TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
TRIỆU THỊ LAN
XÁC ĐỊNH CHỈ THỊ PHÂN TỬ ĐA HÌNH
GIỮA GIỐNG CHO (KC25) VÀ GIỐNG NHẬN
(BT7) QTL/GEN QUY ĐỊNH TĂNG SỐ HẠT
TRÊN BÔNG PHỤC VỤ CÔNG TÁC
CHỌN TẠO GIỐNG LÚA CAO SẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Di truyền học
HÀ NỘI, 2015
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN Lớp: K37A- SP Sinh
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Trần
Đăng Khánh (Bộ môn Kĩ thuật Di truyền, Viện Di truyền Nông nghiệp) và
các anh chị trong Bộ môn đã hƣớng dẫn chỉ bảo tận tình, giúp đỡ và tạo điều
kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và làm khóa luận tốt nghiệp.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Nhƣ Toản và các thầy cô
trong khoa Sinh - KTNN đã giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian làm
việc và thực hiện khóa luận này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô phản biện, thầy cô là ngƣời đã
giúp em nhận ra những hạn chế, sai sót cần khắc phục.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè và những
ngƣời đã giúp đỡ em, động viên em trong suốt quá trình học tập và làm khóa
luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh
nhất. Song do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp
cận với thực tế cũng nhƣ hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chƣa thấy đƣợc. Em rất
mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn để bài khóa luận
đƣợc hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày….tháng 05 năm 2015
Sinh viên
TRIỆU THỊ LAN
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN Lớp: K37A- SP Sinh
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan bài khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu
khoa học độc lập của riêng em, kết quả nêu trong bài là trung thực và có cơ sở
khoa học rõ ràng, không có sự sao chép hay bịa đặt.
Sinh viên
TRIỆU THỊ LAN
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN Lớp: K37A- SP Sinh
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa của đề tài 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Nguồn gốc và vai trò cây lúa 4
1.1.1. Nguồn gốc của cây lúa 4
1.1.2. Vai trò cây lúa 4
1.2. Giới thiệu về QTL và bản đồ QTL 4
1.2.1. Giới thiệu về QTL 4
1.2.2. Bản đồ QTL 5
1.3. Chỉ thị phân tử, tính ƣu việt và ứng dụng 6
1.3.1. Khái niệm 6
1.3.2. Tính ưu việt của chỉ thị phân tử 8
1.3.3. Ứng dụng của chỉ thị phân tử 8
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 9
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 9
1.4.1.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trên thế giới 9
1.4.1.2. Nghiên cứu về chỉ thị phân tử trên thế giới 10
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 12
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN Lớp: K37A- SP Sinh
1.4.2.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam 12
1.4.2.2. Nghiên cứu về chỉ thị phân tử ở Việt Nam 12
CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 15
2.1. Vật liệu 15
2.1.1. Giống (BT7) 15
2.1.1.1. Giới thiệu về lúa BT7 15
2.1.1.2. Đặc tính sinh học 15
2.1.2. Giống (KC25) 16
2.2. Mồi ADN 16
2.3. Nội dung 17
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu. 17
2.4.1. Phương pháp tách chiết ADN tổng số 17
2.4.2. Phương pháp PCR với mồi thí nghiệm. 19
2.4.3. Phương pháp điện di trên gel agarose 0,8% 20
2.4.4. Phương pháp điện di trên gel polyacrylamide biến tính 21
2.5. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 23
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24
3.1. Tách chiết và tinh sạch ADN 24
3.2. Khảo sát đa hình trên 12 NST giữa giống cho và nhận QTL/gen
quy định tính trạng tăng số hạt trên bông 25
3.2.2. Kết quả xác định các chỉ thị phân tử đa hình giữa giống BT7
và KC25 trên 12 nhiễm sắc thể 27
CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 36
4.1. Kết luận 36
4.2. Kiến nghị 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN Lớp: K37A- SP Sinh
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Giống lúa BT7 16
Hình 3.1. Hình ảnh kiểm tra ADN tổng số tách chiết theo phƣơng pháp
CTAB trên gel agarose 0,8%. 24
Hình 3.2. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM1208; RM10916; RM24865 25
Hình 3.3. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM19199; RM19238; RM22825 26
Hình 3.4. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM6; RM3; RM345 27
Hình 3.5. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM1; RM31; RM249; RM248; RM210; RM207 29
Hình 3.6. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM80; RM209; RM105; RM287; RM11;
RM125 29
Hình 3.7. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM31; RM148; RM296; RM287; RM247;
RM282 30
Hình 3.8. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM312; RM335; RM349; RM425; RM447;
RM449 30
Hình 3.9. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM333; RM493; RM494; RM526; RM527;
RM528 31
Hình 3.10. Một số hình ảnh sát đa hình với ADN giống cho và nhận gen
với chỉ thị RM22897; RM11504; RM19840; RM20019;
RM21539; RM 22870 31
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN Lớp: K37A- SP Sinh
Hình 3.11. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM11757; RM13155; RM18161; RM19545;
RM20848 32
Hình 3.12. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM21584; RM21645; RM22786; RM24865;
RM25022 32
Hình 3.13. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM11745; RM11799; RM11874; RM20163;
RM20192 33
Hình 3.14. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM11438; RM12769; RM13197; RM13332;
RM14795; RM14820. 33
Hình 3.15. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM16589; RM16820; RM17391; RM17411;
RM19034 34
Hình 3.16. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM10741; RM10782; RM10806; RM10815;
RM10820 34
Hình 3.17. Một số hình ảnh khảo sát đa hình với ADN giống cho và nhận
gen với chỉ thị RM10115; RM10649; RM10681; RM10694A;
RM10694; RM10720 35
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN Lớp: K37A- SP Sinh
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thành phần các chất dùng cho mỗi phản ứng PCR với mồi
SSR 19
Bảng 2.2. Chƣơng trình chạy của phản ứng PCR 20
Bảng 3.1. Các chỉ thị SSR cho đa hình giữa giống BT7 và KC25 28
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN Lớp: K37A- SP Sinh
BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
ADN : Axit Deoxyribonucleotid
NST : Nhiễm sắc thể
IRRI : Viện Nghiên Cứu Lúa Quốc
QTL : Quantitative Trait Loci
BT7 : Bắc thơm 7
CS : Cộng sự
KC25 : Giống đƣợc dùng làm dòng cho, mang QLT/gen quy định
tính trạng tăng số lƣợng hạt trên bông.
RFLP : Restriction Fragment Length Polymorphism - Đa hình
chiều dài mảnh phân cắt giới hạn
RAPD : Randomly Amplified Polymorphic ADN - Đa hình các
đoạn ADN khuyếch đại ngẫu nhiên
AFLP : Amplified Fragment Length Polymorphism - Đa hình
chiều dài các đoạn ADN nhân bản chọn lọc
STS : Sequence Tagged Site - Xác định vị trí trình tự đã đƣợc
đánh dấu
CAP : Cleaved Amplification Polymorphisms - Đa hình độ dài
mảnh cắt giới hạn
RGA : Resistance Gene Analog - Vùng tƣơng đồng gen kháng
SSR : Simple sequence repeats - Lặp lại những trình tự đơn
giản
PCR : Polymerase Chain Reaction
cM : CentiMorgan
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN Lớp: K37A- SP Sinh
MAS : Marker Assisted Selection
MABC : Marker Assisted Backcross
CTAB : Cetyltrimethyl ammonium bromide
EDTA : Ethylendiamin Tetraacetic Acit
dNTP : Deoxynucleotid
STT : Số thứ tự
APS : Ammonium persulfate
TEMED : N,N,N’,N’-Tetraethyl – ethylendiamine
RNA : Axít ribonucleic
Rnase : Ribonuclease
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 1 Lớp: K37A- SP Sinh
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây lúa (Oryza sativa L.) là một trong những cây lƣơng thực quan trọng
cho khoảng 2/3 dân số thế giới. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ,
thế giới có khoảng 156,1 triệu ha đất dùng cho việc trồng lúa, sản lƣợng là
697,9 triệu tấn, 90% diện tích này thuộc các nƣớc châu Á với 651 triệu tấn
thóc chiếm 92% tổng sản lƣợng lúa gạo thế giới [16].
Việt Nam là một trong những nƣớc xuất khẩu gạo lớn đứng thứ hai
hoặc thứ ba thế giới chỉ sau Thái Lan và Ấn Độ trong hơn một thập kỉ qua.
Với diện tích đất canh tác lúa năm 2013 chiếm khoảng 7,9 triệu ha, cung cấp
44,076 triệu tấn thóc, xuất khẩu 9,61 triệu tấn gạo (Tổng cục Thống kê,
2013). Thị trƣờng xuất khẩu gạo chính của Việt Nam bao gồm các quốc gia
Đông Nam Á (chiếm khoảng 40-50%), các quốc gia Châu Phi (chiếm khoảng
20-30%), ngoài ra còn có các thị trƣờng khác nhƣ Trung Đông và Bắc Mỹ
[10].
Tuy nhiên, nghề trồng lúa Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung đang
đứng trƣớc nhiều thách thức nhƣ diện tích trồng lúa giảm nhanh do quá trình
đô thị hóa, công nghiệp hóa và chịu ảnh hƣởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí
hậu làm năng suất lúa giảm đáng kể, cùng với áp lực dân số ngày càng tăng
đòi hỏi nguồn cung cấp lƣơng thực ngày càng lớn. Vì vậy, chọn tạo giống lúa
có tiềm năng nâng cao năng suất là hết sức cần thiết, cấp bách đối với an ninh
lƣơng thực thế giới và nâng cao đời sống nông dân. Trong khi đó, việc nâng
cao năng suất lúa dựa vào quy trình phân bón và tƣới tiêu đã tới hạn và con
đƣờng phát triển nguồn giống cho năng suất cao và chất lƣợng tốt nhờ vào cải
tiến di truyền gần nhƣ là con đƣờng duy nhất. Đứng trƣớc những thách thức
đó, các nhà khoa học đã và đang ứng dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để
cải tạo, lựa chọn các giống mới, một trong số đó là sử dụng chỉ thị phân tử
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 2 Lớp: K37A- SP Sinh
ADN cho phân tích di truyền và những tính trạng nông học quan trọng, yếu tố
cấu thành năng suất là một công cụ rất hiệu quả trong chọn giống lúa. Ƣu
điểm của việc sử dụng chỉ thị phân tử đã rút ngắn đƣợc thời gian chọn tạo
giống, đánh giá đƣợc đa dạng di truyền, nâng cao hiệu quả chọn lọc các tính
trạng khó, có thể loại đƣợc ảnh hƣởng của nhân tố môi trƣờng trong quá trình
chọn lọc. Chỉ thị phân tử cũng cho phép nhà chọn giống lập bản đồ hay quy tụ
chính xác những locut gen quy định tính trạng di truyền số lƣợng vào những
giống thích hợp hơn. Chính vì thế chỉ thị phân tử là phƣơng pháp tiếp cận
không thể thiếu đƣợc trong các nỗ lực chọn tạo giống, tạo ra nhiều giống cải
tiến tốt hơn về mặt di truyền và hy vọng giống siêu năng suất sẽ sớm trở
thành hiện thực. Có nhiều yếu tố cấu thành năng suất lúa nhƣng đƣợc quy bởi
3 yếu tố chính: Số bông/khóm, số hạt trắc/bông, khối lƣợng 1000 hạt. Hơn
nữa chọn giống nhờ chỉ thị phân tử và lai trở lại (MABC) là phƣơng pháp
thiết thực, hiệu quả trong việc chuyển locut gen quy định tính trạng di truyền
số lƣợng (QTL) hay gen vào giống mới và là kỹ thuật hiệu quả so với phƣơng
pháp chọn giống truyền thống. Bởi vì, chọn giống nhờ chỉ thị phân tử cho
phép chọn lọc trực tiếp hệ gen của từng cá thể trong quần thể, và có thể sử
dụng một lƣợng lớn chỉ thị để kiểm tra di truyền của dòng bố mẹ. Từ đó có
thể kiểm soát đƣợc các alen đặc biệt trong các cá thể của quần thể. Kiểm tra
theo phƣơng pháp đó kết hợp lai trở lại 2 đến 3 thế hệ là có thể thu đƣợc cá
thể với nền di truyền của dòng mẹ và mang gen chuyển. Các dòng này có thể
cho tự thụ, thu hạt để làm thí nghiệm thử nghiêm trên đồng ruộng. Bằng
phƣơng pháp chọn giống nhờ chỉ thị phân tử và lai trở lại (MABC), các nhà
chọn giống tại IRRI đã thành công mang lại kết quả trong việc tạo ra các
giống lúa vừa có năng suất cao, vừa có khả năng chống chịu với các điều kiện
phi sinh học bất lợi. Những giống lúa cải tiến này đƣợc tạo ra bằng sự kết hợp
cả hai phƣơng pháp chọn giống truyền thống và hiện đại. Việc chọn giống lúa
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 3 Lớp: K37A- SP Sinh
siêu cao sản có thể thực hiện đƣợc sau khi locut điều khiển tính trạng tăng
năng suất (QTL) đƣợc xác định. Bằng việc sử dụng phƣơng pháp chọn giống
nhờ chỉ thị phân tử và lai trở lại đã góp phần vào công tác chọn tạo giống lúa
năng suất cao.
Với những lý do trên tôi xin thực hiện đề tài: “Xác định chỉ thị phân tử
đa hình giữa giống cho (KC25) và giống nhận (BT7) QTL/gen quy định
tăng số hạt trên bông phục vụ công tác chọn tạo giống lúa cao sản”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xác định các chỉ thị phân tử đa hình giữa giống cho và nhận (KC25 và
BT7) QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông phục vụ công tác
chọn tạo giống lúa cao sản.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1.Ý nghĩa khoa học
Xác định các chỉ thị phân tử đa hình giữa giống cho gen và giống nhận
gen trên 12 NST phục vụ chọn lọc nền di truyền của các cá thể con lai, để làm
cơ sở cho việc chọn tạo các giống lúa năng suất cao.
3.2.Ý nghĩa thực tiễn
Sau khi nghiên cứu xác định đƣợc các chỉ thị cho đa hình giữa giống cho
QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt trên bông KC25 và dòng nhận gen
(BT7) sẽ đƣợc sử dụng để đánh giá xác định kiểu gen ở thế hệ con lai. Kết hợp
với các chỉ thị liên kết chặt tại vị trí QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt
trên bông, các chỉ thị đa hình này sẽ đƣợc sử dụng để đánh giá nền di truyền
của các con lai, tìm ra cá thể mang QTL/gen quy định tính trạng tăng số hạt
trên bông triển vọng.
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 4 Lớp: K37A- SP Sinh
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và vai trò cây lúa
1.1.1. Nguồn gốc của cây lúa
Cây lúa (Oryza Sativa L.) là lọai cây lƣơng thực có lịch sử trồng trọt lâu
đời nhất (7.000 - 10.000) năm.Trung tâm khởi nguyên cây lúa là Trung Quốc
và Ấn Độ (Nam Á). Việt Nam và Nam Á là một trong các vùng trồng lúa cổ
nhất. Ở thế kỉ thứ I cây lúa đƣợc trồng ở Ai Cập, Italia, Tây Ban Nha. Thế kỉ thứ
XV cây lúa đƣợc du nhập vào Bungari, Rumani, Sec… Cho đến thế kỉ XVII cây
lúa đƣợc trồng ở Mỹ và phát triển sang nhiều nƣớc trong khu vực… Hiện nay
cây lúa là cây lƣơng thực có diện tích canh tác lớn thứ 2 trong thế giới.
1.1.2. Vai trò cây lúa
Việt Nam là một trong những nƣớc có nghề truyền thống trồng lúa nƣớc
cổ xƣa nhất thế giới. Nông nghiệp trồng lúa nƣớc vừa đảm bảo an ninh lƣơng
thực quốc gia vừa là cơ sở kinh tế sống còn của đất nƣớc. Dân số nƣớc ta đến
nay hơn 80 triệu ngƣời, trong đó dân số ở nông thôn chiếm gần 80% và lực
lƣợng lao động trong nghề trồng lúa chiếm 70% lực lƣợng lao động cả nƣớc.
Điều đó cho thấy lĩnh vực nông nghiệp trồng lúa thu hút đại bộ phận lực
lƣợng lao động cả nƣớc, đóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân.
1.2. Giới thiệu về QTL và bản đồ QTL
1.2.1. Giới thiệu về QTL
Di truyền tính trạng số lƣợng QTL (Quantitative trait loci) là sự định vị
của gen có ảnh hƣởng lên một tính trạng đƣợc đo lƣờng trên một phạm vi số
lƣợng.
Dựa vào công thức sau:
P= µ + G + e = µ + a +d + i + e
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 5 Lớp: K37A- SP Sinh
QT: Tính trạng số lƣợng (tính trạng thể hiện sự phân bố chuẩn, liên
tục trong quần thể lớn và chƣa qua chọn lọc nào).
P: Đánh giá kiểu hình (sự đo lƣờng hiệu quả của các cá thể).
G: Ảnh hƣởng kiểu gen (ảnh hƣởng của yếu tố di truyền, kiểm soát
kiểu hình, đƣợc đo lƣờng thông qua độ lệch với giá trị trung bình
quần thể).
a: Ảnh hƣởng tính cộng (một phần của ảnh hƣởng môi trƣờng).
d: Độ lệch tính trội (ảnh hƣởng kiểu gen không có sự tham gia của
[a], ảnh hƣởng tƣơng tác giữa hai alen trong cùng locut).
i: Epistasis (ảnh hƣởng tƣơng tác giữa 2, 3 hay nhiều locut).
e: Sai lệch trong liên kết [Linkage disequilibrum] (các locut không
thể kết hợp ngẫu nhiên để tạo ra sự tăng, hoặc giảm kiểu gen nào
đó, do sự liên kết quá chặt hoặc yếu tố khác, so với trƣờng hợp
nó không liên kết. Mức độ sai lệch trong liên kết đƣợc xác định
bằng mức độ liên kết, sự chọn lọc,vv…)[14].
1.2.2. Bản đồ QTL
Bản đồ QTL (quantitative trait loci) đƣợc áp dụng trong trƣờng hợp
những tính trạng mục tiêu do đa gen điều khiển (ví dụ nhƣ tính chống chịu
mặn, chịu hạn…). Di truyền số lƣợng truyền thống không thể phát hiện QTL
trên những locut riêng biệt gắn với tính trạng số lƣợng đang nghiên cứu, vị trí
của nó trên NST và liên kết của nó với những gen khác. Bản đồ di truyền
phân tử với mật độ cao số lƣợng marker phủ trên toàn bộ nhiễm thể trong gen
cây trồng sẽ cung cấp cho chúng ta công cụ có khả năng nghiên cứu tính trạng
di truyền số lƣợng phức tạp, định vị gen trên NST, và xác định các gen mục
tiêu liên kết với gen khác.
Mục tiêu cơ bản của bản đồ QTL là tìm hiểu cơ sở di truyền của những
tính trạng số lƣợng bằng cách xác định số lƣợng, các vị trí, những ảnh hƣởng
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 6 Lớp: K37A- SP Sinh
của gen, và hoạt động của những locut bao gồm tƣơng tác gen (epistasis) và
tƣơng tác QTL x E (môi trƣờng). Một mục đích khác của bản đồ QTL là xác
định những marker mang tính chẩn đoán đối với những kiểu hình đặc thù nào
đó, sao cho việc áp dụng MAS trở nên có hiệu qủa, phục vụ yêu cầu chọn
dòng (giống) chống chịu khô hạn, chống chịu mặn, v.v Mục tiêu lâu dài của
thí nghiệm về bản đồ QTL là nhân bản các gen điều khiển tính trạng số lƣợng
vô cùng phức tạp, thông qua tiếp cận kỹ thuật “map-based cloning”.
Nguyên tắc lập bản đồ QTL với marker phân tử ADN là phát hiện cho
đƣợc những kết hợp giữa marker và tính trạng trên cơ sở liên kết gen, thông
qua các phƣơng pháp bố trí thí nghiệm và phƣơng pháp phân tích thống kê
chính xác. Các phƣơng pháp phân tích thống kê phải đáp ứng yêu cầu chính
xác, đáng tin cậy, thông qua phân tích từng marker đơn, phân tích bản đồ cách
quãng, và mô hình tuyến tính.
1.3. Chỉ thị phân t, tính ƣu việt và ứng dụng
1.3.1. Khái niệm
Chỉ thị phân tử là một đặc điểm phân tử hay đặc điểm hóa học có khả
năng định lƣợng và di truyền nhƣ nhân tố Mendel [5]. Chỉ thị phân tử có thể
hiểu đơn giản nhƣ các cột mốc nằm trên trình tự ADN trong hệ gen. Sự hiện
diện của các cột mốc và khoảng cách tƣơng đối giữa chúng phản ánh mức độ
biến dị giữa các cá thể, giống hay một loài trong quần thể. Sinh vật
có khả năng nhân bản ADN của chúng với độ chính xác cao nhƣng có nhiều
cơ chế xảy ra có thể làm biến đổi cấu trúc ADN, đơn giản nhƣ các cặp bazơ
hay phức tạp nhƣ đảo đoạn, chuyển đoạn hoặc mất đoạn Do đó chỉ thị phân
tử đƣợc xem là công cụ cực kì hiệu quả trong việc đánh giá tính đa dạng sinh
học phục vụ cho công tác chọn tạo giống cây trồng.
Chỉ thị phân tử cho phép xác định đƣợc các chỉ tiêu trực tiếp của kiểu
gen thông qua việc xác định các trình tự nhất định của các gen hay các trình
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 7 Lớp: K37A- SP Sinh
tự đặc hiệu liên kết chặt với các gen mang các tính trạng mong muốn. Bằng
việc sử dụng các chỉ tiêu phân tích trực tiếp kiểu gen, khắc phục ảnh hƣởng
của các yếu tố môi trƣờng, theo dõi và phát hiện đƣợc các gen mong muốn,
sự biến đổi của chúng qua các thế hệ khi chƣa có sự biểu hiện ra kiểu hình.
Điều này giúp công tác chọn tạo giống một cách chính xác, rút ngắn thời gian
và chi phí.
Chỉ thị phân tử ADN rất phong phú do sự đa dạng của ADN, có tính ổn
định và không lệ thuộc vào các yếu tố môi trƣờng cũng nhƣ giai đoạn phát
triển của sinh vật.
Một chỉ thị ADN lý tƣởng phải đạt các yêu cầu sau: Bản chất cho đa
hình cao, di truyền đồng trội, xuất hiện nhiều trong gen, dễ tiếp cận, phân tích
nhanh và dễ dàng. Tuy nhiên, gần nhƣ không thể tìm thấy một chỉ thị phân tử
nào có thể thỏa mãn tất cả những điều kiện trên. Tùy thuộc vào những nghiên
cứu mà ngƣời ta sử dụng một hệ thống chỉ thị thỏa mãn đƣợc một số điều kiện
trên [1].
Chỉ thị phân tử đƣợc chia làm 3 loại chính:
- Chỉ thị dựa trên cơ sở lai ADN hay chỉ thị RFLP (Restriction
Fragment Length Polymorphism - Đa hình chiều dài mảnh phân cắt giới hạn)
- Các chỉ thị dựa trên kỹ thuật PCR:
+ Chỉ thị RAPD (Randomly Amplified Polymorphic ADN - Đa hình
các đoạn ADN khuếch đại ngẫu nhiên).
+ Chỉ thị AFLP (Amplified Fragment Length Polymorphism - Đa hình
chiều dài các đoạn ADN nhân bản chọn lọc).
+ Chỉ thị STS (Sequence Tagged Site - Xác định vị trí trình tự đã đƣợc
đánh dấu).
+ Chỉ thị CAP (Cleaved Amplification Polymorphisms - Đa hình độ dài
mảnh cắt giới hạn).
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 8 Lớp: K37A- SP Sinh
+ Chỉ thị RGA (Resistance Gene Analog - Vùng tƣơng đồng gen kháng).
- Chỉ thị dựa trên cơ sở những chuỗi có trình tự lặp lại:
+ Chỉ thị SSR (Simple sequence repeats - Lặp lại những trình tự đơn giản).
1.3.2. Tính ưu việt của chỉ thị phân tử
Trong những năm gần đây việc nghiên cứu hệ gen sinh vật sử dụng các
chỉ thị phân tử đƣợc phát triển ma
̣
nh me
̃
. Trên rất nhiều loại cây trồng ngƣời
ta đã thiết lập đƣợc bản đồ chi tiết về các chỉ thị ADN liên kết với nhiều gen
quy định các tính trạng nông sinh học khác nhau trên cơ sở đó đã tiến hành
chọn lọc gián tiếp dựa trên các chỉ thị phân tử này. Nhờ vào những ƣu điểm
của chỉ thị phân tử:
+ Tìm và phát hiện những cá thể có chứa một gen nhất định nào đó
trong quần thể đang phân ly, trên cơ sở tìm sự có mặt của một đoạn ADN
đánh dấu nào đó liên kết chặt với gen đó chứ không phải dựa vào kiểu hình
của nó.
+ Đánh giá từng cá thể trong quần thể ở bất kỳ giai đoạn sinh trƣởng
nào, trong bất kỳ môi trƣờng hay điều kiện môi trƣờng đánh giá nào, cùng
một lúc đánh giá đƣợc nhiều tính trạng khác nhau trên một cá thể sinh vật.
+ Loại trừ đƣợc ảnh hƣởng của mối tƣơng tác giữa các alen khác nhau
của một locut hoặc giữa các locut khác nhau lên sự biểu hiện tính trạng.
+ Tăng đƣợc hiệu quả và độ chính xác của chọn lọc, đặc biệt đối với
những tính trạng khó biểu hiện ra kiểu hình.
+ Giúp cho nhà chọn giống phân biệt đƣợc sự sai khác rất nhỏ giữa hai
cá thể sinh vật có họ hàng gần nhau, thậm chí khác nhau chỉ do đột biến nhỏ
hoặc cây tái tổ hợp, phân biệt đƣợc giữa các alen, các chủng sinh lý gây bệnh.
1.3.3. Ứng dụng của chỉ thị phân tử
+ Một trong những ứng dụng quan trọng của chỉ thị phân tử là lập
bản đồ di truyền. Bản đồ di truyền hiện đại đƣợc thiết lập dựa trên cơ sở các
loại chỉ thị phân tử ADN (các chỉ thị RFLP, STS, SSR, RAPD, AFLP ).
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 9 Lớp: K37A- SP Sinh
Trong quá trình giảm phân, các gen trên cùng NST thƣờng đƣợc phân ly cùng
nhau nhƣ một nhóm liên kết gen. Tuy nhiên, sự liên kết này không hoàn toàn
do kết quả của quá trình trao đổi chéo giữa các NST tƣơng đồng. Kết quả của
hiện tƣợng này là sự tái tổ hợp giữa các gen trong một cặp NST. Tần số trao
đổi chéo giữa hai gen nào đó phản ánh khoảng cách tƣơng đối giữa chúng.
Nhƣ vậy, bản đồ di truyền của NST biểu thị vị trí tƣơng đối của các gen. Sự
liên kết của những gen nằm trên cùng một NST đƣợc trình bày thành một bản
đồ liên kết hay bản đồ NST thể hiện trình tự tuyến tính của các gen dọc theo
NST với khoảng cách giữa các gen liền kề tỉ lệ thuận với tần số tái tổ hợp
giữa chúng. Đơn vị khoảng cách trong bản đồ liên kết đƣợc coi là đơn
vị bản đồ, nó đƣợc xác định bằng phần trăm (%) tần số tái tổ hợp, trong đó
1cM tƣơng đƣơng với 1% tái tổ hợp. Bản đồ di truyền hiện đại đƣợc lập trên
cơ sở sự liên kết giữa các chỉ thị phân tử với các gen kiểm soát các tính trạng
nghiên cứu. Sự có mặt của gen quan tâm trong các cá thể đƣợc biểu hiện
ở kiểu hình. Các chỉ thị ADN đồng phân ly với các gen là những chỉ thị liên
kết gen. Khoảng cách giữa các chỉ thị và gen đƣợc thể hiện bằng tần số tái
tổ hợp giữa chúng.
+ Nghiên cứu sự đa dạng di truyền của quần thể, xác định mối quan hệ
họ hàng giữa các cá thể trong quần thể từ đó lựa chọn ra các cặp bố mẹ có khả
năng cho ƣu thế lai cao phục vụ cho công tác chọn tạo giống.
+ Sử dụng các chỉ thị phân tử liên kết với tính trạng quan tâm để phát
hiện tính trạng đó trong quần thể, từ đó lựa chọn đúng cá thể mang kiểu gen
quy định tính trạng mong muốn.
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.4.1.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo trên thế giới
Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới từ năm 2010 đến năm 2015 đã
có sự thay đổi đáng kể về sản lƣợng. Tuy có nhiều bất ổn do thời tiết không
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 10 Lớp: K37A- SP Sinh
thuận lợi nhƣng châu Á vẫn là khu vực sản xuất đƣợc tới 90,3% tƣơng đƣơng
với 435/481 triệu tấn gạo trong tổng số sản lƣợng lúa gạo của thế giới năm
2015. Trong đó, các nƣớc: Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan và Việt Nam là
những nƣớc dẫn đầu về sản lƣợng lúa gạo ở khu vực.
Gần đây, nhập khẩu gạo của các quốc gia châu Phi khoảng 10,5 triệu
tấn, giảm 2% so với năm 2010. Nguyên nhân giảm nhập khẩu gạo đó là hầu
hết chính phủ các quốc gia này quan tâm sản xuất trong nƣớc làm sản lƣợng
lúa nội địa tăng lên. Quốc gia nhập khẩu nhiều gạo nhất châu Phi là Nigeria
đặt mục tiêu năm 2020 có thể tự cung về gạo và nâng mức thuế nhập khẩu
gạo vào quốc gia này. Điều này sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu gạo Việt Nam
và chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ các nƣớc có nguồn cung cấp gạo dồi dào
nhƣ Thái Lan, Ấn Độ và các quốc gia khác.
Tại các nƣớc Mỹ La tinh nhập khẩu khoảng 3,7 triệu tấn năm 2012 tăng
8% so với năm 2010 do sản lƣợng gạo một số nƣớc có xu hƣớng giảm nhƣ:
Braxin, Haiti, Panama, Đối với việc xuất khẩu gạo vào châu Âu thì khó
khăn hơn vì các quốc gia này tăng cƣờng các biện pháp nghiêm ngặt hơn. Đặc
biệt là gạo và các sản phẩm từ gạo có nguồn gốc Trung Quốc.
1.4.1.2. Nghiên cứu về chỉ thị phân tử trên thế giới
Việc sử dụng chỉ thị phân tử trong nghiên cứu di truyền và phục vụ cho
công tác chọn giống cây trồng đang đƣợc nhiều phòng thí nghiệm trên thế
giới triển khai rộng rãi. Nhiều bản đồ phân tử cùng vị trí các gen kiểm soát
các tính trạng khác nhau đã đƣợc định vị thay thế các phƣơng pháp đánh giá
theo hình thái cổ điển thông thƣờng [17 - 18]. Các nhà khoa học ở Trƣờng
Đại học Tổng Hợp Cornel (Mỹ) là những ngƣời đầu tiên định vị hàng loạt các
chỉ thị phân tử RFLP trên bản đồ di truyền ở lúa. Trong chƣơng trình gen lúa
do Nhật Bản chủ trì, các nhà khoa học đã phát hiện và tách dòng hơn 3.000
đoạn ADN bổ trợ. Đến nay đã có khoảng chục nghìn chỉ thị phân tử SSR (vệ
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 11 Lớp: K37A- SP Sinh
tinh) ở lúa đã đƣợc phát hiện và thiết kế, trong đó có nhiều chỉ thị liên kết với
gen có ý nghĩa kinh tế quan trọng [18]. Hiện nay có khoảng 20 gen chính
kháng bệnh bạc lá, 30 gen kháng đạo ôn, 12 gen kháng rầy nâu, và một số
QTL kháng đạo ôn đã đƣợc phát hiện [6 - 12]. Ngoài ra gen thơm của giống
Jasmine, gen điều khiển tính trạng hạt dài, gen điều khiển thời gian sinh
trƣởng và nhiều gen và QTL có liên quan đến các tính trạng khác của cây lúa
nhƣ chịu mặn, chịu hạn, chịu độc nhôm, chịu thiếu phốt-pho, bất dục đực
nhân nhậy cảm quang chu kỳ, bất dục đực nhân nhạy cảm với nhiệt độ, gen
tƣơng hợp rộng cũng đƣợc phát hiện hay đƣợc lập bản đồ phân tử để đƣa
vào sử dụng trong chọn giống. Nhiều chỉ thị phân tử liên kết với các gen trên
đã đƣợc phát hiện bởi các tác giả trong nƣớc [3 - 6].
Một trong những ứng dụng quan trọng của chỉ thị phân tử là xác định
chỉ thị phân tử liên kết QTL/gen và lập bản đồ QTL/gen. Với sự ra đời của
hàng loạt các kỹ thuật chỉ thị phân tử đã cho phép xác định những QTL liên
kết đến các tính trạng nông sinh học, yếu tố cấu thành năng suất. Trong
nghiên cứu xác định chỉ thị phân tử và lập bản đồ QTL/gen điều khiển một
tính trạng năng suất hay yếu tố cấu thành năng suất. Đây là một việc làm khó
vì năng suất hay yếu tố cấu thành năng suất là tính trạng di truyền số lƣợng,
nó là tổ hợp tính trạng nhƣ: Số hạt chắc trên bông, số bống trên khóm, khối
lƣợng nghìn hạt. Những nằm gần đây, nhiều QTL/gen quy định tính trạng cấu
thành năng suất đã đƣợc xác định trên rất nhiều các quần thể từ các tổ hợp lai
giữa giống hay các loài phụ. QTL/gen năng suất và yếu tố cấu thành năng suất
đƣợc xác định trên tất cả các nhiễm sắc thể của lúa.
Gần đây, Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế (IRRI) đã tập chung nghiên
cứu và đã khắc phục đƣợc một số nhƣợc điểm của các giống lúa trong đó có
giống IR8. Những giống lúa cải tiến này có tên “siêu lúa”. Đang đƣợc tiếp tục
nghiên cứu nhằm quy tụ nhiều tính trạng kinh tế vào 1 giống [13].
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 12 Lớp: K37A- SP Sinh
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.4.2.1. Tình hình sản xuất, xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam
Lúa gạo là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực trong ngành nông nghiệp
của Việt Nam và là một trong những nƣớc có diện tích gieo trồng và sản
lƣợng lúa gạo cao nhất thế giới. Năm 2010 Việt Nam sản xuất đƣợc 39,710
triệu tấn thóc, xuất khẩu khoảng 6,493 triệu tấn đứng thứ 2 trên thế giới về
xuất khẩu gạo sau Thái Lan. Năm 2011 sản xuất lúa gạo đạt 41,5 triệu tấn,
xuất khẩu trên 7 triệu tấn. Năm 2012 diện tích đất trồng lúa cả nƣớc tăng 117
nghìn ha so với năm 2011, đạt khoảng 7,76 triệu ha, năng suất bình quân đạt
56,6 tạ/ha và tổng sản lƣợng lúa ƣớc đạt khoảng 43,96 triệu tấn, xuất khẩu
khoảng 7,8 triệu tấn đứng thứ hai thế giới sau Ấn Độ (9,5 triệu tấn). Năm
2013, sản lƣợng lúa tăng so với năm 2012 và đạt hơn 44 triệu tấn; xuất khẩu
khoảng 9,6 triệu tấn đứng thứ 3 thế giới chỉ sau Ấn Độ và Thái Lan. Nhƣ vậy,
kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam không ngừng tăng lên, thị trƣờng xuất
khẩu gạo không ngừng đƣợc mở rộng, góp phần đƣa nền kinh tế Việt Nam
vƣợt qua khó khăn, tạo sự ổn định về kinh tế, chính trị, xã hội. Xuất khẩu gạo
có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và là
công cụ để đƣa đất nƣớc hội nhập vào nền kinh tế quốc tế.
1.4.2.2. Nghiên cứu về chỉ thị phân tử ở Việt Nam
Việc ứng dụng chỉ thị phân tử trong việc đánh giá nguồn gen và vật liệu
phục vụ chọn tạo giống cũng đƣợc triển khai và thu đƣợc những kết quả khả
quan. Tại một số Viện nghiên cứu và trƣờng (Viện Di truyền Nông nghiệp,
Viện Công nghệ Sinh học, viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long ) đã triển
khai sử dụng chỉ thị phân tử để phát hiện gen kháng bệnh và lập bản đồ gen
kháng bạc lá đối với cây lúa [9]. Đã có những báo cáo về ứng dụng chỉ thị
phân tử trong chọn tạo giống lúa kháng bệnh bạc lá, và đã có một số dòng
kháng có triển vọng đƣợc tạo ra bằng kĩ thuật này [11].
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 13 Lớp: K37A- SP Sinh
Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã bắt đầu sử dụng chỉ thị
phân tử để xác đinh lập bản đồ và chuyển những gen kháng đạo ôn vào những
giống có tính trạng ƣu việt. Các nhà khoa học đã phân tích phân tử ADN của
các dòng lúa chọn lọc đã phát hiện dòng B12 mang đoạn ADN dài 1200bp là
đoạn ADN liên kết chặt với gen kháng Pi-2(t) và dòng B12 kháng 100% với 4
loài nấm lây bệnh [2].
Ở Việt Nam việc nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống
kháng rầy nâu, lần đầu tiên đƣợc tiến hành tại Viện lúa Đồng Bằng Sông Cửu
Long, các nhà khoa học đã sử dụng STS để phân tích sự du nhập gen kháng
rầy nâu từ loài hoang dại O. australiensis vào giống lúa trồng O. sativa L
[13]. Bên cạnh đó, các nhà khoa học đã lập bản đồ phân tử cho 3 gen kháng
rầy nâu bphX, bph4, bph6 và phát hiện đƣợc một loạt phân tử SSR liên kết
gần với các gen kháng đó. Ngoài ra, Nguyễn Thị Lang với sự cộng tác của các
tác giả thuộc Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI đã thành công trong việc lập
bản đồ gen kháng bph10- 1 gen kháng tốt đối với bệnh bạc lá của cây lúa ở
Đông Bằng Sông Cửu Long [9].
Những nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn giống ( kỹ thụât
sinh học phân tử ) thực tế đã đƣợc triển khai từ những năm cuối của thế kỷ
trƣớc tại một số viện nghiên cứu và trƣờng đại học. Tuy nhiên, các kỹ thuật
công nghệ này mới thực sự phát triển và đƣợc áp dụng rộng rãi trong nghiên
cứu vào những năm gần đây. Phần lớn các nghiên cứu xác định chỉ thị liên kết
gen và lập bản đồ gen của các tác giả Việt Nam đƣợc tiến hành trên đối tƣợng
cây lúa trong khuôn khổ các dự án nghiên cứu và dự án hợp tác quốc tế.
Nghiên cứu về đa dạng di truyền và lập bản đồ gen, QTL bằng việc sử dụng
chỉ thị RAPD, RGA, SSR, AFLP, RFLP là những công cụ hữu hiệu trợ giúp
đắc lực cho chọn giống truyền thống. Việc ứng dụng chỉ thị phân tử trong
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 14 Lớp: K37A- SP Sinh
việc đánh giá nguồn gen và vật liệu phục vụ chọn tạo giống cũng đƣợc triển
khai và thu đƣợc những kết quả khả quan.
Trong thời gian qua Việt Nam đã có những thành tựu đáng kể trong
chọn tạo giống lúa:
- Nghiên cứu các giống lúa phẩm chất cao phục vụ Đồng Bằng Sông
Cửu Long của Viện nghiên cứu lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long với phƣơng
pháp ứng dụng công nghệ sinh học (marker phân tử, nuôi cấy túi phấn) kết
hợp với khảo nghiệm đồng ruộng để chọn tạo giống lúa ngắn ngày, năng suất
cao, chất lƣợng gạo tốt nhƣ: OM1490, OM2517, OM3536, OM2717,
OM2718, OM3405, OM4495, OM4498, OM2514 trồng rộng rãi ở vùng sản
xuất ngập lũ Đồng Bằng Sông Cửu Long [15].
- Phân tích QTL (Quantitative Trait Loci) tính trạng chống chịu mặn
của cây lúa của Viện nghiên cứu lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long dùng
phƣơng pháp marker RFLP, microsatellite phân tích bản đồ di truyền của tổ
hợp lai IR 28/ Đốc Phụng xác định marker RM223 liên kết vơi gen chống
chịu mặn với khoảng cách di truyền 6,3cm NST số 8 ở giai đoạn mạ [15].
- Áp dụng chỉ thị phân tử để chọn giống lúa kháng bệnh bạc lá của Viện
nghiên cứu lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long dùng phƣơng pháp chỉ thị marker
kết hợp với chọn giống truyền thống thanh lọc và đánh giá kiểu hình, kiểu gen
các giống lúa mùa địa phƣơng xác định gen kháng bạc lá Xa5, Xa13 trên NST
số 5, 8 và việc liên kết các gen mục tiêu làm tăng tính kháng rộng của giống
lúa [15].
Khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Triệu Thị Lan
Khoa Sinh – KTNN 15 Lớp: K37A- SP Sinh
CHƢƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
2.1.1. Giống (BT7)
2.1.1.1. Giới thiệu về lúa BT7
Là giống lúa thuần nhập nội từ Trung Quốc vào các thập niên 90. Giống
lúa thuần Bắc Thơm ( BT7 ) đƣợc gieo trồng rộng rãi đặc biệt ở các tỉnh miền
Bắc khu vực Nam Đinh, Thái Bình. Đối với Thái Bình giống lúa BT7 đã gắn
bó với nông dân trên 20 năm, ngày càng đƣợc mở rộng diện tích. Từ vài sào
cấy năm 1992, đến nay có vụ, diện tích cấy giống BT7 chiếm tới 50-60% tổng
diện tích lúa; có xã gieo cấy trên 90% diện tích trong vụ xuân nhƣ Giao Tiến
(Giao Thủy), Xuân Kiên (Xuân Trƣờng), Nghĩa Minh (Nghĩa Hƣng) Chƣa
xây dựng thành thƣơng hiệu nhƣng ngƣời tiêu dùng ở các tỉnh, thành phố phía
Bắc nhƣ Hà Nội, Hải Phòng luôn tìm mua loại gạo BT7 Nam Định đƣợc gọi
là "tám ngắn ngày Nam Định", "gạo thơm Nam Định”. Hiện 65-70% diện tích
cấy lúa chất lƣợng cao của tỉnh ở cả 2 vụ trong năm đƣợc gieo cấy bằng giống
lúa BT7. Với nhiều ƣu điểm nhƣ: hạt thóc thành phẩm vàng óng, hạt gạo nhỏ,
trong, dài, cơm thơm, mềm, vị đậm, dẻo mà dai. Theo tính toán của nông dân,
cấy giống BT7 luôn cho hiệu quả kinh tế cao. Nếu bảo đảm an toàn sâu bệnh,
giống lúa BT7 đạt năng suất 180-200 kg/sào, giá bán gấp 1,5 lần so với thóc,
gạo tẻ thƣờng [13].
2.1.1.2. Đặc tính sinh học
Giống (BT7) đƣợc dùng làm dòng nhận với những đặc tính sinh học sau:
- BT7 là giống lúa có thể gieo cấy đƣợc trong cả 2 vụ, thời gian sinh
trƣởng ở trà Xuân muộn là 135 - 140 ngày, ở trà Mùa sớm là 115 - 120 ngày.
- Chiều cao cây: 90 - 95 cm.