Website: Email : Tel : 0918.775.368
A. Mở đầu:
Như chúng ta đã biết, Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, những mối
quan hệ kinh tế ngày càng được mở rộng, việc hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới để phát triển là nhu cầu tất yếu khách quan của các quốc gia thì Việt Nam
cũng không nằm ngoại lệ. Đặc biệt Vệt Nam lại là đất nước đi lên từ nền nông
nghiệp lạc hậu, lượng tích luỹ tư bản còn thấp. Do đó, để đạt mục tiêu đưa nước
ta đi lên thành nước công nghiệp hoá hiên đại hoá bắt buộc chúng ta cần tìm
kiếm các nguồn đầu tư khác nhau và các dòng vốn từ nước ngoài luôn trở thành
một bộ phận hết sức quan trọng cho công cuộc phát triển,CNH-HĐH đất
nước .Vì vậy chúng ta luôn phải có cái nhìn đúng đắn về nguồn vốn hết sức
quan trọng này ,đặc biệt là cần có sự quan tâm đánh giá đúng mức về cán cân
vốn Việt Nam trong giai đoạn đã qua.Qua phân tích về cán cân vốn của Việt
Nam giai đoạn 2005-2010 đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI),và vốn
đầu tư gián tiếp (FII) chúng ta hãy cùng làm rõ hơn về vấn đề này.
1.Khái niệm và phân loại:
-Cán cân vốn hoặc cán cân tài chính là toàn bộ các giao dịch thu vào và chi
ra của các khoản đầu tư,cho vay,rút vốn,thanh toán nợ giữa những chủ thể ,cá
thể trong một quốc gia với các chủ thể và cá thể bên ngoài quốc gia.
Và trong quy trình vận động tự nhiên của nền kinh tế mở toàn cầu sẽ xảy
ra tình trạng thiếu hụt vốn ở một số quốc gia này và sự thặng dư vốn ở một số
quốc gia khác,khi đó quy luật cung cầu của thị trường sẽ là bàn tay vô hình để
cân bằng cán cân vốn.
-Các bộ phận của cán cân vốn:
Phân theo thời hạn :
+ Nguồn vốn ngắn hạn
+ Nguồn vốn dài hạn
+Cán cân chuyển giao vốn một chiều
Theo chủ thể tiếp nhận:-Các luồng vốn chảy vào khu vực tư nhân gồm:
+ Đầu tư trực tiếp (FDI)
+Đầu tư gián tiếp(FII)
+Tín dụng xuất khẩu
- Các nguồn vay nợ tư nhân khác
+ ODA
+ Nợ chính phủ từ các nguồn vốn nước ngoài(Vay nợ chính phủ từ các
ngân hàng thương mại nước ngoài)
+ Vay nợ qua phát hành trái phiếu.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
B. Thực trạng cán cân vốn Việt Nam giai đoạn 2005-2010
Nhìn tổng thể trên một quốc gia cán cân vốn của một quốc gia bao gồm
luồng tiền chảy vào và ra quốc gia đó,chủ yếu là:
Phần I:Các nguồn vốn di chuyển vào nước ta
I. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI-Foreign Direct Investment)
1. Khái niệm:
FDI là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hoặc công ty nước này vào
nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh; cá nhân hoặc công ty
nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh
này (Theo
luật đầu tư Việt Nam ban hành 29.11.2005)
2. Đặc trưng cơ bản của FDI:
FDI là hình thức chủ yếu của đầu tư nước ngoài. Nếu ODA và các hình
thức đầu tư khác
có
những
hạn chế nhất định, thì FDI lại chứng tỏ hình thức
đầu tư có hiệu quả, tạo ra sự chuyển biến về chất trong nền kinh tế, gắn liền
với hình thức sản xuất trực tiếp, tham gia vào sự phân công lao động quốc tế
theo chiều sâu
FDI không chỉ đưa vốn vào nước tiếp nhận đầu tư, mà thông qua FDI
các doanh nghiệp nước ngoài sẽ chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho nuớc
nhận đầu tư. Nhờ đó mà nước nhận đầu tư tiếp cận được các kỹ thuật tiên
tiến, kinh nghiệm quản lý và năng lực tiếp thị, đội ngũ lao động được đào tạo
và bồi dưỡng về nhiều mặt.
Việc tiếp nhận FDI không làm tăng nợ cho nuớc tiếp nhận đầu tư, trái
lại FDI còn tạo điều kiện để khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
trong nước. Chủ thể của FDI - chủ yếu là các công ty đa quốc gia nắm giữ
khoảng 90% lượng FDI trên thế giới, họ còn tạo điều kiện để khai thác và sử
dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nước. Với xu thế toàn cầu hóa và hội
nhập kinh tế quốc tế thì FDI sẽ tăng mạnh trên toàn cầu
FDI thông qua 6 hình thức đầu tư:
Công ty 100% vốn nước ngoài là hình thức công ty hoàn toàn thuộc
quyền sỡ hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự
thành lập, tự quản lý và hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh;
cho ra đời một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư và hoạt động dưới sự chi
phối về pháp luật của nước nhận đầu tư.
Công ty liên doanh là hình thức công ty được hình thành với sự tham
gia của một hoặc nhiều bên của nước nhận đầu tư và nước đầu tư; cho ra đời
một pháp nhân mới ở nước nhận đầu tư và hoạt động duới sự chi phối của pháp
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
luật của nước nhận đầu tư.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC, BOT, BTO,
BT) là hình thức đầu tư được ký giữa một chiều nhà đầu tư nuớc ngoài với một
hoặc nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, nhằm hợp
tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập
pháp nhân.
Đầu tư phát triển kinh doanh là trên cơ sở đã đầu tư ban đầu, đầu tư
them để phát triển kinh doanh.
Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
3. Thực trạng nguồn vốn FDI trong giai đoạn 2005- 2010
Năm Số dự án Tổng số vốn đăng kí
(triệu USD)
Tổng số vốn thực hiện
(Triệu USD)
2005 970 6839.8 3308.8
2006 987 12004.0 4100.1
2007 1544 21347.8 8030.0
2008 1557 71726.0 11600.0
2009 1208 23107.3 10000.0
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kì 2005 – 2010
Nếu như sau giai đoạn 1999-2004, FDI vào Việt Nam giảm sút nghiêm
trọng, thì làn sóng thứ 2 được bắt đầu từ năm 2005 và bùng phát vào các năm
2007-2008 với mức tăng trưởng khá cao. Năm 2006 vốn thực hiện đạt 4,1 tỷ
USD, vốn đăng ký là 12 tỷ USD; năm 2007 các con số tương ứng là 8,03 tỷ
USD và 21,34 tỷ USD; năm 2008 là 11,6 tỷ USD và 71,7 tỷ USD; năm 2009
vốn thực hiện khoảng 10 tỷ USD, cam kết đạt trên 23 tỷ USD...
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới chịu nhiều tác động xấu của khủng
hoảng kinh tế toàn cầu, tổng số vốn FDI năm 2009 chảy vào các nền kinh tế mới
nổi khoảng 165 tỷ USD, chỉ bằng 1/3 của năm 2008 (466 tỷ USD) thì kết quả
trên là một tín hiệu khá lạc quan cho triển vọng những năm tiếp theo. So sánh
với năm 2008, FDI cam kết mới trong năm 2009 giảm khá mạnh nhưng cũng
không nên coi đó là một tín hiệu xấu, vì nó mới chỉ là thể hiện cam kết của các
nhà đầu tư quốc tế biểu hiện xu thế phát triển FDI vào một nước, chứ chưa phải
là hoạt động thực tế.
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chỉ tiêu quan trọng nhất là vốn thực hiện thì trong năm 2009, số vốn này
chỉ giảm khoảng trên 10% so với năm 2008. Đây là kết quả đáng khích lệ trong
điều kiện vốn FDI quốc tế giảm nhiều và FDI của nhiều nước trong khu vực
giảm 20-30%. Thực trạng này phản ánh độ tin cậy khá cao của các nhà đầu tư
nước ngoài đối với Việt Nam.
Đứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI, Việt Nam
được báo cáo của A.T. Kearney xếp ở vị trí thứ 93 về mức độ thông thoáng của
môi trường kinh doanh (Ease of Doing Business Ranking).
Trong số các nước Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm
tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên Indonesia (vị trí 21), Malaysia (vị trí 20), và
Singapore (vị trí 24).
Mới đây, Tập đoàn tài chính đầu tư Goldman Sachs (Hoa Kỳ) đã xếp Việt
Nam nằm trong nhóm 11 nước (N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới
trong năm 2010, mở ra những cơ hội cho các nhà đầu tư và là địa chỉ đầu tư tốt
cho các nhà đầu tư thế giới trong các năm tiếp theo…Với những đánh giá trên
và triển vọng tình hình kinh tế - xã hội năm 2010 được dự báo khá lạc quan có
thể hy vọng FDI sẽ lại khởi sắc mạnh mẽ tại Việt Nam.
- Cơ cấu vốn FDI 2005 - 2010
Theo ngành
Ngành Công nghiệp Dịch vụ Nông nghiệp
Tỉ lệ vốn thực
hiện
60% 35% 5%
Theo số liệu của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư
Cơ cấu phân bổ vốn FDI vào Việt Nam hiện nay còn chưa hợp lý. Hiện tại
lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư vốn
FDI nhất, đứng thứ 2 là lĩnh vực bất động sản. Đầu tư vào khai thác tài nguyên
và bất động sản cũng có xu hướng tăng lên.
Trong khi đó, FDI trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đã bị giảm liên tục
từ năm 2005 (từ 70,4% năm 2005 xuống còn 13,6% năm 2009). Thậm chí, vốn
đầu tư chủ yếu tập trung vào công nghiệp lắp ráp nhằm tận dụng lao động rẻ, có
giá trị gia tăng thấp.
Theo Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực nông nghiệp trong mười năm qua chỉ
chiếm khoảng 2,3% FDI cả nước, quá thấp so tiềm năng của Việt Nam. Cụ thể
trong giai đoạn 1988-2009, số vốn FDI cho nông nghiệp chỉ đạt 4,38 tỷ USD
trong tổng số 194,4 tỷ USD vốn FDI cả nước.
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Phân bổ FDI trong nông nghiệp thời gian qua cũng không đồng đều. Bình
Dương là tỉnh thu hút nhiều vốn nhất trong ngành nông nghiệp, đồng thời có
nhiều dự án nhất (269 dự án), tiếp theo là Ðồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh
và Lâm Ðồng.
Tương tự, lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản cũng có xu hướng giảm
(năm 2006 chiếm khoảng 6% tổng vốn đăng ký, nhưng đến tháng 11/2008 chưa
đạt tới 1%). Một cơ cấu đầu tư như vậy hoàn toàn khó có thể bảo đảm cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước theo hướng bền vững và chưa phù
hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Theo vùng miền, địa phương
Vùng miền Tỷ lệ vốn FDI
Đồng bằng sông Hồng 14%
Bắc Trung bộ 5%
Duyên hải nam trung bộ 12%
Tây Nguyên 3%
Đông Nam Bộ 62%
Đồng bằng sông Cửu Long 4%
Theo số liệu của VnEconomy
Tính đến cuối năm 2009, có 21 tỉnh và thành phố thu hút trên 1 tỷ USD
vốn FDI đăng ký, trong đó có 10 địa phương trên 5 tỷ USD. Hà Nội, Thành phố
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương chiếm khoảng 60%
tống vốn FDI đăng ký cả nước. Rất nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên,
Nam Bộ có rất ít dự án FDI, mặc dù Chính phủ đã có chính sách ưu đãi đặc biệt
cho các tỉnh đó và chính quyền địa phương rất quan tâm đến hoạt động xúc tiến
đầu tư. Thực trạng đó đặt ra hai vấn đề cần được giải quyết: phân bố nguồn lực
và hạ tầng kỹ thuật, xã hội.
Việc phân bố nguồn lực bao gồm FDI cần được điều chỉnh theo hướng
vừa tạo ra một số đầu tàu kinh tế ở những địa phương có sức lôi kéo kinh tế
vùng và cả nước như Hà Nội và TPHCM, nhưng lại phải điều phối hợp lý để
thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội ở những địa phương chậm phát triển, chưa
có môi trường thuận lợi hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Những địa phương
này cần được Chính phủ ưu tiên trong việc phân bố nguồn vốn từ ngân sách nhà
nước, có chính sách khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp tại địa phương và
doanh nghiệp trong nước đầu tư và kinh doanh. Các tập đoàn kinh tế nhà nước
có trách nhiệm phân bố nguồn lực cho các địa phương này để giải quyết một số
vấn đề kinh tế- xã hội bức thiết, nhất là xóa đói, giảm nghèo, không làm giãn
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thêm khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế so với các địa phương có điều
kiện thuận lợi hơn.
Để thu hút vốn FDI vào các địa phương kém phát triển thì quan trọng nhất
là xây dựng hạ tầng kỷ thuật và xã hội. Kinh nghiệm của nhiều tỉnh đã chỉ ra
rằng, chính sách ưu đãi thuế, đất đai là cần nhưng chưa đủ hấp dẫn nhà đầu tư,
mà chính là mạng lưới đường giao thông hiện đại, cung ứng điện, nước đầy đủ,
có phương tiện thông tin hoàn chỉnh có thể liên lạc với thế giới, có các trường
đào tạo nghề đủ cung ứng cho các dự án đầu tư về số lượng, cơ cấu và chất
lượng nguồn nhân lực. Từng địa phương không thể tự giải quyết được những
vấn đề to lớn đó, mà cần có sự quản lý thống nhất của Chính phủ để giải quyết
dứt điểm từng vấn đề trong một thời gian nhất định, theo quan điểm hình thành
kinh tế vùng lãnh thổ với sự phân công và hợp tác của nhiều địa phương, được
điều hành bằng cơ chế và cơ cấu tổ chức thích hợp.
Đối tác đầu tư:
Tính đến cuối năm 2009 đã có 89 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư gần 11
nghìn dự án tại Việt Nam. Những năm gần đây thị trường đầu tư của nước ta đã
thay đổi theo hướng tích cực, từ chổ chủ yếu là các quốc gia châu Á, hiện nay
nhiều nước công nghiệp phát triển trong tổ chức OECD -Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development)-
đã có những dự án lớn ở nước ta. Tuy vậy, một số nước hàng đầu ở Châu Âu
như Đức, Pháp, Anh còn có ít dự án FDI mặc dù quan hệ hợp tác giữa nước ta
với EU đã được cải thiện rõ rệt. Mỹ là nước đứng đầu thế giới về đầu tư ra nước
ngoài, nhưng kể từ khi ký BTA (Hiệp định Thương mại Song phương Mỹ-Việt
10.12.2001) với Việt Nam, trong khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của nước ta
vào Mỹ năm 2009 so với năm 2001 tăng 13 lần thì FDI của Mỹ tại Việt Nam
không được như chúng ta mong muốn, trước khi có BTA, thời kỳ 1996- 2001
vốn thực hiện bình quân đạt 248 triệu USD/năm, 2002- 2009 con số đó là 479
triêu USD/ năm, chưa đến hai lần.
Việt Nam cũng khá thành công trong việc thu hút FDI của các TNCs(Trans
National Corporations – Công ty xuyên quốc gia) hàng đầu thế giới. Sự hiện
diện của IBM, Intel, Canon, LG, Toyota…tại thị trường Việt Nam không những
tạo ra sản phẩm công nghệ cao mà còn có sức lôi kéo các nhà đầu tư đầy tiềm
năng. Tuy vậy, số lượng các doanh nghiệp trong danh mục 500 TNCs lớn nhất
thế giới đầu tư vào Việt Nam còn quá it nếu so với Thái Lan, Indonesia,
Malaysia
Thành Tựu :
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Thứ nhất, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng gia tăng,
góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.
Vốn ĐTNN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Đóng góp
của khu vực ĐTNN vào GDP tăng dần qua các năm. Tỷ trọng trong các năm
2006-2009 với các con số là 16,98%-18,33%.Năm 2006 đạt 14,6 tỷ USD, đóng
góp 37% tổng giá trị XK của cả nước. Giá trị XK của khu vực có vốn ĐTNN
trong giai đoạn 2007-2009 cũng gia tăng đáng kể, chiếm khoảng 40% (không kể
dầu thô) tổng XK cả nước, nếu tính cả giá trị XK dầu thô thì tỷ trọng này đạt
khoảng 55%.
Khu vực có vốn ĐTNN cũng đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước,
thể hiện qua việc thu nộp ngân sách tăng dần qua các năm, năm 2007 nộp ngân
sách 1,57 tỷ USD, năm 2008 là 1,98 tỷ USD và năm 2009 là 2,47 tỷ USD. Ngoài
ra, vốn ĐTNN còn góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào nước
ta, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng như viễn thông, thăm dò và khai
thác dầu khí, hoá chất,cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy...
Thứ hai ,tạo công ăn việc làm và đào tạo nghề là một trong những đóng góp
quan trọng của khu vực FDI. Doanh nghiệp có vốn FDI đã tạo việc làm cho trên
1,2 triệu lao động trực tiếp, trong đó nhiều lao động đã được đào tạo ở nước
ngoài.
Thứ ba, đầu tư nước ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Về cơ
cấu, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 37% giá trị sản
xuất công nghiệp của cả nước. Về cơ cấu vùng, đầu tư nước ngoài tập trung chủ
yếu ở các vùng kinh tế trọng điểm đã góp phần làm cho các vùng này thực sự là
vùng kinh tế động lực để lôi kéo sự phát triển chung và các vùng phụ cận.
Thứ tư, đầu tư nước ngoài là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt Nam với nền
kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thương mại, du lịch và tạo điều kiện quan
trọng để Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào đời sống kinh
tế thế giới.
Thứ năm, đầu tư nước ngoài có tác động đến kinh tế trong nước, thúc đẩy
các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, đổi mới phương thức quản trị
doanh nghiệp cũng như phương thức kinh doanh; đồng thời nâng cao sức cạnh
tranh của nền kinh tế.
Hạn chế:
-Bên cạnh những đóng góp tích cực, FDI cũng đã và đang tạo ra những tác
động tiêu cực, ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Phần
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lớn các doanh nghiệp có vốn FDI tập trung vào khai thác lợi thế giá nhân công
rẻ, nguồn tài nguyên có sẵn, thị trường tiêu thụ dễ tính để lắp ráp, gia công sản
phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Các doanh nghiệp có vốn FDI hiện có đóng
góp quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên cơ cấu xuất
khẩu của Việt Nam không thay đổi, trong đó các mặt hàng nông, thuỷ sản, thực
phẩm và các mặt hàng có giá trị gia tăng thấp như dệt may, tạp phẩm chiếm đến
49,4%. Trong khi các ngành chế tạo đòi hỏi công nghệ cao như máy công cụ,
chế tạo ôtô, đồ điện tử chỉ chiếm 7,5% so với 54,6% tại các nước Đông á và ấn
Độ3. Hơn nữa, sự liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn FDI và các doanh
nghiệp nội địa còn hạn chế. Do vậy, chưa hình thành được chuỗi liên kết sản
xuất, cung ứng hàng hoá và các ngành công nghiệp phụ trợ. Hiện tại, các doanh
nghiệp sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam phải nhập khẩu 70-80% lượng sản phẩm
phụ trợ4.
-Các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng, gây bức xúc trong dư luận thời gian qua. Chất thải của công ty VEDAN là
một ví dụ tiêu biểu. Rõ ràng là, những hậu quả về môi trường nếu không được
xem xét kỹ lưỡng khi quyết định cấp phép đầu tư sẽ làm giảm tính bền vững của
tăng trưởng kinh tế.
Một trong những hạn chế nữa của khu vực FDI là các doanh nghiệp có vốn
FDI chủ yếu tập trung vào đầu tư tại các khu vực đô thị lớn mà chưa được phân
bổ đều giữa các địa phương trong cả nước, điều này cũng là một trong những
nguyên nhân làm gia tăng khoảng cách phát triển giữa vùng đô thị và vùng nông
thôn, giữa miền ngược và miền xuôi. Hơn nữa, FDI tập trung quá nhiều tại các
thành phố lớn sẽ càng gia tăng sức ép cho các đô thị này về dân số, hạ tầng đô
thị.
-Hạn chế cuối cùng chính là tình trạng giải ngân vốn chậm,vốn thực tế được
giải ngân lại nhỏ hơn rất nhiều so với số vốn FDI cũng là một tình trạng nhức
nhối hiện nay.
Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FII lại
có tác động kích thích thịt trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu
quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý
nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ
các mối quan hệ kinh tế. Sau đây chúng ta cùng nhau tìm hiểu về FII.
II.Khái quát về đầu tư gián tiếp nước ngoài:
1. Khái niệm đầu tư gián tiếp nước ngoài:
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Khoản 3 điều 3 Luật đầu tư quy định “Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư
thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng
khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không
trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”. Một cách đơn giản hơn, FII là đầu
tư tài chính thuần tùy trên thị trường tài chính.
2. Đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài:
2.1 Tính bất ổn định:
Mục tiêu của các nhà đầu tư khi thực hiện đầu tư gián tiếp là tỷ suất lợi tức
cao mà không quan tâm đến quá trình kinh doanh sản xuất. Vì vậy, các nhà đầu
tư luôn có xu hướng thay đổi các chứng khoán hoặc tài sản mình đang sở hữu,
nhằm tìm kiếm mức lợi tức cao nhất họ có thể đạt được với độ rủi ro thấp nhất.
Việc này dẫn tới tính mất ổn định của dòng vốn FII.
2.2. Tính dễ đảo ngược:
Tính dễ đảo ngược của dòng vốn FII thực sự gây tác động xấu đến nền kinh
tế và là hệ quả tất yếu của tính bất ổn định. Chỉ trong một thời gian ngắn, luồng
vốn FII có thể chuyển sang một thị trường khác để lại hậu quả khôn lường cho
nền kinh tế.
3. Các tác động của FII:
FII có vai trò lớn trong nển kinh tế tòan cầu nói chung và đối với từng nước
nói riêng. FII có tác động nhiều mặt, cả tích cực và tiêu cực đối với nước đầu tư
và nước nhận vốn đầu tư.
3.1. Những tác động tích cực:
Thứ nhất, trực tiếp làm tăng tổng vốn đầu tư gián tiếp và gián tiếp làm tăng
tổng vốn đầu tư trực tiếp của xã hội. Hơn nữa, khi vốn đầu tư gián tiếp nước gia
tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng dây chuyền đến dòng vốn đầu tư
gián tiếp trong nước. Hơn nữa, khi dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia
tăng sẽ là một bảo đảm và tạo động lực mới hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư
khác mạnh dạn thông qua các quyết định đầu tư trực tiếp mới của mình, kết quả
là gián tiếp góp phần làm tăng đầu tư trực tiếp xã hội từ phía các nhà đầu tư cả
nước ngoài, cũng như trong nước.
Thứ hai, góp phần tích cực vào phát triển thị trường tài chính nói riêng,
hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường nói chung. Việc gia tăng và phát
triển bộ phận thị trường vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ làm cho thị trường
tài chính (đặc biệt là thị trường chứng khoán) trở nên đồng bộ, cân đối và sôi
động hơn. Hơn nữa, điều kiện và như là kết quả đi kèm với sự gia tăng dòng vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài này là sự phát triển nở rộ các định chế và dịch vụ tài
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chính - chứng khoán, trước hết là các loại quỹ đầu tư, Công ty tài chính, và các
thể chế tài chính trung gian khác, cũng như các dịch vụ tư vấn, bổ trợ tư pháp và
hỗ trợ kinh doanh, xác định hệ số tín nhiệm, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán và
thông tin thị trường; Đồng thời còn kéo theo sự gia tăng yêu cầu và hiệu quả áp
dụng các nguyên tắc cạnh tranh thị trường, trước hết trên thị trường chứng
khoán...
Thứ ba, góp phần tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư,
cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và thu nhập của đông đảo người dân.
Thứ tư, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước theo các
nguyên tắc và yêu cầu kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. Sự gia tăng dòng vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài và phát triển thị trường tài chính sẽ đặt ra những yêu
cầu mới và cũng tạo các công cụ, khả năng mới cho quản lý nhà nước nói chung
và quản lý, quản trị doanh nghiệp nói riêng.
3.2. Một số tác động tiêu cực:
Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, việc gia tăng thu hút vốn đầu tư
gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam có thể gây ra một số tác động tiêu cực sau:
Thứ nhất, làm tăng mức độ nhạy cảm và bất ổn về kinh tế có nhân tố nước
ngoài. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài được thực hiện dưới dạng đầu tư tài
chính thuần tuý mang tính thanh khoản cao, nên các nhà đầu tư gián tiếp nước
ngoài dễ dàng và nhanh chóng mở rộng hoặc thu hẹp, thậm chí đột ngột rút vốn
đầu tư của mình về nước. Trong tình huống như vậy, một sự đổ vỡ, một cuộc
khủng hoảng đầu tư – tài chính - tiền tẹ, nếu không có và triển khai tốt các
phương án phòng ngừa hiệu quả.
Thứ hai, làm gia tăng nguy cơ bị mua lại, sáp nhập, khống chế và lũng đoạn
tài chính đối với các doanh nghiệp và tổ chức phát hành chứng khoán.
Thứ ba, làm tăng quy mô, tính chất và sự cấp thiết đấu tranh với tình trạng
tội phạm kinh tế quốc tế. Đầu tư gián tiếp quốc tế còn là mảnh đất màu mỡ sinh
sôi và phát triển các loại tội phạm kinh tế có yếu tố nước ngoài, thậm chí xuyên
quốc gia, như hoạt động lừa đảo, hoạt động rửa tiền, hoạt động tiếp vốn cho các
kinh doanh phi pháp và hoạt động khủng bố, cùng các loại tội phạm và các đe
doạ an ninh phi truyền thống khác.
Thứ tư, làm tăng áp lực lạm phát trong nước.
3. Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài:
Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm: Mua cổ phần, cổ phiếu,
trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư chứng khoán
hoặc thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
10