Tải bản đầy đủ (.docx) (80 trang)

Khoá luận tốt nghiệp sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc phát triển du lịch sinh thái ở vườn quốc gia cúc phương (tỉnh ninh bình) hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367 KB, 80 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
PHAN THỊ LIÊN





Sự VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH


V.





CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO VIỆC PHÁT TRIỂN DU
LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA CÚC
PHƯƠNG (TỈNH NINH BÌNH) HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC




• •

Chuyên ngành: Triết học
PHAN THỊ LIÊN

HÀ NỘI, 2015




TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ

Sự VẬN DỤNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH


• • •



CỦA PHỦ ĐỊNH VÀO VIỆC PHÁT TRIẺN DU
LỊCH SINH THÁI Ở VƯỜN QUỐC GIA CÚC
PHƯƠNG (TỈNH NINH BÌNH) HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC




••

Chuyên ngành: Triết học
Ngưòi hưóng dẫn khoa học TS. Vi Thái Lang

Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo trong khoa Giáo
dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 và đặc biệt là Giảng viên - TS.
Vi Thái Lang, người hướng dẫn khoa học.
Đồng thời, tồi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các cán bộ thuộc Trung
tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường Vườn quốc gia Cúc Phương đã tạo

mọi điều kiện thuận lợi, cung cấp các tư liệu cần thiết cùng với những kiến thức
thực tế quý báu giúp tôi hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân nên khóa
luận khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong nhận được sự đóng góp của thầy
cô cùng các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện

Phan Thị Liên

Khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Giảng
viên - TS. Vi Thái Lang, tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không trùng với bất kỳ chương
trình nghiên cứu nào của các tác giả.
Neu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
Hà Nội, tháng 05 năm 2015 Sinh viên thực hiện

Phan Thị Liên


MỤC LỤC

HÀ NỘI, 2015


MỞ ĐÀU
1. Lí do chọn đề tài
Thời gian này, thế giới đang ghi nhận nhiều bước tiến đáng kể của ngành
du lịch, nhất là du lịch sinh thái và bảo tồn do những quan ngại ngày càng lớn về
vấn đề môi trường. Du lịch sinh thái không còn tồn tại như một khái niệm hay
một đề tài đế suy ngẫm mà đã trở thành một thực tế trên toàn cầu. Ở rất nhiều
nước trên thế giới, vấn đề phát triển du lịch sinh thái rất được chính phủ quan tâm
và tạo điều kiện cho loại hình du lịch này phát triến.
Du lịch sinh thái đã mang lại nhiều lợi ích cụ thế trong lĩnh vực bảo tồn và phát
triến bền vững. Ớ Costa Rica và Venezuela, một số chủ trang trại chăn nuôi đã
bảo vệ nhiều diện tích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã biến
những nơi đó thành điếm du lịch sinh thái hoạt động tốt, giúp bảo vệ các hệ sinh
thái tự nhiên đồng thời tạo ra công ăn việc làm mới cho dân địa phương. Ecuađo
sử dụng khoản thu nhập tù’ du lịch sinh thái tại đảo Galápagó đế giúp duy trì toàn
bộ mạng lưới Vườn quốc gia. Tại Nam Phi, du lịch sinh thái trở thành một biện
pháp hiệu quả để nâng cao mức sống của người da đen ở nông thôn, những người
da đen này ngày càng tham gia nhiều vào các hoạt động du lịch sinh thái. Hay
Chính phủ Ba Lan cũng tích cực khuyến khích du lịch sinh thái và gần đây đã
thiết lập một số vùng thiên nhiên và du lịch của quốc gia để tăng cường công tác
bảo vệ thiên nhiên và phát triền du lịch quốc gia. Tại úc và Niuzeland, phần lớn
các hoạt động du lịch đều có thế xếp vào hạng du lịch sinh thái. Đây là ngành
công nghiệp được xếp hạng cao trong nền kinh tế của cả hai nước.
Bên cạnh đó, con người ngày càng có xu hướng tìm về với thiên nhiên như
tìm về YỚi cội rễ, cho nên đã lựa chọn loại hình du lịch sinh thái. Nhung việc

khai thác loại hình này là một thách thức, cũng như cần hiếu sao cho đúng, để
hành động đúng cũng có quá nhiều vấn đề phải bàn. Vậy du lịch sinh thái là gì?
Hiện có rất nhiều cách hiếu khác nhau. Tuy nhiên, soi chiếu vào năm đặc điếm

5


khái niệm của du lịch sinh thái mà Tô chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đúc
kết, thì đây là loại hình du lịch đòi hởi những ý nghĩa về bảo tồn, giáo dục và
đóng góp cho địa phương ở mức độ cao hơn của loại hình du lịch thiên nhiên
(nature tourism - loại hình du lịch với động cơ chính là quan sát và đề cao thiên
nhiên) đơn thuần.
Du lịch sinh thái, theo đúng nghĩa của nó, không chỉ đáp ứng yêu cầu của
mọi khách du lịch mà còn dành cho những người thật sự lấy giá trị sinh thái làm
mục tiêu của chuyến đi. Không chỉ đơn giản là “thưởng thức thiên nhiên ” một
cách thiếu ý thức, mà đòi hỏi con người phải biết tôn trọng, học hỏi và gìn giữ
thiên nhiên. Qua đó, có những hành động cụ thế đế bảo tồn thiên nhiên và văn
hóa của người dân, đem lại lợi ích kinh tế - văn hóa - xã hội cho cộng đồng địa
phương. Khi đó, con người được thưởng thức, thu nhận được những bài học sâu
sắc về thiên nhiên, con người và hệ sinh thái.
Ngoài ý nghĩa góp phần bảo tồn tự nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học và văn
hóa cộng đồng, sự phát triến du lịch sinh thái đã và đang mang lại những nguồn
lợi kinh tế to lớn, tạo cơ hội tăng thêm việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc
gia cũng như cộng đồng người dân các địa phương, nhất là người dân ở các vùng
sâu, vùng xa - nơi có các khu bảo tồn tự nhiên và các cảnh quan hấp dẫn. Ngoài
ra, du lịch sinh thái còn góp phần vào việc nâng cao dân trí và sức khỏe cộng
đồng thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, văn hóa lịch sử và nghỉ ngơi
giải trí.
Vườn quốc gia Cúc Phương là đơn vị bảo tồn thiên nhiên được thành lập
sớm nhất ở Việt Nam. Với nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, sự đa dạng về

hệ sinh thái, các giá trị về văn hóa lịch sử, tò lâu Cúc Phương đã trở thành điếm
du lịch sinh thái hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
Trong những năm gần đây, số lượng khách du lịch đến thăm Vườn quốc
gia Cúc Phương là rất lớn và được đánh giá là một trong những Vườn quốc gia có

6


số lượng khách đến vào loại cao nhất ở Việt Nam. Mức độ tập trung du khách
ngày càng cao đã làm nảy sinh nhiều bất cập trong mối quan hệ giữa hoạt động
du lịch, công tác bảo tồn và người dân địa phương. Vì vậy mà việc nghiên cún
phát triến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc phương một cách toàn diện, có
hệ thống nhằm đảm bảo việc mở rộng các hoạt động dịch vụ du lịch đế đáp ứng
nhu cầu của du khách đồng thời phải gắn liền với mục tiêu bảo tồn, chia sẻ lợi ích
với cộng đồng địa phương là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, mặt khác, là một sinh viên
chuyên ngành triết học và đồng thời cũng là một người con của mảnh đất Ninh
Bình, đã khiến tôi lựa chọn đề tài “Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định
vào việc phát tríến du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc phương (tính Ninh
Bình) hiện nay ” đế làm đề tài khóa luận của mình. Hy vọng trong quá trình tìm
hiêu và nghiên cứu, cá nhân tôi sẽ trang bị được cho mình những kiến thức và
hiếu biết sâu sắc về du lịch sinh thái đồng thời cũng mong muốn góp thêm một
phần công sức nhỏ bé vào việc thúc đấy sự phát triển du lịch sinh thái ở Vườn
quốc gia này.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hoạt động phát triển du lịch sinh thái của Vưòn quốc gia Cúc phương cũng
được nhiều người quan tâm nghiên cún, tìm hiếu, đề cập đến và coi đó như một
điến hình đế cho các Vườn quốc gia, khu bảo tồn khác trong cả nước học tập và
rút kinh nghiệm. Có thế kế đến một số tác giả và công trình nghiên cứu tiêu biêu
như:

-

Lê Thu Hương (2007), Xây dựng mỏ hình du lịch vì người nghèo tại Vườn
quốc gia Cúc Phương, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Khoa học

Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Luận văn đã tiến hành khảo sát về: tài nguyên du
lịch, hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, nguồn nhân
lực, vai trò của cộng đồng dân cư địa phương, kết qủa hoạt động kinh doanh du

7


lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương từ năm 2002 - 2006, từ đó xác định được vai
trò và sự tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch. Tiến hành xây dựng mô
hình tố hợp du lịch nhằm xóa đói giảm nghèo: cấu trúc tố hợp, nguồn nhân lực,
đầu tư các hạng mục chủ yếu và nguồn vốn đầu tư, hoạt động, quan hệ giữa tố
hợp du lịch và công tác quảng cáo, nhằm nâng cao hiệu quả vấn đề du lịch vì
người nghèo tại Vườn quốc gia Cúc Phương.
-

Trương Văn Đạo (2008), Xác định giả trị tài nguyên du lịch của Vườn
quốc gia Cúc phương bằng phương pháp TCM và CVM, Luận văn Thạc sĩ
Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. Luận văn đã
trình bày quá trình hình thành, phát triển và nội dung của phương pháp chi
phí du lịch (TCM) và phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM). Tìm hiếu
các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch tự nhiên; điều kiện kinh tế - xã
hội, tài nguyên du lịch nhân văn; cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và
nguồn nhân lực du lịch; hiện trạng khai thác và bảo tồn các tài nguyên du
lịch của Vườn quốc gia Cúc Phương. Từ đó, xác định giá trị du lịch của
Vườn quốc gia Cúc Phương bằng cách áp dụng phương pháp chi phí du

lịch kết họp với phương pháp đánh giá ngẫu nhiên.

-

Trần Đức Thắng (2008), Phát triển du lịch sinh thải nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng đệm Vườn quốc gia Củc
Phương, Luận văn Thạc sĩ Du lịch học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Hà Nội. Luận văn đã khảo sát các điều kiện phát triến du lịch sinh
thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương về tài nguyên du lịch, hoạt động tổ
chức phục vụ du lịch. Khảo sát, phân tích thực trạng du lịch Vườn quốc
gia Cúc Phương và đánh giá chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư
vùng đệm Vườn quốc gia Cúc Phương. Kiến nghị một số giải pháp phát
triến du lịch sinh thái cụ thể bao gồm: nâng cao thu nhập của người dân;
cải thiện các điều kiện y tế; nâng cấp điều kiện giáo dục; đảm bảo an ninh

8


trật tự và an toàn xã hội; nâng cao đời sống giải trí, tinh thần của người
dân... nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư vùng
đệm Vườn quốc gia Cúc Phương.
Ngoài ra, còn có hàng trăm bài báo, cuốn sách đề cập, giới thiệu về tiềm
năng du lịch và các điếm tham quan, các sản phấm du lịch như khám phá thiên
nhiên hoang dã, thăm bản Mường, tìm hiếu các giá trị khảo cố... ở Vườn quốc gia
Cúc Phương rất hấp dẫn.
Song nhìn chung, việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống, thế
hiện tính thời sự, đánh giá hoạt động du lịch dưới góc độ du lịch sinh thái (đảm
bảo giáo dục môi trường, hỗ trợ công tác bảo tồn và cộng đồng địa phương) ở
Vườn quốc gia Cúc Phương vẫn còn là một khoảng trống.
Bên cạnh đó, hầu như chưa có ai để tâm nghiên cứu đề tài này duới góc độ

của triết học. Cho nên đây chính là lí do đế tác giả khóa luận nghiên cứu thực
hiện đề tài: “Sự vận dụng quy luật phủ định của phủ định vào việc phát triến du
lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương (tình Ninh Bình) hiện nay 99. Và các
công trình nghiên cứu và các sách báo kể trên sẽ là những nguồn tư liệu tham
khảo rất đáng quý, giúp tác giả làm nên sự thành công của đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún
3.1.

Mục đích nghiên cứu
Với đề tài nghiên cứu này, tác giả hy vọng mình sẽ đóng góp được một

phần tiếng nói cũng như trí tuệ, giúp đặt thêm những viên gạch nhỏ xây dựng nền
tảng cho ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch tỉnh Ninh Bình nói riêng,
từ đó xác định hướng khai thác hợp lý, kết hợp phát triến kinh tế với việc bảo vệ
môi trường tự nhiên, phát triến du lịch bền vừng.
Góp phần quảng bá rộng rãi hình ảnh của Vườn quốc gia Cúc Phương đối
với khách du lịch trong nước và quốc tế. Đấy mạnh phát triển du lịch của tỉnh
Ninh Bình nói chung và Vườn quốc gia Cúc Phương nói riêng.

9


Bên cạnh đó, nghiên cún này cũng nhằm mục đích tìm kiếm những định
hướng phù họp nhất và các giải pháp thật hiệu quả cho việc phát triến du lịch sinh
thái với mong muốn áp dụng vào thực tế tại Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh
Ninh Bình) làm một mẫu điển hình trong ngành du lịch.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan cơ sở lý luận về quy luật phủ định cuả phủ định trong Triết học


và về du lịch sinh thái và mối quan hệ giữa du lịch sinh thái với các Vườn quốc
gia.
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc
gia Cúc Phương.
Đe xuất những định hướng và các giải pháp cơ bản nhằm khái thác hợp lý
tiềm năng du lịch sinh thái của Vườn quốc gia Cúc Phương.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cửu
Do thời gian và kinh phí có hạn, về mặt không gian, đề tài chỉ tập trung
nghiên cún trong phạm vi lãnh thố Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình).

về nội dung, đề tài chì tập trung nghiên cứu, đánh giá tiềm năng và thực
trạng phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình)
trên sự vận dụng của quy luật phủ định của phủ định đế có những giải pháp thật
hiệu quả cho sự phát triển của loại hình du lịch này.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Đe tài này được thực hiện trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, phương
pháp duy vật biện chúng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh kết hợp với phương pháp nghiên cứu khoa học khác: tống họp, phân
tích,...
Từ các phương pháp nghiên cứu đã được xác định và lựa chọn, đề tài này
được tư duy và viết theo hướng kết họp đồng thời hai phương pháp diễn dịch và
quy nạp nhằm tạo sự hài hòa, chặt chẽ và logic cho các luận điểm được trình bày.

1
0


6. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài


về lý luận

6.1.

Ý nghĩa đầu tiên của khóa luận này chính là dưói góc độ của triết học, theo
cách nhìn và sự vận dụng của quy luật phủ định của phủ định, tù’ đó đưa ra cái
nhìn mới mẻ và đúng đắn hơn về loại hình du lịch sinh thái, đặc biệt đó lại là một
trong những ngành đóng góp GDP khá lớn cho nền kinh tế Việt Nam.
Ngoài ra, đề tài này đã xác định được những tiêu chí nhằm đánh giá một
cách toàn diện tiềm năng du lịch sinh thái của một vườn quốc gia, cụ thế đó là
Vườn quốc gia Cúc Phương. Trên cở sở đó, có thế xây dựng Vườn quốc gia Cúc
Phương thành một mẫu hình lý tưởng cho sự phát triển của loại hình du lịch sinh
thái nói chung trong cả nước, góp phần thúc đấy loại hình này vươn tầm quốc tế.

về thực tiễn

6.2.

Ket quả nghiên cún khóa luận là một nguồn tài liệu đáng tin cậy, đặc biệt
hơn là nó được tiếp cận dưới góc độ của triết học, của sự vận dụng quy luật phủ
định của phủ định cho việc quy hoạch phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia
Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) vào thực tế hơn, và sẽ là nguồn tài liệu tham khảo
đáng quý cho những ai quan tâm nghiên cứu về vấn đề du lịch nói chung và du
lịch sinh thái nói riêng.
Bên cạnh đó, phát triến du lịch sinh thái sẽ hỗ trợ đắc lực cho công tác bảo
tồn tại Vườn quốc gia, nâng cao đời sống tốt đẹp, độc đáo của đồng bào dân tộc.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì khóa luận bao gồm 3
chương, 6 tiết.
Chưoìig 1

CO SỎ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ
ĐỊNH VÀ MỘT SỐ VÁN ĐÈ cơ BẲN VÈ DU LỊCH SINH THÁI
1.1.
1.1.1.
1.1.1.1.

Lý luận chung về quy luật phủ định của phủ định
Khái niệm phủ định và phủ định biện chúng trong Triết học Mác- Lênin
Khái niệm phủ định

1
1


Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới đều trải qua quá trình phát
sinh, phát triển và diệt vong. Sự vật cũ mất đi được thay bằng sự vật mới. Sự thay
thế đó gọi là phủ định.
-

Quan điếm siêu hình: Do dựa trên quan điểm không thừa nhận sự vật tồn
tại trong mối liên hệ phố biến, không thừa nhận nguồn gốc sự phát trien
bên trong của sự vật và hiện tượng. Cho nên, khi nhìn nhận sự phát triến
không có gì mới, không thay đối về chất chỉ lặp lại hình thức cũng hoặc
phủ định sạch tron; như diệt một con sâu, nghiền một cái hạt, hoặc xóa bỏ
không có gì mới.

-

Quan điếm chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo: Thế giới khách quan là do sự
sáng tạo của Thượng đế, không có sự phát triền, nếu có sự phát triển thì

theo sự biến đổi nói chung, là sự thay cũ đổi mới tạo nên sự vận động của
sự vật.

-

Quan điếm triết học Mác: Sự phủ định là sự thay thế sự vật này bằng sự
vật khác trong quá trình vận động phát triển. Thực chất sự phủ định là sự
biến đối nói chung, là sự thay đối cái cũ đối mới tạo nên sự vận động của
sự vật.

1.1.1.2.

Khải niệm phủ định biện chứng

Phủ định biện chứng là phạm trù triết học dùng đế chỉ sự phủ định tự thân,
sự phát trien tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời sự vật mới, tiến
bộ hon sự vật cũ.
1.1.2.

Đặc trưng của phủ định biện chứng

1.1.2.1.

Tính khách quan

Phủ định biện chứng mang tính khách quan vì nguyên nhân của sự phủ
định nằm ngay trong bản thân sự vật. Đó chính là kết quả giải quyết những mâu
thuẫn bên trong sự vật. Nhờ việc giải quyết các mâu thuẫn mà sự vật luôn phát
triển, vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan trong quá trình vận


1
2


động và phát triên của sự vật. Đương nhiên, môi sự vật có phương thức phủ định
riêng tùy thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng. Điều đó có
nghĩa, phủ định biện chứng không phụ thuộc vào ý muốn, ý chí của con người.
Con người chỉ có thế tác động làm cho quá trình phủ định ấy diễn ra nhanh hay
chậm trên cơ sỏ' nắm vững quy luật phát triến của sự vật.
1.1.2.2.

Tỉnh kế thừa

Phủ định biện chứng mang tính kế thừa vì phủ định biện chứng là kết quả
của sự phát triển tự thân của sự vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá hủy
hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có thế ra đời trên nền tảng của cái cũ, là sự phát
triển tiếp tục của cái cũ trên cơ sở gạt bở những mặt tiêu cực, lỗi thời, lạc hậu của
cái cũ và chọn lọc, giữ lại, cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực,
bô sung những mặt mới phù hợp với hiện thực. Sự phát trien chang qua chỉ là sự
biến đối trong giai đoạn sau, bảo tồn tất cả những mặt tích cực được tạo ra ở giai
đoạn trước và bô sung thêm những mặt mới phù họp với hiện thực.
Trong quá trình phủ định biện chứng, sự vật khẳng định lại những mặt tốt,
mặt tích cực và chỉ phủ định lại những cái lạc hậu, cái tiêu cực. Do đó, phủ định
đồng thời cũng là khẳng định.
Những điều kiện phân tích trên cho thấy, phủ định biện chúng không chỉ là
sự khắc phục cái cũ, sự vật cũ, mà còn là sự liên kết giữa cái cũ và cái mới, sự vật
cũ với sự vật mới, giữa sự khắng định với sự phủ định, quá khứ với hiện thực.
Phủ định biện chứng là mắt khâu tất yếu của mối liên hệ và sự phát tríen.
1.1.3.


Nội dung cua quy luật phủ định của phủ định
Sự vật ra đời và tồn tại đã khắng định chính nó. Trong quá trình vận động

của sự vật ấy, những nhân tố mới xuất hiện sẽ thay thế những nhân tố cũ, sự phủ
định biện chúng diễn ra - sự vật đó không còn nữa mà bị thay thế bởi sự vật mới,
trong đó có những nhân tố tích cực được giữ lại. Song sự vật mới này sẽ lại bị
phủ định bởi sự vật mới khác. Sự vật mới khác ấy dường như là sự vật đã tồn tại,

1
3


song không phải là sự trùng lặp hoàn toàn, mà nó được bố sung những nhân tố
mới và chỉ bảo tồn những nhân tố tích cực thích hợp với sự phát triền tiếp tục của
nó. Sau khi sự phủ định hai lần phủ định của phủ định được thực hiện, sự vật mới
hoàn thành một chu kỳ phát triên.
Ph.Ảngghen đã đưa ra một thí dụ đế hiếu về quá trình phủ định này: “Hãy
lấy ví dụ hai hạt đại mạch. Có hàng nghìn triệu hạt đại mạch giống nhau được
xay ra, nấu chín và đem làm bia, rồi tiêu dùng đi. Nhưng nếu một hạt đại mạch
như thế gặp những điều kiện bình thường đối với nó, nếu nó rơi vào một miếng
đất thích hợp, thì nhờ ảnh hưởng của sức nóng và độ âm, đối với nó sẽ diên ra
một sự biến hóa riêng, nó nảy mầm, hạt đại mạch biến đi, không còn là hạt đại
mạch nữa, nó bị phủ định, bị thay thế bởi cải cây do nó đẻ ra, đấy ỉà sự phủ định
của hạt đại mạch. Nhưng cuộc sống bình thường của cây này sẽ như thế nào? Nó
lớn lên, ra hoa, thụ phấn và cuối cùng sinh ra những hạt đại mạch mới và khi hạt
đại mạch đó chín thì thân cây chết đi, bản thân nó bị phủ định. Kết quả của sự
phủ định này ỉà chủng ta lại cỏ hạt đại mạch như ban đầu, nhưng không phải chỉ
là một hạt mà nhiều gấp mười, hai mươi, ba mươi lần ”[11; tr. 193]
Ví dụ trên cho thấy, từ sự khắng định ban đầu (hạt thóc ban đầu), trải qua
sự phủ định lần thứ nhất (cây ỉủa phủ định hạt thóc) và sự phủ định lần thứ hai

(những hạt thóc mới phủ định cây lủa), sự vật dường như quay trở lại sự khắng
định ban đầu (hạt thóc), nhung trên cơ sở cao hơn (so lượng hạt thóc nhiều hơn,
chất lượỉĩg hạt thóc cũng sẽ thay đôi).
Sự phát triển biện chúng thông qua nhũng lần phủ định như trên là sự
thống nhất hữu cơ giữa lọc bỏ, bảo tồn và bố sung thêm những nhân tố tích cực
mới. Do vậy, thông qua nhũng lần phủ định biện chứng sự vật sẽ ngày càng phát
trien.
Phủ định của phủ định làm xuất hiện sự vật mới là kết quả của sự tống hợp
tất cả nhân tố tích cực đã có và đã phát triển trong cái khẳng định ban đầu và

1
4


trong những lần phủ định tiếp theo. Do vậy, sự vật mới với tư cách là kết quả của
phủ định của phủ định có nội dung toàn diện hơn, có cái khẳng định ban đầu và
kết quả của sự phủ định lần thứ nhất.
Ket quả của sự phủ định của phủ định là điếm kết thúc của một chu kỳ phát
trien và cũng là điếm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo.
Trong hiện thực, một chu kỳ phát trien của sự vật cụ thế có thế bao gồm số
lượng các lần phủ định nhiều hơn hai. Có sự vật trải qua hai lần phủ định, có sự
vật trải qua ba, bốn, năm lần phủ định,... mới hoàn thành một chu kỳ phát triên.
Theo V.I.Lênin: “Từ khăng định đến phủ định, - từ sự phủ định đến “sự thống
nhất ” với cái bị khăng định, - không có cái đó, phép biện chứng trở thành một
sự phủ định sạch trơn, một trò chơi hay là chủ nghĩa hoài nghi” [9; tr.246]. Nói
cách khác, sự vật phải trải qua từ hai lần phủ định trở lên mới hoàn thành một chu
kỳ phát trien. Điều đó phụ thuộc vào từng sự vật cụ thể. Chẳng hạn:
Vòng đòi của con tằm: “trứng- tằm- nhộng- ngài- trứng”. Ớ đây vòng đời
của tằm trải qua bốn lần phủ định.
Quy luật phủ định của phủ định khái quát xu hướng tất yếu tiến lên của sự

vật - xu hướng phát triền. Song sự phát triển đó không phải diễn ra theo đường
thẳng, mà theo đường “xoáy ốc”. V.I.Lênin đã khái quát con đường đó như sau:
“Sự phát trien hình như diên lại những giai đoạn đã qua, nhưng dưới một hình
thức khác, ở một trình độ cao hơn (“phủ định của phủ định ”); sự phát trien có
thê nói là theo đường trôn ốc chứ không theo đường thẳng... ” [9; tr.65].
Sự phát trien theo đường “xoáy ốc” là sự biếu thị rõ ràng, đầy đủ các đặc
trưng của quá trinh phát trien biện chứng của sự vật: tính kế thừa, tính lặp lại,
tính tiến lên. Mỗi vòng của đường “xoáy ốc” dường như thế hiện sự lặp lại,
nhưng cao hơn, thế hiện trình độ cao hơn của sự phát triển.
Tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến cao được thể hiện ở sự nối tiếp
nhau từ dưới lên của các vòng trong đường “xoáy ốc

1
5


Từ sự phân tích đã được nêu ra ở trên, chúng ta khái quát về nội dung cơ
bản của quy luật phủ định của phủ định như sau:
Quy luật phủ định của phủ định nêu lên mối liên hệ, sự kế thừa giữa cải
khăng định và cải phủ định, nhờ đó phủ định biện chứng là điều kiện cho sự phát
trien; nỏ bảo tồn nội dung tích cực của các giai đoạn trước và bô sung thêm
những thuộc tính mới làm cho sự phát trien đi theo đường “xoáy ắc”.
Nhận xét về vai trò của quy luật này, Ph.Ănghghen đã viết: "... phủ định
cái phủ định là gì? Là một quy luật vô cùng phô biên và chính vì vậy mà có một
tầm quan trọng và có tác dụng vô cùng to lớn về sự phát trien của tự nhiên, của
lịch sử và của tư duy” [11; tr.200].
1.1.4. Ỷ nghĩa phương pháp luận
Nghiên cứu về quy luật phủ định của phủ định, chúng ta rút ra một số ý
nghĩa phương pháp luận sau:
Thứ nhất, quy luật phủ định của phủ định giúp chúng ta nhận thức đúng

đắn về xu hướng phát triển của sự vật. Qúa trình phát triển của sự bất kỳ sự vật
nào cũng không bao giờ đi theo một đường thẳng, mà diễn ra quanh co, phức tạp,
trong đó bao gồm nhiều chu kỳ khác nhau. Chu kỳ sau bao giờ cũng tiến bộ hơn
chu kỳ trước.
Ở mỗi chu kỳ phát triển của sự vật có những đặc điểm riêng biệt. Do đó,
chúng ta phải hiếu những đặc điếm đó đế có cách tác động phù họp với yêu cầu
phát triển.
Thứ hai, theo quy luật phủ định của phủ định, mọi sự vật luôn luôn xuất
hiện cái mới thay thế cái cũ, cái tiến bộ thay thế cái lạc hậu; cái mới ra đò'i từ cái
cũ trên cơ sở kế thừa tất cả những nhân tố tích cực của cái cũ, do đó, trong hoạt
động của mình, con người phải biết kế thừa tinh hoa của cái cũ, tránh thái độ phủ
định sạch trơn.

1
6


Thứ ba, trong giới tự nhiên cái mới xuất hiện một cách tự phát, còn trong
xã hội cái mới ra đời gắn liền với hoạt động có ý thức của con người. Chính vì
thế, trong hoạt động của mình con người phải biết phát hiện cái mới và ủng hộ cái
mới. Khi mới ra đời, cái mói luôn còn yếu ớt, ít ỏi, vì vậy, phải tạo điều kiện cho
nó chiến thắng cái cũ, phát huy ưu thế của nó.
1.2.

Một số vấn đề CO’ bản về du lịch sinh thái

1.2.1. Quan niệm về du lịch sinh
thái ].2.1.1. Khái niệm du lịch
Cùng với sự phát triên của du lịch, khái niệm du lịch được hiêu theo nhiều
cách khác nhau, tùy theo góc độ xem xét.

Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) năm 1993: “Du lịch
được hiêu là tỏng họp các môi quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cả nhân hay tập thê ở bên ngoài nơi
cư trú thường xuyên của họ với mục đích hòa bình. Nơi họ đến không phải là nơi
làm việc của họ ” [1; tr.7].
Tại Việt Nam, mặc dù du lịch là một lĩnh vực khá mới mẻ nhung các nhà
nghiên cứu của Việt Nam cũng đưa ra các khái niệm xét trên nhiều góc độ nghiên
cứu khác nhau.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam, du lịch được hiểu trên hai
khía cạnh:
Thứ nhất, du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con
người ngoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng
cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa nghệ thuật. Theo định nghĩa này, du lịch
được xem ở góc độ cầu, góc độ người đi du lịch.
Thứ hai, du lịch là một ngành kỉnh doanh tống hợp có hiệu quả cao về
nhiều mặt: nâng cao hiếu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân
tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là

1
7


tình hừu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh
mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khấu hàng hóa và dịch vụ
tại chỗ. Theo nghĩa này, du lịch được xem xét ở góc độ một ngành kinh tế.
Luật Du lịch Việt Nam (được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, khóa XI
năm 2005) đã nêu khái niệm về du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt động cỏ
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiếu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định ” [1; tr.8].

Tóm lại, dù nhìn ở góc độ nào thì cái gốc của du lịch vẫn là tìm đến những
không gian, địa điềm khác với nơi cư trú thường xuyên của mình để hưởng thụ
các giá trị vật chất cũng như tinh thần trong một khoảng thời gian nhất định.
/.2.7.2. Khái niệm du lịch sinh thải
Du lịch sinh thái là một lĩnh vực đặc biệt của du lịch nói chung, nó được
đặc trưng bởi một xu thế rất rõ ràng là tạo nên và thỏa mãn sự khát khao đến với
thiên nhiên. Qua những chuyến đi, khách du lịch được tiếp xúc với thiên nhiên,
thưởng thức thiên nhiên bằng những phương tiện quan sát giản đơn hay những
nghiên cứu có tính hệ thống, đồng thời du lịch sinh thái là sự khai thác tiềm năng
du lịch cho bảo tồn và phát triến; là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực với sinh
thái, văn hóa.
Đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch sinh thái được đưa ra xuất
phát từ các góc độ nghiên cứu khác nhau.
Tại Diễn đàn Du lịch sinh thái Nam úc (1993), Allen đã đưa ra định nghĩa
sau: “Du lịch sinh thải phân biệt với các loại hình du ỉịch dựa vào thiên nhiên
hay du lịch giáo dục khảc ở chô nó cỏ mức độ giảo dục cao về môi trường và
sinh thái thông qua những hướng dân viên có trình độ. Du lịch sinh thải bao hàm
một phần đáng kế sự giao tiếp mạnh mẽ của con người, mà nếu được giáo dục sẽ
làm biến chuyên khách du lịch thành những người tích cực bảo vệ môi trường.

1
8


Hoạt động du lịch sinh thải sẽ làm giảm đến mức toi thiếu các tác động của
khách du lịch đoi với môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài
chính cho cộng đồng địa phương và đặc biệt sẽ đóng góp về tài chính cho các nô
lực bảo tồn ’ ' [1; tr. 138].
Tố chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IƯCN) định nghĩa: “Du lịch sinh
thái là loại hình du lịch tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng

còn tương đoi nguyên sơ đế thưởng thức và hiếu biết thiên nhiên (có kèm theo
các đặc trung vãn hóa - quả khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn,
giảm thiếu tác động từ du khách, đóng góp tích cực cho sự phát trỉến kỉnh tế - xã
hội của nhân dãn địa phương ” [1; tr. 138].
Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới (Ecotourism Society) cũng đưa ra định
nghĩa tương tự về du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thải là du lịch có trách nhiệm
với các khu thiên nhiên, nơi có môi trường được bảo tồn và lợi ích của nhân dân
địa phương được bảo đảm ” [1; tr. 138].
Trên cơ sở kế thừa thành quả nghiên cún của các nhà khoa học quốc tế,
Hội thảo xây dựng chiến lược Quốc gia về phát triển Du lịch sinh thái (Hà
Nội, tháng 9/1999) đưa ra một định nghĩa chính thức về du lịch sinh thái cho Việt
Nam như sau: “Di/ lịch sinh thái là một ỉoại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và
văn hóa bản địa có tỉnh giáo dục môi trường và đóng góp cho các nô lực bảo tồn
và phát trỉến bền vững với sự tham gia tích cực của cộng động địa phương [1;
tr.l39].

Như vậy, du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và
văn hóa bản địa, bao hàm các yếu tố bền vững như mang tính giáo dục môi
trường, hỗ trợ bảo tồn và cộng đồng cư dân địa phương.
1.2.1.3.

Những đặc trưng cơ bản của du lịch sinh thải.
Mọi hoạt động du lịch nói chung là du lịch sinh thái nói riêng đều được

thực hiện dựa trên những tài nguyên du lịch tự nhiên và những giá trị văn hóa lịch

1
9



sử do con người tạo nên và có sự kết họp của các dich vụ, cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch. Dựa vào những yếu tố đó để hình thành nên sản phẩm du lịch phục vụ
nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng khám phá của khách du lịch, mang lại lợi ích kinh
tế cho xã hội. Du lịch sinh thái là một dạng hoạt động của du lịch nói chung vậy
nó cũng bao hàm những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung bao
gồm:
-

Tính đa ngành, thế hiện ở đối tượng được khai thác phục vụ du lịch (sự
hấp dẫn về cảnh quan thiên nhiên; các giá trị lịch sử, văn hóa; cơ sở hạ
tầng và các dịch vụ kèm theo,...). Thu nhập xã hội từ du lịch cũng mang lại
nguồn thu cho nhiều ngành kinh tế khác nhau thông qua các sản phấm
dịch vụ cung cấp cho khách du lịch (điện, nước, nông sản, hàng hóa,...).

-

Tính đa thành phần, biếu hiện ở những lợi ích đa dạng trong thành phần
khách du lịch, những người phục vụ du lịch, cộng đồng địa phương, các tố
chức chính phủ và phi chính phủ, các tố chức tư nhân tham gia vào hoạt
động du lịch.

-

Tính đa mục tiêu, biếu hiện ở những lợi ích đa dạng về bảo tồn thiên
nhiên, cảnh quan lịch sử văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống của
khách du lịch và người tham gia hoạt động dịch vụ du lịch, mở rộng sự
giao lưu văn hóa, kinh tế và nâng cao ý thức tốt đẹp của mọi thành viên
trong xã hội.

-


Tính liên vùng, biểu hiện thông qua các tuyến du lịch với một quần thế các
điếm du lịch trong một khu vực, một quốc gia hay giữa các quốc gia với
nhau.

-

Tính mùa vụ, biếu hiện ở thời gian diễn ra hoạt động du lịch tập trung với
cường độ cao trong năm. Tính mùa vụ thế hiện rõ nhất ở loại hình du lịch
nghỉ biến, thế thao theo mùa... (theo tính chất của khí hậu) hoặc loại hình

2
0


du lịch nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí... (theo tính chất công việc của
những người hưởng thụ sản phẩm du lịch).
-

Tính chi phí, biếu hiện ở chỗ mục đích đi du lịch của các du khách là
hưởng thụ các sản phẩm du lịch chứ không phải mục đích kiếm tiền.

-

Tính xã hội hóa, biếu hiện ở việc thu hút toàn bộ mọi thành phần trong xã
hội tham gia có thế trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động du lịch.
Bên cạnh những đặc trưng chung của ngành du lịch, thì du lịch sinh thái

cũng hàm chứa những đặc trưng riêng, bao gồm:
-


Tính giáo dục cao về môi trường, du lịch sinh thái hướng con người tiếp cận

gần hơn nữa với các vùng tự nhiên và các khu bảo tồn, nơi có giá trị cao
về đa dạng sinh học và rất nhạy cảm về mặt môi trường. Hoạt động du lịch
gây nên những áp lực lớn đối với môi trường, và du lịch sinh thái được coi
là chìa khóa nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triến du lịch và bảo vệ môi
trường.
-

Góp phần bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì tính đa
dạng sinh học, hoạt động du lịch sinh thái có tác dụng giáo dục con người
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường, qua đó hình thành nên những
ý thức bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó cũng như thúc đấy các
hoạt động bảo tồn, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững.

-

Thu hút sự tham gia của cộng đồng địa phương, sự tham gia của cộng
đồng địa phương có tác dụng to lớn trong việc giáo dục các du khách bảo
vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cũng góp
phần nâng cao hơn nữa giá trị nhận thức cho cộng đồng, tăng nguồn thu
nhập cho người dân sở tại. Điều này cũng tác động ngược trở lại một cách
tích cực với hoạt động bảo tồn tài nguyên du lịch sinh thái.

ỉ.2.1.4. Những nguyên tăc cơ bản của du lịch sinh thải
Hoạt động du lịch sinh thái phải bảo đảm các nguyên tắc sau:

2
1



-

Giáo dục nâng cao hiểu biết cho khách du lịch về môi trường tự nhiên, qua
đó tạo ý thức tham gia của du khách vào nỗ lực bảo tồn.

-

Góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái tự
nhiên, góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của vùng, của quốc
gia,...
- Tạo thêm việc làm và mang lại lợi ích cho cộng động địa phương.

-

Khách du lịch được hòa nhập với hệ sinh thái tự nhiên và nhân văn nhưng
phải có trách nhiệm giữ gìn hệ sinh thái đang hòa nhập.

-

Lượng khách du lịch luôn được điều hòa ở mức vừa phải để đảm bảo cho
không gian, môi trường không bị quá tải (tức là không vượt quá giới hạn
tối đa về sức chứa của điểm du lịch).

-

Phát triển du lịch sinh thái phải phù họp với nguyên tắc tích cực về môi
trường, tăng cường và khuyến khích trách nhiệm đạo đức đối với môi
trường tự nhiên, không được làm tốn hại đến tài nguyên môi trường.


-

Tập trung vào các giá trị bên trong hơn là các giá trị bên ngoài và thúc đấy
sự công nhận của giá trị này.

-

Khi tố chức du lịch sinh thái phải luôn đặt các nguyên tắc về môi trường
sinh thái lên hàng đầu. Điều đó có nghĩa là làm cho mọi người khách du
lịch sinh thái chấp nhận điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên theo đúng nghĩa của
nó hơn là làm biến đối môi trường cho sự thuận tiện cá nhân.

-

Phải đảm bảo lợi ích lâu dài hài hòa cho tất cả các bên liên quan (lợi ích về
bảo tồn hoặc lợi ích về kinh tế, lợi ích của địa phương, cộng đồng dân cư,
cơ quan bảo tồn, các đơn vị kinh doanh du lịch).

-

Du lịch sinh thái phải đem lại cho khách du lịch những trải nghiệm được
hòa đồng vào tự nhiên, làm tăng sự hiểu biết vào tự nhiên, tránh xu hướng
khai thác quá mức thiên nhiên đế phục vụ nhu cầu đi tìm cảm giác mạnh
hoặc mục đích tăng cường thể trạng cơ thể.

2
2



-

Người hướng dẫn và các thành viên tham gia du lịch sinh thái phải có sự
chuấn bị kỹ càng về nội dung hướng dẫn và phải có hiếu biết nhận thức
cao về môi trường sinh thái.

-

Cần có sự đào tạo đối với tất cả các thành viên của các đon vị tham gia
vào du lịch sinh thái (chính quyền địa phương, cơ quan quản lý du lịch,
hãng lữ hành và khách du lịch trước, trong và sau chuyến đi).

1.2.1.5. Ỷ nghĩa của phát triến du lịch sinh thải
Phát triền du lịch sinh thái là khai thác có hiệu quả những giá trị của tài
nguyên du lịch sinh thái kèm theo những giá trị về cơ sở hạ tầng và lao động, tạo
ra sức hấp dẫn về tài nguyên du lịch sinh thái bằng các sản phấm du lịch có sức
cạnh tranh đáp ứng nhu cầu của du khách, đem lại lợi ích cho xã hội. Sự phát
triển du lịch sinh thái có vai trò vô cùng to lớn.
Thứ nhất, du lịch sinh thái với bảo vệ môi trường.
Môi trường và du lịch có mối quan hệ biện chứng với nhau. Môi trường là
các thông số đầu vào, tiền đề để phát triển mạnh du lịch, ngược lại thông qua phát
triên du lịch sinh thái sẽ giúp môi trường được bảo vệ và nâng cao chất lượng.
Du lịch sinh thái được xem là công cụ tốt nhất để bảo tồn thiên nhiên, nâng
cao chất lượng môi trường tự nhiên, đề cao các giá trị cảnh quan và nhận thức của
toàn dân về sự cần thiết phải bảo vệ hệ sinh thái dễ bị tốn thương, khắc phục
những tài nguyên đang bị hủy hoại.
Phát triển du lịch sinh thái đồng nghĩa với bảo vệ môi trường vì du lịch
sinh thái tồn tại gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên và các hệ sinh thái điến hình.
Du lịch sinh thái được xem là công cụ bảo tồn đa dạng sinh học, nếu các hoạt
động du lịch sinh thái được thực hiện một cách đúng nghĩa thì sẽ giảm thiếu được

các tác động tiêu cực đến đa dạnh sinh học. Sở dĩ như vậy, là vì bản chất của du
lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa trên cơ sở các khu vực có tính hấp dẫn cao
về tự nhiên và có hỗ trợ cho bảo tồn tự nhiên.

2
3


Bên cạnh đó, việc phát triến du lịch sinh thái còn đặt ra yêu cầu đồng thời
khuyến khích và tạo điều kiện về kinh phí đế nâng cấp cơ sở hạ tầng, duy trì và
bảo tồn các thắng cảnh, tuyên truyền, vận động người dân thông qua các dự án
bảo vệ môi trường, ngoài ra, du lịch sinh thái còn tạo cơ hội đế du khách ủng hộ
tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường.
Du lịch sinh thái còn tạo ra động lực quan trọng, khơi dậy ý thức bảo vệ
môi trường và duy trì hệ sinh thái. Người dân khi nhận được lợi ích từ các hoạt
động du lịch sinh thái, họ có thế hỗ trợ ngành du lịch và công tác bảo tồn tốt hơn,
bảo vệ các điểm tham quan.
Không chỉ dừng lại ở đó, du lịch sinh thái còn khuyến khích cải thiện cơ sở
hạ tầng địa phương bao gồm: đường xá, cầu cống, hệ thống cấp thoát nước, xử lí
chất thải, thông tin liên lạc,... nhò’ đó mà ngày càng thu hút khách du lịch và cải
thiện môi trường địa phương.
Như vậy, phát triến du lịch sinh thái ngoài việc thỏa mãn những nhu cầu
mong đợi của du khách nó còn duy trì, quản lý tối ưu các nguồn tài nguyên môi
trường và là “bí quyết để phát triển bền vững
Thứ hai, du lịch sinh thái với giải quyết việc làm và các vấn đề văn hóa xã
hội.
Việc phát triến du lịch sinh thái tạo điều kiện giải quyết công ăn việc làm
cho nhiều lao động, đặc biệt là cộng đồng địa phương.
Du lịch sinh thái phát triển làm thay đối cách sử dụng nguồn tài nguyên
truyền thống, thay đối cơ cấu sản xuất, thúc đấy phát triển kinh tế quốc dân dựa

trên cơ sở tài nguyên và nội lực của mình. Phát triển du lịch sinh thái góp phần
cải thiện đáng kế đời sống văn hóa xã hội của nhân dân. Du lịch sinh thái tạo điều
kiện đấy mạnh sự giao lưu văn hóa giữa du khách và người dân địa phương, góp
phần làm cho đời sống văn hóa - xã hội nhũng vùng này ngày càng trở nên sôi
động hơn, văn minh hơn. Du lịch sinh thái phát triền tốt, nhiều dịch vụ du lịch

2
4


chất lượng cao được tăng cường, điều đó tạo điều kiện giữ gìn trật tự, an toàn xã
hội.
Tuy nhiên, về mặt người dân bản địa dù duới hình thức nào khi thương mại
hóa thì văn hóa của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng, du lịch luôn du nhập những thói
quen có thế tốt và cũng có thế tiêu cực. Du lịch sinh thái sẽ góp phần hạn chế tối
thiều mặt tiêu cực thông qua giáo dục có mục đích cho du khách, cộng đồng địa
phương khi tham gia vào hành trình du lịch sinh thái.
- Thứ ba, du lịch sinh thái góp phần tăng GDP.
Du lịch là một ngành kinh doanh sinh lợi hơn bất kỳ một ngành kinh tế nào
khác. Lọi nhuận hàng năm mang lại cho các quốc gia này hàng trăm triệu USD.
Theo số liệu điều tra của Hiệp hội Du lịch sinh thái thế giới thì du lịch sinh
thái chiếm khoảng 20% thị phần du lịch thế giới, ước tính du lịch sinh thái đang
tăng trưởng hàng năm với tốc độ trung bình tò 10 - 30%. Sự đóng góp kinh tế của
du lịch sinh thái không chỉ phụ thuộc vào lượng tiền mang đến khu vực mà điều
quan tâm là lượng tiền đọng lại ở khu vực mà nhờ đó tạo ra được những tác động
nhân bội. Theo ước lượng chung là không đến 10% số tiền tiêu của du khách
được nằm lại ở cộng đồng gần điểm du lịch sinh thái vì phần lớn kinh phí được sử
dụng cho tiếp thị và đi lại trước khi du khách đến điểm du lịch.
1.2.2.


Vấn đề phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia

1.2.2.1.

Khải niệm Vườn quốc gia

Vườn quốc gia thường được thành lập ở những khu vực có địa mạo độc
đáo, có giá trị khoa học hoặc những khu vực có hệ sinh thái phong phú, có nhiều
loại động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao cần được bảo vệ nghiêm ngặt trước
sự khai thác của con người.
Theo Quyết định số 08/2001/QĐ - TTg ngày 11/1/2001 và Quyết định số
186/2006/QĐ - TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam về Quy

2
5


×