Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Biển đổi nhà ở của người mường huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (1986 2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 91 trang )
















TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA LỊCH SỬ




NGUYỄN THỊ THU THẢO




BIẾN ĐỔI NHÀ Ở CỦA NGƢỜI
MƢỜNG HUYỆN THANH SƠN, TỈNH
PHÚ THỌ (1986 – 2014)




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lịch sử Văn hóa

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
ThS. Nguyễn Thị Bích






HÀ NỘI - 2015






LỜI CẢM ƠN

Khóa luận với đề tài “Biến đổi nhà ở của người Mường huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ (1986 – 2014)” đƣợc tôi thực hiện tại trƣờng Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2, nơi đã đào tạo tôi trong suốt bốn năm học.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong Khoa Lịch
Sử đã đào tạo và trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản giúp tôi thực hiện
đƣợc khóa luận này.
Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những ngƣời đã động
viên, khuyến khích, tạo mọi điều kiện để tôi có thể thực hiện đƣợc khóa luận.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô

giáo là Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ Thƣ viện Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, Thƣ viện tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ tôi trong quá
trình tìm kiếm tài liệu để thực hiện khóa luận.
Trong quá trình thực hiện khóa luận, tôi không tránh khỏi những thiếu
xót, kính mong các thầy cô nhận xét và đóng góp ý kiến để bài khóa luận của
tôi đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 04 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Thu Thảo










LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi,
dƣới sự hƣớng dẫn của cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích.
Tôi xin cam đoan những kết quả nghiên cứu của khóa luận chƣa từng
đƣợc công bố ở bất kì một công trình nghiên cứu nào, nếu sai tôi xin hoàn

toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thị Thu Thảo










MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 4
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 5
5. Đóng góp của đề tài 6
6. Bố cục của khóa luận 6
Chƣơng 1. NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG HUYỆN
THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ 7
1.1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên 7
1.2. Ngƣời Mƣờng ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 8
1.3. Tình hình phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội 10
1.4. Nhà ở truyền thống của ngƣời Mƣờng huyện Thanh Sơn,

tỉnh Phú Thọ 12
1.4.1. Đặc điểm về yếu tố vật chất và kết cấu kĩ thuật 12
1.4.2. Những yếu tố xã hội, phong tục tập quán liên quan và diễn ra trong
ngôi nhà 22
Tiểu kết chƣơng 1 32
Chƣơng 2. NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ NGÔI NHÀ Ở CỦA NGƢỜI MƢỜNG
HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ 33
2.1. Những biến đổi trong yếu tố vật chất và kết cấu kĩ thuật 33
2.1.1. Về loại hình 33
2.1.2. Các yếu tố vật chất 37
2.1.3. Các yếu tố kĩ thuật dựng nhà 43
2.2. Những biến đổi trong yếu tố xã hội, phong tục tập quán 45
2.2.1. Biến đổi trong mối quan hệ xã hội thể hiện qua mặt bằng sinh hoạt 45




2.2.2. Biến đổi trong những phong tục tập quán liên quan đến ngôi nhà 48
2.2.3. Các phong tục tập quán diễn ra trong ngôi nhà 52
2.3. Nguyên nhân của những biến đổi 58
2.3.1. Sự biến đổi của điều kiện tự nhiên 58
2.3.2. Xu thế đô thị hóa 60
2.3.3. Giao lƣu tiếp xúc văn hóa 60
2.3.4. Vai trò, chính sách phát triển của Đảng và nhà nƣớc. 62
2.4. Ý nghĩa của ngôi nhà trong đời sống của ngƣời Mƣờng huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ và các biện pháp bảo tồn 65
2.4.1. Ý nghĩa của ngôi nhà trong đời sống của ngƣời Mƣờng huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ 65
2.4.2. Biện pháp bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của ngôi nhà 70
Tiểu kết chƣơng 2 73

KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
DANH SÁCH NGƢỜI PHỎNG VẤN 81
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Ngƣời Mƣờng vốn là tộc ngƣời bản địa, sinh sống tại vùng núi Hòa
Bình, Thanh Hóa, Yên Bái, Sơn La, các huyện Thanh Sơn, Yên Lập (Phú
Thọ) và một số khu vục miền núi thuộc các tỉnh Ninh Bình, Hà Tây cũ. Ngƣời
Mƣờng còn có tên tự gọi là ngƣời Mol, Mual, Moi. Tiếng Mƣờng thuộc nhóm
ngôn ngữ Việt Mƣờng, rất gần với tiếng Việt. Do đó trong văn hóa và ngôn
ngữ của ngƣời Mƣờng có nhiều nét rất gần gũi với ngƣời Kinh. Đồng bào
Mƣờng sống định canh định cƣ ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần
đƣờng giao thông, thuận tiện cho việc làm ăn. Ngƣời Mƣờng làm ruộng từ lâu
đời và lúa nƣớc là cây lƣơng thực chủ yếu. Trƣớc đây đồng bào trồng lúa nếp
nhiều hơn lúa tẻ và gạo nếp là lƣơng thực ăn hàng ngày. Nguồn kinh tế phụ
đáng kể của gia đình ngƣời Mƣờng là khai thác lâm thổ sản nhƣ măng, nấm
hƣơng, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong, gỗ, tre, nứa, mây, song…
Nghề thủ công truyền thống của ngƣời Mƣờng là dệt vải, ƣơm tơ, đan lát.
Nhiều phụ nữ Mƣờng dệt vải thủ công với kĩ thuật khá tinh xảo.
Trong các dạng thức văn hóa của ngƣời Mƣờng thì văn hóa vật chất
vẫn đang là mảnh đất còn nhiều điều thú vị cần đƣợc nghiên cứu, trong đó,
nhà là một đề tài nghiên cứu khá hấp dẫn. Bởi “tổ tiên ta từ khi thoát khỏi tình
trạng nguyên thủy để bước vào một xã hội có tổ chức, thì cùng với việc lập
làng là việc dựng nhà” [23;11]. Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về ngôi nhà

của ngƣời Mƣờng không những thấy đƣợc đặc trƣng văn hóa về mặt vật chất
mà nó còn giúp tìm hiểu đƣợc những nét văn hóa tinh thần, đời sống tâm linh
hết sức phong phú của ngƣời Mƣờng từ bao đời nay. Song cho đến nay chƣa
có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về biến đổi ngôi nhà ở của
ngƣời Mƣờng.

2

Hiện nay những ngôi nhà sàn của ngƣời Mƣờng nói chung và ở Thanh
Sơn, Phú Thọ nói riêng đang dần trở nên thƣa vắng, thay vào đó là những ngôi
nhà xây bê - tông kiên cố. Theo nhiều nhận xét thì nhà sàn đang có xu hƣớng
“chảy về xuôi”, nhà sàn có mặt ở những khu vực đồng bằng và thành thị. Vậy
đâu là nguyên nhân của sự thƣa vắng này? Cũng nhƣ vì sao lại có hiện tƣợng
biến đổi vị trí của ngôi nhà sàn nhƣ vậy? Đây thực sự là một vấn đề cần đƣợc
xem xét trƣớc việc bảo tồn các bản sắc văn hóa và các giá trị truyền thống của
các dân tộc thiểu số nói chung và của ngƣời Mƣờng nói riêng.
Trƣớc những lí do đó, cùng với việc hy vọng góp phần vào việc tìm
hiểu và nghiên cứu sâu sắc hơn về bản sắc văn hóa của ngƣời Mƣờng, tôi đã
lựa chọn đề tài: “Biến đổi nhà ở của người Mường huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ (1986 – 2014)” làm đề tài khóa luận của mình. Thực hiện đề tài này
với mong muốn tìm hiểu thêm về văn hóa ngƣời Mƣờng, nhất là các giá trị
văn hóa về nhà ở trƣớc những biến đổi của đời sống xã hội trong bối cảnh hội
nhập của nền kinh tế thị trƣờng, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang
đƣợc đẩy mạnh, cùng với những biến đổi nhanh chóng của môi trƣờng sinh
thái hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nhà ở là một đề tài đƣợc nhiều học giả ở trong nƣớc và nƣớc ngoài
quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm qua. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu
về nhà ở nói chung và ngôi nhà sàn nói riêng, trong số đó phải kể tới công
trình nghiên cứu nổi tiếng viết về ngƣời Mƣờng của Jeanne Cuisiner: Người

Mường (Địa lý nhân văn và xã hội học) năm 1948, NXB Lao động, Hà Nội.
Tác phẩm đã giới thiệu về lịch sử, nơi cƣ trú và những phong tục tập quán của
ngƣời Mƣờng ở tỉnh Hòa Bình, Việt Nam.
Tác phẩm Nhập môn nghiên cứu nhà sàn ở Đông Nam Á của cố giáo sƣ
Nguyễn Văn Huyên, xuất bản tại Pari nƣớc Pháp năm 1934. Sau đó, tác phẩm

3

đã đƣợc dịch sang tiếng Việt và in trong Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt
Nam. Tác giả đã tiến hành mô tả nhiều ngôi nhà ở Đông Dƣơng và các đảo
Indonesia. Tác giả đã đƣa ra sự tồn tại của ngôi nhà sàn Đông Nam Á có mối
quan hệ hài hòa với thiên nhiên, với lối sống, đặc điểm tôn giáo tín ngƣỡng ở
nơi đây. Tuy nhiên, hạn chế của công trình này thể hiện ở chỗ tác giả không
trực tiếp tiến hành điền dã nghiên cứu mà chủ yếu dựa vào tƣ liệu của các
công trình nghiên cứu của các học giả ngƣớc ngoài nhƣ ngƣời Hà Lan, Pháp.
Ngoài ra, còn phải kể tới các công trình nghiên cứu khác về nhà ở của
tác giả Nguyễn Khắc Tụng với Nhà ở cổ truyền của các dân tộc Việt Nam
(1994), tập I, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Nhà ở cổ truyền của các dân
tộc Việt Nam (1996), tập II, NXB Xây Dựng, Hà Nội, hay Tập quán cư trú và
nhà ở của các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, Số 3, năm
2000. Cùng với đó là Nhà sàn Thái của tác giả Lâm Bá Nam, Tạp chí Dân tộc
học, Số 2, năm 1985. Hay tác phẩm Nhà sàn Thái của Lê Ngọc Thắng và
Hoàng Nam, NXB Văn hóa, năm 1984. Rồi đến Kiến trúc dân gian truyền
thống Việt Nam của Chu Quang Trứ, NXB Mỹ Thuật, năm 1999.
Đặc biệt, phải kể tới các công trình nghiên cứu viết về ngƣời Mƣờng
của tác giả Nguyễn Từ Chi. Ông đã đƣợc giới dân tộc học trong và ngoài
nƣớc coi là chuyên gia số một viết về ngƣời Mƣờng. Trong đó, có các tác
phẩm lớn nhƣ: Hoa văn Mường, NXB Văn hóa Dân tộc, năm 1978, hay
Người Mường ở Hòa Bình, Hội Sử học Việt Nam và NXB Văn hóa Dân tộc,
năm 1995.

Các công trình, cũng nhƣ các tác phẩm nghiên cứu về nhà ở nói chung
hay nhà ở của một bộ phận tộc ngƣời cụ thể đã cung cấp nguồn tƣ liệu quý về
nghiên cứu nhà ở trên phƣơng diện nghiên cứu dân tộc học. Trong đó, công
trình nghiên cứu đáng lƣu ý là Nhà ở cổ truyền các dân tộc Việt Nam (1996)
của Nguyễn Khắc Tụng. Đây là một công trình nghiên cứu dân tộc học, các tƣ

4

liệu chủ yếu trong công trình là các tƣ liệu điền dã, đƣợc trình bày một cách
khoa học dƣới dạng mô tả, bản vẽ và hình ảnh minh họa theo một nguyên tắc
nhất quán trong toàn bộ cuốn sách gồm hai tập. Đây thực sự là những đóng
góp có giá trị trong nghiên cứu nhà cửa của Nguyễn Khắc Tụng với ngành
Dân tộc học Việt Nam, nó đã đƣợc tiếp thu vào trong các công trình nghiên
cứu về nhà ở của các tác giả sau này.
Tác phẩm Người Mường ở Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình (2003), của Nguyễn
Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Thanh Nga (chủ biên), NXB Thông tin, Hà Nội đã
nghiên cứu một cách tổng quát nhất về những nét sinh hoạt văn hóa, phong
tục, tập quán, nhà cửa của ngƣời Mƣờng ở Tân Lạc, Hòa Bình. Đây là một
công trình nghiên cứu chuyên khảo dân tộc học, các tƣ liệu chủ yếu trong
công trình là các tƣ liệu điền dã do đoàn cán bộ nghiên cứu của Viện Dân tộc
học phối kết hợp với cán bộ lãnh đạo và ngƣời dân địa phƣơng thực hiện. Kết
quả của công trình là những đóng góp có giá trị trong nghiên cứu vấn đề nhà
cửa với ngành Dân tộc học Việt Nam.
Tuy nhiên, trong lịch sử nghiên cứu về ngôi nhà sàn của ngƣời Mƣờng
chƣa có tác giả nào nghiên cứu về những biến đổi về mặt bằng sinh hoạt cũng
nhƣ những phong tục tập quán, các lễ nghi, lễ tiết diễn ra trong ngôi nhà. Do
đó, trên cơ sở kế thừa những công trình nghiên cứu nói trên sẽ là nguồn tƣ
liệu tham khảo quan trọng giúp tôi hoàn thành đề tài khóa luận này.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích

Dựng lại toàn cảnh quá trình biến đổi ngôi nhà ở của ngƣời Mƣờng
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ một cách đầy đủ, hệ thống và khách quan nhất.
Nêu rõ đƣợc nguyên nhân của sự biến đổi, từ đó rút ra ý nghĩa của ngôi
nhà sàn đối với đời sống của con ngƣời nơi đây cũng nhƣ các biện pháp bảo
tồn những giá trị của ngôi nhà trƣớc những thay đổi của xã hội hiện nay.

5

3.2. Nhiệm vụ
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu trên, chúng tôi tiến hành các
nhiệm vụ sau:
Tìm hiểu một cách khái quát về nhà ở truyền thống của ngƣời Mƣờng ở
huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Tìm hiểu những biến đổi về loại hình nhà, những biến đổi trong phong
tục, tập quán, lễ nghi liên quan đến ngôi nhà của ngƣời Mƣờng ở huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Từ đó nêu lên những nguyên nhân cũng nhƣ ý nghĩa của sự biến đổi
nhà ở của ngƣời Mƣờng huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ và biện pháp bảo tồn
các giá trị truyền thống của ngôi nhà ở của ngƣời Mƣờng huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Địa bàn nghiên cứu chủ yếu đƣợc tiến hành tại một số xã
nhƣ: Cự Đồng, Tất Thắng, Cự Thắng ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
Thời gian: Sự biến đổi về ngôi nhà sàn của ngƣời Mƣờng huyện Thanh
Sơn, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra từ những năm 1945. Tuy nhiên sự biến đổi đó
chƣa thực sự rõ nét mà đặc biệt là giai đoạn từ 1986 đến 2014 quá trình biến
đổi của nó mới thực sự sâu sắc và phổ biến.
4. Nguồn tƣ liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tư liệu
Tài liệu văn kiện của Đảng bộ địa phƣơng: Đó là những văn kiện về

chủ trƣơng hành động, dự án của Đảng bộ, Chính quyền tỉnh Phú Thọ nhằm
duy trì, bảo vệ và phát triển ngôi nhà sàn của dân tộc Mƣờng.
Tài liệu thông sử: Do các cơ quan Trung ƣơng xuất bản nhƣ: Viện Lịch
sử Việt Nam, Viện Khoa học xã hội, NXB Giáo dục… phản ánh về lịch sử
Việt Nam từ nguồn gốc đến nay. Trong đó, những giá trị lịch sử văn hóa đƣợc
duy trì, bảo tồn qua các thời kì khác nhau.

6

Tài liệu chuyên sâu của những cá nhân, tập thể trong nƣớc cũng nhƣ
nƣớc ngoài nghiên cứu, giới thiệu về ngôi nhà sàn của các dân tộc trên đất
nƣớc Việt Nam nói chung và ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Tài liệu điền dã: Những tài liệu dân gian thu thập trong nhân dân, qua
những lời kể của ngƣời dân, những tranh ảnh thu thập đƣợc liên quan đến
ngôi nhà sàn trên địa bàn xã Cự Đồng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đây
cũng là nguồn tài liệu chính để tôi hoàn thành khóa luận này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Kết hợp giữa phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic, trong đó
phƣơng pháp lịch sử là chủ yếu.
Sử dụng phƣơng pháp tổng hợp, so sánh, đối chiếu để xác minh sự
kiện. Thực hiện phƣơng pháp điền dã để khai thác tƣ liệu.
5. Đóng góp của đề tài
Dựng lại bức tranh toàn cảnh về quá trình biến đổi ngôi nhà ở của
ngƣời Mƣờng huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ một cách đầy đủ, toàn diện
khách quan nhất. Từ đó rút ra ý nghĩa và các biện pháp bảo tồn những giá trị
truyền thống tốt đẹp của ngôi nhà trƣớc những biến đổi của xã hội hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của khóa luận là cơ sở khoa học cho việc bảo tồn,
giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp mà ngƣời Mƣờng huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ nói riêng và ngƣời Mƣờng trên cả nƣớc Việt Nam
nói chung đã xây đắp từ nhiều đời nay.

6. Bố cục của khóa luận
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội
dung chính của khóa luận gồm 2 chƣơng đƣợc bố cục nhƣ sau:
Chƣơng 1. Nhà ở truyền thống của ngƣời Mƣờng ở huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ
Chƣơng 2. Những biến đổi về ngôi nhà ở của ngƣời Mƣờng huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ

7

Chƣơng 1
NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG HUYỆN
THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Thanh Sơn là một huyện miền núi, thuộc phía Tây Nam của tỉnh Phú
Thọ, nơi có đồng bào Mƣờng sinh sống, phía Bắc giáp hai huyện Tam Nông
và Yên Lập, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp huyện Tân Sơn,
phía Đông giáp huyện Thanh Thủy và tỉnh Hòa Bình.
Địa hình huyện Thanh Sơn phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao
và sông suối, trong đó có dãy núi Lƣỡi Hái và sông Vàng chạy bao quanh các
xã trong toàn huyện. Vùng núi cao tập trung ở phía Tây, vùng núi thấp ở giữa,
vùng gò đồi tập trung ở phía Đông và thung lũng chạy dọc theo các con sông,
độ cao trung bình từ 500 – 700m.
Trên địa bàn huyện có nhiều sông, bao gồm: sông Bứa, sông Dân, ngòi
Lạt và nhiều suối nhỏ khác chảy qua. Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm
gió mùa và là miền núi cao, có nhiều núi đá vôi, khí hậu của Thanh Sơn mang
đặc điểm của vùng núi Tây Bắc, song cũng có nhiều đặc điểm riêng, mát hơn
các huyện lân cận. Nhiệt độ trung bình cả năm từ 22,5 – 23,5
0

C. Mùa mƣa từ
tháng 4 đến tháng 10, chế độ mƣa khá phong phú, lƣợng mƣa hàng năm
khoảng 2.300 – 2.400 mm. Độ ẩm trung bình năm từ 85 – 87%, có hiện tƣợng
mƣa phùn, sƣơng mù nhƣng không lớn.
Thanh sơn có diện tích rừng lớn, độ che phủ cao. Đến năm 2009, Thanh
Sơn với tổng diện tích tự nhiên là 62,063 ha, trong đó, 49.564,1 ha (79,9%) là
diện tích lâm nghiệp, tỉ lệ che phủ đạt 54%. Rừng Thanh Sơn có nhiều loại gỗ
quý nhƣ đinh, lim, dổi, giàng giàng, nghiến, chò chỉ, sến, táu… và có nhiều
động vật quý nhƣ hƣơu, nai, gà rừng… hệ sinh thái rừng khá phong phú. Nhìn

8

chung, Thanh Sơn là địa bàn có điều kiện địa hình thuận lợi, tạo điều kiện cho
ngƣời dân hoạt động sản xuất thuận lợi, cùng với đó hoạt động lâm nghiệp có
điều kiện phát triển với địa hình 2/3 diện tích là đồi núi mang lại.
Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, huyện
Thanh Sơn có 117.665 ngƣời, đƣợc phân bố trong 23 đơn vị hành chính trực
thuộc cấp dƣới: Thị trấn Thanh Sơn, 22 xã bao gồm: Sơn Hùng, Địch Quả,
Giáp Lai, Thục Luyện, Văn Miếu, Võ Miếu, Thạch Khoán, Tất Thắng, Cự
Thắng, Cự Đồng, Thắng Sơn, Tân Minh, Hƣơng Cần, Khà Cửu, Tân Lập,
Đông Cửu, Yên Lãng, Yên Lƣơng, Thƣợng Cửu, Lƣơng Nha, Yên Sơn, Tinh
Nhuệ. Các dân tộc trong huyện Thanh Sơn có đặc điểm cƣ trú ngày càng xen
kẽ nhau, bao gồm các dân tộc Mƣờng, Dao, Hmông, Kinh. Điều này cũng là
một trong những nhân tố quan trọng để các dân tộc trong huyện giao lƣu, tiếp
thu các đặc điểm văn hóa với nhau, trong đó nhà là một yếu tố quan trọng.
1.2. NGƢỜI MƢỜNG Ở HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
- Tên gọi và nguồn gốc
Trải qua quá trình sinh sống lâu đời ở Việt Nam, ngƣời Mƣờng có địa
bàn cƣ trú khá rộng từ Yên Bái, Sơn La, Phú Thọ, Lai Châu, Hòa Bình đến
Ninh Bình, Thanh Hóa trong đó ngƣời Mƣờng tập trung đông nhất ở Hòa

Bình, Thanh Hóa. Ngƣời Mƣờng có tên tự gọi là Mol, Moi, Mual, Muan tùy
theo cách phát âm của từng vùng, với ý nghĩa là ngƣời.
Về nguồn gốc lịch sử, theo nhiều tài liệu khoa học thì hai tộc Việt và
Mƣờng có nguồn gốc chung, có những đặc điểm chung về ngôn ngữ và văn
hóa. Có thể ngƣời Việt và ngƣời Mƣờng trƣớc kia cùng nằm trong khối Lạc –
Việt rồi sau này (từ công nguyên) mới dần dần tách thành Việt riêng và
Mƣờng riêng. Vào khoảng thế kỷ X, XI Việt và Mƣờng trở thành hai tộc
ngƣời riêng. Không phải ngay từ buổi đầu lịch sử, dân tộc Mƣờng đã có tộc
danh nhƣ ngày nay. Và đƣơng nhiên trƣớc đây, ngƣời Mƣờng cũng không
dùng từ này làm tên gọi cho dân tộc mình.

9

Theo giáo sƣ Trần Từ thì Mƣờng là từ dùng để chỉ một vùng cƣ trú của
ngƣời Mƣờng bao gồm nhiều làng. Mỗi vùng đƣợc đặt dƣới sự cai quản của
một nhà Lang. Qua sự tiếp xúc giao lƣu giữa ngƣời Mƣờng và ngƣời Kinh,
ngƣời Kinh đã sử dụng từ Mƣờng để gọi dân tộc này. Cho đến tận bây giờ,
Ngƣời Mƣờng vẫn tự gọi mình là Mol, Moăn nhƣ ở Hòa Bình, Mwanl nhƣ ở
Thanh Hóa. Còn ở Phú Thọ, đặc biệt là Thanh Sơn, nơi ngƣời Mƣờng tập
trung đông đảo nhất, cũng nhƣ ngƣời Mƣờng ở huyện Yên Lập và một số xã
thuộc huyện Thanh Thủy, ngƣời Mƣờng tự gọi mình là Mol, Monl. Mặc dù
những từ này có nhiều biến âm hơi khác ở mỗi vùng, mỗi địa phƣơng nhƣng
đều quan niệm giống nhau về mặt nghĩa. Tất cả những từ mà ngƣời Mƣờng
dùng để chỉ dân tộc mình có nghĩa là ngƣời. Vì lẽ đó mà ngƣời Mƣờng
thƣờng tự xƣng mình là Mol, hoặc là Monl, nghĩa là con ngƣời. Còn từ
Mƣờng vốn là từ Mƣơng ngƣời Mƣờng dùng để chỉ nơi cƣ trú chứ không liên
quan gì đến tộc danh ngày nay của mình.
Mặc dù vậy, cùng sự biến động của lịch sử cũng nhƣ quá trình giao lƣu
kinh tế, văn hóa với các dân tộc anh em khác cho đến nay “Mường” đã đƣợc
ngƣời Mƣờng chấp nhận và coi đó là tộc danh của mình, và hiển nhiên, họ tự

nhận mình là ngƣời Mƣờng nhƣ ngày nay. Do đó, Mƣờng đã trở thành tên gọi
chính thức và duy nhất của tộc ngƣời này để phân biệt với các dân tộc khác.
Tộc danh Mƣờng đã đƣợc các tổ chức, thể chế, các nhà nghiên cứu và nhân
dân dùng khi tìm hiểu, nghiên cứu gọi dân tộc này là ngƣời Mƣờng.
- Dân số, dân cư của dân tộc Mường
Theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, ngƣời Mƣờng ở Việt
Nam có dân số 1.268.963 ngƣời, có mặt ở tất cả 63 tỉnh, thành phố. Ngƣời
Mƣờng cƣ trú tập trung tại các tỉnh: Hòa Bình (501.956 ngƣời, chiếm 63,9%
dân số toàn tỉnh và 39,6% tổng số ngƣời Mƣờng tại Việt Nam), Thanh Hóa
(341.359 ngƣời, chiếm 10,0% dân số toàn tỉnh và 26,9% tổng số ngƣời

10

Mƣờng ở Việt Nam), Phú Thọ (184.141 ngƣời, chiếm 14% dân số toàn tỉnh
và 14,5% tổng số ngƣời Mƣờng tại Việt Nam), Sơn La (81.502 ngƣời), Hà
Nội (49.339 ngƣời), Ninh Bình (22.614 ngƣời), Đắc lắc (15.510 ngƣời), Yên
Bái (14.619 ngƣời), Bình Dƣơng (10.227 ngƣời). [27]
Nhƣ vậy, ngƣời Mƣờng tập trung ở tỉnh Phú Thọ với 184.141 ngƣời,
chiếm 14,0% dân số toàn tỉnh và 14,5% tổng số ngƣời Mƣờng tại Việt Nam,
đứng hàng thứ 3 trong cả nƣớc sau hai tỉnh Hòa Bình và Thanh Hóa về số
lƣợng ngƣời Mƣờng tập trung.
Nhƣ đã trình bày, theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày
1/4/2009, huyện Thanh Sơn có 117.665 ngƣời. Ngƣời Mƣờng là cƣ dân sinh
sống lâu đời tại huyện Thanh Sơn, một huyện miền núi ở Tây Nam Phú Thọ.
Hiện nay, ngƣời Mƣờng có mặt ở tất cả các xã trong toàn huyện.
1.3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HÓA VÀ XÃ HỘI
- Về đặc điểm kinh tế
Trong đặc điểm kinh tế thì nông nghiệp trồng lúa nƣớc từ lâu đời vẫn là
hình thức kinh tế chủ đạo của ngƣời Mƣờng ở Thanh Sơn hiện nay. Trƣớc đây,
ngƣời Mƣờng thƣờng trồng lúa nếp nhiều hơn lúa tẻ, lúa nếp là lƣơng thực

chính, do đó ngƣời Mƣờng còn có tục ăn lúa nếp. Bên cạnh đó, ngƣời Mƣờng
còn phát triển hoạt động nƣơng rẫy, với các loại cây nhƣ: bạch đàn, keo lai, bồ
đề,… đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho đồng bào Mƣờng Thanh Sơn.
Ngoài ra đất đai Thanh Sơn thích hợp trồng các loại cây nhƣ: chè, lạc,
ngô và chăn thả trâu bò. Cùng với đó, ngƣời Mƣờng còn có hoạt động khai
thác lâm thổ sản nhƣ nấm hƣơng, mộc nhĩ, sa nhân, cánh kiến, quế, mật ong,
gỗ, tre, nứa, mây, song,… Nghề thủ công tiêu biểu của ngƣời Mƣờng là dệt
vải, đan lát, ƣơm tơ.
Bên cạnh đó ở Thanh Sơn có một số loại khoáng sản nhƣ pirit, cao
lanh, penpast, sắt, than và những mỏ đá cung cấp vật liệu cho ngành xây

11

dựng, sản xuất Thanh Sơn còn có thế mạnh phát triển các ngành công nghiệp
khai thác pirit, đá xây dựng…
Nhƣ vậy, ngoài trồng trọt, ngƣời Mƣờng Thanh Sơn còn duy trì nhiều
hoạt động kinh tế khác nhƣ chăn nuôi, thủ công, khai thác các nguồn lợi tự
nhiên, đặc biệt còn tham gia phát triển kinh tế công nghiệp ở các mỏ khai thác
khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng, tất cả đã tạo điều kiện tốt cho ngƣời
Mƣờng phát triển kinh tế, xây dựng đời sống dân Mƣờng ngày càng ấm no,
hạnh phúc.
- Về đặc điểm văn hóa, xã hội
Thiết chế xã hội cổ truyền của ngƣời Mƣờng ở huyện Thanh Sơn cũng
giống nhƣ các vùng Mƣờng khác là chế độ nhà lang (hay lang đạo), xã hội
ngƣời Mƣờng nằm trong khuôn khổ một xã hội có đẳng cấp, có tổ chức và sự
phân định giữa những đẳng cấp này rất rạch ròi, chặt chẽ cả về trách nhiệm
lẫn quyền lợi cũng nhƣ nghĩa vụ trong cuộc sống. Quý tộc của ngƣời Mƣờng
gọi là Lang, bình dân gọi là Dân. Thiết chế tự quản trong xã hội ngƣời
Mƣờng gọi là Xóm và Mường. Làng là đơn vị cơ sở của xã hội Mƣờng, trong
đó có các dòng họ quần tụ ở mỗi làng (trung bình từ 4 - 5 dòng họ). Các gia

đình thƣờng gồm cha mẹ và con cái; có những gia đình có 4 thế hệ cùng
chung sống dƣới một mái nhà “Tứ đại đồng đường”.
Tín ngƣỡng của ngƣời Mƣờng Thanh Sơn cũng nhƣ các vùng Mƣờng
khác chủ yếu là thờ cúng ông bà tổ tiên. Ngoài ra tại các gia đình đều có thần
linh đặt ở ngoài vƣờn thờ cúng thổ thần, thổ địa hay ngƣời Mƣờng gọi là Ôông
Côông. Bên cạnh đó, họ là cƣ dân cận rừng, sống dựa vào núi rừng và luôn
đƣợc núi rừng che chở, họ còn có tục thờ cúng thần núi Tản Viên. Với họ đời
sống tâm linh vô cùng phong phú, họ luôn tin vào sự tồn tại của các loại ma
quỷ nhƣ ma rừng, ma núi, ma sông, ma suối,… thƣờng trú ngụ ở trên rừng, trên
núi, ở sông suối, mó nƣớc hay những gốc cây to nhƣ cây đa, cây si, cây gạo…

12

Văn nghệ dân gian của ngƣời Mƣờng Thanh Sơn khá phong phú với
nhiều lễ hội nhƣ Lễ xuống đồng (Lồng tồng), Lễ cơm mới, Hội ném còn, chàm
thau (đánh trống đồng), chàm đuống (Đâm đuống)… Ngoài ra ngƣời Mƣờng
còn có một kho tàng văn nghệ dân gian hết sức phong phú, có các loại truyện
cổ, dân ca, ví đúm, hát rang, thể hiện muôn mặt của đời sống. Ngƣời Mƣờng
còn có những áng mo, bài khấn do thầy mo đọc và hát trong đám tang.
Đặc biệt kho tàng tri thức dân gian của ngƣời Mƣờng khá phong phú với
những bài thuốc dân gian từ các loại lá cây rừng, từ động vật nhƣ dạ dày nhím,
vảy tê tê, đuôi kỳ đà, mật gấu, xƣơng tắc kè, xƣơng mèo đen, có các thầy lang
giỏi chữa bệnh cứu ngƣời. Những tri thức đó đƣợc đúc kết từ đời này qua đời
khác trở thành những vốn tri thức bản địa quý báu của dân Mƣờng.
1.4. NHÀ Ở TRUYỀN THỐNG CỦA NGƢỜI MƢỜNG HUYỆN
THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
1.4.1. Đặc điểm về yếu tố vật chất và kết cấu kĩ thuật
- Nguyên vật liệu làm nhà
“Để dựng lên những ngôi nhà sàn này, cư dân Đông Sơn dùng ngay vật
liệu sẵn có trong vùng là tranh, tre, gỗ với cấu trúc bộ khung cột – kèo – xà,

toàn bộ sức nâng dồn vào các cột để chuyển xuống đất, mặt ngoài còn có một
số mô-típ trang trí hình chim, gà ở độ vừa phải không lạm dụng, đủ để làm
duyên” [23; 18]. Cũng giống nhƣ vậy, nguyên vật liệu để làm những ngôi nhà
sàn truyền thống của ngƣời Mƣờng gồm nhiều loại, chủ yếu là các loại
nguyên vật liệu đƣợc khai thác trong tự nhiên, bao gồm: gỗ, tre, nứa, cỏ tranh,
lá cọ, mây… Đó là những sản phẩm mà ngƣời dân có thể vào rừng khai thác
hoặc họ có thể khai thác ngay ở quanh khu vực cƣ trú nhƣ: tre, mây, lá cọ
dùng làm lạt để buộc và mái lợp nhà.
Gỗ làm nhà đƣợc khai thác chủ yếu ở địa phƣơng, bà con có thể tự vào
rừng khai thác trên núi Lƣỡi Hái. Ngƣời tham gia khai thác gỗ chủ yếu là nam

13

giới, họ đi theo từng nhóm từ 10 – 15 ngƣời, họ thƣờng khai thác trong nhiều
ngày và làm lán ăn, ngủ luôn trong rừng, nếu nhanh thì 3 – 5 ngày, dài khoảng
nửa tháng hoặc cả tháng. “Có khi người ta còn phải kiêng lấy vật liệu xây
dựng vào những ngày, những tháng nhất định trong năm. Những cây gỗ có
dây leo cuốn quanh thân (xà leo), những cây gỗ cụt ngọn, đặc biệt là những
cây gỗ bị sét đánh, những cây bị chọn nhưng thấy gà rừng đến đậu trên
ngọn…đều không được lấy” [24; 16].
Theo quan niệm của ngƣời Mƣờng những cây nhƣ vậy thƣờng dễ bị
mối mọt, mà theo họ nếu làm nhà bằng những cây này sẽ không gặp may
mắn, bởi họ tin rằng các cây có dây leo là những cây có ma quỷ trú ngụ. Vì
vậy, họ tuyệt đối kiêng chặt những cây gỗ nhƣ vậy về làm nhà. Đặc biệt,
ngƣời Mƣờng kiêng kỵ đi khai thác gỗ vào những ngày nhƣ ngày mất của
ngƣời thân trong gia đình, ngày sinh của gia chủ, hoặc những ngày theo quan
niệm của ngƣời Mƣờng là ngày xấu nhƣ ngày mồng 5, 14,… Do đó, nó đã
đƣợc đúc kết thành câu nói: “Mồng năm, mười bốn, hai ba/ Cáo vào chuồng
gà cũng phải ra không”. Ngƣời Mƣờng thƣờng tiến hành khai thác gỗ vào
tháng 8, 9, 10 trong năm, đây là mùa khô tránh đƣợc các loại côn trùng muỗi,

vắt trong rừng đốt và theo kinh nghiệm của ngƣời Mƣờng khi khai thác vào
thời điểm này gỗ ít bị mối mọt. Gỗ đƣợc ngƣời Mƣờng chọn làm nhà thƣờng
là những loại gỗ quý nhƣ: gỗ trai, nghiến, đinh hƣơng, đinh, lát, sến, táu…
Ngƣời Mƣờng thƣờng sử dụng lá cọ hoặc gỗ gianh để làm nguyên liệu
lợp mái nhà. Gianh tốt thƣờng đƣợc cắt làm hai đoạn. Đoạn gianh gần gốc gọi
là gianh chân hƣơng, loại gianh này rất bền, nếu đƣợc khói có thể bền đến 20
năm mới phải thay. Nhờ lợp mái gianh nên nhà của ngƣời Mƣờng ấm áp về
mùa đông và mát mẻ về mùa hè.
Tre, bƣơng, nứa, giang, mây… cũng đƣợc sử dụng nhiều trong dựng
nhà của ngƣời Mƣờng.“Vách đan bằng tre, nứa hoặc làm bằng xương tre vắt

14

rơm, rạ trộn bùn phổ biến ở hầu hết các dân tộc” [24; 14]. Các loại nguyên
liệu này đƣợc sử dụng để đan phên liếp làm cửa sổ, cốt vách, liên kết rui mè,
sàn nhà, lạt buộc… chúng còn đƣợc sử dụng làm chuồng trại chăn nuôi gia
súc, gia cầm, hàng rào…
Đối với các dây rừng, lạt buộc ngƣời ta thƣờng mang ngâm nƣớc trong
khoảng một ngày cho dễ chẻ, theo họ các loại cây nhƣ giang, mây mang ngâm
nƣớc thì mềm, ít gãy ngang. Trong nhiều năm trở lại đây ngƣời Mƣờng đã
biết ngâm gỗ trong bùn tại ao, các con suối gần nhà để tăng tuổi thọ của gỗ.
Đây là kết quả của việc giao lƣu học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của ngƣời
Kinh trong quá trình cộng cƣ.
Trƣớc đây, ngƣời Mƣờng thƣờng sử dụng đinh gỗ, đinh tre, chêm gỗ để
cố định mộng chính và dùng các loại dây leo bện nịn để cố định những mộc
phụ theo hình chữ X. Nguyên liệu đƣợc sử dụng mái lợp nhà sàn truyền thống
trƣớc đây chủ yếu là có nguồn gốc từ tự nhiên, bà con có thể vào rừng khai
thác nhƣ cỏ tranh, lá cọ hoặc ở quanh khu vực cƣ trú.“Đó là những vật liệu để
làm bộ khung nhà, còn vật liệu lợp chủ yếu là cỏ tranh, (ralang) và cỏ
Camcu. Ngoài ra người ta còn dùng rơm, rạ và lá dừa để lợp nhà giống như

người Việt” [22; 33].
- Công cụ và thợ làm nhà
Trong truyền thống các công cụ làm nhà của ngƣời Mƣờng thƣờng do
đồng bào tự làm lấy là chủ yếu. Hầu hết các công cụ đa năng nhƣ: dao quắm
(tao quắm), rìu (khìu), rựa (khựa), cƣa nhỏ (khƣa đỏi), cƣa tay (khƣa thay),
bào (pào), đục (tục), cho tới các loại cuốc, thuổng, xà beng…“Cây rựa và cây
rìu là hai dụng cụ chủ lực dùng vào việc tạo tác nhà cửa và có mặt ở hầu
khắp các dân tộc” [24; 7-8]. Nhìn chung, các công cụ đƣợc sử dụng trong làm
nhà của ngƣời Mƣờng đơn giản nhƣng lại tỏ ra rất đa năng và hữu dụng đƣợc
bà con sử dụng trong khai thác nguyên vật liệu cũng nhƣ trong suốt quá trình
dựng nhà.

15

“Hầu hết các dân tộc ở nước ta, trừ người Việt, chưa có những người
thợ chuyên làm nhà, mọi người trong cộng đồng (gia đình, xóm, làng) đều có
thể tham gia vào công việc xậy dựng nhà cửa” [24; 7]. Ở ngƣời Mƣờng
huyện Thanh Sơn cũng vậy, thợ làm nhà chủ yếu là những nhóm thợ không
chuyên. Ngoài công việc chính hàng ngày là làm ruộng, vƣờn, chăn nuôi và
làm nƣơng rẫy, khi đến mùa làm nhà có ai nhờ vả thì họ tới làm giúp.
Trong những ngôi nhà truyền thống thì thợ làm nhà chủ yếu là ngƣời
Mƣờng. Ngƣời Mƣờng chƣa có những phƣờng thợ chuyên nghiệp nhƣ ngƣời
Việt. Tuy nhiên, cũng có sự góp mặt của ngƣời Kinh trong quá trình làm nhà.
Nhiều ngôi nhà sàn của ngƣời Mƣờng có kết cấu vì kèo và chạm trổ hoa văn
nên nhiều ngƣời Kinh có bàn tay khéo léo tham gia công việc này. Thợ ngƣời
Kinh làm nhà cho ngƣời Mƣờng thƣờng theo hình thức khoán gọn, nếu ở xa
thì chủ nhà phải bố trí chỗ ăn, chỗ ở cho họ. Đặc biệt, trƣớc đây việc nuôi
cơm thợ làm nhà đƣợc chủ nhà hết sức chú ý.
Qua tiến hành điền dã tôi đƣợc biết, theo bà Đinh Thị Mến (58 tuổi) ở
xóm Chiềng, xã Tất Thắng cho biết, ngôi nhà 4 gian của gia đình bà đƣợc xây

năm 1991. Mỗi khi nhớ lại cái cảnh làm nhà nuôi cơm thợ mà bà vẫn thấy nó
vất vả, hoàn cảnh năm đó gia đình còn khó khăn, kinh tế của gia đình lo tất
vào việc làm nhà. Trong khi việc nuôi cơm thợ rất vất vả với đám thợ đông
tới cả chục ngƣời, bữa cơm thợ vẫn phải đầy đủ, tƣơm tất, chứ không nhƣ
hiện nay làm nhà thƣờng khoán trắng, chỉ trả công bằng tiền cho họ mà không
còn phải lo chuyện cơm nƣớc nhƣ trƣớc đây.
Nhƣ vậy, công cụ dựng nhà của ngƣời Mƣờng chủ yếu là các dụng cụ
giản đơn nhƣng lại rất đa năng và hữu dụng. Hiện nay ngoài các dụng cụ trên
thì ngƣời Mƣờng còn sử dụng các loại dụng cụ hiện đại nhƣ cƣa máy, đầm
máy. Trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng hiện nay, đã có sự chuyển đổi từ hoàn
toàn nhờ sự trợ giúp của anh em họ hàng và bà con hàng xóm dựng nhà sang

16

hình thức trả công khoán cho những đám thợ bán chuyên nghiệp. Nhất là có
sự tham gia của ngƣời Kinh trong những công đoạn trạm trổ công phu.
- Kết cấu bộ khung nhà
Nói đến kết cấu của bộ khung nhà là nói đến kết cấu của các vì kèo, vì
cột. Qua khảo sát, các ngôi nhà sàn của ngƣời Mƣờng hiện nay ở Thanh Sơn
có kết cấu bộ khung nhà khá đa dạng. Các ngôi nhà của ngƣời Mƣờng cổ xƣa
về cơ bản có kết cấu bộ khung nhà đƣợc hình thành trên cơ sở các vì kèo. Nhà
sàn của ngƣời Mƣờng nhìn bên ngoài không khác gì nhà sàn của ngƣời Tày,
ngƣời Thái, nhƣng nhỏ bé, xây cất đơn giản, mộc mạc hơn. “Ngôi nhà cổ xưa
thường chôn cột xuống đất theo kiểu cột ngoẵm, chôn giông. Thiết kế nhà cổ
truyền theo kiều vì cột, liên kết chủ yếu là buộc, giá hoặc dùng ngoẵm” [2].
Đó là các bộ phận cấu trúc bên trên để tạo thành sàn và mái nhà nhƣ: dầm, xà
ngang, xà dọc, kèo, đòn tay đều đƣợc gác ở các ngoẵm khoét hình chữ U ở
trên đầu các thân cột. Nhƣ vậy, chỉ có cái rìu và con dao trong tay, những
ngƣời thợ vẫn làm đƣợc những ngôi nhà sàn đẹp, vững chắc và thoáng đãng.
Kiểu nhà nhƣ vậy đƣợc gọi là nhà gác nhƣ chính bản thân nó - đã có trong

cộng đồng thời xa xƣa.
Mãi tới những năm 90 của thế kỷ XX kiểu kiến trúc cổ này mới dần bị
mai một. Khi dựng nhà, ngƣời ta thƣờng sử dụng các loại gỗ quý nhƣ đinh,
lim,… mà ngƣời Mƣờng gọi đó là gỗ lõi, để tránh mối mục nhất là khi cột
đƣợc chôn sâu xuống đất. Cột nhà của ngƣời Mƣờng bao giờ cũng là những
cột có tiết diện hình tròn. Khi dựng nhà bao giờ ngƣời Mƣờng cũng dựng hai
vì cột ở gian giữa trƣớc tiên rồi sau đó mới dựng các vì cột của gian tiếp theo.
Tùy theo kinh tế của hộ gia đình mà nhà đó đƣợc làm mấy gian, nhƣng
thƣờng phải làm gian lẻ nhƣ 3,5,7… gian. Đó là kết cấu của bộ khung nhà của
các ngôi nhà cổ xƣa, có kết cấu đơn giản nhƣng nay đã ít gặp nếu không
muốn nói là không còn bởi có nhiều yếu tố trong đó kể đến sự giao lƣu, tiếp
biến với các dân tộc khác về kĩ thuật dựng nhà.

17

Về sau vào những năm 50 - 60 của thế kỷ XX ngƣời Mƣờng ở Thanh
Sơn đã tiếp thu hệ thống vì kèo của ngƣời Việt. Nhìn chung, các ngôi nhà của
ngƣời Mƣờng Thanh Sơn có kết cấu vì kèo khá đa dạng. Sự đa dạng này thể
hiện ở một số lƣợng cột của các ngôi nhà ít hoặc nhiều. Đó là các kiểu vì kèo
4 cột , 5 cột hoặc vì kèo 6 cột, tùy thuộc vào quy mô của mỗi ngôi nhà do điều
kiện và sở thích của mỗi gia chủ. Đặc biệt, càng về sau trong kết cấu bộ
khung nhà của ngƣời Mƣờng thiết kế cột trốn nhiều hơn. Đó là việc hạn chế
sử dụng những cây gỗ dài, tiết kiệm gỗ.
Qua khảo sát, ngôi nhà của ông Đinh Văn Dậu xóm Đồng Cại, xã Cự
Đồng, trong kết cấu bộ khung nhà của ông đang ở đƣợc xây dựng vào năm
1981 có kiểu vì kèo 6 cột, trong đó có một cột cái chính, cột cái chính này là
cây cột chống nóc, có hai cột quân, hai cột hành và một cột hiên. Ngôi nhà
của ông Dậu đã sử dụng cột trốn ở gian giữa, cây cột trốn này chính là cột
chống nóc ở vì kèo gian giữa chống từ quá giang lên đến nóc, để tăng nhu cầu
sử dụng diện tích trong không gian sinh hoạt của gia đình.

Nhìn chung, những ngôi nhà của ngƣời Mƣờng là kết cấu vì kèo khá đa
dạng. Kết cấu vì kèo này có sự tƣơng đồng với các ngôi nhà sàn của các dân
tộc cùng có lối cƣ trú trên các ngôi nhà sàn nhƣ Tày, Thái. Đó còn là lối vì
kèo của ngƣời Việt trong các ngôi nhà đất. Đó là kết quả của sự kế thừa và
bảo lƣu những đặc điểm kết cấu của ngôi nhà trong quá trình tồn tại và cải
tiến ngôi nhà sàn của ngƣời Mƣờng trên cơ sở giao lƣu, tiếp thu văn hóa giữa
ngƣời Mƣờng Thanh Sơn với các tộc ngƣời láng giềng, nó đã làm giàu thêm
bản sắc văn hóa tộc ngƣời này, trong đó có văn hóa ở.
- Kết cấu sàn, vách và mái
Nhà ở của ngƣời Mƣờng thuộc loại sàn cao, mặt sàn thƣờng có kích
thƣớc cách mặt đất khoảng 1,5 – 2m. Vì vậy, diện tích sử dụng của ngôi nhà
sàn đƣợc tính ở cả 3 mặt trong ngôi nhà, đó là: mặt trên cùng là gác để lƣơng

18

thực, đồ dùng gia đình, sàn là nơi nghỉ ngơi sinh hoạt cũng là mặt bằng sinh
hoạt chính trong ngôi nhà, gầm sàn nhà là nơi để dụng cụ sản xuất, nhốt gia
súc, gia cầm.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà mặt sàn đƣợc lát
bằng tre, bƣơng hoặc gỗ. Những gia đình có điều kiện thƣờng lát sàn bằng
những ván gỗ. Còn lại mặt sàn thƣờng đƣợc lát bằng bƣơng hoặc tre. Tre hoặc
bƣơng sử dụng lát sàn thƣờng phải là những cây già, do đó khi bƣớc chân lên
ngôi nhà có mặt sàn đƣợc lát bằng bƣơng hoặc tre trong thời gian lâu thì mặt
sàn thƣờng đỏ bóng.
Để lát sàn, trƣớc tiên phải dùng những thanh ngang bằng gỗ đặt lên
dầm ngang có tiết diện hình chữ nhật của khung nhà. Sàn đƣợc lát bằng gỗ thì
ván đƣợc đóng vào các thanh ngang này, nếu bằng tre hoặc bƣơng thì gác
thêm các thanh dọc, tre hoặc bƣơng lát sàn thƣờng đƣợc đập dập, banh ra rồi
dùng dây mây để kết vào các thanh dọc.
Ngôi nhà của ngƣời Mƣờng ngoài chức năng là nơi sinh hoạt, nghỉ

ngơi, che mƣa che nắng, nó còn thể hiện địa vị và khả năng kinh tế của mỗi
gia đình. Những gia đình có điều kiện thì vách nhà thƣờng đƣợc bƣng bằng
gỗ, còn lại những nhà nghèo, không có điều kiện thƣờng làm bằng tre, hoặc
bằng nứa. Bởi làm nhà sàn thƣờng cần tới rất nhiều gỗ, do đó có khi nhiều gia
đình làm xong ngôi nhà phải nợ rất nhiều gỗ. Do đó, để hạn chế sử dụng gỗ
thì vật liệu bƣng vách ngoài dùng bằng gỗ còn đƣợc thay thế bằng nứa tre.
Tuy nhiên, với bàn tay khéo léo và óc thẩm mỹ mà những phên liếp ngăn
vách của ngƣời Mƣờng đƣợc trang trí bởi những họa tiết rất đẹp mắt bằng kỹ
thuật đan nong đôi. Những ngôi nhà đƣợc bƣng vách bằng tre, nứa có ƣu điểm
là đem lại sự thông thoáng cho ngôi nhà, tuy nhiên tuổi thọ không cao nhƣ khi
bƣng vách bằng gỗ.
Các ngôi nhà truyền thống mái thƣờng đƣợc lợp bằng cỏ tranh, lá cọ
nên bộ phận khung mái không phải chịu lực lớn nhƣ việc lợp bằng ngói… Vì

19

vậy, kết cấu mái chỉ gồm rui, mè, đòn tay đƣợc làm bằng tre hoặc bƣơng, hay
cây vầu (lành anh), một loại cây giống cùng họ với cây tre. Các bộ phận rui,
mè, đòn tay đƣợc liên kết với nhau bằng những loại lạt hoặc dây buộc. Khi
lợp mái nhà lợp theo nguyên tắc lợp từ dƣới lên đến nóc, tấm trên chồng lên
tấm dƣới.
- Cách thức dựng nhà
+ Đôi nét về khuôn viên của ngôi nhà truyền thống
Trong truyền thống văn hóa của dân tộc Mƣờng thì không cho phép
dựng nhà thành hàng, thành lối nhƣng bao giờ nhà sàn đều ở vị trí tựa lƣng
vào thế đất cao, sƣờn đồi để đón nhận tiết trời trong lành và tiện cho việc sinh
hoạt, săn bắn và đi rừng.
Trong tổ hợp kiến trúc khuôn viên nhà ở truyền thống của ngƣời Mƣờng
cùng với ngôi nhà ở bao giờ cũng có chiếc lều nhỏ hay còn gọi là thần linh để
thờ thổ thần, đƣợc dựng ở dƣới vƣờn, đối diện với mặt tiền ngôi nhà. Vai trò

tâm linh của chiếc lều này đối với ngƣời Mƣờng Thanh Sơn nói riêng và ngƣời
Mƣờng nói chung rất quan trọng. Gầm sàn nhà ngƣời Mƣờng thƣờng đƣợc
dùng phần lớn làm nơi nhốt trâu, bò, lợn và các loại gia cầm khác. Phần lớn
còn lại là nơi đặt các loại cối giã, để nông cụ, và các đồ dùng khác.
Xung quanh khuôn viên cƣ trú của họ thƣờng đƣợc bao bọc bằng hàng
rào tre, nứa hoặc các loại cây gai (dứa, xƣơng rồng, găng,…), có cổng ra vào
thƣờng đƣợc làm bằng tre, hóp mà ngƣời Mƣờng thƣờng gọi là “cổng lang
chang”. Trong khuôn viên cƣ trú của ngƣời Mƣờng, ngoài nhà ở thƣờng là
vƣờn trồng các loại cây ăn quả lƣu niên, chè, mía, và các loại rau, đậu khác.
Chính vì vậy, cuộc sống của ngƣời Mƣờng mang tính tự cung, tự cấp.
+ Hệ thống đo lường
Ngƣời Mƣờng thƣờng tiến hành cách đo lƣờng có tính chất kinh
nghiệm dân gian. Đó là cách ngƣời ta dựa trên số đo của cơ thể ngƣời làm

×