Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

CÔNG NGHỆ THI CÔNG ĐƯỜNG LÒ ĐÀO TRONG KHU VỰC MỎ XẾP HẠNG 3 TRỞ LÊN VỀ KHÍ MÊTAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (898.83 KB, 27 trang )

BÁO CÁO TỔNG KẾT
TÊN ĐỀ TÀI: “NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ THI CÔNG
ĐƯỜNG LÒ ĐÀO TRONG KHU VỰC MỎ XẾP HẠNG 3
TRỞ LÊN VỀ KHÍ MÊTAN”
TR NG Đ I H C M - Đ A CH TƯỜ Ạ Ọ Ỏ Ị Ấ
KHOA XÂY D NGỰ
 
M Đ UỞ Ầ
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO LÒ
TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THI CÔNG LÒ BẰNG Ở MỎ
THAN MẠO KHÊ
CHƯƠNG 3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MẤT
AN TOÀN KHI THI CÔNG CÁC ĐƯỜNG LÒ BẰNG
TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐÁ CÓ BỤI NỔ SIÊU HẠNG
CHƯƠNG 4 ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP THI CÔNG CÁC
ĐƯỜNG LÒ BẰNG TRONG KHU VỰC ĐẤT ĐÁ CÓ
KHÍ VÀ BỤI NỔ SIÊU HẠNG
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
M Đ UỞ Ầ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhu cầu năng lượng không thể thiếu đối với bất kỳ quốc gia nào
trên thế giới. Than là một trong những nguồn cung cấp năng lượng được
sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Trong những năm qua, Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã không ngừng mở rộng
diện khai thác và khai thác xuống sâu nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Việc khai đào các hệ thống đường lò chuẩn bị xuống sâu gặp rất nhiều
khó khăn về trang thiết bị, nhân công, thông gió, thoát nước, vận chuyển
đặc biệt trong quá trình đào lò xuống sâu luôn tiềm ẩn hiểm họa về cháy
nổ do khí bụi nổ, đặc trưng là cháy nổ khí mêtan làm thiệt hại lớn về con
người cũng như vật chất.


2. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các giải pháp thi công an toàn khi thi công các đường lò
bằng trong khu vực đất đá có khí bụi nổ siêu hạng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các đường lò bằng đào trong đá ở khu vực
có khí bụi nổ siêu hạng.
Phạm vi nghiên cứu: Các đường lò bằng đào trong đá tại mỏ than
Mạo Khê.
4. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu tổng quan công tác thi công các đường lò bằng đào
trong đá ở Việt Nam và trên thế giới.

Những yếu tố ảnh hưởng đến thi công các đường lò bằng đào
trong khu vực đất đá có khí bụi nổ siêu hạng.

Nghiên cứu thực trạng thi công các đường lò bằng đào trong đá ở
khu vực có khí bụi nổ siêu hạng tại Công ty than Mạo Khê.

Các giải pháp kỹ thuật thi công các đường lò bằng đào trong đá ở
khu vực có khí bụi nổ siêu hạng tại Công ty than Mạo Khê

Đề xuất những kiến nghị.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thực tế sản xuất và đưa ra giải
pháp thi công phù hợp vào thực tiễn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa khoa học: Phân tích, đánh giá các giải pháp thi công
trong điều kiện mỏ có khí bụi nổ siêu hạng, đề xuất giải pháp thi công

an toàn hợp lý.

Ý nghĩa thực tế: Có thêm lựa chọn giải pháp thi công khi thi công
các đường lò ở khu vực có khí bụi nổ siêu hạng.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO LÒ TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1. Tổng quan công tác đào lò khai thác than trên thế giới.
Công nghiệp khai thác than xuất hiện tương đối sớm và được phát triển từ
nửa sau thế kỷ XIX. Sản lượng khai thác than của các quốc gia giữa các thời kỳ
cũng rất khác nhau, song nói chung có xu hướng tăng lên.
Hiện nay các nước hầu như không còn áp dụng giải pháp xúc bốc bằng thủ
công mà thay thế bằng cơ giới, máy móc.
Một số nước có nền công nghiệp phát triển nghiên cứu áp dụng thành công
kỹ thuật thu hồi, tháo khí mêtan từ các vỉa than, luồng gió thải để tái sử dụng
làm năng lượng.
Hầm khai thác mỏ
Excelsior (Anh) [6]
1.2 . Tổng quan công tác đào lò khai thác than tại Việt Nam.
Ở Việt Nam than có nhiều loại, với trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở
Quảng Ninh ( chiếm 90% trữ lượng than cả nước). Trữ lượng than của nước ta
ước chừng hơn 6,6 tỷ tấn, trong đó trữ lượng có khả năng khai thác là 3,6 tỷ tấn
(đứng đầu Đông Nam Á). Quảng Ninh có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lò,
trong đó có các mỏ khai thác với công suất >1 triệu tấn/năm như mỏ: Mạo Khê,
Vàng Danh, Năm Mẫu, Hà Lầm, Mông Dương, Khe Chàm, Dương Huy.
Đào lò và vận chuyển đất đá bằng thủ công
Đào lò bằng máy, chống lò bằng vì thép
Trong thời gian vừa qua nhiều mỏ vùng Quảng Ninh như: Mạo Khê,Nam
Mẫu, Khe Chàm đã đầu tư sử thiết bị đào lò bằng máy Combai AM-45Z,
AM-50Z, vận tải bằng hệ thống máng cào treo trên mônoray kết hợp với goòng
3 tấn được tàu điện di chuyển ra ngoài, chống giữ bằng khung thép, chèn bằng

tấm chèn bê tông
Đào lò bằng máy Kombai
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THI CÔNG LÒ BẰNG Ở MỎ THAN
MẠO KHÊ
2.1. Điều kiện địa chất ở mỏ than Mạo Khê
Sơ đồ phân khối kiến trúc bể than Quảng Ninh
Địa tầng ở mỏ than Mạo Khê có cấu trúc chia thành 2 cánh, đứt gãy FA trùng
với mặt trục nếp lồi làm mặt phân chia cánh Bắc và cánh Nam. Khối Bắc gồm
toàn bộ địa tầng cánh Bắc cũ và khối Nam chỉ còn phần địa tầng cánh Nam từ
vỉa 3 đến vỉa 14 (F.B).
2.3. Các sự cố đã sẩy ra khi thi công lò bằng tại mỏ than Mạo Khê.
Sự cố cháy lò DV mức -45 quay Tây vỉa 9T tầng -80/-25.
Ngày 16/2/2012 tại phân xưởng khai thác 13 (PX KT13) lò DV mức -45
quay Tây diện đào lò vỉa 9Tây tầng -80/-25 do PXKT13 quản lý, đang đào lò,
chiều dài lò 30m. Sau khi nổ mìn (10 phát, 4,8kg thuốc nổ NTLT) và thông gió
khoảng 25 phút, lò trưởng và thợ mìn vào kiểm tra gương lò DV mức -45 quay
Tây phát hiện có hiện tượng cháy tại khu vực gương lò, nhiều bụi bất thường,
nhiệt độ tăng cao. Sau đó kiểm tra thì thấy phía trong gương lò có lửa, nhiệt độ
tăng cao.
* Nguyên nhân do vỉa 9 Tây cánh Bắc tầng -80/-25 là vỉa có độ xuất khí
cao, khí mêtan bị tích tụ trên nóc lò (vị trí rỗng nóc). Cháy do gặp tia lửa phát
sinh khi nổ mìn (nhiệt độ cao và sinh nhiều khí CO, CO2 cao tới 1%) trong điều
kiện gương lò bắn mìn, do thuốc mìn bị cháy khi nổ mìn.
Sự cố cháy nổ khí mêtan tại lò XVTBI mức -80
Ngày 19/9/1999 tại gương đào lò dọc vỉa 9 khu TBI mức -80, đường lò có
tiết diện Sđ=8,5m2, sau khi đội thợ khoan xong 20 lỗ khoan và nạp thuốc mìn
vào trong lỗ khoan xong, đội thợ rút ra khỏi vị trí gương lò và lò trưởng ra
lệnh tiến hành bắn mìn, sau một lúc thì thấy một tiếng nổ lớn.
Nguyên nhân do khi bắn mìn, thuốc mìn đã bị cháy cộng với hàm lượng
khí mêtan xuất ra ở các khe nứt của đất đá tại lò dọc vỉa 9 khu TBI mức -80,

khi đo đạc thấy hàm lượng khí metan lớn hơn rất nhiều so với quy định , vị trí
quạt thông gió ở rất xa, lưu lượng gió để thông vào gương lò là yếu. do vậy
khi hàm lượng khí mêtan tích tụ trong đường lò quá nhiều, khi bắn mìn tại
gương lò đã sẩy ra cháy thuốc mìn, thông gió kém thì sẽ sẩy ra hiện tượng
cháy nổ khí mêtan.
Hậu quả: Do nổ khí CH4 nên đã làm thiệt mạng 11 người công nhân làm
trong khu vực gương lò và đường lò, làm cháy nổ toàn bộ những thiết bị có
trong đường như máy xúc gàu ngược 1IIIIH-5, các khởi động từ ABB
2.4. Thực trạng thi công các đường lò bằng đào trong đá tại mỏ than Mạo Khê
Hiện tại thi công các đường lò đào trong đá tại Mạo Khê sử dụng thiết bị
khoan gương lò loại búa khoan khí nén cầm tay YT-28 là chủ yếu (có một số
gương lò tiết diện lớn sử dụng máy khoan Tamrốc), thuốc nổ nhũ tương an
toàn dùng cho lò đá, kíp phi điện vi sai khởi nổ bằng máy bắn mìn an toàn
phòng nổ, vận tải đất đá trong lò bằng tầu điện ắc quy phòng nổ AM-8D,
chống lò bằng vì thép
Đào lò sử dụng máy xúc phòng nổ XD - 0-32
Công tác khoan lỗ mìn, sử dụng thuốc nổ, kíp nổ, công tác xúc bốc, vận
chuyển đất đá và chống giữ các đường đều theo quy trình như đào các đường
lò trong đá với tiết diện Sđ<16m2. Nhưng khác ở công tác khoan lỗ mìn là sử
dụng máy khoan tự hành Tamrốc
Máy khoan Tam rốc CDH 1F/E50
Nhận xét
Mỏ than Mạo Khê có cấu trúc địa chất phức tạp, địa tầng không ổn định các
vỉa than có cấu tạo dầy mỏng và độ dốc khác nhau,Với việc sử dụng các sơ đồ
công nghệ thi công các đường lò đào trong đá ở trong điều kiện có khí bụi nổ
như hiện nay nhận xét thấy:
+ Về công tác thông gió: Hiện tại mỏ than Mạo Khê đang sử dụng sơ đồ
thông gió hút cho toàn mỏ
+ Về công tác khoan bắn mìn:
- Các gương lò trước khi đào đã lập các biện pháp thi công, có tính toán đến

lượng thuốc nổ và kíp nổ cần sử dụng cho từng đợt nổ, sử dụng thường xuyên hệ
thống dập bụi tại vị trí gương lò (phun sương).
- Thuốc nổ là thuốc nổ nhũ tương lò đá, lò than. Kíp phi điện vi sai, bua mìn
chủ yếu sử dụng là loại đất sét nặn, sử dụng các loại bua mìn bằng nước.
+ Công tác bố trí thiết bị: Sử dụng các thiết bị an toàn phòng nổ
+ Công tác quản lý:
Về cơ bản công ty cũng đã kết hợp cùng với trung tâm an toàn mỏ-Viện
KHCN mỏ tổ chức lớp tập huấn cho công nhân trong hầm lò về phòng chống
cháy nổ khí bụi nổ. Tuy nhiên yêu cầu công tác huấn luyện về cháy khí bụi nổ
nêu trên phải được thường xuyên và nhân rộng trong toàn công ty đi học vào
những ngày nghỉ cuối tuần.
CHƯƠNG 3 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI MẤT AN TOÀN KHI
THI CÔNG CÁC ĐƯỜNG LÒ BẰNG TRONG ĐIỀU KIỆN ĐẤT ĐÁ
CÓ BỤI NỔ SIÊU HẠNG
3.1.Nguồn gốc, mức độ nguy hiểm của khí độc và khí nổ sinh ra trong quá
trình đào lò.
Khí độc
Con người có thể sống mà không được ăn trong vài tuần, không được uống
trong vài ngày, nhưng không thể sống thiếu không khí trong vài phút. Có thể
nói không khí là thành phần môi trường hết sức quan trọng của con người.
Thành phần không khí được gọi là bình thường với tỷ lệ phần trăm các chất khí
như sau: Nitơ 79,02%, oxy 20,9%, oxyt cacbon 0,34%, các chất khí khác
không lớn hơn 0,024%[3].
TT Tên khí Phần trăm tính theo khối lượng mg/lít
1 N2O5 0,0001 0,005
2 CO2 0,0016 0,020
3 CH2CHCHO 0,00008 0,0002
4 H2S 0,00066 0,010
5 SO2 0,0007 0,020
6 HCHO 0,00016 0,0005

7 CO 0,0024 _
Nguyên nhân và hậu quả của nổ khí mêtan (CH4)
Mêtan là một trong những loại khí hay gặp và nguy hiểm nhất trong các
mỏ than. Khí mêtan ở các mỏ than được hình thành cùng với thời kỳ thành tạo
than. Trong quá trình oxy hóa từ thực vật, nhờ oxy riêng của nó sẽ tạo nên
những sản phẩm khí CH4, CO2, hơi nước axít hữu cơ dưới dạng chất bốc.
Quá trình lên men thực vật giải phóng một lượng lớn mêtan và cacbonic. Sự
phân hủy xenlulô tiến hành như sau:
2C6H10O5 = 5CH4 + 5CO2 +2C
4C6H10C5 = 7CH4 + 8CO2 + 3H2O + C9H6O
Điều kiện gây nổ khí mêtan.
CH4 + 2(O2 + 4N2) = CO2 +2H2O + 8N2
Khí Giới hạn nổ dưới
%
Giới hạn nổ trên %
CH4 5,0 16,0
CO 12,5 75,0
C2H8 3,2 12,5
H2 4,0 74,0
Giới hạn nổ dưới của một số khí nổ trong không khí, ở điều kiện bình
thường, theo phần trăm thể tích
Nhiệt độ nổ.
Nhiệt độ nổ là nhiệt độ làm nóng hỗn hợp mêtan với không khí đến khi nổ.
Nhiệt đổ nổ bình thường từ 650÷750oC. Nhiệt độ gây nổ CH4 còn phụ thuộc
các yếu tố sau: nồng độ khí CH4, áp suất không khí: áp suất không khí càng
lớn thì nhiệt độ gây nổ càng thấp
CH4% 2 3,4 6,5 7,6 8,1 9,5 11 14
Nhiệt độ nổ 810 665 512 510 514 528 539 565
Nồng độ nổ của khí mêtan theo nhiệt độ
Thời gian: Khí CH4 là loại khí có tỷ nhiệt cao, nên khi bắt lửa không nổ

ngay mà có một quá trình làm tăng nhiệt độ đến nhiệt độ nổ. Với nồng độ
khác nhau và nhiệt độ gây nổ khác nhau ta có thời gian nổ khác nhau. Người
ta thấy rằng nhiệt độ càng nhỏ và hàm lượng càng lớn thì thời gian gây nổ
càng dài
Nhiệt độ nổ
CH4 %
775 875 975
6 1,08s 0,35s 0,12s
7 1,15s 0,36s 0,13s
8 1,25s 0,37s 0,14s
9 1,30s 0,39s 0,14s
10 1,40s 0,41s 0,15s
12 1,64s 0,44s 0,16s
Nồng độ O2.
Nếu trong không khí mỏ không có oxy hoặc % oxy qúa thấp thì CH4
không thể nổ được. Cụ thể là hàm lượng O2 < 12% trong thành phần khí mỏ
thì không gây nổ CH4. Như vậy hàm lượng O2 là điều kiện cần thiết để gây
nổ CH4. Trên hình 3.1 cho biết giới hạn nổ của hỗn hợp mêtan trong không
khí. Hàm lượng mêtan trong không khí nếu đạt tới 5% sẽ bốc cháy khi tiếp
xúc với ngọn lửa hở. Hiện tượng cháy nổ mêtan trong không khí xảy ra theo
phản ứng oxy hóa sau:
- Khi đủ oxy: CH4 + 2O2 = CO2 + 2H2O + Q
- Khi thiếu oxy: CH4 + O2 = CO + H2 + H2O +Q
Nhiệt lượng tỏa ra khi cháy của khí Mêtan là 78470.103 J/kg
3.2 Những yếu tố gây mất an toàn về cháy nổ trong thi công đường lò bằng
đào trong đá
Ảnh hưởng của thông gió mỏ:Thông gió nhằm tạo ra không khí trong
gương lò cũng như trong suốt chiều dài lò đảm bảo thành phần các khí theo
quy định: Oxy≥20%, CO2≤0,5%; CH4≤ 1%; CO ≤ 0, 0016 % và nhiệt độ
trong lò ≤ 26 độ. Nếu thông gió không tạo ra và duy trì được những chỉ số trên

ở gương lò đều có thể dẫn đến mất an toàn cho sức khoẻ người lao động và
thậm trí còn dẫn đến cháy, nổ mỏ
Sơ đồ đào gương
Hàm lượng khí CH4 thoát từ các kẽ đá, tích tụ tại gương lò phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Một trong những yếu tố đó phải kể đến là diện tích tiết diện
gương đào, hay nói cách khác là khoảng trống sau mỗi chu kỳ đào. Chính vì
vậy, việc đào chia gương cũng là một giải pháp tháo khí, làm cho lượng khí
CH4 thoát ra từ từ và tích tụ ở gương là nhỏ nhất.
Người ta có thể chia gương theo 2 cách: Gương phải và gương trái; gương
bậc trên và gương bậc dưới. Song sơ đồ chia gương thành 2 phần: bậc trên và
bặc dưới được sử dụng phổ biến
Phương pháp phá vỡ đất đá trên gương (đào lò).
Hiện tại có nhiều phương pháp phá vỡ đất đá đang được áp dụng, nó tuỳ thuộc
vào tính chất cơ học của đất đá ở gương, diện tích tiết diện gương đào, quy mô
và mức độ đầu tư trang thiết bị của mỏ mà có thể áp dụng một trong các
phương pháp: phá vỡ đất đá bằng thủ công, phá vỡ đất đá bằng búa chèn, phá
vỡ đất đá bằng sức nước, phá vỡ đất đá bằng khoan nổ mìn hay phá vỡ đất đá
bằng máy đào lò
Ảnh hưởng kết cấu chống
Đối với những đường lò được đào trong đất đá có khí bụi nổ siêu hạng thì việc
lựa chọn kết cấu chống là rất cần thiết. Các dạng kết cấu chống hợp lý khi sử
dụng ở các mỏ có hạng mỏ cao hoặc siêu hạng là không cản trở sự thoát khí độc
và khí nổ; tránh được sự dồn nén, tích tụ khí trên toàn bộ chiều dài đường lò
Sơ đồ thi công
Đối với những đường lò được đào trong đất đá có khí bụi nổ siêu hạng thì việc
lựa chọn sơ thi công phù hợp là rất cần thiết. Sơ đồ thi công hợp lý ở đây là các
sơ đồ thi công không cản trở sự thoát khí độc và khí nổ; tránh được sự dồn nén,
tích tụ khí trên gương lò
Yếu tố bố trí thiết bị
Trong thi công các đường lò, các thiết bị có thể phát ra tia lửa hở không chỉ

là các máy thi công như máy đào lò, máy khoan hay các thiết bị vận tải như đầu
tầu điện cần vẹt mà còn cả các thiết bị chiếu sáng, các khởi động từ hay các
thiết bị điện khác.
Như vậy, an toàn về cháy nổ khi thi công các đường lò trong đất đá thuộc
mỏ siêu hạng về khí nổ chỉ có khi loại bỏ được các tia lửa hở sinh ra ở các trang
thiết bị thi công và phụ trợ thi công
CHƯƠNG 4 ĐỂ XUẤT GIẢI PHÁP THI CÔNG CÁC ĐƯỜNG LÒ
BẰNG TRONG KHU VỰC ĐẤT ĐÁ CÓ KHÍ VÀ BỤI NỔ SIÊU HẠNG
4.1. Phân tích đánh giá lựa chọn giải pháp thi công an toàn về cháy nổ khi
thi công các đường lò ở các mỏ siêu hạng về khí CH4
Lựa chọn phương pháp phá đá ở gương lò
Các đường lò bằng ở mỏ than Mạo Khê được đào trong đá và trong than
cho nên có thể áp dụng các giải pháp thi công theo hướng giảm thiểu tác động
xấu đến môi trường, nhưng phải phù hợp với tính chất cơ học của các loại đất
đá nơi đường lò đi qua để đảm bảo tốc độ đào lò là cao nhất
Lựa chọn sơ đồ đào gương
Sơ đồ đào chia gương thường dẫn tới thi công phức tạp, tốc độ đào lò giảm
so với khi đào toàn gương. Song nó lại giảm được lượng thuốc nổ đồng thời so
với đào toàn gương. Đặc biệt là lại hạn chế được sự thoát khí mêtan thoát ra ồ
ạt từ khe nứt làm tăng hàm lượng khí mêtan ở gương.
Do vậy, tốt hơn cả là lựa chọn sơ đồ đào chia gương khi đào các đường lò
trong khu vực siêu hạng về khí mêtan
Lựa chọn sơ đồ chống giữ
- Với các đường lò chống giữ bằng khung chống hoặc neo đều tạo điều kiện
thuận lợi cho việc khí mêtan khuếch tán dần dần trên suốt chiều dài đường lò, vì
vậy tránh được việc xuất khí tập trung tại gương, cho nên rất phù hợp với các
mỏ siêu hạng về khí nổ CH4.
- Với các đường lò phải chống giữ bằng vỏ bê tông liền khối không nên sử
dụng sơ đồ thi công phối hợp vì sơ đồ thi công này không cho phép khí mêtan
khuếch tán dần dọc theo chiều dài đường lò. Chính vì vậy, mà lượng khí tích tụ

sau vỏ chống có thể khuếch tán mạnh tại gương gây mất an toàn cho người và
an toàn cháy nổ.
Vì vậy, khi phải chống giữ đường lò trong khu vực siêu hạng về khí mêtan,
hợp lý hơn cả là lựa chọn sơ đồ thi công nối tiếp
Tổ chức thông gió
Lựa chọn thiết bị thi công và phụ trợ thi công
Tuyệt đối không được sử dụng đầu tầu cần vẹt trong vận tải đất đá thải, vật liệu
chống lò hay vận tải than. Các thiết bị khác đều phải dùng thiết bị phòng nổ
trong mỏ hầm lò siêu hạng về khí và bụi nổ
Đề xuất các giải pháp an toàn khi thi công các đường lò trong khu vực mỏ
siêu hạng về khí nổ mêtan
Giải pháp thi công
Một số yêu cầu phòng và chống cháy nổ khí mêtan.
Ngăn ngừa cháy mỏ dẫn đến cháy nổ CH4: Cháy mỏ là hiện tượng
cháy xảy ra trong mỏ. Cháy có thể bắt đầu từ trong mỏ hoặc cháy có thể lan
truyền từ mặt đất vào mỏ. Tuỳ theo nguyên nhân phát sinh ra cháy mỏ mà có
thể phân thành hai nhóm: Cháy ngoại sinh do tác dụng của xung lượng nhiệt
bên ngoài và cháy nội sinh do khoáng sàng tự cháy
Lắp đặt thiết bị đo`cảnh báo khí mêtan
Phương án tháo khí
Giải pháp tổ chức quản lý
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận: Khi nổ mêtan ở trong mỏ thường gây ra các hậu quả về cơ học,
hậu quả nhiệt và nhiễm khí độc. Áp lực không khí nơi xẩy ra nổ tăng 8 lần so
với khi chưa nổ. Sóng nổ lan truyền tới 3Mpa hoặc hơn. Tốc độ lan truyền từ
hàng trăm đến hàng ngàn mét/giây. Khi nổ khí mêtan ngoài sức công phá của
sóng nổ làm hủy hoại các khu vực làm việc như các đường lò, thiết bị, máy
móc, con người mà còn sản sinh ra các sản phẩm khí độc hại, nhất là khí CO rất
nguy hiểm đến tính mạng của con người xung quanh khu vực nổ. Mặt khác,
nhiệt độ của không khí ở khu vực nổ mêtan có thể đạt tới 1850oC, trong điều

kiện nhiệt độ này ở mỏ sẽ thiêu cháy mọi sinh vật và nhiệt lượng tỏa ra khi cháy
của khí mêtan là 78470.103 J/kg.
Theo các tài liệu thống kê về thiệt hại do nổ khí mêtan, người ta thấy
8÷10% số người chết do hậu quả cơ học, 25% số người chết do hậu quả nhiệt,
65 % số người chết do nhiễm khí độc CO.
Khi đào các đường lò trong đá ở khu vực có khí bụi nổ siêu hạng thì hiểm
họa cháy nổ khí mê tan vô cùng nguy hiểm. Mỏ Mạo Khê ngày càng khai thác
xuống sâu, mức độ nguy hiểm về khí mê tan cũng tăng lên. Cùng với việc
khoan tháo khí nếu sử dụng tốt tổ hợp các giải pháp trong thi công và các giải
pháp phụ trợ thì việc thi công các đường lò trong khu vực đất đá có khí bụi nổ
siêu hạng tại mỏ Mạo Khê sẽ đảm bảo an toàn

×