Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá tình hình cung ứng thuốc tại bệnh viện phụ sản hà nội giai đoạn 2000 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 66 trang )

m
BỘ Y TÊ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
LÊ THỊ HẰNG
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CƯNG ÚNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2000 - 2004
(KHOÁ LUẬN TỐT NG]
SĨ KHOÁ 2000-2005)
Người hướng dẩ,
T.S: NgOyễirThỊ Song Hà
D.S: Nguyễn Anh Phương
Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý và Kinh tê Dược
Bênh viện Phu Sản Hà Nội
Thời gian thực hiện: tháng 03 - 05/2005
S t
HÀ NÔI - 2005
(O H l B
J£Ờ Z Ề tẢm. ƠQÍ!
De hoàn thành để tồi tốt nghiệp này, trong thòi gian qua tôi đã được các thầy giáo, cô
giáo trưòng Dại học Dược Hà Nội nhiệt tinh giúp đõ vồ đồo tạo.
Nhân dịp luận văn được hoồn thành cho phép tôi được bày tỏ lòng biết on sâu sắc và lòi
cảm ơn chân thành tỏi:
T.ố Nguyễn Thị ổong Hà - ngưòi đã hưống dẫn, chỉ bảo vả giúp đõ tận tình tôi trong suốt
quố trình lồm khoố luận tốt nghiệp.
D.ỗ Nguyễn Anh Phương - Công tốc tại ồệnh viện Phụ ồản Hả Nội, ngưòi luôn nhiệt tình
hưống dẫn, giúp đõ vồ cung cếp cốc số liệu cho tôi trong suốt quố trình nghiên cứu.
PGỔ. Tô Nguyễn Thị Thối Hằng - Chủ nhiệm bộ môn Quẵn Lý vồ Kinh Tế Dược.
Cốc thầy cô trong bộ môn Quản Lý và Kinh Tế, hướng dẫn, giúp đõ tôi hoàn thồíih luận
văn.


Ban Giám Hiệu vồ cốc thầy cô giảo trưòng Dại học Dược Hả Nội đã tận tình giảng dạy tôi
trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Những ngưòi bạn của tôi, những ngưòi luôn động viên giúp đõ tôi trong suốt quá trinh học
tập.
Cha mẹ, anh chị và những ngưòi thân ỵêu của tôi, những ngưòi đã nuôi dưõng, chia sẻ,
động viên, giúp tôi trưổng thành vồ vưon lên trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2004.
S ìn h ữ ltềt
Lê Thị Hằng
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu
BHYT
BVPSHN
BYT
CSSK
DMTBV
DNNN
HĐT&ĐT
KHHGĐ
TTY
TTBQĐN
WHO (World Health Organnization)
Dịch nghĩa
Bảo hiểm y tế
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Bộ Y Tế
Chăm sóc sức khoẻ
Danh mục thuốc bệnh viện
Doanh nghiệp nhà nước
Hội đồng thuốc và điều trị

Kế hoạch hoá gia đình
Thuốc thiết yếu
Tiền thuốc bình quân đầu người
Tổ chức Y tế thế giới
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỂ 1
PHẦN1: TỔNG QUAN 3
1.1 Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 3
1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện 3
1.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược 4
1.1.3 Hội đổng thuốc và điều trị 5
- 1.2 Quản lý cung ứng thuốc trong bệnh viện
6
1.2.1 Lựa chọn thuốc 7
1.2.2 Mua thuốc 9
1.2.3 Cấp phát thuốc 11
1.2.4 Quản lý sử dụng thuốc 13
1.3 Vài nét về tình hình cung ứng thuốc trong
giai đoạn hiện nay 15
1.3.1 Tình hình cung ứng thuốc trên Thế giới 15
1.3.2 Tinh hình cung ứng thuốc ở Việt Nam 16
PHẦN 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 19
2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
2.2 Nội dung nghiên cứu 19
2.3 Phương pháp nghiên cứu 19
2.4 Cỡ mẫu nghiên cứu và cách lấy mẫu 21
2.5 Một sô chỉ tiêu đánh giá về việc sử dụng thuốc
hợp lý, an toàn 22

PHẦN 3: KẾT QỦA NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN 24
3.1 Nguồn lực của bệnh viện Phụ Sản Hà Nội 24
3.1.1 Cơ cấu nhân lực, sơ đồ tổ chức của bệnh viện 24
- 3.1.2 Cơ cấu nhân lực, sơ đồ tổ chức
của khoa Dược bệnh viện 26
3.1.3 Kinh phí bệnh viện cấp mua thuốc
28
3.1.4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật của bệnh viện 29
3.1.5 Quản lý bệnh viện 30
3.1.6 Tổ chức mạng lưói thông tin trong bệnh viện 31
_ 3.2 Hoạt động cung ứng thuốc của BVPSHN 34
3.2.1 Mua và pha chế thuốc 34
3.2.2 Quản lý cấp phát thuốc 37
3.2.3 Quản lý sử dụng thuốc 40
PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ Ý KIÊN ĐỂ XUẤT 55
4.1 Kết luận 55
4.2 Ý kiến đề xuất 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ĐẬT VÂN ĐỀ
Sức khoẻ là vốn quý nhất của con người, con người là động lực để phát triển kinh
tế, chính trị, văn hoá, xã hội. Vì vậy việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng là
mục tiêu và trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội trong đó ngành y tế đóng vai trò cốt
lõi.
Để đảm bảo nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Chính sách quốc gia về
thuốc của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 20-6-96 đã qui định rõ mục tiêu của
Chính sách quốc gia về thuốc: Bảo đảm cung ứng đầy đủ thường xuyên thuốc có chất
lượng đến người dân và đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý an toàn có hiệu quả [24].
Bệnh viện là nơi khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, là nơi
thực hiện năng lực và vai trò của ngành y tế trong chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức
khoẻ con người. Trong đó khoa dược giữ vai trò quan trọng trong công tác cung ứng

thường xuyên, đầy đủ, kịp thời và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý an toàn có hiệu quả
cho người bệnh. Vai trò của khoa dược có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng khám
chữa bệnh của bệnh viện.
Bước vào thời kỳ đổi mói cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội, cung ứng
thuốc trong bệnh viện đã góp phần đáng kể trong đáp ứng nhu cầu về thuốc của bệnh
nhân trong khám và chữa bệnh. Việc cung ứng và sử dụng thuốc đã được cải thiện về
nhiều mặt so với thòi kỳ bao cấp. Tuy nhiên vấn đề cung ứng thuốc trong bệnh viện vẫn
còn nhiều vấn đề bất cập. Có quá nhiều nguồn cung ứng (doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp địa phương, ) vói nhiều hình thức, cách tiếp thị và
ưu đãi khác nhau. Nhiều bệnh viện chưa đảm bảo cung ứng thuốc chủ yếu, người bệnh
nội trú phải tự mua thuốc. Việc kê đơn thuốc không đúng chỉ định, liều dùng, thời gian
dùng, kê quá nhiều thuốc trong 1 đơn, kê tên thuốc với tên biệt dược đã gây ra tình
trạng kháng kháng sinh, lạm dụng thuốc và gây lãng phí không cần thiết. Trước thực
trạng đó, Bộ trưởng BYT đã ra chỉ thị 05/2004/CT-BYT về việc chấn chỉnh công tác
cung ứng và sử dụng thuốc trong bệnh viện.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là một bệnh viện chuyên khoa hạng II với 25 năm
thành lập và trưởng thành, bệnh viện đã thu được nhiều thành tích về mọi mặt, đã đạt
được “ Đơn vị dẫn đầu nghành y tế thủ đô” trong nhiều năm. Ngoài ra bệnh viện còn
được BYT chọn làm thí điểm cho hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. Tuy nhiên
cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu, đánh giá công tác cung ứng thuốc của bệnh
viện có đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh và sử dụng thuốc hợp lý an toàn hay chưa?
Với mong muốn khảo sát, tìm hiểu, đánh giá thực tế tình hình cung ứng thuốc của bệnh
viện, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá tình hình cung ứng thuốc tại bệnh viện
Phụ Sản Hà Nội” nhằm thực hiện các mục tiêu sau:
1. Phân tích, đánh giá nguồn lực của BVPSHN giai đoạn 2000-2004.
2. Khảo sát, đánh giá hoạt động mua sắm, cấp phát và sử dụng thuốc tại BVPSHN
trong giai đoạn 2000-2004.
3. Đề xuất và kiến nghị một số ý kiến nhằm nâng cao chất lượng cung ứng thuốc
tại bệnh viện.
I

2
PHẦN 1
TỔNG QUAN
Trong những năm qua, công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện đã góp phần
tích cực trong quá trình điều trị và phục vụ người bệnh, thực hiện một phần nhiệm vụ
quan trọng trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Tuy nhiên nền kinh
tế chuyển đổi đã tác động đến công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện. Tại các bệnh
viện, thuốc dùng cho người bệnh được mua từ nhiều nguồn, trong đó tỷ lệ mua từ các
doanh nghiệp nhà nước không nhiều, do đó việc quản lý chất lượng thuốc còn gặp
nhiều khó khăn, tình trạng sử dụng thuốc chưa hợp lý an toàn và lạm dụng thuốc
(kháng sinh, corticoid, ) là đáng lo ngại [7].
Chúng ta nên có nhiều đề tài hơn nữa nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động
cung ứng thuốc của bệnh viện tuyến Trung ương cũng như tuyến cơ sở từ đó biết được
những thuận lợi, khó khăn cũng như những tồn tại trong vấn đề cung ứng thuốc bệnh
viện để có những biện pháp nâng cao chất lượng cung ứng thuốc trong bệnh viện nhằm:
cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu điều trị hợp lý và điều chỉnh sử
dụng thuốc hợp lý, an toàn, kinh tế trong toàn bệnh viện [7], [8].
Với đề tài “Đánh giá tình hình cung ứng thuốc tại bệnh BVPSHN” chúng tôi xin
giói thiệu về chức năng, nhiệm vụ của BVPSHN và khoa dược BVPSHN; về việc quản
lý công tác cung ứng thuốc trong bệnh viện nói chung và về tình hình cung ứng thuốc
trên thế giới và ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
1.1 BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
Bệnh viện là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh
bao gồm giường bệnh, đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật được tổ chức thành các khoa,
phòng với trang thiết bị và cơ sở hạ tầng thích hợp để thực hiện việc chăm sóc, nuôi
dưỡng cung cấp các dịch vụ y tế cho người bệnh [1]
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là một bệnh viện chuyên khoa tuyến thành phố
chuyên khám chữa bệnh về sản và phụ khoa cho người dân thuộc thành phố Hà Nội và
3

một số người dân ngoại tỉnh khi có nhu cầu khám chữa bệnh tại bệnh viện. Bệnh viện
có các chức năng và nhiệm vụ như các bệnh viện chuyên khoa cấp hai khác, được qui
định theo quy chế của bệnh viện Việt Nam là:
- Khám chữa bệnh sản phụ khoa và kế hoạch hoá gia đình.
- Đào tạo cán bộ chuyên khoa, sinh viên Đại học Y và trường trung cấp Y Hà Nội.
- Nghiên cứu khoa học.
- Chỉ đạo tuyến.
- Phòng bệnh.
- Quẩn lý kinh tế trong bệnh viện.
- Hợp tác quốc tế [1], [4], [6].
1.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện
• VỊ trí
+ Là một khoa chuyên môn trực thuộc giám đốc bệnh viện và chịu sự lãnh đạo
trực tiếp của giám đốc bệnh viện.
+ Là một tổ chức chuyên môn, kỹ thuật, kinh tế tham gia vào quá trình điều trị.
Khoa dược góp phần trách nhiệm vói bệnh viện trong công tác khám chữa bệnh. Khoa
dược thuộc khối cận lâm sàng, là nơi thực thi chính sách quốc gia về thuốc.
• Chức năng
+ Thực thi công tác chuyên môn kỹ thuật về dược, nghiên cứu khoa học kỹ thuật
về dược, tham gia huấn luyện và bồi dưỡng cán bộ.
+ Quản lý thuốc men, hoá chất, y cụ và chế độ chuyên môn về dược trong toàn
bệnh viện.
+ Cung cấp thông tin về thuốc, tư vấn sử dụng thuốc, kiểm tra theo dõi việc sử
dụng thuốc an toàn hợp lý trong toàn bệnh viện, chỉ đạo thực hiện và phát triển công tác
dược theo hướng của ngành và yêu cầu điều trị.
• Nhiệm vụ
- Đảm bảo cung cấp thuốc đẩy đủ kịp thời đáp ứng yêu cầu điều trị hợp lý.
- Pha chế, sản xuất chế biến thuốc.
- Thực hiện kiểm soát, kiểm nghiệm.
- Quản lý cấp phát thuốc.

- Kiểm tra theo dõi việc dùng thuốc hợp lý an toàn thông tin tư vấn về thuốc.
- Kiểm tra giám sát quy chế dược tại các khoa phòng trong bệnh viện.
- Nghiên cứu đào tạo.
- Tồn trữ -bảo quản thuốc.
- Chỉ đạo tuyến.
- Quản lý kinh tế [ lj, [5].
1.1.3 Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện
BVPSHN là một trong những bệnh viện chuyên khoa được BYT chỉ đạo thí điểm
thành lập HĐT&ĐT. Ngày 18 tháng 3 năm 1996 HĐT&ĐT của bệnh viện được thành
lập. Thành phần của HĐT&ĐT có 8 người bao gồm:
Giám đốc bệnh viện : Chủ tịch hội đồng.
Trưởng khoa dược : Phó chủ tịch hội đồng.
Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp : Thư ký hội đồng.
Trưởng phòng tài chính kế toán : Ưỷ viên thường xuyên.
Y tá trưởng bệnh viện : Uỷ viên thường xuyên.
Và một số uỷ viên không thường xuyên là các trưởng khoa lâm sàng chủ chốt.
Chức năng của HĐT&ĐT là tư vấn cho giám đốc bệnh viện về các vấn đề có liên
quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực hiện tốt Chính sách quốc gia
về thuốc trong bệnh viện [9]. Kể từ khi được thành lập HĐT&ĐT, bệnh viện Phụ Sản
Hà Nội đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
• Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện: HĐT&ĐT của bệnh viện đã
xây dựng được danh mục thuốc phù hợp với đặc thù của bệnh viện, được sắp xếp theo
tên gốc theo thứ tự vần chữ cái và nhóm dược lý để các thầy thuốc kê đơn lựa chọn
thuốc thuận tiện, dễ dàng.
• Xác lập và ban hành quy trình giao phát thuốc trong toàn bệnh viện. Từng bước
tổ chức đưa thuốc tới từng khoa lâm sàng.
• Giám sát việc kê đơn của thầy thuốc.
• Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
5
Việc theo dõi phản ứng có hại của thuốc, đã giúp cho HĐT&ĐT bệnh viện phát hiện

những thuốc thường gây ADR để xem xét, cân nhắc khi đưa vào danh mục thuốc bệnh
viện.
• Thông tin thuốc.
HĐT&ĐT làm nhiệm vụ thông tin về: thuốc mói, thuốc cấm lưu hành, tương tác
thuốc, phản ứng có hại của thuốc, cho các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng viên trong toàn
bệnh viện.
• Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến thức về thuốc.
• Thiết lập mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ với bác sĩ kê đơn và với y tá
điều dưỡng trong sử dụng thuốc cho người bệnh.
1.2 QUẢN LÝ CUNG ÚNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
Cung ứng đủ thuốc, thường xuyên, có chất lượng và hướng dẫn sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý, hiệu quả cho người bệnh là một trong những mục tiêu hàng đầu của bệnh
viện [23].
Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện được Jonathan.D.Quick, James.R.Rankin
và cộng sự mô tả như sau:
6
Hình 1.1: Chu trình cung ứng thuốc trong bệnh viện [28]
Như vậy cung ứng thuốc trong bệnh viện là một chu trình khép kín gồm các nội
dung sau:
• Lựa chọn thuốc.
• Mua sắm và pha chế thuốc.
• Cấp phát thuốc.
• Quản lý sử dụng thuốc hợp lý, an toàn [28].
Trong cung ứng thuốc, cả 4 nhiệm vụ trên đều có vai trò quan trọng, nhiệm vụ
trước sẽ là tiền đề cho nhiệm vụ sau
1.2.1 Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc trong bệnh viện có ý nghĩa quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp
đến công tác khám chữa bệnh và sức khoẻ của người bệnh. Việc lựa chọn thuốc trong
bệnh viện phải dựa vào các yếu tố sau:
- Mô hình bệnh tật của bệnh viện

Mô hình bệnh tật của bệnh viện là căn cứ quan trọng giúp bệnh viện không chỉ
lựa chọn xây dựng danh mục thuốc phù hợp mà còn là cơ sở để bệnh viện hoạch định
phát triển toàn diện trong tương lai [1]. Mô hình bệnh tật của bệnh viện phụ thuộc các
yếu tố sau:
7
+ Môi trường: điều kiện kinh tế-xã hội; khí hậu, địa lý; tổ chức màng lưới chất
lượng dịch vụ y tế; trình độ khoa học, kỹ thuật;
+ Người bệnh: tuổi, giới; điều kiện lao động, kinh tế; bệnh tật;
+ Bệnh viện: vị trí địa lý; chức năng nhiệm vụ; trình độ chuyên môn của thầy
thuốc; kỹ thuật chẩn đoán và điều trị, chất lượng giá cả, tài chính;
- Hướng dẫn thực hành điều trị
Là căn cứ quan trọng không thể thiếu trong việc lựa chọn và xây dựng DMTBV
- Danh mục TTY
Là danh mục những loại thuốc thoả mãn nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho đa số
nhân dân. Những loại thuốc luôn có sẵn bất cứ lúc nào với số lượng cần thiết, chất
lượng tốt, dạng bào chế thích hợp, giá cả hợp lý.
Với những ưu điểm là: có đầy đủ các chủng loại thuốc để đáp ứng điều trị các bệnh
thông thường, tên thuốc đơn giản (là tên gốc, tên thông dụng quốc tế dễ nhớ, dễ biết),
dễ sử dụng, dễ bảo quản, giá cả dễ chấp nhận; thuận tiện cho việc thông tin và xác định
được nhu cầu thuốc một cách hợp lý [1], [10].
=> Với những ưu điểm này danh mục TTY là một trong những căn cứ lựa chọn
thuốc quan trọng trong bệnh viện.
-ỉ
- Danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại các cơ sở khám chữa bệnh: ban hành
kèm theo quyết định số 2320/2001/QĐ-BYT ngày 19 tháng 6 năm 2001 của Bộ trưởng
BYT [11].
- Trình độ chuyên môn kỹ thuật
Việc lựa chọn thuốc còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn của các y bác sỹ,
trang thiết bị kỹ thuật của bệnh viện.
- Khả năng kinh phí của bệnh viện

Kinh phí của bệnh viện là một trong những yếu tố quan trọng trong việc lựa
chọn và quyết định danh mục thuốc của bệnh viện. Kinh phí của bệnh viện phụ thuộc
vào sự đầu tư của nhà nước, chất lượng khám chữa bệnh, nguồn kinh phí từ BHYT, sự
tài trợ của các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước.
8
=> Tuy nhiên việc lựa chọn để đưa ra danh mục thuốc bệnh viện hiện nay vẫn còn
nhiều vấn đề bất cập. Thuốc đắt tiền, thuốc nhập ngoại, thuốc không phải là TTY
thường chiếm tỷ lệ cao trong DMTBV nhất là các bệnh viện lớn. Khảo sát tại Phòng
Quân Y Bộ Tổng Tham Mưu -Cơ Quan Bộ Quốc Phòng, tỷ lệ thuốc ngoại chiếm 54,3%
năm 2002 [18]; tại bệnh viện Phụ sản Trung ương tỷ lệ thuốc ngoại chiếm 77,1% năm
2003 [15].
1.2.2 Mua thuốc
Sau khi xem xét và lựa chọn thuốc bệnh viện sẽ tiến hành mua thuốc bao gồm
các bước sau:
• .Tập hợp những thông tin tiêu dùng về thuốc
Khoa dược tập hợp những thông tin tiêu dùng về thuốc đã được lựa chọn bao
gồm các thông tin về dược động học, dược lực học, tác dụng dược lý, chỉ định, chống
chỉ định, tác dụng không mong muốn, liều dùng của thuốc.
• Xem xét lựa chọn thuốc
Với những thông tin tiêu dùng về thuốc mà khoa dược đã tập hợp, được bệnh
viện xem xét và quyết định lựa chọn thuốc đảm bảo có chất lượng tốt nhất phù hợp với
mô hình bệnh tật và kinh phí của bệnh viện hiện có.
• Quyết định sô'lượng cần thiết và cân đối lượng thuốc có trong kho
Dựa vào cơ số thuốc tồn kho năm trước, số lượng bệnh nhân đến khám chữa năm
trước và dự kiến số lượng bệnh nhân đến khám chữa năm sau, khoa dược lập dự trù số
lượng cần thiết phải mua.
• Lựa chọn phương thức mua thuốc
Mua thuốc chủ yếu được lựa chọn theo phương thức đấu thầu
Các hình thức lựa chọn bên bán
+ Đấu thầu rộng rãi: là hình thức thức không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia.

Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thòi gian dự thầu trên các
phương tiện thông tin đại chúng tối thiểu 10 ngày trước khi phát hành hồ sơ mời thầu.
Đấu thầu rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu.
9
*
+ Đấu thầu hạn chế: là hình thức đấu thầu mà bên mòi thầu mời một số nhà thầu có
đủ năng lực tham dự.
+ Chỉ định thầu: là hình thức chọn trực tiếp nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu
để thương thảo hợp đồng.
+ Chào hàng cạnh tranh.
+ Mua sắm trực tiếp.
+ Tự thực hiện.
+ Mua sắm đặc biệt [19].
• Lựa chọn nhà cung ứng
Lựa chọn nhà cung ứng chính là tổ chức đấu để chọn ra nhà thầu có năng lực đáp
ứng được đầy đủ các yêu cầu của bên mòi thầu. Việc tổ chức đấu thầu phải được thực
hiện theo đúng các thông tư, nghị định của chính phủ về việc đấu thầu mua sắm hàng
hoá.
• Giám sát đơn đặt hàng
Bên đặt hàng phải giám sát đơn đặt hàng xem có đúng số lượng, chủng loại và chất
lượng như đã quy định trong hợp đổng trước đó hay không.
• Nhận thuốc và kiểm tra thuốc
+ Thuốc phải đi thẳng từ nơi mua thuốc về bệnh viện.
+ Thuốc phải trong bao bì đóng gói, còn nguyên niêm phong.
+ Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện theo đúng yêu cầu kỹ thuật, cả trong lúc
vận chuyển.
+ Khi tiến hành nhận thuốc phải tiến hành đối chiếu hoá đơn, phiếu báo vói số lượng
thực tế, quy cách đóng gói, hàm lượng, số lượng, noi sản xuất, số đăng ký, số kiểm soát,
hạn dùng và nguyên nhân hư hao thừa thiếu.
+ Hàng nguyên đai, nguyên kiện bị thiếu phải báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung.

+ Thuốc độc A-B, thuốc gây nghiện phải làm biên bản kiểm nhập riêng theo quy
chế.
+ Các lô thuốc có tác dụng sinh học mạnh phải có giấy báo lô sản xuất và hạn dùng
kèm theo [5].
10
• Các phương thức thanh toán tiền thuốc.
- Phương thức thanh toán: tiền mặt, chuyển khoản,
- Thanh toán tiền thuốc theo đúng số lượng đã mua và đúng giá đã ghi trong bản
hợp đồng mua bán.
• Nhập thuốc vào kho.
Thuốc mua về sẽ được nhập vào kho và bảo quản theo đúng qui định của từng loại
thuốc.
• Ngoài ra, nguồn thuốc trong bệnh viện còn có do tự sản xuất pha chế, thuốc tài
trợ, thuốc của chương trình,
Pha chế thuốc
+ Phòng pha chế phải đảm bảo dây chuyền một chiều bảo đảm quy chế vệ sinh vô
khuẩn
+ Cán bộ làm công tác pha chế phải đảm bảo tiêu chuẩn sức khoẻ và thao tác theo
qui định. Khi vào phòng pha chế vô khuẩn phải thực hiện qui định vô khuẩn tuyệt đối.
1.2.3 Cấp phát thuốc
• Thông thường khoa dược các bệnh viện cấp phát thuốc theo sơ đồ sau:
Hình 1.2: Sơ đồ qui trình cấp phát thuốc của khoa dược [1]
• Về tổ chức, chia thành kho chính và kho lể
11
- Kho chính: Trưởng kho phải là dược sĩ, giúp trưởng khoa làm dự trù mua thuốc,
hoá chất, vật dụng y tế tiêu hao, phải nắm vững tình hình tồn kho, cấp phát thuốc
cho các kho lẻ và phòng pha chế.
- Kho cấp phát lẻ: Cấp phát cho các khoa điều trị, khoa cận lâm sàng, khoa khám
bệnh.
- Thuốc pha chế trong bệnh viện phải được bàn giao cho kho cấp phát lẻ. Trường

hợp hai cơ sở xa nhau sẽ cấp phát ngay tại phòng pha chế.
- Thuốc độc A-B, thuốc gây nghiện phải thực hiện cấp phát theo đúng quy chế
- Phiếu lĩnh thuốc ghi sai hoặc phải thay thuốc sau khi có ý kiến của dược sĩ khoa
dược, bác sĩ điều trị sửa lại và ký xác nhận vào phiếu.
- Phiếu lĩnh thuốc phải được trưởng khoa dược hoặc dược sĩ được uỷ nhiệm ký tên.
- Trước khi giao thuốc dược sĩ phải thực hiện 3 kiểm tra, 3 đối chiếu theo đúng
quy chế sử dụng thuốc.
• Kiểm kê và báo cáo sử dụng thuốc
- Khoa dược chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng thuốc do khoa dược phát ra
- Kiểm kê thuốc, hoá chất, dụng cụ y tế tiêu hao.
+ Thực hiện kiểm kê định kỳ theo qui định hàng tháng đối với khoa dược, 2 lần trong
năm đối với các khoa, kiểm kê đột xuất khi có xảy ra vụ việc mất thuốc.
+ Thành lập hội đồng kiểm kê bệnh viện.
+ Nội dung kiểm kê tại khoa dược.
s Đối chiếu sổ xuất nhập với chứng từ.
s Đối chiếu sổ sách vói hiện thực về số lượng và chất lượng.
s Đánh giá lại thuốc, hoá chất vật dụng y tế tiêu hao, tìm nguyên nhân chênh lệch
hư hao. Nếu chất lượng không đạt, yêu cầu hội đồng làm biên bản xác định trách
nhiệm và đề nghị cho xử lý.
- Thống kê báo cáo sử dụng thuốc.
+ Khoa dược có nhiệm vụ thực hiện báo cáo 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng theo
qui định và báo cáo đột xuất khi cần thiết.
+ Báo cáo gửi lên cấp trên phải được giám đốc bệnh viện thông qua và ký duyệt.
12
+ Phải ghi đầy đủ, đúng qui định trong mẫu báo cáo.
+ Thống kê báo cáo nhầm lẫn và tai biến dùng thuốc được thực hiện hàng tháng, 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng. Trường hợp nghiêm trọng phải báo cáo đột xuất theo
qui định [5], [6].
1.2.4 Quản lý sử dụng thuốc
Quản lý sử dụng thuốc nhằm đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và

kinh tế cho người bệnh, thực hiện đúng quy chế sử dụng thuốc. Chu trình quản lý sử
dụng thuốc được mô tả như hình 1.3
Hìnhl.3: Chu trình quản lý sử dụng thuốc [28].
- Kê đơn: Việc kê đơn thuốc phải thực hiện đúng theo quy chế kê đơn và bán thuốc
theo đơn. Tên thuốc trong đơn phải ghi theo tên quốc tế. Phải chính xác đường dùng,
liều dùng mỗi lần, số lần dùng thuốc một ngày, thời khắc dùng thuốc, thời gian cả đợt
điều trị. Việc kê đơn phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
+ Khi thấy thật cần thiết phải dùng tói thuốc.
+ Những thuốc tối cần thiết, có đầy đủ thông tin.
+ Chọn thuốc trị đúng bệnh cho từng người bệnh cụ thể.
+ Liều thuốc hợp lý.
+ Chỉ định dùng đúng lúc.
+ Chú ý thận trọng với từng cơ địa, trạng thái người bệnh.
13
+ Hạn chế, thận trọng trong các điều trị phối hợp với nhiều thuốc hoặc thuốc hỗn
hợp nhiều thành phần.
+ Thận trọng đối với các phản ứng phụ, không mong muốn của thuốc.
+ Chọn thuốc hiệu quả cao, tốn ít phí [2], [4].
- Đóng gói và dán nhãn thuốc: Ghi chép đầy đủ các nội dung về liều dùng, cách dùng,
số lần dùng thuốc trong ngày trên túi thuốc trước khi giao cho bệnh nhân.
- Cấp phát: Thuốc sau khi được dán nhãn và đóng gói đầy đủ sẽ được cấp phát cho
bệnh nhân.
- Hướng dẫn theo dõi việc dùng thuốc của bệnh nhân:
+ Thông tin về thuốc cho bệnh nhân và hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc hợp
lý an toàn.
+ Theo dõi giám sát việc sử dụng thuốc của người bệnh trong quá trình điều trị.
+ Theo dõi phản ứng có hại, những tương tác bất lợi của thuốc.
+ Cảnh giác với những thuốc chưa biết phản ứng có hại.
> Tuy nhiên việc quản lý sử dụng thuốc ở Việt Nam trong những năm gần đây vẫn
còn nhiều vấn đề bất cập.

Theo một điều tra tại tỉnh Hà Tây, Phú Thọ, Sơn La, Thanh Hoá, trên 828 lượt
bán thuốc có 23,67% người dân mua có đơn. Số người tự quyết định mua chiếm
41,79% tổng số ngưòi mua và mua theo sự hướng dẫn của người bán chiếm 34,54%
tổng số người mua [26].
Việc tuân thủ sự chỉ dẫn của thầy thuốc cũng không được coi trọng, 81,2%
người bệnh không tuân thủ hoàn toàn theo hướng dẫn của bác sỹ. Việc tự dùng thuốc,
việc mua bán và sử dụng thuốc quá tự do, không có sự chỉ dẫn của thầy thuốc đã gây ra
nhiều hậu quả như kháng thuốc, lệ thuộc thuốc hay tai biến khi dùng thuốc [17].
Theo điều tra của chương trình CSSK ban đầu của BYT tại 9 tỉnh (Sơn La, Cao
Bằng, Nam Hà, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Long An) cho thấy
hiện tượng lạm dụng thuốc kháng sinh rõ rệt: 34-37% dùng kháng sinh để điều trị bệnh
cảm cúm, 78% dùng kháng sinh để điều trị bệnh đau đầu, đau dây thần kinh. Chính vì
14
vậy mức độ kháng kháng sinh ở Việt Nam đã trở thành một nạn dịch. Đây là một vấn
đề cực kỳ nghiêm trọng, đe doạ phá hủy những thành tựu trong ngành Y tế [24].
Phần lớn đơn không được in đúng mẫu, thậm chí có khi chỉ ghi trên mảnh giấy
ròi, tên thuốc không viết đúng tên gốc, người kê đơn không ký tên hoặc ký tên nhưng
không nghi rõ họ tên [16].
Việc kê đơn và sử dụng kháng sinh trong cộng đồng cũng là một vấn đề đáng
quan tâm. Trong một nghiên cứu về tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam năm 1997 tỷ lệ
có dùng thuốc kháng sinh trong điều trị bình quân lên tói 77,1% [18].
Theo nghiên cứu sử dụng thuốc an toàn hợp lý của BYT năm 1997 thuốc được
chỉ định dưới tên gốc ở khu vực nội trú là 55,2%, ở khu vực ngoại trú là 44,5%, tỷ lệ
bệnh nhân dùng TTY / tổng số thuốc ở bệnh nhân nội trú là 48,3%, đối với bệnh nhân
ngoại trú là 39,4%. Bình quân số loại thuốc dùng cho bệnh nhân nội trú là 7,0 thuốc;
bệnh nhân ngoại trú là 3,2 thuốc; tự mua thuốc là 2,2 thuốc. So với tiêu chuẩn khuyến
cáo của WHO, trị số tối ưu một lần kê đơn là 1-2 thuốc thì ở Việt Nam như vậy là đã
quá lạm dụng thuốc [22], [27].
1.3 VÀI NÉT VỂ TÌNH HÌNH CUNG ÚNG THUỐC TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY

1.3.1 Tình hình cung ứng thuốc trên thê giới
Trong vài thập kỷ trở lại đây cùng vói sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ
thuật, nhiều thành tựu khoa học tiên tiến được áp dụng đã tác động tới mọi mặt nền
kinh tế, trong đó có ngành Dược. Giá trị sử dụng thuốc (GTSDT) trên thế giới ngày
càng tăng với tỉ lệ tăng trưởng từ 9 đến 10% hàng năm. Mỗi thời kỳ, giá tri sử dụng
thuốc tăng từ 2 đến 2,5 lần [23].
Bảng 1.1: Gía trị thuốc sử dụng của thê giói qua một số năm
Năm 1976
1985 1992
1994 2000
Gía trị thuốc sử dụng
(tỷ USD)
43
94 226 256
353,4
Thị trường Dược phẩm thế giới ngày càng mở rộng và phát triển với sự đa dạng
về số lượng và chủng loại thuốc. Chi phí nghiên cứu và phát triển thuốc mới của một số
15
công ty hàng đẩu thế giới ngày càng tăng và được chú trọng nhiều hơn [24]. Hệ thống
cung ứng thuốc trên thế giới ngày càng mở rộng và phát triển mạnh [28]. Mô hình cung
ứng thuốc ở từng quốc gia, từng công ty, xí nghiệp có khác nhau, tuỳ thuộc vào cách tổ
chức, điều kiện tài chính của quốc gia hay công ty đó. Trong hệ thống cung ứng này,
thuốc được cung ứng đến tay người sử dụng một cách thuận tiện, không phải qua nhiều
khâu trung gian phức tạp. Một hệ thống cung ứng như vậy không những đảm bảo chất
lượng thuốc, mà còn tiết kiệm nhiều cho chi phí quốc gia.
1.3.2 Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam
Cung ứng thuốc đáp ứng nhu cầu CSSK cho nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu của
ngành y tế, trong đó ngành Dược cũng đóng góp một phần không nhỏ. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành Dược đã có
những bước phát triển vượt bậc trong việc đảm bảo thuốc cho nhu cầu điều trị phòng

chữa bệnh. Tổ chức màng lưới cung ứng thuốc rộng khắp, tập hợp được sức mạnh của
nhiều thành phần kinh tế tham gia vào phân phối thuốc. Mặt hàng thuốc phong phú, đa
dạng, hình thức cung ứng thuận tiện, phù hợp, khắc phục được tình trạng thiếu thuốc,
đảm bảo tốt hơn cho nhu cầu thuốc chữa bệnh cho nhân dân [1], [25]. Theo báo cáo
tổng kết công tác và triển khai công tác dược hàng năm, giá trị tổng sản lượng thuốc
cũng tăng dần và được thể hiện qua bảng 1.2
Bảng 1.2 : Gía trị tổng sản lượng thuốc ở Việt Nam qua một số năm
Năm
2000 2001
2002
2003
Gía trị tổng sản lượng
(triệu đồng)
2314810 2657415
3144158
3424357
Xét về cơ cấu mặt hàng, đến hết năm 2004 có 7355 thuốc trong nước và 4826
thuốc nước ngoài được cấp số đăng ký lưu hành. Chất lượng thuốc ngày được nâng cao,
thuốc kém chất lượng giảm từ 7,6% năm 2003 xuống còn 4,6% năm 2004, thuốc giả
trên thị trường cơ bản được ngăn chặn, tỷ lệ thuốc giả giảm dần qua từng năm, từ 7,1%
năm 1990 chỉ còn 0,06% năm 2003. Thuốc sản xuất trong nước chiếm 44% (năm 2003
là 39,74%) về giá trị tiêu dùng thuốc năm 2004. So với năm 2003 thuốc sản xuất trong
16
I
nước tăng 18%. Đến nay trên toàn quốc đã có 43 cơ sở đạt thực hành tốt sản xuất thuốc
(GMP), trên 50 đơn vị nhập khẩu trực tiếp thuốc và nguyên liệu làm thuốc. Đến
30/11/2004, ngành Dược đã nhập khẩu khoảng 399.000.000 USD thành phẩm thuốc và
86.000.000 USD nguyên liệu làm thuốc [13], [14].
Tuy nhiên sản xuất trong nước còn hạn chế về trình độ kỹ thuật. Nguyên liệu sản
xuất thuốc chủ yếu là nhập khẩu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong nước còn

hạn chế. Quy mô của các doanh nghiệp Việt Nam ở mức độ vừa và nhỏ, chủ yếu là các
doanh nghiệp buôn bán. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn ít, sản xuất chủ
yếu thuốc generic, chưa đầu tư sản xuất thuốc chuyên khoa đặc trị, hoặc thuốc yêu cầu
sản xuất với công nghệ cao [13].
Hệ thống cung ứng, xuất nhập khẩu phát triển rộng khắp trên toàn quốc từ thành
phố tói nông thôn đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thuốc của cộng đồng. Đến ngày
15/12/2004 toàn quốc có hơn 39.144 quầy bán lẻ. Trong đó có gần 4.150 quầy thuộc
DNNN (năm 2003: 5.300), hơn 6060 quầy thuộc DN1SÍN đã cổ phần hoá (năm 2003:
5.500); hơn 11.500 quầy đại lý bán lẻ (năm 2003: 10.500); hơn 8.650 nhà thuốc tư nhân
(năm 2003: 7.500); hơn 8.760 quầy thuốc thuộc trạm y tế xã (năm 2003: 8.900). Việc
cung ứng thuốc cho miền núi, vùng sâu, vùng xa đã được quan tâm. Các đơn vị kinh
doanh, cung ứng thuốc đang phấn đấu đạt tiêu chuẩn thực hành tốt bảo quản thuốc
(GSP) nhằm đảm bảo tốt chất lượng thuốc trong quá trình lưu thông; đến nay đã có 20
cơ sở đạt tiêu chuẩn GSP [13].
Tuy nhiên mạng lưới cung ứng thuốc ở nước ta còn nhiều tầng nấc trung gian, lạc hậu
nên khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc cho cộng đồng còn nhiều hạn chế.
TTBQĐN tăng rõ rệt qua các năm, được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1.3: Tỉền thuốc bình quân đầu người hàng năm
Năm
1990 1995 1999
2001 2002 2003
2004
Tiền thuốc bình quân
đầu ngờỉ/năm (USD)
0,3 4,0 5,0 6,0
6,7 7,6 8,4
Theo báo cáo tổng kết của cục Quản lý dược Việt Nam
Mặc dù mức tiêu dùng thuốc ở Việt Nam có tăng từ 0,3 USD lên 8,4 USD nhưng
vẫn thuộc vào hàng thấp nhất thế giói (Năm 1998 mức bình quân thế giới là
40USD/người/năm, ở các nước đang phát triển là 1 ouSD/người/năm) [24].

Tuy nhiên, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường đã làm cho sự phân
cách giàu nghèo ngày càng tăng. Thu nhập kinh tế của người dân ở đô thị vùng đồng
bằng cao hơn rất nhiều so với vùng nông thôn, miền núi. Mạng lưới cung ứng thuốc tập
chung chủ yếu ở vùng đồng bằng, đô thị, các khu vực đông dân cư còn ở vùng sâu,
vùng xa thì rất ít. Lớp người có nguy cơ mắc bệnh cao, có nhu cầu cao về thuốc chữa
bệnh lại phải chịu thiệt thòi trong CSSK và cung ứng thuốc. Mạng lưới phân phối thuốc
còn chưa đổng đều, vẫn còn nhiều xã ở miền núi còn tình trạng “xã vắng” về y tế, về
cung ứng thuốc. Tiền thuốc bình quân đầu người hàng năm cũng chênh lệch giữa các
vùng. Việc chấp hành các qui định về quy chế kê đơn, bán thuốc theo đơn của bộ phận
thầy thuốc, người hành nghề dược thực hiện chưa nghiêm túc. Còn tình trạng sử dụng
thuốc chưa hợp lý, lạm dụng thuốc đặc biệt là thuốc kháng sinh, vitamin. Thuốc nội
chưa được sử dụng nhiều trong điều trị [1], [11].
Tóm lại, tổ chức màng lưới cung ứng thuốc ở Việt Nam đã phát triển rộng khắp,
tập hợp được sức mạnh của nhiều thành phần kinh tế tham gia vào phân phối thuốc.
Mặt hàng thuốc phong phú, đa dạng, hình thức cung ứng thuận tiện phù hợp, giá cả
thuốc tương đối ổn định có nhiều chế độ ưu đãi về thuốc cho miền núi, các chương
trình quốc gia cấp không nhiều loại thuốc cho phòng chống dịch bệnh. Song vẫn còn
một vài nhược điểm, tồn tại của màng lưới cung ứng thuốc là:
+ Tổ chức màng lưới cung ứng còn qua nhiều tầng nấc trung gian, lạc hậu nên
khả năng đáp ứng nhu cầu thuốc cho cộng đồng còn hạn chế.
+ Màng lưới lưu thông phân phối thuốc còn chưa đồng đều.
+ Việc quản lý chuyên môn của màng lưới phân phối thuốc chưa chặt chẽ.
+ Trình độ cán bộ bán thuốc còn chưa đúng quy chế của ngành.
+ Chất lượng hoạt động cung ứng thuốc, chất lượng thuốc, giá thuốc phân phối
tại nhiều địa phương chưa được quản lý, hướng dẫn và giám sát chặt chẽ.
18
I
PHẦN 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐlỂM v à t h ờ i g ia n n g h iê n c ứ u
2.1.1 Đối tượng
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các đối tượng sau:
- Bệnh án năm 2000-2004, đơn thuốc ngoại trú 8/2004 - 4/2005.
- Sổ sách xuất nhập, thống kê sử dụng thuốc hàng năm lưu tại khoa dược.
- Sổ sách, báo cáo tổng kết của bệnh viện trong 5 năm 2000-2004.
Và các tài liệu văn bản có liên quan đến vấn đề cung ứng thuốc.
2.1.2 Địa điểm
- Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược.
- Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội.
2.1.3 Thòi gian
5 năm (2000-2004).
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u
Được mô tả trong hình 2.1
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u
2.3.1 Phương pháp hồi cứu, tiến cứu
- Thu thập hồ sơ, số liệu tại BVPSHN trong 5 năm 2000-2004 có liên quan đến mục
tiêu nghiên cứu.
- Đơn thuốc điều trị ngoại trú từ tháng 8/2004 - 4/2005.
2.3.2 Phương pháp thống kê
Thống kê nguồn kinh phí, nguồn nhập, nguồn pha chế.
19
Hình 2.1: Nội dung nghiên cứu
20

×