay nhũ hoá năng lượng cao được sử dụng rộng rãi
trong công nghiệp nhằm tạo ra nhũ tương có kích thước nhỏ và đồng nhất.
Trong phương pháp nhũ hoá năng lượng thấp hay tự nhũ hoá, nhũ tương nano

8


được hình thành là kết quả của sự chuyển pha xảy ra trong q trình nhũ hố,
q trình thường xảy ra ở nhiệt độ không đổi nhưng thay đổi thành phần hoặc
với thành phần không đổi nhưng thay đổi nhiệt độ. Trong thực tiễn, sự kết hợp
của phương pháp năng lượng cao và năng lượng thấp đã được chứng minh là
một cách hiệu quả để hình thành nên nhũ tương nano với kích thước các giọt
nhỏ và đồng nhất [26].
Núria Sadumit và cộng sự [26] đã nghiên cứu sự hình thành của nhũ tương
nano D/N của lidocain với hệ gồm nước/chất diện hoạt khơng ion hố/dầu.
Nhũ tương nano của hệ nước/Cremophor EL/Miglyol 812 được tạo thành có
độ bền về động học rất cao: trong vịng 7 ngày tiến hành thí nghiệm, không
xảy ra sự tách lớp, với tỉ lệ D/CDH là 10/90 thì kích thước các giọt khơng thay
đổi và khi tỉ lệ D/CDH tăng lên thì kích thước các giọt cũng tăng lên nhưng
không quá 67 nm. Bào chế dưới dạng nhũ tương nano làm tăng đáng kể độ tan
của lidocain, một chất gần như không tan trong nước. Độ tan của dược chất
này tăng khi tăng tỉ lệ D/CDH nhưng giảm đi khi tăng tỉ lệ của pha nước.
*NHŨ TƯƠNG KHƠ
Nhũ tương khơ là một trong những cách rất hiệu quả trong việc loại bỏ được
những nhược điểm về độ ổn định của nhũ tương truyền thống. Nó được áp
dụng rất hiệu quả với vai trò là hệ phân phối thuốc qua đường uống cho các

dược chất thân dầu, ít tan trong nước cũng như các dược chất cần được bảo vệ
khỏi ánh sáng và sự oxy hoá. Các chất mang rắn như: đường, trehalose,
mannitol, HPMC, maltodextrin...thường được sử dụng với vai trị là các
tạo khn để chuyển các nhũ tương truyền thống sang dạng bột
C ' \
-Jang và cộng sứ [16] đỗ nghiên cứu tạo ra nhũ tương khô của
amlodipine. Tốc độ phân huỷ amlodipine dưới tác dụng của tia tử ngoại là
0,3%/h trong khi đó đối với dạng dung dịch trong ethanol là 27%/h, dạng bột
là 1,2%/h. Mặt khác, đường kính trung bình của các giọt nhũ tương khô không

9


thay đổi đáng kể trong vòng 6 tháng bảo quản ở nhiệt độ phịng (đường kính
trung bình tăng từ 0,24 ± 0,30 fim lên 0,24 ± 0,32 jum). Trong khi đó, kích
thước giọt trung bình của nhũ tương được đồng nhất hoá thay đổi đáng kể sau
8 tuần bảo quản. Như vậy, nhũ tương khô làm tăng độ bền với ánh sáng của
dược chất đồng thời tăng độ bền lý học của nhũ tương.
* NHŨ TƯƠNG KÉP
Nhũ tương kép là hệ phân tán phức tạp trong đó một nhũ tương đơn được
phân tán trong một môi trường phân tán khác. Nhũ tương D/N/D và N/D/N là
hai dạng cơ bản của nhũ tương kép. Trong đó, nhũ tương đa pha D/N/D có số
lượng chế phẩm ngày càng tăng do khả năng dính và lưu lại lâu trên da của nó
cao hơn so với nhũ tương N/D. Nhũ tương kép có các ưu điểm là:

+ Có khả năng bắt, giữ hoạt chất cao hơn các hệ khác.
+ Bảo vệ được các hoạt chất dễ hỏng.
+ Có thể kết hợp các hoạt chất không tương hợp trong cùng một chế phẩm.
+ Kéo dài thời gian giải phóng dược chất [15], [11].
S.


Farmand và cộng sự [15] đã tạo ra nhũ tương kép D/N/D của vitamin

Nghiên cứu về sự giải phóng dược chất ra khỏi nhũ tương cho thấy cơ chế của
sự giải phóng khơng ảnh hưởng tới động học của quá trình này. Sự giải phóng
dược chất chậm và tuân theo động học bậc 0. Bên cạnh đó, độ ổn định của
vitamin c tăng lên đáng kể do dược chất được bảo vệ trong các các micel, việc
sử dụng môi trường phân tán là pha dầu đã ngăn cản được sự ion hoá, các
phân tử oxy bị nhốt trong pha dầu nên vitamin c khơng bị oxy hố.
* HỆ T ự NHŨ HỐ
Hệ tự nhũ hố là một loại nhũ tương có vai trị tăng độ hoà tan và tăng sinh
khả dụng theo đường uống của các dược chất ít hấp thu. Các dược chất được
hoà tan trong hệ gồm dầu, chất diện hoạt và đơi khi có cả chất đồng diện hoạt.
Khi hệ tự nhũ hoá vào dịch ruột, dưới tác động của nhu động ruột, nhũ tương
mịn được hình thành. Do đó, dược chất vẫn tồn tại ở dạng dung dịch và tránh

10

c.


được giai đoạn hoà tan vào dịch ruột từ dạng kết tinh của dược chất sơ nước,
kết quả là tăng mức độ hấp thu dược chất tại ruột và làm tăng sinh khả dụng
của thuốc [16].
1.2. VÀI NÉT VỂ CLORAMPHENICOL
1.2.1 Cấu trúc hoá học
Cloramphenicol là kháng sinh được phân lập từ Streptomyces venezuelae,
hiện nay được sản xuất bằng tổng hợp hố học, có cơng thức cấu tạo là:

D (-)-threo-dicloroacetamido-l-p-nitrophenyl-l,3propandiol [4].

1.2.2. Tính chất
- Bột kết tinh màu trắng hoặc trắng ánh vàng, khơng mùi, vị rất đắng
- Bền ngồi khơng khí.
- Nóng chảy ở nhiệt độ 149- 153°c.

- ít tan trong nước (1/400), chloroform; tan nhiều trong ethanol (1/2,5) [3].
1.2.3. Độ ổn định của cloramphenicol trong một số dạng thuốc
a.Dung dịch
Ở điều kiện phòng, dung dịch cloramphenicol (CLP) khá ổn định và độ ổn
định cao nhất ở pH 6. Ở 25°c và pH 6, cloramphenicol ^oT^kặóảng 3 năm.
Sự phân huỷ CLP trong môi trường nước chủ yếu là do phản ứng thuỷ phân
liên kết amid theo phản ứng bậc một. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc vào
lực ion của môi trường. Phản ứng thuỷ phân thường do xúc tác acid/ base

11


nhưng ở pH từ 2 đến 7, tốc độ phản ứng khơng phụ thuộc vào pH. Tại mơi
trường có pH<2 hoặc pH>7, pH có ảnh hưởng rất lớn đến sự thuỷ phân
cloramphenicol. Các chất xúc tác phản ứng thuỷ phân là acid hoặc base trong
môi trường đệm chẳng hạn như: HP042", CH3COOH, hydro citrat và dihydro
citrat... Loại hệ đệm và dung lượng của từng hệ đệm ảnh hưởng tới độ bền của
CLP: không bền trong dung dịch đệm phosphat và citrat nhưng bền trong hệ
đệm borat [20]. Nghiên cứu ảnh hưởng của hệ đệm borat với pH trong khoảng
6,0- 7,5 và nồng độ đệm trong khoảng 0,05 - 0,2M đến độ ổn định của dung
dich CLP 0,4% một số tác giả nhận thấy dung dich này bền nhất ở đệm borat
0,2M và pH 7,0-7,5 [8].

H NHCOCHCI2
Í^V ổ-C -C H ịO H


WXJ

0HH

H N2
H
* H —► /S -C -C -C h feO H


N0i J

* CHCI2C00H

ƠHH

Hình 1.1: Sơ đồ phản ứng thuỷ phân của cloramphenicol
Ngồi ra, dược chất này cịn bị phân huỷ bởi ánh sáng mặt trời tạo ra chất có
màu vàng p.nitrobenzaldehyd (q trình oxy hố), arylamin (khử hóa) và phản
ứng phân ly [20].
b. Thuốc mỡ tra mắt
Nghiên cứu độ ổn định của CLP 1% sau 12 tháng trong một số tá dược
thuốc mỡ tra mắt (tá dược hút, nhũ tương N/D và D/N) ở 25°c và 35°c, cho
thấy:
- Đối với các tá dược hút: CLP bền trong mỡ cừu hơn trong alcol cetylic.
- Độ bền CLP ở 25 °c giảm theo thứ tự: tá dược hút > nhũ tương D/N > nhũ
tương N/D.
- Độ Ổn định của CLP ở 35°c tăng lên khi thêm natri metabisulfit và Na
EDTA [20].


12


c. Hỗn dịch
Hỗn dịch cloramphenicol palmitat pH 6,7 gồm cồn thuốc cloroform, methyl
và propyl hydroxy benzoat, acid sorbic, tween 80, dung dịch keo nhơm
magnesi silicat (Veegum) và carmelose bị vón lại và biến màu sau 2 năm bảo
quản trong lọ polyvinyl clorid rắn và trong suốt. Nhưng hỗn dịch này bền khi
được bảo quản trong lọ thuỷ tinh màu hổ phách sau 2 năm [20].
1.2.4. Sinh khả dụng của một số dạng thuốc dùng tại chỗ chứa
cloramphenicol
a. Thuốc mỡ tra mắt
Khi tá dược hút chứa mỡ cừu, sự giải phóng CLP cao hơn khi chứa alcol
cetylic. Và sự giải phóng CLP ra khỏi thuốc mỡ tăng lên khi thêm natri
metabisulfit và Na EDTA. Các thơng số về tính lưu biến cho thấy “độ nhớt
dẻo” có vai trị chính trong việc giải phóng CLP ra khỏi tá dược thuốc mỡ. Sự
giải phóng CLP ra khỏi tá dược thuốc mỡ (trong giai đoạn đầu tuân theo động
học bậc nhất) giảm theo thứ tự: nhũ tương N/D > nhũ tương D/N > tá dược hút

[20].
b.Thuốc đạn
Một số tác giả nghiên cứu sự giải phóng CLP ra khỏi nhiều loại tá dược
thuốc đạn ở

38°c (5% dược chất) và nhận xét tá dược thân nước giải phóng

dược chất tốt hơn tá dược béo rắn.
Trong các tá dược béo rắn được nghiên cứu, Witepsol H I5 có mức độ giải
phóng DC tốt nhất. Khả năng giải phóng CLP ra khỏi thuốc đạn chứa các chất
diện hoạt sắp xếp theo thứ tự: Brij > Myrj > Tween > Arlacel. Mức độ giải

phóng phụ thuộc vào độ tan của cloramphenicol trong tá dược, mức độ hoà tan
của tá dược tron^mo^ìr^ờng đánh giá cũng như thành phần và điểm chảy của
tá dược thuốc đạn [20].

13


1.2.5. Nghiên cứu vi nhũ tương chứa cloramphenicol
Feng- Feng và cộng sự [21], [22] đã tiến hành nghiên cứu vi nhũ tương tra
mắt chứa CLP có các thành phần: span 20, tween 20, n- butanol, nước và
isopropyl palmitat (IPP)/isopropyl myristat (IPM). CLP được hoà tan trong nbutanol với nồng độ 5,0% (kl/kl). Giản đồ pha được xây dựng theo phương
pháp chuẩn độ đơn giản để xác định vùng tạo vi nhũ tương. Trước tiên, tạo ra
hỗn hợp của các chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt và dầu sau đó nhỏ từng
giọt nước từ buret chuẩn độ vào hỗn hợp, các mẫu được khuấy từ nhẹ để
nhanh chóng đạt tới sự đồng đều. Ranh giới giữa các vùng trong giản đồ pha
được xác định bằng cách quan sát sự thay đổi của các mẫu từ trong suốt sang
đục hoặc ngược lại.
Tiến hành thí nghiệm lão hố cấp tốc trong 3 tháng trong tủ vi khí hậu có
nhiệt độ 40 ± 2°c, độ ẩm 75 ±

5°c, đánh giá độ ổn định của CLP trong vi nhũ

tương và so sánh với với dung dịch nhỏ mắt trên thị trường. Thí nghiệm được
tiến hành với 3 mẫu chứa CLP 0,27%:
1, ME-1: Span 80+ Tween 80 (1:1) + /ĩ-Butanol+ nước + IPP
2, ME-2: Span 20+ Tween 20 (1:1) + M-Butanol+ nước + IPP
3, Dung dịch nhỏ mắt trên thị trường
Tạp chất phân huỷ của CLP là các glycol. Vì vậy, thơng qua việc xác định
nồng độ của glycol bằng phương pháp HPLC để đánh giá độ ổn định của dược
chất trong các mẫu. Nồng độ các glycol trong 2 hệ ME-1 và ME-2 thấp hơn

rất nhiều so với trong dung dịch. Như vậy, dạng vi nhũ tương làm tăng đáng
kể độ ổn định của CLP so với dạng dung dịch. Độ bền của CLP trong 2 hệ
ME-1 và ME-2 như nhau do 2 hệ có thành phần tương tự, vị trí của CLP trong
hệ giống nhau.
Kích thước các giọt vi nhũ tương tăng lên khi tăng nồng độ của CLP tuy
nhiên, khơng có mối tương quan giữa kích thước các giọt vi nhũ tương và
nồng độ của dược chất. Như vậy, CLP khơng hồ tan trong pha nước mà được

14


hoà tan trong các giọt dầu của vi nhũ tương và sự phân tán của CLP trong các
giọt vi nhũ tương khơng đồng đều, một số giọt có lượng lớn phân tử CLP trong
khi đó một số giọt chứa lượng nhỏ.
1.2.6. Các phương pháp định lượng cloramphenicol trong các chế phẩm
- Phương pháp đo quang phổ uv
- Phương pháp đo nitrit
- Phương pháp xác định clorid [2]
- Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao [28]
- Phương pháp đo màu [13].
1.2.7. Một số dạng bào chê chứa cloramphenicol dùng trong nhãn khoa
- Dung dịch thuốc nhỏ mắt cloramphenicol 0,4%, 0,5%
- Thuốc mỡ tra mắt cloramphenicol và polymycin B
- Thuốc mỡ tra mắt cloramphenicol
- Hỗn dịch nhỏ mắt cloramphenicol và hydrocortison acetat [4]
- Bột đông khô để pha dung dịch thuốc nhỏ mắt [6]

15



PHẦN 2: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ
2.1. NGUYÊN VẬT LIỆU -PHƯƠNG PHÁP THựC NGHIỆM
2.1.1. Nguyên liệu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tồi đã sử dụng những nguyên liêụ
như ghi ở bảng 2.1.1.
Bảng 2.1: Bảng nguyên liệu sử dụng trong quá trình thực nghiệm

Nguyên liệu

Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

Cloramphenicol

Trung Quốc

BP 2005

Tween 80

Trung Quốc

USP 29- NF 24

Span 80

Trung Quốc

USP 29- NF 24


Nước cất

Việt Nam

DĐVNIII

Dầu vừng

Việt Nam

TCCS

Isopropanol

Trung Quốc

USP 29- NF 24

Isobutanol

Trung Quốc

USP 29- NF 24

Methanol

Merck

Dùng cho HPLC


Acid acetic băng

Merck

Dùng cho HPLC

Acid boric

Trung Quốc

USP 29- NF 24

Miglyol

Italy

BP 2005

Thimerosal

Merck

USP 29- NF 24

Natri hydroxyd

Trung Quốc

USP 29- NF 24


Isopropyl myristat

Merck

BP 2005

Natri dihydrophosphat

Trung Quốc

Tinh khiết hoá học

Màng da lợn

Viện bỏng quốc gia

TCCS

Màng Tuffryn Membrane

Pall Corporation

TCCS

Filter 25 mm 0,45 jum

16



2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
- Máy khuấy từ IKA-WERKE (Đức)
- Hệ thống giải phóng thuốc qua màng Hanson Research
- Nhớt kế Brookfield (Mỹ)
- Cân phân tích Sartorius BP121S (Mỹ)
- Máy đo pH INOLAB
- Máy ly tâm Hermle (Đức)
- Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao THERMO FINNIGAN (Mỹ)
- Máy siêu âm cầm tay Sartorius
- Máy siêu âm Ultrasonic LC 60 H
- Máy lọc nén
2.1.3. Phương pháp thực nghiệm
2.13.1. Bào chế nhũ tương tra mắt CLP 0,4%
Qua tham khảo tài liệu, khảo sát sơ bộ và căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu,
chúng tôi lựa chọn thành phần và phương pháp bào chế nhũ tường tra mắt
CLP.
- Thành phần:
+ Pha dầu: dầu vừng.
+ Pha nước: đệm borat 0,2M.
+ Chất diện hoạt: tween 80, span 80.
+ Chất đồng diện hoạt: isobutanol.
+ Chất bảo quản: thimerosal.
+ Dược chất: cloramphenicol.
- Phương pháp bào chế:
Nhũ tương tra mắt cloramphenicol 0,4% được bào chế theo phương pháp
keo ướt và kết hợp với các biện pháp tiệt khuẩn để đảm bảo tiêu chuẩn vổ

A/CI

khuẩn của thuốc tra mắt [1].


17


Tiến hành pha chế nhũ tương theo sơ đồ sau:

Hình 2.2: Sơ đồ các giai đoạn bào chế nhũ tương tra mắt CLP
Cụ thể:
❖ Bước 1: Đun nóng dầu vừng ở 160°c trong 60 phút, sau đó để nguội.
❖ Bước 2: Hoà tan CLP trong isobutanol, thêm dầu vừng và span 80 vào
dung dịch thu được, khuấy đều và lọc qua màng silicon 0,45
nóng pha dầu đến khoảng 60- 65

°c.

18

|Lim.

Sau đó, đun


❖ Pha đệm borat 0,2 M. Sau đó, hồ tan thimerosal, tween 80 vào hệ đệm
bằng cách đun nóng nhẹ, lọc qua màng cellulose acetat 0,20 Jim. Đun nóng
pha nước thu được đến khoảng 65- 70 °c.
❖ Nhỏ từ từ từng giọt pha dầu vào pha nước đồng thời thực hiện quá trình
siêu âm để phân tán pha dầu vào trong pha nước và đồng nhất hoá nhũ tương.
2.1.3.2.

Đánh giá một sơ' đặc tính của nhũ tương


a) Cảm quan
Quan sát màu sắc, thể chất và mức độ đồng nhất của nhũ tương bằng mắt
thường.
b) Độ nhớt
Sau khi pha chế mẫu nhũ tương 1 ngày, chúng tôi tiến hành đo độ nhớt của
nhũ tương bằng nhớt kế Brookfield.
* Điều kiện tiến hành:
+ Đầu đo SI.
+ Tốc độ quay: trong khoảng 10 - 100 vòng/phút

+ Nhiệt độ: 25 ± 2°c.
c) Hàm lượng cloramphenicol
Chúng tôi tiến hành định lượng CLP theo phương pháp sắc ký lỏng hiệu
năng cao (HPLC).
* Điều kiện sắc ký:
+ Cột sắc ký: cột C18, kích thước 25 X 4,6 mm
+ Thể tích tiêm mẫu: 10 jlx
1

+ Tốc độ dịng: 1,0 ml/phút
+ Pha động: hỗn hợp methanol: nước cất: acid acetic băng với tỷ lệ tương
ứng là 60: 40: 0,1
+ Detector u v , đo ở bước sóng 280 nm.

19


* Tiến hành:
-


Mẫu chuẩn: Cân khoảng 200 mg CLP cho vào bình định mức 100 ml,

thêm isopropanol đến vạch, lắc đều. Lấy 4,0 ml dung dịch thu được cho vào
bình định mức 100 ml, thêm isopropanol vào đến vạch và lắc. Lọc dung dịch
qua màng 0,45 Ịim.
-

Mẫu thử: Cân khoảng 1 g nhũ tương cho vào bình định mức 50 ml,

thêm isopropanol, rồi siêu âm trong 15 phút. Để yên 10 phút, sau đó thêm
isopropanol đến vạch. Lọc dung dịch thu được qua màng lọc 0,45 |_im
.
* Khảo sát độ lặp lại của phương pháp:
Tiến hành tiêm lặp lại 5 lần một mẫu chuẩn theo các điều kiện sắc ký đã
chọn. Sai số tương đối (RSD%) của 5 phép thử song song đối với thời gian lưu,
diện tích pic phải nhỏ hơn 2%.
* Khảo sát độ tuyến tính của phương pháp:
Pha một loạt các dung dịch chuẩn trong isopropanol có nồng độ CLP biến
thiên trong khoảng từ 0,065 |Lig/ml đến 0,108 ụ.g/ml. Lọc qua màng lọc 0,45

jum và tiến hành sắc ký theo điều kiện đã chọn để xác định sự phụ thuộc giữa
nồng độ và diện tích pic của CLP.
* Cơng thức tính:
c , = — xCc

sc

Trong đó:
Ct: Nồng độ của CLP trong mẫu thử (jug/ml).

Cc: Nồng độ mẫu chuẩn (|Lig/ml).
St : Diện tích pic của mẫu thử (mAU)
Sc: Diện tích pic của mẫu chuẩn (mAU)

20


×