Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 83 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM



LÊ THỊ MINH HÀ

CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH
ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT
TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HCM


LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301



TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM




LÊ THỊ MINH HÀ

CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH
ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT
TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN HCM


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số ngành: 60340301


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN VĂN PHÖC


TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 04 năm 2015


CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM


Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Phúc



Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM ngày
17 tháng 04 năm 2015.

Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT
Họ và tên
Chức danh Hội đồng
1
PGS.TS Phan Đình Nguyên
Chủ tịch
2
TS. Phạm Ngọc Toàn
Phản biện1
3
TS. Phan Thị Hằng Nga
Phản biện 2
4
TS. Phan Mỹ Hạnh
Ủy viên
5
TS. Hà Văn Dũng
Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn đã
đƣợc sửa chữa (nếu có).


Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV




TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP.HCM

PHÒNG QLKH – ĐTSĐH
CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP.HCM, ngày … tháng… năm 2015
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: LÊ THỊ MINH HÀ Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 28/10/1983 Nơi sinh: Quảng Ngãi
Chuyên ngành: Kế toán MSHV: 1341850010

I- Tên đề tài:
Các yếu tố tài chính ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
công nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán Hồ Chí Minh.
II- Nhiệm vụ và nội dung:
- Xây dựng mô hình nghiên cứu Các yếu tố tài chính ảnh hƣởng đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh.
- Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, từ đó xác định các
yếu tố tài chínhảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp công nghiệp ngành chế biến thực phẩm.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 19/09/2014
IV-Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 13/03/2015
V- Cán bộ hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Văn Phúc


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
KHOA QUẢN LÝ
CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.


Tp, Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015


Lê Thị Minh Hà












ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Hiệu Trƣởng và Ban Giám Hiệu trƣờng Đại Học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi có đƣợc cơ hội dự lớp Cao Học
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Quý Thầy Cô những ngƣời đã truyền đạt cho
tôi có đƣợc kiến thức trong suốt thời gian học tại trƣờng ĐH Công Nghệ TP.Hồ
Chí Minh.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy TS.Nguyễn Văn Phúc đã tận tình hƣớng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Cảm ơn tất cả các thành viên trong lớp Cao Học kế toán khóa 2 đã cùng
nhau học tập, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình học tại trƣờng.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình tôi, những ngƣời luôn hỗ trợ
động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.


TP. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2015


Lê Thị Minh Hà










iii

TÓM TẮT


Mục tiêu của tác giả trong nghiên cứu này là xem xét Các yếu tố tài chính
ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp ngành chế biến
thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh trong giai đoạn
2011-2013.
Nghiên cứu đƣa ra 3 yếu tố đo lƣờng hiệu quả hoạt động đó là ROA, ROE,
BEP. Phân tích ANOVA cho thấy cả 3 biến phụ thuộc ROA, ROE, BEP đều có ý
nghĩa thống kê ở mức 99% (Vì hệ số Sig =0,000). Do vậy, cả 3 biến đều đƣợc chọn
làm biến phụ thuộc trong mô hình.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các biến xem xét thì các biến
QR,TAT,WCT,FS tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động, tuy nhiên các biến
còn lại DTE, DR, AGE tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động. Trong đó, tỷ lệ nợ
có tác động mạnh đến HQKD và tác động theo chiều âm (-) và nợ của doanh nghiệp
chủ yếu là các khoản nợ ngắn hạn chiếm trên 70% tổng nợ. Vì vậy, tác giả đề xuất
một số kiến nghị nhằm cải thiện cơ cấu vốn của DNCN ngành chế biến thực phẩm
theo chiều hƣớng giảm thiểu nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, phát huy kênh huy động
vốn khác (huy động vốn từ phát hành cổ phiếu, từ lợi nhuận giữ lại).
Nghiên cứu này chỉ xem xét các yếu tố tác động đến HQKD đƣợc đo lƣờng ở
góc độ tài chính, số liệu, chỉ số đƣợc truy xuất từ BCTC doanh nghiệp niêm yết trên
sàn giao dịch chứng khoán HCM. Dữ liệu sẵn có là yếu tố chính làm giới hạn số
lƣợng quan sát trong mẫu thực nghiệm và hơn nữa nghiên cứu này chỉ tập trung
nghiên cứu các yếu tố bên trong công ty, một số yếu tố bên ngoài không đƣợc đề
cập trong nghiên cứu này. Đây là định hƣớng cho nghiên cứu tiếp theo.




iv

ABSTRACT
The goal of the authors of this study is to examine the factors affecting

financial performance of industrial enterprises in the food processing industry listed
on the stock exchanges of Ho Chi Minh in the period 2011- 2013.
The study brought out three factors measurement performance that is ROA,
ROE, BEP. ANOVA analysis showed that all three dependent variables ROA, ROE,
BEP are statistically significant at the 99% level (Sig = 0.000 Since the coefficient).
Thus, all three variables were selected as dependent variables in the model.
The study results showed that, in turn consider the variables QR, TAT,
WCT, FS affected the same way with the performance, but the remaining variables
DTE, DR, AGE negative impact on the efficiency activities. In particular, the debt
ratio has a strong impact on business performance and impact Vertical negative (-)
and their creditors are mainly short-term debt accounted for 70% of total debt.
Therefore, the authors suggest a number of recommendations to improve the capital
structure of the industrial enterprises of food processing industry in the direction of
reducing short-term credit loans, promoting alternative funding channels (raising
capital from the issuance of shares from retained earnings).
This study only considers the factors affecting business performance is
measured in terms of financial, data and indicators are accessible from the financial
statements of listed companies on the stock exchanges in Ho Chi Minh. Data
availability is a major factor that limits the number of observations in the sample
and further empirical research studies focusing elements within the company, a
number of external factors not mentioned in the study this research. This is the
direction for further research.


v

MỤC LỤC

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phƣơng pháp nghiên cứu 2
1.6 Kết cấu của đề tài 3
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4
2.1 Những lý luận chung về DNCN ngành chế biến thực phẩm 5
2.1.1 Khái niệm 5
2.1.2 Đặc điểm của DNCN ngành chế biến thực phẩm 5
2.1.3 Vai trò của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm 6
2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của DNCN ngành chế biến thực phẩm 6
2.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh 6
2.2.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp 10
2.2.2.1 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 10
2.2.2.2 Các chi tiêu sinh lời 10
2.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của DNCN ngành chế biến thực
phẩm 11
2.4 Các nghiên cứu trƣớc 15
2.4.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài 15
2.4.2 Các nghiên cứu trong nƣớc 20
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 25
3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến HQHĐ của DN ngành
chế biến thực phẩm 25
3.1.1 Mô tả các biến 27
3.1.2 Thiết lập mô hình 28
vi

3.2 Giả thuyết nghiên cứu 30
3.2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và tỷ số thanh khoản 30
3.2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và vòng quay tài sản 31

3.2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và vòng quay vốn lƣu động 32
3.2.4 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và tỷ số nợ 33
3.2.5 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và qui mô doanh nghiệp 33
3.2.6 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và thời gian hoạt động của doanh nghiệp 34
3.3 Mô tả số liệu và phƣơng pháp thực hiện 34
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM 37
4.1 Trình bày kết quả nghiên cứu 37
4.2 Đánh giá kết quả nghiên cứu 46
CHƢƠNG 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 49
5.1 Cơ sở đƣa ra các gợi ý 49
5.2 Một số kiến nghị 53
5.2.1 Kiến nghị đối với doanh nghiệp 54
5.2.2 Kiến nghị đối với nhà nƣớc 56
Kết luận 57
Tài liệu tham khảo 58
Phụ lục01: Danh mục các DNCN ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao
dịch Chứng khoán Hồ Chí Minh
Phụ lục 02: Kết quả chạy mô hình








vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CSH Chủ sở hữu
DN Doanh nghiệp
DNCN Doanh nghiệp công nghiệp
HCM Hồ Chí Minh
HQKD Hiệu quả kinh doanh
KCN Khu Công Nghiệp
KCX Khu Chế Xuất
NGK Nƣớc Giải Khát
SGD Sàn giao dịch
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp










viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Mô tả các biến
27

4.1
Phân tích thống kê mô tả các biến
37
4.2
Bảng hệ số Sig trong phân tích ANOVA
38
4.3
Tóm tắt mô hình (ROA)
39
4.4
Kết quả hồi qui tuyến tính (ROA)
39
4.5
Kết quả hồi qui tuyến tính (ROA)
40
4.6
Tóm tắt mô hình (ROE)
40
4.7
Kết quả hồi qui tuyến tính (ROE)
41
4.8
Tóm tắt mô hình (BEP)
41
4.9
Kết quả hồi qui tuyến tính (BEP)
42
4.10
Bảng so sánh giữa dấu kỳ vọng và kết quả thực tế
43

5.1
So sánh các chỉ tiêu ROA, ROE, BEP & DTE
50
5.2
So sánh các chỉ tiêu ROA, ROE, BEP & DR
52
5.3
So sánh các chỉ tiêu ROA, ROE, BEP & AGE
53
5.4
So sánh nợ ngắn hạn, nợ dài hạn so với tổng nợ
55


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu hình
Tên Hình
Trang
1.1
Sơ đồ mô tả phƣơng pháp nghiên cứu
3
2.1
Sơ đồ mô hình nghiên cứu
15
3.1
Sơ đồ mô hình nghiên cứu đề nghị
26
4.1

Biểu đồ phân phối chuẩn mô hình ROA
44
4.2
Biểu đồ phân phối chuẩn mô hình ROE
45
4.3
Biểu đồ phân phối chuẩn mô hình BEP
46
5.1
Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu ROA, ROE, BEP & DTE
51
5.2
Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu ROA, ROE, BEP & DR
52
5.3
Biểu đồ so sánh các chỉ tiêu ROA, ROE, BEP & AGE
54
5.4
Biều đồ So sánh nợ ngắn hạn, nợ dài hạn so với tổng nợ
55











1


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay và Việt Nam đã gia nhập kinh
tế thế giới WTO, các doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh bình đẳng nhƣng cũng là
thách thức rất lớn trong điều kiện cạnh tranh nhƣ hiện nay. Các doanh nghiệp cần
phải tìm kiếm cho mình một giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động. Có rất nhiều
yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, yếu tố đó có thể là yếu tố
bên trong doanh nghiệp nhƣ vốn, công nghệ, con ngƣời, cách thức quản lý, cũng có
thể là yếu tố bên ngoài doanh nghiệp nhƣ tình hình kinh tế xã hội, chính sách của
Nhà nƣớc…
Việc phân tích hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp đƣợc giúp cho các
nhà quản lý và các nhà đầu tƣ có đƣợc những lựa chọn, đánh giá và quyết định phù
hợp nhất. Chính vì vậy doanh nghiệp cần nâng cao hiệu quả hoạt động của mình. Để
làm đƣợc đều đó các doanh nghiệp cần phải nắm đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng, mức
độ và xu hƣớng tác động của từng nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
Xuất phát từ những lý do và tầm quan trọng về hiệu quả hoạt động doanh
nghiệp, nhằm giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về sức khỏe tài chính
của doanh nghiệp, đồng thời biến những thách thức thành cơ hội giúp doanh nghiệp
nâng cao năng lực cạnh tranh, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố tài chính ảnh hƣởng
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp ngành chế biến thực
phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh” để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Xây dựng mô hình nghiên cứu Các yếu tố tài chính ảnh hƣởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh.
- Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, từ đó xác định các yếu tố

tài chínhảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2


- Đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh
nghiệp công nghiệp ngành chế biến thực phẩm.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Yếu tố tài chính nào ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
công nghiệp ngành chế biến thực phẩm ?
- Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố tài chính đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp công nghiệp ngành chế biến thực phẩm nhƣ thế nào ?
- Những giải pháp giúp các DNCN ngành chế biến thực phẩm đem lại hiệu
quả hoạt động cao nhất ?
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các yếu tố tài chính ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt
động của doanh nghiệp công nghiệp ngành chế biến thực phẩm
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Đề tài nghiên cứu các DNCN ngành chế biến thực phẩm
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HCM.
+ Về thời gian: Lấy số liệu Báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán của các
DNCN ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán HCM từ
năm 2011 đến năm 2013.
1.5 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nguồn dữ liệu: Báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán từ năm 2011-2013
của 31 doanh nghiệp công nghiệp ngành chế biến thực phẩm niêm yết trên sàn giao
dịch chứng khoán HCM.
- Phƣơng pháp thực hiện: trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phƣơng
pháp định lƣợng và phƣơng pháp định tính. Trong phƣơng pháp định lƣợng, tác giả
sử dụng công cụ kinh tế lƣợng hồi qui để thực hiện ƣớc lƣợng, kiểm định mô hình
và từ đó xác định đƣợc các yếu tố tài chính ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp. Phƣơng pháp định tính đƣợc sử dụng để thống kê, so sánh
kết quả nghiên cứu với các kết quả của các nghiên cứu liên quan, cũng nhƣ đề xuất
các kiến nghị phù hợp.
3






















Hình 1.1 Sơ đồ mô tả phƣơng pháp nghiên cứu

1.6 KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI: gồm 5 chƣơng
- Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

- Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết
- Chƣơng 3: Mô hình và dữ liệu nghiên cứu
- Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
- Chƣơng 5: Kiến nghị và kết luận


Từ phân tích trên, nghiên cứu đƣa ra kết luận, khuyến nghị
- Cơ sở lý luận về hiệu
quả kinh doanh.
- Các nghiên cứu trƣớc.
Xác định các yếu tố tài chính ảnh hƣởng đến hiệu
quả hoạt động của DNCN ngành chế biến thực
phẩm niêm yết tại SGD Chứng Khoán HCM
- Xây dựng mô hình
các yếu tố tài
chính ảnh hƣởng
đến HQKD.
- Ƣớc lƣợng, kiểm
định mô hình.
- Trình bày và phân
tích kết quả.
-Dữ liệu thứ cấp
-Sử dụng phƣơng
pháp định lƣợng,
chạy mô hình hồi
qui.

4



TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Trong chƣơng 1, luận văn đã nêu lý do cần thiết lựa chọn đề tài và mục tiêu
của nghiên cứu là xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tài chính ảnh hƣởng đến
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp công nghiệp ngành chế biến thực phẩm. Từ đó
đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp công
nghiệp ngành chế biến thực phẩm.
Trong chƣơng 1, luận văn cũng đƣa ra một số phƣơng pháp nghiên cứu sử
dụng đó là phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định
lƣợng.
Nguồn dữ liệu chủ yếu, đƣợc lấy từ BCTC trong 3 năm (2011-2013) đã đƣợc
kiểm toán của 31 doanh nghiệp công nghiệp ngành chế biến thực phẩm. Thông qua
việc mã hóa dữ liệu từ các chỉ tiêu trong BCTC và mã hóa dữ liệu các nhân tố ảnh
hƣởng, sử dụng phần mềm máy tính nhƣ excel, SPSS để đƣa ra kết quả nghiên cứu.

5


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
2.1.1 Khái niệm
Theo Điều 4 của Luật doanh nghiệp 2014 thì “Doanh nghiệp là tổ chức có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, đƣợc đăng ký thành lập theo qui định của
pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
Doanh nghiệp Công nghiệp chế biến thực phẩm là một bộ phận của ngành
công nghiệp, sử dụng phần lớn nguyên liệu do nông nghiệp cung cấp để chế biến
thành những sản phẩm công nghiệp có giá trị.
Trong hệ thống tài khoản quốc gia, phân loại toàn bộ hoạt động sản xuất ra
làm 3 nhóm ngành lớn: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và những

ngành dịch vụ. Trong đó công nghiệp chế biến thực phẩm là phân ngành của công
nghiêp chế biến.
Công nghiệp chế biến thực phẩm bao gồm các ngành nghề sau:
- Ngành chế biến lƣơng thực: sản xuất mì ăn liền, làm bánh
- Ngành chế biến thịt sữa…
- Ngành chế biến NGK…
- Ngành chế biến bánh kẹo, đƣờng
- Ngành đồ hộp,rau quả,
- Ngành chế biến dầu ăn, gia vị
2.1.2 Đặc điểm của doanh nghiệp công nghiệp ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm
 Nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô
Khi nền kinh tế tăng trƣởng, doanh số và lợi nhuận của DN trong ngành cũng
tăng cao. Ngƣợc lại, khi thị trƣờng suy thoái thì tình hình kinh doanh của DN cũng
ảnh hƣởng theo.
6


 Trình độ công nghệ quyết định lợi thế cạnh tranh của DN
Với sự phát triển của xã hội và trình độ nhận thức của ngƣời tiêu dùng ngày
càng cao, tâm lý ngƣời tiêu dùng quan tâm nhiều đến chất lƣợng sản phẩm. Chính vì
vậy, chất lƣợng sản phẩm quyết định rất lớn đến việc quyết định sản phẩm hay
không. Với góc độ của nhà đầu tƣ thì luôn quan tâm đến giá cả, làm thế nào để nâng
cao năng suất và giảm giá thành sản phẩm. Để giải quyết bài toán nâng cao chất
lƣợng, hạ giá thành sản phẩm thì công nghệ là yếu tố đóng vai trò then chốt để tạo
nên thế mạnh kinh tế của công ty. Đầu tƣ vào công nghệ, năng lực máy móc thiết bị
hay chính là đầu tƣ vào danh mục tài sản cố định của DN sẽ làm giảm giá thành sản
phẩm, từ đó hạ giá bán và tăng tính cạnh tranh về giá.
2.1.3 Vai trò của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
Sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm không chỉ quan

trọng với bản thân ngành công nghiệp mà đặc biệt đối với phát triển của nông
nghiệp. Thông qua chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp tăng lên gấp nhiều
lần. Mặt khác, qua chế biến từ một sản phẩm nông nghiệp có thể tạo ra nhiều sản
phẩm khác nhau, thậm chí tạo ra những đặc tính mới, những giá trị sử dụng mới cho
sản phẩm nông nghiệp, từ đó đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân và
là nguồn xuất khẩu quan trọng, đẩy mạnh giao lƣu hàng hóa với các nƣớc, đóng góp
vào ngân sách nhà nƣớc đồng thời góp phần quan trọng vào việc giải quyết vấn đề
lao động cho xã hội.
2.2 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
2.2.1 Khái niệm Hiệu quả hoạt động kinh doanh
Đối với tất cả các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt động
trong nền kinh tế, với các cơ chế quản lý khác nhau thì có các nhiệm vụ mục tiêu
hoạt động khác nhau. Ngay trong mỗi giai đoạn phát triển của doanh nghiệp cũng
có các mục tiêu khác nhau. Trong cơ chế thị trƣờng hiện nay, mọi doanh nghiệp
7


hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục tiêu bao trùm lâu dài là tối đa hóa lợi
nhuận. Để đạt đƣợc mục tiêu này mọi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một
chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp thích ứng với các biến động của
thị trƣờng, phải thực hiện việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phƣơng án
kinh doanh, phải kế hoạch hoá các hoạt động của doanh nghiệp và đồng thời phải tổ
chức thực hiện chúng một cách có hiệu quả.
Trong qúa trình tổ chức xây dựng và thực hiện các hoạt động quản trị, các
doanh nghiệp phải luôn kiểm tra,đánh giá tính hiệu quả của chúng. Muốn kiểm tra
đánh giá các hoạt động sản xuất kinh doanh chung của toàn doanh nghiệp cũng nhƣ
từng lĩnh vực, từng bộ phận bên trong doanh nghiệp thì doanh nghiệp không thể
không thực hiện việc tính hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh
đó. Vậy thì hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản

xuất kinh doanh) là gì? Để hiểu đƣợc phạm trù hiệu quả kinh tế của hoạt động sản
xuất kinh doanh thì trƣớc tiên chúng ta tìm hiểu xem hiệu quả kinh tế nói chung là
gì. Từ trƣớc đến nay có rất nhiều tác giả đƣa ra các quan điểm khác nhau về hiệu
quả kinh tế :
- Theo P. Samerelson và W. Nordhaus thì: "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã
hội không thể tăng sản lƣợng một loạt hàng hoá mà không cắt giảm một loạt sản
lƣợng hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên giới hạn khả năng sản
xuất của nó". Thực chất của quan điểm này đã đề cập đến khía cạnh phân bổ có hiệu
quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Việc phân bổ và sử dụng các nguồn lực
sản xuất trên đƣờng giới hạn khả năng sản xuất sẽ làm cho nền kinh tế có hiệu quả
cao. Có thể nói mức hiệu quả ở đây mà tác giả đƣa ra là cao nhất, là lý tƣởng và
không thể có mức hiệu quả nào cao hơn nữa.
- Hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng lên của hai
đại lƣợng kết quả và chi phí. Các quan điểm này mới chỉ đề cập đến hiệu quả của
phần tăng thêm chứ không phải của toàn bộ phần tham gia vào quy trình kinh tế.
8


- Một số quan điểm lại cho rằng hiệu quả kinh tế đƣợc xác định bởi tỷ số
giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra để có đƣợc kết quả đó. Điển hình cho quan
điểm này là tác giả Manfred Kuhn, theo ông: "Tính hiệu quả đƣợc xác định bằng
cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh". Đây là quan
điểm đƣợc nhiều nhà kinh tế và quản trị kinh doanh áp dụng vào tính hiệu quả kinh
tế của các qúa trình kinh tế.
- Hai tác giả Whohe và Doring lại đƣa ra hai khái niệm về hiệu quả kinh tế.
Đó là hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện vật và hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị
giá trị. Theo hai ông thì hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau. "Mối quan hệ tỷ lệ
giữa sản lƣợng tính theo đơn vị hiện vật và lƣợng các nhân tố đầu vào đƣợc gọi là
tính hiệu quả có tính chất kỹ thuật hay hiện vật", "Mối quan hệ tỷ lệ giữa chi phí
kinh doanh phải chỉ ra trong điều kiện thuận lợi nhất và chi phí kinh doanh thực tế

phải chi ra đƣợc gọi là tính hiệu quả xét về mặt giá trị" và "Để xác định tính hiệu
quả về mặt giá trị ngƣời ta còn hình thành tỷ lệ giữa sản lƣợng tính bằng tiền và các
nhân tố đầu vào tính bằng tiền" Khái niệm hiệu quả kinh tế tính bằng đơn vị hiện
vật của hai ông chính là năng suất lao động, máy móc thiết bị và hiệu suất tiêu hao
vật tƣ, còn hiệu quả tính bằng giá trị là hiệu quả của hoạt động quản trị chi phí.
- Một khái niệm đƣợc nhiều nhà kinh tế trong và ngoài nƣớc quan tâm chú ý
và sử dụng phổ biến đó là: hiệu quả kinh tế của một số hiện tƣợng (hoặc một qúa
trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để
đạt đƣợc mục tiêu đã xác định. Đây là khái niệm tƣơng đối đầy đủ phản ánh đƣợc
tính hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ các quan điểm về hiệu quả kinh tế thì có thể đƣa ra khái niệm về hiệu quả
kinh tế của các hoạt động sản xuất kinh doanh (hiệu quả sản xuất kinh doanh) của
các doanh nghiệp nhƣ sau: hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế
phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, tiền vốn và
các yếu tố khác) nhằm đạt đƣợc mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. Thực chất nó là
mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra. Mối quan hệ so sánh
này có thể là so sánh tuyệt đối và cũng có thể là so sánh tƣơng đối.
9


Về mặt so sánh tuyệt đối thì hiệu quả sản xuất kinh doanh là :
H = K - C
H : Là hiệu quả sản xuất kinh doanh
K : Là kết quả đạt đƣợc
C : Là chi phí bỏ ra để sử dụng các nguồn lực đầu vào
Còn về so sánh tƣơng đối thì :
H = K/C
Do đó để tính đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta phải
tính kết quả đạt đƣợc và chi phí bỏ ra.
Nhƣ vậy HQKD của DN ngành chế biến thực phẩm biểu hiện mối quan hệ

giữa kết quả đầu ra là thu nhập của DN và chi phí đầu vào cụ thể nhƣ sau:
Thu nhập của DN ngành chế biến thực phẩm: là toàn bộ khoản tiền thu
đƣợc từ các hoạt động SXKD của DN. Các khoản thu nhập của DN ngành chế biến
thực phẩm bao gồm:
- Thu nhập từ bán hàng
- Thu nhập từ các hoạt động đầu tƣ tài chính vào các đơn vị khác, bao gồm
các khoản thu từ hoạt động liên doanh, góp vốn, đầu tƣ tài chính ra bên ngoài doanh
nghiệp.
- Thu nhập từ hoạt động tài chính, bao gồm các khoản thu đƣợc từ các hoạt
động có liên quan đến huy động vốn, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của DN.
- Thu nhập từ các hoạt động khác nhƣ các khoản thu nhập không thƣờng
xuyên, không ổn định và không dự kiến trƣớc nhƣ thu nhập về thanh lý, nhƣợng bán
tài sản cố định, thu nhập bán phế liệu…
Chi phí của DN ngành chế biến thực phẩm: Chi phí SXKD của DN là
toàn bộ chi phí mà DN phải bỏ ra để thực hiện hoạt động SXKD và bán hàng
trongmột thời kỳ nhất định. Chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh
nghiệp.
10


2.2.2 Các chỉ số đánh giá Hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
Hiệu quả kinh doanh của DN đƣợc phản ánh qua các chỉ số sau:
2.2.2.1 Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tuyệt đối phần lợi nhuận, tức là phần chênh
lệch giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào và là số tiền doanh nghiệp thu đƣợc sau
một quá trình hoạt động SXKD. Tuy nhiên chỉ số này có nhƣợc điểm là rất khó để
so sánh đƣợc HDKD giữa các DN trong cùng ngành nghề với nhau. Ví dụ, những
DN có quy mô lớn (qui mô về tài sản và nguồn vốn) thì tất nhiên sẽ tạo ra lợi nhuận
lớn hơn những DN có quy mô nhỏ, nhƣng điều này không có nghĩa là DN lớn hoạt

động hiệu quả hơn các DN có quy mô nhỏ. Do vậy, chỉ số hiệu quả tuyệt đối này
không cho biết khả năng sử dụng tiết kiệm hay lãng phí các chi phí đầu vào.
2.2.2.2 Các chỉ tiêu sinh lời
- Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân (ROE)
ROE(%) = (Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân) x 100
Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đồng vốn CSH bỏ vào đầu tƣ thì sau
quá trình hoạt động SXKD, chủ sở hữu sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lời. Chỉ số này
dƣơng thì DN hoạt động có lãi, chỉ số này âm thì DN làm ăn thua lỗ. Chỉ số này
đƣợc dùng phổ biến bởi tính đơn giản, dễ hiễu, dễ so sánh giữa các DN cùng ngành
nghề với các quy mô khác nhau. Tuy nhiên, nhƣợc điểm lớn nhất của ROE là nó có
thể dễ dàng bị bóp méo bởi các chiến lƣợc tài chính của các nhà quản trị DN.
- Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân (ROA)
ROA(%) = (Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản bình quân) x100
Chỉ tiêu này cho biết bình quân 1 đồng tài sản bỏ vào đầu tƣ thì sau quá
trình hoạt động SXKD thì DN sẽ thu lại đƣợc bao nhiêu đồng lời. Đây là thƣớc đo
có thể tránh đƣợc những bóp méo có thể xảy ra do các chiến lƣợc tài chính của nhà
quản trị DN tạo ra giống nhƣ ROE. Chỉ số ROA có tính đến số lƣợng tài sản đƣợc
11


sử dụng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh. Chỉ số này xác định công ty có thể tạo
ra một tỷ suất lợi nhuận ròng đủ lớn trên những tài sản của mình.
- Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Tổng tài sản bình quân
BEP = EBIT/Tổng tài sản bình quân
Chỉ tiêu này thƣờng đƣợc dùng để so sánh khả năng sinh lợi giữa các doanh
nghiệp có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức độ sử dụng nợ khác nhau.
Tỷ số này mang giá trị dƣơng càng cao thì chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh càng
có lãi. Tỷ sốnày mang giá trị âm là doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ.
2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA
DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN THỰC PHẨM.

Có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, yếu
tố đó có thể là yếu tố chủ quan nhƣ nhƣ vốn, công nghệ, con ngƣời, cách thức quản
lý…, cũng có thể là yếu tố bên ngoài doanh nghiệp nhƣ tình hình kinh tế, lạm phát,
pháp luật, chính sách của Nhà nƣớc…. Do thời gian có hạn, trong nghiên cứu này
tác giả chỉ tập trung nghiên cứu nhóm các yếu tố chủ quan.
 Tỷ số nợ trên vốn CSH (Đòn bẩy nợ)
Đòn bẩy đƣợc đo bằng tỷ lệ giữa tổng nợ phải trả/Tổng vốn chủ sở hữu. Nó
cho thấy mức độ doanh nghiệp đang sử dụng tiền vay nhƣ thế nào. Doanh nghiệp có
đòn bẩy nợ cao có nguy cơ phá sản nếu họ không thể thanh toán đƣợc các khoản nợ
của họ. Tuy nhiên, ƣu điểm của việc sử dụng nợ là có thể tiết kiệm đƣợc thuế bởi vì
chi phí nợ là chi phí hợp lý đƣợc khấu trừ khỏi phần lợi nhuận trƣớc thuế. Trong khi
đó chi phí vốn CSH không có đƣợc ƣu điểm này, vì cổ tức là yếu tố chi phí sau
thuế. Chính vì vậy mà giá trị DN đƣợc tăng lên là nhờ lợi ích từ lá chắn thuế.
Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu, khi một DN bắt đầu vay nợ, DN có lợi thế
về thuế.Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thuế về thuế sẽ làm cho chi phí vốn bình
quân gia quyền(WACC) giảm chi phí nợ tăng. Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa nợ và vốn
CSH tăng, buộc các chủ sở hữu phải tăng lợi tức yêu cầu của cổ đông (nghĩa là chi
12


phí vốn CSH tăng ). Đồng thời, ở mức tỷ lệ nợ và vốn CSH cao, chi phí nợ cũng
tăng bởi DN không trả đƣợc nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn). Vì vậy, ở
mức tỷ lệ nợ và vốn CSH cao hơn, WACC và giá trị công ty hay nói khác đi có một
tỷ lệ nợ tối ƣu, ở đó WACC của DN là nhỏ nhất và giá trị của DN lớn nhất.
Nhƣ vậy, theo lý thuyết Modigliana & Miller và lý thuyết cơ cấu vốn tối ƣu
chúng ta có thể thấy đƣợc việc lựa chọn và sử dụng vốn nhƣ thế nào sẽ có tác động
đến HQKD của DN.
 Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản = Doanh thu thuần/Tổng TS bình quân, phản ánh tình
hình quay vòng của tài sản cố định, và là một chỉ tiêu ƣớc lƣợng hiệu suất sử dụng

tài sản cố định. Tỷ số này cho biết hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ vào tài sản cố định
của doanh nghiệp, hay nói cách khác là một đồng tài sản cố định tạo ra đƣợc bao
nhiêu đồng doanh thu trong một năm. Tỷ số này cao chứng tỏ tình hình hoạt động
của doanh nghiệp tốt đã tạo ra doanh thu thuần cao so với tài sản cố định, chứng tỏ
việc đầu tƣ vào tài sản cố định của doanh nghiệp là xác đáng, cơ cấu hợp lý, hiệu
suất sử dụng cao. Ngƣợc lại, nếu vòng quay tài sản cố định không cao thì chứng tỏ
hiệu suất sử dụng thấp, kết quả đối với sản xuất không nhiều, năng lực kinh doanh
của doanh nghiệp không mạnh. Mặt khác, tỷ số còn phản ánh khả năng sử dụng hữu
hiệu tài sản.
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: Nghiên cứu của Zeitun & Tian(2007),
Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010), biến tài sản tác động (-) đến HQKD.
Kết quả nghiên cứu này đi ngƣợc với lý thuyết.
 Qui mô doanh nghiệp
Qui mô của DN có thể hiểu là qui mô của nguồn vốn, qui mô tài sản, qui mô
mạng lƣới tiêu thụ…. Mô hình lý thuyết lợi thuế theo qui mô hay còn gọi là lợi
nhuận tăng dần theo qui mô đƣợc thể hiện khi chi phí bình quân trên một sản phẩm
sản xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lƣợng sản phẩm. Lợi thuế kinh tế
theo qui mô có đƣợc bởi các lý do sau:

×