Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện thạnh phú, tỉnh bến tre (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.04 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... II
MỤC LỤC ................................................................................................................... III
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. VIII
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................IX
DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... X
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................... 1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 2
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................................................. 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 2
3.2. Đối tượng khảo sát ................................................................................................ 2
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 2
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
5.1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU ............................................................. 3
5.2. Phương pháp phân tích thống kê mô tả ................................................................ 4
6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN .................................................................. 4
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN ............................................................................................. 6
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ
QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................................... 8
1.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm Ngân sách nhà nước ......................................................................... 8
iii


1.1.2. Hệ thống ngân sách nhà nước ............................................................................ 9
1.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước ....................................................................... 12
1.2. THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ....................................................................... 13


1.2.1. Khái niệm thu ngân sách nhà nước .................................................................. 13
1.2.2. Quản lý thu ngân sách nhà nước ...................................................................... 14
1.2.3. Vai trò quản lý thu ngân sách nhà nước .......................................................... 15
1.2.4. Các khoản thu và chính sách thu ngân sách nhà nước .................................... 16
1.3. CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ........................................................................ 17
1.3.1. Khái niệm chi ngân sách nhà nước .................................................................. 17
1.3.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước ...................................................................... 19
1.3.3. Vai trò quản lý chi ngân sách nhà nước........................................................... 21
1.3.4. Các khoản chi và chính sách chi ngân sách nhà nước ..................................... 22
1.4. NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
....................................................................................................................................... 23
1.4.1. Nội dung cơ bản về quản lý thu ngân sách nhà nước ...................................... 23
1.4.1.1. Nội dung quản lý thu thuế ......................................................................... 23
1.4.1.2. Nội dung quản lý thu phí, lệ phí ................................................................ 26
1.4.2. Nội dung cơ bản về quản lý chi ngân sách nhà nước ...................................... 27
1.4.2.1. Quản lý chi đầu tư phát triển .................................................................... 27
1.4.2.2. Quản lý chi thường xuyên ......................................................................... 28
1.5. KINH NGHIỆM VỀ QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở
MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG VÀ RÚT RA BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN LÝ
THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN
TRE ............................................................................................................................... 32
1.5.1. Thực tiễn quản lý thu, chi ngân sách nhà nước ở một số địa phương ............. 32
1.5.1.1. Huyện Chợ Lách ........................................................................................ 32
iv


1.5.1.2. Huyện Mỏ Cày Bắc ................................................................................... 33
1.5.2. Một số bài học kinh nghiệm ............................................................................ 34
1.6. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI
NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ........................................................................................ 35

1.6.1. Các nhân tố khách quan ................................................................................... 35
1.6.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật hiện hành về quản lý thu, chi ngân sách nhà
nước ........................................................................................................................ 35
1.6.1.2. Nhiệm vụ điều tiết kinh tế, xã hội trong từng giai đoạn ............................ 36
1.6.1.3. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ........................................................... 36
1.6.2. Các nhân tố chủ quan ....................................................................................... 36
1.6.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước ........................................... 37
1.6.2.2. Thái độ của đội công chức quản lý ngũ cán bộ ngân sách nhà nước ....... 37
1.6.2.3. Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập ............................................. 37
1.6.2.4. Hiệu lực công tác kiểm tra, kiểm soát và giám sát tài chính .................... 38
1.6.2.5. Tổ chức công khai tài chính ...................................................................... 38
1.7. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU.............................................................................. 39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH
NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE ........... 41
2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN THẠNH
PHÚ, TỈNH BẾN TRE ................................................................................................ 41
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ
NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE ..................... 43
2.2.1. Thực trạng công tác quản lý thu, chi Ngân sách trên địa bàn huyện Thạnh Phú
từ năm 2013 đến năm 2016........................................................................................ 43
2.2.1.1. Tình hình thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạnh Phú giai
đoạn 2013 – 2016 ................................................................................................... 43
v


2.2.1.2. Tình hình chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạnh Phú giai
đoạn 2013 – 2016 ................................................................................................... 46
2.2.2. Khảo sát thực trạng quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre ............................................................................................ 49
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE ..................... 52
2.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................................... 52
2.3.2. Những hạn chế, tồn tại ..................................................................................... 56
2.3.3. Nguyên nhân .................................................................................................... 57
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠNH PHÚ,
TỈNH BẾN TRE .......................................................................................................... 61
3.1. QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE ....................................................... 61
3.2. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THU, CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN
TRE ............................................................................................................................... 63
3.2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu ngân sách nhà nước............ 63
3.2.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ............ 67
3.3. KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 74
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 77
1. KẾT LUẬN CHUNG .............................................................................................. 77
2. HẠN CHẾ ................................................................................................................ 78
3. ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .............................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 80
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 1
vi


Phụ lục 01: Bảng khảo sát các nhân tố ảnh hưởng ...................................................... 1
Phụ lục 02: Bảng khảo sát mức độ khả thi của các giải pháp ...................................... 3
Phụ lục 03: Danh sách cá nhân tham gia khảo sát ....................................................... 6

vii



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT

Nguyên nghĩa

1

ANQP

An ninh quốc phòng

2

CBCC

Cán bộ công chức

3

GTGT

Giá trị gia tăng

4

HĐND


Hội đồng nhân dân

5

KBNN

Kho bạc Nhà nước

6

KT-XH

Kinh tế - xã hội

7

KTTT

Kinh tế thị trường

8

NHTM

Ngân hàng thương mại

9

NQD


Ngoài quốc doanh

10

NSĐP

Ngân sách địa phương

11

NSNN

Ngân sách nhà nước

12

NSTW

Ngân sách Trung ương

13

PNN

Phi nông nghiệp

14

QLKT


Quản lý kinh tế

15

SXKD

Sản xuất kinh doanh

16

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

17

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận Tổ quốc

18

UBND

Ủy ban nhân dân

19

XDCB


Xây dựng cơ bản

viii


DANH MỤC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Tổng hợp thu ngân sách nhà nước của huyện Thạnh Phú

43

Bảng 2.2

Số liệu chi ngân sách huyện từ năm 2013 – 2016

46

Bảng 2.3

Tổng hợp chi ngân sách nhà nước của huyện Thạnh Phú


47

Bảng 2.4

Tổng hợp kết quả khảo sát

50

Bảng 2.5

Bảng tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn

51

Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3

Kết quả khảo sát tính khả thi của giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý thu ngân sách nhà nước
Kết quả khảo sát tính khả thi của giải pháp hoàn thiện công
tác quản lý chi ngân sách nhà nước
Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp hỗ trợ khác

ix

67
70
74



DANH MỤC HÌNH

Tên sơ đồ

Số hiệu

Trang

Hình 1.1

Hệ thống các cấp ngân sách nhà nước

11

Hình 1.2

Quy trình nghiên cứu

39

x


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngân sách nhà nước (NSNN) là một trong những công cụ quan trọng trong việc
điều tiết kinh tế vĩ mô. Nhà nước có thể điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội thành công
khi có nguồn tài chính đảm bảo, điều này phụ thuộc vào việc quản lý các nguồn thu,
chi ngân sách nhà nước. Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 là cơ sở pháp lý cơ bản

để tổ chức quản lý ngân sách nhà nước nói chung và ngân sách huyện nói riêng nhằm
phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, đổi
mới quản lý thu, chi ngân sách sẽ tạo điều kiện tăng thu ngân sách và sử dụng ngân
sách tiết kiệm, có hiệu quả hơn; Giúp chúng ta sớm đạt được mục tiêu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao
đời sống nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn hiện nay vẫn còn một số yếu tố, điều kiện tiền
đề chưa đồng bộ, ảnh hưởng đến quá trình quản lý Ngân sách Nhà nước tại các địa
phương, việc quản lý ngân sách còn lúng túng, thiếu tính thống nhất, chưa đáp ứng
được yêu cầu theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Thực tế trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre công tác quản lý thu, chi
ngân sách nhà nước còn nhiều bất cập, khuyết điểm và hạn chế. Thu ngân sách vẫn
chưa bao quát các nguồn thu trên địa bàn, vẫn còn tình trạng thất thu, nguồn thu ngân
sách còn hạn chế... Hiệu quả các khoản chi ngân sách còn thấp, chi đầu tư còn dàn trải,
thiếu tập trung dẫn đến hiệu quả đầu tư còn thấp, gây lãng phí; chi thường xuyên còn
vượt dự toán. Thu ngân sách hàng năm đều không đủ chi phải nhờ vào sự trợ cấp cân
đối của tỉnh thì vấn đề tăng cường quản lý thu, chi ngân sách nhà nước nhằm động
viên và hợp lý các nguồn thu vào ngân sách nhà nước, tạo nguồn lực tài chính mạnh
mẽ, quản lý chi ngân sách có hiệu quả hơn.
Chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre” nhằm
góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nói trên.

1


2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu tổng quát: Trên cơ sở những lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước,
quản lý thu, chi ngân sách nhà nước phân tích, đánh giá đúng thực trạng tình hình công
tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạnh Phú. Từ đó đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà

nước trên địa bàn huyện Thạnh Phú góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện.
- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hoá một số vấn đề cơ bản về ngân sách nhà nước và công tác quản
lý thu, chi ngân sách nhà nước để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi
ngân sách nhà nước.
+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn
huyện Thạnh Phú để đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế và tìm ra nguyên nhân
của những hạn chế.
+ Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi
ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Phân tích thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước; trên cơ sở
đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước.
3.2. Đối tượng khảo sát
Bao gồm các Lãnh đạo ngành huyện như: Phòng Tài chính – kế hoạch, Kho bạc
nhà nước, Chi cục Thuế; lãnh đạo các xã, thị trấn; Các cán bộ công chức đang thực
hiện các quản lý thu, chi ngân sách nhà nước.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu những vấn đề về quản
lý thu, chi ngân sách nhà nước.
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong phạm vi huyện Thạnh
Phú, tỉnh Bến Tre.

2


- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Tài liệu tổng quan được thu thập trong giai
đoạn từ năm 2013 đến năm 2016.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: Báo cáo quyết toán NSNN từ năm 2013 – 2016. Các số liệu
này sẽ được thu thập tại cơ quan Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Thạnh Phú. Ngoài
ra còn thu thập thêm các số liệu liên quan từ các bàn ngành huyện và các tài liệu trên
mạng internet…
- Số liệu sơ cấp:
+ Đối tượng điều tra: Bao gồm các Lãnh đạo ngành huyện như: Phòng Tài
chính – kế hoạch, Kho bạc nhà nước, Chi cục Thuế,...; lãnh đạo các xã, thị trấn; Các
cán bộ công chức đang thực hiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước.
+ Cỡ mẫu:
Đối tượng cần khảo sát

Số
lượng
thực tế

Số lượng
khảo sát

Ghi chú

1. Phòng Tài chính – kế hoạch
1.1 Ban lãnh đạo

2

2 Chọn tất cả

1.2 Cán bộ


8

8 Chọn tất cả

2.1 Ban lãnh dạo

2

2 Chọn tất cả

2.2 Cán bộ

9

9 Chọn tất cả

3

3 Chọn tất cả

3.2 Đội trưởng/ Phó đội trưởng

13

13 Chọn tất cả

3.3 Cán bộ công chức

13


12 Chọn tất cả

4.1 Ban lãnh đạo

36

18 Chọn 01 lãnh đạo/1 xã

4.2 Kế toán NS

18

18 Chọn tất cả

2. Kho bạc Nhà nước

3. Chi cục Thuế
3.1 Ban lãnh đạo

4. Các xã, thị trấn

10 Chọn trong 5 ngành

5. Các ngành, các đơn vị khác

(Nguồn: đề xuất của tác giả)
3


5.2. Phương pháp phân tích thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả kết hợp với phương pháp phân tích số
liệu từ kết quả điều tra thu thập số liệu để đánh giá thực trạng công tác quản lý thu, chi
NSNN.
6. TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN
Hiện nay, ở nước ta đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề
quản lý ngân sách nhà nước. Mỗi công trình nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng,
phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận riêng về ngân sách nhà nước. Có thể nêu một số
công trình nghiên cứu tiêu biểu được công bố như sau:
Nguyễn Đình Anh Minh (2012) “Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách nhà
nước của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa” [10], trường Đại học Nha Trang.
Luận văn tập trung hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý thu, chi ngân sách nhà
nước và đề ra các giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý thu, chi ngân sách nhà nước
của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Nguyễn Thế Anh (2012) “Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường trên địa
bàn Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội” [5], học viện Chính Trị - Hành Chính quốc
gia Hồ Chí Minh. Luận văn tập trung hoàn thiện cơ sở lý luận về cơ chế quản lý và
kinh nghiệm quản lý ngân sách phường luận văn cũng phản ánh thực trạng cơ chế
quản lý ngân sách phường và đề ra các giải pháp để hoàn thiện cơ chế quản lý ngân
sách phường của Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội.
Đoàn Công Tâm (2014) “Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường ở quận Hà
Đông, thành phố Hà Nội” [12], Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính Trị - Hành Chính
quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý ngân
sách cấp phường trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Phạm Văn Thịnh (2011) “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước
huyện Phù Cát” [13], Đại học Đà Nẵng. Luận văn tập trung làm rõ những cơ sở lý
luận về ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách huyện, thực trạng quản lý ngân sách
huyện cho thấy công tác quản lý ngân sách huyện chưa thật sự đáp ứng các quy định
của Luật Ngân sách nhà nước. Luận văn cũng phản ảnh thực trạng công tác quản lý
ngân sách nhà nước những mặt đạt được và hạn chế cần khắc phục từ đó đưa ra một số
4



giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Phù Cát
trong giai đoạn hiện nay.
Tô Thiện Hiền (2012) “Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An
Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020” [7], trường Đại học Ngân hàng
Thành Phố Hồ Chính Minh. Luận án góp phần lý giải trên phương diện khoa học
những lý luận cơ bản về hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước và các hình thức quản lý
ngân sách nhà nước tỉnh An Giang, trên cơ sở phân tích thực trạng về hiệu quả quản lý
ngân sách của tỉnh, luận án nêu ra mục tiêu và quan điểm về quản lý thu – chi ngân
sách ở An Giang và cơ sở cơ bản để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao
hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước trong thời gian tới góp phần đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang.
Huỳnh Thị Cẩm Liên (2011) “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước
huyện Đức Phổ” [9], Đại học Đà Nẵng. Luận văn tập tung làm rõ những vấn đề cơ sở
lý luận cơ bản về công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện (Quận), thực trạng
quản lý ngân sách huyện Đức Phổ trong thời gian qua, từ đó đã đưa ra những giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà nước huyện Đức Phổ trong giai đoạn
hiện nay.
Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2015) “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu,
chi ngân sách nhà nước tại Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng” [11], Đại học Đà
Nẵng. Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về lý luận
quản lý thu, chi ngân sách; Đánh giá thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách
trên địa bàn quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2013, từ đó đề xuất
các giải pháp cũng như kiến nghị để hoàn thiện công tác này trong thời gian tới. Bên
cạnh đó tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp thống kê,
phương pháp thống kê tổng hợp, phương pháp so sánh và các phương pháp khác. Nhìn
chung, luận văn này cũng có những điểm mới trong giải pháp hoàn thiện công tác quản
lý thu, chi ngân sách nhà nước so với các luận văn cùng đề tài trước đó ở tỉnh khác.
Mẫn Quý Yên (2012) “Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Hiệp

Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 – 2012” [19], Đại học Thái Nguyên. Luận văn
nêu lên những tồn tại và hạn chế cụ thể trong các khâu: Lập dự toán thu, chi ngân sách,
về kế toán và quyết toán ngân sách, về chế độ công khai tài chính đối với NSNN, về
5


chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách nhà nước; cho thấy công tác quản lý ngân
sách huyện chưa thực sự đáp ứng được các quy định của Luật ngân sách nhà nước
đồng thời chưa sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả và chưa thực sự thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao đời sống nhân dân, những tồn tại hạn
chế cần khắc phục từ đó đưa ra nhóm giải pháp quản lý NSNN trên địa bàn huyện.
Đặng Hồng Bảo (2015) “Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân
sách nhà nước tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương” [6], Đại học Tài chính – Marketing.
Luận văn này nêu lên các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý ngân sách nhà nước
như: hệ thống pháp luật hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước; đặc điểm tự nhiên,
đặc điểm kinh tế - xã hội; tổ chức bộ máy quản lý ngân sách nhà nước; thái độ của đội
ngũ cán bộ công chức (CBCC) quản lý ngân sách nhà nước… Đánh giá thực trạng
công tác quản lý ngân sách tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương giai đoạn 2009 – 2014,
phân tích những thành tựu trong quá trình quản lý ngân sách đã đóng góp tích cực vào
sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Bên cạnh đó, xác định những hạn chế gây
khó khăn trong hoạt động điều hành quản lý ngân sách và các nguyên nhân của hạn
chế cả về chủ quan và khách quan. Từ đó đưa ra được các giải pháp nhằm hoàn thiện
công tác quản lý ngân sách nhà nước tại Thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, đồng thời
góp phần vào xây dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh, làm tiền đề vật chất cho
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Trong các công trình kể trên, các tác giả đã đề cập về phân cấp quản lý ngân
sách nhà nước nói chung và quản lý ngân sách tỉnh, huyện, xã nói riêng tại từng địa
phương. Đặc thù của mỗi địa phương là khác nhau, do đó việc nghiên cứu quản lý
ngân sách cấp xã, huyện có những đặc thù riêng biệt khác nhau với các địa phương
khác. Mặt khác trong từng giai đoạn thì việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cũng

khác nhau, thực trạng về kinh tế - xã hội cũng khác nhau, do đó một số tài liệu nghiên
cứu đã không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu
của các tác giả trên là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị khi nghiên cứu đề tài này.
7. KẾT CẤU LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, bố cục
của luận văn gồm 3 chương.
6


Chương 1: Cơ sở lý luận chung về ngân sách nhà nước và quản lý thu, chi ngân
sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà nước trên địa
bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thu, chi ngân sách nhà
nước trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Luật ngân sách nhà nước (Luật số 01/2002/QH) ngày 16/12/2002.
[2]. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 06/6/2003 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
[3]. Thông tư số 59/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 23/6/2003 về hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 06/6/2003 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.
[4]. Thông tư số 161/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 02/10/2012 về quy
định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước qua khoa bạc nhà
nước.

[5]. Nguyễn Thế Anh (2012), Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường trên địa
bàn Quận Cầu Giấy, Thành Phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính Trị - Hành
Chính quốc gia Hồ Chí Minh.
[6]. Đặng Hồng Bảo (2015), Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân
sách nhà nước tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học
Tài chính – Marketing.
[7]. Tô Thiện Hiền (2012), Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh
An Giang giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020, Luận án tiến sĩ, Đại học Ngân
hàng Thành Phố Hồ Chí Minh.
[8]. Nguyễn Ngọc Hùng (2008), Giáo trình Quản lý ngân sách nhà nước, Nhà
xuất bản Thống kê, thành phố Hồ Chí Minh.
[9]. Huỳnh Thị Cẩm Liên (2011), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà
nước huyện Đức Phổ, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[10]. Nguyễn Đình Anh Minh (2012), Hoàn thiện quản lý thu, chi ngân sách
nhà nước của thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”, Luận văn thạc sĩ, Đại học Nha
Trang.
[11]. Nguyễn Thị Hoàng Oanh (2015), Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý
thu, chi ngân sách nhà nước tại Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc
sĩ, Đại học Đà Nẵng.
80


[12]. Đoàn Công Tâm (2014), Quản lý ngân sách nhà nước cấp phường ở quận
Hà Đông, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính Trị - Hành Chính quốc
gia Hồ Chí Minh.
[13]. Phạm Văn Thịnh (2011), Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách nhà
nước huyện Phù Cát, Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng.
[14]. Nguyễn Văn Tuyến (2007), Giáo trình Luật Ngân sách nhà nước, Nhà
xuất bản Tư pháp.
[15]. Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú (2017), Báo cáo quyết toán ngân sách

năm 2016, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
[16]. Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú (2016), Báo cáo quyết toán ngân sách
năm 2015, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
[17]. Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú (2015), Báo cáo quyết toán ngân sách
năm 2014, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
[18]. Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú (2014), Báo cáo quyết toán ngân sách
năm 2013, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
[19]. Mẫn Quý Yên (2012), Quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện
Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2008 – 2012, Luận văn thạc sĩ, Đại học Thái
Nguyên.

81



×