Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

phân tích chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp công thương việt nam chi nhánh cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.76 KB, 91 trang )


i

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH










ĐỖ MINH THUẬN


PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ







LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 52340201












Tháng 11 năm 2014

ii

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH









ĐỖ MINH THUẬN
MSSV: C1200040


PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI

NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM
CHI NHÁNH CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số ngành: 21


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
BÙI LÊ THÁI HẠNH













Tháng 11 năm 2014

iii

LỜI CẢM TẠ

Trước tiên em xin chân thành cám ơn quý thầy cô khoa Kinh tế & Quản
trị kinh doanh và các thầy cô trường Đại học Cần Thơ đã tận tình hướng dẫn
em trong những năm học vừa qua.
Em xin cám ơn quý ngân hàng đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
tập tại cơ quý cơ quan.
Sau cùng con xin cám ơn cha, mẹ đã luôn đứng cạnh con trong những
lúc khó khăn nhất, giúp đỡ con hoàn thành chương trình học tập và thực hiện
luận văn này.
Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện

iv

TRANG CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 17 tháng 11 năm 2014
Người thực hiện

v

MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do chọn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể. 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Phạm vi về không gian 2
1.3.2 Phạm vi về thời gian 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu 2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 3
2.1 Phương pháp luận 3
2.1.1 Khái niệm 3
2.1.2 Các chỉ tiêu trong phân tích tín dụng và chất lượng tín dụng 4
2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 7
2.2 Phương pháp nghiên cứu 9
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 9
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 9
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ 10
3.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần
Thơ 10
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 10
3.1.2 Bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 10
3.1.3 Các sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng 13
3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt
Nam – CN Cần Thơ 14
3.2.1 Thu nhập 14
3.2.2 Chi phí 15
3.2.3 Lợi nhuận 16
3.3 Thuận lợi và khó khăn của Ngân hàng 19
3.3.1 Thuận lợi 19
3.3.2 Khó khăn 19
3.4 Định hướng phát triển của Ngân hàng trong năm 2014 19
Chương 4: PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CN CẦN THƠ 21
4.1 Khái quát tình hình huy động vốn của Ngân hàng 21

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn 21
4.1.2 Tình hình huy động vốn 25
4.2 Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng 28
4.2.1 Doanh số cho vay 28
4.2.2 Doanh số thu nợ 38
4.2.3 Dư nợ 46
4.3 Phân tích chất lượng tín dụng 54
4.3.1 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng 54

vi

4.3.2 Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư 60
4.3.3 Nợ xấu theo thời hạn 67
4.4 Đánh giá chất lượng tín dụng qua các chỉ tiêu 72
Chương 5: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN
DỤNG 76
5.1 Những thành tựu đạt được và những hạn chế 76
5.1.1 Những thành tựu đạt được 76
5.1.2 Những hạn chế 76
5.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng 77
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80
6.1 Kết luận 80
6.2 Kiến nghị 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82


vii

DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Cần Thơ 18
Bảng 4.1.1: Cơ cấu nguồn vốn của Vietinbank Cần Thơ 24
Bảng 4.1.2: Tình hình huy động vốn của Vietinbank Cần Thơ 27
Bảng 4.2.1.1: Doanh số cho vay theo đối tượng khách hàng 31
Bảng 4.2.1.2: Doanh số cho vay theo lĩnh vực đầu tư 35
Bảng 4.2.1.3: Doanh số cho vay theo thời hạn 37
Bảng 4.2.2.1 Doanh số thu nợ theo đối tượng khách hàng 40
Bảng 4.2.2.2: Doanh số thu nợ theo lĩnh vực đầu tư 43
Bảng 4.2.2.3: Doanh số thu nợ theo thời hạn 45
Bảng 4.2.3.1 Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng 48
Bảng 4.2.3.2: Dư nợ cho vay theo lĩnh vực đầu tư 51
Bảng 4.2.3.3: Dư nợ cho vay theo thời hạn 53
Bảng 4.3.1.1: Nợ xấu theo đối tượng khách hàng 56
Bảng 4.3.1.1: Tỷ lệ nợ xấu theo đối tượng khách hàng 59
Bảng 4.3.2.1: Nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư 63
Bảng 4.3.2.1: Tỷ lệ nợ xấu theo lĩnh vực đầu tư 66
Bảng 4.3.3.1: Nợ xấu theo thời hạn 69
Bảng 4.3.3.2: Tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn 71
Bảng 4.4: Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng 72

viii

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Cần Thơ 11


ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CBTD Cán bộ tín dụng
CN Chi nhánh
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
ĐBSCL Đồng bằng song Cửu Long
HĐQT Hội đồng quản trị
NHTM Ngân hàng thương mại
RRTD Rủi ro tín dụng
SXKD Sản xuất kinh doanh
TCTD Tổ chức tín dụng
TMCP Thương mại cổ phần
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
VNĐ Việt Nam đồng

















1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngân hàng thương mại có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống tài
chính của mỗi quốc gia và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp
vốn cho nền kinh tế với chức năng cơ bản là luân chuyển tài sản và cung ứng
dịch vụ thanh toán cho toàn xã hội. Lịch sử phát triển của hệ thống Ngân hàng
trên thế giới đã cho thấy có mối tương quan rất chặt chẽ giữa tốc độ phát triển
kinh tế với tốc độ phát triển của ngân hàng. Vì vậy, sự lớn mạnh, sự an toàn
vững chắc và hoạt động có hiệu quả của các Ngân hàng thương mại là điều
kiện tiên quyết đảm bảo cho hoạt động và phát triển của nền kinh tế. Hơn lúc
nào hết các Ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết
liệt nhất là trong việc mở rộng, chiếm lĩnh thị trường và có vị trí trên trường
quốc tế. Vì vậy các Ngân hàng thương mại phải không ngừng củng cố và phát
triển, mở rộng quy mô phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch
vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Nằm trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, ngay từ khi mới thành lập
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) đã tạo được nhiều
thành tích đáng chú ý. Tuy hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng
tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu của VietinBank trong thời gian qua. Với
hình thức này Ngân hàng VietinBank đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho
các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trong việc bổ sung vốn thiếu hụt
tạm thời, tổ chức sản xuất, cải tiến kỹ thuật, mở rộng kinh doanh,…hay các cá
nhân có nhu đáp ứng nhu cầu chi tiêu thiếu hụt tạm thời. Đây là nguồn tạo
lượng thu nhập lớn và lợi nhuận cho chính ngân hàng để tiếp tục đứng vững và
phát triển hơn nữa. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng lại là một một hoạt động
khá nhạy cảm đối với sự biến động của thị trường, nó phụ thuộc vào nhiều yếu

tố của thị trường như: tình hình kinh tế chung, giá cả thị trường, lãi suất…Bởi
vì khi khách hàng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố đó có thể làm cho năng lực
tài chính và khả năng thanh toán thay đổi. Và đây được xem là yếu tố tiền đề
cho rủi ro tín dụng phát sinh. Khi cả doanh nghiệp và ngân hàng đều không

2

nhận ra hết những rủi ro tiềm ẩn thì hậu quả về rủi ro tín dụng là khó tránh
được. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó tôi đã chọn đề tài “Phân tích chất
lượng tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt
Nam-CN Cần Thơ” làm đề tài luận văn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu và đánh giá chất lượng tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam-CN Cần Thơ giai đoạn 2011-2013 và sáu tháng đầu
năm 2014. Từ đó đưa ra biện pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng tại ngân hàng.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam-CN Cần Thơ;
- Phân tích tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng năm 2011, 2012,
2013 và sáu tháng đầu năm năm 2014;
- Phân tích chất lượng tín dụng và đánh giá chất lượng tín dụng bằng các
chỉ tiêu tài chính;
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi về không gian
Địa bàn nghiên cứu tập trung chủ yếu tại Ngân hàng TMCP Công thương
Việt Nam-CN Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi về thời gian
Số liệu thực hiện trong đề tài được lấy từ năm 2011 đến sáu tháng đầu

năm 2014.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng từ năm 2011 đến sáu
tháng đầu năm 2014. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín
dụng tại ngân hàng.

3

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm
2.1.1.1 Tín dụng ngân hàng
Thái Văn Đại (2013) “Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng cấp cho
khách hàng một số tiền nhất định để khách hàng sử dụng trong một khoản thời
gian nhất định và dựa trên nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn”.
Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội
dung:
- Có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho
người sử dụng.
- Sự chuyển nhượng này có tính thời hạn.
- Sự chuyển nhượng này có kèm chi phí.
2.1.1.2 Chất lượng hoạt động tín dụng
Phạm trù chất lượng
Theo Từ điển tiếng Việt phổ thông: “Chất lượng là tổng thể những tín
chất, thuộc tính cơ bản của sự vật/sự việc làm cho sự vật/sự việc này phân biệt
với sự vật/sự việc khác.
Theo tiêu chuẩn Việt Nam: Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một
thực thể tạo cho thực thể đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và
nhu cầu tiềm ẩn.

Chất lượng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm dưới quan điểm của người tiêu dùng:
- Chất lượng sản phẩm là tập hợp các chỉ tiêu, các đặc trưng thể hiện tính
năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó.
- Chất lượng sản phẩm được thể hiện cùng với chi phí. Người tiêu dùng
không thể mua một sản phẩm với bất kỳ giá nào.
- Chất lượng sản phẩm phải được gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể
của từng người, từng địa phương… Phong tục tập quán của một cộng đồng có
thể phủ định hoàn toàn những thứ mà ta có thể cho là “có chất lượng”.

4

Từ những phân tích trên ta có thể đưa ra một định nghĩa chất lượng sản
phẩm như sau: “Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những chỉ tiêu, những đặc
trưng của sản phẩm thể hiện mức thỏa mãn nhu cầu trong những điều kiện tiêu
dùng nhất định”.
Chất lượng hoạt động tín dụng
Với những nhận định trên, ta có thể hiểu: “Chất lượng hoạt động tín
dụng là tổng hợp những chỉ tiêu, đặc trưng đáp ứng theo yêu cầu của khách
hàng (người vay tiền), phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự
tồn tại và phát triển của ngân hàng”.
2.1.2 Các chỉ tiêu trong phân tích tín dụng và chất lượng tín dụng
2.1.2.1 Dự phòng rủi ro tín dụng
Dự phòng RRTD là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn
thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa
vụ theo cam kết. Dự phòng RRTD được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào
chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng RRTD bao gồm: Dự phòng
chung và Dự phòng cụ thể.
- Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ
thể các khoản nợ quy định tại Điều 1 Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN để dự

phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
- Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những
tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng
cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng
khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
2.1.2.2 Doanh số cho vay
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách
hàng vay trong một thời gian xác định, kể cả các khoản vay đã thu hay chưa
thu hồi được.
2.1.2.3 Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã thu hồi
được trong một khoảng thời gian xác định.


5

2.1.2.4 Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà ngân hàng đã cho vay và ngân hàng chưa
thu hồi được tại một thời điểm xác định.
Dư nợ = Doanh số cho vay – Doanh số thu nợ
2.1.2.5 Nợ xấu
Nợ xấu là những khoản tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc lãi hoặc gốc
không thu được khi đến hạn. Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một số nhận xét về chất
lượng đầu tư tín dụng của ngân hàng. Ở Việt Nam nợ xấu là những khoản nợ
thuộc nhóm 3, 4, 5 theo Quyết định 493/2005/NHNN
Nợ xấu ngày càng cao thì đó là biểu hiện của RRTD. Tổ chức tín dụng
thực hiện phân loại nợ thành năm nhóm theo Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN
như sau:
* Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng thời

hạn;
- Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng được đánh giá
là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và
lãi đúng thời hạn còn lại;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2
Điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.
* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)
- Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày;
- Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là
doanh nghiệp, tổ chức thì ngân hàng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả
năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu);
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.
* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)
- Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo quy định;

6

- Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả
lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.
* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)
- Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày
theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3

Điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.
* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)
- Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở
lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời
hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
- Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị
quá hạn hoặc đã quá hạn;
- Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý;
- Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3
Điều 6 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.
Nợ xấu là những khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu trên
tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng.
2.1.2.6 Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ
Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ là khoản nợ mà TCTD chấp thuận điều
chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do TCTD đánh giá khách
hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng
tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả
năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.

7

2.1.3 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng
2.1.3.1 Tỷ lệ Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động (%)
Chỉ tiêu này xác định khả năng đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó
giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn
huy động. Chỉ tiêu này quá lớn cho thấy khả năng huy động vốn của ngân
hàng quá thấp. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy việc sử dụng vốn
huy động của ngân hàng không có hiệu quả.




2.1.3.2 Hệ số thu nợ (%)
Hệ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của ngân hàng.
Nó phản ánh trong một thời kỳ, với DSCV nhất định thì ngân hàng sẽ thu
về được bao nhiêu đồng vốn.
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ = x 100%
Doanh số cho vay

2.1.3.3 Vòng quay vốn tín dụng (Vòng)
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi
nợ vay nhanh hay chậm. Nếu số vòng quay càng lớn thì đồng vốn của ngân
hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục.
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Trong đó:
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ bình quân =
2
Dư nợ cuối kỳ = Dư nợ đầu kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số
thu nợ trong kỳ
Tổng dư nợ
Tỷ lệ Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động = x 100 %
Nguồn vốn huy động

8



2.1.3.4 Tỷ lệ Nợ xấu / Tổng dư nợ (%)
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng tín dụng của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này
càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này càng cao.



2.1.3.5 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%)
Chỉ tiêu này đánh giá việc trích lập dự phòng RRTD của ngân hàng
nhằm xử lý tổn thất cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra. Nếu tỷ lệ dự phòng rủi ro
tín dụng càng cao cho thấy ngân hàng càng quan tâm hơn trong việc dự đoán
những tổn thất có thể xảy ra, nó giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc đối
phó với tình trạng nợ xấu, nợ mất vốn nhằm đảm bảo cho hoạt động ngân hàng
luôn ổn định. Nhưng nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm ngưng tụ vốn của ngân
hàng, làm giảm khả năng sinh lời của đồng vốn.
Dự phòng RRTD
Tỷ lệ dự phòng RRTD = x 100%
Tổng dư nợ

2.1.3.6 Khả năng bù đắp rủi ro tín dụng (lần)
Chỉ tiêu này dùng để đánh giá khả năng đảm bảo an toàn cho những
khoản nợ xấu của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh sự chủ động hoặc bị động
của ngân hàng trong trường hợp có rủi ro tín dụng xảy ra khi mà các khoản nợ
xấu có xu hướng tăng lên. Chỉ tiêu này càng lớn thì cho thấy ngân hàng càng
chủ động trong trường hợp khách hàng không hoàn trả nợ vay và lãi đúng thời
hạn. Nó cũng có ý nghĩa quan trọng đối với sự sống còn trong hoạt động của
ngân hàng.
Dự phòng RRTD
Khả năng bù đắp RRTD =
Nợ xấu


Nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu / Tổng dư nợ = x 100%
Tổng dư nợ

9

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp từ ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam-
CN Cần Thơ thông qua các báo cáo hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính
và những thông tin liên quan đến hoạt động ngân hàng.
2.1.2 Phương pháp phân tích số liệu
Sau khi thu thập các thông tin, số liệu tiến hành xử lý thông qua các
phương pháp sau:
- Dùng phương pháp so sánh số nhân tố số tương đối, tuyệt đối, kỹ thuật
so sánh liên hoàn.
- Sử dụng các chỉ số phân tích như: tổng dư nợ trên tổng vốn huy động,
nợ xấu trên tổng dư nợ tỷ lệ dự phòng RRTD, khả năng bù đắp RRTD,…
- Kết hợp thông tin thu thập từ các tài liệu, sách báo, tạp chí chuyên
ngành và một số tài liệu khác có liên quan.

10

CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT
NAM-CN CẦN THƠ
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ có tiền
thân là Ngân hàng Khu vực tỉnh Cần Thơ thuộc ngân hàng Nhà nước. Trụ sở
ban đầu đặt tại 39-41 Ngô Quyền, Thành phố Cần thơ. Đến tháng 7/1988,
Ngân hàng Công thương Cần Thơ chính thức thành lập đặt trụ sở tại số 9 Phan
Đình Phùng, Thành phố Cần Thơ.
Đầu năm 1991 Vietinbank Cần Thơ mở rộng thêm hoạt động thanh toán
quốc tế và kinh doanh ngoại tệ. Hoạt động bằng nguồn vốn huy động tại địa
phương và nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở. Ngân hàng hoạt động với
phương châm “Phát triển – an toàn – hiệu quả” với mục tiêu chiến lược là “Vì
sự thành đạt cho mọi nhà, mọi doanh nghiệp”. Trong những năm qua ngân
hàng luôn nổ lực phấn đấu vươn lên và ngày càng mở rộng quy mô kinh
doanh.
3.1.2 Bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
3.1.2.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức











11

































Nguồn: Phòng Tổ chức hành chánh – VietinBank Cần Thơ
Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức của VietinBank Cần Thơ


BAN GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG BAN
CÁC PHÒNG
GIAO DỊCH
Phòng Kế toán
Phòng Khách hàng
doanh nghiệp
Phòng bán lẻ
Phòng tổ chức hành
chánh
Phòng tiền tệ kho
quỹ
Phòng tổng hợp
PGD Ninh Kiều
PGD Thắng Lợi
PGD Nguyễn Trãi
PGD Quang Trung
PGD Cái Răng
PGD An Thới
PGD Phong ĐIền
PGD Thốt Nốt

12

3.1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc: Đây là chức năng thuộc thẩm quyền bổ nhiệm, bãi nhiệm của
HĐQT ngân hàng. Giám đốc có trách nhiệm điều hành, tổ chức thực hiện các
chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh và các đơn vị trực thuộc được phân công
phụ trách và chịu trách nhiệm trước giám đốc khu vực, Tổng giám đốc và

HĐQT về kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Phó Giám đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ Giám đốc trong việc điều
hành mọi hoạt động của Chi nhánh theo sự phân công, ủy quyền của Giám
đốc.
Phòng kế toán: Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng liên
quan đến công tác tài chính, cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến
nghiệp vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Là phòng thực hiện nghiệp vụ trực
tiếp, giao dịch với khách hàng là doanh nghiệp để khai thác vốn. Thực hiện
các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp
với chế độ, thể lệ hiện hành.
Phòng bán lẻ: Cũng có chức năng như phòng khách hàng doanh nghiệp,
nhưng khách hàng ở đây là cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ.
Phòng tổ chức hành chánh: Thực hiện công tác tổ chức và đào tạo cán
bộ chi nhánh theo chủ trương, chính sách của nhà nước, thực hiện công tác
chính trị, văn phòng, hoạt động kinh doanh và công tác bảo vệ an toàn cho chi
nhánh, bố trí nhân sự tham mưu cho Ban Giám đốc, giải quyết vấn đề liên
quan đến đời sống cán bộ và vấn đề xã hội.
Phòng tiền tệ, kho quỹ: Quản lý kho quỹ, ứng và thu tiền cho các điểm
giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp.
Phòng tổng hợp: Tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác
lập, xây dựng, giao kế hoạch, tổng hợp báo cáo tại Chi nhánh.
Phòng giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn,tín dụng giống
như Chi nhánh. Tuy nhiên hoạt động trong phạm hẹp theo sự ủy quyền của
Giám đốc.


13

3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng

3.1.3.1 Huy động vốn
Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không có kỳ hạn bằng VNĐ và
ngoại tệ của mọi thành phần kinh tế. Ngoài ra, còn có các loại hình tiền gửi
đặc thù thích hợp với từng phân khúc khách hàng như: Tiết kiệm dự thưởng,
tiết kiệm tích lũy,…
3.1.3.2 Cho vay
Tùy theo đối tượng khách hàng, thời hạn, mục đích vay mà ngân hàng có
các loại hình cho vay khác nhau như: Cho vay đồng tài trợ; cho vay sinh hoạt,
tiêu dùng, thấu chi; cho vay theo hạn mức tín dụng; tài trợ xuất-nhập khẩu,
chiết khấu GTCG,…
3.1.3.3 Dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại
- Phát hành và thanh toán thư tín dụng;
- Chuyển tiền trong nước và quốc tế;
- Chuyển tiền nhanh Western Union;
- Thanh toán ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc;
- Chi trả lương hộ cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM;
- Chi trả kiều hối,…
3.1.3.4 Ngân quỹ
- Mua-bán ngoại tệ;
- Mua-bán các GTCG;
- Thu-chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ,…
3.1.3.5 Thẻ và ngân hàng điện tử
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế
(VISA, MASTER Card,…);
- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash Card);
- Internet Banking, SMS Banking.
3.1.3.6 Bảo lãnh
Bảo lãnh, tái bảo lãnh; bảo lãnh dự thầu; bão lãnh thực hiện hợp đồng;
bão lãnh thanh toán.
3.1.3.7 Hoạt động khác


14

- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ;
- Tư vấn đầu tư tài chính;
- Cho thuê tài chính;
- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư
vấn, lưu ký chứng khoán;
- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý
nợ và khai thác tài sản,…
3.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM-CN CẦN THƠ TỪ NĂM 2011 ĐẾN SÁU
THÁNG ĐẦU NĂM NĂM 2014
3.2.1 Thu nhập
Như phần lớn các NHTM khác, nguồn thu nhập lớn của VietinBank Cần
Thơ là nguồn thu từ hoạt động tín dụng. Mặc dù đây được xem là nguồn thu
lớn tại Ngân hàng nhưng nguồn thu từ hoạt động này chỉ chiếm trên 50%
trong tổng thu nhập của Ngân hàng. Từ bảng 3.2 ta thấy, thu nhập của Ngân
hàng giảm liên tục từ năm 2011 đến 2013, tuy nhiên 6 tháng năm 2014 thu
nhập của Ngân hàng đã tăng lên so với 6 tháng năm 2013 do nguồn thu nhập
ngoài lãi tăng. Năm 2011 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 772.089 triệu
đồng, năm 2012 đã giảm xuống còn 698.562 triệu đồng, giảm 9,65% tương
ứng với giảm 74.527 triệu đồng. Tuy trong năm 2013 nền kinh tế có dấu hiệu
phục hồi khả quan thế nhưng tổng thu nhập của VietinBank Cần Thơ vẫn tiếp
tục sụt giảm mạnh về mức 488.318 triệu đồng, giảm khoảng 30% so với năm
2012. Hoạt động của Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 đã có dấu hiệu
khả quan với mức thu nhập hoạt động đạt 250.000 triệu đồng tăng 9,11% ứng
với tăng 20.874 triệu đồng so với 6 tháng năm 2013.
Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do sự sụt giảm chủ yếu của
nguồn thu nhập từ lãi, việc thành lập Vietinbank Tây Đô tại Cần Thơ đã làm

cho hoạt động của Ngân hàng gặp khó khăn, phải đối mặt với đối thủ cạnh
tranh với những đặc điểm hoạt động giống nhau như về lãi suất, mức độ am
hiểu thị trường… do cùng nằm trong hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt
Nam và đa phần nhân sự của Vietinbank Tây Đô được điều chuyển từ Ngân

15

hàng và trong giai đoạn này lạm phát trong nước tăng cao, tình hình lãi suất
biến động mạnh phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của ngân hàng
làm cho nguồn thu nhập từ lãi của ngân hàng sụt giảm liên tục. Năm 2011 thu
nhập từ lãi đạt 416.773 triệu đồng, năm 2012 giảm 12,21% so với năm 2011
về mức 365.871 triệu đồng, năm 2013 với mức giảm mạnh 30% làm cho thu
nhập lãi của Ngân hàng chỉ đạt mức 255.860 triệu đồng, đến 6 tháng đầu năm
2014 nguồn thu nhập lãi của Ngân hàng tiếp tục bị sụt giảm so với cùng kỳ
năm 2013 chỉ đạt mức 105.000 triệu đồng ứng với mức giảm 13,39%.
Thu nhập ngoài lãi của Ngân hàng cũng liên tục sụt giảm từ năm 2011
đến năm 2013 do phải đối mặt với đối cạnh tranh với những mảng dịch vụ
cung cấp cho khách hàng hoàn toàn giống nhau và do nền kinh tế thế giới có
dấu hiệu suy thoái và cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu đã ảnh hưởng đến
hoạt động của các doanh nghiệp có quan hệ xuất nhập khẩu hàng hóa đã làm
giảm đi nguồn thu từ hoạt động dịch vụ thanh toán và tài trợ thương mại và
hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng. Năm 2011 thu nhập ngoài lãi của Ngân
hàng đạt 355.316 triệu đồng, năm 2012 giảm còn 331.691 triệu đồng ứng với
mức giảm 6,65%, đến năm 2013 đã giảm 29,92% tương ứng với mức giảm
99.233 triệu đồng, đến 6 tháng đầu năm 2014 thu nhập ngoài lãi của Ngân
hàng tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2013 với mức tăng 34,39% đưa thu nhập
ngoài lãi đạt mức 145.000 triệu đồng. .
3.2.2 Chi phí
Cùng với việc thu nhập sụt giảm thì chi phí của Ngân hàng cũng giảm
theo nhưng chi phí giảm với tốc độ chậm hơn so với thu nhập được thể hiện

qua bảng 3.2. Năm 2011 tổng chi phí hoạt động của VietinBank Cần Thơ là
703.221 triệu đồng, năm 2012 tổng chi phí hoạt động đã giảm cùng với sự sụt
giảm của thu nhập nhưng chỉ giảm khoảng 4,07% tương ứng với mức giảm
28.636 triệu đồng, năm 2013 VietinBank Cần Thơ đã có sự quản lý tốt chi phí
hoạt động, tuy thu nhập bị giảm đột biến trong năm 2013 nhưng chi phí hoạt
động cũng giảm theo và tốc độ giảm nhanh hơn so với thu nhập với mức giảm
212.708 triệu đồng ứng với giảm 31,53%. Thế nhưng chi phí hoạt động của

16

Ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2014 đã tăng lên và tăng cao với mức
10,31% so với cùng kỳ năm 2013. Cụ thể:
Chi phí từ lãi của VietinBank Cần Thơ đã giảm trong giai đoạn 2011-
2013. Năm 2011 chi phí trã lãi của Ngân hàng ở mức 228.898 triệu dồng, năm
2012 chi phí trả lãi của Ngân hàng đã giảm 13,97% so với năm 2011 và năm
2013 chi phí giảm 26,02%. Với mức giảm này ta thấy được Ngân hàng đã thận
trọng hơn trong việc huy động nguồn tiền gửi nhằm hạn chế việc gia tăng chi
phí trong thời kỳ lãi suất biến động phức tạp từ năm 2011 đến 2013. Nhận
thấy được sự phức tạp đó trong 6 tháng đầu năm 2014 Ngân hàng đã quản lý
chi phí chặt chẽ hơn với mức giảm 50,80% của chi phí trã lãi so với cùng kỳ
năm 2013.
Trong giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 chi phí ngoài lãi
của VietinBank luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí, cao hơn cả chi phí
trả lãi. Năm 2011 chi phí ngoài lãi của Ngân hàng ở mức 474.323 triệu đồng,
năm 2012 đã tăng lên mức 477.674 triệu đồng tăng 0,71% so với năm 2011
đến năm 2013 Ngân hàng đã có kế hoạch quản lý chi phí ngoài lãi này và đã
giảm về mức 316.205 triệu đồng. Thế nhưng trong 6 tháng đầu năm 2014 chi
phí này lại tăng trở lại ở mức 178.000 triệu đồng tăng 75,82% so với cùng kỳ
năm 2013. Nguyên nhân của việc gia tăng của các khoản chi phí: chi trích lập
dự phòng, chi tài sản, phụ cấp, chi quảng cáo, hội nghị và đặc biệt là hoạt động

phát hành thẻ tín dụng, thẻ ATM miễn phí…Ngân hàng đã phải chi ra quá
nhiều chi phí cho việc quảng cáo và khuyến mãi nhằm thu hút nhiều khách
hàng gửi tiền và sử dụng dịch vụ của Ngân hàng.
3.2.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi các khoản chi phí.
Từ bảng phân tích ta thấy VietinBank cần Thơ luôn tạo ra được khoản chênh
lệch trong thu chi. Cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng luôn đạt
hiệu quả, mặc dù lợi nhuận trong năm 2012 và 2013 không cao so với 2011.
Năm 2011 lợi nhuận của Ngân hàng đạt 68.868 triệu đồng, năm 2012 đã giảm
đột biến còn 22.977 triệu đồng. Trong năm 2012 này lợi nhuận của Ngân hàng
đã giảm 66,64% so với năm 2011 cho thấy môi trường kinh doanh của Ngân

×