Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đánh giá sử dụng amikacin thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu tại bệnh nhân tại khoa điều trị tích cực bệnh viện bạch mai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.68 MB, 47 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
==========^íOOlé>=Z====Z=====
NGUYỄN THU VÂN
ĐÁNH GIÁ SỬ DỤNG AMIKACIN
THÔNG QUA THEO DÕI NổNG ĐỘ THUỐC
TRONG MÁU BỆNH NHÂN
TẠI KHOA ĐIỂU TRỊ TÍCH CựC-BỆNH VIỆN BẠCH MAI
(Khoá luận tốt nghiệp dược sỹ khoá 2002
Người hướng dẫn : Th.s Nguyễn Thị
Th.s Ngô Minh Biên
Nơi thực hiện: Bộ môn dược lâm sàng-ĐH Dược HN
Bệnh viện Bạch Mai HN
Thời gian thực hiện: 2/2007-5/2007
Hà Nội, 5/2007
M i e M t n .
fỹỳớ lũng, lỳth o lựối t &U 3af t i ổhv ehn th n h em n
ầJk .& Q l t i n ầ Jk i M iờ n , '^ụ&n, - i ỳ i n tw ớti (D ete ló m Lnq,
trnq, t i hỳ& <Dujầte 'Tễcl Qới ĩXL ầJh.S Qhjjụ J t l in fa (Bilt
-
ớme i l khu
(Dỡl tr tớeh ea
-
hnh tuen, (Bah J t l a l
t ũ
nhnty ngitũi thA, tó trjÊ tizfL
knty titr L qiỳfL ltd li trwig, ut quỏ trỡnh nqhiốn eỳu a hjựt
thnh lun, ớMi ntf.
ầ ợố i dein, ehỷwt th a n h ettL t :
ầJk&. Q lx i n ầJhi 'Tụng, ầJkuty tr u tới k h ti <T)uj4i
S e i.


Qhjxiu 4 i a (Bỡnh

trutg, kha <Diu trớ tớah ca
(D&.tDCl QLun ầJki 'Jụutởnq,

tvnq, khjL 'TụộL &inh
(dựnQ t ft thờ eiớ& iỏ& Uy bỏe f du
4pfe
f
f / t ú ;
eỏi eờt, nhn
ỳien kha (Du t i tớeh
tú,
khua 'Tụỳỏ s i n h OL khỳa nỷutite bờnh ớt
^ a e h Jltai ó n, jft
ớ /
Uỡtr, ng, h& Oil qiỳfL s tụi vộớ n h i u tv mu,
q u ỏ trỡnh nhiMT au .
(djuụi eựnty kliỳ ỏ lu õn tỳt thft ca t i 3 Ulờii the hỳv thnh
nJLL t h i u &uC n, tờt, iỳps ea g i cL tỡn h a u t bố tụi <Da lul, tụi
tiuỳn
t ú / /
t ln, biet n
t ú
kớih óu 3ua
ặ / ẻ
hn tvie tý ilrti
nớềi tó sinh thn h , nuụi dnci, U thuOiiff, oil tớỳ mjửi i u kiờn eli
tụi ha tfL.
'7ễL Qli, ntjjij, 20 thng, 5 nm 2007

SiX. Qlui ầ ợhu <Ur
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.TỔNG QUAN 3
1.1 Đại cương về nhóm kháng sinh aminoglycosid và amikacin 3
1.1.1 Nguồn gốc và lịch sử ra đời 3
1.1.2 Cấu trúc hoá học 3
1.1.3 Dược động học 4
1.1.4 Dược lực học

6
1.1.5 Liên quan giữa dược động học và dược lực học 9
1.1.6 Chế độ liều 1 lần một ngày 11
1.2 Giám sát điều trị (TDM) vói nhóm aminoglycosid

12
1.2.1 Sơ lược về giám sát điều t rị 12
1.2.2 Giám sát điều trị với nhóm aminoglycosid 13
1.3 Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Sanford

13
1.4 Phần mềm tính toán các thông số dược động học Antibiotic Kinetics©

14
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ú u 16
2.1 Đối tượng nghiên cứu 16
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
16
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ: 16
2.2 Phương pháp nghiên cứu: 16

2.2.1 Thu thập thông tin bệnh nhân từ bệnh án 17
2.2.2 Sử dụng amikacin trên bệnh nhân 17
2.2.3 Định lượng nồng độ amikacin trong huyết tương 18
2.2.4 Sử dụng phần mềm ước tính nồng độ amikacin trong máu 19
2.3 Phương pháp xử lý số liệu 19
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CÚƯ 20
3.1 Đặc điểm mẫu nghiên cứu 20
3.1.1 Phân bố đối tượng theo tuổi và giới 20
3.1.2 Phân bố bệnh nhân theo hệ số thanh thải creatinin

21
3.1.3 Các bệnh gặp trong nghiên cứu 21
3.1.4 Xét nghiệm vi khuẩn 23
3.1.5 Kháng sinh dùng kèm 24
3.2 Kết quả định lượng nồng độ Amikacin huyết tương và đánh giá hiệu qủa sử
dụng thuốc 25
3.2.1 Nồng độ đỉnh và đáy của amikacin trong huyết tương bệnh nhân

25
3.2.2 Sự biến đổi các thông số dược động học trên các bệnh nhân

29
3.3. Kết quả áp dụng phần mềm Antibiotic Kinetics© vào nghiên cứu

30
3.3.1. Nồng độ đỉnh và đáy của amikacin ước tính theo phần mềm và định
lượng thực tế 30
3.3.2. Nhận xét chung về việc sử dụng phần mềm Antibiotic Kinetics© vào
nghiên cứu 34
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 36

4.1. Kết luận 36
4.1.1 Về việc sử dụng hiệu quả và an toàn trong chỉ định dùng amikacin

36
4.1.2 Về việc áp dụng phần mềm vào việc ước tính nồng độ thuốc trong máu 36
4.2. Đề xuất 37
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
AUC Area under the curve
(diện tích dưới đường cong)
ARDS Acute Respiratory Distress Syndrome
(Hội chứng suy hô hấp cấp)
Cpeak Peak concentration
(nồng độ đỉnh)
Ctrough Trough concentration
(nồng độ đáy)
COPD Chronic Obstructive Pulmonary Disease
(bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính)
Clcr Clearance Creatinine
(hệ số thanh thải creatinin)
ĐTTC Điều tộ tích cực
MIC Minimal inhibitory concentration
(nồng độ ức chế tối thiểu)
PAE Post antibiotic effect
(hiệu quả sau kháng sinh)
PD Pharmacodynamics
(dược lực học)
PK Pharmacokinetics
(dược động học)
TDM Theurapeutic drug monitoring
(giám sát thuốc trong điều trị)

ĐẶT VẤN ĐỂ
Mặc dù đã có nhiều loại kháng sinh mới được tìm ra trong vòng sáu thập kỉ
qua, aminoglycosid vẫn là nhóm kháng sinh quan trọng được sử dụng nhiều trên lâm
sàng để điều trị các nhiễm khuẩn Gram (-). Tuy nhiên, đây là nhóm thuốc có khoảng
điều trị hẹp, độc tính cao, nhất là độc tính trên tai và thận, nên sử dụng thuốc đảm
bảo an toàn và hiệu quả trên bệnh nhân là vấn đề cần được quan tâm. Đặc biệt, với
bệnh nhân tại các đơn vị điều trị tích cực (ICU-Intensive Care Unit), các thông số
dược động học của thuốc thường biến đổi rất phức tạp, nồng độ thuốc trong máu dao
động lớn giữa các cá thể, vấn đề này càng cần được đặc biệt chú ý.
Tại các nước tiên tiến, áp dụng giám sát thuốc trong điều trị (TDM-
Therapeutic Drug Monitoring) là yêu cầu bắt buộc khi sử dụng kháng sinh
aminoglycosid .Trong đó, theo dõi nồng độ thuốc trong máu bệnh nhân, tính toán sự
biến đổi các thông số dược động học và hiệu chỉnh liều phù hợp với từng cá thể bệnh
nhân là điều kiện để đảm bảo hiệu quả điều trị và làm giảm tối đa độc tính của
thuốc.
Tại Việt Nam, do điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực còn hạn hẹp, việc giám
sát nồng độ thuốc trong máu khi sử dụng các thuốc có khoảng điều trị hẹp và độc
tính cao vẫn chưa được quan tâm. Một số nghiên cứu liên quan đến định lượng nồng
độ thuốc trong máu được công bố chủ yếu liên quan đến nhóm glycosid trợ tim. Với
nhóm aminoglycosid, theo nghiên cứu bước đầu về việc sử dụng tobramycin[9],
nồng độ thuốc hầu hết không đạt hiệu quả điều trị mà nguyên nhân chủ yếu là liều
dùng không đạt yêu cầu.
Bên cạnh việc tiến hành định lượng thực tế, hiện nay đã xuất hiện rất nhiều
phần mềm hỗ trợ tính toán nhằm ước tính nồng độ thuốc trong huyết tương. Việc áp
dụng phần mềm trong ước tính nồng độ giúp người dược sĩ lâm sàng có dự đoán
nhanh và khái quát về hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, có thể dùng phần mềm để thay
thế việc định lượng thực tế hay không và độ tin cậy của việc ước tính nồng độ thuốc
bằng phần mềm đến đâu là một vấn đề cần được quan tâm.
1
Xuất phát từ yêu cầu và thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh giá việc

sử dụng Amikacin thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu bệnh nhân tại
khoa Điều trị tích cực-Bệnh viện Bạch M aĩ’ với 3 mục tiêu cụ thể sau:
1. Khảo sát nồng độ thuốc trong máu bệnh nhân đã sử dụng Amikacin theo
hướng dẫn điều trị.
2. Đánh giá tính hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân dựa trên
các thông số Cpeak và Ctrough so với lý thuyết.
3. Đánh giá khả năng áp dụng phần mềm trong điều trị dựa trên so sánh nồng
độ uớc tính theo phần mềm và nồng độ định lượng thực tế.
Nghiên cứu nhằm đưa ra căn cứ khoa học giúp các bác sĩ sử dụng tốt hơn
amikacin nói riêng và kháng sinh aminoglycosid nói chung trên lâm sàng, nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của giám sát nồng độ thuốc trong máu và từ đó là cơ sở
ban đầu để tiến tới thực hiện giám sát điều trị trên bệnh nhân như các nước tiên tiến
trên thế giới.
2
1. TỔNG QUAN
1.1 Đại cương về nhóm kháng sinh aminoglycosỉd và amỉkacin
1.1.1 Nguồn gốc và lịch sử ra đời
Nhóm kháng sinh Aminoglycosid bao gồm nhiều hoạt chất có nguồn gốc tự
nhiên hoặc dẫn xuất bán tổng hợp như gentamicin, tobramycin, amikacin,
neltimicin, kanamycin, streptomycin, neomycin Streptomycin là chất đầu tiên
được nhà khoa học người Mỹ Waksman phát hiện năm 1943 từ mồi trường nuôi cấy
chủng Streptomyces griseus đã gây được nhiều chú ý khi đó bởi đây là chất kháng
sinh kiểu mới có phổ tác dụng chủ yếu trên vi khuẩn Gram (-), bổ sung cho phổ tác
dụng chủ yếu trên vi khuẩn G(+) của kháng sinh nhóm P-lactam. Tiếp đó, các kháng
sinh có nguồn gốc tự nhiên khác trong nhóm lần lượt ra đời: neomycin (s.ýradiae và
S.albogriseolus) (1949), gentamicin (Micromonospora purpurea (1963), tobramycin
(iS.tenebrarius) (thập kỉ 70) Bên cạnh các kháng sinh có nguồn gốc tự nhiên,
người ta cũng tiến hành sửa đổi một vài chi tiết cấu trúc của các aminoglycosid thiên
nhiên có nhược điểm để tạo ra các kháng sinh bán tổng hợp như amikacin,
netilmicin, dibecacin Cho đến nay, đã có khoảng gần 100 aminoglycosid được biết

tói, trong đó có khoảng 10 chất được nghiên cứu tương đối đầy đủ và được áp dụng
vào điều trị.
Amikacin được biết đến từ thập kỉ 70 là kháng sinh bán tổng hợp từ
kanamycin A (S.kanamyceticus) (1957). Như vậy, amikacin tương đối giống với
kanamycin về dược động học và liều dùng. [17]
1.1.2 Cấu trúc hoá học [4]
Aminoglycosid có cấu trúc Heterosid bao gồm 2 phần: phần genin và phần
đường.
❖ Phần genin: là vòng cyclitol (polyalcol đóng vòng) trong đó 2 nhóm OH
đã được thay thế bằng nhóm amin hoặc guanin. Các diaminocyclitol có thể là:
Streptamin (spectinomycin), Streptidin (streptomycin) và Deoxy-2 streptamin
(neomycin, gentamicin, kanamycin )-
3
❖ Phần đường: có thể là các đường amin 6 cạnh như D-glucosamin-2, D-
glucosamin, Neosamin c, Purpurosamin, Sisosamin hoặc 5 cạnh như L-streptose,
D-ribose
Như đã trình bày ở trên, amikacin là kháng sinh bán tổng hợp từ kanamycin,
như vậy amikacin thuộc dẫn chất của Deoxy-2 streptamin. Công thức hoá học của
amikacin ( so sánh với kanamicin) như sau:
1.1.3 Dược động học.
1.1.3.1 Đường dùng và hấp thu thuốc.
Kháng sinh Aminoglycosid là các cation phân cực mạnh và rất ít hấp thu qua
đường tiêu hoá, Chỉ có ít hơn 1% thuốc dùng theo đường uống hoặc đặt trực tràng
xuất hiện trong nước tiểu.[22] Tuy nhiên, ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận,
dùng thuốc đường uống hoặc đặt trong một thời gian dài, bệnh nhân bị bệnh đường
tiêu hoá như ung thư, viêm ruột có thể tăng hấp thu thuốc tại đường tiêu hoá.
Aminoglycosid cũng có thể hấp thu qua da và gây độc tính khi sử dụng trên bệnh
nhân bỏng nặng, vết thương hở lớn và ung thư, đặc biệt nếu các bệnh nhân đó cũng
đang bị bệnh thận.
Thuốc có thể được dùng qua đường tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch. Sau khi

tiêm bắp, Aminoglycosid hấp thu nhanh, nồng độ đỉnh trong máu (Cpeak) thường
đạt được 30-120phút sau khi tiêm Tuy nhiên, ở bệnh nhân trên 40 tuổi, sự hấp thu
aminoglycosid từ vị trí tiêm bắp chênh lệch nhiều. Bệnh nhân nặng, đặc biệt là bệnh
KANAMVCtM A ■ «. ỘI-I
KA«AM CIS • A«MH»
ANtriACiN C30-K81
Hình 1.1 :Cấu trúc hoá học của amikacin so sánh với kanamycỉn
4
nhân shock nhiễm khuẩn, hấp thu giảm đáng kể do giảm lưu lượng máu đến cơ. Đây
là lý do vì sao mà đường truyền tĩnh mạch được ưa chuộng hơn. Bệnh nhân có thể
được dùng aminoglycosid thông qua truyền tĩnh mạch quãng ngắn 30-60phút. Đây
là đường dùng giúp đạt được Cpeak cao và có ích lợi thực tiễn tại các cơ sở điều trị
[17]
1.1.3.2 Phân bô'
Phân bố trong tế bào của aminoglycosid bị giới hạn do bản chất phân cực của
chúng. Do đó, thuốc chủ yếu phân bố ở dịch ngoại bào, ngoại trừ tai trong và ống lượn
gần là nơi có hệ thống vận chuyển tích cực kháng sinh aminoglycosid. Điều này giải
thích nguyên nhân gây độc tính trên tai và thận nhóm kháng sinh này. Thuốc không qua
hàng rào máu não. Bình thường, nồng độ thuốc trong dịch não tuỷ nhỏ hơn 10% nồng
độ thuốc trong huyết thanh và có thể đạt khoảng 25% trong viêm màng não.[36] Sự
thâm nhập của thuốc vào mắt cũng rất thấp khi dùng thuốc đường toàn thân. Do đó,
phải tiêm quanh mắt, tiêm trong mắt hoặc dùng thuốc tại chỗ khi muốn điều trị các
bệnh viêm mắt.
Nồng độ thuốc thích hợp có thể đạt đựợc tại hầu hết dịch khác trong cơ thể bao
gồm hoạt dịch, dịch màng bụng, dịch cổ trướng và dịch màng phổi. Thuốc phân bố
chậm vào mật, phân, tuyến tiền liệt và dịch màng ối. Tỉ lệ thuốc gắn vói albumin huyết
tương chỉ nhỏ hơn 10% và ít có ý nghĩa lâm sàng. Thể tích phân bố biểu kiến (Vd) của
aminoglycosid bằng khoảng 25% cân nặng và ước tính ngang bằng vói thể tích dịch
ngoại bào.[l 1] Thuốc qua nhau thai, nồng độ trong huyết thanh thai nhi đạt khoảng 21-
37% so với mẹ. Đã có trường hợp trẻ sinh ra bị mất khả năng nghe khi mẹ dùng

streptomycin trong quá trình mang thai. [17] Do đó, cần hết sức thận trọng khi sử dụng
aminoglycosid cho phụ nữ mang thai và chỉ dùng khi không có thuốc thay thế.
1.1.3.3 Thải trừ
Kháng sinh aminoglycosid được thải trừ hầu hết ở dạng còn hoạt tính qua thận.
Chúng được tái hấp thu tích cực ở ống lượn gần. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây độc
tính trên thận. Thải trừ qua thận chiếm khoảng 85-95% liều dùng. Một lượng nhỏ của
thuốc được thải trừ theo đường mật. Thông thường, thời gian bán thải t1/2 của thuốc
5
trong máu là từ 2-4 giờ ở người có chức năng thận bình thường và tăng lên tuỳ theo tình
trạng suy giảm chức năng thận. [30]
Trong khoảng 1-2 ngày đầu điều t r i bằng aminoglycosid, lượng thuốc thải trừ
qua thận thấp hon 10-20% so vói lí thuyết [17]. Sau giai đoạn đầu này, trong nước tiểu
bắt đầu xuất hiện 100% lượng thuốc dùng ở các liều tiếp theo. Sự chậm trễ này được
giải thích là aminoglycosid đã gắn bão hoà ở mô ngoại biên. Tốc độ thải trừ của
aminoglycosid ở các mô này cũng sẽ chậm hơn so vói thuốc trong máu. Thời gian bán
thải của thuốc gắn trong mô ước tính vào khoảng 30-700giờ. [22],
1.1.4 Dược lực học
1.1.4.1 Cơ chê'tác dụng
Cơ chế tác dụng của aminoglycosid như sau: kháng sinh thâm nhập vào tế
bào vi khuẩn Gram(-) nhờ khuếch tán qua kênh dẫn nước trên màng tế bào. Sau khi
vào tế bào chất, aminoglycosid sẽ được vận chuyển tích cực đến gắn vào tiểu đơn vị
ribosome gây đọc sai mã gen trong quá trình tổng hợp protein, làm hỏng cấu trúc
màng tế bào và tăng áp suất thẩm thấu. Kết quả là tế bào vi khuẩn bị phá huỷ.[l 1]
Do việc vận chuyển thuốc vào trong tế bào là quá trình phụ thuộc oxy nên
các aminoglycosid không phát huy tác dụng trong điều kiện khị khí và do đó không
có tác dụng trên các vi khuẩn kị khí. Ngoài ra, tác dụng của aminoglycosid cũng
giảm khi pH acid hoặc có mặt của các anion hoá trị 2 như calci, magnesi.
1.1.4.2 Phổ tác dụng
Các aminoglycosid chủ yếu được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn gây
bởi vi khuẩn Gram(-). Phổ tác dụng bao gồm: Escherichia coli, Proteus spp,

Enterobacter spp, Klebsiella spp, Acỉnetobacter spp, Pseudomonas spp, Serraría
spp và Providencia ¿pp. Các vi khuẩn Gram âm hiếu khí khác như Neisseria
gonorrhea, Neisseria meningitidis và Heamophilus influenza cũng nhạy cảm với
thuốc, tuy nhiên hiếm khi aminoglycosid được chỉ định trong các nhiễm khuẩn này.
Tất cả các vi khuẩn kị khí đều kháng aminoglycosid.
Tác dụng của aminoglycosid trên các vi khuẩn Gram(+) rất hạn chế.
s treptococus pneumoniae và Streptococus pyogenes đã kháng mạnh.
6
Một số kháng sinh có tác dụng hiệp đồng với aminoglycosid, trong đó đáng
chú ý nhất là các kháng sinh nhóm p-lactam. Tác dụng hiệp đồng của
aminoglycosid và penecilin đã được áp dụng để điều trị các nhiễm khuẩn do
Streptococci nhóm D, Pseudomonas aeruginosa và Staphylococcus aureus. [ 18]
1.1.4.3 Kháng kháng sinh
Tình trạng kháng aminoglycosid ngày càng tăng trong những năm gần đây.
Nguyên nhân có thể là một hoặc nhiều cơ chế sau đây: ngăn cản sự gắn của thuốc
vào ribosom, giảm tính thấm của thuốc vào tế bào và/hoặc vi khuẩn tiết enzyme làm
thay đổi cấu trúc hoá học aminoglycosid. Có 3 enzym chủ yếu liên quan đến tính
kháng của vi khuẩn đó là: phosphotransferase, acetyltransferase và
adenyltransferase. Riêng amikacin có cấu trúc hoá học có các nhóm bảo vệ nên có
thể ít chịu tác động của các enzym này hơn, do đó được chỉ định trong điều trị các
nhiễm khuẩn gây bởi các chủng Enterobacteriaceae đã kháng gentamicin và
tobramycin [17]. Một số cấu trúc của các enzym trên đã được xác định. Từ đó định
hướng việc bán tổng hợp các kháng sinh có cấu trúc được bảo vệ khỏi các enzym
này hoặc tổng hợp các chất ức chế hoạt động của các enzym này.
1.1.4.4 Tác dụng không mong muốn.
Độc tính trên tai và trên thận là 2 tác dụng không mong muốn thưòng gặp và
nghiêm trọng nhất của nhóm aminoglycosid. Độc tính trên tai (ốc tai và tiền đình)
có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Trong khi đó, độc tính trên thận thường hồi
phục sau khi ngừng thuốc hoặc điều trị cùng với giám sát nồng độ thuốc chặt chẽ.
Các tác dụng không mong muốn khác của aminoglycosid gồm có block thần kinh

cơ, phản ứng quá mẫn và độc tính trên thần kinh trung ương.
❖ Độc tính trên tai
Các dấu hiệu rõ ràng về độc tính trên tai thường xảy ra với 2-10% bệnh nhân
sử dụng kháng sinh aminoglycosid [17]. Các triệu chứng lâm sàng để đánh giá độc
tính trên chức năng tiền đình và ốc tai bao gồm: chóng mặt, ù tai, giảm khả năng
nghe, buồn nôn. Các xét nghiệm cận lâm sàng dựa trên phương pháp đo sức nghe và
phương pháp ghi điện rung giật nhãn cầu. Tuy nhiên, các xét nghiệm này là không
khả thi và gần như không thể thực hiện được trong điều kiện thiết bị y tế bệnh viện.
7
Độc tính trên tai có thể xảy ra ngay trong quá trình điều trị nhưng cũng có thể
xuất hiện 4-6 tuần sau khi kết thúc điều trị. Aminoglycosid được cho là tác động lên
bơm Natri-Kali do đó làm thay đổi điện tích và áp suất thẩm thấu của dịch nội bào.
Các thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến tế bào lông của thể Corti từ đó ảnh hưởng đến
khả năng nghe các âm tần số cao (4000, 6000, 8000Hz). Dạng sớm của các thương
tổn này không ảnh hưởng tới khả năng nghe các tần số bình thường trong giao tiếp
và thuờng hồi phục được. Khi bị thương tổn nặng hơn, các thế bào lông ngoài thể
Corti bị phá huỷ và các tế bào lông ở đỉnh bị tổn thương. Từ đó, giảm khả năng nghe
các âm có tần số thấp hơn. Trong trường hợp này thương tổn thường là vĩnh viễn
hoặc chỉ có thể hồi phục một phần [11]. Biểu hiện suy giảm chức năng tiền đình bao
gồm: chóng mặt, ù tai, buồn nôn và rung giật nhãn cầu. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể
giảm bót phần nào các triệu chứng trên nhờ các cơ chế bù trừ khác.
❖ Độc tính trên thận
Aminoglycosid thải trừ qua cơ chế lọc của cầu thận, tuy nhiên, một phần nhỏ
bị tái hấp thu ở ống lượn gần. Tổn thương trên thận gây bởi aminoglycosid xảy ra
theo cơ chế: Cation aminoglycosid kết hợp vói anion phospholipid màng tế bào rìa
bàn chải, sau đó đi vào trong tế bào bằng hiện tượng ẩm bào. Ở một vài bệnh nhân,
aminoglycosid xâm nhập vào lysosom giải phóng các enzym dẫn đến hoại tử phá
huỷ hoặc làm giảm chức năng của tế bào. Độc tính trên thận của các aminoglycosid
khác nhau phụ thuộc vào hoạt tính cation và khả năng gắn vào các tế bào biểu mô
ống thận: neomycin có 6 nhóm amino do đó khả năng gây độc tính trên thận là cao

nhất. Gentamicin, tobramycin có 5 nhóm amino, amikacin có 4 nhóm amino,
streptomycin và neltimicin có 3 nhóm amino và do đó ít gây độc tính nhất [22].
Các dấu hiệu lâm sàng của độc tính trên thận bao gồm: tăng dần creatinin
huyết thanh, giảm sức lọc cầu thận, tăng urê huyết và giảm nồng độ các chất trong
nước tiểu. Ngoài ra, protein niệu, aminoacid niệu và rối loạn điện giải nước tiểu
cũng có thể xảy ra. Các marker đánh giá chức năng thận như 2-microglobulin,
enzym niệu và các thông số khác trong nước tiểu có thể dùng làm phương tiện để
phát hiện và ngăn chặn sớm các tổn thương thận [26]. Các marker này đặc trưng cho
các tổn thương ở ống lượn gần hơn chỉ số creatinin do sự biến đổi các chỉ số này xảy
8
ra trước khi có sự tăng creatinin. Tuy nhiên, việc sử dụng các marker này còn hạn
chế do các xét nghiệm này cần phải lấy mẫu nước tiểu nghiêm ngặt, việc đọc kết
qủa phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thòi gian đã sử dụng aminoglycosid và quan
trọng hơn là việc cân nhắc ngừng sử dụng aminoglycosid chỉ được đưa ra khi có sự
tăng creatinin huyết thanh.
Tỷ lệ gây độc tính trên thận cũng thay đổi khác nhau trong các nghiên cứu
phụ thuộc vào tiêu chuẩn nào dùng để đánh giá, loại aminoglycosid sử dụng, các
nguy cơ sẵn có trên bệnh nhân. Tỉ lệ này dao động rất lớn trong khoảng 1,7 đến
58%. Tuy nhiên, tỉ lệ độc tính trên thận trên các bệnh nhân sử dụng gentamicin
thường cao hơn amikacin và tobramycin. [17]
❖ Block thần kinh cơ
Block thần kinh cơ liên quan đến aminoglycosid hiếm gặp, tuy nhiên nguy cơ
tử vong do nó lại rất cao. Nguy cơ block thần kinh cơ của các aminoglycosid giảm
dần theo thứ tự: neomycin, kanamycin, amikacin, gentamicin và tobramycin [17].
Các biểu hiện lâm sàng bao gồm: giãn đồng tử, liệt cơ hô hấp và liệt mềm. Block
thần kinh cơ xảy ra không phụ thuộc vào đường dùng của thuốc. Ngoài ra, bệnh
nhân sử dụng đồng thời aminoglycosid với các thuốc gây block thần kinh cơ khác
như tubocurarin, succinylcholin hoặc các thuốc gây mê, bệnh nhân giảm calci hoặc
magnesi huyết hoặc bệnh nhân dùng các thuốc chẹn kênh calci, bệnh nhân có tiền
sử bệnh là các đối tượng có nguy cơ cao. Cơ chế của block thần kinh cơ gây bởi

aminoglycosid liên quan đến việc ngăn cản hấp thu calci và giải phóng tức thời
acetylcholin trước synap và sự gắn sau synap. Trong trường hợp nhẹ, ngừng sử dụng
aminoglycosid sẽ giúp tự hồi phục. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp nặng,
cần điều tri bằng cách truyền calci gluconate hoặc neostigmin.
1.1.5 Liên quan giữa dược động học và dược lực học [7], [18]
Thông số PK/PD (pharmacokinetic/pharmacodynamic parameters) phổ biến
nhất cho các thuốc kháng khuẩn là dựa vào nồng độ thuốc trong huyết thanh (giá trị
đại diện cho dược động học của thuốc) và nồng độ ức chế tối thiểu MIC (giá trị đại
diện cho dược lực học của thuốc). Việc gắn các thông số dược động học với nồng độ
MIC cho ta 3 chỉ số cơ bản đánh giá tác dụng của kháng sinh là:
9
• T >MIC: thời gian nồng độ thuốc kháng sinh duy trì ở mức lớn hơn
nồng độ ức chế tối thiểu MIC.
• Cpeak/MIC: tỉ lệ giữa nồng độ đỉnh của thuốc kháng sinh và MIC
• A U C 0_24 /MIC: tỉ lệ giữa diện tích dưới đường cong nồng độ-thời gian
trong 24 giờ và MIC
Hình 1.2: Các thông số PK/PD
Khác với các kháng sinh nhóm beta-lactam có hoạt tính diệt khuẩn phụ thuộc
thời gian (time-dependent), các aminoglycosid có hoạt tính diệt khuẩn phụ thuộc
nồng độ (concentration-dependent). Điều này có nghĩa là khi ta tăng nồng độ lên thì
tỉ lệ vi khuẩn bị diệt cũng tăng lên. Với mức nồng độ cao, hầu hết các vi khuẩn bị
tiêu diệt trong thời gian ngắn. Lúc này thòi gian tiếp xúc của vi khuẩn với thuốc
không còn quan trọng với quá trình diệt khuẩn và khả năng làm sạch vi khuẩn chỉ
phụ thuộc vào nồng độ thuốc. Như vậy Cpeak/MIC là chỉ số dự đoán tốt nhất hiệu
quả của thuốc.
Trong các nghiên cứu thực hiện trên bệnh nhân được điều trị bằng
aminoglycosid, đáp ứng điều trị tốt khi tỉ số giữa nồng độ đỉnh của thuốc trong
huyết thanh và nồng độ ức chế tối thiểu-Cpeak/MIC lớn hơn 10:1. Trên lý thuyết,
ước tính sẽ có khoảng 90% bệnh nhân hạ sốt và lượng bạch cầu trở về bình thường ở
ngày thứ 7 nếu đạt được tỉ số Cpeak/MIC lớn hơn hoặc bằng 10 trong 48h đầu điều

trị
10
1.1.6 Chế độ liều 1 lần một ngày
Chế độ dùng thuốc 1 lần một ngày là việc đưa duy nhất 1 lần 1 liều tổng
lượng thuốc bệnh nhân dùng 1 ngày so với việc chia nhỏ thành 2 hoặc 3 lần/ngày
như trước đây (chế độ liều nhiều lần 1 ngày). Rất nhiều nghiên cứu cho thấy chế độ
liều 1 lần một ngày đạt được hiệu quả điều trị không thấp hơn và giảm độc tính hơn
so với chế độ dùng thuốc nhiều lần 1 ngày [19], [28], [32]
Việc giảm độc tính được giải thích bởi khả năng bão hoà nhận thuốc của mô.
Chế độ dùng thuốc 1 lần 1 ngày cho khoảng thời gian nồng độ thuốc trong máu thấp
hơn ngưỡng hấp thu gây độc ở mô dài hơn do đó ít gây độc tính hơn.
Mặt khác, do aminoglycosid là một kháng sinh phụ thuộc nồng độ và có tác
dụng hậu kháng sinh kéo dài (PAE-post antibiotic effect) [22],[27] nên chế độ liều 1
lần một ngày (cho nồng độ đỉnh của thuốc đạt được trong máu cao) vẫn đảm bảo
hiệu qủa điều trị. Ngoài ra, dùng thuốc theo chế độ 1 lần một ngày giúp giảm chi phí
giám sát điều trị và cũng thuận tiện hơn trong việc đưa thuốc vào cơ thể. Chính vì
những lí do đó, hiện nay chế độ dùng thuốc 1 lần 1 ngày được áp dụng phổ biến.
Nồng độ amikacin
(Ịim/ml)
Thời gian (giờ)
Hình 1.3 :Sự biến đổi nồng độ amikacin trong máu ở các chế độ liều khác nhau
11
Tuy nhiên, chế độ dùng thuốc 1 lần một ngày không được khuyến khích sử
dụng cho phụ nữ có thai, trẻ sơ sinh, bệnh nhân bỏng trên 20% diện tích bề mặt da,
bệnh nhân cổ chướng, bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối có yêu cầu thẩm tách, phác
đồ điều trị thấp trong viêm màng trong tim. [33] Đối với các bệnh nhân có clearance
creatinin (CLcr) nhỏ hơn 30mL/ph, chế độ liều 1 lần một ngày cần được điều chỉnh
bằng cách giảm liều và/hoặc giãn khoảng cách đưa thuốc.
1.2 Giám sát điều trị (TDM) với nhóm amỉnoglycosid
1.2.1 Sơ lược về giám sát điều trị [23]

Giám sát điều trị (TDM-Therapeutic Drug Monitoring) là việc sử dụng nồng
độ thuốc đo được trong các dịch sinh học như một chỉ số giúp tối ưu hoá việc sử
dụng thuốc trong điều trị và giảm các tác dụng không mong muốn. [21]
TDM có một vai trò rất quan trọng trên thực hành lâm sàng bởi trên thực tế,
các bệnh nhân có các đặc điểm khác nhau về tuổi, giói, cân nặng, chiều cao, bệnh
mắc phải, đường dùng thuốc, hấp thu, phân bố, thải trừ, liều dùng, các thuốc dùng
kèm, các bệnh lý đi kèm, sự tuân thủ của bệnh nhân đối với chế độ liều từ đó có
thể dẫn đến các đáp ứng khác nhau đối với việc điều trị. Vì vậy theo dõi nồng độ
thuốc trong dịch sinh học (chủ yếu là định lượng nồng độ thuốc trong máu) được coi
là cơ sở để giúp hiệu chỉnh và tối ưu hoá về liều dùng trên từng cá thể bệnh
nhân. [14]
Do đòi hỏi điều kiện tương đối về phương tiện và nhân lực, giám sát điều trị ít
khi cần được áp dụng với các thuốc có đáp ứng lâm sàng được xác định rõ ràng, biến
đổi giữa các bệnh nhân và trên cùng một bệnh nhân qua trong quá trình điều trị
tương đối ít, khoảng điều trị rộng, độc tính thấp. Khi đó tuỳ tác dụng của thuốc, bác
sĩ có thể sử dụng các chỉ số khác như huyết áp, nhiệt độ, glucose huyết để thay
thế. Với các thuốc có ít tương quan giữa liều lượng và đáp ứng lâm sàng, các thông
số dược động học biến đổi nhiều, khoảng điều trị hẹp và độc tính cao, hiệu quả điều
trị tối ưu yêu cầu phải cá thể hoá liều dùng dựa vào nồng độ thuốc đo được trong
máu, TDM thật sự có ý nghĩa khi tồn tại mối quan hệ giữa nồng độ thuốc trong máu
và tác dụng dược lý mong muốn.
12
Các nhóm thuốc hay được giám sát điều trị bao gồm: thuốc tim mạch
(digoxin, quinidin), thuốc kháng sinh (aminoglycosid, vancomycin,
cloramphenicol), thuốc chống động kinh (phenobarbital, phenytoin), thuốc giãn phế
quản (theophyllin), thuốc ức chế miễn dịch (cyclosporin), thuốc chống ung thư
(methotrexat), thuốc tâm thần (lithium, desipramin, imipramin)
1.2.2 Giám sát điều trị vói nhóm aminoglycosỉd
Aminoglycosid là nhóm thuốc có khoảng điều trị hẹp, độc tính cao trong đó
đáng chú ý và hay gặp nhất là độc tính trên tai và trên thận. Tác dụng diệt khuẩn

liên quan trực tiếp đến nồng độ đỉnh (Cpeak) của thuốc trong máu (concentration-
dependent killing) trong khi độc tính liên quan đến nồng độ đáy (Ctrough) [23] Như
vậy mục đích của việc giám sát điều trị là để giúp các nhà lâm sàng hiệu chỉnh liều
và đảm bảo đạt được Cpeak cao và Ctrough thấp trong khoảng điều trị mong muốn.
1.3 Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Sanford [20]
Hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Sanford (The Sanford Guide to
Antimicrobial Therapy) là sáng kiến của Jay p Sanford, giáo sư y học, trưởng khoa
nhiễm khuẩn của trường Đại học y tây nam Texas (Mỹ). Sau khi ông qua đời (1996),
hướng dẫn này vẫn tiếp tục được cập nhật hàng năm bởi David N. Gilbert, George
M. Eliopoulos, Robert c. Moellering, Merle A. Sande và cộng sự. Kể từ lần đầu tiên
xuất bản (1969) đến nay, hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Sanford trở thành cuốn
tài liệu tham khảo bỏ túi được sử dụng rộng rãi tại hơn 100 quốc gia trên khắp thế
giới.
Nội dung chính của hướng dẫn gồm: cách lựa chọn kháng sinh và phác đồ
phối hợp kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm nấm và virus , đặc
điểm của từng loại thuốc kháng sinh, cách tính liều và hiệu chỉnh liều cho bệnh
nhân nhi, bệnh nhân suy thận, tương tác thuốc, dự phòng kháng sinh Các nội
dung đều được trình bày rõ ràng dưới các bảng biểu để dễ tra cứu.
Tại khoa điều trị tích cực, nơi chúng tôi tiến hành nghiên cứu, hướng dẫn sử
dụng kháng sinh của Sanford được tất cả các bác sỹ trong khoa sử dụng. Đó là lý do
chúng tôi lấy hướng dẫn này làm căn cứ và tiêu chuẩn để đánh giá việc sử dụng
amikacin.
13
Theo hướng dẫn điều trị này, chế độ dùng thuốc được hiệu chỉnh tuỳ theo
chức clearance Creatinin như sau:
• Liều 1 lần / ngày:
Clcr
(mL/phút)
>80 60-80 40-60 30-40 20-30 10-20 <10
Liều dùng 15 12 7.5 4

7.5 4 3
(mg/kg) q24h
q24h q24h q24h q48h q48h q72h
• Liều nhiều lần / ngày:
CL cr
(mL/phút)
>90 >50-90
10-50
<10
Liều dùng
(mg/kg)
7.5 mg/kg
ql2h
60-90%
ql2h
30-70%
ql2-18h
20-30%
q24-48h
Yêu cầu TDM cho amikacin như sau:
Chế độ liều
Liều dùng
Nồng độ đỉnh
mong muốn
Nồng độ đáy
mong muốn
1 lần / ngày 15 mg/kg mỗi 24 giờ
56-64 fxg/mL
< 1 |j.g/mL
Nhiều lần / ngày

7.5 mg/kg mỗi 12 giờ
15-30 )J.g/mL
5-10 |^g/mL
1.4 Phần mềm tính toán các thông số dược động học Antibiotỉc KineticsO
Cùng với các từ điển thuốc điện tử, phần mềm tra cứu tương tác thuốc phần
mềm tính toán các thông số dược động học ngày càng được áp dụng rộng rãi như
một công cụ nhằm giúp đỡ người thầy thuốc nói chung và người dược sĩ lâm sàng
nói riêng sử dụng thuốc ngày một hiệu quả hơn. Một số phần mềm phổ biến hiện
nay bao gồm: Antibiotic Kinetics©, APK©, Kinetics©, PK Solutions©,
MedCal© ngoài ra, nhiều trang web như www.freekinetics.com ,
WWW.globalrph.com cho phép truy cập và nhập số liệu tính toán trực tuyến mà
không cần cài đặt phần mềm trên Desktop hay PDA.
14
Antibiotic Kinetics© là phần mềm tính toán các thông số dược động học dựa
trên mô hình 1 ngăn cho kháng sinh nhóm aminoglycosid và vancomycin. Phần
mềm có các ưu điểm nổi bật sau :
❖ Về nội dung và hình thức: phầm mềm có giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
Sau khi nhập các thông tin cần thiết về bệnh nhân như : họ tên, tuổi,giới, cân nặng
chiều cao, creatinin huyết thanh và lựa chọn công thức tính mức lọc cầu thận
(Cockroft&Gault hay Jelliffe) phần mềm sẽ tự động tính toán cân nặng lý tưởng và
mức lọc cầu thận. Người sử dụng tiếp tục lựa chọn hướng ‘dự kiến’ (Prospective)
hoặc ‘đánh giá lại’ (Retrospective). Theo hướng ‘dự kiến’, người dùng có thể lựa
chọn kháng sinh, nhập Cpeak và Ctrough mong muốn, phần mềm sẽ đưa ra liều
khuyên cáo hoặc người dùng đưa ra liều dùng đã sử dụng, phần mềm sẽ đưa ra
Cpeak và Ctrough dự kiến. Các thông số dược động học như Vd, Kel sử dụng để
ước tính nồng độ là các thông số được tính toán từ mô hình dược động học quần thể
(Population model). Theo hướng ‘đánh giá’, người dùng nhập kết quả định lượng
nồng độ thuốc trong huyết thanh của bệnh nhân, phần mềm sẽ tính toán các thông
số Vd, Kel của thuốc trên cá thể bệnh nhân đó rồi đưa ra liều khuyến cáo.
❖ Về tính tiện dụng : Antibiotic Kinetics© là phần mềm chia sẻ

(shareware) cho phép người dùng sử dụng không thời hạn. Phần mềm có dung lượng
nhỏ, có sẵn các phiên bản tương thích với cả cho Windows™, Palm OS™, Pocket
PC™ và U3 Smart Drive™, từ đó đáp ứng đuợc nhu cầu sử dụng mọi nơi, bất kể có
kết nối Internet hay không.
15
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Bệnh nhân nằm tại khoa Điều trị tích cực bệnh viện Bạch Mai tháng 2/2007
đến tháng 5/2007.
2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân:
Các bệnh nhân được chỉ định dùng amikacin
2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ:
> các bệnh nhân có tiến hành lọc máu ngoài thận và lọc màng bụng.
> các bệnh nhân không được làm xét nghiệm chức năng thận (creatinin huyết
thanh) trước khi sử dụng amikacin.
Vói tiêu chuẩn lựa chọn như trên, tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi
là 30 người.
2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu tiến cứu. Các bước tiến hành như sau:
16
2.2.1 Thu thập thông tin bệnh nhân từ bệnh án
Các bệnh nhân đạt tiêu chuẩn được thu thập từ bệnh án các thông tin bao
gồm: họ và tên, giới, tuổi, cân nặng thực tế, chiều cao, chẩn đoán, các xét nghiệm
trước khi sử dụng thuốc (xét nghiệm tìm vi khuẩn, xét nghiệm chức năng thận).
2.2.2 Sử dụng amikacin trên bệnh nhân
2.2.2.1 Liều lượng và khoảng cách đưa thuốc
Bệnh nhân được sử dụng amikacin chế độ liều 1 lần 1 ngày theo hướng dẫn
sử dụng kháng sinh của Sanford. Việc hiệu chỉnh liều dựa trên hệ số thanh thải
creatinin (Clearance creatinin) tính theo công thức của Cockroft và Gault:
Trong đó:

CLcr nam = ( 1 4 0 Qcr . Ị-Ịệ Sộ' thanh thải creatinin (mL/phút)
creatininex 0,72
Creatinin: Nồng độ creatinin trong huyết thanh
™ -_n« (140 -T’)xP
Clcr nữ = 0,85 X 7 ■ ~ (mg/dl)
creatininexQJl \ '
T: Tuổi (năm)
P: Thể trọng (kg)
❖ Các bệnh nhân có chức năng thận bình thường (CLcr >80 mL/ph): sử
dụng liều 15mg/kg cân nặng 1 lần trong ngày (quãng 24 giờ).
❖ Các bệnh nhân suy giảm chức năng thận (Clcr <80mL/ph): liều dùng và
khoảng cách đưa thuốc được hiệu chỉnh như sau:
Clcr
(mL/ph)
60-80 40-60
30-40 20-30 10-20 <10
Liều dùng
(mg/kg)
Q24h
Q48h Q72h
12 7.5 4 7.5 4 3
2.2.2.2Đường dùng và cách dùng
Tất cả các bệnh nhân được thống nhất dùng thuốc theo đường truyền tĩnh
mạch quãng ngắn trong 30phút. Thuốc được pha trong dung dịch glucose 5% hoặc
NaCl 9%0 để đạt được nồng độ 5 mg/lml (0,5%) [30].
17
2.2.23 Chế phẩm sử dụng
Chế phẩm được sử dụng là Medkacin 500mg của hãng Fisiopharma s.r.l
Nucleo Industriale - Italy
2.2.3 Định lượng nồng độ amikacin trong huyết tương

2.2.3.1 Quy trình lấy mẫu để tiến hành định lượng
*t* Thời gian lấy máu:
Mẫu máu được lấy sau khi nồng độ thuốc trong máu đã ở trạng thái cân bằng.
Mỗi bệnh nhân được lấy 2 mẫu:
> Mẫu 1: 30 phút sau khi kết thúc truyền liều thứ 3 (tính từ liều đầu tiên) để đo
c đỉnh.
> Mẫu 2: ngay trước khi truyền liều thứ 3 để đo c đáy.
Thể tích máu lấy cho mỗi mẫu xét nghiệm là 3ml (máu tĩnh mạch).
❖ Xử lý mẫu
Mẫu máu sau khi lấy được cho vào ống nghiệm chống đông bằng heparin,
chuyển xuống khoa Sinh hoá, bệnh viện Bạch Mai, ly tâm tách huyết tương tốc độ
3500v/ph trong 2 phút
Huyết tương được tách ra cho vào ống nghiệm nút kín, có dán nhãn, mã hoá
và bảo quản trong tủ lạnh sâu (-20°C)
2.23.2 Định lượng
❖ Nguyên tắc định lượng
Sử dụng kỹ thuật miễn dịch đồng nhất (Homogeneous immunoassay) để
định lượng. Đây là kỹ thuật theo cơ chế cạnh tranh: các tiểu phân được gắn với
amikacin (thuốc thử 1) sẽ kết tập lại với nhau khi có mặt kháng thể kháng
amikacin (thuốc thử 2) và do đó làm thay đổi mật độ quang của dung dịch. Khi
định lượng, amikacin có mặt trong mẫu định lượng sẽ cạnh tranh với amikacin
của thuốc thử để gắn vào kháng thể và do đó sẽ ức chế quá trình kết tập các tiểu
phân. Nồng độ amikacin trong mẫu định lượng càng cao thì quá trình kết tập
càng bị ức chế. Đường chuẩn dùng để định lượng được xây dựng căn cứ vào sự
thay đổi mật độ quang của dung dịch.
❖ Thuốc thử sử dụng (Kit No.03376265 của hãng Roche-Thuỵ sỹ) gồm:
18
> Rl: kháng thể kháng amikacin từ chuột trong đung dịch đệm và chất bảo
quản
> R2: các tiểu phân gắn amikacin trong dung dịch đệm và chất bảo quản

❖ Máy đo
Roche Hitachi analyzer 912
22.3.3 Đánh giá tính hiệu quả và tính an toàn trong điều trị
Theo hướng dẫn sử dụng kháng sinh của Sanford:
❖ Hiệu qủa điều trị đạt được khi nồng độ đỉnh của thuốc trong mấu nằm
trong khoảng 56-64 \xg/mL
❖ An toàn điều trị đạt được khi nồng độ đáy của thuốc trong máu < l|xg/mL
2.2.4 Sử dụng phần mềm ước tính nồng độ amikacin trong máu
Phần mềm sử dụng là Antibiotic Kinetics©. Thông tin về bệnh nhân được
nhập vào bảng (Patient data) sau đó chọn hướng ‘dự kiến’ (Prospective-Population
model). Tiếp tục nhập các thông tin về loại kháng sinh sử dụng, liều dùng, cách
dùng, đường dùng, phần mềm sẽ cho kết qủa nồng độ đỉnh và đáy uớc tính của
thuốc trong huyết thanh.
Công thức phần mềm sử dụng để ước tính nồng độ thuốc trong máu:
Trong đó: Cpeak: nồng độ đỉnh của thuốc trong huyết thanh (|ig/ml)
Ctrough: nồng độ đáy của thuốc (|ag/ml)
t: khoảng cách giữa 2 lần đưa thuốc (giờ)
t’: thời gian truyền (giờ)
Ke: hằng số tốc độ thải trừ của thuốc
Dose: liều dùng(mg)
Nồng độ thuốc ước tính được so sánh với nồng độ thuốc định lượng thực tế để
đánh giá sự chênh lệch.
2.3 Phương pháp xử lý sô liệu
Kết quả nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 14.0
Cpeak = xVdxKelx
Ctrough = Cpeak X
19
3. KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u
3.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
3.1.1. Phân bô đối tượng theo tuổi và giới

Bệnh nhân ít tuổi nhất là 19 tuổi, cao nhất là 84 tuổi, tuổi trung bình là 57,1 ±
16.1. Sự phân bố bệnh nhân theo nấc thang 20 tuổi như sau:
Bảng 3.1: Sự phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuối
Số bệnh nhân Tỷ lệ %
<20
1 3,3
20-39 4 13,3
40-59 10 33,3
60-79 13
43,3
>80
2 6,7
Tổng
30
100 1
Về độ tuổi gặp trong nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân từ 60-79 là cao nhất
(43,3%) sau đó đến các bệnh nhân từ 40 đến 59 (33,3%)- Hai nhóm này chiếm tỷ lệ
76,6% trong mẫu nghiên cứu.
Bảng 3.2: Sự phân bố bệnh nhân theo giới
SỐ bệnh nhân Tỷ
lệ%
Nam/nữ
Nam
24 80
4,0
Nữ
6 20
Tổng
30

100
Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy trong nghiên cứu của chúng tôi, tỉ lệ nam giới
gấp 4 lần nữ giới.
20

×