Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC Ở DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG VĨNH PHÚC25

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.48 KB, 30 trang )


MỤC LỤC

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, sự kết hợp giữa VT- CNTT- Internet đã trở thành công cụ
đắc dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội và doanh nghiệp. Có thể
nói rằng sự phát triển như vũ bão của ngành VT- CNTT trước hết đã làm thay
đổi phương thức phương thức tổ chức hoạt động kinh tế, sau đó tác động đến
hoạt động của các khu vực khác như khu vực chế tạo- chế biến và cung ứng
dịch vụ.
VT-CNTT phát triển ở mọi quốc gia, mọi khu vực và ở Việt Nam cũng
không nằm ngoài ngoại lệ. Năm 2008 được coi là năm đánh dấu nhiều sự kiện
quan trọng đối với ngành VT- CNTT ở Việt Nam và Tập đoàn Bưu chính -
Viễn thông Việt Nam (VNPT), trước hết là việc Việt Nam phóng thành công
vệ tinh viễn thông đầu tiên Vinasat-1, sau đó là việc VNPT chính thức hoàn
thành chia tách Bưu chính và Viễn thông trên địa bàn các tỉnh/thành phố và
các doanh nghiệp viễn thông tỉnh đi vào hoạt động. Đây là mô hình chưa có
tiền lệ tại Việt Nam, hành lang pháp lý chưa hoàn thiện.
Để giúp các Doanh nghiệp viễn thông tỉnh nâng cao sức cạnh tranh,
khai thác và sử dụng hiện quả các nguồn lực đặc biệt là nguồn lực con người,
một trong những giải pháp cơ bản là công tác tổ chức và thiết kế cơ cấu tổ
chức trong doanh nghiệp. Muốn doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh phải có
được bộ máy tổ chức đủ trình độ năng lực, cơ cấu gọn nhẹ, mềm dẻo linh hoạt
phù hợp với điều kiện hội nhập.
Sau một thời gian thực tập tại Doanh nghiệp Viễn thông Vĩnh Phúc,
được tìm hiểu các tài liệu liên quan, thực tế về cơ chế hoạt động, quá trình sản
xuất cung ứng dịch vụ VT-CNTT, em đã mạnh dạn chọn đề tài chuyên đề
thực tập
Phùng Văn Dương Kinh tế & Quản lý Công


3
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
“Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ở Doanh nghiệp Viễn
thông Vĩnh Phúc”
Bố cục bài viết gồm 3 chương, được trình bày như sau :
Chương I : Những vấn đề về thiết kế và xấy dựng cơ cấu tổ chức doanh
nghiệp trong môi trường hiện đại
Chương II: Thực trạng về cơ cấu tổ chức ở Doanh nghiệp Viễn thông
Vĩnh Phúc
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý ở
Doanh nghiệp Viễn thông Vĩnh Phúc
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng nhưng do đề tài phức tạp, có những vấn
đề tồn tại chưa được thống nhất do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Em kính mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, các bạn đọc giúp đỡ
em để hoàn thiện chuyên đề này.
Phùng Văn Dương Kinh tế & Quản lý Công
4
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
Danh mục Từ viết tắt
• BC-VT: Bưu chính viễn thông
• CBCNV : Cán bộ công nhân viên
• CĐ : Cao đẳng
• ĐH : Đại học
• ĐTVT : Điện tử viễn thông
• GĐ : Giám đốc
• HĐQT : Hội đồng quản trị
• KT : kinh tế
• PGĐ : Phó Giám đốc
• QĐ : Quyết định
• TC : Trung cấp

• TCCB: Tổ chức cán bộ
• TP :Trưởng phòng
• TTVT : Trung tâm Viễn thông
• VNPT: Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam
• VT- CNTT : viễn thông- công nghệ thông tin
• VTVP :Viễn thông Vĩnh Phúc
CHƯƠNG 1
Phùng Văn Dương Kinh tế & Quản lý Công
5
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG
CƠ CẤU TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP
TRONG MÔI TRƯỜNG HIỆN ĐẠI
1.1.TỔ CHỨC
∗” Tổ chức ( theo nghĩa danh từ ) : là tập hợp của hai hay nhiều người
cùng hoạt động trong những hình thái cơ cấu nhất định để đạt được mụch đích
chung ”.
Ví dụ : gia đình, trường học, doanh nghiệp, các cơ quan hành chính sự
nghiệp…
- Đặc điểm chung của tổ chức:
+ Tổ chức là những đơn vị xã hội bao gồm nhiều người,những bộ
phận phân hệ, vị trí công tác khác nhau có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và
tương ứng là là những chức năng, nhiệm vụ nhất định.
+ Mọi tổ chức đều tồn tại vì những mục đích nhất định nào đó, mục
đích chính là lý do để tổ chức tồn tại
+ Mọi tổ chức đều hoạt động theo những phương thức ( kế hoạch) của
riêng mình, vạch rõ những việc cần phải làm để đạt mụch đích, mục tiêu một
cách hiệu quả
+ Mọi tổ chức đều phải thu hút và sử dụng các nguồn lực một cách
hợp lý trong điều kiện có sự hạn chế các nguồn lực quan trọng : Nhân lực,vật

lực, tài lực và thông tin.
+ Mọi tổ chức đều hoạt động trong mối quan hệ tương tác với các tổ
chức khác, ảnh hưởng, thậm chí ràng buộc lẫn nhau.
+ Để liên kết, phối hợp những con người, bộ phận, phân hệ bên trong
và bên ngoài tổ chức cần có những con người lãnh đạo, quản lý, dẫn
Phùng Văn Dương Kinh tế & Quản lý Công
6
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
dắt..nhằm đi đến mục tiêu chung cho tổ chức.
∗”Tổ chức (theo nghĩa động từ) là một chức năng của quá trình quản lý
bao gồm việc phân bổ, sắp xếp các nguồn lực con người và gắn liền với con
người là các nguồn lực khác nhau nhằm thực hiện thành công kế hoạch của tổ
chức”.
Sơ đồ 1.1. Lôgic của quá trình quản lý
( Nguồn: Giáo trình Quản trị học-TS.Đoàn Thị Thu Hà,TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền-
Nhà xuất bản Giao thông Vận tải, Hà Nội 2006 -Trang 10 )
1.2.CƠ CẤU TỔ CHỨC TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1.Khái niệm
Cơ cấu tổ chức (chính thức) là tổng thể các bộ phận (đơn vị và cá nhân)
có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa,có những nhiệm
vụ, quyền hạn và trách nhiệm nhất định, được bố trí theo những cấp, những
khâu khác nhau nhằm thực hiện các hoạt động của tổ chức và tiến tới mục tiêu
đã xác định.
(1)
- Cơ cấu tổ chức thể hiện cách thức phân công điều phối những họat
động trong cấu trúc của tổ chức ở từng bộ phận, phân hệ, vị trí công tác để đạt
1
Giáo trình Khoa học Quản lý (Tập II) -TS.Đoàn Thị Thu Hà,TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền-Nhà xuất bản
Khoa học và Kĩ thuật ,Hà Nội 2002-Trang 7.
Phùng Văn Dương Kinh tế & Quản lý Công

Lập kế họạch
Lãnh đạo
Tổ chứcKiểm tra
Các nguồn lực
-Nhân lực
-Tài lực
-Vật lực
-Thông tin
Kết quả
-Đạt mụch đích
-Đạt mục tiêu
+Sản phẩm
+Dịch vụ
-Mục tiêu đúng
-Hiệu quả cao
7
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
được mụch tiêu, mụch đích xác định của tổ chức đồng thời nó phản ánh môi
tương quan về quyền lực trong tổ chức.
- Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức xác định những nhiệm vụ, quyền hạn và
mối mối quan hệ chặt chẽ giữa các bộ phận phân hệ trong tổ chức.
1.2.2.Các đặc trưng cơ bản của cơ cấu tổ chức
1.2.2.1.Chuyên môn hóa công việc
Chuyên môn hóa công việc có nghĩa là khi một người, một bộ phận,
phân hệ…chỉ thực hiện một hoặc một số chức năng nhiệm vụ có mối quan hệ
tương đồng.
Như vậy chuyên môn hóa sẽ chia công việc ra thành những việc nhỏ,
đơn giản, dễ đào tạo để thực hiện.
Ưu điểm lớn nhất của chuyên môn hóa đó chính là nâng cao năng suất
và hoàn thiện được kỹ năng lao động nhất định cho người lao động.

Tuy nhiên chuyên môn hóa công việc cũng có những mặt tiêu cực của
nó: đó chính là sự tẻ nhạt, nhàm chán đối với công việc mà người lao động
phụ trách; bên cạnh đó khả năng sáng tạo, tìm tòi, sự thích nghi với những
công việc mới rất thấp trong khi sự phát triển của khoa học công nghệ hiện
nay đòi hỏi người lao động phải có sự tổng hợp rất nhiều kĩ năng cần thiết
khác. Để khắc phục những nhược điểm trên, người ta khuyến khích tổng hợp
hóa những kĩ năng cho người lao động.
-Tổng hợp hóa đó xảy ra khi một người, bộ phận, phân hệ.. . thực hiện
công việc nhiều nhiệm vụ, nhiều chức năng mang tính tương đối.
Theo lời khuyên của các chuyên gia : nên nâng cao mức độ tổng hợp
hóa đến mức độ cao nhất có thể đồng thời vẫn đảm bảo được những kĩ năng
cần thiết cho người lao động. Về phía người lao động cần phải đa dạng hóa
những kĩ năng nhưng phải xác định cho mình đâu là giá trị trung tâm.
1.2.2.2.Sự phân chia tổng thể thành các bộ phận phân hệ
Phùng Văn Dương Kinh tế & Quản lý Công
8
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
Trong tổ chức sự chuyên môn hóa theo chiều ngang làm xuất hiện
những bộ phận, phân hệ, vị trí công tác mang tính tương đối và thưc hiện
những hoạt động nhất định. Sự hình thành các bộ phận phân hệ của tổ chức
được thực hiện theo nhiều tiêu chí khác nhau là xuất hiện các mô hình, các
kiểu tổ chức khác nhau.Trong xã hội hiện đại ngày nay, đã xuất hiện nhiều
mô hình cơ cấu tổ chức mới, đó là sự pha trộn kết hợp giữa các mô hình cổ
điển và xu thế phát triển của từng chủ thể.
1.2.2.3.Cấp quản lý và tầm quản lý
Tầm quản lý (tầm kiểm soát) là số người và bộ phận mà một nhà quản
lý có thể kiểm soát hiệu quả. Tầm quản lý rộng sẽ cần ít cấp quản lý, còn tầm
quản lý hẹp dẫn đến nhiều cấp.
( 2 )
Trong một tổ chức khi mà hệ thống cấp quản lý càng lớn, càng phức

tạp sẽ tạo ra nhiều khó khăn trong việc ra quyết định ( từ trên xuống ) cũng
như việc tiếp nhận và báo cáo thông tin ( từ dưới lên, từ môi trường bên
ngoài) làm mất nhiều thời gian, thông tin bị bóp méo. Vì vậy mà trong hoàn
thiện cơ cấu tổ chức người ta thường giảm số cấp quản lý xuống đến mức
nhất định và nâng tầm quản lý.
Muốn xác định tầm quản lý phù hợp phải tìm hiểu những mối quan hệ
sau:
- Tầm quản lý và trình độ của cán bộ quản lý có quan hệ tỷ lệ nghịch.
Năng lực của cán bộ quản lý càng cao thì tầm quản lý càng rộng và ngược lại.
Để nâng năng lực cho cán bộ quản lý cần: ( 1) nâng cao trình độ thông qua
việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; (2) nâng cao kĩ năng biến hoạt
động thành thực tiễn; (3) nâng cao phẩm chất đạo đức.Tạo cho nhà quản lý
các công cụ: (4) phương pháp, công cụ kĩ thuật, hệ thống thông tin; (5) các
quy trình họat động, những lý thuyết mô hình mang tính định lượng.
2
Giáo trình Khoa học Quản lý (Tập II) -TS.Đoàn Thị Thu Hà,TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Nhà xuất bản
Khoa học và Kĩ thuật ,Hà Nội 2002-Trang 31-32
Phùng Văn Dương Kinh tế & Quản lý Công
9
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
- Tầm quản lý và sự rõ ràng trong việc xác định nhiệm vụ, quyền hạn
có quan hệ tỷ lệ thuận.
- Tính phức tạp của hoạt động quản lý và tầm quản lý có quan hệ tỷ lệ
nghịch.
- Trình độ và ý thức tôn trọng, tuân thủ mệnh lệnh của cấp dưới với tầm
quản lý có quan hệ tỷ lệ thuận.
Có 3 mô hình có cấu tổ chức căn cứ vào số cấp quản lý:
- Cơ cấu nằm ngang ( có từ 1- 2 cấp quản lý)
- Cơ cấu hình tháp nhọn (từ 3 cấp quản lý trở lên)
- Cơ cấu mạng lưới ( không có cấp quản lý )

1.2.2.4.Quyền hạn và mối quan hệ về quyền hạn trong tổ chức.
∗“Quyền hạn là quyền tự chủ trong quá trình quyết định và quyền đòi
hỏi sự tuân thủ theo quyết định gắn liền với một vị trí ( hay chức vụ) quản lý
nhất định trong cơ cấu tổ chức”.
Trong 1 tổ chức tồn tại 3 loại quyền hạn cơ bản: quyền hạn trực tuyến,
quyền hạn tham mưu, quyền hạn chức năng.
∗”Quyền hạn trực tuyến là quyền hạn cho phép người quản lý ra quyết
định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới ( chế độ thủ trưởng)”.
∗ Quyền hạn tham mưu là quyền hạn đưa ra lời khuyên, ý kiến tư vấn,
phản biện kiến nghị, mà không trực tiếp ra quyết định cho các nhà quản lý
trực tuyến.

Phùng Văn Dương Kinh tế & Quản lý Công
TP kế hoạch
Trợ lý
Thi công
Giám đốc
TP kĩ thuật TP tổ chức
Giám sát Cơ giới
Quyền hạn trực tuyến
Quyền hạn tham mưu
10
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
Sơ đồ 1.2 Mối quan hệ quyền hạn trực tuyến và tham mưu
Trong tổ chức thì mối quan hệ giữa người có quyền hạn trực tuyến và
quyền hạn tham mưu là phức tạp nhất. Người ta đưa ra những lời khuyên như
sau:
- Đối với những nhà tham mưu:
+ Không nên coi người lãnh đạo mình kém hơn mình, phải hiểu rằng
người sử dụng lời khuyên của chúng ta giỏi hơn rất nhiều

+ Trong mối quan hệ với người nắm quyền hạn trực tuyến thì tham
mưu là người đứng thứ 2, nhiệm vụ là giúp cho người có quyền hạn trực
tuyến là việc hiệu quả và hiệu lực cao nhất.
+ Lời khuyên phải có giá trị sử dụng và giá trị thực hiện ngay
+ Phải trung thành với người lãnh đạo, biết giữ bí mật thông tin, vì lợi
ích của người lãnh đao, của tổ chức mà hoạt động.
- Đối với các nhà nắm quyền hạn trực tuyến:
+ Phải coi việc tham mưu là tất yếu vì không ai có thể giỏi toàn bộ các
chức năng hoạt động
+ Phải biến việc sử dụng tham mưu thành lối sống của tổ chức
Phùng Văn Dương Kinh tế & Quản lý Công
11
Chuyên đề tốt nghiệp Khoa Khoa học Quản lý
+ Bảo đảm cho tham mưu có đầy đủ các thông tin thuộc các lĩnh vực
của mình
+ “Chế độ đãi ngộ xứng đáng cho nhà tham mưu ( đa dạng hóa các
phương thức trả công, gắn liền vị thế quản lý, xây dựng hệ thống vị thế về
mặt chuyên môn)”.
∗ “Quyền hạn chức năng là quyền trao cho cá nhân hoặc bộ phận được
ra quyết định và kiểm soát những hoạt động nhất định của bộ phận khác”.
Thông thường trong tổ chức thì những người có quyền hạn chức năng
là những người:
- Có quyền hạn tham mưu
- Có quyền ra quyết định theo chế độ ủy quyền và chế độ phân quyền
- Sự đại diện của họ luôn đứng sau “ thừa lệnh, thay mặt “.
1.2.2.5.Sự phân bổ quyền hạn giữa các cấp trong tổ chức
“Tập trung xảy ra khi người quản lý cao nhất nắm tất cả các quyền ra
quyết định”.
“Phi tập trung xảy ra khi người quản lý cấp cao chấp thuận trao quyền
quyết định cho người quản lý cấp thấp hơn”.

Nhìn chung xã hội hiện đại ngày nay, thì tổ chức ngày càng được tăng
cường tính phi tập trung. Có 3 hình thái phi tập trung : tham gia, phân quyền
và ủy quyền
- Phân quyền là xu hướng phân tán quyền ra quyết định cho cấp quản lý
thấp hơn trong hệ thống thứ bậc. Phân quyền là hiện tượng tất yếu khi tổ chức
đạt tới quy mô và trình độ phát triển nhất định làm cho một người hay một
cấp quản lý không thể đảm đương được mọi công việc quản lý.
(3)
- “Ủy quyền trong quản lý tổ chức là hành vi của cấp trên trao cho cấp
dưới một số quyền hạn để họ nhân danh mình thực hiện những công việc nhất
3
Giáo trình Khoa học Quản lý (Tập II) -TS.Đoàn Thị Thu Hà,TS.Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Nhà xuất bản
Khoa học và Kĩ thuật ,Hà Nội 2002-Trang 40
Phùng Văn Dương Kinh tế & Quản lý Công
12

×