Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

phân tích tình hình quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại sở tài chính thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.68 KB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH




NGUYỄN THỊ KIM NHO





PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ






LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Mã số ngành: 52340201








Tháng 08 Năm 2014


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH



NGUYỄN THỊ KIM NHO
MSSV: C1200134







PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
Mã số ngành: 52340201


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN THỊ LƯƠNG






Tháng 08 Năm 2014
i

LỜI CẢM TẠ

Sau thời gian học tập dưới mái trường Đại học Cần Thơ được sự truyền
đạt tận tình của quý Thầy cô, cùng với thời gian thực tập tại Sở Tài chính
thành phố Cần Thơ em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Có được
kết quả đó là nhờ sự đóng góp to lớn của quý Thầy Cô và các Cô, Chú, Anh,
Chị trong Sở Tài chính.
Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói chung cũng như quý Thầy cô
khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh nói riêng đã tận tình giảng dạy và truyền
đạt kiến thức cho em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt em xin chân thành cám
ơn cô Nguyễn Thị Lương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Em cũng xin cám ơn các Cô, Chú, Anh Chị trong Sở Tài chính thành phố
Cần Thơ đã giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập.
Em xin chúc các thầy cô trường Đại học Cần Thơ đạt được nhiều kết quả
trong sự nghiệp giáo dục. Chúc các cô, chú, anh, chị trong Sở Tài chính luôn
hoàn thành tốt công việc và nhiều sức khỏe.


Cần Thơ, ngày… tháng … năm 2014

Sinh viên thực hiện





Nguyễn Thị Kim Nho













ii

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả
nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ
luận văn cùng cấp nào khác.


















Cần Thơ, ngày….tháng…. năm 2014

Sinh viên thực hiện




Nguyễn Thị Kim Nho
















iii

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………
……………………………………………………………


Cần thơ, ngày tháng năm 2014

Thủ trưởng đơn
iv

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.2.1 Mục tiêu chung 2
1.2.1 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1 Phạm vi thời gian 2
1.3.2 Phạm vi về không gian 2
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 3
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 3
2.1.1 Bản chất vai trò của ngân sách Nhà Nước 3
2.1.2 Thu ngân sách Nhà Nước 4
2.1.3 Chi ngân sách Nhà Nước 6
2.1.4 Cân đối ngân sách nhà nước 9
2.1.5 Quá trình ngân sách nhà nước 9
2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ngân sách nhà nước 10
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 11
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ SỞ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
13
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT SỞ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 13
3.1.1 Tổng quan về Sở Tài chính thành phố Cần Thơ 13
3.1.2 Lịch sử hình thành Sở tài chính thành phố Cần Thơ 13
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC PHÒNG BAN SỞ TÀI CHÍNH THÀNH
PHỐ CẦN THƠ 14
3.2.1 Các phòng ban trực thuộc Sở Tài chính 14
3.2.2 Cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính 14
3.2.3 Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tài chính 15
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU - CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC CỦA SỞ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 23
v

4.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
23
4.1.1 Điều kiện tự nhiên 23
4.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 23
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA
SỞ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ 25
4.2.1 Khái quát tình hình thu ngân sách nhà nước thành phố Cần Thơ giai đoạn
2011 -2013 và 6 tháng đầu năm 2014 25
4.2.1.2 Đánh giá tình hình thực tế thu ngân sách nhà nước 25
4.2.1.2 Cơ cấu các khoản thu ngân sách nhà nước 28
4.2.2 Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nước thành phố Cần Thơ giai đoạn
2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 30
4.2.2.1 Thu trong cân đối ngân sách 30
4.2.2.2 Các khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nước 37

4.2.2.3 Thu bổ sung ngân sách cấp trên 40
4.2.2.4 Đánh giá tình hình thực hiện dự toán và mức độ hoàn thành dự toán
thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 42
4.2.3 Khái quát tình hìnhchi ngân sách nhà nước thành phố Cần Thơ giai đoạn
2011 -2013 và 6 tháng đầu năm 2014 45
4.2.3.1 Đánh giá tình hình thực tế chi ngân sách nhà nước 45
4.2.3.2 Cơ cấu các khoản chi ngân sách nhà nước 48
4.2.4 Phân tích tình hình chi ngân sách nhà nước thành phố Cần Thơ giai đoạn
2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 50
4.2.4.1 Chi trong cân đối ngân sách 50
4.2.4.2 Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nước 59
4.2.4.3 Chi bổ sung ngân sách cấp dưới, chi nộp ngân sách cấp trên 61
4.2.4.4 Đánh giá tình hình thực hiện dự toán và mức độ hoàn thành dự toán chi
ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 63
4.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011 – 2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU
NĂM 2014 66
4.3.1 Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP 67
4.3.2 Tỷ lệ thu thuế, phí, lệ phí trên tổng chi ngân sách nhà nước 67
4.3.3 Tỷ lệ thu thuế, phí, lệ phí trên tổng chi thường xuyên 67
4.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ 68
vi

4.4.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến thu chi ngân sách 68
4.4.2 Thuận lợi 69
4.4.3 Khó khăn và hạn chế 69
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 71
5.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả thu ngân sách nhà nước 71

5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước 71
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
6.1 KẾT LUẬN 73
6.2 KIẾN NGHỊ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
vii


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
BẢNG 2.1: Tình hình thực thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2013 và 6
tháng đầu năm 2014 26
BẢNG 2.2: Cơ cấu các khoản thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2013
và 6 tháng đầu năm 2014 29
BẢNG 2.3: Kết quả thu cân đối trong ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 –
2013 và 6 tháng đầu năm 2014 31
BẢNG 2.4: Khoản thu để lại đơn vị chi quản lý qua ngân sách nhà nước giai
đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 38
BẢNG 2.5: Thu bổ sung ngân sách cấp trên giai đoạn 2011 – 2013 41
BẢNG 2.6: Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách giai đoạn 2011 – 2013
và 6 tháng đầu năm 2014 43
BẢNG 2.7: Tình hình thực chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2013 và 6
tháng đầu năm 2014 46
BẢNG 2.8: Cơ cấu các khoản chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 – 2013
và 6 đầu năm 2014 49
BẢNG 2.9: Chi cân đối ngân sách trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn
2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 51
BẢNG 2.10: Chi từ nguồn thu để lại đơn vị chi quản lý ngân sách nhà nước
giai đoạn 2001 -2013 và 6 tháng đầu năm 2014 60
BẢNG 2.11: Chi bổ sung ngân sách cấp dưới, chi nộp ngân sách cấp trên giai

đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 62
BẢNG 2.12: Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước giai đoạn
2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 64
BẢNG 2.13: Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn
2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 67









viii


DANH MỤC HÌNH
Trang
HÌNH 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sở Tài chính thành phố Cần Thơ 15
HÌNH 2.1: Tình hình thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước giai đoạn 2011
– 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 44
HÌNH 2.2: Tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011
– 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 65




























ix


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
NSNN: Ngân sách Nhà nước
DT: Dự toán
QT: Quyết toán
TP: Thành phố

HQ: Hải quan
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
XK: Xuất khẩu
NK: Nhập khẩu
TTĐB: Tiêu thụ đặc biệt
GTGT: Giá trị gia tăng
NS: Ngân sách
VN: Việt Nam
NH: Ngân hàng
KBNN: Kho bạc Nhà nước
1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia, kinh tế
phát triển ổn định sẽ là nền tảng giữ vững chính trị, xã hội của một đất nước.
Trước tình hình chính trị bất ổn hiện nay trên biển Đông chúng ta càng thấy
được tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế trong công cuộc giữ gìn bảo vệ
toàn vẹn lãnh thổ đất nước để đạt được mục tiêu đó Chính phủ cần có những
đường lối chính sách cũng như sử dụng các công cụ khác nhau để thực hiện
trong đó ngân sách Nhà nước là công cụ quan trọng và trực tiếp hổ trợ Chính
phủ.
Thành phố Cần Thơ là một trong bốn địa phương nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm của vùng đồng bằng Sông Cửu Long với thành tựu đạt được trong
thời gian qua như: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2004 – 2013 đạt 14,5%,
thu nhập bình quân đầu người tăng 6 lần, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 7,5
lần so với 2004, thu ngân sách 2013 đạt gần 11.000 tỷ vượt 24,5% kế hoạch
và cao gấp 5 lần so với 2004. Để đạt được các kết quả trên chính là nhờ vào sự

chung tay góp sức của các thành phần trong xã hội và một phần quan trọng là
sự quản lý ngân sách Nhà nước của địa phương, trong những năm qua các
công trình xây dựng, giao thông, cở sở hạ tầng được nâng cấp, mở rộng như
cầu Cần Thơ, cảng Cái Cui, quốc lộ 91B, cảng hàng không Quốc Tế và nhiều
tuyến đường mới được đưa vào sử dụng, hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm
thương mại cũng không ngừng phát triển tạo điều kiện cho nền kinh tế của
thành phố phát triển ổn định. Để đưa Cần Thơ đạt được mục tiêu phát triển
nhanh ổn định và bền vững kinh tế gắn với đảm bảo an sinh xã hội đòi hỏi
phải có sự giúp đỡ, hỗ trợ của các cấp các ngành, Chính phủ và sự quản lý
hiệu quả ngân sách Nhà nước của thành phố chống lãng phí thất thu ảnh
hưởng đến đời sống xã hội, phát triển kinh tế.
Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết vĩ mô nhằm giảm bớt hạn chế và
xóa bỏ dần những khiếm khuyết, bất ổn cũng như những thăng trầm của chu kì
kinh tế góp phần xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định.
Nhận thấy được vai trò không thể thiếu của ngân sách nhà nước và tầm quan
trọng của việc quản lý thu chi ngân sách nhà nước trong việc phát triển kinh tế
cũng như nâng cao đời sống của người dân tại địa phương nói riêng và của cả
nước nói chung nên tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình quản lý thu chi
ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính thành phố Cần Thơ” làm đề tài tốt
nghiệp. Qua sự tìm hiểu về tình hình thu chi ngân sách của thành phố, từ
2

những thuận lợi và khó khăn trong việc quản lý ngân sách mà Sở Tài Chính
gặp phải giúp tôi đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách
nhà nước.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tập trung phân tích việc thu và chi ngân sách
trong giai đoạn 2011 – 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 tại đơn vị, tìm ra những
khó khăn mà đơn vị đối mặt để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước

của Sở.
1.2.2.1 Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện mục tiêu chung đề tài có những mục tiêu cụ thể như sau:
- Phân tích tình hình thu chi ngân sách tại Sở Tài chính giai đoạn 2011 –
2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Đánh giá hiệu quả quản lý thu chi ngân sách nhà nước giai đoạn 2011 –
2013 và 6 tháng đầu năm 2014.
- Đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu chi ngân sách
nhà nước tại Sở Tài chính.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 08/2014 đến tháng 12/2014
Thời gian nghiên cứu: Số liệu thu thập từ năm 2011 đến năm 2013 và 6
tháng đầu năm 2014
1.3.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện tại Sở Tài chính thành phố Cần Thơ
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình thu và chi ngân sách nhà
nước của Sở Tài chính thành phố Cần Thơ trong 3 năm 2011 – 2013 và 6
tháng đầu năm 2014.






3

CHƯƠNG 2


PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Bản chất vai trò của ngân sách Nhà Nước
2.1.1.1 Khái niệm về ngân sách Nhà Nước
Theo Điều 1 Chương I của Luật ngân sách Nhà Nước được Quốc hội
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 thì
ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm
bảo thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
2.1.1.2 Bản chất của ngân sách Nhà Nước
Ngân sách Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực phân phối các nguồn tài
chính. Ngân sách thể hiện mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa nhà nước và xã
hội. Mọi hoạt động thu chi của ngân sách đều do nhà nước quyết định và nhằm
mục đích phục vụ yêu cầu thực hiện chức năng của nhà nước. Về mặt này cho
thấy quyền lực chính trị của nhà nước. Về hình thức ngân sách nhà nước là
toàn bộ các khoản thu chi của Nhà nước có trong dự toán, đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thực hiện trong một năm để đảm
bảo thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Bản chất của ngân sách nhà nước trong nền kinh tế thị trường là hệ thống
những mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình
huy động vốn và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực
hiện các chức năng của nhà nước. Những quan hệ tài chính này bao gồm:
- Quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với các doanh nghiệp.
- Quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với các đơn vị hành chính.
- Quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với các tầng lớp dân cư.
- Quan hệ kinh tế giữa ngân sách nhà nước với thị trường tài chính.
2.1.1.3 Vai trò của ngân sách nhà nước
Vai trò của ngân sách nhà nước bao gồm:
- Ngân sách nhà nước là công cụ để huy động các nguồn tài chính để
đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước

4

Đây là vai trò lịch sử của ngân sách nhà nước trong bất kì chế độ xã hội
nào, cơ chế kinh tế nào, nó gắn chặt với chi phí của nhà nước trong quá trình
tồn tại và thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và
chống lạm phát
Vai trò này xuất phát từ yêu cầu khắc phục những khuyết tật vốn có của
nền kinh tế thị trường. Giúp điều tiết thị trường thông qua các công cụ thuế và
các khoản chi ngân sách dưới hình thức tài trợ vốn, trợ giá và sử dụng quỹ dự
trữ hàng hóa và dự trữ tài chính nhằm bình ổn giá cả chống lạm phát.
- Ngân sách nhà nước là công cụ định hướng phát triển sản xuất
Nhà nước sử dụng công cụ thuế và chi ngân sách. Bằng công cụ thuế ,
vừa tạo nguồn thu vừa kích thích sản xuất phát triển nhằm hướng các nhà đầu
tư đầu tư vào các ngành, vùng kinh tế cần thiết hình thành cơ cấu kinh tế mới,
kích thích phát triển kinh tế chống độc quyền.
- Ngân sách nhà nước là công cụ điều tiết thu nhập giữa các thành phần
kinh tế và các tầng lớp dân cư nhằm đảm bảo công bằng xã hội
Thông qua hoạt động thu ngân sách, dưới hình thức kết hợp thuế gián thu
và thuế trực thu, Nhà nước đã điều tiết bớt một phần thu nhập của những
người giàu, có thu nhập cao cho những người nghèo có thu nhập thấp, hướng
dẫn chi tiêu hợp lý, tiết kiệm. Thông qua hoạt động chi ngân sách dưới hình
thức cấp phát, trợ cấp trong chính sách về kế hoạch hóa gia đình, bảo trợ xã
hội, trợ cấp thất nghiệp… Nhà nước hỗ trợ nâng cao đời sống của những
người nghèo trong xã hội.
2.1.2 Thu ngân sách Nhà Nước.
2.1.2.1 Khái niệm và ý nghĩa về thu ngân sách
Theo khoản 1 Điều 2 Chương I Luật ngân sách nhà nước thì thu ngân
sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ
hoạt động kinh tế của nhà nước; các khoản đóng góp của tổ chức và cá nhân,

các khoản viện trợ và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Về bản chất thu ngân sách nhà nước là hệ thống các quan hệ phân phối
dưới hình thái giá trị nảy sinh trong quá trình nhà nước dùng quyền lực chính
trị tập trung vào các nguồn tài chính trong xã hội để hình thành quỹ tiền tệ
quan trọng nhất của Nhà Nước.
Về phương diện pháp lý thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản tiền
huy động vào ngân sách thỏa mãn nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
5

2.1.2.2 Phân loại
 Căn cứ vào nội dung của các nguồn thu ta có:
- Thu trong nước bao gồm: Thu thuế từ hoạt động kinh tế, thu thuế từ
hoạt động sự nghiệp, thu dân cư (lệ phí, thuế, vay), thu khai (xổ số kiến thiết,
bán và thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước…)
- Thu ngoài nước bao gồm: thu viện trợ và vay từ các tổ chức phi chính
phủ và chính phủ nước ngoài.
 Căn cứ vào tính chất kinh tế của các khoản thu:
- Thu thuế và các khoản thu mang tính chất thuế: thuế trực thu, thuế gián
thu, thu lệ phí có tính chất thuế.
- Thu không mang tính chất thuế: bán và thuê nhà thuộc sở hữu nhà
nước, xổ số kiến thiết, vay qua phát hành công trái, viện trợ và vay nước
ngoài.
2.1.2.3 Cơ cấu thu ngân sách nhà nước hiện nay
Theo Điều 2 Nghị định số 60/2003/NĐ – CP ngày 06/06/2003 của Chính
phủ thì thu ngân sách nhà nước bao gồm:
- Thuế do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật gồm tiền
thu hồi vốn của nhà nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền vay của nhà nước
(cả gốc và lãi); thu nhập từ vốn góp của nhà nước vào các cơ sở kinh tế, kể cả
thu lợi nhuận từ sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ chức kinh tế có
sự tham gia góp vốn của nhà nước theo quy định của Chính phủ.

- Phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các hoạt động sự
nghiệp.
- Tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản, tài sản công và đất công ích.
- Tiền cho thuế đất, thuê mặt nước.
- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Các khoản đóng góp tự nguyện của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài
nước
- Thu từ huy động vốn, đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật ngân sách.
- Phần nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật từ tiền bán
hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu nhà nước.
6

- Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ
chức, cá nhân ở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam, các tổ chức nhà nước
thuộc địa phương theo quy định tại Điều 50 của Nghị định 60/2003/NĐ-CP
của chính phủ ngày 06/06/2003.
- Thu từ Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58 của Nghị định
60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003.
- Thu kết dư ngân sách theo quy định tại Điều 58 của Nghị định
60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003.
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật gồm: Các khoản di sản
nhà nước được hưởng, phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật từ các
khoản phạt, tịch thu, thu hồi dự trữ nhà nước, thu chênh lệch giá, thu bổ sung
từ ngân sách cấp trên, thu chuyển quyền nguồn ngân sách từ ngân sách năm
trước chuyển sang, các khoản thu khác.
2.1.3 Chi ngân sách Nhà Nước
2.1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa chi ngân sách Nhà Nước
Theo khoản 2 Điều 2 Chương I Luật ngân sách nhà nước thì chi ngân
sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc

phòng an ninh, đảm bảo hoạt động của bộ máy nhà nước, chi viện trợ các
khoản chi khác theo quy định của pháp luật.
Về phương diện pháp lý, chi ngân sách nhà nước là những khoản chi tiêu
do Chính phủ hoặc các pháp nhân hành chính thực hiện để đạt được các mục
tiêu công ích giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
Xét về bản chất, chi ngân sách nhà nước là hệ thống những quan hệ phân
phối lại những khoản thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng kế hoạch quỹ
tiền tệ tập trung của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước
như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mở rộng các sự nghiệp văn hóa xã hội, duy
trì hoạt động bộ máy nhà nước, đảm bảo quốc phòng an ninh.
Chi ngân sách nhà nước có mối quan hệ mật thiết với thu ngân sách nhà
nước vì thu ngân sách là tạo nguồn vốn giúp thực hiện hoạt động thu ngân
sách ngược lại nguồn vốn ngân sách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tạo tiền đề
tăng trưởng kinh tế và tăng thu ngân sách.
Chi ngân sách nhà nước gắn liền với việc thực hiện các chính sách kinh
tế, chính trị, xã hội trong từng thời kì. Vì vậy, chi ngân sách nhà nước ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống, chính trị xã hội của một quốc gia. Điều này cho
thấy ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nhằm thực
7

hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện cho cơ sở hạ tầng của xã
hội được cải thện và nâng cao.
2.1.3.2 Phân loại
Chi ngân sách nhà nước là sự sắp xếp các khoản chi thành những nhóm
theo những tiêu thức nhất định nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý định
hướng chi ngân sách, công tác nghiên cứu phân tích kinh tế.
 Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động: Bao gồm các khoản chi như: Chi đầu
tư kinh tế: Là những khoản chi nhằm hoàn thiện, mở rộng nền sản xuất xã hội
như cấp vốn, đầu tư cơ sở hạ tầng…, chi giáo dục, y tế, chi phúc lợi xã hội, chi
cho quản lí hành chính và chi cho an ninh quốc phòng.

 Căn cứ vào chức năng quản lý nhà nước bao gồm: Chi nghiệp vụ và
chi phát triển.
 Căn cứ vào tính chất sử dụng: Bao gồm 2 khoản chi: Chi cho lĩnh
vực sản xuất vật chất như: Công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp… và chi
cho lĩnh vực phi sản xuất vật chất như: Giáo dục, y tế, khoa học, nghệ thuật…
 Căn cứ vào mục đích kinh tế xã hội: Bao gồm chi tích lũy như: Đầu
tư xây dựng cơ bản, chi dự trữ, cấp vốn cho doanh nghiệp nhà nước… và chi
tiêu dùng như chi quản lý hành chính nhà nước, chi cho hoạt động sự nghiệp
và chi trợ giá, bù giá…
 Căn cứ vào yếu tố thời hạn tác động:
- Chi thường xuyên là những khoản chi có thời hạn ngắn như: Lương,
học bổng, công tác phí, nghiệp vụ phí, chi trợ cấp, bù giá…
- Chi đầu tư phát triển là những khoản chi có thời hạn tác động dài như:
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư vốn cho các doanh nghiệp, chi dự trữ
cho nhà nước…
2.1.3.3 Cơ cấu chi ngân sách Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Theo Điều 2 Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính
phủ thì ngân sách nhà nước bao gồm:
a) Chi đầu tư phát triển về:
- Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội không có
khả năng thu hồi vốn.
- Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các tổ chức
tài chính của nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp
8

thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp
luật.
- Chi dự trữ bổ sung nhà nước.
- Chi đầu tư phát triển thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án
nhà nước.

- Các khoản chi đầu tư phát triển khai thác theo quy định của pháp luật.
b) Chi thường xuyên về:
Các hoạt động sự nghiệp giáo dục đào taọ, y tế, xã hội, văn hóa thông tin,
văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự nghiệp xã
hội khác.
- Các hoạt động sự nghiệp kinh tế.
- Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
- Hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam.
- Hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội như: Ủy ban mặt trận tổ
quốc Việt Nam, Liên đoàn lao động Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ
Chí Minh, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội
nông dân Việt Nam.
- Trợ giá theo chính sách của nhà nước.
- Phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án
nhà nước.
- Hỗ trợ Quỹ bảo hiểm xã hội.
- Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội.
- Hỗ trợ các tổ chức chính trị - xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội – nghề nghiệp.
- Các khoản chi thường xuyên khác theo quy định của pháp luật.
c) Chi trả gốc và lãi cho các khoản tiền vay do Chính phủ vay.
d) Chi viện trợ của ngân sách trung ương cho các chính phủ và tổ chức
nước ngoài.
e) Chi cho vay của ngân sách trung ương.
f) Chi trả gốc và lãi các khoản huy động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng
thuộc ngân sách cấp tỉnh theo khoản 3 Điều 8 của Luật ngân sách nhà nước.
9

g) Chi dự trữ bổ sung Quỹ dự trữ tài chính theo quy định tại Điều 58

Nghị định 60
h) Chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới
i) Chi chuyển nguồn ngân sách năm trước sang năm sau.
2.1.4 Cân đối ngân sách nhà nước
Cân đối ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc: Ưu tiên cho
các khoản chi đầu tư phát triển sau đó mới dành cho chi tiêu dùng thường
xuyên.
Ngân sách nhà nước cân đối theo nguyên tắc: Tổng số thu từ thuế, phí, lệ
phí > Tổng số chi thường xuyên, góp phần tích lũy ngày càng cao và chi đầu
tư phát triển
Vay bù đắp bội chi ngân sách phải đảm bảo nguyên tắc: không sử dụng
cho tiêu dùng, chỉ được sử dụng cho mục đích phát triển.
2.1.5 Quá trình ngân sách nhà nước
- Lập dự toán ngân sách và phê chuẩn ngân sách
+ Lập dự toán ngân sách: là việc xây dựng kế hoạch toàn bộ các khoản
thu, chi của ngân sách nhà nước và từng cấp ngân sách nhà nước đảm bảo cân
đối thu, chi ngân sách nhà nước.
+ Phê chuẩn ngân sách: Quốc hội sẽ thảo luận dự toán ngân sách nhà
nước sau đó ra nghị quyết phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước và dự toán
trở thành một đạo luật của Nhà nước mà mọi pháp nhân và thể nhân trong xã
hội đều có trách nhiệm thực hiện.
- Chấp hành ngân sách:
+ Chấp hành thu ngân sách nhà nước: là quá trình tổ chức và quản lý
nguồn thu của ngân sách nhà nước. Cơ quan thuế và các cơ quan khác được
giao nhiệm vụ thu phối hợp với cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước tổ chức
thực hiện thu nộp cho ngân sách nhà nước và trích chuyển kịp thời các khoản
thu giữa các cấp ngân sách nhà nước theo quy định.
+ Chấp hành chi ngân sách nhà nước: là quá trình tổ chức và quản lý các
khoản chi ngân sách nhà nước. Việc cấp kinh phí nhà nước được thực hiện
theo quy định:

 Căn cứ vào dự toán được giao, các đơn vị thụ hưởng lập kế hoạch chi
gởi cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc nhà nước nơi giao dịch để được
cấp phát.
10

 Cơ quan tài chính xem xét kế hoạch chi của đơn vị, căn cứ vào khả
năng của ngân sách để bố trí chi hằng quý thông báo cho đơn vị thụ hưởng và
Kho bạc nhà nước để thực hiện.
+ Quyết toán ngân sách: phản ánh, đánh giá và kiểm tra lại quá trình hình
thành và chấp hành ngân sách nhà nước. Cuối năm tài chính, các đơn vị sử
dụng vốn ngân sách nhà nước phải khóa sổ kế toán và lập quyết toán ngân
sách theo số thực thu, thực chi.
2.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ngân sách nhà nước
2.1.6.1 Tỷ lệ thu ngân sách nhà nước trên GDP
- Chỉ tiêu này nhằm phản ánh khả năng huy động nguồn nội lực của
ngân sách.

Tỷ lệ thu ngân sách trên GDP =

2.1.6.2 Tỷ lệ thu thuế, phí, lệ phí trên tổng chi ngân sách nhà nước
- Chỉ tiêu này nhằm phân tích mối tương quan cũng như khả năng tài
trợ chi ngân sách nhà nước từ các khoản thu ngân sách nhà nước, chủ yếu là
thu thuế, phí, lệ phí.

Tỷ lệ thu thuế, phí, lệ phí trên tổng chi NSNN =

2.1.6.3 Tỷ lệ thu thuế, phí, lệ phí trên tổng chi thường xuyên của ngân
sách nhà nước
- Chỉ tiêu này cho thấy khả năng tài trợ cho chi thường xuyên từ nguồn
thu thuế, phí, lệ phí.



Tỷ lệ thu thuế, phí, lệ phí trên tổng chi =
thường xuyên của NSNN

Tổng thu ngân sách nhà nước
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Thu thuế, phí, lệ phí
Tổng chi ngân sách nhà nước

Thu thuế, phí, lệ phí
Tổng chi thường xuyên của ngân sách
nhà nước
11

Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2002 thì chỉ tiêu này
phải lớn hơn 1 để đảm bảo cân đối ngân sách nhà nước.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp được thu trực tiếp từ phòng ngân sách tại Sở Tài Chính
Thành Phố Cần Thơ.
Thu thập từ các thông tin dữ liệu từ báo cáo, tạp chí, tài liệu, internet có
liên quan đến đề tài.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp so sánh:
Là phương pháp nhằm xác định tình hình thu chi ngân sách của từng chỉ
tiêu bằng cách dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu kỳ gốc. Đây là phương pháp
đơn giản được áp dụng rộng rãi trong các chỉ tiêu kinh tế.
* So sánh bằng số tuyệt đối : Số tuyệt đối là chỉ tiêu tổng hợp phản
ánh quy mô hoặc khối lượng , so sánh số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa

trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế .


y y
1
- y
0

Trong đó:
y
0
: chỉ tiêu kỳ gốc
y
1
: chỉ tiêu kỳ phân tích
y

: phần chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu cần phân tích.
* So sánh bằng số tương đối : Là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ
phân tích với kỳ gốc. Kết quả so sánh này biểu hiện kết cấu, mức độ tăng
trưởng của các chỉ tiêu kinh tế nghiên cứu.
y

=
0
01
y
yy 
* 100 (%)
Trong đó:

y
0
: Chỉ tiêu kỳ gốc
y
1
: Chỉ tiêu kỳ phân tích
y

:biểu hiện mức độ tăng trưởng của chỉ tiêu cần phân tích
12

Phương pháp này để làm rõ tình hình biến động về mức độ của các chỉ
tiêu trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu đưa ra
các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên
nhân và biện pháp khắc phục.


























13

CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ SỞ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.1 GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT SỞ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ CẦN
THƠ
3.1.1 Tổng quan về Sở Tài chính thành phố Cần Thơ
Sở Tài chính thành phố Cần Thơ là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban
nhân dân thành phố có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố
thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế,
phí, lệ phí, và thu khác của ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước,
đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, kế toán, kiểm toán độc lập, giá cả và
hoạt động dịch vụ ở địa phương và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo
sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố và theo quy định của pháp luật.
Sở Tài chính có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng chịu sự
chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân thành
phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của
Bộ Tài chính.
Địa chỉ : Số 16, đường Nam Kì Khởi Nghĩa, quận Ninh Kiều, Thành phố
Cần Thơ.

3.1.2 Lịch sử hình thành Sở tài chính thành phố Cần Thơ
Sở Tài chính TP Cần Thơ tiền thân là Ty Tài chính tỉnh Hậu Giang, được
thành lập từ tháng 02 năm 1976.
Tháng 09 năm 1976, đổi tên thành Sở Tài chính tỉnh Hậu Giang.
Tháng 03 năm 1988, UBND tỉnh Hậu Giang có chủ trương sáp nhập Ủy
ban vật giá tỉnh Hậu Giang vào Sở Tài chính tỉnh Hậu Giang thành Sở Tài
chính – Vật giá tỉnh Hậu Giang.
Tháng 09 năm 1992, tỉnh Hậu Giang Tách thành tỉnh Cần Thơ và tỉnh
Sóc Trăng, Sở Tài chính – Vật giá tỉnh Hậu Giang cũng được tách thành Sở
Tài chính – Vật giá tỉnh Cần Thơ và Sở Tài chính tỉnh Sóc Trăng.
Năm 2003, Sở Tài chính – Vật giá đổi tên thành Sở Tài chính theo Quyết
định số 65/2003/QĐ-UB ngày 30 tháng 10 năm 2003 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Cần Thơ.
Đầu năm 2004, thực hiện Nghị quyết của Trung ương về điều chỉnh địa
giới hành chính, tinh Cần thơ được chia tách thành thành phố Cần Thơ trực
14

thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giang. Sở Tài chính tỉnh Cần Thơ cũng được
chia thành Sở Tài chính thành phố Cần Thơ và Sở tài chính tỉnh Hậu Giang.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CÁC PHÒNG BAN SỞ TÀI CHÍNH
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
3.2.1 Các phòng ban trực thuộc Sở Tài chính
- 01 Giám đốc
Quản lý chỉ đạo chung về toàn bộ hoạt động của Sở Tài chính. Trực
tiếp quản lý công tác ngân sách thành phố, Tài chính – Ngân sách của quận,
huyện, văn phòng Sở.
Đơn vị phụ trách : Phòng ngân sách, văn phòng Sở.
- 01 Phó giám đốc thường trực
Thay mặt Giám Đốc thực hiện nhiệm vụ thường trực, giải quyết công
việc chung của sở khi Giám Đốc đi vắng hoặc các công việc được giám đốc ủy

quyền phân công và lĩnh vực giá công sản có liên quan quận, huyện.
Lĩnh vực công tác : Tài chính – Hành chính sự nghiệp ; Thỏa thuận bổ
nhiệm phụ trách kế toán, kế toán trưởng các đơn vị kế toán nhà nước ; Thanh
tra tài chính ; Quản lý giá công sản trên địa bàn thành phố
Đơn vị phụ trách : Phòng hành chính sự nghiệp ; Thanh tra tài chính ;
Phòng quản lý giá – Công sản.
- 01 Phó giám đốc
Lĩnh vực công tác : Chính sách, kế hoạch, thanh quyết toán vốn đầu tư ;
Cải cách hành chính ; Thường trực ban chỉ đạo ISO thuộc Sở Tài chính ; Cấp
mã số ngân sách ; Tài chính doanh nghiệp ; Pháp chế.
Đơn vị phụ trách : Phòng đầu tư, Phòng tài chính doanh nghiệp, Phòng
pháp chế.
Thực hiện các nhiệm vụ khác nhau theo sự phân công của Giám đốc Sở.
3.2.2 Cơ cấu tổ chức của Sở Tài chính



×