Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.44 KB, 65 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyền Thường Lạng
đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý kiến và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề
tài.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Thương mại và Kinh tế quốc
tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân đã nhiệt tình giảng dạy cho em những kiến thức
quý báu để em có thể thực hiện được đề tài này.
Trong điều kiện hạn chế về thời gian cũng như giới hạn về lượng kiến thức, kinh
nghiệm thực tế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý
kiến của các thầy cô .
Sinh viên thực hiện
Phùng Thị Thu Hoài
Hà Nội, tháng 11 năm 2010

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CƠ CẤU XUẤT
KHẨU...............................................................................................................3
1.1Vai trò của xuất khẩu.........................................................................................3
1.1.1.Khái niệm xuất khẩu...................................................................................3
1.1.2.Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế .....................................................3
1.1.2.1Xuất khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế ...........................................3
1.1.1.2.Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối
ngoại..............................................................................................................4
1.1.2.3.Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế...............................5
1.2. Tính tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam trong thời gian tới...........................................................................................6


1.2.1.Khái niệm cơ cấu xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu...................6
1.2.1.1.Khái niệm cơ cấu xuất khẩu..............................................................6
1.2.1.2.Phân loại cơ cấu xuất khẩu...............................................................7
1.2.1.3.Khái niệm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu..........................................8
1.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.................................8
1.2.2.1.Tỷ giá hối đoái:..................................................................................8
1.2.2.2.Lợi thế so sánh...................................................................................9
1.2.2.3.Chính sách của chính phủ................................................................10
1.2.3.Tính tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
trong thời gian tới...............................................................................................12
1.3.Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của các nước trên
Thế Giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.................................................14
1.3.1.Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc...14
1.3.2.Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan........17
1.3.3.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..........................................................20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM ..........................................................................................22
2.1.Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu qua các giai đoạn
.................................................................................................................................22
2.1.1. Giai đoạn 1996-2000................................................................................22
2.1.2. Giai đoạn 2001-2005................................................................................25
2.1.3. Giai đoạn 2006-2010................................................................................30
2.2.Các nhân tố tác động tới cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam.........................35
2.2.1. Nhân tố tích cực .....................................................................................35
2.2.2. Nhân tố tiêu cực.......................................................................................36
2.3.Nguyên nhân khiến chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
còn chậm................................................................................................................37

2.3.1.Nguyên nhân khách quan:.........................................................................37
2.3.2.Nguyên nhân chủ quan:.............................................................................39
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU HÀNG XUẤT
KHẨU CỦA VIỆT NAM..............................................................................41
3.1.Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu tới năm 2015.........................41
3.2. Phương hướng chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khấu ..................................42
3.2.1. Nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản..........................................42
3.2.2. Nhóm hàng nông, lâm, thủy sản...............................................................43
3.2.3. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp.............................45
3.3. Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam phù
hợp với xu thế hội nhập.........................................................................................46
3.3.1. Giải pháp về phía nhà nước......................................................................46
3.3.1.1. Thu hút vốn đầu tư cho các doanh nghiệp xuất khẩu.....................46
3.3.1.2. Duy trì môi trường đầu tư ổn định.................................................48
3.3.1.3.Có cách chính sách xúc tiến xuất khẩu............................................48
3.3.1.4.Tập trung nguồn lực để hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ..49
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.3.1.5.Hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu...........................50
3.3.2. Giải pháp về phía doanh nghiệp...............................................................50
3.3.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm......................................................50
3.3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm...................................................................52
3.3.2.3.Đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ kỹ thuật và tay nghề của người
lao động.......................................................................................................53
3.3.2.4.Nâng cao trình độ quản lý và giao dịch quốc tế..............................54
3.3.2.5.Liên kết các doanh nghiệp xuất khẩu cùng ngành nghề..................54
3.3.2.6.Hoạt động xúc tiến xuất khẩu..........................................................55
KẾT LUẬN....................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................58

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT Chữ
viết tắt
Giải thích
Nghĩa tiếng anh Nghĩa tiếng việt
1 AFTA Asean free trade area Khu vực mậu dịch tự do các
nước Đông Nam Á
2 ASEAN Association of South East Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
3 CEPT The European Conference of
Postal and Telecommunications
Administrations
Chương trình ưu đãi thuế quan
có hiệu lực chung
4 DCs Developed countries Các nước phát triển
5 NIC Newly Industrialized country Nước công nghiệp mới
6 EU European union Liên minh châu Âu
7 FDI Foreign direct investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
8 GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội
9 LDCs Least developed countries Các nước kém phát triển
10 OPEC The organization of the
petroleum exportin countries
Hiệp hội các quốc gia xuất khẩu
dầu mỏ
11 SME Small and medium enterprises Các công ty vừa và nhỏ
12 UCP The uniform customs and

practice for documentary credits
Quy tắc và thực hành thống
nhất tín dụng chứng từ
13 USD United States dollar Đồng đô la Mỹ
14 VND Vietnam dong Việt Nam đồng
15 WTO World trade organization Tổ chức thương mại thế giới
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
DANH MỤC BẢNG
STT Ký hiệu Tên bảng Trang
1 Bảng 1.1 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan 19
2 Bảng 2.1 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu theo nhóm ngành 23
3 Bảng 2.2 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ
1990-2000
26
4 Bảng 2.3 Trị giá cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam giai
đoạn 2006-2009
30
5 Bảng 2.4 Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 10 tháng đầu năm
2010
34
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Ký hiệu Tên biểu đồ Trang
1 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ
1990-2000
24
2 Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2001-2005
29
3 Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng giá trị hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

giai đoạn 2006-2009
33
4 Biểu đồ 3.1 Đề xuất cơ cấu trị giá xuất khẩu Việt Nam tới năm
2015
46
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Website: Email : Tel : 0918.775.368
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu như hiện nay, hoạt động thương
mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng được đặt lên hàng đầu. Xuất
khẩu được coi là hoạt động kinh tế then chốt giúp một nước đạt mức tăng trưởng kinh tế
kỳ vọng.
Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, xuất khẩu Việt Nam đã không đạt được
những tác động tích cực tới sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế như mong đợi.
Nguyên nhân chính có thể rút ra từ thực trạng này chính là do cơ cấu xuất khẩu của
nước ta đã lỗi thời, không còn phù hợp với xu thế phát triển hiện nay của kinh tế thế
giới. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay đều là hàng nông sản, sơ chế
hoặc chế biến công nghệ thấp, giá trị kinh tế không cao. Chính vì thế, mặc dù mức tăng
về lượng của xuất khẩu khá cao nhưng giá trị xuất khẩu không tăng nhiều, và tỷ trọng
đóng góp của xuất khẩu vào GDP chưa cao như kỳ vọng. Do đó, một vấn đề tất yếu hiện
nay là nghiên cứu các giải pháp giúp Việt Nam đạt được một cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
thực sự hiệu quả và phù hợp với xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiện nay. Có chuyển dịch
được cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tập trung vào các mặt hàng công nghệ cao, có giá trị
kinh tế lớn thì nền kinh tế Việt Nam mới thực sự đạt được sự tăng trưởng kinh tế hiệu
quả và bền vững. Nhờ sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu, sản xuất trong nước sẽ có
định hướng phát triển theo hướng sản xuất các sản phẩm công nghệ cao và đo dó giúp
Việt Nam hoàn thành kế hoạch cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
2. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu với mục đích phân tích thực trạng hiện nay của cơ cấu hàng

hóa xuất khẩu Việt Nam, nghiên cứu kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu của các
nước khác và thông qua đó rút ra các giải pháp giúp chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất
khẩu của nước ta trong năm năm tới. Đồng thời đề tài cũng đưa ra những dự báo về cơ
cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tới năm 2015.
Phùng Thị Thu Hoài 1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu đề tài là thực trạng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam trong vài năm trở lại đây và các yếu tố tích cực cũng như tiêu cực tác động tới cơ
cấu hàng hóa xuất khẩu.
Phạm vi nghiên cứu cứu là tình hình cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
trong giai đoạn mười năm trở lai đây từ năm 2001 đến 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được nghiên cứu vận dụng theo phương pháp duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử kết hợp với thống kê, phân tích để từ đó rút ra các kết luận làm
cơ sở đưa ra các giải pháp phục vụ việc nghiên cứu.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được
trình bày thành ba chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về xuất khẩu và cơ cấu xuất khẩu
Chương 2: Thực trạng cơ cấu hàng hóa xuất khẩu Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt
Nam
Phùng Thị Thu Hoài 2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU VÀ CƠ CẤU
XUẤT KHẨU
1.1Vai trò của xuất khẩu
1.1.1.Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là quá trình hàng hoá được sản xuất ở trong nước nhưng tiêu thụ ở nước
ngoài. Xuất khẩu thể hiện nhu cầu về hàng hoá của các quốc gia khác đối với quốc gia
chủ thể. Xuất khẩu còn chỉ ra những lĩnh vực có thể chuyên môn hoá được, những công
nghệ và tư liệu sản xuất trong nước còn thiếu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu đạt
được chất lượng quốc tế.
1.1.2.Vai trò của xuất khẩu trong nền kinh tế
1.1.2.1Xuất khẩu góp phần tăng trưởng kinh tế
Trong quá trình tính tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài (ngoại
nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo bằng tỷ lệ giữa giá
trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những nền kinh tế mà cầu nội địa yếu
thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế mà nhiều
nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang theo đuổi chiến lược công nghiệp hóa
hướng vào xuất khẩu.
Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất phát triển
Nếu sản xuất chỉ để phục vụ cho nhu cầu trong nước thì sẽ rất khó có sự tăng
trưởng vượt trội. Điều này càng thể hiện rõ với các nước đang phát triển có thu nhập
thấp như Việt Nam, khi mà người tiêu dùng có sức mua không lớn. Với những lý do đó,
các doanh nghiệp sản xuất chắc chắn phải tìm kiếm thêm các thị trường khác từ bên
ngoài nếu muốn phát triển sản xuất. Một khi xuất khẩu càng phát triển, hoạt động sản
xuất trong nước càng được kích thích và tăng trưởng với tốc độ nhanh và đóng góp một
phần rất lớn vào GDP.
Phùng Thị Thu Hoài 3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Xuất khẩu giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân
Xuất khẩu thông qua việc kích thích sản xuất sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm
cho người dân. Sản xuất hàng xuất khẩu là nơi thu hút hàng triệu lao động vào làm việc
và có thu nhập không hề thấp. Nhờ đó, xuất khẩu đã gián tiếp làm tăng thu nhập của
người dân, và qua đó tăng sức mua của dân. Việc này lại làm tăng nhu cầu hàng hóa
trong nước và ngược lại, kích thích hoạt động sản xuất phát triển.
Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn đáng kể cho hoạt động phát triển kinh tế trong

nước
Hoạt động kinh tế của một nước đều phải có các điều kiện về nguồn vốn, kỹ
thuật...để duy trì và phát triển, đặc biệt là nguồn vốn. Một nguồn thu vốn ngoại tệ rất lớn
của các nước chính là từ hoạt động xuất khẩu. Đặc biệt trong xu thế tòan cầu hóa như
hiện nay, đòi hỏi chất lượng sản phẩm ngày càng cao, các nước phải đầu tư mua trang
thiết bị kỹ thuật tiên tiến từ các nước khác, nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu trở nên quan
trọng hơn bao giờ hết. Nhờ có nguồn ngoại tệ để đầu tư cho hoạt động sản xuất mà các
sản phẩm mới có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới, do đó sản xuất có thể phát
triển.
1.1.1.2.Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
Xuất khẩu vầ các quan hệ kinh tế đối ngoại đã làm cho nền kinh tế nước ta gắn
chặt với phân công lao động quốc tế. Thông thường hoạt động xuất khẩu ra đời sớm hơn
các hoạt động kinh tế đối ngoại khác nên nó thúc đẩy các quan hệ này phát triển. Chẳng
hạn, xuất khẩu và sản xuất hàng hóa thúc đẩy các quan hệ tín dụng, đầu tư, vận tải quốc
tế... đến lượt nó chính các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo điều kiện để cho mở rộng
xuất khẩu.
Xuất khẩu thúc đầy hoạt động tín dụng
Khi các hoạt động xuất khẩu càng phát triển, việc buôn bán đa quốc gia giữa các
nước càng sâu rộng thì nhu cầu cần có các phương thức thanh tóan quốc tế phù hợp và
hiệu quả là tất yếu. Các hệ thống thanh tóan tiêu chuẩn quốc tế cũng từ đó mà ra đời và
ngày càng phát triển. Hoạt động tín dụng nhanh chóng trở thành một bộ phận không thể
thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu. Cũng từ đó, các hệ thống thanh toán quốc tế ra
đời như các điều khỏan thương mại quốc tế - Incoterms 2000 (international commercial
Phùng Thị Thu Hoài 4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
terms), và quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - UCP 500, bản sửa đổi
mới nhất là UCP 600. Các quy tắc này hiện được sử dụng trên 175 quốc gia và là những
quy tắc phổ biến nhất mà hầu hết các giao dịch thương mại quốc tế đều áp dụng. Việc
áp dụng những quy tắc thanh tóan quốc tế thống nhất không chỉ giúp cho hoạt động
thương mại quốc tế diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn mà còn giảm thiểu được các rủi

ro trong thanh tóan.
Xuất khẩu thúc đẩy hoạt động vận tải quốc tế
Muốn trao đổi buôn bán được với các nước khác, nhất thiết phải có quá trình
vận tải quốc tế. Khi hoạt động xuất khẩu càng phát triển, hoạt động vận tải quốc tế
nhằm phục vụ cho xuất khẩu theo đó cũng ngày một tăng mạnh cả về số lượng và chất
lượng. Vận tải quốc tế ngày một phát triển rộng trên tất cả các hình thức vận chuyển
như vận tải biển, vận tải hàng không, và vận tải đường bộ. Tại Việt Nam hiện nay, cùng
với sự phát triển của hoạt động xuất khẩu nói riêng cũng như thương mại quốc tế nói
chung, mỗi năm có trên 240 triệu tấn hàng hóa xuất nhập qua hệ thống cảng biển của
Việt Nam, mang lại nguồn thu lớn cho ngành vận tải biển. Cùng với sự phục hồi của nền
kinh tế và sự phát triển mạnh của hoạt động xuất nhập khẩu, Việt Nam được coi là thị
trường dịch vụ vận tải đầy tiềm năng.
1.1.2.3.Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Xuất khẩu phát triển sẽ góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế trong nước theo
hướng đẩy mạnh công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Nền kinh tế dần chuyển sang sản
xuất những mặt hàng phù hợp với nhu cầu của thị trường, tạo sự dịch chuyển cơ cấu
kinh tế phù hợp với quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu.
Khi hoạt động xuất khẩu được mở rộng, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, các
nhà đầu tư sẽ dùng những nguồn ngoại tệ này tiếp tục đầu tư vào các ngành sản xuất lợi
thế và các ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước nhằm giúp hoạt động xuất khẩu
phát triển hơn nữa. Nguồn thu ngoại tệ này một phần sẽ được bổ sung vào ngân sách
nhà nước để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ cao cho các ngành công nghiệp trọng
điểm. Ngòai ra khi hoạt động xuất khẩu càng phát triển thì nhu cầu về máy móc thiết bị
sản xuất ngày một cao, trong khi đó không phải lúc nào cũng có thể nhập máy móc thiết
bị từ bên ngoài khi giá thành quá cao. Một điều tất yếu là các ngành sản xuất máy móc
Phùng Thị Thu Hoài 5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thiết bị trong nước sẽ có động lực lớn để phát triển, do đó công nghiệp nặng được thúc
đẩy. Bên cạnh đó, khi xuất khẩu tăng cao sẽ mang lại nhiều công ăn việc làm cho người
dân, thu nhập của nhân dân ngày càng được cải thiện. Theo đó, các nhu cầu của người

dân trong nước sẽ ngày càng cao, kéo theo sự phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, sản
xuất đồ điện tử trong nhà, và đặc biệt là các ngành dịch vụ.
1.2. Tính tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
trong thời gian tới
1.2.1.Khái niệm cơ cấu xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
1.2.1.1.Khái niệm cơ cấu xuất khẩu
Cơ cấu xuất khẩu là tổng thể các bộ phận giá trị hàng hoá xuất khẩu hợp thành
tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia cùng với những mối quan hệ ổn định và
phát triển giữa các bộ phận hợp thành đó trong một điều kiện kinh tế - xã hội cho trước
tương ứng với một thời kỳ xác định.
Cơ cấu xuất khẩu là kết quả quá trình sáng tạo ra của cải vật chất và dịch vụ của
một nền kinh tế thương mại tương ứng với một mức độ và trình độ nhất định khi tham
gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. Nền kinh tế như thế nào thì cơ cấu xuất
khẩu như thế và ngược lại, một cơ cấu xuất khẩu phản ánh trình độ phát triển kinh tế
tương ứng của một quốc gia. Chính vì vậy, cơ cấu xuất khẩu mang đầy đủ những đặc
trưng cơ bản của một cơ cấu kinh tế tương ứng với nó, nghĩa là nó mang những đặc
trưng chủ yếu sau đây:
- Cơ cấu xuất khẩu bao giờ cũng thể hiện qua hai thông số: số lượng và chất
lượng. Số lượng thể hiện thông qua tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng thể và là hình
thức biểu hiện bên ngoài của một cơ cấu xuất khẩu. Còn chất lượng phản ánh nội dung
bên trong, không chỉ của tổng thể kim ngạch xuất khẩu mà còn của cả nền kinh tế. Sự
thay đổi về số lượng vượt qua ngưỡng giới hạn nào đó, đánh dấu một điểm nút thay đổi
về chất của nền kinh tế.
- Cơ cấu xuất khẩu mang tính khách quan.
- Cơ cấu xuất khẩu mang tính lịch sử, kế thừa. Sự xuất hiện trạng thái cơ cấu
xuất khẩu sau bao giờ cũng bắt đầu và trên cơ sở của một cơ cấu trước đó, vừa kế thừa
vừa phát triển.
Phùng Thị Thu Hoài 6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Cơ cấu xuất khẩu cần phải bảo đảm tính hiệu quả.

- Cơ cấu xuất khẩu có tính hướng dịch, có mục tiêu định trước.
- Cơ cấu xuất khẩu cũng như nền kinh tế luôn ở trạng thái vận động phát triển
không ngừng từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Do những đặc trưng như vậy nên cơ cấu xuất khẩu là một đối tượng của công tác
kế hoạch hoá phát triển kinh tế - xã hội và là một trong những tiêu thức quan trọng để
đánh giá trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia.
1.2.1.2.Phân loại cơ cấu xuất khẩu
Tổng kim ngạch xuất khẩu có thể được phân chia theo những tiêu thức khác nhau
tuỳ theo mục đích nghiên cứu và cách thức tiếp cận. Thông thường, người ta tiếp cận
theo hai hướng: giá trị xuất khẩu đã thực hiện ở đâu (theo thị trường) và giá trị những gì
đã được xuất khẩu (theo mặt hàng hay nhóm hàng). Vì vậy, có hai loại cơ cấu xuất khẩu
phổ biến là cơ cấu xuất khẩu theo hàng hóa và cơ cấu xuất khẩu theo thị trường
Cơ cấu xuất khẩu theo hàng hóa
Cơ cấu xuất khẩu theo mặt hàng là tỷ lệ tương quan về số lượng hoặc giá trị giữa các
loại hàng hóa hoặc các ngành khác nhau. Có nhiều tiêu chí khác nhau để chia cơ cấu
xuất khẩu theo hàng hóa, theo công dụng của sản phẩm, theo tính chuyên môn hóa của
sản phẩm, theo hàm lượng kỹ thuật của sản phẩm, hàm lượng các yếu tố sản xuất... Hiện
nay hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam thường được phân thành các nhóm như sau
- Lương thực, thực phẩm - Dệt may, da giày
- Nguyên liệu thô - Hàng chế biến tổng hợp
- Nhiên liệu, năng lượng - Thủ công mỹ nghệ
- Cơ khí, điện tử - Hàng hóa khác
Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường
Cơ cấu xuất khẩu phân theo thị trường xuất khẩu là sự phân bổ kim ngạch xuất
khẩu theo các nước, vùng lãnh thổ thế giới và nền kinh tế với tư cách là thị trường tiêu
thụ hàng hóa. Cơ cấu phân theo thị trường thể hiện tương quan mối quan hệ buôn bán
giữa nước xuất khẩu với các nước khác trên thế giới. Hiện nay các thị trường chính của
hàng xuất khẩu Việt Nam là Hoa Kỳ, liên minh Châu Âu EU, ASEAN, Nhật Bản, Trung
Quốc.
Phùng Thị Thu Hoài 7

Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.2.1.3.Khái niệm chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu là quá trình thay đổi tỷ trọng đóng góp của các
nhóm hàng hóa xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu của một quốc gia. Quá trình
chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu chịu sự chi phối của nhiều nhân tố như điều kiện phát
triển kinh tế của quốc gia, các chính sách và chiến lược phát triển kinh tế của quốc gia
đó.
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu có thể tiếp cận qua hai khía cạnh cơ bản là chuyển
dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu và chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu. Chuyển
dịch cơ cấu xuất khẩu bao giờ cũng được thể hiện qua hai thông số là số lượng và chất
lượng.
Nghiên cứu xu hướng chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sẽ giúp đưa ra những cái
nhìn chung về quá trình phát triển kinh tế của mội nước. Sự chuyển dịch cơ cấu xuất
khẩu của một quốc gia phản ánh phần nào sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế của quốc gia
đó, qua đó nhận biết được nền kinh tế của quốc gia đó có đang phát triển theo xu thế
phù hợp với nền kinh tế chung của toàn thế giới hay không.
Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu khác với điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu ở chỗ
♦Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu là quá trình vận động nột tại trong dài hạn, tự có
từ nền kinh tế và thường mang tới những thay đổi lớn rõ rệt về tính chất trong cơ cấu ví
dụ như sự dịch chuyển nhóm hàng xuất khẩu chủ lực từ hàng công nghiệp nhẹ sang
hàng điện tử, công nghiệp nặng.
♦Điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu có thể là quá trình chịu nhiều tác động từ các nhân
tố như chính phủ, các chính sách điều chỉnh. Tuy nhiên điều chỉnh cơ cấu xuất khẩu
thường chỉ là hoạt động của chính phủ trong một thời gian ngắn để cơ cấu xuất khẩu
phát triển theo hướng phù hợp, và được dùng như một công cụ biện pháp nhằm thúc đẩy
quá trình chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu.
1.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng tới cơ cấu hàng hóa xuất khẩu
1.2.2.1.Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái chính là phương tiện so sánh về mặt giá trị một cách tương đối
giữa các ngoại tệ và thông qua đó so sánh tương quan giá cả hàng hóa xuất khẩu của các

nước trên thị trường thế giới. Tỷ giá hối đoái chính là một thước đo khả năng cạnh tranh
Phùng Thị Thu Hoài 8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
của hàng hóa trên thị trường thế giới. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên có nghĩa là đồng nội tệ
có giá tri giảm xuống một cách tương đối so với đồng ngoại tệ. Trong trường hợp này,
khi các nhân tố khác không thay đổi, nhập khẩu sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, nhưng ngược
lại xuất khẩu được thúc đẩy. Lúc này một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu có thể
đổi được nhiều hơn đồng nội tệ, hàng xuất khẩu trở nên rẻ hơn và có sức cạnh tranh cao
hơn trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên tỷ giá hối đoái tăng lên cũng sẽ làm cho các hàng
hóa nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho việc sản xuất hàng xuất khẩu trở nên đắt hơn,
gây khó khăn cho sản xuất hàng xuất khẩu.
Ngược lại, trong trường hợp tỷ giá hối đoái giảm xuống, đồng nội tệ tăng giá so
với đồng ngoại tệ, hàng hóa trở nên đắt hơn trên thị trường thế giới. Lúc này xuất khẩu
sẽ bị hạn chế vì cùng một lượng ngoại tệ thu được do xuất khẩu sẽ đổi được ít hơn đồng
nội tệ.
1.2.2.2.Lợi thế so sánh
Lợi thế so sánh là một trong những yếu tố quyết định đến cơ cấu các mặt hàng
xuất khẩu của một nước. Mô hình ngoại thương của học thuyết Heckscher-Ohlin (H-O)
đã chỉ ra rằng lợi thế so sánh chịu ảnh hưởng của các mối quan hệ tương hỗ giữa các tài
nguyên của đất nước, tức là sự phong phú của các yếu tố sản xuất và công nghệ sản xuất
chi phối cường độ tương đối mà các yếu tố sản xuất khác nhau được dùng để sản xuất ra
các hàng hóa khác nhau. Một nước có nguồn cung của một tài nguyên nào đó tương đối
lớn hơn so với nguồn cung của các tài nguyên khác thì được gọi là phong phú về nguồn
tài nguyên đó, và sẽ có xu hưóng sản xuất các hàng hóa sử dụng nhiều tài nguyên phong
phú đó nhiều hơn. Nói một cách khác, các nước có xu hướng xuất khẩu các hàng hóa có
hàm lượng về các yếu tố mà trong nước có nguồn cung cấp dồi dào. Những mặt hàng
này được gọi là mặt hàng thế mạnh và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu
của các nước.
Có thể thấy, mặt hàng thế mạnh của Việt Nam là các mặt hàng sử dụng nhiều lao
động cơ bản do nước ta có nguồn cung lao động dồi dào, dân số trẻ, giá nhân công lao

động thấp tuy nhiên tay nghề lại không cao. Bên cạnh đó do điều kiện tự nhiên, nước ta
cũng có ưu thế trong việc sản xuất một số mặt hàng nông sản như cà phê, chè, cao su...
Hiện nay các mặt hàng chiếm tới tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu hàng xuất khẩu Việt Nam.
Phùng Thị Thu Hoài 9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra trước mắt cho xuất khẩu Việt Nam chính là tình trạng phụ
thuộc quá lớn vào các mặt hàng này mà không phát triển được các mặt hàng công
nghiệp nặng và công nghiệp chế biến khác. Trong khi đó, các mặt hàng thế mạnh quả ta
lại là các hàng có giá trị xuất khẩu thấp, hiệu quả kinh tế đem lại không cao. Do đó, vấn
đề đặt ra cấp bách là việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu để xuất khẩu thực sự đóng
góp hiệu quả vào phát triển kinh tế của đất nước.
1.2.2.3.Chính sách của chính phủ
Chính sách của chính phủ đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm
hoạt động kinh tế của một nước. Trong đó chính sách của chính phủ có tác động trực
tiếp tới hoạt động xuất khẩu là chính sách thương mại quốc tế. Trong đó không thể bỏ
qua các công cụ chính có tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới hoạt động xuất khẩu như
công cụ thuế quan, hạn ngạch, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, trợ cấp xuất khẩu, tín dụng
xuất khẩu.
Chính sách thuế quan
Thuế quan là những khoản ngoại tệ mà người chủ hàng hóa quá cảnh phải nộp
cho hải quan là cơ quan đại diện cho nước sở tại. Thuế quan có tác động trực tiếp tới giá
cả hàng hóa ngoại thương, và thông qua đó tác động tới cung-cầu hàng hóa ngoại
thương. Thuế quan xuất khẩu mặc dù làm tăng nguồn thu của ngân sách nhưng nó lại
làm cho giá cả quốc tế của hàng hóa xuất khẩu tăng lên một cách tương đối so với trong
nước và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó trên thị trường quốc tế. Do quy
mô xuất khẩu một mặt hàng của một nước thường rất nhỏ so với tổng dung lượng hàng
xuất khẩu mặt hàng đó của thị trường toàn thế giới nên việc giá cả tăng lên sẽ ảnh
hưởng bất lợi tới xuất khẩu. Điều này sẽ làm cho sản lượng hàng xuất khẩu giảm đi, sản
xuất trong nước của những mặt hàng này do đó cũng sụt giảm. Hiện nay thuế xuất khẩu
rất ít khi được áp dụng, tuy nhiên trong một số trường hợp, việc đánh thuế xuất khẩu

không ảnh hưởng tới khối lượng hàng xuất khẩu khi nước đó gần như độc quyền về mặt
hàng xuất khẩu này. Một ví dụ điển hình cho trường hợp này là việc các nước OPEC
đánh thuế xuất khẩu dầu mỏ hay việc Triều Tiên đánh thuế xuất khẩu sâm. Ngoài ra các
nước có thể đánh thuế xuất khẩu vào các mặt hàng hạn chế xuất khẩu như nguyên liệu
thô.
Phùng Thị Thu Hoài 10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hạn ngạch
Hạn ngạch là quy định của Nhà nước về số lượng tối đa một mặt hàng được phép
xuất hoặc nhập khẩu từ một thị trường trong một thời gian nhất định. Hạn ngạch xuất
khẩu ít được sử dụng nhưng vẫn được áp dụng trong một số trường hợp như hạn ngạch
đối với hàng nguyên nhiên vật liệu thô, hàng hóa có giá trị văn hóa truyền thống như đồ
cổ. Các nước áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng này nhằm giảm dần tỷ trọng xuất
khẩu các mặt hàng nguyên liệu thô trong tổng cơ cấu hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó một
số nước có thể áp dụng hạn ngạch xuất khẩu đối với các mặt hàng mà nước đó gần như
độc quyền trên thị trường thế giới nhằm mục đích đầu cơ và tăng giá thành sản phẩm.
Ví dụ điển hình cho trường hợp này là hạn ngạch xuất khẩu dầu mỏ được các nước
OPEC áp dụng.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
Đây là một biện pháp bảo hộ mậu dịch phi thuế quan mà quốc gia nhập khẩu áp
dụng đối với quốc gia xuất khẩu mà theo đó, quốc gia nhập khẩu buộc các nước xuất
khẩu phải hạn chế bớt lượng hàng xuất khẩu sang nước mình một cách “tự nguyện” nếu
không sẽ bị áp dụng các biện pháp trả đũa. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện thực chất có
tác dụng tương đương với hạn ngạch xuất khẩu. Một nước bị áp dụng hạn chế xuất khẩu
tự nguyện mặt hàng nào đó sẽ bị giảm khả năng xuất khẩu mặt hàng đó một cách đáng
kể và làm giảm đáng kể tỷ trọng mặt hàng đó trong tổng cơ cấu hàng xuất khẩu. Tuy
nhiên, thực tế biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện chỉ được thực hiện khi nước chịu
áp dụng biện pháp này được đổi lại bằng các khoản viện trợ hay là các nước nhỏ, không
có khả năng áp dụng các biện pháp trả đũa trở lại
Phùng Thị Thu Hoài 11

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Trợ cấp xuất khẩu
Trợ cấp xuất khẩu là biện pháp nhằm nâng đỡ hoạt động xuất khẩu thông qua trợ
cấp trực tiếp hoặc cho vay lãi suất thấp đối với các nhà xuất khẩu trong nước. Bên cạnh
đó, chính phủ còn có thể cho vay ưu đãi đối với các bạn hàng nước ngoài để họ có điều
kiện mua các sản phẩm do nước mình sản xuất, và để xuất khẩu ra bên ngoài. Chính phủ
sẽ áp dụng biện pháp này đối với các mặt hàng ưu tiên phát triển nhằm nâng cao tỷ
trọng đóng góp của các mặt hàng này trong cơ cấu hàng xuất khẩu. Tuy nhiên biện pháp
này sẽ có những tác động phụ tiêu cực đối với thị trường và xã hội. Cụ thể là:
♦Mức cung thị trường nội địa bị giảm do mở rộng quy mô sản xuất, giá cả thị
trường nội địa tăng
♦Người tiêu dùng trong nước bị thiệt một khoản tiền nhất định.
♦Xã hội phải chịu một khoản mất không vì lợi ích mà các nhà sản xuất thu được
nhỏ hơn thiệt hại mà xã hội gánh chịu.
Tín dụng xuất khẩu
Cũng giống như trợ cấp xuất khẩu, tín dụng xuất khẩu là một hình thức nhằm
khuyến khích hoạt động xuất khẩu. Nhà nước lập các quỹ tín dụng xuất khẩu hỗ trợ cho
hệ thống ngân hàng thương mại nhằm gánh chịu bớt một phần rủi ro, giúp tăng cường
tín dụng cho hoạt động xuất khẩu và thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu
có thể được cấp trực tiếp hoặc gián tiếp cho nhà sản xuất hoặc xuất khẩu trong nước,
giúp họ đẩu mạnh xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu cấp cho các nước nhập khẩu hoặc nhà
nhập khẩu để khuyết khích họ nhập hàng của mình. Hình thức này thường được các
nước phát triển sử dụng nhiều hơn và chủ yếu áp dụng cho các nhóm hàng thiết bị, máy
móc, dây chuyền công nghệ đồng bộ.
1.2.3.Tính tất yếu của việc chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
trong thời gian tới.
Như đã nêu trong phần một. xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng
kinh tế của mỗi nước. Tuy nhiên có phải lúc nào xuất khẩu cũng thực sự hiệu quả và
đóng góp tích cực và sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế như phần một đã nói.
Phùng Thị Thu Hoài 12

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Dường như đang phổ biến quan điểm cho rằng tăng trưởng kinh tế tỷ lệ thuận với tăng
trưởng xuất khẩu, và để đạt tăng trưởng cao thì cần thúc đẩy xuất khẩu nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, thực trạng xuất khẩu của ta vẫn chưa đóng góp thật sự và có chất lượng vào
tăng trưởng bền vững.
Cơ cấu xuất khẩu không có thay đổi đáng kể trong nhiều năm qua
Mặc dù xuất khẩu nước ta đã tăng trưởng rất nhanh trong thời kỳ sau đổi mới,
trung bình là 19%/năm. Nhưng cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam lại hầu như không có
thay đổi quan trọng trong suốt thời gian đó, và chỉ thiên về sản phẩm nông nghiệp chưa
chế biến (như lúa gạo, cà phê, thủy sản) và khoáng sản (chủ yếu là dầu thô). Những mặt
hàng nông nghiệp và khoáng sản thô này luôn có mặt trong nhóm mười năm qua. Hàng
công nghiệp chế biến lọt vào trong danh sách này là ba sản phẩm may, dệt, và giày dép,
chiếm hơn 20% tổng giá trị xuất khẩu. Cần lưu ý là các mặt hàng công nghiệp chế biến
này có hàm lượng giá trị gia tăng rất thấp. Các mặt hàng chủ yếu khác nằm ngoài tốp 10
này cũng lại là các sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến (như hạt điều, chè, cao su) và
than. Cơ cấu xuất khẩu vẫn dựa chủ yếu vào khoáng sản, hàng nông nghiệp chưa chế
biến, và hàng công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng thấp, mặc dù có một số biến
chuyển nhưng không đáng kể, đặc biệt là so với các nước Đông Á trong giai đoạn phát
triển ban đầu của họ vào thập kỷ 1970 và 1980.
Các mối quan hệ giữa xuất khẩu với các nhóm hàng phụ trợ còn yếu
Lý do thứ hai ngăn cản xuất khẩu đóng góp tích cực vào tăng trưởng là các mối
liên hệ ngược trở lại (backward linkages) giữa khu vực xuất khẩu với phần còn lại của
nền kinh tế còn rất yếu ở ta. Trước tiên, cần thấy rằng ta đã thất bại trong việc xây dựng
mạng lưới các ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ trực tiếp cho các hoạt động sản xuất
để xuất khẩu. Một thí dụ dễ thấy về tình trạng này là trong ngành lúa gạo. Do sự yếu
kém của công nghiệp xay xát, chế biến, một tỷ trọng lớn gạo Việt Nam xuất đi không
được xử lý thích hợp nên giá gạo Việt Nam bao giờ cũng thấp hơn giá gạo Thái-lan từ
15-20%. Trong các ngành khác như cà phê, rau quả, thủy sản, tình hình cũng tương tự.
Giá xuất khẩu thấp hơn có nghĩa là ta phải chịu thiệt thòi nhiều hơn cho cùng một lượng
các nguồn lực khan hiếm dùng trong quá trình sản xuất so với đối thủ.

Phùng Thị Thu Hoài 13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng thấp
Hơn nữa, cần phải tỉnh táo nhìn nhận lại con số tăng trưởng ngoạn mục của một
số mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong thời gian qua. Hầu như các nhà làm chính sách đều
bỏ qua hoặc xem nhẹ thực tế là những mặt hàng xuất khẩu này, như da giày, may mặc,
đều có giá trị gia tăng rất thấp, chủ yếu nằm ở tiền công gia công, vốn đã ở mức rẻ nhất
trong khu vực. Có một số phân tích đã cho thấy, Việt Nam chỉ được hưởng tổng cộng
khoảng 5% lợi nhuận của một cái áo sơ mi xuất khẩu. Như vậy, nếu xét đến giá trị gia
tăng thì đóng góp từ tăng trưởng xuất khẩu lên tăng trưởng kinh tế trên thực tế sẽ nhỏ
hơn nhiều so với những gì vẫn tưởng nếu chỉ dựa vào doanh số xuất khẩu danh nghĩa.
Và điều quan trọng hơn ở đây là, vì tỷ lệ giá trị gia tăng thấp nên Việt Nam buộc phải
duy trì tăng trưởng xuất khẩu mạnh các mặt hàng này nhằm tăng tỷ trọng giá trị gia tăng
của chúng góp vào GDP. Mà điều này có nghĩa là ta phải xuất khẩu ồ ạt (bằng các biện
pháp trợ cấp xuất khẩu chẳng hạn) các mặt hàng giày dép, quần áo vào các thị trường
chính quốc tế như Mỹ và EU, và tức là sẽ luôn phải đối mặt với hàng rào tự vệ thương
mại do các nước này dựng lên, như các mức thuế trừng phạt mà EU đang tiến hành hiện
nay.
Tóm lại, do cơ cấu xuất khẩu của nước ta vẫn chủ yếu dựa vào hàng nông sản
chưa chế biến, khoáng sản và hàng công nghiệp chế biến có giá trị gia tăng thấp, trong
khi đó các mặt hàng phụ trợ cho xuất khẩu chưa được chú trọng phát triển. Điều này đã
dẫn tới một thực trạng là xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua chưa hiệu quả,
lượng xuất khẩu nhiều nhưng giá trị thu được lại chưa nhiều. Để khắc phục tình trạng
này và giúp xuất khẩu thực sự đóng góp một phần quan trọng vào tăng trưởng và phát
triển kinh tế bền vững của nước ta trong thời gian tới, điều đặc biệt cấp thiết là phải thay
đổi cơ cấu xuất khẩu theo hướng chú trọng vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.
1.3.Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của các nước trên Thế
Giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.3.1.Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc
Trong 15 năm qua, xuất khẩu Trung Quốc đã có những bước nhảy vọt gấp 10

lần, bỏ xa tốc độ tăng lên gấp 3 lần của tổng thể nền thương mại thế giới trong cùng giai
Phùng Thị Thu Hoài 14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đoạn đó. Chính vì thế, tới năm 2004, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nước
xuất khẩu lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Đức và Hoa Kỳ. Sự tăng trưởng này đã thu hút sự
quan tâm rất lớn từ phía các cơ quan chức năng, phương tiện truyền thông và các nhà
hoạch định chính sách. Đằng sau những thành công đáng kinh ngạc của Trung Quốc,
các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam nhất thiết cần tìm hiều những bài học
kinh nghiệm dẫn tới bước đột phá trong xuất khẩu của Trung Quốc
Phân bố lại các ngành nghề xuất khẩu
So sánh một cách khái quát xuất khẩu của Trung Quốc qua các ngành hàng khác
nhau năm 1992 và 2005 có thể thấy Trung Quốc đã trải qua một giai đoạn chuyển dịch
cơ cấu xuất khẩu lớn. Trong 13 năm đó, tỷ trọng đóng góp của các mặt hàng nông
nghiệp và hàng công nghiệp nhẹ như dệt may, da giày đã giảm mạnh trong khi đó tỷ
trọng hàng công nghiệp nặng như điện tử, cơ khí, máy tính, tăng lên nhanh chóng.
Nhìn sâu hơn vào sự thay đổi trong cơ cấu hàng chế tạo, so sánh sự thay đổi tỷ
trọng trong 70% hàng chế tạo chủ lực của Trung Quốc, có thể nhận thấy rõ sự dịch
chuyển hàng chủ lực từ sản xuất hàng dệt may, giày dép và đồ chơi sang các mặt hàng
máy dùng trong văn phòng, máy cơ khí điẹn và viễn thông.
Tập trung hơn vào các hàng công nghệ cao
Liệu có phải chỉ đơn thuần chỉ có sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu sang hàng
điện tử viễn thông như trên sẽ giúp sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc đạt tay
nghề cao hơn? Trong những năm trở lại đây, rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra sự phức tạp
hóa một cách đáng kinh ngạc trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc, và chỉ ra
rằng Trung Quốc xứng đáng được gọi là một nước công nghiệp. Để thấy trình độ công
nghệ trong sản xuất hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng lên như thế nào trong 15
năm qua, chúng ta có thể nhìn vào tỷ trọng hàng xuất khẩu có hàm lượng công nghệ cao
đã vượt ngưỡng 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của TrungQuốc. Trong tổng số
hàng xuất khẩu của Trung Quốc vào năm 1992 chỉ có 45% là hàng kỹ thuật cao và bán
kỹ thuật, tuy nhiên tới năm 2005 con số này đã tăng lên 68%.

Phùng Thị Thu Hoài 15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chuyên môn hóa cao hơn.
Trong những năm gần đây, rất nhiều nước đã bắt đầu triển khai một cơ cấu xuất
khẩu đa dạng hơn để tránh những ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra khi xảy ra cú sốc đối
với các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực. Việc chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng
đa dạng hóa sẽ giúp các nhà sản xuất tìm ra những mặt hàng thế mạnh mới trong bối
cảnh cạnh tranh toàn cầu. Thêm vào đó, một số nhà nghiên cứu cũng tin rằng sự đa dạng
hóa trong cơ cấu hàng xuất khẩu đi kèm với tăng mức thu nhập trung bình, được coi là
một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế.
Để tìm hiểu xem liệu Trung Quốc có đi theo chiến lược chuyên môn hóa cao hơn
hay đa dạng hóa sản phẩm, chúng ta có thể nhìn vào tỷ trọng các mặt hàng xuất khẩu
của nước này trong thời gian qua. Mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc
tăng lên đáng kể, mức độ chuyên môn hóa không tăng lên nhiều. Sự tăng lên đặc biệt
đáng chú ý trong nhóm các nhóm hàng chủ lực. Nhóm 10 mặt hàng đứng đầu trong kim
ngạch xuất khẩu hiện nay đã chiếm tới gàn 25% tổng giá trị hàng xuất khẩu trong khi
vào năm 1992 nhóm hàng này chỉ đóng góp 10% tổng giá trị xuất khẩu. Song song với
đó, nhóm 100 mặt hàng chủ lực chiếm 54% so với con số năm 1992 là 45%. Kết quả so
sánh này có thể nói lên rằng việc chuyên môn hóa đã góp phần lớn vào sự tăng trưởng
trong xuất khẩu của Trung Quốc.
Qua những nhận định khái quát, chúng ta có thể đưa ra được ba nguyên nhân
chính dẫn tới sự phát triển thần tốc của xuất khẩu Trung Quốc như sau:
Môi trường kinh doanh năng động và mềm dẻo
Sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu một cách mạnh mẽ của Trung Quốc trong 15
năm qua đã cho thấy một môi trường kinh doanh năng động và mềm dẻo, có khả năng
thay đổi thích nghi trong từng ngành nghề khác nhau. Về môi trường kinh doanh linh
hoạt, Trung Quốc được Ngân hàng Thế giới đánh giá cao hơn rất nhiều so với các nước
Châu Á Thái Bình Dương khác.Thêm vào đó, chi phí để mở một hoạt động kinh doanh
ở Trung Quốc chỉ khoảng 9,3% so với thu nhập trung bình của người dân, trong khi con
số này ở các nước Mỹ Latinh và Châu Á Thái Bình Dương khác là 40%. Bài học từ vấn

Phùng Thị Thu Hoài 16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đề này có thể rút ra cho các nước là sự thay đổi linh hoạt phù hợp cơ cấu xuất khẩu khi
nó đã đạt tới lượng lớn.
Biết tận dụng những lợi thế có sẵn
Trung Quốc chiếm lợi thế lớn về xuất khẩu khi tận dụng được nguồn nhân công
lớn và sự đa dạng hóa sản phẩm. Sự gia tăng mạnh mua bán hàng gia công giúp Trung
Quốc có thêm nguồn lực và vốn để phát triển xuất khẩu hàng công nghệ cao bằng việc
lắp đặt các dây chuyền sản xuất tiên tiến và được miền thuế. Trong mặt hàng gia công,
việc kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh đã tạo đà cho Trung Quốc thúc đẩy chuyên môn
hóa sâu hơn. Chi phí mậu dịch thấp hơn, hàng rào thuế quan và phi thuế quan đề được
giảm thiểu đã giúp Trung Quốc tận dụng được tối đa các nguồn tài nguyên. Thêm vào
đó, mức thuế quan trung bình của Trung Quốc đã giảm từ 45% năm 1992 xuống chỉ còn
10% hiện nay, các nguyên liệu đầu vào được ưu tiên về giá thuế, đã tạo động lực lớn
cho quá trình chuyền dịch cơ cấu xuât khẩu sang các mặt hàng công nghệ cao.
Thành công viới chiến lược hàng giá rẻ
Có thể nhận thấy khi mà xuất khẩu Trung Quốc ngày một phát triển kèm theo
việc sụt giá hàng xuất khẩu đã cho thấy Trung Quốc thực sự đã thành công trong chiến
lược xuất khẩu hàng giá rẻ. Trong khi xuất khẩu và GDP của Trung Quốc đang tăng
trưởng liên tục những năm trở lại đây, xuất khẩu càng tăng thì giá cả hàng xuất khẩu
càng giảm, dường như các nhà xuất khẩu Trung Quốc sẽ chịu thiệt thòi không ít. Tuy
nhiên, các nhà xuất khẩu đã có phương án khôn ngoan khi liên tục tung ra các sản phẩm
mới và tạo ra sự khác biệt so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
1.3.2.Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan
Thái Lan là một nước NIC có nền kinh tế khá phát triển trong khu vực Đông
Nam Á. Kinh tế Thái Lan đã có sự chuyển biến vượt bậc trong vài thập kỷ qua mà một
trong những nguyên nhân chính là do Thái Lan đã thành công trong quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế. Có thể thấy nền kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế dựa vào xuất
khẩu.
Phùng Thị Thu Hoài 17

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tính năng dộng và da dạng trong cơ cấu
Thái Lan đã chuyển từ một nước dựa phần lớn vào xuất khẩu hàng nông sản
(các mặt hàng chế tạo chiếm chưa tới 3% tổng kim ngạch xuất khẩu) trong năm 1960,
thành một nước có hơn 80% hàng xuất khẩu là sản phẩm chế tạo hiện nay, và xuất
khẩu là nhân tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của Thái Lan.
Nhờ tính năng động và sự kết hợp chặt chẽ với các chính sách phát triển thích
hợp của chính phủ về tự do hóa thương mại và cạnh tranh công bằng, xuất khẩu Thái
Lan luôn đạt tốc độ tăng trưởng tới 2 con số hàng năm
Cơ cấu xuất khẩu của Thái Lan thể hiện tính đa dạng rất cao cả về mặt hàng và
thị trường, hơn hẳn phần lớn các đối thủ khác, thậm chí cả các con rồng châu Á. Thái
Lan là nước sản xuất vòng bi lớn nhất thế giới, và sẽ sớm trở thành nước sản xuất xe
Honda lớn nhất thế giới phục vụ cho xuất khẩu. Về mặt hàng nông nghiệp, Thái Lan
là nước xuất khẩu tôm đông lạnh, hải sản đóng trai, bột sắn hột và dứa đóng trai lớn
nhất thế giới. Nhóm mười mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Thái Lan chiếm phần lớn
là mặt hàng công nghiệp và thường xuyên xuất hiện các mặt hàng mới hàng năm. Đây
có thể là một minh chứng cụ thể cho tính linh động và đa dạng trong cơ cấu hàng xuất
khẩu của Thái Lan.
Tập trung đầu tư vào các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao
Từ cuối những năm 1980 đến đầu những năm 1990, xuất khẩu Thái Lan bắt
đầu phát triển mặt hàng đồ điện, vi tính và linh kiện điện tử. Vào năm 1990, mặt hàng
đồ điện đã tăng hơn 54% trong khi đó máy vi tính và linh kiện điện tử tăng hơn 44%.
Vào năm 1993, hàng chế tạo xuất khẩu (chiếm hơn 80% tổng kim ngạch trị giá xuất
khẩu) tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức 747 tỷ baht.
Năm 1994, xuất khẩu tăng nhanh hơn dự kiến, tăng 1 000 tỷ baht, đánh dấu sự
kiện Thái Lan lần đầu tiên chiếm 1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới.
Trong hầu hết các mặt hàng xuất khẩu, Thái Lan đều đạt mức tăng trưởng trên dước
19%. Đặc biệt, hàng chế tạo và thủy sản xuất khẩu đạt mức tăng 20% và tiếp tục phát
Phùng Thị Thu Hoài 18
Website: Email : Tel : 0918.775.368

triển các mặt hàng xuất khẩu mới có hàm lượng công nghệ cao như sản xuất phương
tiện vận tải, đồ điện, máy tính và linh kiện điện tử. Năm 1992, tổng trị giá xuất khẩu
của Thái Lan đóng góp vào khoảng 824 tỷ baht cho tăng trưởng kinh tế.
Có các chính sách linh động và kịp thời từ phía nhà nước
Do Thái Lan liên tục ở tình trạng xuất siêu, thâm hụt thương mại chỉ tăng rất ít
với 240,5 tỷ baht nhưng phần trăm thâm hụt so với GDP thỉ giảm liên tục trong bốn
năm xuống còn 6,7%. Thâm hụt thương mại của Thái Lan nguyên nhân là do nhập
khẩu các mặt hàng chính và nguyên liệu thô dùng trong đầu tư và tăng năng suất quốc
gia trong tương lai. Tuy nhiên, nhận thấy sự phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài,
chính phủ đã khuyến khích đầu tư vào các sản phẩm chính và sản phẩm sơ chế để
đóng góp thêm vào tổng nguyên liệu thô xuất khẩu. Trong những năm tới, định hướng
hàng xuất khẩu của Thái Lan sẽ tiếp tục tăng mạnh và tập trung đa dạng hóa sản
phẩm.
Bảng 1.1: Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Thái Lan
Mặt hàng 2006 2007
Giá trị (triệu
baht)
Tốc độ tăng
trưởng(%)
Tỷ
trọng
(%)
Giá trị (triệu
baht)
Tốc độ tăng
trưởng (%)
Tỷ
trọng
(%)
Hàng nông-công

nghiệp
303,070 8,2 6,1 327,710 8,1 6,2
Hàng chế biết
chính
3 808 883 9,8 77,1 4 106 456 7,8 78,1
Hàng nguyên liệu
và khoáng sản
262 554 26,9 5,3 258 347 -1,6 4,9
Hàng nông sản 499 675 19,5 10,1 522 946 4,7 10,0
Mặt hàng khác 63 190 -0,3 1,3 39 540 -37,4 0,8
Tổng 4 937 372 11,2 100,0 5 254 999 6,4 100,0
Nguồn: Phòng Đàm phán thương mại, Bộ Thương mại Thái Lan
Phùng Thị Thu Hoài 19

×