Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Nghiên cứu tính thích ứng của danh mục thuốc tại bệnh viện phụ sản hà nội giai đoạn 2000 đến 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.26 MB, 75 trang )

BỘ YTỀ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÃ NỘI
• • • •
TẠ THỊ THU HUYỄN
NGHIÊN CỨU TÍNH THÍCH ỨNG CỦA DANH MỤC
THUỐC TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2000 - 2004
(Khoá luận tôt nghiệp ặượg&ỊLkhoá 2000 - 2005)
•;y _
'T&Ngtiỹễn Thị Song Hà
DS: Nguyễn Anh Phương
Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
Thời gian thực hiện: Tháng 01/2005 - 05/2005
HÀ NỘI - 05/2005
LÒI cám 0H
Qiới xin hài/ tẬ lồng, b iâ tì'n oà .ị ự kính trọ ti ạ tề i && Q((fiiifêit
Cĩlù cStittíỊ '3ÔÌL, tiạúòi ítã íuiởiitị dẫn f tỊÌúp ỉ t ẻ ’ tồ i tân tình
suất qu á trình làwi Ultoá lu ận tết n íỊỈtìĩp.
£7iĩì xitL ehăễi th à n h eảitr ổn 0)cS Q lạuụ ễti cÂnh ^ ìlu ìotttỊ, eòtKỊ
tóe tạ i ỉìỉn h íùêti rp ỉiụ sáu 'Tôà Q lệi, utỊiìòi đ ã ạiúfL đ ẽ tò i va i
ii/i ií'ỉ tình tvon tị quá trình th u thập tà i liêu oà sồ liêu .
Q&i eủnạ. xin bà ụ ỈẶ lồng, biết ỔVI sán sắe tối (Ban tịìtun kiêu,
eảe thầi/ eò tỊÌái) hẻ Uìêit Quản (Ạ và 3(Ành tè dtìọe, oùttí/ tiừm th ể
cán tltầiỊ (‘ỏ ạỉttú tviìòtiíỊ (Ị)clì húi' ^Oiiổe Qtấi đã íịittp itõ tôi
h'(Uỉ(f iiitít quả trìn h ỉtũi' tàp íiỉt là m k h ở á lu â n tốt Iiíịíiìèfì.
@uối eùntị, tà i xin hài/ tú ỈÒỈHỊ biẽí tỉn tối. eha iễiẹ, lồi cảm ổn
tối. ímn bỉ, utỊnòi thân, những, tif/iíđỉ luồn, đồng, lìiĩn , tịiúp đõ tồi
hoàn thành Uiioá luận HÍII/.
‘Jôà Qlội, ittỊttiỊ 12 thán (Ị 05 năm 2005


Sình DỈên
£7« ^ d k l ^ h i L 7Ị()fitfều
QUI ƯỚC VIẾT TẮT
ADR
: Phản ứng có hại của thuốc (Adverse Drug Reaction)
BVPSHN
: Bệnh viện Phụ sản Hà Nội
BC& KTSD
: Bào chế và kĩ thuật sử dụng
DMT
: Danh mục thuốc
DMTTY
: Danh mục thuốc thiết yếu
DSĐH
: Dược sỹ đại học
HĐT & ĐT
: Hội đồng thuốc và điều trị
HS
: Hệ số
ICD
: Phân loại quốc tế bệnh tật
(International Classiíication Diseases)
MHBT
: Mô hình bệnh tật
SKSS
: Sức khoẻ sinh sản
SL
: Số lượng
sx
: Sản xuất

WHO
: Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
TL
: Tỉ lệ
TTY
: Thuốc thiết yếu
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Mô hình bệnh tật (MHBT) 3
1.2. Hướng dẫn thực hành điều trị 9
1.3. Danh mục thuốc (DMT) 10
1.3.1. Danh mục thuốc thiết yếu (DMTTY) 10
1.3.2. Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT & ĐT), DMT bệnh viện

13
1.3. Nhu cầu thuốc và các phương pháp tính toán nhu cầu thuốc

16
1.3.1. Nhu cầu thuốc 16
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu nhu cầu thuốc
16
PHẦN 2: NỘI DUNG, Đ ổi TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Nội dung nghiên cứu 18
2.3. Phương pháp nghiên cứu 18
PHẦN 3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứ u VÀ BÀN LUẬN 22
3.1. Phân tích, đánh giá về nguồn lực của BVPSHN 22
3.1.1. Nghiên cứu về mô hình tổ chức và cơ cấu nhân lực của BVPSHN


22
3.1.2. Khoa Dược bệnh viện Phụ sản Hà Nội 25
3.1.3. Nghiên cứu về kinh phí cấp cho Dược của bệnh viện

28
3.2. Nghiên cứu mô hình bệnh tật tại BVPSHN qua 5 năm

29
3.3. Phân tích cơ cấu DMT hiện có của bệnh viện
33
3.3.1. Phân tích DMT của bệnh viện theo nhóm tác dụng

33
3.3.2. Số thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc bệnh viện 35
3.3.3. Tỷ lệ thuốc nội và thuốc ngoại 36
3.3.4. Tỷ lệ thuốc mang tên gốc / Tên thương mại 37
3.4. Đánh giá tính thích ứng của danh mục thuốc bệnh viện

39
3.4.1. Lựa chọn thuốc 39
3.4.2. Cho điểm lựa chọn, bổ sung các nhóm thuốc trong DMT
39
3.5. Ước tính nhu cầu thuốc dùng tại bệnh viện trong năm tới 56
PHẨN 4; KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 57
4.1. Kết luận

57
4.2. Đề xuất


59
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
ĐẶT VÂN ĐỂ
Thuốc là yếu tố quan trọng trong phòng và chữa bệnh. Thuốc đã chứng
minh tác dụng trong điều trị nhiều bệnh nhiễm trùng. Thuốc cũng đã cứu được
mạng sống của những bệnh nhân mắc bệnh không lây truyền như nhồi máu cơ
tim hay các bệnh về mạch. Tiền chi cho thuốc ở những nước đang phát triển
chiếm tới 40% ngân sách y tế nhưng vẫn còn một lượng lớn dân cư thiếu thuốc
thậm chí là những thuốc thiết yếu. 70% thuốc trên thị trường hiện nay là
những thuốc có tác dụng tương tự nhau, chúng khác rất ít so với thuốc gốc và
cũng không hiệu quả hơn các thuốc đã có là mấy [31]. Nhiều thuốc mới ra đời
do chưa được nghiên cứu, thử nghiệm kĩ nên đôi khi tác dụng phụ nhiều hơn
tác dụng điều trị. Nhiều thuốc quá cũng gây khó khăn cho bác sĩ để cập nhật
thông tin và so sánh các thuốc với nhau. Với một nước mà nền y học còn kém
phát triển như nước ta thì vấn đề này càng trở nên nghiêm trọng. Chi phí dành
cho y tế chiếm khoảng 3 - 4% ngân sách nhà nước và chỉ đủ đáp ứng khoảng
50% nhu cầu tối thiểu về chi tiêu thường xuyên của ngành [12]. Nhưng nguồn
ngân quỹ có hạn đó nhiều khi lại chi cho những thuốc không phải là thuốc
thiết yếu, những thuốc không hiệu quả và cả những thuốc không an toàn.
Nhằm khắc phục hiện tượng này Bộ Y tế đã yêu cầu các bệnh viện thành lập
Hội đồng thuốc và điều trị. Một trong những yêu cầu đối với Hội đồng thuốc
và điều trị là xây dựng danh mục thuốc đáp ứng yêu cầu điều trị, khả năng
cung ứng của bệnh viện, khả năng chi trả của bệnh nhân.
Qua gần 10 năm thực hiện Hội đồng thuốc và điều trị, hầu hết các bệnh
viện đã lập danh mục thuốc của bệnh viện mình. Nhưng việc xác định xem
danh mục thuốc đó đã phù hợp hay chưa? Có đáp ứng được yêu cầu điều trị
hay không? Có đảm bảo tính an toàn, hợp lí, hiệu quả, tiết kiệm hay không?
vẫn còn là một vấn đề khó khăn vì cho tới nay chưa có một nghiên cứu mẫu
nào nghiên cứu về tính thích ứng danh mục thuốc tại bệnh viện. Chính vì nhận

1
thấy yêu cầu cấp thiết này mà chúng tôi đã chọn bệnh viện Phụ sản Hà Nội,
nơi đã được chọn làm bệnh viện thí điểm thực hiện Hội đồng thuốc và điều trị
vào năm 1996 để tiến hành đề tài: “Nghiên cứu tính thích ứng của danh mục
thuốc tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội giai đoạn 2000 - 2004 Đề tài được
thực hiện với 3 mục tiêu :
1. Nghiên cứu mô hình bệnh tật của bệnh viện Phụ sản Hà Nội giai đoạn
2000 - 2004.
Ị 2.1 Đưa ra danh mục thuốc mới trên cơ sở lựa chọn, bổ sung danh mục
— thuốc hiện có của bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
3. Sơ bộ ước tính nhu cầu thuốc của bệnh viện trong năm tới và đề xuất
một số giải pháp góp phần vào việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu
quả.
Chúng tôi hy vọng kết quả của đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp cho bệnh
viện Phụ sản Hà Nội cũng như các bệnh viện khác phương thức tiến hành để
các bệnh viện có thể tự đánh giá tính thích ứng danh mục thuốc hiện có của
bệnh viện mình, từ đó đưa ra được một danh mục thuốc hợp lý hơn.
2
PHẦN 1
TỔNG QUAN
Nhằm chấn chỉnh công tác cung ứng, quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện
ngày 14/04/1995 Bộ Y tế đã ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử
dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh lần I. Đến ngày 19/06/2001 Bộ Y tế lại
ban hành danh mục thuốc chữa bệnh chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa
bệnh lần II [5]. Danh mục này là cơ sở để mỗi bệnh viện xây dựng danh mục
thuốc riêng phù hợp với bệnh viện mình. Danh mục thuốc của bệnh viện là
bằng chứng thể hiện đường lối điều trị và sử dụng thuốc của bệnh viện, thể
hiện trình độ chuyên môn và tay nghề, về kiến thức, thái độ và thực hành của
đội ngũ cán bộ bệnh viện. Muốn xây dựng được danh mục thuốc dùng trong
bệnh viện cần dựa trên các phác đồ điều trị chuẩn, mô hình bệnh tật, các kiến

thức khoa học mới trong điều trị học, nhiệm vụ điều trị và kinh phí của bệnh
viện.
1.1. MÔ HÌNH BỆNH TẬT (MHBT)
Trải qua hàng ngàn năm, con người dưới tác động của tự nhiên và xã hội
đã ngày càng phát triển cả về trí tuệ và cuộc sống. Cùng với sự phát triển đó
có sự xuất hiện của một số bệnh mới như bệnh HIV/AIDS, SARS, bệnh cúm
gà Sự suy giảm và bị tiêu diệt của một số bệnh như bệnh đậu mùa, bệnh bại
liệt, bệnh phong, bệnh than V.V Nhiều bệnh không nhiễm trùng đang có xu
hướng chiếm tỉ lệ ngày càng cao trên phạm vi toàn cầu như các bệnh tim
mạch, huyết áp, ung thư. Như vậy theo thời gian, MHBT trên thế giới thay đổi
tương ứng với sự biến đổi của môi trường sống, điều kiện kinh tế, văn hoá, xã
hội cũng như đời sống tinh thần của từng cá thể và cả cộng đồng.
Để đánh giá tổng kết tình hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng,
người ta đã đưa ra khái niệm MHBT như sau:
3
Mô hình bệnh tật của một xã hội, một cộng đồng, một quốc gia nào đó sẽ
là tập hợp tất cả những tình trạng mất cân bằng về thể xác, tinh thần dưới tác
động của những yếu tố khác nhau, xuất hiện trong cộng đồng đó, xã hội đó
trong một khoảng thời gian nhất định [2].
Trong đó bệnh tật được hiểu là tình trạng mất cân bằng về thể xác và tinh
thần dưới tác động của một loạt các yếu tố ngoại môi và nội môi lên con
người.
Nghiên cứu MHBT là một trong những nhiệm vụ của các nhà quản lí, đặc
biệt là của cơ quan quản lí chăm sóc sức khoẻ. Kết quả nghiên cứu MHBT
giúp cho việc:
1. Quản lí được sức khoẻ và bệnh tật của toàn xã hội.
2. Xác định được thực trạng xu hướng thay đổi của cơ cấu bệnh tật trong
cộng đồng và xã hội để có chiến lược và sách lược về y tế, phòng chống
và đối phó với bệnh tật.
3. Định hướng chiến lược phát triển kỹ thuật điều trị, cung ứng và sử

dụng thuốc khoa học.
4. Chủ động nghiên cứu về sản xuất, cung ứng và phân phối thuốc.
5. Các nhà hoạch định chính sách ngành Y tế có thể dự đoán những bệnh
có khả năng thanh toán được, những bệnh mới sẽ xuất hiện, dự đoán
tương lai các bệnh tật. Nhờ đó, lập kế hoạch ngân sách y tế, kế hoạch đầu
tư y tế, kế hoạch nghiên cứu khoa học kỹ thuật y - dược, các kế hoạch
chiến lược chung của ngành, chủ động, hợp lý và hiệu quả.
Để việc nghiên cứu MHBT được thuận lợi và chính xác. Tổ chức y tế thế
giới (WHO) đã ban hành danh mục bệnh tật gọi là phân loại quốc tế bệnh tật
ICD (International Classiíication Diseases). Danh mục này đã trải qua 10 lần
bổ sung và sửa đổi. Bảng phân loại quốc tế bệnh tật ICD lần thứ 10 gồm 21
4
chương bệnh, mỗi chương bệnh có một hay nhiều nhóm bệnh, mỗi nhóm bệnh
có nhiều loại bệnh, mỗi loại bệnh có nhiều chi tiết theo nguyên nhân gây bệnh
hay tính chất đặc thù của bệnh đó [2],[22].
Theo những điều tra của Ngân hàng thế giới và Trường Đại học OXFORD
(Mỹ) thì trên thế giới có 2 loại MHBT có đặc tính riêng biệt, một là của các
nước phát triển và một là của các nước đang phát triển [2].
Bảng 1.1. Mô hình bệnh tật của các nước trên thê giói năm 1990
(Tính theo tỉ lệ %)
Các loại bệnh
MHBT của các
nước đang phát
triển
MHBT của các
nước phát triển
MHBT chung
toàn thế giới
Các bệnh nhiễm
trùng

41,2
5,3 33,4
Các bệnh không
nhiễm trùng
50,0
87,3 58,1
Chấn thương
8,8 7,4
8,5
Cộng
100,0 100,0
100,0
Bảng trên cho ta thấy MHBT của các nước phát triển chủ yếu là các bệnh
không nhiễm trùng, trong khi đó ở các nước đang phát triển, bệnh nhiễm trùng
vẫn chiếm tỉ lệ cao [2].
Là một quốc gia đang phát triển và là một nước nhiệt đới, MHBT ở nước ta
hiện nay là đan xen giữa các bệnh nhiễm trùng và không nhiễm trùng, giữa
cấp tính và mạn tính. Các bệnh không lây, các bệnh do tai nạn, ngộ độc, chấn
thương có xu hướng gia tăng, cả về tỉ lệ mắc và tỉ lệ chết, nhất là các bệnh tim
5
mạch, khối u, sức khoẻ tâm thần, chấn thương do tai nạn Theo số lượng
thống kê, tỉ trọng mắc của nhóm các bệnh lây nhiễm chiếm khoảng 55,5%
năm 1976 giảm còn 27,44% vào năm 2003, trong khi đó nhóm các bệnh do
ngộ độc, chấn thương, tai nạn tăng rất nhanh từ 1,85% năm 1976 lên tới
11,95% năm 2003 (Bảng 1.2). Số người nhiễm HIV/AIDS ngày càng tăng.
Nguy cơ nhiễm HIV/AIDS làm bệnh lao trở lên trầm trọng hơn, bệnh sốt rét
còn diễn biến phức tạp, các bệnh nhiễm virus vẫn tiếp tục ra tăng [26]. Sự biến
đổi này cũng giống sự thay đổi tại các quốc gia đang phát triển khác [4].
Bảng 1.2. MHBT chung ở Việt Nam giai đoạn 1976-2003
Đơn vị tính: Tỷ lệ %

Chương
bệnh
Năm 1976 Năm 1986
Năm 1996
Năm 2003
Mắc
Chết
Mắc Chết
Mắc Chết Mắc Chết
Bệnh lây
nhiễm
55,50
53,03 59,20 52,10
37,63 33,13
27,44
17,42
Bệnh không
lây
42,65
44,71 39,00 41,80 50,02
43,68
60,61
59,12
Tai nạn, ngộ
độc chấn
thương
1,85
2,23
1,80 6,10
12,35

23,20
11,95
23,46
(Theo niên giám thống kê Y tế các năm 1976-2003)
“Ở Việt Nam, về mặt MHBT, các bệnh nhiễm khuẩn là những bệnh phổ biến
nhất, kể cả trong quá khứ, hiện tại và trong tương lai” [2].
^MHBT của hệ thống bệnh viện:
Không giống như MHBT ở cộng đồng, bệnh viện là nơi chữa bệnh (và
khám bệnh) cho người mắc bệnh trong cộng đồng. Mỗi bệnh viện có tổ chức,
6
nhiệm vụ khác nhau, đặt trên các địa bàn khác nhau, với đặc điểm dân cư địa
lí khác nhau và đặc biệt là sự phân công chức năng nhiệm vụ trong tuyến y tế
khác nhau, từ đó dẫn đến MHBT của mỗi bệnh viện cũng khác nhau. Ở Việt
Nam cũng như trên thế giới có 2 loại MHBT bệnh viện: một là MHBT của
bệnh viện chuyên khoa và một là MHBT của bệnh viện đa khoa. Trong đó
MHBT của bệnh viện chuyên khoa bao gồm MHBT của bệnh viện chuyên
khoa và MHBT của viện có giường bệnh. Bệnh viện hoặc viện của chuyên
khoa nào thì chủ yếu mang MHBT của chuyên khoa đó. Tuy nhiên, mỗi cá
nhân có thể đồng thời mắc nhiều bệnh, hoặc một bệnh liên quan tới nhiều cơ
quan trong cơ thể, do đó một bệnh viện chuyên khoa thường có bệnh tật điển
hình của chuyên khoa đó và một số bệnh thông thường kèm theo. Ngoài ra,
tuỳ theo hạng và tuyến bệnh viện mà MHBT bệnh viện có thể thay đổi (do
hạng bệnh viện liên quan tới kinh phí, kĩ thuật điều trị, biên chế ) [2].
MHBT của bệnh viện cũng như MHBT của cộng đồng, chúng đều bị chi
phối bởi một số yếu tố như điều kiện kinh tế - xã hội, tôn giáo, khí hậu, địa lí,
tổ chức màng lưới, chất lượng dịch vụ y tế, sinh thái, trình độ khoa học kỹ
thuật
Theo Axel Kroeger, MHBT của bệnh viện còn phụ thuộc vào sự lựa chọn
của người bệnh và phụ thuộc vào chính bệnh viện. Các yếu tố này đan xen với
nhau, ảnh hưởng lẫn nhau [2].

MHBT của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ xây
dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn làm cơ sở để bệnh viện hoạch định phát
triển toàn diện trong tương lai.
4- Như đã nói ở trên mỗi bệnh viện có sự phân công chức năng, nhiệm vụ
khác nhau. Bệnh viện Phụ sản là bệnh viện chuyên ngành về sản phụ khoa có
nhiệm vụ phục vụ công tác kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc thai nghén và làm
mẹ an toàn, phòng ngừa và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản,
7
bệnh lây truyền qua đường tình dục kể cả HIV/AIDS, nạo phá thai an toàn, dự
phòng và điều trị vô sinh, sức khoẻ sinh sản (SKSS) vị thành niên, ung thư
đường sinh sản và chăm sóc SKSS người cao tuổi.
Chăm sóc SKSS là một trong các vấn đề ngày nay rất được quan tâm trên
phạm vi toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo ước tính của
UNICEF tỉ lệ tử vong mẹ ở Việt Nam là 160/100.000 trẻ đẻ ra sống, nghĩa là
cứ một ngày có 7 bà mẹ chết có liên quan đến thai sản, như vậy mỗi năm có
gần 3000 phụ nữ chết do thai sản. Tỉ lệ tử vong sơ sinh là 34/1000 trẻ đẻ sống.
Tỉ lệ nạo phá thai là 83/1000 phụ nữ trong tuổi sinh sản và tỉ suất 2,5 lần/1
phụ nữ [18]. Những số liệu trên chắc chắn còn thấp hơn so với thực tế.
Nước ta còn nghèo, điều kiện vệ sinh đặc biệt là vệ sinh cá nhân còn chưa
cao nên phụ nữ mắc bệnh phụ khoa vẫn còn là hiện tượng phổ biến. Theo số
liệu điều tra tại cộng đồng thì tỉ lệ chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc
bệnh phụ khoa thông thường là từ 45 đến 50%. Trong đó bệnh viêm phụ khoa
là phổ biến nhất chiếm 80% số người mắc bệnh [3]. Bệnh phụ khoa gây ảnh
hưởng tới SKSS và hạnh phúc của từng gia đình và rộng hơn là của toàn xã
hội.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, Bộ Y tế, các Sở Y tế đã thành
lập nên hệ thống các cơ sở y tế bao gồm các viện, bệnh viện đa khoa và
chuyên ngành sản phụ khoa từ trung ương cho đến tỉnh, huyện nhằm đảm bảo
chăm sóc SKSS một cách toàn diện nhất và hiệu quả nhất.
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội - món quà đầy ý nghĩa của Liên đoàn Phụ nữ

dân chủ thế giới tặng phụ nữ và trẻ em Việt Nam, được thành lập theo quyết
định số 4951/QĐTC ngày 21/11/1978 của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà
Nội. Hiện nay, bệnh viện là bệnh viện chuyên khoa hạng II gồm 13 khoa lâm
sàng và cận lâm sàng của thành phố Hà Nội. Bệnh viện có 250 giường bệnh,
phục vụ chăm sóc SKSS chuyên ngành sản phụ khoa trên toàn Thành phố Hà
8
Nội. Bệnh viện cũng đồng thời là cơ sở thực hành của sinh viên trường Đại
học Y Hà Nội và Đại học Dược Hà Nội.
Trong hơn 25 năm xây dựng và trưởng thành, bệnh viện luôn luôn hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, góp một phần đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ và
chăm sóc SKSS cho nhân dân trên địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận.
1.2. HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH ĐIỂU TRỊ
Bất cứ một bệnh nào cũng có phương pháp điều trị. Phương pháp điều trị là
tài liệu hướng dẫn cho thầy thuốc thực hành những công việc cụ thể và không
thể thiếu trong quá trình điều trị (gọi là hướng dẫn thực hành điều trị) [2].
Hướng dẫn thực hành điêu trị là văn bản chuyên môn có tính chất pháp lý.
Nó được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn, được sử dụng như một khuôn mẫu
trong điều trị học mỗi loại bệnh. Một hướng dẫn thực hành điều trị có thể cố
một hoặc nhiều công thức điều trị khác nhau.
Hướng dẫn thực hành điều trị không thể thiếu trong công tác như:
- Để hướng dẫn, chuẩn hoá trang bị kiến thức điều trị bệnh và dùng cho cán bộ
y tế.
- Nghiên cứu thúc đẩy, áp dụng điều trị học ngày càng tốt hơn.
- Quản lí dược (phân loại thuốc, xây dựng danh mục thuốc, sử dụng và tư vấn
về thuốc).
- Là cơ sở để tiến hành sửa đổi phương pháp điều trị bằng thuốc với mục đích
sử dụng thuốc hợp lí, an toàn, kinh tế.
Theo WHO, một hướng dẫn thực hành điều trị về thuốc bao gồm đủ 4 thông
số: hợp lí, an toàn, hiệu quả, kinh tế.
- Hợp lí: phối hợp đúng thuốc, đúng chủng loại, thuốc còn hạn sử dụng.

- An toàn: các chỉ định không gây tai biến, không làm cho bệnh nặng thêm và
không có tương tác thuốc.
9
I
- Kinh tê: chi phí tiền thuốc ít nhất, tránh chi phí không cần thiết cho thuốc
đắt tiền mà hiệu quả điều trị cũng tương tự.
- Hiệu quả: dễ dùng, khỏi bệnh hoặc không để lại hậu quả xấu hoặc đạt mục
đích sử dụng thuốc trong thời gian nhất định. Tỉ lệ người bệnh được chữa khỏi
tính trên 100 người bệnh được điều trị.
Nhận thấy ý nghĩa sát thực của hướng dẫn thực hành điều trị, rất nhiều
bệnh viện đã tiến hành xây dựng phác đồ điều trị cho bệnh viện mình dựa trên
hướng dẫn thực hành điều trị của Bộ Y tế. Năm 1997 bệnh viện Phụ sản đã
soạn thảo được 17 phác đồ cấp cứu về sản phụ, sơ sinh, kế hoạch hoá gia đình.
Bệnh viện Đống Đa cũng đã xây dựng 17 phác đồ cấp cứu và điều trị nhằm
giúp các bác sĩ xử trí bệnh nhân kịp thời, kê đơn đúng thuốc. Ban tư vấn sử
dụng kháng sinh đã soạn thảo xong bản dự thảo các phác đồ điều trị và đang
trong quá trình hoàn thiện để giúp các bệnh viện xây dựng phác đồ điều trị
cho bệnh viện mình [15].
1.3. DANH MỤC THUỐC (DMT)
1.3.1. Danh mục thuốc thiết yếu (DMTTY)
1.3.1.1. Khái niêm vé thuốc thiết yếu (TTYỵ danh muc thuốc thiết yếu
Với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật nói chung, khoa học
kỹ thuật dược nói riêng, mỗi năm hàng ngàn thuốc mới được nghiên cứu và ra
đời. Sự phong phú của chủng loại thuốc một mặt tạo điều kiện cho người thầy
thuốc có thể dễ dàng lựa chọn thuốc trong điều trị mặt khác nó cũng gây ra sự
lạm dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc kém an toàn - hợp lí, những khó khăn
trong quá trình lựa chọn thuốc vẫn còn là thách thức đối với mỗi nước, đặc
biệt ở các nước chậm phát triển và đang phát triển. Nhận thức được vấn đề
này, với nỗ lực của các chuyên gia y tế của WHO, khái niệm về TTY,
DMTTY được hình thành.

10
Khái niệm về DMTTY đã được thể hiện rõ trong Chính sách thuốc quốc
gia Việt Nam như sau:
“DMTTY là danh mục những loại thuốc thoả mãn nhu cầu chăm sóc sức
khoẻ của đa sô nhân dân. Những loại thuốc này luôn sẵn có bất cứ lúc nào
với số lượng cần thiết, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lí” [16].
Trong đó TTY là những thuốc cần thiết cho chăm sóc sức khoẻ của đa số
nhân dân, được nhà nước đảm bảo bằng Chính sách thuốc quốc gia, gắn liền
nghiên cứu, sản xuất, phân phối với nhu cầu thực tế chăm sóc sức khoẻ của
nhân dân, được lựa chọn và cung ứng để luôn sẵn cố với số lượng đầy đủ,
dạng bào chế phù hợp, chất lượng tốt, an toàn và giá cả phù hợp.
Tính đến năm 1999, DMTTY đã 10 lần sửa đổi và ban hành lại [16],[23].
Sự thay đổi này ngoài mục đích cập nhật những thuốc mới còn nhằm đáp ứng
nhu cầu thực tiễn trong công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân. DMTTY là một
trong các nội dung chính của chăm sóc sức khoẻ ban đầu và cũng là một mục
đích cố gắng thực hiện nhằm đảm bảo cho sự thắng lợi trong chiến dịch chăm
sóc sức khoẻ chung.
Hiện nay trên thế giới có hơn 150 nước đã áp dụng và có DMTTY (chủ yếu
các nước đang phát triển). Số lượng tên thuốc trong DMTTY của mỗi nước
trung bình khoảng 300 thuốc [16].
1.3.1.2. Danh muc thuốc thiết yếu ở Viẽt Nam
Bắt nhịp chung với các nước trên thế giới, năm 1985 Bộ Y tế đã ban hành
DMT chủ yếu lần thứ nhất gồm 225 thuốc tân dược được xác nhận là an toàn
và có hiệu lực [9]. Năm 1989 DMT tối cần và chủ yếu được ban hành lần thứ
II gồm 116 TTY, cùng một danh mục gồm 64 thuốc tối cần [10]. DMTTY
theo đúng thông lệ quốc tế được ban hành lần thứ III vào năm 1995 gồm 225
TTY phân loại theo trình độ chuyên môn của cán bộ y tế. Và đến ngày
11
28/07/1999, Bộ Y tế ban hành DMTTY Việt Nam lần thứ IV với 346 thuốc tân
dược, 81 TTY y học cổ truyền, 60 cây thuốc nam, 185 vị thuốc nam, bắc [11].

Đồng thời, Bộ Y tế cũng ban hành bản hướng dẫn sử dụng DMTTY lần thứ
IV, nhằm đạt mục tiêu cơ bản của Chính sách quốc gia về thuốc là: cung ứng
thường xuyên đủ thuốc có chất lượng cao, giá thành hạ đến người dân và đảm
bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và kinh tế.
Quá trình đổi mới nền kinh tế vào thập niên 90 của thế kỷ XX đã làm cho
nguồn cung ứng thuốc ngày càng phong phú. Hưởng ứng lời kêu gọi tăng
cường sử dụng TTY tại các cơ sở khám chữa bệnh của Bộ Y tế, các bệnh viện
đã ngày càng chú trọng hơn đến việc sử dụng TTY ở cơ sở mình. Theo thống
kê thì tỉ lệ TTY trong DMT của các bệnh viện chưa cao nhưng đều có xu
hướng tăng. Như ở Phòng quân y Bộ tổng tham mưu - cơ quan Bộ Quốc
Phòng năm 1999 tỉ lệ TTY trong DMT bệnh viện là 23,3% đến năm 2002 tăng
lên thành 26% [24]. Nhu cầu dùng TTY tăng lên nhưng khả năng cung ứng
TTY cho nhân dân
ở nước ta còn rất hạn chế. Trong DMTTY lần thứ IV, phần
tân dược bao gồm 364 dược phẩm, trừ 15 vaccin và các chế phẩm miễn dịch,
331 dược phẩm còn lại là các dược phẩm được bào chế trên cơ sở 270 hoạt
chất nhưng trong số 270 hoạt chất này mới chỉ có 152 hoạt chất có chế phẩm
trong nước còn 118 hoạt chất phải dùng chế phẩm nước ngoài [29]. Điều này
cho thấy các nhà sản xuất dược phẩm Việt Nam chưa nhạy bén đầu tư nghiên
cứu những dược phẩm tối cần thiết gắn với MHBT của đất nước.
Chương trình TTY là chương trình quốc gia, mang nội dung quan trọng
nhất trong Chính sách quốc gia về thuốc, là cơ sở pháp lý để nhà nước có kế
hoạch đầu tư nguồn lực và áp dụng các biện pháp hỗ trợ nhằm đảm bảo có đủ
TTY phục vụ nhu cầu chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, là mục tiêu ưu
tiên hoạt động cho các đơn vị trong ngành Y tế.
12
Để thực hiện tốt nhất chương trình quốc gia về TTY, Bộ Y tế đã chỉ thị cho
các bệnh viện và viện có giường bệnh thành lập Hội đồng thuốc và điều trị
bệnh viện.
1.3.2. Hội đồng thuốc và điều trị (HĐT & ĐT), DMT bệnh viện

Đề thực hiện chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện ngày
25/02/1997 Bộ Y tế đã ban hành Chỉ thị 03/BYT - CT về chấn chỉnh công tác
cung ứng, quản lý sử dụng thuốc tại bệnh viện. Ngày 04/ 07/1997 ban hành
Thông tư 08/BYT - TT hướng dẫn về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của
HĐT&ĐT ở bệnh viện; HĐT & ĐT có chức năng tư vấn cho giám đốc bệnh
viện về sử dụng thuốc nhằm mục đích sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả
trong điều trị [25],[28]. về nhiệm vụ HĐT & ĐT có nhiệm vụ sau:
- Xây dựng DMT dùng trong bệnh viện phù hợp với đặc thù bệnh tật và chi phí
về thuốc, vật tư tiêu hao trong điều trị của bệnh viện.
- Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê
đơn điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa Dược.
- Theo dõi các phản ứng có hại và rút kinh nghiệm các sai sót trong dùng
thuốc.
- Thông tin về thuốc, theo dõi ứng dụng thuốc mới trong bệnh viện .
- Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ và y tá [28].
Trong bài “Nhìn lại một năm thực hiện Hội đồng thuốc và điều trị bệnh
viện” của tác giả Trần Thu Thuỷ và Nguyễn Thị Phương Trâm thì sau một
năm triển khai trong số 558 bệnh viện đã có 84% bệnh viện đã thành lập
HĐT&ĐT, 96% Hội đồng thuốc đã xây dựng DMT sử dụng tại bệnh viện,
95% Hội đồng đã kiểm nhập thuốc, đảm bảo chất lượng thuốc đã được kiểm
tra nghiêm ngặt trước khi nhập kho. 58% Hội đồng có dược sĩ thực hiện thông
tin thuốc cho thầy thuốc kê đơn [25] .Nói tóm lại là HĐT & ĐT đã góp phần
tích cực điều chỉnh sử dụng thuốc trong bệnh viện.
13
Như đã trình bày ở trên HĐT & ĐT có nhiệm vụ rất quan trọng đó là: xây
dựng DMT bệnh viện.
“DMT bệnh viện là danh mục những loại thuốc cần thiết thoả mãn nhu cầu
khám bệnh, chữa bệnh và thực hiện y học dự phòng của bệnh viện phù hợp với
MHBT, kỹ thuật điều trị và bảo quản, khả năng tài chính của từng bệnh viện
và khả năng chi trả của người bệnh. Những loại thuốc này trong một phạm vi

thời gian, không gian, trình độ xã hội, khoa học kỹ thuật nhất định luôn có sẵn
bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất lượng tốt, dạng bào chế thích hợp,
giá cả hợp lý” [23].
DMT bệnh viện phải đạt được các mục đích:
- Để đảm bảo hiệu lực, an toàn và các yêu cầu khác trong điều trị, yêu cầu đa
số thuốc có trong DMT bệnh viện là TTY, có nghĩa là các thầy thuốc đang
thực hiện Chính sách quốc gia về TTY.
- Hướng cộng đồng và xã hội vào sử dụng TTY, các thành phần kinh tế tích
cực tham gia sản xuất, tồn trữ và cung ứng TTY.
- Đảm bảo quyền lợi được điều trị bằng thuốc của người bệnh, quyền lợi được
chi trả tiền thuốc của người có thẻ bảo hiểm y tế.
- DMT bệnh viện phải đáp ứng được nhu cầu điều trị tại bệnh viện.
Nguyễn Văn Quân và cộng sự đã khái quát các yếu tố để xây dựng DMT
và quy trình xây dựng DMT bệnh viện theo sơ đồ dưới đây [23].
14
Hình 1.1. Các yếu tố để xây dựng DMT và tổ chức xây dựng DMT bệnh
viện
Trước kia DMT dùng trong bệnh viện chỉ là danh mục dự trù để mua thuốc
của khoa Dược, không có sự bàn bạc trao đổi giữa Dược và Y do đó khoa
Dược luôn bị động trong cung cấp thuốc, không cân đối được giữa nhu cầu
thuốc và kinh phí. Khi có HĐT & ĐT, DMT dùng trong bệnh viện được Hội
đồng bàn bạc, cân nhắc lựa chọn để phù hợp với trình độ thầy thuốc, MHBT
và khả năng kinh phí cho phép của bệnh viện. Tuy nhiên, việc xây dựng DMT
bệnh viện hiện có nhiều vấn đề bất cập. Thuốc đắt tiền, thuốc ngoại nhập,
thuốc biệt dược, thuốc không phải là TTY thường chiếm tỉ lệ cao trong DMT
các bệnh viện nhất là các bệnh viện lớn. Khảo sát tại bệnh viện Phụ sản Trung
ương tỉ lệ thuốc ngoại chiếm 77,1% vào năm 2003 [17].
15
1.4. NHU CẦU THUỐC VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN NHU
CẦU THUỐC

1.4.1. Nhu cầu thuốc
Trong bất kì hoàn cảnh sống nào, ở bất kì xã hội nào, điều kiện kinh tế, tôn
giáo, tín ngưỡng ra sao, con người cũng luôn có nhu cầu về thuốc phòng và
chữa bệnh. Nhu cầu về thuốc là một nhu cầu tất yếu, tối cần, không kém gì
cơm ăn, áo mặc. Trình độ khoa học kĩ thuật ngày càng hiện đại thì nhu cầu về
thuốc ngày càng cao.
Nhu cầu thuốc là tập hợp tất cả những loại thuốc với dạng bào chế thích
hợp, hàm lượng thích hợp, đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và hiệu lực để
giải quyết các yêu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của cá thể, của cộng đồng
trong một phạm vi thời gian, không gian, trình độ xã hội, nền khoa học kĩ
thuật và khả năng chỉ trả nhất định [2].
Nhu cầu về thuốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng bệnh tật,
MHBT, chất lượng chẩn đoán bệnh của thầy thuốc, kỹ thuật điều trị, hiệu lực
điều trị của thuốc, yếu tố môi trường xã hội, quảng cáo và khuyến mại, y đức
của người kê đơn - người bán thuốc, giá cả của sản phẩm và quyết định cuối
cùng của người bệnh. Ba yếu tố quyết định đúng đắn nhất đến nhu cầu thuốc
là: bệnh tật, hiệu lực của thuốc và khoa học y học - kĩ thuật điều trị.
1.4.2. Các phương pháp nghiên cứu nhu cầu thuốc
Do nhu cầu thuốc được quyết định và chi phối bởi rất nhiều yếu tố,vì vậy
việc tính nhu cầu thuốc khó chính xác và cũng khó kết luận được về độ chính
xác. Để xác định nhu cầu thuốc cho một phạm vi dân cư hẹp thường sát thực
hơn và thuận lợi hơn việc xác định nhu cầu thuốc cho phạm vi dân cư lớn [2].
Có thể có 3 phương pháp chủ yếu sau:
16
Bảng 1.3. Các phương pháp tính toán và ước tính nhu cầu thuốc
Tên
phương
pháp
Phương pháp I
Thống kê dựa

trên sử dụng
thuốc thực tế
Phươns pháp II
Dựa trên cơ sở quản lí các
dịch vụ y tế
Phương pháp III
Dựa trên MHBT và
hướng dẫn thực hành
điều trị (tại địa bàn)
Đặc
điểm
Nghiên cứu
toàn bộ cộng
đồng.
Trình độ quản lí dịch vụ: y tế,
kinh tế, bảo hiểm
Nghiên cứu cộng
đồng, cỡ mẫu lớn.
Nguyên
tắc
chính
của các
phương
pháp
1. Thu thập,
hồi cứu số liệu
sử dụng thuốc,
có số liệu tổng
hợp.
2. Phân tích,

đánh giá số
liệu dùng
thuốc, tìm ra
các xu hướng
sử dụng thuốc.
3. Phân tích,
đánh giá sự
hợp lí, bất hợp
lí trong lượng
thuốc sử dụng
sắp tới.
1.Dựa vào số liệu đăng kí
hành nghề.
2.Các loại hình dịch vụ y tế
có sử dụng thuốc từ trung
ương, tỉnh, huyện, xã, hộ gia
đình.
- Quản lí được tình trạng bệnh
tật của cư dân ở địa phương,
tính toán được tổng số lượt
bệnh nhân, số loại bệnh, tổng
số sử dụng thuốc.
- Dựa vào kỹ thuật điều trị và
thực tế sử dụng thuốc qua số
liệu kê đơn, bán thuốc.
3. Có số liệu tổng hợp. Phân
tích, đánh giá các yếu tố có
ảnh hưởng tới nhu cầu thuốc
kì tới.
Dựa trên các chỉ số về

sức khoẻ, bệnh tật, kĩ
thuật điều trị sau:
-Dân số cần nghiên
cứu p.
-Số loại bệnh mắc
phải: i =l,2 n
-Tần suất xuất hiện
bênh i trong quần thể
là fj.
-Lượng thuốc trung
bình của loại thuốc k
để điều trị bệnh i là
qki theo hướng dẫn
thực hành điều trị
qki > 0. Khi đó nhu cầu
để điều trị n bệnh cho
một quần thể cần phải
có k loại thuốc,
k=l,2 m
Lập bảng ma trận,
rồi tính toán sử dụng
thuốc.
Kết quả
=> Đưa ra
con số ước
lượng:
Tổng số lượng
thuốc trong
cộng đồng.
=> Đưa ra con sô ước lượng:

Tổng số thuốc trong cơ sở
dịch vụ y tế hoặc địa bàn.
=>Tính toán theo
cồng thức xác định
nhu cầu thuốc:
Qk =E p-fi-qki
PHẦN 2
NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CŨXJ
Đề tài được thực hiện tại Bộ môn Quản lý và kinh tế dược - Trường Đại
học Dược Hà Nội và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội dựa trên các đối tượng sau:
4- Các báo cáo tổng kết hàng năm có liên quan đến MHBT, kinh phí cấp cho
Dược từ năm 2000 - 2004 lưu tại phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện.
4- Các hoạt động liên quan đến việc xây dựng DMT tại bệnh viện.
4- DMT, sổ sách xuất nhập thuốc của bệnh viện những năm 2000 - 2004.
4- Các thuốc đang được lưu hành ở Việt Nam trong những năm gần đây [13].
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u
Nội dung nghiên cứu của đề tài được trình bày ở hình 2.1 (trang bên).
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
Đề tài được tiến hành nghiên cứu theo một số phương pháp sau:
Phương pháp hồi cứu [1],[20]:
- Hồi cứu các báo cáo liên quan đến tình trạng bệnh tật, DMT, bảng báo
cáo xuất nhập thuốc của bệnh viện trong 5 năm (2000 - 2004).
- Hồi cứu các thuốc đang được lưu hành ở Việt Nam trong những năm
gần đây.
^Phương pháp cho điểm: Cho điểm lựa chọn thuốc dựa vào các 7 tiêu
chuẩn: Hợp lý, an toàn, hiệu quả, bào chế và kỹ thuật sử dụng, bảo quản, nơi
sản xuất, giá thành.
18

* Hê sỏ cho điểm: Theo WHO thì việc lựa chọn thuốc có rất nhiều tiêu chuẩn,
trong đó có các tiêu chuẩn: hợp lý, an toàn, hiệu quả đóng vai trò quyết định.
Căn cứ vào sự quyết định hay ảnh hưởng của các tiêu chuẩn, tiến hành cho hệ
số điểm đối với từng tiêu chuẩn của thuốc như sau:
Tiêu chuẩn Hệ số
Hợp lí 2,0 (tiêu chuẩn quyết định)
An toàn 2,0 (tiêu chuẩn quyết định)
Hiệu quả 2,0 (tiêu chuẩn quyết định)
Nơi sản xuất 1,0
Bào chế và kĩ thuật sử dụng 1,0 (BC & KTSD)
Bảo quản 1,0
Giá thành 1,0
Tổng cộng : 10,0
* Về thang điểm:
- Thang điểm tối đa cho một tiêu chuẩn của thuốc là 2 điểm (chưa tính
nhân với hệ số).
- Mỗi tiêu chuẩn được chia thành 3 mức điểm là 0, 1,2 điểm. Một thuốc
có tổng số điểm tối đa là 20 điểm.
Bảng 2.1. Bảng cho điểm các tiêu chuẩn của thuốc
TT
Tiêu
chuẩn
Hệ

Căn cứ cho điểm
Điểm
1 Hợp lý 2
Thuốc có trong hướng dẫn thực hành điều trị
hoặc có trong DMTTY hoặc có trong DMT
chữa bệnh chủ yếu của Bộ y tế hiện hành phù

hợp với MHBT của bệnh viện
2
Thuốc có số đăng kí lưu hành ở Việt Nam phù
hợp với MHBT của bệnh viện.
1
Thuốc khác
0
2
An
toàn
2
ít ADR xử trí được và không gây hậu quả xấu.
2
Hiếm gặp ADR, phải xử trí phức tạp khi gặp
ADR, không gây hậu quả xấu, ít tương tác và
tương kị thuốc.
1
19
Nguy hiểm khi gặp ADR; Gây hậu quả xấu;
tương tác hoặc tương kị với nhiều thuốc, nhiều
nhóm thuốc.
0
3
Hiệu
quả
2
Thuốc đạt hiệu quả điều trị rõ ràng.
2
Thuốc đạt hiệu quả điều trị không rõ ràng.
1

Những thuốc còn lại.
0
4
Dạng
bào
chế, kĩ
thuật
sử
dụng
1
Dạng bào chế đa dạng và tân tiến, sử dụng thích
hợp tại bệnh viện.
2
Thuốc đa chất hoặc thuốc đòi hỏi phải có khả
năng sử dụng cao và có phương tiện máy móc
sử dụng.
1
Không có người hoặc phương tiện kĩ thuật sử
dụng.
0
5
Bảo
quản
1
Dễ bảo quản; ổn định ở nhiệt độ bảo quản, sử
dụng.
2
Bảo quản ở nhiệt độ thấp, ổn định khi sử dụng. 1
Đòi hỏi kĩ thuật bảo quản đặc biệt; thuốc có độ
ổn định kém.

0
6
Nơi sản
xuất
1
Thuốc được sản xuất trong nước, thuốc chưa
sản xuất được (nhập khẩu) có trong DMTTY
hiện hành và sẵn có.
2
Thuốc nhập khẩu khác dạng đơn chất. 1
Trường hợp khác. 0
7
Giá
thành
1
Giá thành điều trị thấp (Đa số người bệnh chấp
nhận được).
2
Bệnh viện và một bộ phận người bệnh chấp
nhận được.
1
Một ít người có khả năng chấp nhận
0
* Phương pháp xử lý số liêu: Phương pháp tỉ trọng thống kê, phương pháp so
sánh, biểu diễn bằng biểu đồ, bảng biểu
20

×