Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN Phát huy vai trò của Ban phụ trách Đội trong công tác xây dựng Liên đội mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
Nội dung Trang
A. Phần mở đầu 01
B. Phần nội dung 03
I. Cơ sở lý luận 03
II. Cơ sở thực tiển 05
III. Biện pháp, giải pháp 08
C. Kết luận và kiến nghị 14
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Nội dung Ký hiệu
Ban giám hiệu BGH
Ban phụ trách Đội BPTĐ
Ban chỉ huy Liên đội BCHLĐ
Ban chỉ huy Chi đội BCHCĐ
Chi đội CĐ
Cộng sản Việt Nam CSVN
Công nghiệp hoá và hiện đại hoá hiện nay
CNH - HĐH
Giáo viên Tổng phụ trách GV TPT
Giáo viên chủ nhiệm GVCN
Giáo viên GV
Hội đồng đội HĐĐ
Liên đội LĐ
Phụ trách Chi đội PTCĐ
Thanh niên Cộng sản TNCS
Thiếu niên Tiền phong TNTP
Tiểu học TH
Tổng số cán bộ giáo viên – công nhân viên TS CBGV-CNV
Tổng số TS
Tổng số phụ trách TSPT
Trung học cơ sở THCS


1
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH
1. Ưu điểm chính






2. Tồn tại cần khắc phục






3. Kết quả thực hiện tại đơn vị






4. Hướng phát triển





4. Xếp loại

A  ; B  ; C  ; KXL  ; Sao chép 
………………, ngày …… tháng… năm 2013
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
(ký tên và đóng dấu)
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
2
Trong hệ thống giáo dục phổ thông ở nước ta luôn luôn tồn tại hai tổ chức
gắn bó mật thiết, xuyên suốt cùng với sự vững chắc tiến lên tiếp thu tri thức và
phát triển toàn diện của các em học sinh. Đó là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đội
TNTP Hồ Chí Minh. Trong đó Đội Thiếu niên Tiền phong là một lực lượng giáo
dục, cùng với bậc giáo dục THCS - TH và Nhà trường thực hiện mục tiêu Giáo dục
và Đào tạo bồi đưỡng các em thành những con người phát triển toàn diện.
Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam coi công tác giáo dục Thiếu
niên Nhi đồng là sự nghiệp của toàn Đảng toàn dân nhằm đào tạo những
con người mới trong sự nghiệp CNH - HĐH. Với tầm quan trọng đó mà hệ thống
giáo dục cả nước luôn xác định Đội TNTP Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục
không thể thiếu trong và ngoài nhà trường; lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh; lực lượng nồng cốt trong các phong trào thiếu nhi.
Tuy nhiên, Một khó khăn nan giải mà tất cả các Trường Tiểu học - Liên đội
đang gặp hiện nay và cần phải có biện pháp khắc phục kịp thời là tình trạng mỗi
Trường TH chỉ được bố trí một GV TPT đội chuyên trách, thậm trí có một số nơi
GV TPT được bố trí giáo viên làm kiêm nhiệm. Trong khi đó, các trường luôn có
số lượng đội viên nhi đồng rất đông, các trường nhỏ thì ít nhất cũng có trên 200
em. Chưa kể đến việc các trường ở vùng sâu có đến hai ba điểm phụ, mỗi điểm
cách nhau trên 2 km, có điểm nằm cô lập như một ốc đảo… Mặt khác, đội ngũ cán
bộ giáo viên ở các trường ít được đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về
công tác Đội. Cho nên hầu hết các giáo viên được cơ cấu vào Ban phụ trách đội
“chỉ có tên mà không có việc” – không biết phải làm gì, giúp gì cho tổ chức Đội…
Chính vì vậy, người GV TPT Đội lúc nào cũng phải làm việc dàn trải và

thiếu chất lượng. Điều đó là một hệ quã tất yêu vì một GV TPT Đội thì không thể
nào quán xuyến hết, triển khai hiệu quả hết các chuyên môn cho toàn thể đội viên
nhi đồng. Từ đó tác động rất lớn đến kết quả thực hiện Chương trình công tác Đội
và phong trào thiếu nhi trong toàn Liên đội, kéo theo hệ lụy phá vỡ mục tiêu giáo
dục toàn diện theo 5 Điều Bác Hồ dạy của Tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh…
Trước những khó khăn chung và với sự quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo
nhà trường về tình hình trên, trên cương vị là một giáo viên Tổng phụ trách đội đã
thôi thúc tôi phải làm sao tìm ra một giải pháp để khắc phục tình trạng “có tên mà
không có việc” của Ban phụ trách đội trong nhà trường, để tạo hứng thú, đam mê
công tác Đội cho các thành viên trong BPTĐ, để họ cùng chung tay với GV TPT
Đội thực hiện tốt Chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi qua từng năm,
3
để họ thật sự là lực lượng nồng cốt trong công tác giáo dục đội viên nhi đồng phát
triển toàn diện và xây dựng một Liên đội luôn luôn vững mạnh.
2. Đối tượng và giới hạn nghiên cứu đề tài:
- Đối tượng: Ban phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh.
- Giới hạn nghiên cứu của đề tài: Giải pháp để phát huy vai trò của Ban
phụ trách Đội tại Liên đội Trường TH Hòa Bình A, năm học 2012 – 2013.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Nhóm phương pháp luận: Đây là nhóm phương pháp chủ yếu nghiên
cứu dựa trên phương pháp luận khoa học biện chứng và trên lập trường quan điểm
chủ nghĩa Mác – Lênin để xem xét giải quyết vấn đề.
3.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát khoa học: Nhằm thu nhận thông tin từ đối tượng
nghiên cứu một cách có mục đích…
- Phương pháp điều tra giáo dục: Nhằm thu thập thông tin từ đối tượng để
phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định nguyên nhân…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp – thống kê, đối chiếu: Nhằm rút ra
những đặc điểm, tính chất, những nhận định, kinh nghiệm… về đề tài.
- Phương pháp thực nghiệm: Để kiểm tra, đánh giá, chứng minh những

nhận định, giả thuyết đã đưa ra…
- Phương pháp tư vấn chuyên gia: Sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia
chỉnh sửa, góp ý hoàn thiện đề tài có chất lượng và khoa học (Hội đồng khoa học).
4. Cấu trúc đề tài: (Gồm 3 phần)
A. Phần mở đầu.
B. Phần nội dung.
I. Cơ sở lý luận:
II. Cơ sở thực tiển:
III. Biện pháp, giải pháp giải quyết vấn đề:
C. Phần kết luận và kiến nghị.
B. PHẦN NỘI DUNG
4
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong hệ thống tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở các trường học luôn được
cơ cấu: 01 giáo viên TPT đội chính – chuyên trách; Một Ban phụ trách đội – là các
GVCN và một số thành viên khác trong nhà trường; Một Ban chỉ huy Liên đội; các
Ban chỉ huy của các Chi đội. Trong đó, BPTĐ luôn được xem là lực lượng phối
hợp và hổ trợ đắc lực nhất cho công tác giáo dục và hoạt động của Liên đội đạt
hiệu quả cao, và cũng được xem là cánh tay phải của người GV TPT Đội.
Như chúng ta biết, lao động của GV TPT Đội là lao động tổng hợp, kết hợp
giữa lao động trí óc và lao động chân tay nhưng chủ yếu là lao động trí óc: suy
nghỉ để viết chương trình, lập kế hoạch, tìm tòi các phương án thiết kế,
phán đoán các tình huống có thể xảy ra, xử lý các mối quan hệ, phân tích tổng
hợp các vấn để về hoạt động Đội, đề xuất các vấn đề khả thi Nhưng người thực
sự thực hiện các kế hoạch đó lại là “Giáo viên chủ nhiệm lớp - Người Phụ trách
Chi đội – thành viên trong Ban phụ trách đội”.
Người Phụ trách Chi đội – thành viên của BPTĐ là nhân tố quyết định Chi
đội mạnh và thực hiện thành công chương trình rèn luyện đội viên, cùng kết hợp
với các Chi đội khác hoàn thành tốt các nhiệm vụ - chỉ tiêu để Liên đội được vững
mạnh. Vị trí quan trọng, vai trò quyết định đó của người phụ trách Chi đội được

thể hiện ở những điểm chủ yếu sau:
- Chi đội là tế bào cơ bản của tổ chức Đội. Tại đây diễn ra tất cả các
hoạt động, sinh hoạt của Đội. Tuy nhiên đội viên ở độ tuổi Thiếu niên chưa có
kinh nghiệm trong cuộc sống, trong học tập và rèn luyện, nhận thức cảm
tính đôi khi còn lấn át nhận thức lý tính, đặc biệt còn thiếu nhiều hiểu biết
trong nhiều lĩnh vực vì vậy các em rất cần sự hướng dẫn giúp đỡ của người lớn
nói chung và người Phụ trách Chi đội nói riêng.
- Trong điều kiện hiện nay, các trường Tiểu học thường bố trí PTCĐ
đồng thời là giáo viên Chủ nhiệm lớp. Cách bố trí hợp lý này giúp PTCĐ trở thành
người gần gũi nhất với các em, có thể hiểu được tâm tư, tình cảm, nguyện vọng,
năng lực, sở trường, cá tính, hoàn cảnh gia đình của từng em.
- Cũng như GV TPT Đội, phụ trách các Chi đội có vai trò của một nhà
giáo dục, của một cán bộ chính trị - xã hội (cán bộ Đoàn), của một nhà tổ chức.
Điều khác biệt duy nhất chỉ là ở chỗ GV TPT Đội có phạm vi bao quát rộng lớn
(công tác Đội của toàn trường ), còn giáo viên Phụ trách Chi đội có phạm vi hẹp
hơn (công tác của Chi đội). Nhưng cũng vì vậy, giáo viên Phụ trách Chi đội cần
phải thông thạo hơn về kỹ năng nghiệp vụ và công tác Đội, hiểu biết sâu sắc về
5
Điều lệ Đoàn, Điều lệ Đội, đặc biệt là nhạy bén hơn trong việc xử lý các tình
huống cụ thể; sẵn sàng giúp đỡ các em tháo gỡ những vướng mắc trong cuộc sống
và những khó khăn trong tổ chức hoạt động.
- PTCĐ là nhân vật trung tâm, là cầu nối giữa tổ chức Đoàn và tổ chức
Đội, giữa Nhà trường và các em, giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Phụ
trách Chi đội có liên quan chặt chẽ, mật thiết, cụ thể trong cả ba khâu: dạy chữ,
dạy nghề, dạy người. Đồng thời Phụ trách Chi đội đôi khi còn đóng vai một
người “trọng tài” thực sự để xử lý kịp thời những mối bất hoà trong tập thể, sự
thiếu thông cảm giửa thầy và trò, giữa gia đình và nhà trường, giữa việc học
tập và hoạt động Đội Tóm lại Phụ trách Chi đội phải luôn nắm vững các mục
tiêu phấn đấu của các em là trở thành con ngoan trò giỏi, bạn tốt, công dân tốt và
người đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Vì vậy để có thể giúp đỡ các em một cách hiệu quả nhất thì BPTĐ – PTCĐ
cần phải trở thành một người bạn tốt của các em.
6
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1. Số liệu đầu năm học 2012 – 2013 của Liên đội:
- TS CBGV – CNV: 20.
- GV TPT Đội: 01.
- BPTĐ: 01 (13 thành viên, có 4 nữ)
- TS lớp: 11.
- TS học sinh: 231/105.
- TS Chi đội: 3 (1 CĐ ghép 4+5/2).
- TS đội viên: 73/32
- TS nhi đồng: 158/93
- TS học sinh trong tuổi đội: 52/27.
- Tổng số sao: 18
- TS PT sao: 18
2. Thuận lợi:
- Các thành viên trong BPTĐ đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Có
tinh thần và trách nhiệm cao trong công việc và luôn có ý thức nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ bản thân; Luôn có thái độ chia sẽ và học hỏi lẫn nhau để
cùng tiến bộ…
- Được sự quan tâm chỉ đạo của HĐĐ xã Hòa Bình và HĐĐ huyện Tam
Nông, của Chi bộ đảng, BGH nhà trường, Công đoàn, Chi đoàn, quý thầy cô giáo
3. Khó khăn:
- Các thành viên trong BPTĐ chưa được tham gia tập huấn về chuyên môn
nghiệp vụ công tác Đội. Đa số các kỷ năng về Đội là do học hỏi chia sẽ từ GV TPT
Đội.
- Các thành viên trong BPTĐ đều đã có gia đình. Cho nên với đồng lương
thấp mà phải vừa chăm lo gia đình, vừa thực hiện công tác dạy lớp, vừa thực hiên
công tác Đội nên rất dễ mệt mỏi, kiệt sức và mất hứng thú trong công tác.

- Trường có 1 điểm chính và 2 điểm phụ cách xa nhau trên 5 km, đường đất
sét, có một điểm phụ nằm sâu trong đồng ruộng giao thông rất khó khăn nên đã
ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động của Đội.
4. Thực trạng và những mâu thuẩn:
4.1. Thực trạng:
Bước vào đầu năm học 2012 - 2013, căn cứ vào các chủ đề, hoạt động chủ
điểm và kết quả của năm học 2011 – 2012. Liên đội đã tổ chức thành công Đại hội
Chi đội và Đại hội Liên đội, đã bầu ra được Ban chỉ huy Liên đội nhiệm kỳ 2012 –
7
2013. Tiến hành xây dựng hoàn chỉnh Chương trình công tác đội cho cả năm với
nhiều hoạt động lớn nhỏ theo chủ đề, chủ điểm từng tháng. Lên kế hoạch tổ chức
nhiều hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, văn nghệ như: Lễ khai giảng; Đêm hội
trưng rằm; Hội thao 8/3; Họp mặt 8/3; Hội trại 26/3; Hội thao xuân 2013; Lễ kết
nạp đội viên 26/3; Hội thao 30/4; Lễ tổng kết…Song song với các công việc trên,
là việc tham mưu với Ban lãnh đạo nhà trường để lựa chọn và thành lập đội ngũ
cộng tác với GV TPT Đội, đó là Ban phụ trách Đội.
BPTĐ của Liên đội Trường TH Hòa Bình A năm học 2012 – 2013 được
thành lập vào ngày 2/9/2012 với số lượng 13 người có cơ cấu như sau:
- 01 Phó Hiệu trưởng: Trưởng ban.
- 01 GV TPT Đội: Phó Trưởng ban.
- 01 GVCN 4+5/2 kim Chủ tịch Công đoàn: Thành viên.
- 01 GVCN 2/1 kim Bí thư Chi đoàn: Thành viên.
- 05 GVCN các lớp 3/1, 3/2, 4/1, 5/1, 5/3 (không có lớp 4/3 và lớp 5/3 thuộc
Chi đội ghép 4+5/2)
- 01 GV thể dục: Thành viên.
- 01 GV mỹ thuật: Thành viên.
- 01 nhân viên kế toán trường: Thành viên.
- 01 nhân viên y tế kim thủ quỹ trường: Thành viên.
Việc thành lập BPTĐ là một việc làm rất cần thiết ngay từ đầu năm học để
họ có thể cùng với BCH LĐ phối hợp triển khai chương trình công tác của Liên

đội kịp thời và hiệu quả.
Mỗi tháng BPTĐ họp 1 lần theo quy định và các buổi họp đột xuất khi cần .
Ngay khi mới thành lập BPTĐ đã tiến hành họp phiên họp đầu tiên vào ngày
3/9/2012 để chuẩn bị hổ trợ cho Lễ khai giảng năm học mới và đóng góp cho các
văn kiện và nhân sự cho Liên đội, đặc biệt là việc đóng góp xây dựng Chương
trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi của Liên đội trong nhiệm kỳ 2012
2013…
4.2. Mâu thuẫn:
Tuy nhiên, cũng như các năm trước, thực trạng “bốc hơi” dần của BPTĐ sau
phiên họp đầu tiên lại tái diễn như: vắng họp, giao nhiệm vụ cho BCH LĐ và BCH
CĐ mà không giám sát, không hướng dẫn hỗ trợ… Sự thiếu nhiệt tình trong BPTĐ
dần dần lộ rõ với rất nhiều lý do như:
- Phải lo rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ cá nhân nên ít có thời gian tham
gia.
8
- GVCN với gánh nặng giáo dục tri thức cho các em đã rất mệt nên không có
đủ sức để thực hiện thêm các nhiệm vụ khác.
- Do mất đi sự nhiệt tình nên các buổi họp BPTĐ đã dần trở thành buổi táng
gẫu của mọi người là chính.
- Một lý do đặc biệt là do BPTĐ không nắm rõ nguyên tắc cũng như các kỹ
năng cần thiết trong công tác Đội nên họ để công việc cá nhân, công việc lớp cùng
công tác Đội chồng chéo thiếu khoa học…dẫn đến việc một công việc đơn giản lại
biến thành phức tạp nên không hoàn thành và đăm ra chán nản.
Với rất rất nhiều lý do làm cho BPTĐ làm việc thiếu nhiệt tình và kém hiệu
quả kéo theo hệ lụy là BCHLĐ – BCHCĐ cũng làm việc kém với kết quả không
cao, phong trào không đạt chất lượng theo quy định, các Chi đội trở nên thụ động
chờ nhận nhiệm vụ để làm đối phó…Đây là một thực trạng vô cùng nhứt nhói và
nan giải qua nhiều năm, vì tham gia sinh hoạt đội không có tính chất bắt buộc mà
cần có sự tự nguyện, tự giác từ các của mọi người.
9

III. CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trước thực trạng trên, bản thân tôi đã tham mưu với BGH nhà trường tiến
hành thảo luận tìm ra nguyên nhân chính yếu dẫn đến vấn đề, đồng thời đóng góp
ý kiến để tìm ra giải pháp khắc phục vấn đề trên. Và thống nhất với nguyên nhân
làm cho BPTĐ làm việc kém hiệu quả do BPTĐ là CBGV – CNV vừa làm công
tác chuyên môn, vừa làm nhiều công tác khác do BGH phân công, vừa phải làm
công tác Đội đã rất mệt, trong khi đó họ lại thiếu các kỹ năng công tác Đội dẫn đến
việc “mệt + không biết + nhàm tráng + thiếu tự tin + sợ sai = không thích làm +
thiếu nhiệt tình”. Cuối buổi thảo luân, BGH đã thống nhất giao cho Tổng phụ trách
đội tiến hành nghiên cứu để tìm ra giải pháp hiệu quả khắc phục vấn đề trên.
Được sự tín nhiệm giao phó của BGH nhà trường, tôi bắt đầu tiến hành
nghiên cứu, tìm hiểu để đưa ra các giải pháp khắc phục lâu dài. Công tác nghiên
cứu được thực hiện theo 4 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1: Đặt giả thuyết khoa học và điều tra khảo sát lần 1:
1.1. Giả thuyết khoa học: “Nếu vai trò của BPTĐ được phát huy thì công
tác của LĐ – CĐ sẽ vững mạnh”
1.2. Điều tra khảo sát lần 1:
Tiến hành khảo sát bằng phiếu điều tra trắc nghiệm trên hai đối tượng:
BPTĐ và BCH LĐ, BCHCĐ để đánh giá cơ bản nghiệp vụ công tác Đội cũng như
mức độ ảnh hưởng của BPTĐ trong công tác hoạt động của Liên đội.
* Phiếu điều tra khảo sát dành cho BPTĐ:
Ban phụ trách Đội Trường TH Hòa Bình A
Nữ
Ngày 14/10/2013
Khoanh tròn đáp án đúng theo suy nghỉ của mình
Câu hỏi Nội dung
1 Anh chị có hiểu biết gì về Đội TNTP Hồ Chí Minh không?
a. Có hiểu biết. b. Biết. c. Không.
2 Anh chị có hiểu biết gì về công tác hoạt động Đội?
a. Có hiểu biết. b. Biết. c. Không.

3 Anh chị có được tham gia các buổi – lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ
công tác Đội từ cấp huyện trở lên?
a. Có tập huấn. b. Được xem. c. Không có
4 Anh chị thấy như thế nào khi tham gia họp BPTĐ và khi triển khai thực hiện
công tác Đội?
a. Vui, bổ ích b. Rất bình thường. c. Mệt mỏi, chán.
5 Là Thành viên của BPTĐ, anh chị có hiểu gì về vai trò và nhiệm vụ của bản
thân trong BPTĐ không?
a. Hiểu rõ. b. Hiểu, nhưng chưa rõ lắm. c. Không hiểu.
10
* Phiếu tổng hợp khảo sát lần 1 trên 12 thành viên BPTĐ:
Câu hỏi
Số lượng đáp án
Đánh giá chung
a b c
1 0 12 0 - Trung bình số lượt chọn mức độ “a” là:

0/60 lựa chọn - đạt 0%.
2 0 2 10
3 0 0 12
4 0 12 0
5 0 12 0
* Qua thống kê % số lượng chọn đáp án trên từng câu hỏi ta thấy phần lớn anh chị
trong BPTĐ chưa hiểu rõ vai trò nhiệm vụ của BPTĐ và chưa nhiệt tình trong công
tác Đội
* Phiếu điều tra khảo sát dành cho 15 cán bộ Đội và cán bộ lớp:
Chi đội/lớp:………………
Nữ
Ngày 14/10/2013
Khoanh tròn đáp án đúng theo suy nghỉ của mình

Câu hỏi Nội dung
1 Các em có hiểu biết gì về Đội TNTP Hồ Chí Minh không?
a. Có hiểu biết. b. Biết. c. Không.
2 Các em có hiểu biết gì về các hoạt động của Đội?
a. Có hiểu biết. b. Biết. c. Không.
3 Các em có thường xuyên được GVCN lớp hưỡng dẫn hỗ trợ trong công tác
Đội?
a. Thường xuyên. b. Không thường xuyên. c. Không có
4 Các em có thích được GVCN triển khai tổ chức và sinh hoạt Đội ?
a. Rất thích b. Thích. c. Không thích.
5 Khi tham gia các buổi hoạt động và sinh hoạt cùng với GVCN các em thấy như
thế nào?
a. Vui, bổ ích b. Rất bình thường. c. Mệt mỏi, chán.
* Phiếu tổng hợp khảo sát lần 1 trên 15 cán bộ Đội và cán bộ lớp:
Câu hỏi
Số lượng đáp án
Đánh giá chung
a b c
1 5 9 1
- Trung bình số lượt chọn mức độ “a” là:

8/75 lựa chọn - đạt 10,66%.
2 3 12 1
3 0 12 3
4 0 11 4
5 0 8 7
* Qua thống kê % số lượng chọn đáp án trên từng câu hỏi ta thấy phần lớn anh chị
trong BPTĐ chưa được trang bị tốt kỷ năng nghiệp vụ công tác Đội dẫn đến việc
không thể triển khai có hiệu quả chương trình công tác đội đến các em.
11

2. Giai đoạn giới thiệu, tiến hành trang bị các kỹ năng nghiệp vụ và
trao đổi kinh nghiệm giữa GV TPT với BPTĐ:
- Giai đoạn này được thực hiện trong 4 tuần của tháng 11/2012, mỗi tuần
một buổi theo sự thống nhất của BGH và BPTĐ. Nội dung được xác định để triển
khai trong các buổi là: Các kỹ năng sinh hoạt tập thể cơ bản như trò chơi nhỏ, hát,
múa…; các kỹ năng cơ bản về phân phối thời gian và công việc trong công tác
Đội; Các nhiệm vụ cần làm của một phụ trách Chi đội trong công tác xây dựng Chi
đội vững mạnh…
3. Giai đoạn thực nghiệm và khảo sát lần 2:
Sau khi kết thúc giai đoạn 2, BPTĐ bắt đầu tiến hành thực nghiệm trên
thực tế, tức là vận dụng các vấn đề vừa tiếp thu vào áp dụng cho từng Chi đội.
Thời gian thực nghiệm cũng được thống nhất trong 3 tháng (Tháng 12/2012 và
tháng 1-2/2013). Vì đây là các tháng trọng điểm với nhiều hoạt động quan trọng
của Liên đội như: Tổng kết phong trào nuôi heo đất đợt 1 và phát động đợt 2;
phong trào thu nhặt lúa rơi; chào mừng ngày 22/12; đón tết Dương lịch và Âm
lịch; chào mừng ngày 3/2. Các thành viên trong BPTĐ sẽ được thực hiện các
nhiệm vụ cụ thể theo nội dung các kế hoạch phong trào do Liên đội đề ra trong 3
tháng vừa nêu.
Kết thúc 3 tháng thực nghiệm, (cuối tháng 2/2013) GV TPT Đội tiến hành
phát phiếu khảo sát lần 2 cho các đối tượng được khảo sát lần 1. Nội dung khảo sát
lần 2 giống như lần 1, chỉ khác ở chổ là phiếu khảo sát của BPTĐ được loại bỏ câu
số 3 nên phiếu khảo sát chỉ còn 4 câu (1,2,4,5).
Kết quả khảo sát lần 2 như sau:
* Phiếu tổng hợp khảo sát lần 1 trên 12 thành viên BPTĐ:
Câu hỏi
Số lượng đáp án
Đánh giá chung
a b c
1 0 12 0
- Trung bình số lượt chọn mức độ “a” là:


22/48 lựa chọn - đạt 45,8%.
2 0 12 0
4 11 1 0
5 11 1 0
* Phiếu tổng hợp khảo sát lần 1 trên 15 cán bộ Đội và cán bộ lớp:
Câu hỏi
Số lượng đáp án
Đánh giá chung
a b c
1 9 6 0
- Trung bình số lượt chọn mức độ “a” là:

60/75 lựa chọn - đạt 80%.
2 10 5 0
3 15 0 0
4 11 4 0
12
5 15 0 0
* Đánh giá chung qua 2 lần khảo sát:
- Mức độ chọn đáp án “a” tăng và chọn đáp án “b”, “c” giảm.
- BPTĐ đã tiếp thu và vận dung tốt các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của
Đội. Từ đó phát huy được vai trò của bản thân trong công tác làm cho đội viên
Liên đội cũng hăng hái thi đua học tập và hoạt động phong trào.
*Hiệu quả áp dụng: Qua thực tế triển khai, áp dụng và kết quả 2 lần khảo
sát đã chứng minh hiệu quả của giả thiết khoa học là thiết thực, đúng với tình hình
thực tế của Liên đội. Mặt khác, nó cũng chứng minh các biện pháp triển khai giải
quyết những khó khăn trên là rất khả thi. Cụ thể:
* Đối với BPTĐ:
Khảo sát lần 1 Khảo sát lần 2

“a” là: 0/60 lựa chọn - đạt 0%. “a” là: 22/48 lựa chọn - đạt 45,8%.
“b” là: 38/60 lựa chọn - đạt 63,33%. “b” là: 26/48 lựa chọn - đạt 54,2%.
“c” là: 22/60 lựa chọn - đạt 36,66%. “c” là: 0/48 lựa chọn - đạt 0%.
* Đối với Cán bộ Đội và cán bộ lớp:
Khảo sát lần 1 Khảo sát lần 2
“a” là: 8/75 lựa chọn - đạt 10,66%. “a” là: 60/75 lựa chọn - đạt 80%.
“b” là: 52/75 lựa chọn - đạt 69,33%. “b” là: 15/75 lựa chọn - đạt 20%.
“c” là: 22/75 lựa chọn - đạt 21,33%. “c” là: 0/75 lựa chọn - đạt 0%.
4. Giai đoạn rút kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp cụ thể để BPTĐ
phát huy tối ưu vai trò trong công tác xây dựng Liên đội mạnh:
Sau khi tiến hành tổng hợp kết quả khảo sát lần hai, BPTĐ đã tiến hành
phiên họp rút kinh nghiệm vào ngày 20/2/2012. Tham dự buổi họp gồm 15 thành
viên của BPTĐ và đại diện Ban lãnh đạo nhà trường. Sau hơn 30 phút làm việc,
buổi họp đã thống nhất để thực hiện tốt vai trò của BPTĐ cần nắm vững những
giải pháp cụ thể sau:
1. Nắm vững chủ trương công tác Đội và trọng tâm công tác trong từng
thời kỳ. Phải nắm vững những vấn đề cơ bản trong công tác Đội mà còn phải hiểu
được những vấn đề mang tính thời sự, những chủ trương lớn của công tác
Đội trong từng tháng, từng thời điểm.
2. Thường xuyên tìm hiểu nắm vững tình hình của các em. Đối tượng tác
động chủ yếu và trực tiếp của BPTĐ là những con người cụ thể, là các em đội viên,
thiếu nhi đang trong thời kỳ phát triển về mọi mặt nhưng nhìn chung là chưa vững
chắc. Vì vậy việc đi sâu đi sát tìm hiểu mọi mặt của từng em là một yêu cầu bắt
buộc, không thể thiếu được đối với giáo viên chủ nhiệm lớp, hơn nữa lại là Phụ
13
trách Chi đội. Những vấn đề cần tìm hiểu là: cá tính, sở thích, nguyện vọng, sở
trường, hoàn cảnh gia đình, bạn bè, sức học, thái độ, nhận xét của các thầy cô giáo
cũ, của cha mẹ của các em để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp.
3. Biết lựa chọn bồi dưỡng Ban chỉ huy Chi đội. Ban chỉ huy Chi đội là
những đội viên tiêu biểu, được Đại hội Chi đội tín nhiệm bầu ra để điều khiển các

công việc của Chi đội, để thực hiện vai trò tự quản của Đội dưới sự hướng dẫn,
giúp đỡ của Phụ trách Chi đội. Ban chỉ huy Chi đội thật sự là chỗ dựa tin cậy của
BPTĐ. Vì vậy cần hướng dẫn, giúp đỡ các em, lựa chọn đúng theo những tiêu
chuẩn đã xác định. Lựa chọn bao giờ cũng đi đôi với việc bồi dưỡng kỹ năng công
tác của các em.
4. Biết hướng dẫn các em xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động của Chi
đội. Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch của Liên đội và tình hình thực tế của Chi đội,
hướng dẫn Ban chỉ huy Chi đội bàn bạc, xây dựng chương trình hoạt động cho cả
năm học, từng học kỳ, từng tháng, từng nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với khả năng,
nguyện vọng của đông đảo đội viên… Làm như vậy để cho các em thấy rõ được
vai trò, vị trí, tinh thần tự quản của mình, từ đó phấn khởi tin tưởng và quyết
tâm góp, góp sức cùng tập thể thực hiện những công việc mà Chi đội đã đề ra.
BPTĐ – Người phụ trách Chi đội chỉ đóng vai trò cố vấn, người hướng dẫn,
mọi việc do các em tự điều hành, vì vậy càng chuẩn bị kỹ lưỡng công phu bao
nhiêu, Phụ trách Chi đội càng nắm chắc phần thắng trong tay bấy nhiêu. Đây chính
là sự thực hiện kỹ năng công tác Đội - Chủ nhiệm lớp.
5. Tiến hành hoạt động của Chi đội ở trong và ngoài Nhà trường.
Những Chi đội mạnh, tự quản tốt là những đơn vị tổ chức được nhiều hoạt
động phong phú, đa dạng, hấp dẫn thiết thực, thực hiện tốt mọi chỉ tiêu thi đua, các
chương trình công tác của Liên đội. Hoạt động Đội rất đa dạng và thường bám sát
theo các mục tiêu, yêu cầu thể hiện trong 5 điều Bác Hồ dạy Thiếu niên Nhi đồng,
hướng tới mục tiêu: con ngoan-trò giỏi-bạn tốt-công dân tốt-đội viên tiên tiến-vươn
lên Đoàn.
6. Hướng dẫn, giúp đỡ các em Sao Nhi đồng hoạt động.
Mỗi đội viên phải là tấm gương tốt cho Nhi đồng noi theo. Chi đội cần cử
các đội viên lớn có năng lực hướng dẫn Sao Nhi đồng hoạt động, các em như vậy
được gọi là Phụ trách Sao. Để làm tốt việc này, Phụ trách Chi đội cần giúp
các em nhận rõ vinh dự và trách nhiệm của mình, luôn động viên, khuyến
khích và tạo điều kiện, giúp các em hoàn thành công việc mà Đội TNTP giao phó
cho đội viên.

14
7. Bồi dưỡng, giáo dục đội viên phát triển lên Đoàn.
Đây chính là nhiệm vụ “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau ” theo
tinh thần Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên việc xác định nội dung,
hình thức và phương pháp giáo dục về Đoàn cho đội viên không giống với
cách làm của người lớn, vì các em còn thuộc cấp Tiểu học. Cho nên, đối với các
em nội dung phải cụ thể, hình thức phải hấp dẫn, phương pháp phải thuyết phục.
8. Tổ chức thi đua, khen thưởng động viên.
Tổ chức thi đua đúng hướng là nguồn sống nuôi dưỡng phong trào, là biện
pháp quan trọng để đẩy mạnh các hoạt động của Chi đội, phát huy tính tự giác, tự
quản, chủ động của đội viên, thúc đẩy các em nỗ lực phấn đấu đạt chất lượng, hiệu
quả cao nhất trong mọi công việc. Là Phụ trách Chi đội, bạn cần định hướng đúng
về nội dung thi đua, mục tiêu thi đua, các chỉ tiêu thi đua, các hình thức sinh động
phù hợp với lứa tuổi các em.
9. Phối kết hợp với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài Nhà
trường trong công tác Đội nói riêng và công tác Thiếu nhi nói chung.
10. Tiếp tục ra sức học hỏi thêm các kỹ năng nghiệp vụ của một người phụ
trách Chi đội để luôn là đầu tàu dẫn dắt các em đi đúng hướng. Các buổi họp tháng
của BPTĐ sẽ được lồng ghép chung với cuộc họp của BCHLĐ-CĐ với tên gọi là
“Họp BCHLĐ mở rộng” để tạo sự hưng phấn đóng góp ý kiến, triển khai nhiệm vụ
mà không bị nhàm chán và không mất nhiều thời gian cho hai ba buổi họp với
cùng nội dung.
15
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Việc đưa đề tài này vào nghiên cứu và triển khai thực hiện một cách có hiệu
quả vào thực tế của Liên đội đã góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục của Đội
TNTP HCM trong hệ thống giáo dục phổ thông, tạo điều kiện tốt nhất để thu hút,
lôi cuốn học sinh tham gia vào tổ chức Đội và tạo sự say mê tham gia sinh hoạt
Đội của đội viên. Đặc biệt, kết quả khả thi của đề tài đã mở ra một hướng đi mới
trong việc phát huy tốt vai trò của “BPTĐ - giáo viên chủ nhiệm - Phụ trách Chi

đội ” trong Nhà trường Tiểu học. Đó là vấn đề rất quan trọng, nó góp phần trực
tiếp vào việc gây hứng thú, tránh được tâm lý ngại ngùng, sợ sệt khi tham gia vào
các hoạt động tập thể nói chung và các hoạt động dạy và học khác nói riêng của
các anh chị trong BPTĐ. Từ đó ngày càng cuốn hút học sinh Tiểu học hăng hái
tham gia sinh hoạt Đội. Từ đó, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện
trong trường Tiểu học của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, biến tổ chức Đội thật
sự là đội dự bị tin cậy của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Đảng CSVN.
Đề tài “phát huy vai trò của Ban phụ trách đội trong công tác xây dựng Liên
đội vững mạnh” với giả thuyết khoa học “Nếu vai trò của BPTĐ được phát huy thì
công tác của LĐ – CĐ sẽ vững mạnh” được áp dụng trong Liên đội Trường TH
Hòa Bình A và có thể áp dụng rộng rãi trong hệ thống giáo dục phổ thông – tức hệ
thống tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường học. Vì mỗi Liên đội điều có
một Ban phụ trách đội – hay còn gọi là các phụ trách Chi đội.
Tuy nhiên, để áp dụng tốt đề tài sáng kiến này trong các Liên đội nhất là ở
cấp Tiểu học thì chúng ta cần chú ý một số vấn đề cơ bản sau:
- Cần có sự quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo nhà trường, kịp thời theo dõi
chỉ đạo và điều tiết tháo gỡ các vướng mắc giữa GV TPT với các thành viên trong
BPTĐ. Bởi lẻ, BPTĐ bao gồm cả đại diện BGH và các anh chị là GV, nhân viên,
cho nên khi để một mình GV TPT đúng ra triển khai thực hiện các giải pháp của
đề tài là rất khó. Khó trong khâu điều động, khó trong khâu chỉ dẫn…
- Thực hiện nghiêm công tác thi đua khen thưởng đối với BPTCĐ để họ
hứng thú, tự nguyện, tự giác tham gia.
* Hướng phát triển:
Trên đây là toàn bộ vấn đề mà tôi áp dụng thực hiên nghiên cứu trong năm
học 2012 – 2013. Trong những năm học tiếp theo, tôi sẽ tiếp tục triển khai nghiên
cứu đề tài để nâng cao hiệu quả thực hiện của đề tài và góp phần vào công tác giáo
dục toàn diện cho các thế hệ trẻ.
* Đề xuất kiến nghị:
16
- Cấp trường: Tăng cường hỗ trợ kinh phí và tạo điều kiện tốt nhất về sân

bãi và nguồn nhân lực phối hợp trong các hoạt động của Liên đội. Trang bị nhiều
tư liệu về nghiệp vụ công tác Đội phù hợp cho BPTĐ tham khảo.
- Cấp trên: Tạo điều kiện thuận lợi để các thành viên của ban phụ trách Đội
được tập huấn nâng cao hiểu biết về tổ chức Đội và các kiến thức kỹ năng mới
trong sinh hoạt Đội. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời các tập thể cá nhân có
thành tích tốt theo đề xuất của các cấp Liên đội…
* Tài liệu tham khảo:
- Cẩm nang cho người phụ trách Đội.
- Tìm hiểu qua sách báo.
- Trao đổi với các đồng nghiệp trong huyện.
- Tìm hiểu thực tế ở nhà trường qua các năm.
- Cẩm nang cho người phụ trách đội TNTP Hồ Chí Minh .
- Người TPT Đội cần biết .
- Cẩm nang huấn luyện hoạt động ngoài trời – Nguyễn Ngọc Tùng.
- www. Google.com.vn

Người viết
Nguyễn Hoàng Em
17

×