Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phê phán thái độ thờ ơ ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha tình đoàn kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.46 KB, 3 trang )

Phê phán thái độ thờ ơ ghẻ lạnh đối với con người cũng quan
trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha tình đoàn kết
September 5, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh đối với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha, tình
đoàn kết.
Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Gợi ý
1. Giải thích vấn đề cần nghị luận
- Lòng vị tha và tình đoàn kết: sự quan tâm, chia sẻ, tha thứ, giúp đỡ những người chung quanh.
- Thái độ thờ ơ, lạnh nhạt đối với con người: thái độ vô cảm trước những nỗi đau, sự vất vả, khốn khó của những người chung
quanh.
-> Nghĩa cả câu: Nêu hai mặt của một vấn đề, có liên quan chặt chẽ với nhau, đều quan trọng và cần thiết như nhau.
2. Tạỉ sao phê phán thái độ thờ ơ, lạnh nhạt với con người cũng quan trọng và cần thiết như ca ngợi lòng vị tha và tình đoàn kết?
- Tác dụng của việc ca ngợi:
+ Có tác dụng biểu dương, nêu gương tốt cho người khác.
+ Việc ca ngợi có phần dễ hơn.
- Tác dụng của sự phê phán:
+ Trong cuộc sống hiện đại; thái độ lạnh nhạt thờ ơ ngày càng nhiều, diễn ra ở nhiều nơi: trong gia đình, ngoài xã hộỉ…
+ Giúp người khác nhận biết cái xấu, cái ác, không bắt chước.
+ Phê phán là cách bộc lộ thái độ không đồng tình; có phê phán mới thấy được vẻ đẹp của lòng vị tha, sự cần thiết của tình đoàn
kết.
3. Ý nghĩa của vấn đề nghị luận
- Trong hoàn cảnh xã hội hiện nay.
- Trong gia đình
- Trong nhà trường, đoàn thể.
4. Suy nghĩ riêng của bản thân về vấn đề nghị luận
- Đồng tình / Phản đối. .
- Phạm vi vấn đề còn có thể mở rộng thêm.
Bài làm
“Bạn có cười với ai đó hôm nay chưa?”.
Đó là câu trả lời của một nhà tâm lí học, khi nhiều người hỏi ông rằng, “Làm thế nào để tâm hồn bớt chai sạn trong thế giới hiện


nay?”.
Lí do để nhà tâm lí học đó hỏi ngược lại những người không khó để chúng ta đoán được. Đó không chỉ là một câu hỏi mà đó là cả
một lời khuyên.
Mọi sự vật, sự việc đều có hai mặt của nó.
Hai mặt đó hoàn toàn đối lập với nhau nhưng lại cùng tồn tại song song với nhau, không thể tách rời.
Kinh tế ngày càng phát triển, khoa học kĩ thuật ngày càng nâng cao, cuộc sống con người cũng trở nên hiện đại và tiện nghi hơn.
Thế nhưng, song song với điều đó, khi giá trị của vật chất tăng lên cũng là lúc con người mât dần những giá trị tinh thần. Nhịp
điệu nhanh, gấp của cuộc sống khiến con người có khi quên cả những gì bản thân mình thật sự cần, họ chỉ mải mê chạy theo
miếng cơm manh áo. Phải vậy thôi, để tồn tại. Và việc đó đồng nghĩa với việc họ lờ đi, ít quan tâm đến những mối quan hệ xã hội
hoặc thậm chí là những mối quan hệ trong gia đình. Họ dần nhận ra tâm hồn họ bắt đầu trở nên chai sạn, hoặc nặng hơn, họ trở
nên thờ ơ, ghẻ lạnh với mọi người chung quanh.
Đó chính là tình huống mà tất nhiên rất nhiều con ngựời trong thế giới hiện đại, mà đặc biệt là ở phương Tây gặp phải.
Họ bị mắc một căn bệnh, một căn bệnh không dễ gì phát hiện, và khi đã phát hiện được thì không thể dễ dàng chữa khỏi, đó là
bệnh “vô cảm”, hay nói cách khác, là thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh trước nỗi đau của người khác, ở mức độ có thể chỉ là lạnh lùng, ngại
giao tiếp quá thân mật với người khác. Ở mức độ nặng hơn thì có thể thấy người khác gặp nạn mà không giúp đỡ xem như là
chuyện thiên hạ, không phải là chuyện của mình.
Một nhà vãn Châù Á khi được mời sang Mĩ dự hội thảo văn chương, anh đã rất ngạc nhiên khi mọi người lạnh lùng, quá sòng
phẳng. Anh kể lại rằng khi vào thang máy, anh hỏỉ một phụ nữ đi cùng muốn lên tầng nào để anh nhấn phím giúp, vậy mà cô ta
nhìn anh như nhìn quái vật. “Có lẽ ở Mĩ người ta thích làm mọi việc không cần tới sự giúp đỡ của người khác thì hơn”, anh chua
chát kết luận.
Trong cuộc sống hằng ngày, thật không khó để chúng ta phát hiện ra những ai đang bi bệnh “vô cảm”.
Một phụ nữ đang mang thai lên xe buýt, xe đã hết chỗ, chị phải đứng suốt mười lăm phút cho đến trạm dừng mà không ai nhường
ghế cho chị.
Một bà cụ gánh hàng qua đường, bị một tay phóng nhanh quẹt phải, gánh hàng đổ hết, vậy mà không có giúp bà đứng lên, chứ
đừng nói có ai dọn gánh hàng giúp bà.
Phải chăng bây giờ, chính người Việt Nam ta lại đi ngược lại với truyền thống “Thương người như thể thương thân” của ông cha
ta ngày xưa?
Câu trả lời có thể là “Đúng vậy”, nếu chúng ta không lên án, phê phán lối sống chai sạn, thờ ơ như thế. Việc này cũng quan trọng
và cần thiết như việc ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết.
Lòng vị tha, tình đoàn kết, hay lòng thương người, sẵn sàng giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn chính là một trong những

truyền thống quý báu, đáng tự hào nhất của ngứời Việt Nam.
“Lá lành đùm lá rách”. Mỗi khi có thiên tai, bão lũ, đồng bào ta tích cực vận động, quyên góp giúp đỡ người bị nạn.
Người Việt Nam ta lại nổi tiếng thân thiện, và nụ cười Việt chính là một trong những đặc trưng khiến cho du khách nước ngoài
cảm thấy gần gũi, thân thuộc với đất nước chúng ta.
Thế nhưng, nếu không ngăn chặn những lốỉ sống thờ ơ, ghẻ lạnh đang ngày càng phổ biến và duy trì những truyền thống tương
thân tương ái thì những giá trị tinh thần sẽ dễ dàng bị những giá trị vật chất (tầm thường) lấn át.
Cuộc sống cũng có hai mặt.
Chúng ta không chỉ nên ca ngợi cái đẹp mà không phê phán cái xấu. Bởi lẽ, cái đẹp và cái xấu luôn tồn tại song song với nhau,
đối lập nhau, và có khi cái xấu có thể lấn át cái đẹp. Do đó, lối sống thờ ơ, ghẻ lạnh cần phải bị phê phán thì mới có thể mở
đường cho những giá trị tốt đẹp khác lên ngôi.
Cái nhìn một chiều luôn là cái nhìn hạn chế Bên cạnh việc thấy cái tốt, chúng ta cũng phải thấy cả cái xấu thì mới có thể tránh xa
được cái xấu và phấn đấu cho cái tốt.
Phê phán thái độ thờ ơ, ghẻ lạnh và ca ngợi lòng vị tha, tình đoàn kết giúp cuộc sống con người thêm tốt đẹp, xã hội thêm phát
triển, thế giới tràn ngập tình thương, bớt đi những áp lực, nỗi đau do chính con người gây ra cho nhau.
Tuy nhiên, không chỉ phê phán hay ca ngợi mà cuộc sống con người có thể tốt đẹp lên một sớm một chiều. Thành công đòi hỏi ở
cả hai mặt: lời nói và hành động. Chúng ta còn phải hành động! Hành động để làm cho cuộc sống thêm nhiều tình thương, bớt đi
sự thờ ơ.
Xu hướng của xã hội phương Tây ngày nay, sau khi đã đạt được những thành tựu về kinh tế, là bớt coi trọng vật chất, trở về với
những giá trị tinh thần. Có thể dễ dàng kiểm chứng qua sự thành công vang dội của bộ sách nổi tiếng Chicken soup for the souls.
Chỉ là những câu chuyện, những bài học nhỏ trong cuộc sống nhưng lại có những giá trị tinh thần to lớn. Và chính những người
phương Tây bắt đầu nhận ra rằng chính mình đã quá thờ ơ với cuộc sông xung quanh ấy lại muốn hành động, từ những quyển
sách đó để rút ra những việc làm cần thiết để tạo dựng những mối quan hệ tốt đẹp hơn. Chẳng nhẽ với xã hội phương Đông
chúng ta – nơi mà giá trị tinh thần được vun đắp và duy trì suốt mấy ngàn năm – lại không thể thực hiện được điều đó?
Chúng ta làm được.
Tôi tin điều đó.
Tôi tin. Bởi tôi còn thấy một em bé dắt một bà cụ qua đường. Bởi khi tôi bị ngã xe đạp vẫn có những người bạn tốt bụng chạy
đến đỡ tôi dậy và chở tôi về nhà. Bởi tôi vẫn nhận ra sự tích cực của các bạn trong lớp tôi khi thực hiện phong trào “Quỹ heo đất
tấm lòng vàng” do Đoàn trường phát động.
Và có cả những điều nhỏ hơn để chúng ta bắt đầu từ đó làm cho những mối quan hệ quanh ta trở nên tốt đẹp. Hãy mở lòng mình
ra! Hãy đón nhận tình cảm và cho đi tình thương! Hãy thân thiện với những ai chưa đủ can đảm để mở lòng mình! Hãy nở một

nụ cười với ai đó hôm nay!
Cách tốt nhất làm cho cuộc sống trở nên tươi đẹp là tự mình vun trồng những mối quan hệ.
Bạn có cười với ai đó hôm nay chưa?
Read more: />thiet-nhu-ca-ngoi-long-vi-tha-tinh-doan-ket/#ixzz3me8O383G

×