Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Nghiên cứu về thành phần côn trùng bắt mồi trên cây rau họ hoa thập tự và đặc điểm hình thái, sinh học của loài bọ đuôi kìm chân khoang bắt mồi euborrellia annulipes (lucas, 1847) tại phường xuân hòa thị xã phúc yên tỉnh vĩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.69 KB, 58 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN

===sa£ŨG3===

NGUYỄN THỊ HOA

NGHIÊN CỨU VÈ THÀNH PHẦN CÔN TRÙNG BẮT MỒI
TRÊN CÂY RAU HỌ HOA THẬP Tự
VÀ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, SINH HỌC CỦA LOÀI BỌ
ĐUÔI KÌM CHÂN KHOANG BẮT MỒI EUBORRELLIA
ANNULIPES

(LUCAS, 1847) TẠI PHƯỜNG XUÂN HÒA - THỊ
XÃ PHÚC YÊN
TỈNH VĨNH PHÚC

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC • • • •
Chuyên ngành: Động vật học
Nguòi hướng dẫn khoa học PGS. TS.

TRƯƠNG XUÂN LAM

HÀ NỘI, 2015

LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng biết ơn và sự kính trọng em xin gửi tới:


PGS. TS. Trương Xuân Lam - Trưởng phòng Côn trùng học thực nghiệm Viện sinh thái
và Tài nguyên sinh vật đã tận tình và nghiêm túc trong suốt quá trình hướng dẫn em hoàn
Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tôt nghiệp
thành luận văn này.
Em xin tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy cô giảng dạy tại Khoa sinh kỹ thuật nông
nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, cán bộ nghiên cứu tai phòng côn trùng thực
nghiệm của Viện Sinh Thái và Tài Nguyên Sinh Vật trong thời gian qua đã tận tình giúp đỡ
em trong quá trình học tập, nhiệt tình góp ý và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý trong nghiên
cứu giúp em thực hiện đề tài này.
Em xỉn chân thành cảm on!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và không sao chép từ bất cứ công trình nghiên cứu khoa học


nào đã công bố. Các tài liệu trích dẫn được chỉ rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ đã được
cảm ơn.

Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2
Hà Nội, thảng 5 năm 2015 Sinh viên

Nguyễn Thị Hoa

Khóa luận tôt nghiệp


STT

1
2

Kíhỉêu

BVTV
Trường ĐHSP Hà Nội 2
IT

CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Bảo vệ thực vật

Khóa luận tốt

ít nhất

3

NN

Nhiều nhất

4

TT

Trưởng thành


5

BĐK

Bọ đuôi kìm

6

CT

Công thức
MỤC LỤC

3.1.
3.1.1. Thành phần côn trùng bắt mồi trên rau họ hoa thập tự tại địa điểm nghiên

PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Thành phần côn trùng bắt mồi trên rau Họ hoa thập tự tại địa điểm

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Tỷ lệ thành phần loài côn trùng bắt mồi ghi nhân được trên rau họ hoa


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

MỞ ĐÀU

1. Lý do chọn đề tài
Ở các nước trên thế giới, sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn cho sức khỏe
con người và môi trường là hướng ưu tiên hàng đầu của ngành nông nghiệp từ rất sớm
của những năm đầu của thế kỉ XX, trong đó rau xanh là sản phẩm được quan tâm đặc
biệt về vệ sinh an toàn thực phẩm. Quy trình kĩ thuật trồng rau sạch, rau an toàn cho
phép kiếm soát tốt hơn nguyên liệu đầu vào, làm tăng năng suất, cho phép mùa canh
tác dài hơn, cung cấp sản phẩm an toàn hơn. Gần đây, đế chuẩn hóa tiêu chuấn về an
toàn trong quy trình sản xuất nông nghiệp, tổ chức những người bán lẻ và cung cấp ở
châu Âu EUREP (European Retail Products) đã công bố tiêu chuẩn EUREP GAP
(European Retail Products Good Agriculture Practice) cho thị trường này và hàng hóa
của các nước muốn vào nhũng nước châu Âu phải tuân thủ theo tiêu chuẩn này.
Việt Nam đã gia nhập AFTA và WTO. Thách thức lớn nhất trong thời đại chúng ta
là sản xuất và bán ra thực phấm an toàn đáp ứng nhu cầu cao trong nước và xuất khẩu
ra thế giới, trong đó rau xanh là mặt hàng hết sức quan trọng. Nhưng trên thực tế thì
các sản phẩm rau không an toàn vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tống sản lượng rau được tố
chức sản xuất trên địa bàn Hà Nội, một số nguyên nhân chính là do chưa có quy hoạch
vùng chuyên trồng rau, trồng rau theo lối truyền thống tự phát, đặc biệt là việc lạm
dụng thuốc, phân hóa học và chất kích thích sinh trưởng để trồng rau. Việc quy hoạch
xây dựng các khu chuyên sản xuất rau sạch, rau an toàn là một bước đột phá mới trong
việc phát triển nông nghiệp - nông thôn, đồng thời thúc đẩy việc áp dụng các quy trình
kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất rau an toàn đấp ứng được tiêu chuẩn của GAP (Good
Agriculture Practice - sản xuất nông nghiệp tốt) là những nguyên tắc được thiết lập
nhằm an toàn cho thực phẩm, an toàn cho người sản xuất, bảo vệ môi trường, truy
nguyên được nguồn gốc sản phẩm, đồng thời sản phẩm phải được đảm bảo an toàn từ
ngoài đồng đến khi sử dụng.


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp


Nước ta là một nước nông nghiệp với 80% dân số làm nông nghiệp nên năng suất
và chất lượng sản phấm nông nghiệp là vấn đề cốt lõi. Hiện nay, tình hình sâu bệnh
gây hại cho cây trồng đã làm đau đầu người nông dân cũng như các nhà khoa học
nông nghiệp. Đe bảo vệ cây trồng, đầu tư chăm sóc cho cây trồng đạt năng suất cao,
thuốc trừ sâu được nông dân sử dụng rộng rãi, khá phổ biến. Tuy nhiên, bên cạnh
những ưu điểm thuốc hóa học lại có tác dụng tiêu cực là gây ô nhiễm môi trường, ảnh
hưởng có hại đến sức khỏe con người. Tình trạng ngộ độc thực phẩm do thuốc bảo vệ
thực vật (BVTV) trên rau xanh đang ở mức nghiêm trọng, được cả xã hội quan tâm.
Các nghành chức năng đã và đang vào cuộc nhưng tình trạng trên vẫn không ngừng
thuyên giảm. Nhu cầu được sử dụng thưc phẩm an toàn, rau an toàn tăng cao nhưng
sản phẩm thực sự an toàn, được sự tin tưởng của người tiêu dùng vẫn chưa có nhiều.
Quan trọng hơn thuốc trù’ sâu còn có thế làm cho số lượng, thành phần các loài thiên
địch giảm sút nghiêm trọng. Tiêu diệt nhiều loài côn trùng có ích, một mắt xích quan
trọng của hệ sinh thái dẫn đến sự đảo lộn làm mất cân bằng sinh thái trong tự nhiên
tạo tính kháng thuốc của nhiều loài dịch hại, gây tái phát quần thể của một số loài sâu
bệnh hại thứ yếu trở thành chủ yếu. Xu hướng phòng trù’ sâu bệnh hại chủ yếu hiện
nay là tìm ra những biện pháp nhằm giảm tối thiểu ô nhiễm môi trường mà vẫn đem
lại hiệu quả kinh tế cao.
Trên nhiều cây trồng ở miền Bắc Việt Nam, các loài côn trùng bắt mồi mà đặc biệt
là các loại bọ đuôi kìm có vai trò quan trọng trong việc hạn chế số lượng nhiều loài sâu
hại nguy hiếm. Hiện nay, rau họ hoa thập tự được trồng nhiều ở miền Bắc, tập trung ở
Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Bắc Ninh... chiếm trên 50% sản lượng rau
cả nước. Biện pháp phòng trừ hiện nay hầu hết nông dân áp dụng là sử dụng thuốc
BVTV, số lần phun từ 7-20 lần/lứa rau tùy loại đã làm nguy cơ ngộ độc cấp tính, ngộ
độc mãn tính đáng báo động. VI vậy, vấn đề đáng được quan tâm hiện nay là việc duy
trì, bảo vệ và lợi dụng các loài thiên địch trong phòng chống sâu hại rau màu. Trong


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tôt nghiệp

những kẻ thù tự nhiên của sâu hại trên rau màu, bọ đuôi kìm được coi là thiên địch
quan trọng.
Ở Việt Nam, cho đến nay, những nghiên cứu về các loại bọ đuôi kìm là tương đối
ít. Nên việc nghiên cứu về loài này là hết sức cần thiết, nó không những cho phép
chúng ta bổ sung thêm các loài bắt mồi quan trọng, mà còn chỉ ra được đầy đủ hơn về
tính đa dạng và vai trò của nhóm này trong hệ sinh thái nông nghiệp. Hơn nữa những
nghiên cứu đặc điếm sinh học, sinh thái học của loài phố biến, nhất là những nghiên
cứu nhân nuôi để sử dụng chúng trên cánh đồng chưa được chú trọng và quan tâm.

Nhằm đáp ứng một số yêu cầu cần thiết và góp phần làm phong phú dẫn liệu
khoa học cho những vấn đề nói trên. Vì vậy, tôi tiến hành thực hiên đề tài: “Nghiên
cứu về thành phẩn côn trùng bắt mỗi trên cây rau họ hoa thập tự và đặc điếm hình thái,
sinh học của loài bọ đuôi kìm chân khoang bắt mồi Euborreỉlia annulỉpes (Lucas, 1847) tại
phường Xuân Hòa - Thị xã Phúc Yên - Tỉnh Vĩnh Phức”.
2. Mục đích nghiên cún
Nghiên cứu về thành phần loài côn trùng bắt mồi trên cây rau họ hoa thập tự và
đặc điểm hình thái, sinh học của loài bọ đuôi kìm chân khoang bắt mồi nhằm làm cơ
sở khoa học để sử dụng loài bọ đuôi kìm chân khoang bắt mồi trong phòng trừ sâu
hại, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu trên cây rau họ hoa thập tự.
3. Nội dung nghiên cún
-

Điều tra thành phần côn trùng bắt mồi trên rau họ hoa thập tự ở các điểm trồng rau
theo cách truyền thống tại Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh học của loài bọ đuôi kìm
chân khoang bắt mồi Euborrellỉa annulỉpes (Lucas)



Ảnh hưởng của thuốc trừ sâu lên loài bọ đuôi kìm chân khoang
bắt mồi Euborrellỉa annulipes (Lucas) tại cùng trồng rau an toàn ở
Xuân Hòa - Phúc Yên - Vĩnh Phúc.
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt
CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN cứu
1.1.Tình hình nghiên cún ở ngoài nước
1.1.1.

Các nghiên cún về thành phần loài côn trùng bắt mồi

Thành phần của thiên địch rất phong phú bao gồm các loài côn trùng bắt mồi,
ong ký sinh, nhện bắt mồi, nấm, vi khuan, virus. Việc xác định thành phần thiên địch ,
sự biến động số lượng, đánh giá vai trò của chúng là cơ sở khoa học trong việc sử dụng
chúng để phòng trừ dịch hại. Ở các vùng sinh thái khác nhau, số lượng các loài thiên
địch đã phát hiện được cũng khác nhau. Theo Blackman (1984), trong số gần 900 loài
côn trùng đã biết thì sâu hại chỉ chiếm trên 10% còn lại phần lớn là kẻ thù tự nhiên của
sâu hại (Esaki và Ishii ,1952) [17].
Flether (1891) [18] đã ghi nhận ở Anh có 48 loài thiên địch của sâu tơ, 20 loài thiên
địch của sâu khoang, trong đó Diptera có 5 loài, Hymenoptera có 15 loài. Goodwin
(2002), cho biết có 90 loài sử dụng trứng, sâu non, nhộng của sâu tơ làm vật mồi. Tại
Châu Ầu, thành phần thiên địch của các loài sâu hại cũng được các nhà khoa học quan
tâm nghiên cứu. Fao (1993), đã cho biết thành phần thiên địch trên rau họ hoa thập tự
ở Anh gồm 41 loài ong, 6 loài nấm và 6 loài virus. Morallo và Sayaboc (1992), đã phát
hiện tại Rumani tập đoàn ong bắt mồi là sâu tơ gồm 25 loài thuộc họ Ichneumonidae
và Braconidae. Theo Diana Roll (2004), sâu hại rau có 500 loài thiên địch, trong đó 70%
là loài đa thực, 20% là loài đa hẹp .
Gullan và cs (2000) [19] đã ghi nhận 7 loài bắt mồi quan trọng trên rau ít phun
thuốc trồng trong nhà kính gồm Chrysoperla earned, c. rufilabris, Chrysopa spp., ruồi ăn

rệp Aphidius matricariae và họ bọ rùa bắt mồi Hippodamia convergens.


Theo tập hợp kết quả nghiên cứu của Zhang và Liang (2000), có tới 19 loài ong và
34 loài bắt mồi ăn thịt khác là thiên địch của sâu xanh bướm trắng. Các loài bọ xít bắt
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt
mồi họ Riduviidae cũng đã được nghiên cứu rộng rãi. Ở Đông
Dương, Ivo Hodek (1973) đã công bố 14 loài bọ xít bắt mồi bao gồm họ Riduviidae có
11 loài thuộc 9 giống. Lane Greer (2000) [20], đã xác định vùng phân bố và xây dựng
khóa định loại cho các loài bọ xít bắt mồi thuộc giống Coranus. Risk và Brian (1995), đã
mô tả đặc điếm hình thái trứng của 24 loài thuộc họ bọ xít ăn sâu Riduviidae và mô tả
bọ xít non tuổi 1, tuổi 4 của 7 loài bọ xít bắt mồi thuộc họ này. Thành phần loài côn
trùng bắt mồi của các loai sâu hại trên rau họ hoa thập tự và các nghiên cứu nhân nuôi
một số loài côn trùng bắt mồi phố biến trong phòng trừ sinh học sâu hại rau ít phun
thuốc, nhà kính cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu, cụ thể là 61 loài côn trùng bắt
mồi là sâu hại rau họ hoa thập tự trồng trong các kiểu nhà lưới, nhà kính đã được ghi
nhận, trong đó có nhiều loài có khả năng sử dụng cho hiệu quả phòng trừ cao như loài
ong bắt môi, bọ xít bắt mồi Orỉorus sp. , và bọ mắt vàng Chrysoperla sp. (Leung, 2004)
[21].
Nhìn chung thành phần loài côn trùng bắt mồi của các loài sâu hại trên rau ít
phun thuốc họ hoa thập tự rất phong phú với hơn 60 loài bắt mồi phố biến ghi nhận
được như bọ rùa bắt mồi Propylea japonỉca, Harmonia axyrỉdỉs, Scỵmnus hojfmanni, ruồi
ăn rệp M. corollae và p. quadriýaasciatus, bọ mắt vàng Chrỵsoperla carnea và Chrysopa

oculata, bọ xít bắt mồi Orỉorus sp. , Coranus sp., Sycanus spp., cánh cứng bắt mồi
Cheilomenes spp., bọ đuôi kìm bắt mồi, ong vàng bắt mồi...vv nhiều loài đã được nhân
nuôi và sử dụng trong phòng trừ sinh học sâu hại rau ở nhiều nước trên thế giới.
1.1.2.


Các nghiên cún về biến động số lưọng của một số loài côn trùng bắt

A•

môi
Việc điều tra, nghiên cứu về biến động số lượng của các loài côn trùng bắt mồi
trên đồng ruộng có ý nghĩa rất lớn trong việc dự tính dự báo sự phát sinh, phát triển


của chúng, từ đó làm cơ sở cho việc lựa chon biện pháp phòng trừ thích hợp. Trong các
loài côn trùng bắt mồi của sâu tơ thì bọ xít bắt mồi là đối tượng phổ biến nhất. Nó có
Trường ĐHSP Hà Nội 2
Khóa luận tốt
mặt trên cánh đồng và hiệu quả diệt sâu tơ cũng khá


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

cao như ở Malaysia tỷ lệ diệt 29,5%, ở Nhật Bản cao nhất vào tháng 10 tỷ lệ
diệt tới 50% Riley, 1883) [22].
De Back (1974), đã nghiên cứu biến động số lượng trong thành và thiếu trùng
của 7 loài bọ xít thuộc 3 họ bao gồm: Acanthaspis pedestris, Edocla slateri,
Catamiarus

brevipennis,

Haematorrhophus


nigroviolaceous,

Neohaematorrhophus therasii, Rhinocoris fuscipes và loài R. marginatus trên cánh
đồng ở Tamil. Trong thời gian nghiên cứu từ tháng 9 năm 1984 đến tháng 7 năm
1986 các tác giả nhận thấy rằng biến động số lượng của các loài bọ xít bắt mồi này
có mối quan hệ với số lượng của vật mồi và phụ thuộc vào nhiệt độ, lượng mưa,
gió. số lượng của loài bọ xít Acanthaspỉs pedestrỉs thường đạt mật độ cao trong
tháng 9/1984 và tháng 3/1985. số lượng của loài bọ xít Edocla slaterỉ đạt mật độ cao
ở tháng 11/1984 và tháng 3/1985. Đối với các loài Catamiarus brevipennis đạt mật
độ cao vào tháng 4 hàng năm. Loài Haematorrhophus nigroviolaceous đạt mật độ
cao vào tháng 10/1984 và tháng 2/1985. Loài Neohaematorrhophus therasỉỉ đạt mật
độ cao ở tháng 3/1985 và tháng 8/1986. Loài Rhỉnocorỉs ỷuscỉpes đạt mật độ cao ở
tháng 7/1984 và tháng 3/1986. Số lượng loài R. marginatus thường đạt mật độ cao
trong tháng 9/1984 và tháng 6/1985 (Dan theo Phạm Văn Lầm và cs. 2003).
Nghiên cứu biến động số lượng của loài bọ xít mù xanh Cyrtorrhỉnus

livỉdỉpennis trên rau. Qua tính toán cho thấy mối tương quan số lượng giữa loài bọ
xít bắt mồi này với vật mồi của nó là loài rầy chặt chẽ (r = 0,8) (Morallo và Sayaboc,
1992).
Nhiều công trình nghiên cứu của các nước đều chỉ rõ việc
dùng các loại thuốc có phố tác dụng thuốc hóa học đế trù’
sâu trên rau họ hoa thập tự đã làm ảnh hưởng đáng kể đến sự
biến động của quần thể thiên địch. Đây là một trong số các
nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tái phát các quần thể của
sâu hại. Vì vậy việc dùng thuốc hóa học có tính chọn lọc
một cách hợp lý trên rau họ hoa thập tự là hướng chiến lược
trong điều khiển tính kháng thuốc của sâu hại, đồng thời


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tôt nghiệp

là biên pháp quan trọng để bảo vệ các loài thiên địch trên ruộng rau. Các kết
quả nghiên cứu về côn trùng bắt mồi trên ruộng rau đều thấy các loài này có vai
trò khá quan trọng trong điều hòa số lượng quần thể các loài sâu hại trong sinh
quần đồng ruộng. Hiệu quả khống chế sâu hại của chúng ở các vùng , các nước rất
khác nhau (Waterhouse , 1985) [23].
Nghiên cứu về biến động số lượng và ảnh hưởng của các yếu tố đến mật độ
một số loài ong bắt mồi cũng đã quan tâm và ghi nhận có 2 loài ong Psix striatỉceps
và Trissolcus sp. (họ Vespidae) có vai trò cao đối với sâu hại rau. Hai loài này đạt
mật độ cao ở tháng 3/1985 và tháng 3/1986. số lượng loài Psỉx strỉatỉceps thường đạt
mật độ cao nhất trong khoảng từ tháng 7 và 8 (Dan theo Phạm Văn Lầm và cs.
2003).
Vì vậy các biện pháp bảo vệ và thúc đẩy sự gia tăng số lượng các loài côn
trùng bắt mồi tự nhiên là một bộ phận quan trọng của hệ thống phòng trù’ tống
họp sâu hại (Lane Greer, 2000).
1.1.3. Các nghiên cún về mối quan hệ giữa loài côn trùng bắt mồi với yật
mồi và việc sử dụng một số ỉoàỉ côn trùng bắt mồi
Từ lâu nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu và ứng dụng về thiên
địch trong phòng chống sâu hại. Biện pháp này tuy không mang lại hiệu quả tức
thời như biên pháp hóa học, nhưng về lâu dài lại ổn định hon và còn bảo vệ được
con người và môi trường sống. Ở châu Mỹ các loài bắt mồi ăn thịt có thể làm giảm
mật độ trứng và sâu non sâu xanh bướm trắng từ 51 - 79%. Ngoài ra còn xác định
được hai loài ong ăn trứng sâu xanh bướm trắng là p. vulgaris và Compsiỉura

consỉnata, nhưng hai loài này có tỷ kệ thấp (dẫn theo Ha Quang Trung, 2002).
Jim Chaput 2000, đã ghi nhận có thể sử dụng các loài bắt mồi Dỉglyphus sp. và

Dacmusa spp để phòng trừ sinh học sâu vẽ bùa. Ferguson (2000), đã mô tả, nghiên

cứu và phát triển một số loài như ruồi ăn rệp Aphidoletes aphidimyza, bọ rùa bắt
mồi Hỉppodamỉa convergens,Harmonia axyrỉdỉs và bọ mắt vàng


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

Chrysoperla sp. . Trong nhà kính để phòng trừ rệp đào Myzus pesicae, rệp bông
Aphis gossypiỉ, rệp khoai tây Macrosỉphum eupphorbỉaend và rệp cây mao
Aulacorthum solanỉ thì biện pháp phòng trừ sinh học được ưu tiên và sử dụng với
việc thả một số loài ruồi ăn rệp Aphỉdoletes aphidimyza và bọ rùa bắt mồi

Hỉppodamỉa convergens,Harmonỉa axyridis (Jamie Intosh, 2008). Trong công trình
phòng chống bọ trĩ hại cây trồng trên rau ít phun thuốc thì có thế sử dụng loài bọ
xít nhỏ thuộc họ Anthocorìdae và giun tròn Heterorhabditis bacteriophora (Risk and
Brian, 1995). Lane Greer (2000) đã ghi nhận 7 loài bắt mồi quan trọng trên rau
trong nhà kính gồm Chrysoperla carnea, Crufilabris, Chrỵsopa spp. , ruồi ăn rệp

Aphỉdoletes aphydimyza, ong ăn rệp Aphỉdỉus colemanỉ, Aphidius matricarỉae và bọ
rùa bắt môi Hỉppodamỉa convergens. Các loài thiên địch này là những tác nhân
quan trọng và hiệu quả trong phòng trừ rệp hại. Nhân nuôi và thả các loài ruồi ăn
rệp Aphidoletes aphidimyza và bọ rùa bắt mồi Hỉppodamỉa convergens tốt nhất là vào
thời gian nhiệt độ lạnh (dẫn theo Ha Quang Trung, 2002).
Việc nhân nuôi và sử dụng các loài côn trùng bắt mồi trong phòng trừ sinh
học để giảm bớt hay loại trừ côn trùng hại cây trồng cũng đã được áp dụng ở
nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Hà
Lan...W, thậm chí ở nhiều nước như Trung Quốc và Hà Lan còn có nhiều công ty
sinh học sản xuất hàng loạt các loại côn trùng bắt mồi (trong đó thức ăn để nuôi
chúng cũng được nhân nuôi và phôi chế công nghiệp) nhằm cung cấp cho nông

dân thả trên đồng ruộng đế phòng trừ nhiều loại sâu hại nguy hiểm. Đe phòng trừ
rệp hại trên rau trong nhà kính ở Đài Loan, trong 5 năm thực nghiệm và nghiên
cứu người ta đã nhân nuôi và thả loài bọ rùa nhật bản bắt mồi Propylea japonica,
loài bọ rùa này đã làm giảm trung bình 56 - 76% số lượng rệp hại rau màu. Ruồi ăn
rệp đã được nuôi bằng thức ăn là loài rệp đậu tương Aphis glycine, loài rệp này
được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm ở Trung Quốc cho thấy: số lượng của 2
loài ruồi ăn rệp M. coroỉlae và p. quadrifasciatus được nhân nuôi với con mồi là rệp


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

Aphis glycine có thể diệt từ 70 - 80% số lượng rệp ở giai đoạn cây đậu ra hoa (De
Back, 1974). Ớ Indonesia, nhân nuôi loài bọ rùa Harmonỉa arcuata với thức ăn là
rệp đậu (nuôi bằng cây đậu tương trong phòng thí nghiệm) và thả trong nhà kính
để phòng trừ rệp đậu và phòng trừ 5 loại côn trùng bắt mồi (bọ cánh cứng bắt mồi

Cheilomenes ỉunata, bọ rùa Syrphus sp, ruồi ăn rệp Forficulata auricuỉaria, bọ đuôi
kìm và bọ xít bằng mồi Orỉus sp bằng thức ăn là một số loài rệp (nuôi bằng cây
đậu) và sâu non (nuôi bằng thức ăn nhân tạo) trong phòng thí nghiệm ở Ugandan
để diệt các loài sâu hại trên cây rau màu. Nuôi và sử dụng hai loài bọ mắt vàng
Chrysoperla carnea và Chrysopa oculata thấy rằng cá thể bọ mắt vàng phát triển
với tỉ lệ sống sót từ 66 - 91% (Ivo Hodek, 1973). ở Canada, nhân nuôi loài bọ rùa đỏ
Micraspis discolor (F) và sử dụng loài bọ rùa đỏ này ở pha ấu trùng (tuổi 1 - 4) và
trong thành đã đem lại hiệu quả cao trong phòng trừ rệp đậu (Gillian Ferguson,
2005). Nuôi trưởng thành và ấu trùng của một số loài bọ rùa (Propylaea japonica,

Harmonia axyridỉs, Scymmus hojfmanni) và loài bọ mắt vàng (Chrysopa pallens,
Chrysopa formosa) nhăm sử dụng để phòng trừ một số loài rầy trắng đã thu được

một số kết quả khả quan. Với 50% là nguồn thức ăn là rệp muội và 50% là rầy
trắng thu ở ngoài đồng, các loài trên có khả năng sinh trong và phát triển cao
(Zhang and Liang, 2000).Ở Trung Quốc loài ong bắt mồi đã được thả trên phạm vi
rộng lớn hàng triệu ha cây trồng mang lại hiệu quả cao trên 70% sau 7 ngày thả.
Trên sâu non ngài gạo được thả trong nhà kính phòng trừ sâu hại trên rau và
nhiều loại cây trồng khác. Bọ mắt vàng Chrysopa sp. là loài bắt mồi ăn trứng và cả
sâu non của nhiều lọai sâu hại rau, loài này có thể làm giảm trên 80% số lượng rệp
sáp hại rau màu ở nhiều nước châu Ầu và châu Á. Ong đen kén trắng Cotesỉa

pluteỉlae được sử dụng ở Hàn Quốc, Đài Loan và Trung Quốc phòng trù’ sâu tơ hại
rau rất hiệu quả và hiện nay nhiều nước trên thế giớ như Trung Quốc, Philippin,
Nhật Bản, Pháp.. .vv đã có quy trình công nghệ sản xuất ong đen kén trắng trên
quy mô lớn (dẫn theo Ha Quang Trung, 2002).


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

Thành công lớn nhất trong phòng trừ sâu hại rau họ hoa thập tự là việc
nghiên cứu, sản xuất quy mô công nghiệp và sử dụng rộng rãi các chế phấm sinh
học như NPV, GV đặc biệt là chế phẩm Bt. Một trong những nghiên cứu biện pháp
sinh học được quan tâm nhiều nhất là nhân thả các loài côn trùng hiệu quả cao
trong khống chế sâu hại, việc nhân thả các loài bắt mồi được tiến hành dưới hai
phương thức: nhân thả tràn ngập với số lượng đủ gây áp lực khống chế số lượng
quần thế sâu hại. Nhân thả bố sung nhằm tạo lập quần thế tự nhiên (Lane Greer,
2000) [20].
1.2.Tình hình nghiên cún ở Việt Nam
Bọ đuôi kìm thuộc bộ cánh da (Dermaptera), là bộ côn trùng biến thái không
hoàn toàn, có phần phụ miệng kiểu nghiêng, mắt kép phát triển, chân bò. Phần

cuối bụng có phần đuôi dạng kìm rất khỏe dùng để tự vệ, tấn công kẻ thù hoặc
giúp việc gấp cánh. Đôi cánh trước ngắn, kitin hóa, cánh da, đôi cánh sau mỏng
trong suốt. Đã thống kê ở Việt Nam có khoảng 200 loài. Bọ đuôi kìm ăn tạp phế
thải động vật, thực vật, côn trùng nhỏ, cá thế cái có hoạt động ấp trúng sau khi đẻ .
Theo phân loại bọ đuôi kìm thuộc:
Lớp côn trùng Ợnsecta)
Lóp phụ có cánh (Pterygota)
Tổng bộ biến thái không hoàn toàn (Hemimetaboỉa)

Bộ cánh da (Derma ptera)
Cao Anh Đương và Hà Quang Hùng (2009) [3] phát hiện ở Ben Cát- Bình
Dương loài bọ đuôi kẹp sọc là thiên địch chủ yếu của sâu đục thân. Tác giả đã xác
định được là loài Anisolabỉs annulipes Lucas (Carcinophoridae: Dermaptera). Vòng
đời A. annulỉpes trung bình 98,8 ngày; Thời gian trứng trung bình 7,7 ngày; Thời
gian ấu trùng trung bình 75,4 ngày ; Trưởng thành từ vũ hóa đến đẻ trứng đầu tiên
trung bình là 11,9 ngày. Giai đoạn sâu non có 6 tuổi vơi 5 lần lột xác, tuổi 6 thời
gian phát dục trung bình 16,8 ngày. Khả năng đẻ trứng của trong thành cái trung


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

bình 24,8 quả, cao 50,8 quả; Tỷ lệ nở của trứng đạt 84,4% trong điều kiện nhiệt độ

29,2°c, ẩm độ 71,5%. Kết quả điều tra cũng chỉ ra rằng đỉnh cao mật độ bọ đuôi
kẹp sọc thường xuất hiện sau đỉnh cao mật độ sâu đục thân.
Các tác giả cũng thử nghiệm ảnh hưởng của một số loại thuốc trừ sâu đến
bọ đuôi kẹp sọc, kết quả cho thấy sau 2 ngày phun thuốc Cartap bọ đuôi kẹp chết
50%, sau 3-4 ngày chết 70-100% nhưng thuốc trừ cỏ Gramoxone và Roundup

không ảnh hưởng đến bọ đuôi kẹp sọc.
Nguyễn Thị Thu Cúc và Nguyễn Xuân Niệm (1996) [6] đã tìm thấy trên cây
dừa ở các tỉnh phía Nam có 5 loại bọ đuôi kìm thuộc bộ cánh da Dermaptera trong
đó có 2 loài phố biến và có khả năng khống chế bọ cánh cứng hại dừa. Loại bọ đuôi
kìm màu vàng Chelỉsoches varỉegatus tìm thấy ở hầu hết các vườn dừa ở Đồng bằng
sông Cửu Long còn loại bọ đuôi kìm màu đen Chelỉsoches morio chỉ tìm thấy trên
đảo Phú Quốc, cả 2 đều thuộc họ Chelisochỉdae và có khả năng khống chế hiệu quả
bọ cánh cứng hại dừa. Ket quả nhân nuôi bằng thức ăn nhân tạo đã tạo ra số lượng
lớn bọ đuôi kìm và lây thả trên một số diện tích vườn dừa, bước đầu nhân nuôi
loại bọ đuôi kìm màu vàng Chelisoches variegatus bằng thức ăn là ấu trùng ngài
gạo. Đã mở ra một triển vọng chuyển giao cho nông dân chăn nuôi bọ đuôi kìm
bằng thức ăn là ấu trùng ngài gạo để thả trên vườn đừa, để diệt bọ cánh cứng hại
dừa. Bọ đuôi kìm màu vàng có vòng đời khoảng 70 ngày, nên có thể nhân số lượng
khá nhanh, hơn nữa bọ đuôi kìm này từ trưởng thành đến ấu trùng đều ăn sâu non
của bọ dừa, đây là ưu điểm để khống chế mật độ của bọ cánh cứng hại dừa trên
vườn dừa.
Trung tâm BVTV miền Trung (2008) [14] đã điều tra tại Quảng Ngãi năm
2008 ghi nhận có 4 loại bọ đuôi kìm hiện diện trên cây dừa là loài Chelisoches

varỉegatus (đuôi kìm màu vàng), loài Chelisoches morỉo (đuôi kìm màu đen), loài
đuôi kìm cỡ vừa ( chưa xác định tên), loài đuôi kìm cỡ nhỏ (chưa xác định tên).
Trong đó loài đuôi kìm màu vàng rất phổ biến trên các vườn dừa Quảng


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

Ngãi, hai loài còn lại chưa định danh được có kích cỡ nhỏ xuất hiện với mật độ rất
thấp. Ket quả nghiên cứu cho thấy vòng đời của Chelisoches variegatus khoảng 67

ngày, trong đó giai đoạn trứng trung bình 6,9 ngày, ấu trùng trung bình 40,7 ngày,
thiếu trùng trải qua 3 lần lột xác với 4 tuối. Tuối 1 trung bình 7,4 ngày, tuổi 2 trung
bình 7,7 ngày, tuổi 3 trung bình 10,3 ngày, tuổi 4 trung bình 15,4 ngày, từ thành
trùng đến khi đẻ trùng trung bình 19,9 ngày, số trúng trung bình 72,5 quả/ố, số ấu
trùng nở trong một ố trung bình là 56,7 con. Tỷ lệ sống sót trong khi nuôi ở thiếu
trùng tuối 1 trung bình 85,0%, ấu trùng tuối 2 trung bình 90,6%, ấu trùng tuổi 3
trung bình 95,4%, ấu trùng tuổi 4 trung bình 97,8%. Khả năng nhận nuôi tập thể
đối với loài Chelỉsoches varỉegatus khá tốt tỷ lệ nuôi đạt 16,64- 27,75 lần. Tỷ lệ nuôi
cao nhất với thùng nuôi 10 cặp bọ đuôi kìm/thùng 15 lít. Khả năng ăn mồi loài

Cheỉisoches varỉegatus mạnh nhất ở tuối 4 và trửơng thành. Sau đó phóng thích
100% cây dừa có bọ đuôi kìm và xuất hiện ấu trùng bọ đuôi kìm, như vậy chứng tỏ
bọ đuôi kìm đã tồn tại và thích ứng tạo quần thể mới trên cây dừa.
Trung tâm chuyến giao quy trình nhân nuôi bọ đuôi kìm cho các hộ tham
gia. Việc nhân nuôi bọ đuôi kìm bằng thức ăn tống hợp + sâu non bọ dừa hoặc sâu
non ngài gạo rất thuận lợi, có thể nhân ra số lượng lớn bọ đuôi kìm rất nhanh. Hai
tháng nuôi thì cứ 2 tuần/lần chọn bọ đuôi kìm trưởng thành để phóng thích ra các
vườn dừa, mỗi cây dừa phóng thích 20 cặp bọ đuôi kìm.
Nghiên cứu của trung tâm BVTV khu 4 (2008) [13] cho thấy loài bọ đuôi kìm
màu đen Euborellỉa sp. trên cây cà chua và cây cải bắp năm 2008 ở Nghệ An xuất
hiện trên cây lạc, cây cà tím, cây mướp đắng, cây rau họ hoa thập tự. Kết quả nuôi
bọ đuôi kìm tại đây đạt hệ số nhân 8,1-8,8 lần còn tại hộ nông dân chỉ đạt 6,3-6,5
lần. Trong các loại thưc ăn của bọ đuôi kìm là rệp rau, sâu tơ, sâu khoang (tuổi

nhỏ), thức ăn cá cảnh và C01Ĩ1 mốc thì bọ đuôi kìm ưa thích nhất là rệp rau, ăn
thức ăn cá cảnh là ít ưa thích nhất. Mỗi bọ đuôi kìm ăn trung bình 75- 112 rệp/ngày.
Vòng đời của bọ đuôi kìm màu đen Euborellỉa sp. .Trung bình 66- 108 ngày trong


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2


Khóa luận tôt nghiệp

đó pha trứng 7-10 ngày, pha thiếu trùng 38-63 ngày, pha trưởng thành 21-35 ngày
trong điều kiện nhiệt độ trung bình 19-32°c, ẩm độ trung bình 71-89%, vòng đời
của bọ đuôi kìm màu đen (Euborellỉa sp.) biến động từ 66- 108 ngày, trong đó thời
gian bọ non kéo dài hơn so với thời gian trứng và trưởng thành. Trưởng thành đẻ
trứng thành từng 0 trung bình 45 quả, cao nhất 60 quả, thấp nhất 27 quả. Chúng
tạo các lỗ (hang) ở trong đất đẻ trứng, trứng mới đẻ có màu trắng sữa, sau đó
chuyến sang màu trắng đục, khi trứng sắp nở xuất hiện một chấm đen bằng đầu
kim ở giữa. Âu trùng mới nở rất nhỏ, màu đen hoạt động rất nhanh nhẹn, thường
sống trong các kẽ của đoạn cây thân thảo đã đặt sẵn trong hộp hoăc chui xuống
đất.
Trong điều kiện tự nhiên bọ đuôi kìm tồn tại trên đồng mông nhưng mật độ
không cao. Ket quả nghiên cứu chỉ ra rằng thời điểm thả bọ đuôi kìm tốt nhất khi
sâu hại bắt đầu xuất hiện trên đồng ruộng, số lượng bọ đuôi kìm phóng thích từ 12 c/m2. Thuốc trừ sâu ảnh hưởng lớn đến bọ đuôi kìm trên đồng ruộng.
Qua thí nghiệm Trung tâm hạch toán hiệu quả kinh tế của mô hình trên cây
cà tím cho thấy năng suất ruộng mô hình và mộng nông dân tương đương nhau,
ruộng mô hình chi phí ít hơn ruộng nông dân (do giảm số lần phun thuốc trù’ sâu).
Trung tâm xây dựng quy trình nhân nuôi bọ đuôi kìm màu đen Euborellia

sp. Gồm 5 bước: chuấn bị hộp nuôi, làm ấm giá thế, thả bọ đuôi kìm, cung cấp thứ
ăn, thu hoạch. Vật liệu là cá hộp kích thước 10x15x15 cm, trên khoét lỗ rộng, dán
lưới li cỡ nhỏ, nếu nuôi bằng chậu thì trên miệng bịt bằng vải màn để bảo đảm độ
thông thoáng, không cho bọ đuôi kìm chui ra ngoài. Thức ăn để nuôi bọ kìm là rệp,
sâu tơ, sâu xanh tuổi nhỏ, mật ong... Định kỳ thay thức ăn 2- 3 ngày/lần, trong
trường hợp không có thức ăn tươi sống thì thay bằng cám mèo. Thường xuyên
đảm bảo độ ẩm hỗn họp trong hộp nuôi 70-75%, sau 2-2,5 tháng thu hoạch bọ đuôi
kìm và thả ra ngoài đồng ruộng để trừ sâu hại.



Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

Trung tâm BVTV phía Bắc (2008) [16] điều tra thành phần và mức độ phố
biến của bọ đuôi kìm trên ruộng cải bắp, su hào sau thu hoạch, ruộng cà chua hoa quả non, ruộng lúa đã thu hoạch, ruộng ngô giai đoạn 3-4 lá cho thấy bọ đuôi kìm
có 2 loài màu đen và màu nâu (chưa định danh), loài bọ đuôi kìm màu nâu phổ
biến hơn loài màu đen. Chúng xuất hiện tất cả các hệ sinh thái trên nhưng trên
ruộng rau bắp cải, su hào phố biến hơn. Vì là loài ăn đêm nên ban ngày rất ít điều
tra thấy chúng trên rau, ban ngay bọ đuôi kìm ấn nấp dưới đất, dưới các đống lá
già tàn dư trên ruộng.
Ket quả nghiên cứu đặc điểm sinh học bước đầu tại trung tâm BVTV phía
Bắc cho thấy thời gian pha trứng của bọ đuôi kìm đen 12-13 ngày, bọ đuôi kìm nâu
15-18 ngày. Pha ấu trùng bọ đuôi kìm đen 55-63 ngày, bọ đuôi kìm nâu 65- 68 ngày.
Pha trưởng thành bọ đuôi kìm đen sống 21-25 ngày, bọ đuôi kìm nâu sống 25-27
ngày.
Ket quả nhân nuôi bọ đuôi kìm tại trung tâm BVTV phía Bắc hệ số nhân đạt
cao nhất 8, 9 lần. Kết quả nhân nuôi bọ đuôi kìm của nhóm nông dân Ngô Xuyên,
Như Quỳnh (Văn Lâm- Hưng Yên) hệ số thấp hơn (6,3 lần). Thí nghiệm phòng trừ
sâu đục quả đậu đũa bằng bọ đuôi kìm cho kết quả rất tốt, tỷ hại ở công thức thả
bọ đuôi kìm và tuốt hoa 2,4% trong khi ở công thức phun thuốc Tập kỳ 1,8 Ec là
4,2% còn ở công thức độ chứng 30,7% sau xử lý 14 ngày. Kết quả cũng cho thấy có
thể sử dụng bọ đuôi kìm để trừ dệp và sâu tơ, sâu xanh bướm trắng hại rau, sâu
đục quả đậu đũa khi tuổi còn nhỏ.
Trung tâm cũng bố trí thí nghiệm sử dụng bọ đuôi kìm để phòng trừ sâu hại
rau họ hoa thập tự. Mật độ thả bọ đuôi kìm 1,4 - 2 c/m 2 trừ rệp, sâu tơ hại súp lơ,
cải ngọt tại thôn Ngô Xuyên và thị trấn Như Quỳnh kết quả tỷ lệ, chỉ số hại thấp
hơn nhiều so với độ chứng. Bọ đuôi kìm có khả năng ăn 52 rệp rau, 43 sâu khoang,
50 sâu tơ tuổi nhỏ/ngày với mỗi loại thức ăn. Chúng có khả năng ăn cám công

nghiệp như cám mèo, cám cá cảnh nhưng thích ăn cám mèo hơn.


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

Quy trình nhân nuôi bọ đuôi kìm do trung tâm đề nghị cũng
tương tự như của trung tâm BVTV miền Trung nhưng thức ăn sư
dụng đế nuôi là trúng, sâu non, sâu tơ, sâu xanh, sâu
khoang, rệp muội...thức ăn công nghiệp là cám mèo. Nếu nuôi
bằng hộp thì thả vào mỗi hộp 20- 25 cặp bọ đuôi kìm trưởng
thành, nếu nuôi bằng chậu thì thả vào mỗi chậu 45- 50 cặp
bọ đuôi kìm trưởng thành.
CHƯƠNG 2 ĐỊA ĐIÉM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1.Địa điếm và thòi gian nghiên cún
2.1.1.

Thòi gian nghiên cún

Nghiên cứu được thực hiện từ 10/2014 đến tháng 4/2015
2.1.2.

Địa diểm điều tra nghiên cún

- Tại vùng trồng rau của phường Xuân Hòa- Thị xã Phúc Yên- Tỉnh Vĩnh
Phúc.
- Nghiên cứu tại phòng thí nghiệm: Tại phòng Côn trùng học Thực nghiệm Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt
Nam.
2.2.Đối tượng nghiên cún

- Các loài côn trùng bắt mồi rau họ hoa thập tự
- Bọ đuôi kìm bắt mồi Euboreỉỉia annulỉpes (Lucas)
2.3.Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.

Phương pháp nghiên cứu ngoài đồng

Tại địa điểm nghiên cứu tiến hành điều tra trên rau họ hoa thập tự và một số
cây rau khác trong địa điểm nghiên cúu. Trước tiên chúng tôi quan sát từ xa, điều
tra sơ bộ bằng mắt thường để đánh giá chung tình hình trong khu vực điều tra. Sau
khi điều tra sơ bộ thì tiến hành chọn lựa và xác định các điểm nghiên cứu có vị trí
ngẫu nhiên, có tính chất đại diện cho toàn bộ vùng nghiên cứu. Có thế điều tra 10
điếm hoặc nhiều hơn, điếm điều tra là ngẫu nhiên hoặc nằm ngẫu nhiên trên
đường chéo của khu vực điều tra. Điểm nghiên cứu phải cách bờ ít nhất 2m.


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

Đe xác định thành phần loài của nhóm bọ đuôi kìm tôi sử dụng vợt côn trùng
có đường kính từ 35-40 cm bắt con trưởng thành và thiếu trùng bọ đuôi kìm trên
cây , dưới đất bắt bằng tay, có thể thu bắt bằng bẫy hố. Đe thu trứng tiến hành bới
đất xung quanh gốc cây khoảng 10 cm, sâu 2-5 cm hoặc lật các lá rau tàn dư để tìm
trừng.
Thu bắt toàn bộ các loài bọ đuôi kìm bắt gặp trên cây trồng ở điểm đã chọn.
Mau bọ đuôi kìm thu được cho vào hộp nuôi để nơi khô và thoáng mát theo dõi
trong phòng thí nghiệm; một phần được bảo quản trong các ống nghiệm nhựa nhỏ
có nút và được bảo quản trong cồn 70°. Tất cả các mẫu đều được ghi nhãn đầy đủ
theo tiêu chuấn phân loại quy định.

Tiến hành quan sát, theo dõi ngoài tự nhiên và ghi chép để xác định vật mồi
của chúng và những tập tính sinh học, sinh thái của các loài bọ đuôi kìm có ý nghĩa
để từ đó đưa ra các phương pháp và điều kiện thích họp khi nuôi chúng trong
phòng thí nghiệm.
Đe xác định được diễn biến mật độ của một số loài bọ đuôi kìm trên rau họ
hoa thập tự, tôi tiến hành điều tra định kỳ 5-7 ngày/lần tại các địa điểm đã chọn
theo tính ngẫu nhiên trong từng vụ cây trồng. Đơn vị điều tra là 25- 30m 2/điểm,
điều tra các điểm lần sau không trùng với các điểm lần trước. Đơn vị tính mật độ
của các loài bọ đuôi kìm là con/m2.
Điều tra bằng bẫy hố: Điều tra 10 điếm ngẫu nhiên trên đường chép góc của
khu vực điều tra. Mỗi điểm một bẫy hố (kích thước 20x20x5 cm), hố được làm bằng
cách trộn tàn dư cây rau, cỏ dại với đất ẩm.
Bọ đuôi kìm sẽ được bắt tại địa điểm nghiên cứu: Vùng trồng rau màu của
Xuân Hòa.
2.3.2.

Phương pháp theo dõi trong phòng thí nghiệm

Bố trí thí nghiệm:


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

Chuấn bị vật liệu thí nghiệm: Đối tượng thí nghiệm là rau họ hoa thập tự tại
địa điểm nghiên cứu, bọ đuôi kìm và vật mồi của chúng; đĩa Petri, hộp nhựa, môi
trường nuôi cấy, vật liệu nuôi cấy...
Theo dõi thí nghiệm: Theo dõi các đặc tính sinh học, đặc điểm hình thái; xác
định vòng đời, khả năng ăn con mồi của bọ đuôi kìm trong một ngày và trong cả

vòng đời, xác định thời gian nở và tỷ lệ nở của trứng bọ đuôi kìm, xác định số tuối
của ấu trùng (thiếu trùng) trong điều kiện nhiệt độ phòng và trong tủ nuôi nhiệt
độ cố định là 25°c.
Nghiên cứu đặc điểm hình thái của bọ đuôi kìm được tiến hành theo
phương pháp quan sát, mô tả, đo đếm kích thước các pha phát dục, đơn vị đo là
mm, số lượng đo là 30 cá thể bọ đuôi kìm. Đo chiều dài và chỗ rộng nhất của các
pha phát dục.
Theo dõi đặc điểm sinh học của một số loài bọ đuôi kìm được tiến hành chủ
yếu tại phòng Côn trùng học thực nghiệm. Bọ đuôi kìm được nuôi tại phòng thí
nghiệm trong các hộp nhựa có đường kính 10 cm và 15cm.
Nghiên cứu vòng đời của bọ đuôi kìm theo phương pháp nuôi cá thể bằng
thức ăn là cám mèo trong điều kiện phòng thí nghiệm (nhiệt độ phòng và trong tủ
nuôi nhiệt độ 25°C).
Thử nghiệm khả năng ăn trung bình trong ngày của một cá thể bọ đuôi kìm
với từng pha phát dục của chúng theo phương pháp sau: Thả bọ đuôi kìm (theo
từng pha: trưởng thành, thiếu trùng) vào các đĩa Petri (đường kính 7 cm) có sẵn vật
mồi (sâu non của ấu trùng ngài gạo hoặc sâu tơ), ở điều kiện nhiệt độ phòng thí
nghiệm. Số lượng con mồi được cung cấp là: từ 3-6 cá thể. Thí nghiệm trong 7 ngày
liên tục, hàng ngày đếm số lượng vật mồi bị bọ đuôi kìm ăn.
Đe xác định thời gian nở và tỷ lệ của trứng của bọ đuôi kìm chúng tôi tiến
hành theo dõi trứng (trong các hộp thí nghiệm) từ khi trứng mới nở cho tới khi
trúng nở ra ấu trùng tuối 1.


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

Xác định thời gian phát dục cũng như số lượng trứng và thời gian sống của
một con cái trưởng thành (1 con đực + 1 con cái), (1 con đực + 2 con cái) và theo dõi

thời gian từ khi cá thể cái đẻ 0 trứng đầu tiên cho đến khi cá thể chết vì sinh lý. Các
thí nghiệm được nhắc lại ít nhất 3 lần. Thức ăn chủ yếu của bộ đuôi kìm là cám
mèo.
Tiếp đó chúng tôi nuôi tập thể ấu trùng tuổi 1 (mới nở từ trứng) trong một
hộp thí nghiệm để xác định khả năng sống trong tập thế của bọ đuôi kìm phục vụ
cho quá trình nhân nuôi bọ đuôi kìm. Hàng ngày theo dõi thức ăn, bông thấm
nước, theo dõi thời gian lột xác của thiếu trùng, thu xác đã lột (đế xác định tuối) và
thường xuyên ghi lại nhiệt độ, ẩm độ ở trong phòng.
2.3.3. Điều tra thành phần loài côn trùng bắt mồi và yật mồi của chúng trên
rau họ hoa thập tự

a)

Điều tra thu thập mâu côn trùng

Tại mỗi điểm điều tra tiến hành điều tra sơ bộ để xác định và chọn lựa các
điểm điều tra có tính chất đại diên cho vùng nghiên cứu. Chọn các điểm ngẫu
nhiên tại các khu vực điều tra. Tiến hành thu mẫu theo cùng một phương pháp
trong tất cả các điểm diều tra. Tiến hành thu thập sâu hại, côn trùng bắt mồi, kí
sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của chúng (trứng, thiếu trùng, trưởng thành)
trên lá, thân cây rau, dưới đất và khu vực xung quanh. Ghi chép các thông tin và
chụp ảnh các nơi thu mẫu cũng như sinh cảnh sống của chúng. Việc thu bắt mẫu
theo phương pháp thu mẫu côn trùng thông thường gồm: thu mẫu bằng tay, sử
dụng ống hút côn trùng và sử dụng vợt côn trùng (đường kính: 40 cm, dài: 2m) để
thu bắt. Tiến hành thu thập mẫu côn trùng bắt mồi và vật mồi trên rau vào thời
điểm nhất định trong ngày từ 5h30 - 8h30, từ 17h - 19h.Trước khi thu bắt quan sát
hoạt động bắt mồi, gây hại và các hoạt động khác trên ruộng rau.
Điều tra chi tiết:
-Chọn ruộng điều tra



Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

-Thu mẫu bằng tay hoặc bằng dụng cụ như panh, kẹp: Quan sát trên thân, lá,
gốc của cây rau và dưới đất. Ghi chép các thông tin: Ngày tháng điều tra, vụ rau,
cây điều tra, giai đoạn phát triển cây, thời gian phun thuốc, loại thuốc được phun,
phun lần thứ mấy. số lượng côn trùng bắt mồi, loại côn trùng bắt mồi. số lượng vật
mồi, loại sâu.. .vv
Số điểm điều tra là 25m 2 cho một công thức điều tra. Điều tra số lượng cây
trong m2, điều tra tất cả cây/m2. Sử dụng vợt côn trùng (đường kính: 40 cm, dài:
2m) thu mẫu: Dùng vợt trên cây, ở bờ bụi, trên các cây xung quanh, cây trồng xen.
Vợt 20 vợt cho 1 lần thu mẫu. Điều tra tại 25 điểm. Mỗi điểm (20 vợt thu 1 lần) đếm
số lượng sâu hại, loại sâu, số lượng côn trùng bắt mồi, loại côn trùng bắt mồi.
- Ghi chép tất cả các thông tin trên đồng. Thời gian điều tra 7 - 10 ngày/1 lần
điều tra.

b)

Xử lý và bảo quản mâu ngoài thực địa

Độ với các nghiên cứu phân loại thì công việc tiếp theo sau thu mẫu ngoài
thực địa là xử lý, bảo quản mẫu và vận chuyển về phòng thí nghiệm. Mầu vật thu
thập ngoài thực địa một phần sẽ được bảo quản trong các đệm bông, lọ nhỏ hoặc
cồn 96% hoặc nuôi song trong các lọ nuôi ( 8 x 6 x 4 cm). Sau đó cần phải tuân thủ
nghiêm ngặt quy trình vận chuyển mẫu về phòng thí nghiệm.

c)


Làm tiêu bản và phân tích mâu

Sau mỗi đợt thu mẫu vật tai thực địa, tiến hành xử lý và phân loại sơ bộ mẫu.
Mau phân loại được định vị bằng kim côn trùng hoặc ngâm cồn, mỗi cá thể mẫu
gắn êteket ghi nhận các thông tin về mẫu. Mầu được định vị bằng kim côn trùng
được sấy khô trong vòng 24 - 48 giờ ở nhiệt độ 50°c, xử lý sạch và được bảo quản
trong các hộp gỗ đựng mẫu.

d)

Phương pháp phân loại bằng hình thái

Phân loại học truyền thống bằng hình thái của các loài côn trùng hại và thiên
địch của chúng trên rau họ hoa thập tự theo các tài liệu phân loại côn trùng của các


Trườìĩg ĐHSP Hà Nội 2

Khóa luận tôt nghiệp

tác giả: Ivo Hodek, 1973; De Back, 1974; Kenneth A. Sorensen, 1995...VV. Các loài
khó xác định tên tiến hành nhờ kiểm định và so sánh mẫu vật.
2.4. Xác định sự ảnh hưởng của môt số yếu tố sinh thái
Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ cnh tác rau đến sự xuất hiện và biến động
mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên rau ít phun thuốc và rau
phun thuốc nhiều tại Phúc Yên với các công thức thử nghiệm bao gồm: Công thức
1 là công thức rau được trồng quanh năm (rau ít phun thuốc), công thức 2 là công
thức rau trồng theo thời vụ (rau phun thuốc nhiều). Mỗi công thức được chọn với
diện tích 1000 m2. Điều tra diễn biến mật độ (con/m 2) của loài côn trùng bắt mồi
phổ biến (nhóm bọ xít bắt mồi, bọ đuôi kim bắt mồi, bọ cánh cộc 3 khoang và

nhóm bọ rùa bắt mồi). Điều tra định kì 7 - 10 ngày/1 lần, đơn vị điều tra la 1 m 2,
tiến hành điều tra như điều tr biến động số lượng.
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc trừ sâu đến sự xuất hiện và
biến động mật độ của một số loài côn trùng bắt mồi phổ biến trên rau ít phun
thuốc và rau phun thuốc nhiều trong vụ đông xuân năm 2014 - 2015 tại Phúc Yên
với công thức thử nghiệm bao gồm: Công thức 1 là công thức rau phun ít thuốc 1 2 lần/vụ (rau ít phun thuốc), công thức 2 là công thức rau phun nhiều thuốc > 3
lần/vụ (rau phun thuốc nhiều). Mỗi công thức được chọn với diện tích 500 m 2,
ruộng thí nghiệm trồng cùng loại rau (bắp cải), cùng thời điếm trồng và chăm sóc
như nhau. Thuốc được phun là SecSaigon 10EC với liều lượng sử dụng là 1 lít/ha.
Điều tra diễn biến mật độ (con/m2) của một số loài côn trùng bắt mồi phố biến
(nhóm bọ xít bắt mồi, bọ canh cộc 3 khoang và nhóm bọ rùa bắt mồi). Điều tra định
kỳ 7 - 10 ngày/1 lần trước và sau khi phun thuốc, đơn vị điều tra 1 m 2, tiến hành
điều tra như điều tra biến động số lượng.


×