Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Rèn kĩ năng "lập luận có căn cứ" cho HS lớp 4 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.5 KB, 7 trang )

phòng giáo dục hơng thủy
trờng th số 1 thủy phù

sáng kiến kinh nghiệm
đề tài:
rèn kỹ năng lập luận có căn cứ
giải toán cho học sinh ở lớp 4 & lớp 5.
Ngời thực hiện: Lê Quang Dơng
giáo viên Trờng Tiểu học số 1 Thủy Phù.
tháng 4 năm 2006
ti: Rèn kỹ năng lập luận có căn cứ giải toán cho học sinh .
a. Phần mở đầu:

I. lời nói đầu:
Trong dạy học toán ở tiểu học, giải toán có một vị trí rất quan trọng.
Có thể coi dạy học giải toán là " Hòn đá thử vàng " của dạy - học toán.
Trong giải toán, học sinh phải t duy một cách tích cực và linh hoạt, huy
động thích hợp các kiến thức và khả năng đã có vào tình huống khác nhau,
trong nhiều trờng hợp phải biết phát hiện những dữ kiện hay điều kiện cha
đợc nêu ra một cách tờng minh và trong chừng mực nào đó, phải biết suy
nghĩ, năng động sáng tạo. Vì vậy có thể coi giải toán là một trong những
biểu hiện năng động nhất của hoạt động trí tuệ của học sinh.
Đặc biệt ở lớp 4 và lớp 5 việc dạy học giải toán đợc nâng cao nhằm
tạo điều kiện cho việc học giải toán một cách có hệ thống, chặt chẽ, học
sinh nắm vững các thủ thuật, phơng pháp giải toán để tiếp tục học ở các lớp
trên.
Đề tài này nghiên cứu và đa ra phơng pháp hình thành kỹ năng lập
luận có căn cứ cho học sinh thông qua việc dạy học giải toán ở lớp 4, 5.
Nhằm nâng cao chất lợng dạy học giải toán ở lớp 4 và 5 đồng thời góp phần
phát tiển năng lực suy luận của học sinh tiểu học.
Là một thành viên trong Hội đồng s phạm - những ngời luôn quan


tâm đến việc dạy học giải toán cho học sinh lớp 4 và 5, tôi xin trình bày một
số suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo nhỏ bé của mình qua việc nghiên cứu và đa ra
phơng pháp hình thành kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua
việc dạy - học giải toán ở lớp 4 và lớp 5, đồng thời nhằm giúp cho tôi vững
vàng hơn về phơng pháp giảng dạy trong thời gian tới.
II. lí do chọN đề tài:
1. Cơ sở lí luận:
Dạy học giải toán ở tiểu học tiến hành theo quá trình từ thực nghiệm
tới kết luận và suy luận cần thiết.
Dạy học giải toán ở tiểu học phải giúp cho học sinh có thói quen t
duy quy nạp, đồng thời dần dần phát triển khả năng suy luận có căn cứ.
Dạy học giải toán ở tiểu học giúp học sinh rèn luyện tính tích cực,
độc lập, sáng tạo trong suy nghĩ vừa rèn luyện khả năng thực hành.
Qua đó chúng ta thấy ở tiểu học mà đặc biệt là lớp 4 và lớp 5, kỹ năng
lập luận có căn cứ rất quan trọng, nó giúp cho học sinh có khả năng tiếp thu
tốt các kiến thức về giải toán một cách sâu sắc và đúng bản chất. Vì vậy dạy
học lập luận có căn cứ qua việc dạy học giải toán cần đợc đặc biệt chú ý.
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua việc giảng dạy ở trờng Tiểu học số 1 Thủy Phù, tôi nhận thấy
học sinh có những khó khăn sau:
Lê Quang Dơng - Sáng kiến kinh nghiệm .
2
ti: Rèn kỹ năng lập luận có căn cứ giải toán cho học sinh .
- Khả năng khái quát, tổng hợp của các em còn yếu, vì vậy có những
em vừa đọc đề bài toán xong mà không nhớ đợc, không hiểu cấu trúc của
bài toán.
- Khả năng tóm tắt bài toán yếu, các em không phân biệt đợc đâu là
dữ kiện, điều kiện, mối quan hệ giữa dữ kiện và ẩn số. Vì vậy việc hình
thành kỹ năng lập luận có căn cứ qua việc dạy học giải toán hiệu quả cha
cao, phơng pháp còn lúng túng, cha làm nổi bật vai trò của kỹ năng lập luận

có căn cứ trong việc dạy học giải toán nói riêng và dạy học toán nói chung.
Đề tài này nhằm đa ra phơng pháp hình thành kỹ năng lập luận có căn
cứ qua việc dạy học giải toán ở lớp 4 và lớp 5 nhằm khắc phục những tồn tại
nói trên, góp phần nâng cao chất lợng dạy - học giải toán ở lớp 4 và lớp 5.
III. Phạm vi đề tài:
Do tài liệu tham khảo cha nhiều, thời gian nghiên cứu đề tài còn hạn
chế. Vì vậy tôi chỉ tìm tòi qua giáo trình, qua chơng trình toán lớp 4 và lớp
5, qua học hỏi dự giờ đồng nghiệp trong trờng, qua tiếp thu các chuyên đề
do PGD Hơng Thuỷ tổ chức. Đặc biệt qua thực tế các năm giảng dạy lớp 4
ở trờng, tôi đã xây dựng đề tài ở mức độ lí luận đề cập đến vấn đề hình
thành kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua việc dạy - học giải
toán ở lớp 4 và lớp 5.
IV. phơng pháp nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực tế bằng việc giảng dạy giải toán ở lớp 4 và lớp 5, tìm
hiểu việc hình thành kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh.
- Nghiên cứu các tài liệu: Sách giáo trình s phạm, sách giáo khoa, ch-
ơng trình, các tài liệu trên báo Giáo dục & Đào tạo , tạp chí Giáo dục tiểu
học, Thế giới trong ta,
- Thảo luận ở tổ chuyên môn trong các năm học, học hỏi dự giờ đồng
nghiệp.
Lê Quang Dơng - Sáng kiến kinh nghiệm .
3
ti: Rèn kỹ năng lập luận có căn cứ giải toán cho học sinh .
B. nội dung đề tài:
I. nội dung và mức độ hình thành kỹ năng lập
luận có căn cứ:
Căn cứ vào mức độ các bài toán về các dạng bài tơng ứng với quá
trình phát triển kiến thức của sách giáo khoa lớp 4 và lớp 5, nội dung của
các kỹ năng lập luận có căn cứ qua việc dạy - học giải toán ở lớp 4 và lớp 5
cần đạt đợc nh sau:

- Biết phân tích các bài toán hợp thành các bài toán con về trờng hợp
các bài toán đã biết giải; diễn tả tổng hợp bài toán hợp dới dạng tóm tắt và
khi cần thiết minh hoạ bằng sơ đồ hay tia số.
- Nắm vững thành thạo các bớc trong quá trình giải toán. Chú ý tới
việc thực hiện bớc tìm hiểu đầu bài và kiểm tra bài giải.
- Biết vận dụng phép phân tích, tổng hợp trong quá trình tìm, xây
dựng kế hoạch giải và thực hiện kế hoạch; có khả năng trình bày bài giải
một cách mạch lạc, rõ ràng.
- Biết vận dụng các phơng pháp chung và các thủ thuật để giải các bài
toán thờng gặp.
- Từng bớc nâng cao hứng thú tìm tòi, sáng tạo khi giải toán.
Để thực hiện các nội dung trên phơng pháp hình thành nh sau.
II. phơng pháp:
1. Sự hình thành các kỹ năng:
1.1/ Hình thành các kỹ năng là sự nắm vững một hệ thống phức tạp
các thao tác phát hiện và cải biến thông tin chứa đựng, tiếp thu đợc từ bài
toán. Đối chiếu và xác lập quan hệ của các thông tin với hành động. Sự hình
thành các kỹ năng xuất hiện nh là những sản phẩm của các tri thức ngày
càng đợc đào sâu.
1.2/ Con đờng chính để hình thành các kỹ năng là dạy cho học sinh
nhìn, thấy , phát hiện ra những mặt khác nhau trong bài toán, vận dụng
những khái niệm diễn đạt các quan hệ đa dạng của bài toán, cách biến đổi
các bài toán bằng phân tích. Những biến đổi phụ thuộc vào chỗ phải xác
định những quan hệ nào.
1.3/ Khi dạy kỹ năng, giáo viên không những chỉ cho học sinh tìm
hiểu các mốc định hớng để chọn các dấu hiệu và các thao tác mà còn tổ
chức, cải biến và thông tin thu đợc bằng cách dẫn dắt có hệ thống qua các
giai đoạn hoạt động định hớng vào các dấu hiệu đã đợc ghi trong các khái
niệm nghiên cứu.
2. Triển khai bài toán thành các bài toán con thành phần:

2.1/ Yêu cầu đối với học sinh lớp 4 và lớp 5:
Lê Quang Dơng - Sáng kiến kinh nghiệm .
4
ti: Rèn kỹ năng lập luận có căn cứ giải toán cho học sinh .
Một trong các phơng pháp trọng tâm, quan trọng để hình thành kỹ
năng lập luận có căn cứ là " triển khai " các bài toán thành các bài toán con
thành phần. Việc triển khai các bài toán thành các bài toán con thành phần
cần phải giúp học sinh rõ:
- Giải một số bài toán con thành phần cũng có nghĩa là giải đợc một
phần hoặc toàn bộ bài toán đã cho.
- Một số bài toán con thành phần đợc lặp lại trong triển khai các bài
toán khác nhau.
2.2/ Sự triển khai các bài toán thành các bài toán con thành phần giúp
học sinh có ý thức tách riêng hệ thống các bài toán con thành phần lặp đi lặp
lại trong các bài toán khác nhau. Các bài toán con thành phần này tạo thành
các bài toán nền, chúng là cầu nối giữa lý thuyết và bài toán con cần giải.
Các bài toán nền phục vụ thờng trực trong việc giải các bài toán khác
nhau.
Căn cứ vào vai trò của chúng, ngời ta có thể chia thành ba nhóm sau:
* Nhóm 1: Bài toán nền là bộ phận cơ bản của các bài toán cần giải.
Ví dụ : Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 1/2 chiều dài, chiều dài
là 10 cm. Tính chiều rộng của hình chữ nhật ?
- Đây là bài toán nền, là bộ phận cơ bản cấu thành của 2 bài toán sau:
** Bài toán 1: Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 1/2 chiều dài.
Tính chu vi của hình chữ nhật ?
** Bài toán 2: Một hình chữ nhật có chiều rộng bằng 1/2 chiều dài,
chiều dài hình chữ nhật là 10 cm. Tính diện tích của hình chữ nhật ?
* Nhóm 2: Bài toán nền có phơng pháp giải áp dụng cho việc giải các
bài toán khác:
Ví dụ : Bài toán nền:

" Đan một cái áo len hết 6 cuộn len trắng và 2 cuộn len đỏ. Hỏi đan
12 áo len nh thế thì hết tất cả bao nhiêu cuộn len ?
Phơng pháp giải bài toán này có thể áp dụng cho việc giải các bài
toán sau:
** Bài toán 1: May một bộ quần áo hết 1m vải trắng và 2 m vải xanh.
Hỏi may 12 bộ quần áo nh thế hết bao nhiêu mét vải ?
** Bài toán 2: Một chiếc xe ô tô chở 10 thùng phuy đựng dầu và 4
thùng phuy đựng nớc. Hỏi 7 chiếc xe nh thế chở đợc tất cả bao nhiêu thùng
phuy ?
* Nhóm 3: Kết quả của bài toán nền đợc sử dụng để giải các bài toán
phức tạp khác:
Ví dụ: Bài toán nền:
" Đáy bé của một hình thang là 5,3 m ; đáy lớn dài hơn đáy bé là 6,6
m. Tính đáy lớn ? "
Lê Quang Dơng - Sáng kiến kinh nghiệm .
5
ti: Rèn kỹ năng lập luận có căn cứ giải toán cho học sinh .
- Bài toán :
" Đáy bé của một hình thang là 5,3 m ; đáy lớn dài hơn đáy bé là 6,6
m ; chiều cao là 2,5 m. Tính diện tích hình thang ? "
Giáo viên dự tính trớc các bài toán nền, kế hoạch hoá sự xuất hiện và
cách sử dụng chúng, sự nghiên cứu hệ thống bài tập về dạy giải toán ở lớp 4
và lớp 5. Nghiên cứu cấu trúc, hình thức, phơng pháp giải, vai trò và tần số
xuất hiện của mỗi bài toán con thành phần là căn cứ để chọn bài toán nền.
Nh vậy không phải mọi bài toán con thành phần đều là bài toán nền. Do đó
cần phải chú ý rèn luyện kỹ năng tách cái cốt yếu, cái nền tảng.
Lê Quang Dơng - Sáng kiến kinh nghiệm .
6
ti: Rèn kỹ năng lập luận có căn cứ giải toán cho học sinh .
C. Kết luận:

Trong các giờ dạy học giải toán cho học sinh ở lớp 4 và lớp 5, việc
rèn luyện cho các em kỹ năng lập luận có căn cứ đặc biệt quan trọng. Các
em lập luận có căn cứ để giải đúng một bài toán nào đó nghĩa là các em đã
nắm vững lý thuyết, biết áp dụng lý thuyết vào giải bài tập.
Qua việc rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ, học sinh phát triển đ-
ợc tính độc lập suy nghĩ, trí tởng tợng, óc sáng tạo. Nó còn phát huy năng
lực tự đánh giá, nhận xét về bài làm của học sinh; ngôn ngữ toán học ngày
một tôi luyện, các em sử dụng đúng, chính xác các thuật ngữ toán học, nắm
vững các thủ thuật giải toán.
Nh đã trình bày ở trên, toán học vốn là một môn học chiếm số lợng
tiết học khá lớn và không kém phần quan trọng. Việc tìm ra các phơng pháp
để dạy tốt giải toán cho học sinh lớp 4 và lớp 5 là yếu tố cần thiết để nâng
cao chất lợng giờ dạy. Mặc dù phạm vi nghiên cứu đề tài còn nhỏ nhng nó
góp phần tạo điều kiện cho việc giải toán ở các lớp trên một cách hệ thống,
chặt chẽ, góp phần đổi mới phơng pháp giảng dạy bộ môn toán ở tiểu học.
Do cha có nhiều kinh nghiệm giảng dạy, tài liệu tham khảo còn hạn
chế, tôi chỉ xây dựng đề tài trong phạm vi chơng trình toán học lớp 4 và lớp
5, nhằm rèn luyện kỹ năng lập luận có căn cứ cho học sinh thông qua việc
dạy - học giải toán.
Vì vậy rất mong sự giúp đỡ của quý thầy cô và sự góp ý chân thành
của tất cả các anh ch đồng nghiệp để đề tài này đợc hoàn chỉnh và phong
phú hơn.
Thủy Phù, ngày 15 tháng 4 năm 2006
Ngời thực hiện
Lê Quang Dơng
Lê Quang Dơng - Sáng kiến kinh nghiệm .
7

×