Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.41 KB, 2 trang )
Tiểu thuyết là sự thực ở đời
September 13, 2014 - Chuyên mục: Văn mẫu THPT - Tác giả: qt
Đề bài: Trong một bài bút chiến với nhóm Tự lực văn đoàn, Vũ Trọng Phụng viết: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu
thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí hướng như tôi muốn tiểu thuyết là sự thực ở đời”. (Báo Tương lai số 9, ngày 25 – 3
-1937). Hãy giải thích và bình luận ý kiến trên.
Ai cũng biết văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực khách quan của cuộc sống nhưng ngay trong quá trình phát triển của
chính mình, nhiều khi văn học đã tự đi chệch khỏi con đường của mình. Sự bất đồng quan điểm giữa các khuynh hướng văn học
không ít lần gây xôn xao, thậm chí gay gắt. Thực vậy, trên báo Ngày nay, số năm mới, có đăng bài của Nhất Chi Mai phê phán
gay gắt Vũ Trọng Phụng có thứ “văn chương dăm uế là nhìn đời với “cặp kính đen”, “bộ óc đen” nên nguồn văn cũng đen và nhà
văn của khuynh hướng hiện thực này trả lời một cách đanh thép trong bài “Để đáp lại lời báo “Ngày nay”: Dâm hay không dâm”
(Tương lai số 9). Ông đưa ra quan niệm của mình: “Các ông muốn tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết. Tôi và các nhà văn cùng chí
hướng muốn tiểu thuyết là sự thật ở đời”.
Vũ Trọng Phụng xuất hiện trên đài văn chương Việt Nam như một cây bút trẻ có tài. Ông viết sớm, dồi dào và nhanh chóng nổi
tiếng, là một đại diện tiêu biểu nhất của trào lưu văn học hiện thực phê phán trước Cách mạng. Tiếng nói của ông thường là tiếng
nói căm hờn tố cáo cái xã hội chó đểu, đầy rẫy những thối tha. Như ai đó đã nói “khi tôi viết là tôi cảm tháy đau một cái gì đó”.
Vũ Trọng Phụng nhìn đời đúng như cuộc sống đang diễn ra trước mắt ông. Xã hội đương thời đầy những bất công thì làm sao
ông có thể “mặc cho gái giang hồ một y phục tối tân, cho gái ấy đeo hoa tai kim cương để ngồi bên một lọ hoa hồng, một cốc
thuỷ tiên, hai chậu cúc để mà cuối cùng hò hét rằng là một vị nữ tân lưu của một xã hội đã tiến hoá”. Một nhà văn chân chính
“sống bằng trái tim và viết bằng lí trí không và không thể đi ngược lại tiếng nói của trái tim và hiện thực của cuộc sống”.
Nói như thế không phải là ta muốn đưa Vũ Trọng Phụng lên ngôi và lại càng không muốn hạ thấp giá trị văn học lãng mạn.
Nhưng bên cạnh những nhà văn chọn văn chương làm “một thứ vũ khí thanh cao đắc lực mà chúng ta có, để tố cáo và thay đổi
một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làm lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam), cũng có không ít
những nhà văn sống để quên vùi mình trong những “cơn say suốt sáng, trận cười thâu đêm” sống với mộng tưởng xa rời thực tế.
Đời sống văn học phức tạp trong những năm ba mươi đã cho chúng ta thấy không ít tác phẩm đi theo lốỉ nửa vời tới những
chuyện đậm màu sắc tưởng tượng. “Quay lưng một cách dửng dưng với những vấn đề bức thiết của xã hội”, lao vào ca ngợi
những thứ tình cảm uỷ mị, tâng bốc những của cải nhỏ giọt của bọn địa chủ tân thời giàu tiền lắm của, rởm đời. Hiện thực xã hội
cứ bày ra ở đó, đầy những ma cô, những mụ buôn người, những tên quan phụ mẫu cha mẹ dân nhơ nhớp (Giông tố)… nhưng khi
soi vào văn học, vào tấm gương di động thì người đời đọc chỉ thấy toàn những giấc mơ hồng trong mộng tưởng.
Ta vẫn biết tiểu thuyết không như các thể loại văn học khác vốn là “một thể loại chủ yếu dựa trên sự hư cấu tưởng tượng và khái
quát nghệ thuật”. “Bao giờ nói về hoa thanh trúc vần dễ chịu và thi vị hơn!”. Nhưng một trong những chức năng của văn học là
phản ánh cuộc sống, liệu người cầm bút có đi quá đà không trong khi văn học chỉ là những sản phẩm có óc tưởng tượng tuỳ tiện