Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh trong môn tiếng việt lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.25 KB, 105 trang )




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2




NGUYỄN THÙY TRANG




PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÉP TU TỪ SO SÁNH
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3





LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC








HÀ NỘI, 2014





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2




NGUYỄN THÙY TRANG




PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÉP TU TỪ SO SÁNH
TRONG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 3



Chuyên ngành: Giáo dục học (Bậc Tiểu học)
Mã số: 60140101


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Công Hảo






HÀ NỘI, 2014

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo, đặc biệt là
TS. Vũ Công Hảo, người đã tận tình hướng dẫn đầy hiệu quả, thường xuyên dành cho
tôi sự chỉ bảo, giúp đỡ và động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo, các thầy giáo,
cô giáo, cán bộ nhân viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo của trường
Tiểu học Trung Tự- Đống Đa- Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu,
thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2014
Tác giả



Nguyễn Thuỳ Trang

















LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong
luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Thuỳ Trang






















CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

- Học sinh: HS
- Giáo viên: GV
- Giáo viên tiểu học: GVTH
- Tiếng Việt: TV
- Phương pháp: PP
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu: PPRLTM
- Sách giáo khoa: SGK























MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 5
3.1. Mục đích nghiên cứu 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Cấu trúc của luận văn 6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC GIẢNG DẠY PHÉP TU TỪ SO
SÁNH Ở LỚP 3 7
1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giảng dạy phép tu từ so sánh 7
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học 7
1.1.1.1.Phép tu từ so sánh 7
1.1.1.2.Chức năng của phép tu từ so sánh 12
1.1.1.3.Sự phát triển của cấu trúc so sánh 13
1.1.2. Cơ sở lý luận dạy học 15

1.1.2.1.Một số phương pháp dạy học Tiếng Việt 15
1.1.2.2.Các phương pháp dạy học Tiếng Việt thường được sử dụng ở Tiểu học 16
1.2. Thực trạng việc giảng dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3 hiện nay 18
1.2.1.Thống kê phép tu từ so sánh được sử dụng ở từng phân môn 18
1.2.2. Thực trạng về sách giáo khoa 21
1.2.3.Thực trạng nhận thức của giáo viên về việc dạy học phép tu từ so sánh ở tiểu học 26
1.2.4.Thực trạng việc dạy và học phép tu từ so sánh ở Tiểu học hiện nay 27
Tiểu kết 32
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÉP TU TỪ SO SÁNH TRONG CÁC
PHÂN MÔN 33
2.1. Các phương pháp dạy học và khả năng áp dụng vào việc dạy phép tu từ so sánh cho học
sinh lớp 3 33
2.1.1. Phương pháp dạy thực hành giao tiếp 33

2.1.2. Phương pháp rèn luyện theo mẫu 34
2.1.3. Phương pháp sử dụng tình huống có vấn đề trong tổ chức hoạt động 35
2.1.4. Phương pháp thảo luận nhóm 37
2.1.5. Phương pháp phân tích ngôn ngữ 39
2.1.5.1. Đối với loại bài tập nhận diện 39
2.1.5.2. Đối với loại bài tập vận dụng 40
2.1.6. Phương pháp trò chơi học tập 41
2.2. Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu 42
2.2.1. Một số dạng bài tập nhận diện 42
2.2.2. Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh theo các dạng bài tập 46
2.3. Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Tập làm văn 53
2.3.1. Vai trò của phép tu từ so sánh ở phân môn Tập làm văn lớp 3 53
2.3.2. Các dạng bài tập vận dụng phép tu từ so sánh và phương pháp dạy học 54
2.3.3. Qui trình hướng dẫn học sinh vận dụng phép so sánh vào bài tập làm văn ở lớp 3 57
2.4. Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh trong phân môn Tập đọc 64
2.4.1. Thống kê các hình ảnh so sánh trong các văn bản Tập đọc ở lớp 3 64

2.4.2. Vai trò của phép so sánh tu từ ở phân môn Tập đọc lớp 3 66
2.4.3. Cảm nhận giá trị các hình ảnh so sánh trong văn bản Tập đọc lớp 3 68
Tiểu kết 71
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 72
3.1. Thiết kế một số bài giảng cho các phân môn 72
3.1.1. Phân môn Luyện từ và câu 72
3.1.2. Phân môn Tập làm văn 80
3.1.3. Phân môn Tập đọc 83
3.2. Tổ chức thực nghiệm 86
3.3. Đánh giá chung về kết quả thực nghiệm 90
3.4. Một số đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3 90
KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 95

1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
So sánh là thao tác thường trực của tư duy, là “cách nói” rất quen thuộc và phổ
biến trong cuộc sống cũng như sáng tạo văn chương. So sánh có khả năng khắc hoạ
hình ảnh và gây ấn tượng mạnh mẽ, làm nên một hình thức miêu tả sinh động, mặt
khác, so sánh còn có tác dụng làm cho lời nói rõ ràng, cụ thể, sinh động, diễn đạt được
mọi sắc thái biểu cảm. Nhờ phép so sánh, người viết có thể gợi ra những hình ảnh cụ
thể, những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh, đẹp đẽ cho người đọc, người nghe. So sánh
được coi là một trong những phương thức tạo hình, gợi cảm hiệu quả nhất, có tác dụng
lớn trong việc tái hiện đời sống, hình thành và phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát
và khả năng nhận xét, đánh giá của con người. Mặt khác, nó còn làm cho tâm hồn và
trí tuệ của con người thêm phong phú, giúp con người cảm nhận cuộc sống và văn học
một cách tinh tế hơn, sâu sắc hơn.

Xuất phát từ vai trò và tác dụng của phép tu từ so sánh, từ mục tiêu của môn
Tiếng Việt ở Tiểu học, ngay từ lớp 1, các bài học của Sách giáo khoa (SGK) đã đưa
vào khá nhiều hình ảnh so sánh Tuy nhiên, đến lớp 3 học sinh (HS) mới chính thức
được học về phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu.
Tiếng Việt là một môn học ở trường phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực
hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Nếu phân môn Tập đọc rèn cho học sinh kĩ năng
đọc hiểu văn bản, phân môn Tập làm văn giúp học sinh có kĩ năng viết các đoạn văn,
bài văn theo từng chủ đề thì phân môn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh các kĩ
năng thực hành. Luyện từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc mở rộng hệ
thống hóa vốn từ ngữ cho học sinh, hình thành và phát triển cho học sinh năng lực sử
dụng từ, cách đặt câu và sử dụng câu trong giao tiếp và học tập. Từ đó, giúp học
sinh nói năng đúng chuẩn, phù hợp với mục đích và môi trường giao tiếp, đồng thời
góp phần rèn luyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh. Chính biện pháp tu từ so
sánh đã góp một phần không nhỏ làm lên điều này.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 đã giới thiệu sơ bộ về phép so sánh, hình thành
những hiểu biết và kĩ năng ban đầu về so sánh cho HS thông qua các bài tập thực
hành. Từ đó, giúp HS cảm nhận được cái hay của một số câu văn, câu thơ và vận dụng

2

phép so sánh vào quan sát sự vật, hiện tượng xung quanh và thể hiện vào bài tập làm
văn được tốt hơn. Mặt khác, việc dạy phép tu từ so sánh cho HS lớp 3 cũng là một
cách chuẩn bị dần để các em sử dụng thành thạo hơn phép tu từ này khi làm các bài
văn kể chuyện, miêu tả ở lớp 4, lớp 5.
So sánh được đưa vào chương trình lớp 3 với mục tiêu giúp học sinh:
- Nhận biết biện pháp so sánh
- Mục đích, sử dụng biện pháp so sánh
- Rèn luyện kỹ năng phát hiện và sử dụng biện pháp so sánh
Trong thực tế, giáo viên (GV) và HS lớp 3 còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học
về phép tu từ so sánh, hiệu quả dạy học về phép tu từ so sánh chưa cao. Sách giáo

khoa Tiếng Việt 3 không có các bài dạy riêng lý thuyết mà chỉ có bài tập để học sinh
thực hành về từ và câu, khá phong phú và đa dạng kiểu loại Trong khi đó, tư duy,
nhận thức của học sinh lớp 3 là tư duy trực quan cụ thể. Các em có thể nhận diện (tìm)
những sự vật được so sánh, hình ảnh so sánh, các vế so sánh, từ chỉ so sánh, đặc điểm
so sánh được nói đến trong câu (đoạn văn), thơ hoặc văn bản nhưng mới chỉ cảm nhận
một cách chung chung tác dụng của so sánh. Các em sẽ gặp khó khăn khi vận dụng đặt
câu (nói, viết) có dùng phép so sánh vì vốn từ còn ít, chưa biết cách quan sát, nhận xét
sự vật, hiện tượng để tìm ra những đặc điểm giống nhau. Bởi vậy, câu văn của các em
chỉ mang nội dung thông báo chứ chưa có sức gợi cảm, gợi tả Điều đó cũng phần
nào lý giải vì sao các bài tập Tập làm văn thường khô khan, thiếu sức hấp dẫn. Sách
giáo viên hầu như cũng chỉ đưa ra đáp án bài tập, chứ chưa hướng dẫn cách làm thế
nào. Điều này khiến GV gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình vận dụng
phương pháp dạy học sao cho kích thích được sự hứng thú, say mê học tập của học
sinh. GV còn lúng túng khi lựa chọn các phương pháp hướng dẫn HS tìm hiểu cách so
sánh và tác dụng của phép so sánh. Việc đánh giá kỹ năng sử dụng phép so sánh của
HS cũng chưa có tiêu chí cụ thể, nhiều khi còn mang tính chất cảm tính và kinh
nghiệm chủ nghĩa. Các công trình nghiên cứu chuyên biệt về vấn đề này cũng không
nhiều, nên GV Tiểu học còn gặp khó khăn trong việc tìm các tài liệu tham khảo.
Từ các lí do trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Phương pháp dạy học phép
tu từ so sánh trong môn Tiếng Việt lớp 3”.

3

2. Lịch sử vấn đề
So sánh và nhân hóa là hai biện pháp tu từ khá phổ biến, được dùng nhiều trong
lời ăn tiếng nói hàng ngày cũng như trong văn chương nghệ thuật. Xin được dẫn ra
một số ý kiến xung quanh khái niệm của các biện pháp này.
Theo tác giả Đinh Trọng Lạc: so sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, so sánh tu từ)
là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại
của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống

nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng.
Mô hình cấu tạo so sánh hoàn chỉnh gồm bốn yếu tố:
Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh
Yếu tố 2: yếu tố chỉ tính chất của sự vật hay trạng thái của hành động.
Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh
Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh
Theo tác giả Cù Đình Tú: so sánh tu từ là cách công khai đối chiếu hai đối tượng
cùng có một dấu hiệu chung nào đấy nhằm biểu hiện một cách hình tượng phẩm chất
bên trong của một đối tượng. So sánh tu từ bao giờ cũng gồm hai vế: vế được so sánh
(vế A) và vế so sánh (vế B). Mối quan hệ giữa vế A và vế B được gắn với nhau theo
công thức sau:
A như B (tựa, dường như)
B (hoặc A) bao nhiêu A (hoặc B) bấy nhiêu
A là B
Theo tác giả Nguyễn Thế Lịch: so sánh là đưa ra xem xét sự giống nhau, khác
nhau, sự hơn, kém về một phương diện với một vật khác được coi là chuẩn. Có thể
không phải chỉ một mà nhiều sự vật, nhiều thuộc tính được so sánh.
Theo tác giả Nguyễn Thái Hòa: so sánh là hình thức diễn đạt tu từ khi đem sự vật
này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai đối tượng có nét tương đồng nào đó để gợi
ra hình ảnh cụ thể, những xúc cảm thẩm mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe.
So sánh gồm bốn yếu tố: cái so sánh, cơ sở so sánh, từ so sánh và cái được so sánh.
Cuốn sách “Văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả” của tác giả Nguyễn
Trí gồm hai phần lớn:
Phần thứ nhất: cung cấp các tri thức cơ bản, cần thiết về văn miêu tả nói chung,

4

về các kiểu bài miêu tả nói riêng. Các tri thức này bao gồm các hiểu biết về ba mặt:
yêu cầu miêu tả, đối tượng miêu tả và ngôn ngữ miêu tả. Ở mỗi kiểu bài, tác giả đã nêu
ra được một số hiểu biết có tính chất đặc thù.

Phần thứ hai: trình bày các yêu cầu và đặc biệt đi sâu phân tích một số điểm về
phương pháp dạy văn miêu tả. Trong phần này, tác giả đã trình bày các yêu cầu cơ bản
về phương pháp dạy văn miêu tả theo SGK cải cách giáo dục: đề cao tính chân thực,
nhấn mạnh yêu cầu quan sát trực tiếp, chú ý yêu cầu rèn kĩ năng theo hướng HS (chủ thể
hoạt động) rèn kĩ năng, GV là người tổ chức và hướng dẫn HS chiếm lĩnh kiến thức.
Ngoài hai phần chính trên, tác giả còn giới thiệu thêm một số đoạn văn miêu tả
hay, một số kinh nghiệm và một bài soạn dạy văn miêu tả. Cuốn sách này cũng đã đề
cập đến vấn đề cần phải sử dụng các biện pháp, phương tiện tu từ nào khi dạy từng
kiểu bài văn miêu tả, nhưng chỉ dừng lại ở việc liệt kê ra các biện pháp được sử dụng
trong các bài văn chứ chưa nói tới vấn đề các biện pháp đó được sử dụng trong từng
bài văn như thế nào.
Trong cuốn “Dạy Tập làm văn ở trường Tiểu học”, tác giả Nguyễn Trí cũng đã đề
cập đến vấn đề văn miêu tả trong văn học và văn miêu tả trong nhà trường, đồng thời
đề cập đến phương pháp dạy học văn miêu tả trong nhà trường.
Cuốn sách “Văn miêu tả và kể chuyện” của các tác giả Vũ Tú Nam, Phạm
Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng cũng đã giới thiệu những bài viết của mình về suy
nghĩ, kinh nghiệm của bản thân khi viết văn miêu tả và văn kể chuyện. Tác giả Phạm
Hổ gián tiếp nói lên vai trò, vị trí của so sánh và nhân hóa trong văn miêu tả, nhưng đó
cũng chỉ là nói qua, sơ lược chứ chưa gợi ý, hướng dẫn cụ thể cách sử dụng biện pháp
so sánh và nhân hóa.
Cuốn sách “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” của tác giả Lê Phương
Nga và Nguyễn Trí đã đề cập đến các vấn đề sau: văn miêu tả trong chương trình Tập
làm văn ở Tiểu học, một số vấn đề dạy – học văn miêu tả ở lớp 4, lớp 5, nghệ thuật
miêu tả, dạy tiết quan sát và tìm ý ở lớp 4 và lớp 5.
Như vậy, văn miêu tả trong nhà trường Tiểu học đã thu hút sự quan tâm của
nhiều người. Các nhà nghiên cứu, giảng dạy, biên soạn SGK đã tìm hiểu sâu về văn
miêu tả và đề ra được các phương pháp dạy học văn miêu tả trong nhà trường Tiểu

5


học. Tuy nhiên, việc sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa trong viết văn miêu tả thì
chưa được đề cập đúng mức, đa phần chỉ tập trung ở hai kiểu bài nhất định là văn tả
cây cối hay văn tả loài vật. Trong khi, để làm tốt việc vận dụng so sánh, các nhà giáo
dục cần chú ý ở tất cả các nội dung: con vật, cây cối, con người, đồ vật, hay cả những
hoạt động, trạng thái, đặc điểm tính cách cũng có thể đưa vào so sánh.
Có thể nói, hướng dẫn HS lớp 4 sử dụng biện pháp so sánh và nhân hóa trong văn
miêu tả là vấn đề đáng được quan tâm nghiên cứu. Gần đây, đã có một số luận văn đề
cập đến vấn đề này và đó là những tài liệu tham khảo hữu ích cho chúng tôi trong quá
trình triển khai đề tài.
Trên đây, chúng tôi đã điểm qua một số công trình nghiên cứu về phép tu từ so
sánh, tuy nhiên, các tác giả chỉ giúp HS nắm bắt, nhận diện được các biện pháp này
chứ chưa hướng dẫn các em sử dụng chúng một cách có hiệu quả. Hai biện pháp này
chỉ mới được đưa vào SGK môn Tiếng Việt lớp 3 từ năm học 2004 – 2005, nên khá
khó khăn đối với cả người học và người dạy trong điều kiện dạy học tích hợp hiện nay.
Làm thế nào để HS ứng dụng được những điều đã học về hai biện pháp này trong quá
trình làm văn? Làm thế nào để HS viết được một văn miêu tả hay? Cần hướng dẫn HS
như thế nào để viết được một bài văn có nhiều hình ảnh, cảm xúc ? Tất cả những câu
hỏi đó đã thôi thúc chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Đánh giá thực trạng giảng dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3, từ đó, bước đầu đề xuất
phương hướng ứng dụng một số phương pháp giảng dạy có hiệu quả phép tu từ so
sánh cho học sinh lớp 3 ở các phân môn; thiết kế quy trình dạy học các dạng bài tập về
phép tu từ so sánh trong phân môn Luyện từ và câu; xây dựng quy trình tổ chức hướng
dẫn HS vận dụng phép tu từ so sánh trong các giờ học Tập đọc và Tập làm văn, góp
phần giải quyết những khó khăn của GV Tiểu học và nâng cao hứng thú và kết quả
học tập về phép tu từ so sánh cho HS.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu các vấn đề lý thuyết về phép tu từ so sánh trong Tiếng Việt.



6

- Tìm hiểu nội dung, chương trình dạy học phép tu từ so sánh và thực trạng của
việc dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3.
- Đưa ra một số đề xuất về việc ứng dụng một số phương pháp dạy học vào việc
hình thành những hiểu biết ban đầu và rèn luyện kĩ năng sử dụng phép tu từ so sánh
cho HS lớp 3; quy trình tổ chức dạy các dạng bài tập về phép so sánh ở phân môn
Luyện từ và câu; quy trình hướng dẫn HS vận dụng phép so sánh trong giờ Tập đọc,
Tập làm văn.
- Tổ chức dạy học thử nghiệm để kiểm tra tính hiệu quả và tính khả thi của những
đề xuất trên.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3.
- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động dạy và học phép tu từ so sánh của học sinh lớp
3 trường Tiểu học Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các nhóm phương pháp
nghiên cứu sau đây: Phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so
sánh, phương pháp tổng hợp và phương pháp hệ thống. Ngoài ra còn sử dụng một số
phương pháp, thao tác bổ trợ khác.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn việc giảng dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3.
Chương 2: Phương pháp giảng dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3
Chương 3: Thực nghiệm và kết quả thực nghiệm.
Phần cuối luận văn là Danh mục Tài liệu tham khảo.








7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC GIẢNG DẠY PHÉP TU TỪ SO
SÁNH Ở LỚP 3

1.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giảng dạy phép tu từ so sánh
1.1.1. Cơ sở ngôn ngữ học
Ngôn ngữ là một hệ thống, bao gồm các bộ phận ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp.
Mỗi bộ phận của ngôn ngữ là một hệ thống nhỏ, có cấu trúc riêng, có quan hệ chặt chẽ
với nhau trong hệ thống ngôn ngữ. Các nghiên cứu về ngôn ngữ nói chung, Tiếng Việt
nói riêng, đặc biệt các nghiên cứu về tu từ học, có mối quan hệ mật thiết với phương
pháp dạy học Tiếng Việt (TV).
1.1.1.1. Phép tu từ so sánh
a) So sánh logic
So sánh logic là một hoạt động nhận thức phổ biến của tư duy con người nhằm
nhận dạng và chiếm lĩnh bản chất của các sự kiện, hiện tượng được so sánh; là việc đặt
hai hay nhiều sự vật, hiện tượng cạnh nhau nhằm tìm ra các sự giống nhau và khác biệt
giữa chúng.
Ví dụ:
a. Đi đón ngày khai trường vui như là đi hội
(TV3, t.1, tr.49)
b. Cái lưng còng của ông cụ sao giống lưng ông nội thế.
(TV3, t.1, tr.55)
Các cách so sánh này gọi là so sánh logic. Cơ sở của phép so sánh logic dựa trên
tính đồng chất, đồng loại của các sự vật, hiện tượng và mục đích của sự so sánh là xác

lập sự tương đương giữa hai đối tượng.
b) So sánh tu từ
So sánh tu từ (còn gọi: so sánh hình ảnh) là một biện pháp tu từ trong đó người ta
đối chiếu các sự vật với nhau miễn là giữa các sự vật có một nét tương đồng nào đó để
gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm mỹ trong nhận thức người đọc, người nghe.
( Lê A, Phương pháp dạy học Tiếng Việt, 2004, tr 19)


8

Ví dụ:
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
(TV3, t.1, tr.79)
Ở ví dụ trên, “quê hương” được ví như chùm khế ngọt – thứ đã gắn bó với tuổi
thơ rong chơi của tác giả. Nhà thơ nhớ về quê hương cũng chính là nhớ về những buổi
chiều rủ nhau leo trèo hái từng chùm khế và để lại những kỉ niệm gắn bó bên nhau,
gắn bó với quê hương yêu dấu.
Như vậy, so sánh tu từ khác với so sánh logic ở tính hình tượng, tính biểu cảm và
tính dị loại của sự vật. Nếu như giá trị của so sánh logic là đặt hai sự vật tương đồng
cạnh nhau để so sánh thì giá trị của so sánh tu từ là sự liên tưởng, phát hiện những hình
ảnh lạ và độc đáo để khơi gợi lên cảm xúc thẩm mĩ ở người đọc, người nghe.
Hình thức đầy đủ nhất của phép so sánh tu từ gồm 4 yếu tố:
1 2 3 4
Quê hương Là chùm khế ngọt
Trong đó:
- Yếu tố (1) là cái so sánh, đây là yếu tố được hoặc bị so sánh tùy theo việc so
sánh là tích cực hay tiêu cực.
- Yếu tố (2) là mức độ so sánh thường được diễn ra ở mức độ ngang bằng như nhau.
Ngoài từ “như” còn có các từ: “tựa”, “tựa như”, “giống như”, “là”, “như là”, “như thể”

- Yếu tố (3) là cái được so sánh, tức là cái đưa ra để làm chuẩn so sánh.
- Yếu tố (4) là yếu tố chỉ tính chất sự vật hay trạng thái của hành động được nhìn
nhận theo một cách nào đó có vai trò nêu rõ phương diện so sánh.
Trong quá trình hình thành phép so sánh tu từ, người viết có thể linh hoạt thay
đổi trật tự các yếu tố hoặc để ẩn một trong những yếu tố này sao cho phù hợp với văn
cảnh và ý đồ của người viết. Khi xem xét phép so sánh, có thể dựa vào mặt cấu trúc
hoặc dựa vào mặt ngữ nghĩa của nó.
Dựa vào cấu trúc, có thể chia ra các dạng so sánh như sau:
Dạng 1: Phép so sánh đầy đủ 4 yếu tố:
Đây là dạng so sánh chuẩn vì nó có đầy đủ cả 4 yếu tố: cái so sánh, cơ sở so sánh,
mức độ so sánh và cái được so sánh.

9

Ví dụ: Người, xe đi như gió thổi
1 2 3 4 (TV3, t.1, tr.124)
Dạng 2: So sánh vắng yếu tố (1):
Đây là dạng so sánh khuyết yếu tố 1, tức là không có cái so sánh. Cái so sánh là
gì, điều đó phụ thuộc vào khả năng liên tưởng của người đọc, người nghe.
Ví dụ:
Chòng chành như nón không quai
Như thuyền không lái như ai không chồng.
(Ca dao)
Dạng so sánh này có rất nhiều trong thành ngữ so sánh: đông như hội, xấu như
ma, lặng như tờ, ngọt như đường, sầu như dưa, trong như thạch, sạch như sương
Dạng 3: So sánh vắng yếu tố (2):
So sánh vắng yếu tố 2 còn gọi là so sánh chìm, tức là so sánh không có cơ sở so
sánh. Thông thường, khi bớt cơ sở so sánh thì phần thuyết minh miêu tả ở cái được so
sánh sẽ rõ ràng hơn. Ngoài ra, nó còn tạo điều kiện cho sự liên tưởng rộng rãi, phát
huy sự sáng tạo của người đọc, người nghe hơn là so sánh có đủ 4 yếu tố. Dạng so

sánh này kích thích sự làm việc của trí tuệ và tình cảm nhiều hơn để có thể xác định
được những nét giống nhau giữa 2 đối tượng ở 2 vế và từ đó nhận ra đặc điểm của đối
tượng được miêu tả.
Ví dụ: Hai bàn tay em
Như hoa đầu cành
(TV3, t.1, tr.7)
“Hai bàn tay em” được so sánh như “hoa đầu cành” và từ hình ảnh so sánh này
người đọc có thể suy nghĩ, liên tưởng tới nhiều hình ảnh khác nhau.
Chẳng hạn:
Hai bàn tay em mềm mại như hoa đầu cành
Hai bàn tay em nhỏ xinh như hoa đầu cành
Dạng 4: So sánh vắng yếu tố (2) và yếu tố (3)
Đây là một dạng so sánh không đầy đủ, chỉ có cái so sánh và cái được so sánh. Yếu tố
(2) và (3) được thay thế bằng chỗ ngắt giọng, dấu gạch ngang hoặc là hình thức đối chọi.

10

Ví dụ:
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh
(TV3, t.1, tr.43)
Trong đoạn thơ trên, nhà thơ đã dùng chỗ ngắt giọng (được ghi lại bằng gạch
ngang) và đối chọi (giữa quả dừa và tàu dừa) để tạo nên một hình thức so sánh có âm
điệu nhịp nhàng. Cách so sánh thứ nhất vừa đúng vừa lạ: những quả dừa có khác gì
đàn lợn con mà đàn lợn con này lại nằm trên cao. Cách so sánh thứ hai vừa đẹp vừa lạ:
tàu dừa mà thành chiếc lược, mây xanh mà thành suối tóc thì thật kì diệu và thơ mộng.
Ngoài ra, còn có trường hợp yếu tố (1) và yếu tố (4) đổi chỗ cho nhau, còn gọi là
so sánh đổi chỗ.

Ví dụ:
Trên trời mây trắng như bông
Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây
(Ca dao)
Có khi dùng cặp từ “bao nhiêu ”, “bấy nhiêu ” để so sánh.
Ví dụ:
Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
(Ca dao)
Trong so sánh tu từ, còn có hình thức kết hợp một vế so sánh, một đối tượng so
sánh với nhiều đối tượng được so sánh.
Ví dụ: Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, là mẹ, là anh em ruột thịt của chúng tôi.
(TV3, t.1, tr. 85)
Dựa vào mặt ngữ nghĩa, ta có thể chia phép so sánh thành các dạng:
Dạng 1: So sánh ngang bằng
Đây là dạng so sánh thường dùng từ “như”, từ “là”, từ “tựa” để làm từ so sánh.
Ví dụ: Vầng trăng như lá thuyền trôi êm đềm.
(TV3, t.1, tr. 133)

11

Những hôm trăng khuyết, ánh trăng in xuống dòng sông tựa như chiếc thuyền
lững lờ trôi. Đây chính là một sự so sánh ngang bằng.
Dạng 2: So sánh bậc hơn - kém
Là dạng so sánh mà cơ sở so sánh luôn gắn liền với từ hơn: khoẻ hơn, cao hơn,
đẹp hơn
Ví dụ: Thần chết chạy nhanh hơn gió
(TV3, t.1, tr.29)
Đây là một hình ảnh so sánh trích trong tác phẩm “Người mẹ” của
An-đéc-xen. Thần Đêm tối vì muốn thử thách người mẹ đã nói với bà rằng: “Thần chết chạy

nhanh hơn gió”. Trong tâm thức của mỗi người, gió là vị thần chạy nhanh hơn cả, và không
có cách nói nào miêu tả sự chạy nhanh của thần chết hay hơn bằng một sự so sánh như thế.
Tuy nhiên, người mẹ vẫn đuổi kịp thần chết, bởi một điều: không có gì chiến thắng được trái
tim người mẹ, không có gì so sánh được với tình yêu của mẹ dành cho con.
Dạng 3: So sánh bậc cao nhất (bậc tuyệt đối)
Đây là dạng so sánh dùng để khẳng định một việc gì đó theo cách nhìn nhận,
cách đánh giá riêng của người so sánh.
Ví dụ:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng.
(Ca dao)
Những ví dụ trên cho ta thấy các đối tượng được đưa ra để so sánh khác nhau về
bản chất. Nhưng do một cách nhìn đặc biệt, các đối tượng vốn là khác loại, khác bản
chất có thể chuyển hóa được cho nhau, có những đặc điểm, những nét giống nhau. Một
so sánh đẹp là một so sánh phát hiện ra những gì nhiều người không nhìn ra, không
nhận thấy.
Như vậy, so sánh tu từ là “một biện pháp tu từ ngữ nghĩa, trong đó người ta đối
chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách quan không đồng nhất với nhau hoàn
toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó, nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác
mới mẻ về đối tượng”.
( Đinh Trọng Lạc, Phong cách học Tiếng Việt, 1998, tr 27)

12

1.1.1.2. Chức năng của phép tu từ so sánh
- Chức năng nhận thức
Paolơ cho rằng: “Sức mạnh của so sánh là nhận thức”. Bản chất của sự so sánh
là lấy một hình ảnh cụ thể để miêu tả một hình ảnh chưa được cụ thể.
Chẳng hạn:
- Đi giữa rừng hoa như đi trong mơ

hoặc:
Bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim
của sóng biển.
(TV3, t1, tr.109)
Nhờ hình ảnh “chiếc lược đồi mồi” mà người đọc có thể hình dung ra vẻ đẹp của
bờ biển Cửa Tùng và ao ước được một lần ngắm nhìn vẻ đẹp của nó.
- Chức năng biểu cảm- cảm xúc
Bên cạnh chức năng nhận thức, phép so sánh còn có chức năng biểu cảm- cảm
xúc. Gôlúp nói: “Hầu như bất kì sự biểu đạt hình ảnh nào cũng có thể chuyển thành
hình thức so sánh”. Trong lời nói hàng ngày, chúng ta đã gặp rất nhiều cách ví von rất
hay, rất có hình ảnh, rất thấm thía. Mỗi một sự so sánh là một lời nhận xét mà ít có
cách nói nào diễn đạt hiệu quả hơn: gầy như mắm, béo như lợn, hôi như cú, gầy như
quỷ
Rõ ràng cũng nói về biển nhưng nếu nói theo cách bình thường là: “Biển rất rộng và
nước có màu xanh thẳm” thì sẽ không tác động nhiều đến người nghe bằng cách nói của
Vũ Tú Nam: “Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch” (TV3, tr. 8).
Bởi vì, ở cách nói thứ hai không chỉ đơn thuần là thông tin, sự kiện mà nó còn thể hiện
thái độ của người nói đối với sự kiện đó. Đúng là cũng nói về biển nhưng qua xúc cảm
của nhà văn, biển trở nên đẹp và có hồn hơn bởi vì nhà văn đã sử dụng phép so sánh
trong khi miêu tả.
Với chức năng biểu cảm, so sánh là “cách nói” dễ đi vào lòng người, dễ chiếm
được lòng người, làm cho người ta dễ nhớ, dễ thuộc và nhớ lâu. So sánh tu từ chính là
một phương thức tạo hình gợi cảm, là đôi cánh giúp cho chúng ta bay vào thế giới của
cái đẹp, của trí tưởng tượng vô cùng phong phú.

13

1.1.1.3. Sự phát triển của cấu trúc so sánh
Cấu trúc của phép tu từ so sánh luôn luôn vận động và phát triển theo quá trình
phát triển của tư duy và quá trình hoàn thiện các phong cách chức năng trong tiếng

Việt. Quá trình này được thể hiện qua sự biến đổi về cấu trúc hình thức và nội dung
ngữ nghĩa bên trong của phép so sánh.
Thứ nhất, về mặt hình thức, trong thời kì hiện đại, phép so sánh có chiều hướng
phát triển về độ dài cấu trúc dưới các dạng sau:
A x B (ca dao)  A x B x C (thơ hiện đại)
 A x B
1
x B
2
x B
3

(Trong đó: - A là cái so sánh
- B là cái được so sánh
- x là mức độ so sánh)
Ví dụ 1: A x B:
Anh em cùng một mẹ cha
Cũng như cây cọ sinh ra nhiều cành
(Ca dao)
Ví dụ 2: A x B x C:
Nhớ em như một vết thương
Trong lòng như vỡ mảnh gương trong lòng
(Xuân Diệu)
Ví dụ 3: A x B
1
x B
2
x B
3:


Một dãy núi mà hai màu mây
Nơi nắng nơi mưa khí trời cũng khác
Như anh với em, như Nam với Bắc
Như Đông với Tây một dải rừng liền.
(Phạm Tiến Duật)
Thứ hai, về mặt nội dung ngữ nghĩa, sự thay đổi cấu trúc A x B còn được biểu
hiện qua sự biến đổi về quan hệ ngữ nghĩa giữa hai vế. Xét về mức độ ý nghĩa, mô
hình so sánh thường gặp trong ca dao là:
A x B
(trừu tượng) (cụ thể)

14

hoặc: A x B
(cụ thể) (cụ thể)
Tuy nhiên, trong văn chương hiện đại, các dạng thức, mô hình so sánh không
ngừng được mở rộng. Có thể gặp phép so sánh ở tất cả các dạng lí tưởng của nó:
A - B: trừu tượng - cụ thể
A - B: trừu tượng - trừu tượng
A - B: cụ thể - cụ thể
A - B: cụ thể - trừu tượng
Ví dụ: A - B: (trừu tượng) - (trừu tượng)
Anh nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Nghe xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương
(Chế Lan Viên)
Ví dụ: A - B: (cụ thể) - (cụ thể)
Quả cà chua như cái đèn lồng nhỏ xíu
Thắp mùa đông ấm những đêm thâu.

(Phạm Tiến Duật)
Ví dụ: A - B: (cụ thể - trừu tượng)
Nghe như tiếng của cha ông dựng nước
Truyền con cháu phải ngẩng cao mà bước
Nghe như lời cây cỏ gió mưa
Đang hát tiếp bài ca bất khuất ngàn xưa
(Lê Anh Xuân)
Tóm lại, so sánh tu từ có ý nghĩa rất quan trọng. Nó làm tăng hiệu quả sử dụng
ngôn ngữ. Tất nhiên, mức độ hiệu quả tuỳ thuộc vào khả năng cụ thể, vào vốn ngôn
ngữ và sự rèn luyện kĩ năng thường xuyên ở mỗi người.
1.1.2. Cơ sở lý luận dạy học
Phương pháp dạy học Tiếng Việt là một bộ môn của khoa học giáo dục nên nó
phụ thuộc vào những quy luật chung của khoa học này. Lý luận dạy học đại cương

15

cung cấp cho phương pháp dạy học Tiếng Việt những hiểu biết về các quy luật chung
của việc dạy học môn học. Nó vận dụng nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học theo
đặc trưng của mình.
Môn Tiếng Việt là một trong những bộ môn cơ bản của nhà trường phổ thông nên
phải thực hiện theo nguyên tắc giáo dục học. Bởi vậy nguyên tắc dạy học Tiếng Việt
phải cụ thể hóa mục tiêu và các nguyên tắc dạy học nói chung vào bộ môn của mình.
Như vậy mục tiêu của việc dạy và học Tiếng Việt nằm trong mục tiêu chung của giáo
dục nước ta trong giai đoạn mới hiện nay: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, nhằm hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực
thực hành, tự chủ, năng động sáng tạo.
Vậy từ những tiêu chí đã đặt ra thì phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
được cụ thể hóa như sau:
1.1.2.1. Một số phương pháp dạy học Tiếng Việt
Trong khoa học giáo dục và lí luận dạy học bộ môn, chưa có một định nghĩa hoặc

cách giải thích hoàn toàn thống nhất về thuật ngữ phương pháp dạy học. Có quan niệm
cho rằng: “Phương pháp dạy học là cách thức làm việc giữa thầy giáo và HS, nhờ đó
mà HS nắm vững kiến thức, kĩ năng và kĩ xảo, hình thành thế giới quan và phát triển
năng lực”. Lại có quan niệm coi phương pháp dạy học là “những hình thức kết hợp
hoạt động của GV và HS hướng vào việc đạt mục đích nào đó”. Nhìn chung, nhiều
người tán thành quan điểm thứ nhất, nhưng trên thực tế, do cách hiểu bản chất của từ
“cách thức” khác nhau nên dẫn đến các hệ thống phương pháp khác nhau.
Đó là hệ thống có tính chất khái quát và tổng hợp. Từng bộ môn lại vận dụng hệ
thống đó trên cơ sở đặc trưng môn học và những đặc thù của quá trình tổ chức dạy học
dạy học môn học đó.
Trên tinh thần chung như vậy, có thể quan niệm: Phương pháp dạy học Tiếng
Việt là cách thức làm việc của thầy giáo và HS nhằm giúp HS chủ động chiếm lĩnh tri
thức, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo Tiếng Việt.
1.1.2.2. Các phương pháp dạy học Tiếng Việt thường được sử dụng ở Tiểu học
Để việc dạy học Tiếng Việt có hiệu quả, cần sử dụng các phương pháp dạy học
nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Hiện nay, các phương pháp đặc trưng

16

của môn học: phương pháp thực hành giao tiếp, phương pháp rèn luyện theo mẫu,
phương pháp phân tích ngôn ngữ, phương pháp trò chơi học tập Tiếng Việt, phương
pháp thảo luận nhóm, cùng các phương pháp dạy học khác như: diễn giải, thảo luận,
sử dụng phương tiện trực quan vẫn được vận dụng, phối kết hợp một cách hợp lí để
dạy Tiếng Việt.
Sau đây, chúng tôi xin trình bày một số phương pháp dạy học mà chúng tôi cho rằng
sẽ có tác dụng rất tích cực trong quá trình dạy học về phép tu từ so sánh và ứng dụng các
phương pháp này vào việc dạy phép so sánh cho HS lớp 3.
- Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Phân tích là một thao tác trí tuệ đặc trưng của trường học. Nó là một trong những
kĩ năng quan trọng cần hình thành cho học sinh. Cũng vì vậy, phân tích được sử dụng

trong tất cả các môn học ở Tiểu học. Trong dạy học Tiếng Việt, phương pháp phân tích
được cụ thể hóa thành phân tích ngôn ngữ.
Phương pháp phân tích ngôn ngữ là phương pháp được sử dụng một cách có hệ
thống trong việc xem xét tất cả các mặt của ngôn ngữ: ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng, cấu
tạo từ, chính tả, phong cách với mục đích làm rõ cấu trúc các kiểu đơn vị ngôn ngữ,
hình thức và cách thức cấu tạo, ý nghĩa của chúng trong nói năng. Các dạng phân tích
ngôn ngữ: quan sát ngôn ngữ (là giai đoạn đầu trong quá trình phân tích ngôn ngữ
nhằm tìm ra điểm giống và khác nhau và sắp xếp chúng theo một trật tự nhất định),
phân tích ngữ âm, phân tích ngữ pháp, phân tích chính tả, phân tích tập viết, phân tích
ngôn ngữ các tác phẩm văn chương… Tất cả các dạng phân tích ngôn ngữ đều là bộ
phận cấu thành của nhiều bài tập khác nhau: bài tập tập đọc, tập viết, chính tả, luyện
nói và viết văn với nhiệm vụ mang tính phân tích.
- Phương pháp rèn luyện theo mẫu
Quá trình hình thành và phát triển ngôn ngữ của con người gắn liền với quá trình
“bắt chước”, học tập các lời nói của người khác trong hoạt động giao tiếp. Mô phỏng
cũng là phương pháp rèn luyện và hình thành các kĩ năng thực hành tiếng Việt nói
chung. Bởi vậy, phương pháp rèn luyện theo mẫu là phương pháp mà thầy giáo chọn
và giới thiệu các mẫu hoạt động ngôn ngữ rồi hướng dẫn HS tạo ra các đơn vị ngôn
ngữ, lời nói bằng mô phỏng lời thầy giáo, sách giáo khoa. Phương pháp này gồm

17

nhiều dạng bài tập như đặt câu theo mẫu cho trước, phát âm hoặc đọc diễn cảm theo
thầy giáo.
Để sử dụng phương pháp luyện theo mẫu, giáo viên cần phải làm những công
việc sau:
 Nắm chắc được mẫu - mục tiêu dạy học cụ thể
 Có khả năng tạo các mẫu Tiếng Việt bằng cách thị phạm.
 Nắm chắc những điểm còn sai lệch ở học sinh so với mẫu.
 Có những thủ thuật dạy học để chuyển những sản phẩm lời nói lệch lạc, sai mẫu

của học sinh về đúng mẫu.
- Phương pháp thực hành giao tiếp
Từ chức năng của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp “trọng yếu nhất của xã hội
loài người” và từ mục đích của việc dạy tiếng là hình thành và nâng cao khả năng giao
tiếp cho HS có thể thấy giao tiếp vừa là mục đích, lại cũng vừa là phương thức để dạy
học Tiếng Việt. Điều này chứng tỏ, phương pháp giao tiếp là phương pháp quan trọng
trong việc tổ chức dạy học Tiếng Việt nói chung và biện pháp tu từ nói riêng.
Phương pháp giao tiếp là phương pháp dạy tiếng dựa vào lời nói, vào những thông
báo sinh động, vào việc tổ chức quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách có hiệu quả
trong những tình huống nói năng điển hình và những tình huống nói năng cụ thể. Để
thực hiện phương pháp giao tiếp cần có mục đích giao tiếp, môi trường giao tiếp, các
phương tiện ngôn ngữ và các thao tác giao tiếp. Trên tinh thần này, phương pháp giao
tiếp trở thành phương pháp quan trọng để phát triển kĩ năng sử dụng phép so sánh cho
HS. Khi sử dụng phương pháp giao tiếp cần tiến hành theo các thao tác sau đây:
+ Tạo tình huống kích thích nhu cầu giao tiếp và định hướng giao tiếp cho HS.
+ Giúp HS định hướng giao tiếp: Nói, (viết) với ai? Về cái gì? Có thể so sánh với
cái gì và so sánh trong hoàn cảnh nào?
+ HS căn cứ vào nhiệm vụ giao tiếp để tạo ra các hình ảnh so sánh cụ thể.
+ Đánh giá, nhận xét, rút kinh nghiệm.
- Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một cách học tạo điều kiện cho HS luyện tập khả năng giao tiếp,
khả năng hợp tác và khả năng thích ứng với hoàn cảnh xung quanh.

18

Qua thảo luận, ngôn ngữ và năng lực tư duy của HS trở nên linh hoạt. Nó có tác
dụng thay đổi vị thế của HS trong lớp từ vị thế thụ động, tiếp thu thông tin một chiều
trở thành vị thế chủ động tiếp thu thông tin đa chiều.
Phương pháp thảo luận nhóm rất phù hợp với các bài dạy về phép so sánh tu từ
cho HS lớp 3. Phương pháp này tạo không khí học tập sôi nổi, tạo môi trường thuận

lợi cho việc vận dụng kĩ năng so sánh của HS. Mỗi một hình ảnh so sánh đều mang sắc
thái khác nhau. Chính vì vậy, cần sự vận dụng một cách khéo léo và linh hoạt. Phương
pháp thảo luận nhóm sẽ giúp các em tìm ra được hình ảnh so sánh đẹp nhất để vận
dụng vào hoàn cảnh phù hợp nhất thông qua trí tuệ tập thể. Điều này, vừa giúp các em
củng cố được kiến thức vừa kích thích hứng thú học tập của các em.
- Phương pháp trò chơi học tập Tiếng Việt
Là phương pháp trò chơi sư phạm trong dạy học môn Tiếng Việt. Được hiểu là
hình thức học tập môn Tiếng Việt theo hứng thú vui chơi, dựa trên những tình huống
thực tiễn hay trong nội bộ Tiếng Việt mang đặc thù của một tình huống có vấn đề
trong dạy học Tiếng Việt. Việc giải quyết vấn đề trong tình huống đặt ra nhằm để HS
lĩnh hội, củng cố, vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng Tiếng Việt đã được học, những
kinh nghiệm sống đã được tích luỹ vào các tình huống mới một cách tự giác, tích cực,
độc lập, sáng tạo.
Trên đây, là một số phương pháp đặc thù cho việc dạy Tiếng Việt nói chung và
dạy phép tu từ so sánh nói riêng ở Tiểu học. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học, các
phương pháp này không hoàn toàn tách biệt nhau. Mỗi phương pháp có những yếu
điểm riêng của nó, người GV cần phải vận dụng phối hợp một cách linh hoạt và sáng
tạo mới có thể thu được hiệu quả mong muốn.
1.2. Thực trạng việc giảng dạy phép tu từ so sánh ở lớp 3 hiện nay
1.2.1. Thống kê phép tu từ so sánh được sử dụng ở từng phân môn
Nội dung về phép tu từ so sánh chiếm một dung lượng không lớn trong chương
trình Tiếng Việt lớp 3. Sau đây là bảng thống kê nội dung dạy học phép tu từ so sánh ở
lớp 3 trong các phân môn.


×