Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Khảo sát ô nhiễm khí tại các nút giao thông ở hà nội vào giờ cao điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 34 trang )

BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dươc HÀ NÔI
TRẦN THỊ HUYỂN
KHẢO SÁT Ô NHIỄM KHÍ TẠI CÁC NÚT
GIAO THÔNG Ở HÀ NỘI VÀO GIỜ CAO ĐIỂM
(KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược sĩ KHOÁ 1998-2003)
Người hướng dẫn : PGS.TSKH. Lê Thành Phước
Thạc sĩ. Nguyễn Quốc Thức
Nơi thực hiện : Bộ môn hoá đại cương - vô cơ
Viện y học lao động và vệ sinh môi rường
Thời gian thực hiện : 03/2003-05/2003
HÀ NỘI, THÁNG 6 - 2003
m
LỜI CẢM ƠN
Vói lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới
Thầy giáo PGS.TSKH Lê Thành Phước
Thạc sỹ Nguyễn Quốc Thức
Cùng toàn thể các thầy, cô trong bộ môn Hóa vô cơ, các cán bộ Viện Y
học lao động đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Huyền
Đặt vấn đề
MỤC LỤC
1
Phần 1. Tổng quan 2
1.1. Đại cương về ô nhiễm không khí 2
1.1.1. Khái niệm ô nhiễm không khí 2
1.1.2. Chất ô nhiễm không khí 2
1.2.3. Một số cách biểu diễn nồng độ chất ô nhiễm


3
1.2. Phân loại nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
3
1.2.1. Nguồn ô nhiễm tự nhiêm 3
1.2.2. Nguồn ồ nhiễm nhân tạo 3
1.3. Các chất ô nhiễm cho phương tiện giao thông cơ giới phát thải

3
1.4. Tác hại của chất ô nhiễm đối với con người và môi trường

6
1.4.1. Đối với con người 6
1.4.2. Tác động tới môi trường 10
Phần 2. Thực nghiệm và kết quả 12
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm
12
2.1.1. Nguyên vật liệu 12
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm 12
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận x ét 14
2.2.1. Carbondioxyd 15
2.2.2. Bụi PM10 18
2.2.3. Hydrocacbon 21
2.3. Bàn luận 22
Phần 3. Kết luận và đề xuất 27
3.1. Kết luận 27
3.2. Đề xuất 28
CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT
C02: Carbon dioxyd
HC: Hydrocarbon
NĐTĐCP: Nồng độ tối đa cho phép

ONKK: Ô nhiễm không khí
PTGT- CG: Phương tiện giao thông cơ giới
PM10: Nồng độ bụi lơ lửng có đường kính từ 10|j.m trở xuống
ppm: Phần triệu
SPM: Tổng nồng độ bụi lơ lửng.

' 9
STEL: Nồng độ tiếp xúc ngắn hạn. (Short termẹxposure limit)
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TCCP: Tiêu chuẩn cho phép
TLV: Trị số giới hạn ngưỡng.(Threshold limit values)
TWA: Nồng độ trung bình theo thời gian (Time weighted avenge)
WHO: Tổ chức y tế thế giới
ĐẶT VẤN ĐỂ
Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, việc bảo vệ môi trường đã
trở thành vấn đề cấp bách của mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Một trong
những môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng là môi trường khí. Sự suy
giảm chất lượng không khí tác động trực tiếp tới sức khoẻ của con người gây
ra các bệnh về hô hấp, thần kinh. Ngoài ra còn rất nhiều tác động gián tiếp
khác mà chúng ta chưa kiểm soát nổi.
Nguồn thải quan trọng gây ô nhiễm là do phương tiện giao thông cơ
giới (PTGT - CG). Trong đó tỷ trọng đóng góp của PTGT - CG đường bộ là
lớn nhất, chủ yếu là xe ô tô và xe máy. Hiện nay cả nước ta có 646 đô thị lớn
nhỏ vói tốc độ đô thị hoá tăng lên rất nhanh: 19% (1986); 20% (1990); 23%
(1999) và dự báo là 33% (2010); 45% (2050). Kèm theo đó là tỷ lệ PTGT -
CG tăng lên rõ rệt. Các phương tiện này thường tập trung ở các thành phố lớn,
nơi đô thị có mật độ dân cư đông.
ở Việt Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu về các chất ô nhiễm tại
các tuyến đường và các nút giao thông. Các chất được nghiên cứu và xác định
như chì,nitơoxyd, bụi, Tuy nhiên chưa có đánh giá về carbon dioxyd và bụi

PM10 và hydro cacbon.
Vì những lý do trên mà chúng tôi chọn đề tài
"Khảo sát ô nhiễm khí tại các nút giao thông ở Hà Nội vào giờ cao
điểm" với hai mục tiêu:
- Khảo sát nồng đô Carbon dioxyd, bui PM10 và Hydrocarbon tai các
nút giao thông vào giờ cao điểm.
- Đề xuất vài biện pháp giảm thiểu khí ô nhiễm tại các nút giao thông,
góp phần bảo vệ sức khoẻ người dân.
1
PHẦN 1 - TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về ô nhiễm không khí
1.1.1. Khái niệm ONKK:
Bảng 1: Thành phần của không khí sạch
Loai khí
Nộng độ
% thể tích
ppm
Ni tơ (N)
74,084 ±0,004
780.900
Oxy (02)
20,946 ±0,02
209400
Argon (Ar)
0,934 ±0,001
9300
Dioxit Cacbon (C02)
0,033 ±0,001
315
Neon (Ne)

18
Heli (He)
5,2
- Ô nhiễm không khí:
Là sự có mặt trong không khí của một hoặc nhiều chất hoặc sự kết hợp
giữa chúng mà do lượng hoặc thời gian tồn tại của chúng có xu hướng có hại
cho đời sống của con người, động vật, thực vật và tài sản.
1.1.2. Chất ô nhiễm không khí:
Là chất gây ô nhiễm không khí, được chia thành 2 loại
- Chất ô nhiễm sơ cấp: Xâm nhập trực tiếp vào môi trường từ nguồn
sinh ra chúng. Ví dụ C 02 sinh ra từ quá trình đốt nhiên liệu có chứa các bon.
- Chất ô nhiễm thứ cấp: là những chất ô nhiễm được tạo ra từ những
chất ô nhiễm sơ cấp trong khí quyển.
Ví dụ: S03, H2S04
2
1.1.3. Một sô cách biểu diễn nồng độ chất ô nhiễm
- Nồng độ ppm: Dùng cho chất ô nhiễm không khí dạng khí
- Nồng độ: mg/m3, |Lig/m3 dùng cho chất ô nhiễm không khí nói chung
(khí, bụi)
- Nồng độ khác: %, %0.
1.2. Phân loại nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí
1.2.1. Nguồn ô nhiễm tự nhiên
- Do cháy rừng
- Do các chất phóng xạ
- Do vi khuẩn - vi sinh vật
1.2.2. Nguồn ô nhiễm nhân tạo
- Ô nhiễm không khí trong công nghiệp lọc dầu
- Ô nhiễm không khí trong công nghiệp hoá chất
- Ô nhiễm không khí trong luyện kim màu
- Ô nhiễm không khí trong công nghiệp gang thép

- Ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu
Người ta phân biệt các nguồn gây ô nhiễm do đốt nhiêu liệu thành các nhóm
- Ô nhiễm do các phương tiện giao thông
- Ô nhiễm do đun nấu
- Ô nhiễm do các nhà máy nhiệt điện
Trong khuôn khổ của khoá luận này, chúng tôi chỉ xét ô nhiễm do các
phương tiện giao thông mang lại
1.3. Các chất ô nhiệm do phương tiện giao thông cơ giới phát thải [7]
Quá trình cháy ở động cơ đốt trong chính là oxy hoá nhiên liệu giải
phóng nhiệt năng, sản phẩm cuối cùng của hỗn hợp cháy rất phức tạp trong đó
có nhiều thành phần độc hại cho người và môi trường.
- C02: là một trong những sản phẩm cuối cùng của quá trình cháy
trong động cơ khi quá trình cháy xảy ra hoàn toàn. Tuy nhiên, quá trình cháy
3
không bao giờ là hoàn toàn (do thiếu oxy, trong khi cháy nhiệt độ ngọn lửa bị
giảm thấp ) do đó sản phẩm còn có các chất khác.
- CO: Là sản phẩm của quá trình oxy hoá cacbon trong nhiên liệu xảy
ra trong điều kiện thiếu oxy. Là loại khí không màu, mùi, vị.
2 c + O2 ■> 2CO
ước tính mỗi năm có khoảng 275 triệu tấn c o nhân tạo được tạo ở môi
trường. Trong đó GTVT chiếm khoảng 64%
- NOx: là sản phẩm do khí nitơ có trong không khí tác dụng với ô xy ở
nhiệt độ cao. NOx tồn tại trong khí thải dưới 2 dạng: N 02 và NO
+ N 02 là loại khí có mùi gắt và có màu nâu đỏ
+ NO là loại khí không mùi có đặc tính không bền dễ kết hợp vói
ô xy trong không khí để tạo thành N 02
- HC: là thành phần có trong khí xả của động cơ phương tiện do các
carbuhyđrô có lẫn trong nhiên liệu và dầu bôi trơn không cháy hết. Trong khí
xả có nhiều loại HC, mỗi loại ảnh hưởng đến sức khoẻ và môi trường khác.
- PM: là các chất thải rắn và lỏng (trừ H20) ở nhiệt độ <52°c. Các chất

thải rắn chủ yếu sinh ra là do quá trình phân huỷ nhiên liệu và dầu bôi trơn.
Bồ hóng chủ yếu có trong khí thải của động cơ diezen chính là các hạt carbon
tự do hình thành do cháy nhiên liệu diễn ra trong điều kiện thiếu ô xy.
- Hợp chất của chì: Các thành phần này xuất hiện trong khí xả động cơ
xăng khi sử dụng xăng pha tetra - êtyl chì để nhằm tăng trị số carbon của xăng
tăng khả năng chống kích nổ. Sau khi cháy những hạt chì có đường kính rất bé
thoát ra theo khí xả lơ lửng trong không khí và trở thành chất ô nhiễm với bầu
khí quyển nhất là khu vực thành phố có mật độ giao thông cao.
- Ngoài ra khi xe chạy còn gây ra các nguyên nhân gián tiếp như.
+ Tung bụi, cát
+ Bụi nhựa đường có thành phần là Hyđôrocacbon đa vòng phân
tử lượng cao có thể gây ung thư
4
+ Khi phanh xe tạo ra bụi amiang
+ Khói thải ra dưới dạng cặn
+ Xe cộ chạy kéo theo sự khuyếch tán bụi từ mặt đường, bụi bào
mòn đường là lốp xe, vật liệu trở trên xe rơi vãi.
Động cơ có hai loại: Động cơ máy nổ và động cơ diezen
Lượng khí độc hại do ôtô thải ra còn tuỳ thuộc vào chế độ vận hành: lúc
khởi động, lúc chạy nhanh, chạy chậm, hãm lại đều có sự khác nhau rõ rệt.
Bảng 2; Tỷ lệ % các loại khí độc hại trong khói thải của động cơ ở
các chê độ làm việc khác nhau. [8]
Thành phần khí độc
hai trong khói thải %
Chế độ làm việc của động cơ
Chạy chậm
Tăng tốc
On định
Giảm tốc
1 2

1 2
1
2
1 2
Khí CO
7,0 Vệt
2,5
0,1
1,8
Vệt 2,0
Vệt
Hyđrocacbon
0,5 0,04 0,2
0,02
0,1
0,01
1,0
0,03
Nitơoxit, ppm
30 60
1050 850
650 250
20 30
Andehyt, ppm
30 10
20 20
10 10
300 30
(1): Máy nổ chạy xăng
(2:) Diezen

Bảng 3: Lượng khí độc hại do ô tô thải ra trên một km đoạn đường
Khí độc hại
Lượng khí độc hại, g/km đường đi
Động cơ máy nổ chạy
xăng
Động cơ Diezen
Cacbon oxydt co 60,00
0,62 - 2,57
Hydrocarbon 5,00
0,14-2,07
Nitơoxit NOx 2,20 0,68 - 1,02
Muội khói (bụi lơ lửng) 0,22 1,28
Lưu huỳnh Dioxyd
0,17 0,47
Chì
0,49
-
Xăng - Piren 14.10'6
24.10’6
5
1.4. Tác hại của chất ô nhiễm đối với con người và môi trường
1.4.1. Đối với con người
Sức khoẻ và tuổi thọ của con người phụ thuộc rất nhiều vào độ trong
sạch của môi trường không khí xung quanh.
Lượng không khí mà cơ thể cho sự hô hấp hàng ngày khoảng 10m3 do
đó nếu trong không khí có nhiều chất độc hại thì phổi và cơ quan hô hấp sẽ
hấp thu toàn bộ các chất độc hại đó và tạo điều kiện cho chúng thâm nhập sâu
vào trong cơ thể gây ra nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khoẻ
của con người, phát sinh bệnh tật.
Sau đây ta lần lượt xem xét tác hại của từng chất ô nhiễm do các

phương tiện giao thông mang lại tại các trục đường giao thông, nút giao thông.
* Cacbon oxỉt (CO). [21
- CO ngăn cản sự vận chuyển ô xy đến các tế bào, các mô của cơ thể.
bình thường quá trình vận chuyển ô xy của hemoglobin theo hai chiều thuận
nghịch như sau:
0 2Hb <=> Hb+ 0 2
Khi có mặt CO trong không khí hít vào, c o kết hợp với Hemoglobin
thành một hợp chất bền vững là cacboxy hemoglobin (COHb). Chất này làm
cho oxy không được vận chuyển tới tế bào và mô theo phản ứng
0 2 Hb + CO -> CO Hb + 0 2
Sự liên kết (ái lực) của Hb với co mạnh gấp 210 - 240 lần so với oxy
nên COHb rất khó phân ly.
- Tỷ lệ COHb trong nhiễm độc CO:
+ Trong cơ thể c o tác dụng lên hệ thống thần kinh và dẫn tới các rối
loạn hô hấp tế bào, trương lực cơ, tim mạch
+ Sự liên quan giữa nồng độ co, COHb trong máu và các triệu
chứng chính đã được Lindgren (1971) tóm tắt trong bảng dưới đây:
6
Bảng 4: Sự liên quan giữa c o trong không khí, COHb trong máu
và các triệu chứng nhiễm độc c o .
CO trong không khí (ppm) COHb (%)
Triệu chứng chính
50
7
Nhiễm độc nhẹ
100
12
Nhiễm độc vừa phải và chóng mặt
250
25

Nhiễm độc nặng và chóng mặt
500
45
Buồn nôn, nón, truỵ
1.000
60
Hôn mê
10.000
95
Chết
Người ta nhận thấy rằng ở các thành phố bị ô nhiễm khí c o nặng nồng
độc carboxy hemoglobin trong máu ngưòi không hút thuốc lá dao động trong
khoảng 0,8 -ỉ-3,7% còn đối với người nghiện thuốc lá 1,2 -r-9%.
Cảnh sát giao thông, nhân viên bán hàng v.v. những người thường
xuyên có mặt ở những nơi đông người đông xe cộ qua lại thường bị tác động
do bị hít thở không khí có chứa nhiều khí c o .
Tác hại của c o đối với cơ thể là quá rõ ràng. Tuy nhiên khí c o không
để lại hậu quả bệnh lý lâu dài hoặc gây ra khuyết tật nặng nền đối với cơ thể.
Người bị nhiễm c o khi rời khỏi nơi ô nhiễm, nồng độ COHb trong máu giảm
dần do CO được thải ra ngoài theo đường hô hấp.
* Carbon dioxyd [2]
- Về mặt sinh lý C 02 là chất thải của cơ thể
- Ở nồng độ thấp C02 kích thích trung tâm hô hấp
- ở nồng độ cao gây ngạt (do chiếm chỗ oxy trong không khí thở làm
cho cơ thể thiếu oxy)
- Ngày nay theo D.Matheson, người ta biết C02 có tiềm năng gây độc ở
7
nồng độ thấp do các hậu quả của tác dụng bên màng tế bào và tổn thương sinh
hoá học như tăng áp suất riêng phần C 02, tăng nồng độ ion cacbonat trong
máu làm mất cân bằng kiềm toan, gây ra bệnh nhiễm acid (acidose) và được

gọi là nhiễm axit hô hấp.
Tiếp xúc lâu dài với C02 từ 5 - 10 %0 có thể dẫn tới tăng lắng đọng
canxi trong các mô cơ thể, kể cả thận. Nồng độ C 02 từ 10 - 20%o có thể gây
nguy hiểm sau vài giờ dù không khí đủ ô xy.
* Các nitơ oxit NOx. [7]
- Trong hai loại N 02 và NO thì N 02 được chú ý nhiều hơn cả.
- Ở nồng độ thấp tác hại của N 02 tương đối chậm và khó nhận biết. Tác
hại của N 02 phụ thuộc vào nồng độ tiếp xúc.
Bảng 5: Tác hại của N 0 2 phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc.
Nồng độ N 02 (ppm) Thời gian tiếp xúc
Triệu chứng
>500
48 giờ
Chết người
300 - 400
2 "T-10 ngày
Gây viêm phổi và chết
150 - 200
3 -ỉ-5 tuần
Viêm xơ cuống phổi
50-100
6 -ỉ- 8 tuần
Viêm cuống phổi và màng phổi
* Khí lưu huỳnh dioxit S02: /7/
- Nồng độ lppm là ngưỡng xuất hiện các phản ứng sinh lý của cơ thể
- Ở nồng độ 5 ppm đa số các cá thể nhận biết được mùi và có biểu hiện
bệnh lý rõ ràng.
- Ở nồng độ 10 pmm đều than phiền do đường hô hấp bị co thắt nghiêm
trọng
* Bụi [8J

- Bụi gây tổn thương đối với mắt, da hoặc hệ tiêu hoá (một cách ngẫu
8
nhiễn) chủ yếu vẫn là sự xâm nhập của bụi vào phổi do hít thở.
- Sau khi hít vào, các hạt bụi có kích thước <10 ỊLim còn lại sau khi bị
giữ phần lớn ở mũi tiếp tục đi sâu vào các ống khí quản. Tại đây các hạt bụi
lớn bị lắng đọng hoặc dính vào thành ống dẫn do va đập rồi nhờ chất nhầy và
lớp lông của tê bào biểu bì chúng bị chuyển dần lên phía trên để cuối cùng
khạc ra ngoài hoặc bị nuốt chửng vào ruột tiêu hoá. Các hát có kích thước nhỏ
hơn (l-ỉ-2 |im) tiếp tục đi sâu vào tận cùng các vùng thở của phổi và hầu như bị
lắng đọng toàn bộ ở đó.
Các quá trình này phụ thuộc vào tần số thở và khối lượng không khí thở
vào, thở ra của mỗi người vì thế có sự khác biệt nhất định giữa người này và
người khác.
Bồ hóng tồn tại trong khí xả của động cơ với đường kính hạt trung bình
là 0,3 ỊLim và rất dế xâm nhập vào phổi. Gây trở lại cho cơ quan hô hấp nó còn
là nguyên nhân gây ra bệnh ung thư, các hyđrocacbua thơm mạch vòng (HAP)
hấp thụ trên bề mặt của chúng trong quá trình hình thành. Ngoài ra bồ hóng
còn có khả năng gây ung thư da nếu tiếp xúc thường xuyên với chung và gây
bệnh tụ máu, dẫn đến tác động nguy hiểm đến hệ tim mạch.
* Các Hydrocarbon [7]
Như chúng ta đã biết hyđrocacbon trong khí xả của các phương tiện
giao thông cơ giới có nhiều loại khác nhau và ảnh hưởng của mỗi loại tới sức
khoẻ vào môi trường cũng khác nhau khó có thể đánh giá chúng một cách trực
tiếp.
Thành phần gây hại nhất là các hyđrocacbua thơm. Từ lâu người ta đã
xác định được vai trò của Bezen (C6H6) trong bệnh ung thư máu khi nồng độ
của nó lớn > 40 ppm hoặc gây rối loạn thần kinh khi nồng độ của nó lớn hơn
lg/m3
9
1.4.2. Tác động tới môi trường [1 ]

* Hiệu ứng nhà kính ị green house ejfctj
- Nhiệt độ của trái đất
Nhiệt độ của khí quyển được duy trì chủ yếu do khí quyển hấp thụ nhiệt
từ trái đát dưới dạng trao đổi nhiệt bằng bức xạ và bằng đối lưu. Hiệu quả của
sự trao đổi nhiệt này phụ thuộc vào trạng thái khí quyển, đặc biệt là phụ thuộc
vào nồng độ hơi nước, C02 và một số khí khác trong khí quyển.
- Hiệu ứng nhà kính.
Mặt trời có nhiệt độ bề mặt ước tính 6000°K nên phổ phát xạ có /Unax
0,5 ịim. Tuy bức xạ ngắn nhưng đã bị ozon hấp thụ phần lớn. Trái đất có nhiệt
độ bề mặt khoảng 288°K nên phổ phát xạ của bề mặt này có A-max 10 \x.
Tuy nhiên bức xạ từ trái đất bị một số chất có mặt trong khí quyển hấp
thụ
+ Khí C02 hấp thụ mạnh bức xạ vùng /U = 13 - 18|um và giải thứ
hai kém hơn XI — 2,7 - 4,3 ụ.m. Hơi nước hấp thụ mạnh vùng từ 18 |im trở đi.
Như vậy C02 và hơi nước đã hấp thụ mạnh tia nhiệt của trái đất trong
khoảng 13-25 ịim. Ngoài C02 và hơi nước, một số chất góp phần giữ nhiệt cho
khí quyển như: CFC, CH4, N20.
Các chất này gọi chung là chất nhà kính
- Sự gia tăng hiệu ứng nhà kính
Do hoạt động của con người, hàm lượng khí nhà kính trong khí quyển
tăng lên không ngừng.
Xét C 02
Đây là khí hoạt động bức xạ mạnh thứ hai sau hơi nước
Hàm lượng trung bình trong khí quyển: Thời kỳ tiền công nghiệp (1750
-1800) là 250 ppm, năm 1991 (tăng đến 355 ppm tăng khoảng 25%)
Hiện nay mức tăng hàng năm là 1,6 - 18 ppm (khoảng 0,4 - 0,5%) nếu
10
với tốc độ này đến năm 2050 nồng độ đến 450 ppm
- Nguồn thải chính C02 là công nghiệp năng lượng đốt nhiên liệu hoá
thạch. Ngoài ra khoảng 20% khí thải C02 là do giao thông vận tải.

* Tác động đến sinh thái.
- Sự gia tăng của NOx đặc biệt là Peroxydnitơ (N20) có nguy cơ làm
tăng sự huỷ hoại lớp ozone ở thượng tầng khí quyển. Lớp khí cần thiết để lọc
tia cực tím phát ra từ mặt trời.
- Mặt khác các chất khí có tính acid như S02, N 02 bị oxy hoá thành
, các acid sunfuaric, acid nitơric hoà tan trong nước mưa, tuyết, sương mù
làm huỷ hoại sự sống của mọi sinh vật trên trái đất.
11
PHẦN 2 - THỰC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ.
2.1. Nguyên vật liệu và phương pháp thực nghiệm
2.1.1. Nguyên vật liệu.
Đối tượng nghiên cứu: Bụi PM10, C 02 và HC trong không khí tại các
nút giao thông ở Hà Nội, điểm có nguy cơ cao.
2.1.2. Phương pháp thực nghiệm.p.3]
* Phương pháp xác định nồng độ C 02.
Để xác định nồng độ C02 trong không khí có nhiều phương pháp đo.
- Phương pháp hấp thụ bằng Bari hydroxyd
C02 + Ba (OH)2 = BaC03 + H20
Nguyên tắc: Cho không khí có chứa C02 tác dụng với một lượng dư
Ba(OH) 2, chuẩn độ lượng Bari hydroxyd thừa bằng acid oxalic
Ba (OH)2 + HOOC - COOH = Ba (COO)2 + H20
- Phương pháp hấp thụ bằng Barisacharat
Nguyên tắc: C 02 hấp thụ vào dung dịch Barisacharat, sau đó chuẩn độ
lại lượng thừa của dung dịch hấp thụ bằng acid oxalic.
- Kỹ thuật đo C02 bằng máy đo hồng ngoại Model RI - 411 A.
Nguyên tắc: Mỗi loại khí hấp thụ năng lượng hồng ngoại ở một tần số
nhất định. Trong máy phân tích khí, một nguồn hồng ngoại (một dây được
nung nóng bằng điện) phát ra một dải năng lượng rộng được tập trung vào một
đầu đo ở thể rắn qua một màng lọc dải hẹp được lựa chọn để chỉ cho phép một
loại tần sô nhất định đã được hấp thu riêng bởi C02 đi qua.

Mẫu khí đo được đưa qua một ống kín đặt giữa nguồn hồng ngoại và
đầu đo.
Tia hồng ngoại được truyền qua ống này. Nếu ống đo chứa C 02, năng
lượng đi qua ống này sẽ nhỏ hơn năng lượng qua ống không chứa C02. So
12
sánh giữa 2 mức năng lượng này sẽ được nồng độ C02 trong mẫu đo.
- Trong khoá luận này chúng tôi sử dụng phương pháp xác định nồng
độ C02 bằng phổ hấp thụ hồng ngoại (máy đo C02 của Nhật).
* Bụi: Để xác định bụi có các phương pháp.
- Kỹ thuật đo bụi toàn phần bằng giấy lọc.
- Kỹ thuật đo chỉ số ô nhiễm bụi bằng máy chỉ báo bụi hiện số điện tử.
- Kỹ thuật lấy mẫu và đánh giá hạt bụi bằng konimet.
- Kỹ thuật xác định khối lượng bụi lắng trên bề mặt.
- Kỹ thuật đo bụi phần ngực và tyjii phần hô hấp bằng máy Personal <
Data RAM.
Trong khoá luận này chúng tôi sử dụng phương pháp đo bụi phần ngực
và buịi phần hô hấp bằng máy Personal Data RAM.
1. Nguyên tắc:
Máy lấy mẫu không khí thụ động (không cần bơm); không khí đi vào
buồng cảm biến bằng đối lưu, khuyếch tán và động lực không khí ngẫu nhiên.
Trong buồng cảm biến có bộ phận đo sự phân tán ánh sáng có độ nhạy cao,
mật độ ánh sáng bị phân tán do bụi gây ra có tỉ lệ thuận với nồng độ bụi.
2. Tính năng:
- Đo nồng độ bụi trong thời gian liên tục.
- Đo bụi phần ngực kích thước hạt < 10 |im và bụi phần hô hấp kích
thước hạt < 5 |j.m.
- Cho phép ghi lại số liệu đo của 99 vị trí lấy mẫu.
- Đánh giá những thay đổi về nồng độ trong cả ca làm việc.
- Xác định tức thời những vị trí có nồng độ bụi cao.
3. Kỹ thuật đo bụi phần ngực:

- Đo kích thước bụi < 10 |0,m
- Xác định vị trí cần lấy mẫu.
- Bật máy, sau đó nhấn nút NEXT để chuyển sang chế độ đo, nếu đo
13
ngay nhấn tiếp nút ENTER, nếu muốn ghi lại số liệu đo vào máy để xử lý
bằng vi tính nhấn NEXT để chuyển sang chế độ ghi.
- Số liệu về nồng độ bụi phần ngực được hiển thị tức thời trên máy.
* Hydrocarbon: Số liệu tham khảo của Viện y học lao động và vệ sinh
môi trường.
2.2. Kết quả thực nghiệm và nhận xét.
+ Kết quả đo phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
- Yếu tố khí tượng:
Gió (tốc độ gió, hướng gió): Gió làm khuếch tán các chất ô nhiễm đặc
biệt là bụi. Nếu đo trong trường hợp lặng gió thì nồng độ các chất ô nhiễm sẽ
thấp hơn bình thường. (Do đặc điểm các chất này C02, bụi, xăng có tỉ trọng
nặng hơn không khí).
Nhiệt độ: Nhiệt đô cao nồng độ chất ô nhiễm tăng. Nếu ta đo nồng độ
chất ô nhiễm vào giữa buổi sáng bao giờ cũng thấp hơn giữa buổi chiều.
Độ ẩm và mưa: - Độ ẩm lớn, các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể
liên kết với nhau thành hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất.
- Mưa làm sạch bụi trên lá cây. Làm tăng khả năng hút bụi của các dải
cây xanh cách ly bảo vệ khu dân cư.
- Yếu tố địa hình:
Đường thông thoáng, diện tích nút giao thông rộng.
Ví dụ: Nút Cầu Giấy thì khả năng khuếch tán của các chất ô nhiễm lớn
nồng độ đo được sẽ thấp hơn.
Ngược lại, đường chật hẹp, Ví dụ, Ngã Tư Sở nút Vọng nồng độ chất ô
nhiễm đo được sẽ cao hơn nơi khác trong cùng điều kiện.
- Các công trình xây dựng.
- Số lượng và chất lượng các phương tiện giao thông tham gia.

Nơi thường xuyên có số lượng xe tham gia cao, ví dụ: Cầu Giấy, Ngã
Tư Sở nồng độ sẽ cao nơi phương tiện giao thông tham gia ít.
14
Chất lượng xe ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình ô nhiễm. Các xe có
chất lượng kém, tuổi thọ cao, phụ tùng không đồng bộ nồng độ chất ô
nhiễm đo được cũng cao hơn.
Bảng 6: Tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh của nước ta,
WHO và một số nước Đỏng Nam Ả [1]
Chất ô nhiễm
VN
(mg/m3)
WHO
l^g/m3
Brunây
ịiglm
Indonesia
Malaysia
l^g/m3
Philippin
lag/m3
Sigapore
ịlg/m3
Thái Lan
|xg/m3
S02
1h
0,50 300 340
0,10ppm 350
340
-

780
24h 0,30 125 125
-
105
180
-
300
1năm
-
50 50
- -
80 80
100
CO
1h 40
30.103 30.103
-
35.103 35.103
-
34,2-1 o3
8h
10
- - -
- -
- -
24h
5 10.103 10.103
200ppm 10.103 10.103
10.103 10.26.103
1năm

- - - -
-
6.1 o3
-
-
SPM
1h 0,30
- - -
- - -
-
24h 0,20 120 150
-
260 230
-
330
1năm
- -
90
-
90 90 75 100
PM10
24h
- -
100
-
150 150 160 150
1năm
- -
60
-

50 60 50 50
HC
1h
- - - - - - - -
24h
- - - -
0,24
- - -
1 năm 0,10
- - - - - - -
no2
1h 0,40
400 300
-
320
190
-
320
24h 0,10
150 100
- - - - -
1năm
- -
-
0,05 ppm
-
-
100
-
[-]: Không quy định, không có tài liệu.

2.2.1.Carbondioxyd
1. Kết quả đo (các mẫu đo trong ngõ chỉ có ý nghĩa làm đối chứng)
15
Bảng 7. Nồng độ C 02 đo buổi sáng (từ 7 giờ 30 -11 giờ 45)
TT
Điểm nút
Nồng độ CO„ (° u
Ngoài giờ cao điểm
Giờ cao điểm
Trong
ngõ
Ngoài
đường
Đèn đỏ
Trong
ngõ
Ngoài
đường
Đèn
đỏ
1
Minh Khai - Kim
Ngưu (Cầu Mai
Động)
0,70 0,84
-
-
1,02
2 Nút vọng
-

0,92
-
0,9 1,12
-
3 Ngã Tư Sở
0,65 1,24
-
0,83 1,36 1,45
4 Cầu Trung Hoà
-
0,90
-
-
1,08
-
5 Cầu Giấy 0,68 1,11
-
0,85
1,21
-
6 Thái Hà
-
1,05 1,20
-
1,19 1,27
7 Chùa Bộc 0,58 0,85 0,98
0,80
1,07 1,12
8 Ngã tư Đại cổ Việt
-

0,96 1,13
-
1,11 ĩ ,29
9
Phan Chu Trinh-
Lò Đúc
-
0,73 0,90
-
1,02 1,08
10 Trung bình
0,65 0,96 1,05 0,85 1,13 1,24 Ị
Ghi chú: (-) Không tiến hành đo hoặc không xác định được
16
Bảng 8. Nồng độ C 0 2 đo buổi chiều (từ 13 giờ -17 giờ 30)
TT
Điểm nút
Nồng độ CO„ (°/nn) I
Ngoài giờ cao điểm
Cao điểm I
Trong
ngõ
Ngoài
đường
Đèn đỏ
Trong
ngõ
Ngoài
đường
Đèn

đỏ
1
Minh Khai - Kim
Ngưu (Cầu Mai
Động)
0,75
0,90
-
-
1,05
2
3
Nút vọng
Ngã Tư Sở
-
0,99
1,3
-
-
1,20
-
0,8
-
0,90
1,42 1,50
4
Cầu Trung Hoà
-
0,97
- -

1,12
-
5
Cầu Giấy
0,70
1,19
-
0,9
1,30
-
6
Thái Hà
-
1,10 1,20
-
1,25 1,32
7 Chùa Bọc
0,80 0,90
1,02
0,88 1,12
1,20
8
Ngã tư Đại cổ Việt
-
1,02
1,17
-
1,26 1,40
9
Phan Chu Trinh -

Lò Đúc
-
0,82
1,00
-
1,08
1,11
I10
Trung bình
0,76
1,02 1,10
0,89
1,20 1,31
2. Nhận xét
+ Bảng 9: Nồng độ C 02 trung bình trong và ngoài giờ cao điểm.
Thời gian
Nồng độ C 02 trung bình °/00
Ngoài giờ cao điểm
Trong giờ cao điểm
Buổi sáng
1,01
1,19
Chiều 1,06 1,26
Trung bình 1,04 1,23
+ Dự phòng:
Một số quốc gia không quy định nồng độ C02 nhưng quy định 0 2
không dưới 20%.
- Giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc:
Trung bình 8h (mg/m3) TWA = 900, quy đổi = 0,50°/00.
Từng lần tối đa (mg/m3) STEL = 1800, quy đổi = l,OO°/00.

+ Khảo sát 54 mẫu đo tại vị trí ngoài đường và đèn đỏ, trong và ngoài
giờ cao điểm cho thấy:
- Có 41/54 mẫu đo vượt quá NĐTĐCP. Trong giờ cao điểm tất cả các
điểm đo ngoài đường và đèn đỏ đều vượt quá NĐTĐCP.
- So sánh với giới hạn cho phép trong không khí vùng làm việc (TWA:
trung bình 8h (mg/m3) = 0,05°/00) thì tất cả các mâu đo đều vượt quá trên dưới 2
lần. Đặc biệt có nút Ngã Tư sở vượt quá đến 3 lần (tại vị trí đèn đỏ trong giờ
cao điểm)
- Nồng độ trung bình của C02 trong và ngoài giờ cao điểm tại các thời
điểm đo khác nhau là khác nhau.
- Nồng độ trung bình ngoài giờ cao điểm (cả sáng và chiều) là l,O4°/00
- Nồng độ trung bình trong giờ cao điểm (cả sáng và chiều) là 1,23°/OŨ
2.2.2.Bụi PM10
1. Kết quả đo
Bảng 10: Kết quả đo nồng độ bụi (mg/m3) (lần 1)
TT Điểm nút
6h30
- 8h
8 h -
10h
10h-
12h
14h-
16h
16h —
18h
Trung
bình
1 Minh Khai - Kim Ngưu
0,080 0,094 0,150

0,143 0,161 0,126
2 Ngã tư Đại cổ Việt 0,085
0,105 0,165 0,150
0,177 0,136
3
Ngã tư sở 0,113 0,150
0,305 0,269
0,321 0,232
4 Thái Hà 0,090
0,095 0,140
0,132 0,162
0,124
18
Bảng 11: Kết quả đo nồng độ bụi (mg/m3) (lần 2)
TT Điểm nút
6h30
-8 h
8 h-
10h
10h-
12h
14h-
16h
16h-
18h
Trung
bình
1
Minh Khai-Kim
Ngưu

0,086
0,091 0,148
0,138 0,175
0,128
2
Ngã tư Đại cổ Việt 0,092 0,116
0,139 0,148
0,168
0,133
3 Ngã tư sở
0,111 0,157
0,301 0,291
0,369 0,246
4
Thái Hà
0,086 0,107
0,133 0,119
0,161 0,120
2. Nhận xét
Bảng 12: Kết quả trung bình nồng độ bụi trong 2 lần đo.
Điểm nút
Nồng độ bụi (mg/m3)
Minh Khai - Kim Ngưu
0,127
Ngã tư Đại cổ Việt
0,135
Ngã Tư Sở
0,239
Thái Hà 0,122
Độ phân tán của bụi: Là khả năng các phân tử bụi lơ lửng trong không

khí phụ thuộc vào kích thước.
Khả năng lơ lửng của bụi trong không khí quyết định:
- Chiều sâu mà hạt bụi có thể xâm nhập vào đường hô hấp.
- Độ phân tán cao: Nguy cơ hít phải bụi càng nhiều.
Ô nhiễm bụi trong môi trường biến động rất lớn theo thời gian và không
gian, theo đặc điểm của quy trình công nghệ. Mức giao động nồng độ bụi tại
một thời điểm có thể chênh lệch nhau hàng chục lần.
19
Bảng 13: Giới hạn tối đa cho phép bụi trong khu dân cư
(Theo TCVN 5937 - 1995)
Loại bụi
Trung bình 1
Trung bình 24
1 lần tối đa
giờ (mg/m3)
giờ (mg/m3)
(mg/m3)
Bụi lơ lửng
0,3
0,2
Bụi Amiăng
Không
Không
Bụi chứa Silic:
- Dianas 85 - 90% Si02
0,05
0,15
- Gạch chịu lửa 50% Si02
0,1
0,3

- Xi măng 10% Si02
0,1
0,3
- Dolomit 8% Si02
0,15
0,5
Tiến hành đo bụi ở năm thời điểm đo trong ngày với bốn điểm nút và 40
mẫu đo cho thấy:
- Nồng độ bụi cao thấp khác nhau giữa các nút. Trong bốn điểm đo có
nút Ngã Tư Sở là cao hơn các nút khác, nguyên nhân là ở đây đường hẹp, mật
độ giao thông đông cộng nhiều xe ngoại tỉnh đi vào và ra thành phố. Mặc dù
lưu lượng xe ở Thái Hà thường xuyên đông hơn Minh Khai - Kim Ngưu
nhưng do điểm nút ở đây thông thoáng, diện tích rộng hơn nên khả năng
khuếch tán cảu bụi coa hơn và do đó nồng độ bụi sẽ thấp hơn.
- Trong sáu thời điểm đo trong ngày, nồng độ rất khác nhau giữa các
thời điểm. Cao nhất là thời điểm đo từ 16 - 18h, sau đó 10 h - 12 h, 14h - 16h,
8h - lOh và cuối cùng là 6h30 - 8h.
- So sánh nồng độ bụi trung bình vói các chỉ tiêu chất lượng không khí
Việt Nam, WHO chưa có quy định về người nên ta sẽ áp dụng với tiêu chuẩn
của một số nước trong khu vực. Tuy nhiên các so sánh này chỉ là tương đối do
không thể đo được trong ban đêm, số lượng mẫu đo ít, thời gian tiếp xúc của
20
người và môi trường ngắn, trừ các trường hợp người bán hang ven đường, cảnh
sát giao thông.
- So sánh với nồng độ trung bình trong 24h của Brunay (100|j,g/m3 =
0,10 mg/nr) và Thái Lan (120|ig/m3 = 0,12 mg/m3) thì tất cả các giá trị trung
bình trong ngày đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
- So sánh với nồng độ trung bình trong 24 h của Singapor (160ụ,g /m3 =
0,16 mg/m3) thì chỉ có điểm nút Ngã Tư sở là vượt quá tiêu chuẩn.
Mặc dù đã có những nghiên cứu và người ta cũng thấy nồng độ bụi ở

các điểm nút giao thông rất cao, nhưng đó là nồng độ bụi lơ lửng.
2.2.3. Hydrocarbon
Số liệu tham khảo của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường.
1. Kết quả
* Kết quả đo nồng độ Hyđrocacbon
Bảng 14. Kết quả đo nồng độ Hyđrocacbon
Nồng độ Hydrocarbon (mg/m3) 1
TT
Điểm nút
Ngoài giờ cao điểm
Giờ cao điểm I
Trong
ngõ
Ngoài
đường
Đèn đỏ
Trong
ngõ
Ngoài
đường
Đèn
đỏ
1
Minh Khai - Kim
Ngưu
-
0,6
- -
1,2
-

2 125 Minh Khai
-
0,5
-
-
1,2
-
3 Nút vọng
-
1,0
- -
1,8
-
4
Đường Trường
Trinh
-
1,2
- -
1,4
-
5 Ngã Tư Sở
-
1,2
- -
2,4 3,4
6 Cầu Giấy
-
0,8
- -

1,4
-
7 Đường Thái Hà
-
1,1
- -
1,6 2,8
8.

Trung bình 0,91
1,91
21

×