BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
VŨ VIỆT ANH
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
CỦA BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI
HÀ NAM NĂM 2011
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
HÀ NỘI – 2013
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
VŨ VIỆT ANH
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG THUỐC
CỦA BỆNH VIỆN LAO VÀ BỆNH PHỔI HÀ NAM
NĂM 2011
LUẬN VĂN DƯỢC SỸ CHUYÊN KHOA CẤP I
Chuyên ngành: Tổ chức quản lý dược
Mã số: CK 607320
Người hướng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ TRÂM
HÀ NỘI - 2013
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới TS. Vũ Thị Trâm
người đã hướng dẫn, giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình làm luận văn tốt
nghiệp.
Tôi xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô bộ môn Quản lý và
kinh tế Dược cùng toàn thể các thầy cô trong trường Đại học Dược Hà Nội đã
dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong bộ
môn Quản lý và kinh tế dược. Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, các bác sĩ,
dược sĩ của Bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Nam.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, vợ, con, anh
chị em và những người thân yêu của tôi, những người đã nuôi dưỡng, chia sẻ,
động viên giúp đỡ tôi trưởng thành và vươn lên trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2013
HỌC VIÊN
Vũ Việt Anh
MỤC LỤC
Trang
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Một vài nét về bệnh lao 3
1.1.1. Bệnh lao và các hiểm họa cho thế giới 3
1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam. 6
1.2 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nam trong công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân 7
1.2.1 Hệ thống tổ chức và cơ cấu nhân lực bệnh viện: 7
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện 10
1.2.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện 10
1.2.4 Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện. 12
1.2.5 Bệnh viện lao và Bệnh phổi tỉnh Hà Nam trong chăm sóc sức khoẻ nhân
dân. 13
1.3 Hoạt động cung ứng thuốc 16
1.3.1 Tình hình cung ứng thuốc ở Việt Nam 16
1.3.2 Công tác cung ứng thuốc ở Bệnh viện 18
1.3.3 Một số tiêu chuẩn đánh giá công tác cung ứng thuốc 24
Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1 Đối tượng nghiên cứu 26
2.2 Phương pháp nghiên cứu 26
2.3 Phương pháp thu thập số liệu 26
2.3.1 Hoạt động lựa chọn và mua thuốc 26
2.3.2 Tồn trữ, bảo quản, cấp phát và giám sát sử dụng thuốc 26
2.4 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 27
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28
3.1 Lựa chọn thuốc 28
3.1.1 Quy trình xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện 28
3.1.2 Mô hình bệnh tật của bệnh viện. 28
3.1.3 Cơ cấu DMT bệnh viện xây dựng năm 2011. 30
3.2 Hoạt động mua thuốc tại bệnh viện 34
3.2.1 Quy trình mua thuốc 34
3.2.2 Kinh phí mua thuốc 35
3.2.3 Cơ cấu kinh phí mua thuốc sản xuất trong nước và thuốc nhập ngoại. 36
3.2.4 Cơ cấu nguồn mua thuốc 37
3.3 Tồn trữ bảo quản và quy trình cấp phát thuốc 40
3.3.1 Tồn trữ và bảo quản 40
3.3.2 Quy trình cấp phát cho bệnh viện 41
3.4 Giám sát việc sử dụng thuốc trong bệnh viện 43
3.4.1 Giám sát tủ thuốc trực tại các khoa lâm sàng: 43
3.4.2 Giám sát hoạt động giao nhận thuốc tại khoa lâm sàng 44
3.4.3 Theo dõi phản ứng có hại của thuốc và cách xử lý 45
Chương 4 BÀN LUẬN 48
KẾT LUẬN 51
Ý KIẾN ĐỀ XUẤT 52
Tài liệu tham khảo 53
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt
ADR Adverse Drug Reaction Phản ứng có hại của thuốc
ABF Acid Fast bacilli Vi khuẩn kháng acid - Vi khuẩn lao
AIDS Acquired Immune
Dificiency Syndrom
Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc
phải
BYT Bộ Y tế
COPD Chronic Otructicve
Pulmonary Disease
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
CTCLQG Chương trình chống lao Quốc gia
CSSKBĐ Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
DMT Danh mục thuốc
DOTS Directly Observed
Treatment, Short -
Course
Hoá trị liệu ngắn ngày có kiểm soát
trực tiếp
DSĐH Dược sĩ đại học
GMP Good Manufactury
Practice
Thực hành tốt sản xuất thuốc
GSP Good Storage Practice Thực hành tốt bảo quản thuốc
HIV Human
Immunodeficiency
Virus
Hội chứng gây suy giảm miễn dịch
ở người
KTV Kỹ thuật viên
SL Số lượng
TDMP Tràn dịch màng phổi
TKMP Tràn khí màng phổi
TL Tỷ lệ
TTBQĐN Tiền thuốc bình quân đầu người
WHO World Heatth
Oraganization
Tổ chức y tế thế giới
DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 1.1 Ước tính bệnh nhân lao mới mắc năm 2011 theo khu vực 4
Bảng 1.2
Cơ c
ấu nhân lực của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nam 9
Bảng 1.3 Cơ cấu nhân lực dược 14
Bảng 3.4
Cơ cấu bệnh tật của Bệnh viện lao và Bệnh phổi Hà Nam
năm 2011
29
Bảng 3.5 DMTBV xây dựng năm 2011theo nhóm tác dụng dược lý 30
Bảng 3.6 Thuốc chống nhiễm khuẩn- KST 32
Bảng 3.7 Kháng sinh nhóm Beta-lactam 33
Bảng 3.8 Cơ cấu thuốc sản xuất trong nước/ thuốc nhập khẩu trong
DMT năm 2011
33
Bang 3.9 Tỷ trọng các nhóm thuốc được mua trong bệnh viên năm
2011
36
Bảng 3.10
Kinh phí mua thuốc sản xuất trong nước/thuốc nhập khẩu 36
Bảng 3.11
Cơ cấu nguồn mua thuốc của bệnh viện 38
Bảng 3.12
Phân loại kho dược bệnh viện 40
Bảng 3.13
Tỷ lệ danh mục thuốc tủ trực 43
Bảng 3.14
Nhóm thuốc trong tủ trực 44
Bảng 3.15
Phản ứng phụ của thuốc lao và cách xử lý 46
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang
Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức quản lý nghiệp vụ và hệ điều trị 8
Hình 1.2 Biểu đồ cơ cấu nhân lực bệnh viện 9
Hình 1.3 Sơ đồ màng lưới chống lao tại Hà Nam 14
Hình 1.4 Sơ đồ cung ứng thuốc trong bệnh viện 19
Hình 3.5 Sơ đồ quy trình xây dựng danh mục thuốc của bệnh viện 28
Hình 3.6 Sơ đồ quy trình mua thuốc ở bệnh viện 34
Hình 3.7 Biểu đồ tỷ trọng một số nhóm thuốc chính được sử dụng 2011 36
Hình 3.8
Biểu đồ kinh phí mua thuốc sản xuất trong nước/thuốc nhập
khẩu
37
Hình 3.9 Sơ đồ cấp phát thuốc cho bệnh viện 41
Hình 3.10
Sơ đồ cấp phát thuốc cho tuyến quận, huyện 42
Hình 3.11
Giao nhận thuốc tại khoa lâm sàng 45
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ lâu, thuốc phòng, chữa bệnh đã trở thành một nhu cầu tất yếu của cuộc
sống con người. Thuốc đóng một vai trò quan trọng trong công tác chăm sóc sức
khoẻ và nói rộng hơn là một trong những yếu tố chủ yếu nhằm bảo vệ và tăng
cường sức khoẻ cho nhân dân. Nhờ những thành tựu về khoa học kỹ thuật trong
đó có sự phát minh về thuốc mới và việc cung ứng thuốc cho nhân dân được cải
thiện, nhiều bệnh dịch lớn trên thế giới và ở nước ta được hạn chế và thanh toán,
nhiều bệnh hiểm nghèo từng bước được chữa khỏi, đấu tranh với bệnh tật, bảo
vệ sức khoẻ kéo dài tuổi thọ con người.
Vai trò của thuốc trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân
đã được không chỉ các nhà hoạch định chính sách và lập kế hoạch y tế mà cả
người bệnh nói riêng và nhân dân nói chung ngày càng quan tâm. Hiện nay
trong cơ chế kinh tế thị trường thuộc tính hàng hoá của thuốc đã được công
nhận. Tuy vậy vẫn còn phải nhấn mạnh tính chất đặc biệt của thuốc vì thuốc ảnh
hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người, cần phải được sử dụng an
toàn hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm trong chữa bệnh, phải luôn luôn đảm bảo chất
lượng cao.
Tình hình dịch tễ lao vẫn ở mức cao, song được sự quan tâm chỉ đạo và
đầu tư của Đảng, Nhà nước, Chương trình chống lao Quốc gia đã nhận được sự
hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả về tài chính và kỹ thuật của các tổ chức Quốc tế.
Bên cạnh đó Việt Nam phải đối phó với các vấn đề lao/ HIV, lao kháng thuốc,
sự tuân thủ của người bệnh trong sử dụng thuốc và nhiều vấn đề y tế, xã hội
khác.
Bệnh viện lao và Bệnh phổi Hà Nam là một bệnh viện chuyên khoa lao và
bệnh phổi thuộc Sở Y tế Hà Nam. Tuy mới được thành lập nhưng bệnh viện đã
thực hiện tốt nhiệm vụ của một bệnh viện chuyên khoa và mục tiêu của chương
trình chống lao là đảm bảo cung cấp đầy đủ thuốc men trang thiết bị y tế,
phương tiện chẩn đoán cho bệnh viện và các đơn vị trong mạng lưới chống lao
2
Tỉnh Hà Nam. Từ khi được thành lập 1997 đến nay chưa có một đề tài nào đánh
giá việc cung ứng thuốc cũng như quản lý sử dụng thuốc, an toàn, hợp lý, kinh
tế của bệnh viện. Và việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình chống lao
Quốc gia tại Hà Nam với sự chỉ đạo của Bệnh viện lao và Bệnh phổi Hà Nam.
Xuất phát từ thực tế yêu cầu và dựa trên lý thuyết của khoa học quản lý,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hoạt động cung ứng thuốc
của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nam năm 2011” nhằm các mục tiêu:
1. Phân tích việc triển khai các hoạt động lựa chọn và mua thuốc của
Bệnh viện lao và Bệnh phổi Hà Nam 2011.
2. Phân tích hoạt động tồn trữ, bảo quản, cấp phát và giám sát sử dụng
thuốc tại Bệnh viện lao và bệnh phổi Hà Nam 2011.
Từ đó có những đề xuất nhằm hoàn thiện hơn trong quá trình cung ứng
thuốc của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nam phục vụ trong điều trị được tốt
hơn.
3
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Một vài nét về bệnh lao
1.1.1. Bệnh lao và các hiểm họa cho thế giới
Theo báo cáo của WHO, mỗi ngày có khoảng 1000 người chết vì bệnh
lao ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó phần lớn là người nghèo. Bên
cạnh đó, vẫn còn nhiều thách thức trước mắt để đạt được mục tiêu ngăn chặn
bệnh lao, đó là:
- Thiếu dược phẩm có chất lượng cao.
- Sự gia tăng về tình trạng kháng thuốc chống lao.
- Mạng lưới y tế còn thiếu.
- Tỉ lệ người dân tiếp cận với phương pháp hoá trị liệu ngắn ngày có giám
sát trực tiếp còn thấp.
- Thiếu sự quan tâm của các cấp có thẩm quyền.
- Mạng lưới y tế tư nhân vẫn còn thiếu.
- Nhiều quốc gia còn thiếu người có khả năng thực hiện chương trình
DOTS hiệu quả.
- Ở các nước nghèo, truyền thông về bệnh lao vẫn còn kém.
* Bệnh lao và nghèo đói
Bệnh lao là bệnh của người nghèo, phát sinh với tốc độ chóng mặt trong
cộng đồng người nghèo, thiếu dưỡng chất và điều kiện sống không đáp ứng đủ
yêu cầu. Nếu không được điều trị, mỗi bệnh nhân lao có thể lây nhiễm cho từ
10-15 người/năm [6].
Trong khu vực Tây Thái Bình Dương, bệnh lao đã cướp đi sinh mạng của
360.000 người/năm, hầu hết là người nghèo. Mỗi ngày có khoảng 6.000 người
trong khu vực bị nhiễm bệnh lao, có nghĩa là một người nhiễm lao chỉ trong thời
gian 14 giây [36].
Bệnh lao ảnh hưởng đến cuộc sống của người nghèo trong nhiều khía
cạnh. Đối với người nghèo, chi phí để chữa trị bệnh lao là một gánh nặng. Bệnh
4
phổ biến ở độ tuổi lao động từ 15 đến 54, làm giảm thu nhập 3-4 tháng/năm và
đẩy họ lún sâu vào con đường nghèo đói. Thậm chí nếu điều trị miễn phí thì
người nghèo vẫn phải tốn khoảng 30% thu nhập hàng năm. Thiếu thông tin và ý
thức bị cô lập trong vùng xa xôi hẻo lánh, tính tiết kiệm và mạng lưới y tế công
cũng như tư không đến được tận nơi và những yếu tố dẫn người nghèo mắc bệnh
lao nhanh hơn.
WHO đang đẩy mạnh chiến lược chống lao nhằm cải thiện hơn nữa điều
kiện cho bệnh nhân nghèo được tiếp cận với DOTS, kết hợp đồng thời với chẩn
đoán, điều trị miễn phí thông qua tổ chức tình nguyện viên tại các nước.
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 2,2 tỷ người đã nhiễm lao (chiếm 1/3
dân số thế giới). Theo số liệu công bố của WHO, ước tính trong năm 2005 có
thêm khoảng 9 triệu người mắc lao mới và 2 triệu người chết do lao. Khoảng
95% số bệnh nhân lao và 98% số người chết do lao ở các nước có thu nhập vừa
và thấp, 75% bệnh nhân lao cả nam và nữ ở độ tuổi lao động. Trong đó, khoảng
80% số bệnh nhân lao của toàn cầu tập trung ở 22 nước có gánh nặng bệnh lao
cao [40]].
Tỷ lệ mắc và tử vong do lao ở các khu vực được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1: Ước tính bệnh nhân lao mới mắc năm 2011 theo khu vực.
Khu vực
Số lượng bệnh nhân
(nghìn)
Tỷ lệ /100.000
dân
Tử vong do lao
(bao gồm cả nhiễm
HIV)
Các
thể
Tỷ lệ
(%)
AFB
(+)
Các
thể
AFB
(+)
SL
(nghìn)
TL/100000
Châu Phi 2354
26,0
1000
350
149
556
83,0
Châu Mỹ 370
4,0
165
43
19
53
6,0
Trung Đông 622
7,0
279
124
55
143
28,0
Châu Âu 472
5,0
211
54
24
73
8,0
Đông Nam á 2890
24,0
939
122
55
373
22,0
Toàn Cầu 8797
100
3887
141
63
1823
29,0
5
(Nguồn: Tổ chức y tế thế giới)
Mức độ nặng nề của bệnh lao đã ảnh hưởng tới thu nhập quốc dân và chỉ
số phát triển con người của các quốc gia. Tại diễn đàn các Đối tác chống lao lần
thứ nhất diễn ra năm 2001 tại trụ sở của Ngân hàng thế giới ở Washington với
sự có mặt của đại diện cấp Bộ trưởng các quốc gia có tình hình bệnh lao nặng nề
đã nhận định, bệnh lao là nguyên nhân chủ yếu làm nghèo đói dai dẳng và là trở
ngại đối với sự phát triển kinh tế xã hội [29].
* Bệnh Lao và HIV/AIDS hiện nay ở Việt Nam có khoảng 4.000 bệnh
nhân lao là người nhiễm HIV/AIDS gây ảnh hưởng rất lớn đến mục tiêu khống
chế bệnh lao của chương trình chống lao quốc gia.
* Tình hình bệnh lao kháng thuốc:
Theo WHO, hiện nay bệnh lao kháng thuốc là một vấn đề của toàn cầu,
đặc biệt nghiêm trọng là tình hình kháng đa thuốc. Bệnh lao kháng thuốc xuất
hiện khi có vi khuẩn lao kháng với một hoặc nhiều loại thuốc chống lao. Nguyên
nhân là do bệnh nhân không hợp tác, không tuân thủ đúng nguyên tắc điều trị
được quy định của CTCL. Một nguyên nhân khác hay gặp là đo thầy thuốc kê
đơn không đúng do không phối hợp đầy đủ các thuốc chống lao, liều lượng
thuốc không đủ, hướng dẫn bệnh nhân không đúng cách, điều trị không đủ thời
gian,
Kết quả điều trị với bệnh nhân kháng thuốc thường không cao, nhất là đối
với bệnh nhân kháng đa thuốc. Chi phí điều trị cho bệnh nhân lao kháng đa
thuốc tăng lên khoảng 100 lần so với bệnh nhân lao không kháng thuốc và thậm
chí không điều trị được ở một số trường hợp [36].
Tỷ lệ kháng thuốc trong bệnh nhân lao mới ở khu vực Tây Thái Bình
Dương dao động trong khoảng 0% đến 10,8% (theo một số nghiên cứu trong
khu vực).
Còn bệnh nhân lao ở Đông âu có nguy cơ kháng đa thuốc gấp 10 lần ca ở
phía Tây Âu, Còn ở nước Anh tỷ lệ kháng đa thuốc từ 1,6 đến 2,4%. Ước tính
6
đến đầu năm 2004 có 30.000 ca bệnh nhân lao kháng thuốc trên thế giới, số này
tăng nhanh khi virut HIV lan nhanh [1]
1.1.2. Tình hình bệnh lao ở Việt Nam.
Ở nước ta, bệnh lao còn phổ biến và ở mức độ trung bình cao. Việt Nam
đưng thứ 13 trong 22 nước có số bệnh nhân lao cao trên toàn cầu. Trong khu
vực Tây - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng thứ ba sau Trung Quốc và
Philipine về số lượng bệnh nhân lao lưu hành cũng như bệnh nhân lao mới xuất
hiện hàng năm [6].
Năm 1995, trước những biến động xấu đi của tình hình dịch tễ bệnh lao
toàn cầu, công tác chống lao thực sự bắt đầu phải đối mặt với những thách thức
mới là bệnh lao kháng thuốc và lao /HIV, Nhà nước và Bộ y tế Việt Nam đã
quyết định đưa CTCL thành một trong những chương trình y tế Quốc gia trọng
điểm. Cùng với sự đầu tư phát triển các chương trình y tế quốc gia nói chung,
Bộ y tế và Chính phủ đã ưu tiên đầu tư nguồn lực lớn cho CTCL. Ban chỉ đạo
CTCL và Chính quyền địa phương các cấp đã tham gia tích cực triển khai công
tác này, cùng với sự hợp tác và giúp đỡ có hiệu quả về tài chính và kỹ thuật của
các tổ chức quốc tế.
Năm 1996, CTCLQG với sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Chính phủ
Hà Lan, Hiệp hội chống lao Hoàng Gia Hà Lan, Uỷ ban hợp tác y tế Hà Lan -
Việt Nam, CTCLQG đã hình thành và xây dựng kế hoạch phòng chống lao giai
đoạn 1996-2000. Đến năm 1999, chiến lược DOTS ( điều trị bằng hoá trị liệu
ngắn ngày có kiểm soát trực tiếp) đã được bao phủ 100% số huyện trên cả nước
[6], [29].
Trong giai đoạn 1997-2002, CTCLQG đã phát hiện được 532.703 bệnh
nhân lao các thể, tỷ lệ phát hiện đạt 82% số bệnh nhân ước tính(So với mục tiêu
của WHO là 70%), CTCLQG đã điều trị 260.698 bệnh nhân lao phổi AFB (+)
với tỷ lệ khỏi là 92% [20].
Với những kết quả đạt được trong chỉ tiêu phát hiện và điều trị bệnh nhân,
năm 1996, Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á đã đạt được mục tiêu của WHO.
7
Việt Nam đã được WHO và Ngân hàng thế giới đánh giá cao thành tích đạt
được trong mọi hoạt động chống lao. Từ năm 1997, WHO và Hiệp hội lao và
Bệnh phổi Quốc tế cùng phối hợp với CTCLQG Việt Nam tổ chức 8 khoá học
về quản lý CTCL cho các học viên quốc tế tại Việt Nam. Mô hình hoạt động
chống lao ở Việt Nam được xem là mô hình để học viên các nước học tập [39].
Hiện nay nguy cơ nhiễm lao hàng năm ở nước ta ước tính là 1,5% (ở các
tỉnh phía nam là 2%, ở các tỉnh phía Bắc là 1%). Trên thực tế có thể chỉ số nguy
cơ nhiễm lao hàng năm có thể cao hơn 1,4%. Điều đó sẽ tăng thêm sự khó khăn
đối với công tác chống lao không những trong những năm tới mà có thể còn
trong thời gian khá dài, ngay cả khi đã bước sang thiên niên kỷ mới.
Nước ta thuộc loại trung bình về dịch tễ lao so với các nước vùng Tây
Thái Bình Dương và vùng dịch tễ lao vào loại trung bình trên thế giới [36].
Qua theo dõi, một số địa phương cho thấy xu hướng tăng số lượng bệnh
nhân lao/HIV hàng năm. Số lượng bệnh nhân lao/HIV tăng sẽ làm tăng gánh
nặng và giảm hiệu quả của CTCLQG vì việc chẩn đoán bệnh lao ở người HIV
(+) khó khăn hơn, tỷ lệ tử vong trong số bệnh nhân lao /HIV cao hơn sẽ làm
giảm kết quả điều trị khỏi bệnh của Chương trình.
Theo số liệu giám sát trọng điểm của Chương trình HIV/AIDS cho thấy tỷ
lệ HIV dương tính trong số bệnh nhân lao năm 2002 trên cả nước khoảng 3,2%
trong đó 10 tỉnh có tỷ lệ trên 3% ( TP Hồ Chí Minh 9,4% và An Giang 4,8%)
[38].
Theo số liệu thông báo của CTCLQG năm 1997, tỉ lệ bệnh nhân mang
chủng nhạy cảm thuốc chữa là 67,5%, tỷ lệ kháng thuốc chung là 32,5% tỷ lệ
kháng đa thuốc (kháng Rifampicin và Isoniazide) chưa cao chiếm 2,3%, do đó
đề phòng phát sinh kháng đa thuốc trong tương lai chiến lược DOTS chắc chắn
sẽ là biện pháp được CTCLQG tăng cường [6], [20], [32] .
1.2 Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nam trong công tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân
1.2.1 Hệ thống tổ chức và cơ cấu nhân lực bệnh viện:
8
Bệnh viện gồm 13 khoa phòng chia làm 3 khối theo hình 1.1
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức quản lý nghiệp vụ và hệ điều trị
Được tổ chức chặt chẽ dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc.
* Cơ cấu nhân lực của bệnh viện:
Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện lao và Bệnh phổi Hà Nam được trình bày
ở bảng 1.2 và hình 1.2.
Phßng chØ
®¹o tuyÕn
Ban giám đốc
Các phòng chức năng Khối cận lâm sàng Khối lâm sàng
Khoa dược
Khoa
XN-CĐHA
Khoa chống
nhiễm khuẩn
Khoa dinh dìng
Khoa KB-
HSCC
Khoa
LP
Khoa
BP
Khoa
LNP
Phòng
TCHC
Phòng
KHTH
Phòng Điều
dưỡng
9
Bảng 1.2: Cơ cấu nhân lực của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Hà Nam
TT Phân loại cán bộ Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
1
Y tá, kỹ thuật viên,Điều dưỡng
cao đẳng
49 55,1
2 Đại học điều dưỡng 6 6,7
3 DSTH, Dược tá 9 10,1
4 Bác sỹ chuyên khoa I 8 9,0
5 Bác sỹ 7 8,0
6 Đại học khác 4 4,4
7 Cán bộ khác 4 4,4
8 DS ĐH 2 2,3
Tổng cộng 89 100
Hình 1.2 Biểu đồ cơ cấu nhân lực của Bệnh viện
Tỷ lệ cán bộ dược so với toàn bệnh viện là 12,4% (11/89): 2 dược sỹ đại
học, chưa có trên đại học. Trình độ Bác sỹ chuyên khoa I là 9%, Bác sĩ 8% , Tỷ
lệ y tá, KTV,Điều dưỡng cao đẳng 51,1% Số này có ảnh hưởng đến hoạt động
khám chữa bệnh: Hiểu biết chỉ định dùng thuốc, quyết định phác đồ điều trị và
9
8
2.3
10.1
55.1
6.7
4.4
4.4
Bác s? chuyên khoa I
Bác s?
DS ĐH
DSTH, dư? c tá
Y tá, k? thu?t viên, Đ D
Y tá, KT viên, Đ D viên
Đ?i h?c khác
Cán b? khác
10
nhu cầu thuốc của bệnh viện. Trình độ chuyên môn của cán bộ y tế có tốt thì
việc khám chữa bệnh mới đạt hiệu quả cao. Tại đây các bác sỹ thường xuyên
tham gia các buổi hội thảo tập trung của bệnh viện để nâng cao trình độ và rút
kinh nghiệm từ các ca lâm sàng.
* Cơ cấu nhân lực dược
Cơ cấu nhân lực dược thể hiện ở bảng 1.3
Bảng 1.3 Cơ cấu nhân lực dược
TT Trình độ cán bộ Số lượng (người)
1 DS ĐH 2
2 Dược sỹ trung học 9
Tổng 11
Nhân lực dược bệnh viện chiếm tỷ lệ thấp so với toàn bệnh viện 12,4% tỷ
lệ dược sỹ đại học với bác sỹ là quá thấp (2/15) so với thế giới và khu vực (trên
thế giới mỗi DSĐH có 3,3 bác sỹ, ở Việt nam năm 1995 là 1/5, năm 2000 là
1/7). Hiện nay khoa dược bệnh viện chưa có dược sĩ lâm sàng để có thể làm
công tác chuyên về dược lâm sàng.
1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện
Theo quy chế bệnh viện 1997 của bộ trưởng BYT thì bệnh viện Lao và
Bệnh phổi Hà Nam trực thuộc Sở Y tế là đơn vị sự nghiệp y tế có chức năng
khám và điều trị bệnh nhân lao và bệnh phổi trên địa bàn tỉnh Hà Nam và một số
người dân ngoại tỉnh khi có nhu cầu khám chữa bệnh tại bệnh viện. Bệnh viện
có chức năng, nhiệm vụ được quy định theo quy chế bệnh viện Việt Nam là:
- Khám chữa bệnh
- Chỉ đạo tuyến.
- Phòng bệnh và giáo dục truyền thông.
- Đào tạo cán bộ.
- Nghiên cứu khoa học.
- Hợp tác quốc tế.
11
- Quản lý kinh tế [2], [9].
1.2.3 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của khoa dược bệnh viện
Theo TT22/2011/TT-BYT ngày 10 tháng 6 năm 2011 của bộ trưởng BYT
quy định.
* Vị trí, chức năng của khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc
bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh
viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ,
kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý.
* Nhiệm vụ của khoa Dược
- Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho
nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều
trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
- Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều
trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
- Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
- Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản
thuốc”.
- Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản
xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
- Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng
thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan
đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược
tại các khoa trong bệnh viện.
- Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường
Đại học, Cao đẳng và Trung học về dược.
12
- Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh
giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh
và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
- Tham gia chỉ đạo tuyến.
- Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
- Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
- Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về
vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có
phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao
nhiệm vụ.
1.2.4 Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện.
Thực hiện Chỉ thị 03/CT-BYT ngày 25/02/1997 và thông tư 08/TT-BYT
ngày 04/7/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế, bệnh viện đã tiến hành triển khai thành
lập Hội đồng thuốc và điều trị bệnh viện [12], [13], [16].
* Chức năng- nhiệm vụ của HĐT & ĐT: Tư vấn cho giám đốc bệnh viện
về các vấn đề có liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của bệnh viện, thực
hiện tốt chính sách quốc gia về thuốc trong bệnh viện [10]. Kể từ khi thành lập
HĐT & ĐT bệnh viện đã thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
+ Xây dựng DMT phù hợp với MHBT và chi phí về thuốc, vật tư tiêu hao
và điều trị của bệnh viện.
+ Giám sát thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án, kê đơn
điều trị, quy chế sử dụng thuốc và quy chế công tác khoa dược.
+ Theo dõi phản ứng có hại của thuốc.
+ Xác lập và ban hành quy trình giao phát thuốc trong toàn bệnh viện.
Từng bước tổ chức đưa thuốc tới từng khoa lâm sàng.
+ Thông tin thuốc: Thuốc mới, thuốc cấm lưu hành, tương tác thuốc, phản
13
ứng có hại của thuốc cho các bác sỹ, dược sỹ, y tá, điều dưỡng viên trong toàn
bệnh viện, tổ chức thành lập đơn vị thông tin thuốc tại khoa dược thuộc Hội
đồng thuốc và điều trị.
+ Tổ chức nghiên cứu khoa học và đào tạo kiến thức về thuốc.
+ Thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa dược sỹ với bác sỹ kê đơn và với y
tá điều dưỡng trong sử dụng thuốc cho người bệnh [4], [7], [8], [16], [21].
1.2.5 Bệnh viện lao và Bệnh phổi tỉnh Hà Nam trong chăm sóc sức khoẻ
nhân dân.
1.2.5.1. Tổ chức màng lưới chống lao tại Tỉnh Hà Nam
Tháng 4/1993, WHO đã báo động tới Chính phủ các quốc gia trên toàn
cầu về nguy cơ quay trở lại cùng với đại dịch thế kỷ HIV/AIDS. Tháng 11/1995,
Nhà nước Việt Nam đã có quyết định thành lập Chương trình chống lao Quốc
gia (CTCLQG). Tháng 9/1995 chương trình chống lao Hà Nam được thành lập
với tiền thân là Trung tâm chống lao và sau này là Bệnh viện lao và Bệnh phổi
tỉnh Hà Nam (tháng 7/2000). Từ đó đến nay Bệnh viện lao và Bệnh phổi tỉnh Hà
Nam chịu trách nhiệm khám chữa bệnh nội trú và chỉ đạo hoạt động tuyến về
Chương trình chống lao và Bệnh phổi tới 126 xã phường trên địa bàn tỉnh Hà
Nam [6].
Do đó quá trình tận dụng tối đa chăm sóc ban đầu ở tuyến y tế cơ sở là vô
cùng quan trọng và tránh tốn kém tiền bạc của bệnh nhân cũng như giảm gánh
nặng cho Bệnh viện. Y tế cơ sở vừa là nơi gửi bệnh nhân lên tuyến trên đồng
thời cũng là nơi thực hiện các chương trình y tế của tuyến trên hoặc lúc bệnh
nhân xuất hiện và điều trị ngoại trú ở cộng đồng [22]. Với yêu cầu công tác
chống lao phải thực hiện tại cộng đồng do đó tổ chức màng lưới CTCLQG tại
tỉnh Hà Nam gồm có 3 tuyến được thể hiện qua hình 1.3
14
Hình 1.3. Sơ đồ màng lưới chống lao tại Hà Nam
Tuyến tỉnh: Bệnh viện lao và Bệnh phổi Tỉnh Hà Nam chịu trách nhiệm
triển khai thực hiện CTCLQG .
Tuyến Huyện: Huyện là đơn vị chiến lược cơ bản để triển khai CTCL.
Mỗi xã, phường có tổ chống lao chịu trách nhiệm triển khai CTCL tại huyện
dưới sự chỉ đạo kỹ thuật của Bệnh viện lao và Bệnh phổi Tỉnh Hà Nam như vậy
126 xã phường phải có các nhiệm vụ chính như sau:
- Nhiệm vụ 1: Xét nghiệm đàm soi trực tiếp để chẩn đoán lao phổi AFB
(+) mới hay tái phát và theo dõi kết quả điều trị lao.
Bệnh viện lao và bệnh phổi TW
(CTCLQG)
Sở Y tế Hà Nam
Bệnh viện lao và Bệnh phối
Hà Nam
TT Y tế xã phường
Phòng khám lao
Trạm y tế xã phường
(Thực hiện DOTS)
Giai đoạn tấn công Giai đoạn duy trì
15
- Nhiệm vụ 2: Tổ chức đăng ký và điều trị lao.
- Nhiệm vụ 3: Tổ chức màng lưới chống lao tại xã, kiểm tra giám sát,
nhất là khâu điều trị có kiểm soát tại xã.
- Nhiệm vụ 4: Giáo dục truyền thông các biện pháp phòng chống lao và
nhắc nhở mọi người đem trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi đi tiêm BCG để
phòng lao cấp.
Tuyến xã, phường: Trưởng trạm y tế xã và cán bộ y tế quản lý bệnh xã
hội chịu trách nhiệm thực hiện CTCL tại xã tới 3 nhiệm vụ chính:
- Phát hiện người có triệu chứng nghi lao gửi về huyện để chẩn đoán.
- Tổ chức điều trị lao có kiểm soát cho bệnh nhân lao trong xã. Giáo dục
truyền thông về phòng chống lao và nhắc nhở các bà mẹ mang trẻ sơ sinh và trẻ
em dưới 1 tuổi đi tiêm chủng BCG để ngừa lao. Hiện nay 100% tuyến xã,
phường Hà Nam đều có cán bộ phụ trách công tác chống lao [6], [20].
1.2.5.2. Một số yêu cầu và nguyên tắc điều trị bệnh lao
Điều trị lao là biện pháp chống lao chính. Điều trị lao tích cực sẽ làm
giảm nhanh tình hình dịch lao tại địa phương. Theo WHO mục tiêu điều trị lao
nhằm.
- Đối với cá nhân người bệnh lao: Điều trị giúp lao khỏi đau, khỏi chết,
được lành bệnh, khỏi xảy ra kháng thuốc và phục hồi sức lao động, địa vị trong
gia đình và xã hội.
- Đối với cộng đồng: Điều trị lao sẽ dập tắt tối đa nguồn lây cho cộng
đồng, như vậy số nguồn lây lao lưu hành sẽ giảm, số người chết vì lao và số
người bị nhiễm vi khuẩn lao mới sẽ giảm nhanh, số người mắc lao mới hàng
năm sẽ giảm dần tiến tới việc khống chế và thanh toán bệnh lao cho toàn xã hội
[6].
* Những nguyên tắc cơ bản trong điều trị lao cần phải tuân thủ.
- Bệnh lao ngày nay được điều trị lành với thuốc hoá chất trị lao ( hoá
trị liệu) là chủ yếu, ngoại trừ một số trường hợp lao xương khớp và tiết niệu sinh
dục có thể cần điều trị thêm bằng phẫu thuật. Hoá trị liệu kết hợp nhiều thuốc
16
lao đảm bảo điều trị khỏi bệnh, diệt hết vi khuẩn lao, tránh lây lan với điều kiện
dùng thuốc đúng nguyên tắc. Vì có nhiều loài vi khuẩn lao khác nhau trong một
cơ thể bệnh nhân, nên phác đồ điều trị ngắn ngày xuất hiện nay là phải kéo dài
từ 6-8 tháng mới diệt hết các loại vi khuẩn lao hiện diện, để được lành bệnh và
tránh tái phát sau khi ngưng trị.
- Hoá trị liệu lao cần tuân thủ “ Đúng, đủ, đều”. Có nghĩa là phải điều
trị đúng phác đồ, đúng liều lượng từng thuốc lao, dùng thuốc lao phải đúng cách
tiêm và uống thuốc cùng vào lúc đói. Dùng đủ các thuốc chống lao theo phác đồ
6-8 tháng. Dùng thuốc phải đều đặn liên tục hay tuần ba lần theo chỉ định, không
bỏ quên thuốc.
- Điều trị lao phải được kiểm soát trực tiếp bởi nhân viên y tế theo chiến
lược DOTS.
- Chỉ điều trị lao khi chẩn đoán lao được xác định và phải bắt đầu
ngay khi có chỉ định điều trị.
- Thuốc lao phải được cấp phát miễn phí đầy đủ và liên tục không được
thiếu nửa chừng.
- Điều trị lao phải được theo dõi diễn biến điều trị và đánh giá kết quả
là lành hay thất bại để xử lý tiếp. Theo dõi việc điều trị đúng, đều, đủ và theo
dõi các biến chứng thuốc lao có thể xảy ra để xử lý kịp thời. Theo dõi kết quả
điều trị bằng xét nghiệm đàm kiểm soát là chính. Nếu bệnh mới bị thất bại hay
tái phát thì được điều trị lại với phác đồ tái trị.
- Điều trị lao phổi mới có vi khuẩn lao trong đàm soi trực tiếp phải đạt
tỷ lệ âm hoá đàm, lành ít nhất 85%. Nếu không đạt tỷ lệ âm hoá trên thì kháng
đa thuốc thất bại cao, nên điều trị càng nhiều bệnh càng tạo ra nhiều bệnh lao
kháng đa thuốc, vô cùng nguy hiểm cho xã hội.
- Hoá trị ngắn ngày cũng điều trị lành với tỷ lệ cao bệnh lao có nhiễm
HIV. Tuy nhiên cần theo dõi các biến chứng thuốc lao thường xảy ra nhiều hơn
ở người nhiễm HIV [6], [4].
1.3 Hoạt động cung ứng thuốc