Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

THÀNH PHẦN hóa học cây TRÁM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.77 MB, 33 trang )

CHUYÊN ĐỂ: TỔNG QUAN THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY TRÁM
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chi Trám (Canarium) là một chi lớn thuộc họ Burseraceae có khoảng trên 100
loài, trong đó 75 loài phân bố chủ yếu khu vực rừng nhiệt đới Châu Á và Châu Thái
Bình dương. Ở châu Phi, các loài thuộc chi Trám phân bố chủ yếu ở miền Nam
Nigeria, cộng hòa Madagascar và cộng hòa Mauritius. Ở châu Á chi Trám phân bố
chủ yếu Ấn Độ, miền nam Trung Quốc, Malaixia, Việt nam, và Philipin .
Theo thống kê hiện nay có tám loài phân bố chủ yếu ở các vùng Đông Nam
Châu Á, Úc, và Thái Bình dương, các loài này chủ yếu dùng qủa để làm thực phẩm
đó là: C. indicum phân bố ở Đảo Solomon Ghi nê và Indonesia; C. ovatum phân bố
ở Philipin; C. vulgre (Indonesia); C. salomonense (Đảo Solomon); C. harvey (Đảo
Solomon, Vanuatu); C. lamii, C. decumanum, C. kaniense (Papua New Guinea
thuộc phía nam Châu Đại Dương) .
Ở Úc, quả của loài Canarium odontophyllum rất được ưa dùng vì quả này bổ
dưỡng mang hương vị thơm ngon, có chứa protein, lipit và các cacbohyđrat. Đây là
loại quả có giá trị thương phẩm cao trên thị trường.
Ở các nước Đông Nam Á, nhân dân thường dùng quả của một số loài Trám làm
thực phẩm như: ở Trung Quốc Dùng quả Trám đen và Trám trắng thuộc hai loàiC.
pimela và C. album); Indonesia và Phillipin: quả Trám thuộc hai loà C. indicum và C.
ovatum; Malaixia: quả dabai thuộc loài C. ondotophyllum. Ngoài ra hạt Trám được sử
dụng để sản xuất dầu điển hình là dầu từ hạt của loài C. luzonicum.
Ở Việt nam tùy địa phương mà tên gọi của Trám là khác nhau ví dụ: Trám là
tên gọi ở miền Bắc, Mác cơm (miền Trung), Cà na (miền Nam). Tên chữ Hán trong
các sách thuốc: Sơn lãm, cảm lãm, gián quả, thanh quả v.v... Lâu nay, Việt nam
thường được biết đến với hai loại phân biệt qua màu vỏ của hai cây khác nhau là
Trám trắng và Trám đen .

1


Trám hồng (trám ba cạnh) - Canarium bengalense: Vỏ cây trám hồng là


thành phần chính trong bài thuốc chữa ung thư của dòng họ Hoàng tại tỉnh Yên bái,
tuy nhiên đây là loài có rất ít thông tin được công bố tại Việt Nam cũng như trên
thế giới về cả thực vật học, thành phần hóa học cũng như tác dụng sinh học .
Theo các tài liệu chúng tôi thu thập được, những nghiên cứu về thành phần hóa học
đã được công bố chủ yếu trên các đối tượng thuộc các loài gồm C. album, C.
schweinfurthii, C. indicum, C. odontophyllum, và C. pimela. Tuy nhiên các nghiên
cứu tập trung chủ yếu ở bộ phận dùng là quả (vỏ quả, thịt quả, và hạt), một số từ lá.
Liên quan đến tác dụng sinh học của các chất được phân lập chủ yếu là các tác
dụng chống oxi hóa, chống viêm, chống dị ứng, và chống ung thư.
Việc tìm hiểu các kết quả nghiên cứu liên quan đến cấu trúc và tác dụng sinh học
một số loài trám đã công bố trong những năm gần đây của các tác giải trong và ngoài
nước là rất cần thiết để góp phần hoàn thiện luận án “Nghiên cứu thành phần hóa học
và một số tác dụng dược lý của cây Trám hồng” Canarium bengalense Roxb.

2


II. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC ĐÃ ĐƯỢC TIẾN
HÀNH TRÊN MỘT SỐ LOÀI CANARIUM L.
2.1. Trám trắng - Canarium album L.
2.1.1. Nghiên cứu trong nước.
Theo Phạm Hoàng Hộ, C. album phân bố rộng rãi ở Việt Nam và có nhiều ở
miền nam Trung Quốc. Quả và rễ của loài này được nhân dân quen dùng để giải
độc, chữa bệnh ỉa chảy và viêm da [1].

Hình 1: cành cây trám trắng mang quả ở Trung Quốc.
(hình trích trong tài liệu Chinese Field herbalium 2009)
Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, trong quả Trám trắng có 1,2% chất protit, 1% chất
béo, 12% chất hydrat cacbon, 0.204% canxi, 0.06% photpho, 0.0014% chất sắt, và
0.021% vitamin. Trong nhân quả Trám trắng có khoảng 50-65% chất dầu béo. Nhựa

trám là dạng chất mềm, màu vàng nhạt, nhưng nhiều khi có màu sẫm đen là do các
cành lá, vỏ lẫn vào. Có mùi thơm dễ chịu, nếu đun nóng dễ chảy lỏng. Nhựa trám
thường chứa khoảng 18-30% tinh dầu [2].
Năm 2001, Trần Đình Thắng và cộng sự đã nghiên cứu lá cây Trám trắng ở
Thanh Chương, Nghệ An kết quả cho thấy [4,32].
* Hợp Chất brevifolin

3


Phổ UV của brevifolin cho hấp thụ cực đại tại các bước sóng λ EtOH
max nm: 278, 350, 364.
Phổ khối va chạm electron (EI – MS) của brevifolin (Hình 2) cho công thức phân
tử C12H8O6, pic ở m/z 220 (M+ - CO) xuất hiện là sự cắt mạch loại 1 nhóm CO, tiếp
theo là các pic m/c 192 (M+ - 2CO), m/z 164 (M+ - 3CO) xuất hiện do cắt mạch loại
lần lượt 2 nhóm CO, 3 nhóm CO.
Phổ 1H – NMR của brevifolin (Hình 2) cho 3 tín hiệu, trong đó 1 tín hiệu singulet
ở δ = 7,25 ppm tương ứng với một hidro (1H, s) ở nhân thơm, 1 tín hiệu δ = 2.35
ppm tương ứng với 2 hydro (2H, m) nhóm CH 2 ở gần nhóm xeton hơn và 1 tín
hiệu δ = 3.20 ppm tương ứng với 2 hidro (2H, m) nhóm CH2 ở xa nhóm xeton hơn.
Phổ 13C – NMR của brevifolin (Hình 2) có 12 tín hiệu cho thấy có 12 tín hiệu cho
thấy có 12 nguyên tử các bon.

Hình 2: cấu trúc hóa học của Brevifolin
O
5

HO

12


O

6

11

1

4

7
3

HO

O
10

2

9
8

OH
Brevifolin

* Chất hyperin.
Phổ UV của hyperin (Hình 3) cho sự hấp thụ cực đại tại các bước sóng λ EtOH
max

258nm đặc trưng cho hệ thống benzoyl của vòng A gây nên và 362nm đặc trưng
cho hệ thống xinamoyl của vòng B gây nên.
Phổ khối va chạm electron (EI-MS) của mẫu đúng như phổ chuẩn của hyperin như trên
phổ chỉ thể hiện cho công thức C 15H10O7 (phần đường đã bị thuỷ phân) và các mảnh
chìa khoá m/z 274 (M+ - CO), m/z 245 (M+ - CO – CHO), m/z153, m/z137, m/z109.

4


Hình 3: cấu trúc hợp chất axit ellagic
OH
HO

O

OH
O

O

OH

OH

O

Hyperin

OH
HO


OH

* Hợp chất axit ellagic.
Phổ UV của axit ellagic (Hình 4) cho hấp thụ cực đại tại các bước sóng λ EtOH
max 258, 365 nm.
Phổ IR của axit ellagic cho hấp thụ đặc trưng: 3384 (νOH), 1716 (νC=O), 1616, 1449, 1339, 1054, 758.
Phổ khối va chạm electron (EI – MS) của axit ellagic cho công thức phân tử
C12H6O8. Pic m/z 274 (M+ - CO) xuất hiện do sự cắt mạch loại 1 nhóm CO, tiếp
theo là các pic m/z 192(M+ - 2CO), m/z 164 (M+ - 4CO) xuất hiện do cắt mạch lần
lượt loại 2 nhóm CO, 4 nhóm CO.
Phổ 1H – NMR của axit ellagic (Hình 16 ) Phổ 1H – NMR của brevifolin (Hình 9) cho 1
tín hiệu singulet ở δ = 7.10 ppm tương ứng với 2 hidro đối xứng (2H, s) ở nhân thơm.
Phổ 1C – NMR của axit ellagic cho 7 tín hiệu, nhưng phân tử axit ellagic đối xứng
nên có 14 nguyên tử cacbon.
2.1.2. Các nghiên cứu ngoài nước.
2.1.2.1. Tinh dầu.
Thành phần hóa học chủ yếu của tinh dầu là sabinen (45%), tecpinen
(16.7%), tcpineol (10.8%), pinen (9%)…Sau khi cất tinh dầu còn lại chất côlôphan
(tan tốt trong ete và tan một phần trong ethanol). Chất nhựa trám được tiêu thụ trên
thị trường quốc tế với tên thương mại là Elemi.

5


Năm 2007, nhóm tác giả thuộc Đại học Sun Yat-Sen, Quảng Đông, Trung Quốc
là Xie và Lu đã dùng phương pháp sắc ký khí kết hợp sắc ký khối phổ để phân tích
thành phần tinh dầu từ lá cây C. album, kết quả cho thấy có 46 chất trong đó các chất
chính gồm trans-3-hexenol (36.58%), isoaromadendrene (16.26%), β-caryophyllene
(6.51%), hexanal (5.66%), isohexanol (4.92%), 2-ethoxypropane (4.78%), cis-2peneten-1-ol (3.10%), cis-3-hexenyl acetate (2.89%), me salicylate (2.32%) ... .

2.1.2.2. Nhóm chất phenolic.
Trước đây nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa đặc tính sinh
học và hợp chất phenol. Tuy nhiên hiện nay các báo cáo về phân tích xác định
thành phần hóa học của các chất thuộc nhóm phenolic phân lập từ các bộ phận như
quả, hạt, và vỏ thân... của cây Trám trắng rất ít [13,18].
Năm 1990, Ito M. và các cộng sự của Trung tâm nghiên cứu thuốc Taisho,
Viện nghiên cứu dược liệu Nhật Bản, và Học viện Y học Trung Quốc cùng phối
hợp nghiên cứu và công bố các chất phenol chiết từ phân đoạn ethyl acetat của lá
và thân trám trắng có tác dụng bảo vệ gan gồm brevifolin, hyperin, ellagic acid .
Năm 1999, hai chất thuộc nhóm phenol là gallic acid và axit 3,3′-di-Omethylellagic đã được phân lập từ C. album. Cũng trong năm 1999, các nhà khoa học
Trung Quốc đã công bố các chất phân lập từ quả của cây C. album gồm hai chất
coumarin là scoparone và scopoletin và hai chất thuộc nhóm phenolic là (E)-3,3'dihydroxy-4,4'-dimethoxystilbene và gallic acid. Những nghiên cứu gần đây nhất [34].
Năm 2007 một số chất chiết được từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây C.
album đã được công bố bởi các tác giả chen R thuộc đại học Nam Ninh, Trung
Quốc trong đó có mặt của các hợp chất phenol như gallic acid, ethyl gallate,
scopoletin, amentoflavon, và quercetin [9].
Năm 2009 Xiang Z thuộc Đại học Chongging công bố các cấu trúc hóa học nhóm
phenol phân lập từ quả khô của loài C. album bao gồm gallic acid, axit 3,4-dihydro
benzoic, axit pyrogallic, axit 2-hydroxy benzoic, axit ellagic, và ethyl gallate [36].

6


Năm 2009, He Zhiyong and Xia Wenshui dùng phương pháp sắc ký lỏng
hiệu năng cao phối hợp với khối phổ phát hiện sự có mặt của nhiều chất phenol
trong dịch chiết aceton của thịt quả cây C. album (Sơ đồ 1) .

Sơ đồ 1. Sơ đồ sắc ký lỏng hiệu năng cao dịch chiết aceton của C. Album Trung
Quốc phát hiện ở bước sóng 280 nm.
a


So sánh với chất chuẩn; b So sánh với tài liệu tham khảo; c Hexahydroxydiphenoyl.

Hàm lượng các chất phenol trong quả cũng đã được định lượng (xem Bảng 1).

Bảng 1: Kết quả định lượng các chất phenol trong quả cây C. album.

7


a

Hàm lượng axit gallic; b Hàm lượng hyperin; c Hàm lượng các chất phenol toàn phần.

d

Phương pháp xác đinh dựa theo Folin–Ciocalteau (mg GAE/100 g trọng lượng tươi).

Từ lá, cành con, và vỏ thân của cây trám trắng C. album, một số chất nhóm
tanin đã được phân lập bao gồm catechin, epicatechin, gallocatechin, epigallocatechin,
catechin gallate, epicatechin gallate, gallocatechin gallate, và epigallocatechin gallate.
Ngoài ra, 2 chất procyanidin và prdelphinidin cũng đã được phân lập. Cấu trúc hóa
học của các chất này đã được xác định dựa trên phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H and 13
C NMR và sắc ký khối phổ ,Hàm lượng các chất phenol toàn phần trong lá, cành, và
vỏ thân đã được xác định, tuy nhiên hàm lượng hợp chất phenol toàn phần trong lá cao
nhất. Cấu trúc hóa học của các hợp chất nhóm phenolic được tổng hợp và đưa ra ở
Hình 4 và 5 [19,39].

8



Hình 4: Cấu trúc hóa học của flavan-3-ol (a) monomer và (b) polymer từ cây C. album.

Hình 5: Cấu trúc của các chất nhóm phenol phân lập từ lá, thân, và quả cây C. album.
Bảng 2: Hàm lượng phenol toàn phần và tannin được làm giàu trong dịch chiết của
lá, cành, và vỏ thân cây C. album.
Mẫu

a

Hàm lượng các chất
phenol toàn phần

b

Hàm lượng cao
tannin toàn phần



164.39 ± 14.67

117.70 ± 9.39

Cành con

161.99 ± 13.07

48.99 ± 2.40


9


Vỏ thân
a

54.96 ± 3.12

39.98 ± 3.05

Sử dụng tannic acid làm chất chuẩn; b sử dụng các tanin tinh chế từ lá làm chất chuẩn.

2.1.2.3. Nhóm chất triterpen.
Năm 1989, Tamai M và cộng sự của ông đã nghiên cứu thành phần hóa học
của Canarium album và đã phát hiện 2 triterpen mới là urs-12-ene-3 alpha, 16 betadiol và olean-12-ene-3 alpha, 16 beta-diol .
Ngoài ra năm 2007 các tác giả thuộc đại học Nam Ninh, Trung Quốc đã thông
báo sự có mặt của β-sitosterol từ phân đoạn ethyl acetat của lá cây C. album .
Năm 2009, Xiang và cộng sự trường đại học Chonggin, Trung Quốc đã chiết
tách phân lập, và xác định cấu trúc của 5 chất thuộc khung triterpen từ quả cây C.
album bao gồm α-amyrin, β-amyrin acetate, α-amyrin, oleanolic acid, và βamyrenone. Cấu trúc của các triterpen xem hình 6 [12,35].

Hình 6: Cấu trúc hóa học của các triterpen phân lập từ cây C. album.
2.2. Trám Châu phi - C. schweinfurthii Engl. (hay C. chevalieri, C. velutinum)

10


Hình 7: quả Trám Châu phi C. schweinfurthii.
Atawodi SE chụp (trích trong tài liệu: Advances in Biological Research 2010)
C. schweinfurthii, Engl. thường được biết đến với tên Trám Châu Phi hay

Olive Châu Phi, người dân địa phương gọi là Atile và Odah. Cây có chiều cao
khoảng 4-5m, phân bố rộng rãi ở rừng nhiệt đới miền Tây, Nam, và Trung Châu
Phi. Quả, thân, và vỏ thân được dùng để chữa ho, bệnh phụ khoa, viêm nhiễm. Vỏ
quả giữa làm thực phẩm và dùng để chiết tách dầu trám. Vỏ quả giữa của cây Trám
Châu Phi chứa 68% lipid tự do dạng lỏng, 14% lipid .
Năm 2010, các tác giả thuộc trường Đại học Ahmadu Bello ở Nigeria đã sử
dụng pp sắc ký lỏng hiệu năng cao kết hợp sắc ký khối phổ để phân tích thành phần
hóa học của các chất phenol có trong dầu của vỏ quả giữa của cây C. Swheinfurthii.
Các chất này có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả như vậy việc sử dụng vỏ quả
giữa của cây Trám Châu Phi, nguồn thực phẩm giàu các chất phenol, có thể có vai
trò tích cực trong ngăn chặn và phòng các bệnh ung thư và các bệnh gây ra bởi các
tổn thương do quá trình oxi hóa gốc tự do trong cơ thể (Hình 8).

11


Hình 8: cấu trúc hóa học của các chất nhóm phenol trong dầu của vỏ quả giữa loài
C . swheinfurthii.
Năm 2005, một nhóm tác giả người Pháp thuộc Đại học Bangui đã có những
nghiên cứu ban đầu về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của tinh dầu Trám
Châu Phi. Những chất chất chính bao gồm octylacetate (60%) và nerolidol (14%),
ngoài ra cón có mặt của 15 chất khác, tham khảo Bảng 3 .
Bảng 3: Thành phần hóa học của tinh dầu C . swheinfurthii.

a

Dựa theo thứ tự các chất rửa giải từ cột mao quản được bao bằng chất DB-1 của sắc ký khí .

12



3.3. Trám đen - Canarium tramdenum (hay C. pimela hoặc C. nigrum Engl)

Hình 9 : Trám Đen - C. Tramdenum ở Inđônêxia.
Zhao DX chụp (trích từ tài liệu Southern Horticulture 2009)

3.3.1. Các nghiên cứu trong nước.
Năm 2000, Trần Đinh Thắng và cộng sự đã nghiên về cây trám đen thu hái ở Thanh
Chương Nghệ An cho thấy:
Các hợp chất từ tinh dầu lá trám đen.
Tinh dầu lá Trám đen gồm hỗn hợp 26 thành phần và đã nhận diện 22 cấu tử. Kết
quả được dẫn ra ở bảng [4].
Bảng 4: Thành phần hoá học của tinh dầu lá trám đen
TT

Hợp chất

Hàm lượng %

1.

α - Pinen

13,28

2.

3 - Thujen

1,09


13


3.

β - Pinen

1,29

4.

α - Phellandren

28,15

5.

∆3 – Caren

10,31

6.

p – Mentha – 1(7) - 3 – dien

7,37

7.


p – Cymen

5,35

8.

p – Mentha – 1,4 (8) – dien

0,26

9.

∆2 – Caren

0,40

10.

p – Mentha – 8 – en, 3 - metylen

0,14

11.

Bicyclo[3,1,0] hexan – 2 - ol, 2 – metyl –5
- (1 - metyletyl)

0,09

12.


p-Meth-3-en, 2-isopropenyl-1-vinyl

0,16

13.

Copaen

0,16

14.

Patchulen

0,27

15.

α - Caryophyllen

0,59

16.

1β, 4βH, 10βH – Guaia – 5,11 - dien

1,30

17.


Humulen

1,83

18.

Germacren D

1,84

19.

4β, 5α - Eremophila – 1(10), 11 - dien

1,08

20.

Guaia – 1(5), 11 – dien

15,72

21.

Caryophyllen oxit

0,46

22.


(-) – Spathulenol

0,24

14


Trong tính dầu lá cây Trám đen các monotecpenoit. Các monotecpen hydrocacbon
α - phellandren (28,15%), α - pinen (13,28%), ∆3 – caren (10,31%) và p – mentha –
1(7) - 3 – dien (7,37%) là các hợp chất chính.
Các hợp chất tinh dầu từ nhựa khô trám đen.
Nhựa khô trám đen chưng cất lôi cuốn hơi nước cho tinh dầu với hiệu suất 0,12%.
Tinh dầu thu được có màu vàng nhạt, sánh. Các cấu tử nhận biết được dẫn ra trong bảng

Bảng 5: thành phần hoá học của tinh dầu nhựa khô Trám đen
TT

Hợp chất

Hàm lượng
(%)

1.

3 – Thujen

1,32

2.


p-Cymen

0,58

3.

p-Meth-3-en, 2-isopropenyl-1-vinyl

6,36

4.

α-Cubeben

1,35

5.

Copaen

23,18

6.

α - Caryophylen

2,36

7.


Humulen

1,33

8.

1H - Cycloprop[e]azulen,decahydro -1, 1, 7trimetyl – metylen.

0,47

9.

Germacren D

1,62

10.

Isoleden

4,91

11.

Cadina-4,9-dien

6,19

15



12.

τ - Cadinen

12,3

13.

Cadina -1(10), 4 - dien

6,09

14.

Cadina -1,3,5 –trien

1,43

15.

1β, 4βH, 10βH – Guaia – 5,11 – dien

2,05

16.

1H-Cyclopro[e]azulen – 7 - ol, decahydro
-1,1,7 – trimetyl-4-metylen


4,56

17.

α - Longgipinen

0,88

18.

1,4-Methanoazulen,
trimetyl-9 - metylen

19.

(-)-Spathulenol

4,90

20.

5 – Azulenemethanol, 1, 2, 3, 4,5α ,6 ,7 , 8-

1,37

decahydro-4,8,8-

1,70


octahydro- α, α, 3β, 8β - tetrametyl-, axetat
21.

(+)- Leden

0,43

22.

Cadala-1(10),3,8-trien

0,62

23.

4,7,10,13,19 – Docosahexadenoic, metyl este.

0,55

Trong tinh dầu nhựa khô trám đen chứa chủ yếu là secquitecpen (monotecpen đã
bay hết). Thành phần chính của tinh dầu là copaen (23,18%); τ - cadinen (12,3%);
p-meth-3-en, 2-isopropenyl-1-vinyl (6,36%); cadina-4,9-dien (6,19%); và cadina
-1(10),4-dien (6,09%).
Các hợp chất từ vỏ thân cây trám đen.
Vỏ thân cây Trám đen chiết bằng cloroform ở nhiệt độ phòng, Lọc lấy dịch chiết,
thu hồi dung môi. Dịch chiết chứa hơn 35 cấu tử, trong đó có 24 cấu tử được xác
định. Kết quả được trình bày ở bảng 6.

16



Bảng 6: thành phần hoá học của dịch chiết vỏ cây trám đen
TT

Hợp chất

HL(%)

1.

α - pinen

4,83

2.

Đồng phân của thujen

0,27

3.

3 – Thujen

0,48

4.

α - Phellandren


2,02

5.

∆3 – Caren

3,22

6.

p – Cymen

5,99

7.

Thujol

0,68

8.

2, 3 – Epoxycaran

0,19

9.

Bicyclo[3,1,0] hex - 2 - en - 2- ol, 2 – metyl –5 - (1 –
metyletyl)


0,33

10.

p – Menth – 3 – en, 2 – isopropenyl – vinyl

3,83

11.

Copaen

2,77

12.

Caryophyllen

2,16

13.

3,5 – Heptadienal, 2-etyliden -6- metyl

0,42

14.

Humulen


1,30

15.

(+) – Epi – bicyclosesquiphellandren

0,44

16.

1-Propen, 2 –niro-3(1- cyclooctenyl)

3,12

17


17.

p – Menthan, 1,2,8,9 - diepoxy

1,54

18.

τ -Muurolen

3,31


19.

Germacren-D

3,51

20.

Isoleden

2,09

21.

Cadina – 4,9- dien

2,81

22.

τ- Cadinen

5,74

23.

Cadina – 1,3,5 - trien

1,41


24.

(-) - Spathulenol

3,98

Thành phần hoá học của dịch chiết cloroform chủ yếu là monotecpen và
secquitecpen. Thành phần chính là p – cymen (5,99%), τ - cadinen (5,74%), α pinen (4,83%), spathulenol (3,98%).
Các hợp chất tinh dầu từ nụ non Trám đen
Nụ non Trám đen chưng cất lôi cuốn hơi nước tinh dầu này có màu xanh da trời
nhạt, mùi rất thơm, dễ chịu, loãng hơn tinh dầu lá. Tinh dầu này chứa khoảng 30 thành
phần, trong đó 16 thành phần được nhận diện. Kết quả được ở trình bày ở bảng 7.
Bảng 7: Thành phần hoá học của tinh dầu nụ non trám đen
TT

Hợp chất

Hàm lượng (%)

1.

β - Pinen

25.19

2.

Phenol, 2,6 – dimetoxy

1,97


3.

α - Copaen

2.51

4.

Methylbenzoat

4,41

5.

Terpinen – 4 – ol

4,95

18


6.

β – Caryophyllen

7,25

7.


γ - Elemen

11,0

8.

α - Humulen

1,10

9.

allo- Aromadendren

0,72

10.

Aromadendren

1,34

11.

δ - Cadinen

2,17

12.


Germacren B

3,70

13.

Caryophyllen oxit

1,34

14.

α - Farnesen

0,92

15.

Valerenol

0,90

16.

Axit panmitic

1,63

Thành phần chính của tinh dầu nụ non trám đen là β - pinen (25,19%), γ - elemen
(11%), β - caryophyllen (7,25%) và terpinen – 4 – ol (4,95%).

Các hợp chất từ cành cây Trám đen.
Năm 2007, Trần Đình Thắng và cộng sự đã Tách và xác định cấu trúc của
genkwanin và β-sitosterol-3-O-β-D-glucopyranzit từ cành cây trám đen [5].

3.3.2. Các nghiên cứu ngoài nước.
Trám đen còn được biết đến dưới một số tên khác như là: C. pimela và C.
Nigrum, quả oliu đen Trung Quốc. Loài này phân bố phổ biến ở miền Nam Trung Quốc
và các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới của Đông Nam Á. Liên quan đến những ứng
dụng trong dược lý và ngành công nghiệp thực phẩm, quả Trám đen đã được dùng phổ

19


biến như là thuốc cổ truyền Trung Quốc với các tác dụng cầm máu và tiêu đờm, thanh
nhiệt, bệnh ngoài da, chống viêm và giảm đau. Dầu chiết tách từ quả là một dạng dầu
thực vật dùng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Nhựa trám đen có thành phần
côlôphan chiếm 50-65%. Trám đen là loại cây cho quả dùng phổ biến ở Trung Quốc
nhưng lại rất ít tài liệu nghiên cứu về thành phần hóa học cũng như giá trị dinh dưỡng
của nó [8,40,42].
Năm 2011, nhóm tác giả Lv, Z. C. và cộng sự đã phân tích thành phần hóa
học trong nhân quả Trám đen. Kết quả cho thấy hàm lượng cao chất béo (59.7%),
protein (23.9%), và các axit amino cần thiết, kali, magiê, và iốt. Ngoài ra, thành phần
hóa học còn có mặt axit oleic, axit linoleic, axit palmitic... xem chi tiết Bảng 8 [22].
Bảng 8: Thành phần và hàm lượng của các chất trong hạt quả Trám đen
Axit béo (% Axit béo toàn phần)
Axit myristic (C14:O)

0.030 ± 0.001

Axit pentadecanoic (C15:0)


Trb

Axit palmitic (C16:O)

24.8 ± 0.05

Axit palmitoleic (C16:1)

0.13 ± 0.01

Axit heptadecanoic (C17:O) 0.12 ± 0.01
Axit stearic (C18:O)

4.81 ± 0.01

Axit oleic (C18:1)

43.0 ± 0.01

Axit linoleic(C18:2)

26.5 ± 0.04

Axit linolenic (C18:2)

0.20 ± 0.01

Axit arachidic (C20:0)


0.29 ± 0.01

Axit Eicosenoic (C20:1)

0.16 ± 0.01

Các axit amin thiết yếu (g/100 protein)

20

Mẫu đối chứng của


FAO/WHO (1991)
Isoleucin

3.78 (135)b

2.8

Leucin

6.80 (103)

6.6

Lysin

2.37 (41)


5.8

Methionin

2.13

Phenylamin

4.55

Methionin + cystin

4.67 (187)

2.5

Phenylalamin + cystin

7.21 (115)

6.3

Threonin

3.19 (94)

3.4

Valin


4.85 (139)

3.5

Tryptophan

1.06 (97)

1.1

Alanin

3.43

Arginin

12.54

Axit asparrtic

8.57

Cystin

2.54

Axit glutamic

21.0


Glycin

5.03

Histidin

2.25

Prolin

2.01

Serin

4.20

Tyrosin

2.66

21


Hàm lượng chất khoáng (mg/100g)
K

770 ± 0.2

Ca


216 ± 0.5

Na

39.9 ± 0.6

Mg

602 ± 0.3

Fe

6.18 ± 0.01

Mn

5.58 ± 0.01

Zn

3.70 ± 0.03

Cu

0.96 ± 0.01

3.4. Canarium odontophyllum Miq. Dabai.
Canarium odontophyllum (Hình 10), người Sarawak Malaixia thường gọi là Dabai,
là loài trám có quả ngon và bổ dưỡng có hương vị như quả lê tàu. Cùi thịt của nó ăn
được sau khi ngâm vào nước ấm. Quả chứa protein, lipit và các cacbohyđrat, làm

cho nó trở thành một loại quả có giá trị. Hàm lượng axit ascorbic trong quả rất thấp
tuy nhiên lại rất giàu các khoáng chất và nguyên tố vi lượng như Kali (325 mg/100
g), phốt pho (65 mg/100 g), canxi (200 mg/100 g), và magiê (106 mg/100 g). Quả
dabai cũng chứa hàm lượng protein cao (3.8%), carbohydrat (22.1%), và chất béo
(26.2%). Hàm lượng chất béo trong quả dabai cao hơn trong quả lê tàu (25%) và
oliu (23%) .

22


Hình 10: A) Quả C. ondotophyllum (dabai) và (B) quả dabai bổ đôi.
(Voon BH chụp, trích từ Asia Pacific Journal Clinical Nutrition 1999)
Gần đây tác giả Shakirin và cộng sự đã công bố tác dụng chống oxy hóa và mối liên
quan với hàm lượng polyphenol cao trong quả dabai. Nghiên cứu sâu về thành phần
hóa học của các hợp chất phenol cũng như mối liên quan đến khả năng chống oxy hóa
của quả dabai đã được các tác giả người Malaisia công bố năm 2011 [26,29].
Năm 2011, nhóm tác giả người Malaisia đã công bố liên quan đến thành
phần dinh dưỡng và đặc tính chống oxi hóa của quả dabai. Sự có mặt của nhóm
chất chính carotenoid trong quả dabai quyết định tác dụng chống oxi hóa của vỏ
quả, thịt quả, và hạt. Các chất thuộc nhóm carotenoid được xác định bằng phương
pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao, bao gồm (1) all-trans-lutein; (2) 9-cis-lutein; (3)
13-cis-lutein; (4) di-cis-β-caroten; (5) 15-cis-β-caroten; (6) 9-cis-β-caroten; (7) all-

23


trans-β-carotene and (8) 13-cis-β-caroten. Hàm lượng các chất này được đưa ra
trong Bảng 9 [10].
Bảng 9: Hàm lượng các chất carotenoid trong vỏ, thịt, và hạt quả dabai (C. ondotophyllum).


III. THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA LOÀI CANARIUM BENGALENSE
Trám hồng, Trám cạnh - Canarium bengalense (hình 11)

Hình 11: cành mang quả cây Trám hồng chụp tại Lục Yên, Yên Bái.

24


3.1. Các nghiên cứu trong nước.
Nguyễn Xuân Dũng và cộng sự đã nghiên cứu tinh dầu lá của cây trám hồng ở
vùng đồi xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An cho thấy: Thành phần
hoá học của tinh dầu lá trám hồng (C. bengalense Roxb.): sabinen (15,9%), βcaryophyllen (17,5%), epi-bicyclosesquiterpen (10,4%. Thêm vào đó là lượng đáng kể
của ∆3-caren (3,6%), p-cymen (3,7%), γ-terpinen (6,2%), terpinen-4-ol (3,7%), αhumulen (3,1%), germacren B (2,6%), γ-elemen (7,3%), caryophyllen oxit (2,0%) và
τ-muurolol (1.8%), trong khi đó các hợp chất còn lại có hàm lượng nhỏ hơn 1% [31].
3.2. Các nghiên cứu trên thế giới.
Theo các tài liệu mà chúng tôi thu thập được, cho đến nay có duy nhất một nghiên
cứu về thành phần hóa học của vỏ cây Trám hồng do các nhà khoa học người Trung
Quốc công bố năm 2003. Các chất được phân lập và xác định cấu trúc thuộc nhóm
phenolic gồm gallic acid (1), elgallate (2), gallincin (3), ellagic acid (4) and
1,2,3,4,6-penta-O-galloyl-β-D-glucopyranose (5) [41]

Hình 12: cấu trúc các hợp chất chiết được từ vỏ cây Trám hồng.
V. TỔNG QUAN VỀ TÁC DỤNG SINH HỌC
Tác dụng sinh học của một số loài thuộc chi Trám đã và đang được quan tâm
nghiên cứu gần đây chủ yếu liên quan đến khả năng chống oxi hóa, kháng khuẩn,
bảo vệ gan trên in vitro, tác dụng giảm đau và chống viêm. Các báo cáo về tác dụng
sinh học trên chủ yếu đề cập đến quả và các phần khác nhau của quả như là vỏ, thịt,
và hạt của quả Trám. Tuy nhiên cũng có một số tài liệu công bố tác dụng của vỏ

25



×