Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Phát huy vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên đại học sư phạm hà nội 2 hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.89 KB, 67 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=======***=======

ĐỖ THỊ QUỲNH

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG
ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học

HÀ NỘI, 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
=======***=======

ĐỖ THỊ QUỲNH

PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC
TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC XÂY DỰNG
ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 HIỆN NAY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Chủ nghĩa xã hội khoa học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học


ThS. Chu Thị Diệp

HÀ NỘI, 2015


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo
dục chính trị đã tận tình giúp đỡ, hƣớng dẫn em trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành khóa luận, đặc biệt là thầy cô trong tổ chủ nghĩa xã hội.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thạc sĩ Chu Thị Diệp đã tận tình
hƣớng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện khóa luận vì sự hạn chế về thời gian và kiến
thức của bản thân, nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
em rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn sinh viên để khóa luận đƣợc
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5, năm 2015
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Quỳnh


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp này đƣợc hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn của
Thạc sĩ Chu Thị Diệp. Tôi xin cam đoan rằng:
Đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, Tháng 5, năm 2015
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Quỳnh



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chƣơng 1. GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HÀ NỘI 2 HIỆN NAY ...................................................................................... 6
1.1. Một số lí luận về giá trị đạo đức truyền thống của ngƣời Việt Nam ......... 6
1.1.1. Khái niệm giá trị, giá trị đạo đức ............................................................ 6
1.1.2. Giá trị đạo đức truyền thống của ngƣờiViệt Nam................................... 8
1.2. Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới
cho sinh viên đại học sƣ phạm Hà Nội 2 hiện nay.......................................... 13
1.2.1. Bản chất của đạo đức mới ..................................................................... 13
1.2.2. Vai trò của giá trị truyền thống đối với việc xây dựng đạo đức mới cho
sinh viên Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 hiện nay................................................ 20
Chƣơng 2. PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG
VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ
PHẠM HÀ NỘI 2 HIỆN NAY ....................................................................... 21
2.1. Tổng quan về trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 và sinh viên trƣờng
Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 .............................................................................. 21
2.1.1. Tổng quan về trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 ................................. 21
2.1.2. Tổng quan sinh viên trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 ...................... 23
2.2. Thực trạng phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong xây dựng
đạo đức mới cho sinh viên Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 thời gian qua ............ 25
2.2.1. Những thành tựu đã đạt đƣợc ................................................................ 25
2.2.2. Những hạn chế tồn tại ........................................................................... 33


Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

NHẰM PHÁT HUY GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG TRONG VIỆC
XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN ........................................ 39
3.1. Phƣơng hƣớng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả của việc phát huy giá trị
đạo đức truyền thống trong xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học sƣ
phạm Hà Nội 2 hiện nay.................................................................................. 38
3.1.1. Bảo đảm thống nhất gắn kết giữa giá trị đạo đức truyền thống và hiện
đại, kế thừa và đổi mới các giá trị truyền thống cho sinh viên Đại học sƣ phạm
Hà Nội 2 hiện nay............................................................................................ 38
3.1.2. Quán triệt quan điểm của Đảng, đổi mới nhận thức đối với việc xây
dựng giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên Đại học sƣ phạm Hà Nội 2
hiện nay ........................................................................................................... 39
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy giá trị đạo đức truyền thống trog
xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 hiện nay ... 43
3.2.1. Nâng cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong nhà trƣờng đối
với việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học sƣ phạm Hà Nội 2
hiện nay ........................................................................................................... 43
3.2.2. Tăng cƣờng đổi mới công tác cán bộ và giảng dạy các môn khoa học
Mác-Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh ............................................................. 47
3.2.3. Xây dựng môi trƣờng xã hội lành mạnh, nhà trƣờng nhân văn,
gia đình văn hóa .............................................................................................. 51
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 59


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sinh viên là lực lƣợng xã hội to lớn, là chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc,
là lực lƣợng xung kích trên nhiều lĩnh vực, đảm nhiệm những công việc đòi
hỏi phải có sự hy sinh gian khổ, phải có sức khỏe và sự sáng tạo. Sinh viên là
độ tuổi sung sức về thể chất và sự phát triển về trí tuệ, sinh viên luôn năng

động sáng tạo và muốn khẳng định mình. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã thƣờng xuyên quan tâm, chăm lo, giáo dục, rèn luyện sinh viên để họ trở
thành những ngƣời có đủ sức đủ tài để gánh vác đƣợc tƣơng lai của Tổ quốc,
của nhân dân. Trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có căn dặn:
“ Bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất quan trọng và
cần thiết”.
Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xƣớng và lãnh đạo hơn hai mƣơi năm
qua đã giành đƣợc nhiều thành tựu to lớn. Toàn Đảng, toàn dân ta đang phấn
đấu để đến năm 2020 đƣa nƣớc ta cơ bản trở thành nƣớc công nghiệp nhằm
đƣa đất nƣớc “dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Để
đạt đƣợc mục tiêu này thì sự tăng trƣởng kinh tế, tiến bộ kỹ thuật là hết sức
quan trọng. Tuy nhiên, sự tăng trƣởng kinh tế không thể tách rời sự tiến bộ văn
hóa – xã hội, sự phát triển con ngƣời. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII
của Đảng ta đa nêu:
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và mở rộng giao lƣu quốc tế, phải đặc
biệt quan tâm giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và phát
huy truyền thống đạo đức, tập quán tốt đẹp, ý thức cội nguồn và lòng tự hào
dân tộc, khắc phục tâm lí sử dụng đồng tiền, bất chấp đạo lý, coi thƣờng các
giá trị nhân văn. Tiếp thu tinh hoa văn hóa các dân tộc trên thế giới, làm giàu
đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam [20, tr.11].
Tinh thần này tiếp tục đƣợc Đảng ta khẳng định tại Đại hội lần thứ IX,
lần X, XI của Đảng, rằng văn hóa là nên tảng tinh thần của xã hội, xây dựng

1


nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Điều đó đòi hỏi mỗi ngƣời Việt Nam,
trong đó có đội ngũ sinh viên phải hiểu biết sâu sắc những giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc mình, của các thế hệ thanh niên, để tiếp tục phát huy

những giá trị này trong cuộc sống.
Nền kinh tế thị trƣờng đã cho thấy đƣợc những ƣu thế của nó trong đời
sống hiện thực, thúc đẩy sự tăng trƣởng kinh tế, tiến bộ khoa học, công nghệ
đồng thời tạo điều kiện để con ngƣời bộc lộ khả năng của mình. Con ngƣời
trở nên năng động hơn, sáng tạo hơn, nhạy bén và tự chủ hơn. Bên cạnh đó
kinh tế thị trƣờng cũng làm nảy sinh các mặt tiêu cực, tạo ra một bộ phận dân
cƣ sống thực dụng, cá nhân hẹp hòi, bất chấp đạo lý, làm mai một giá trị đạo
đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
Trong đó Sinh viên cũng đang bị tác động bởi những nhân tố trên. Quan
trọng hơn đó là, sinh viên là lực lƣợng đặc biệt quan trọng và trong tƣơng lai gần
họ là lực lƣợng lao động có trình độ, là bộ phận sẽ tham gia vào đội ngũ tri thức
góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của đất nƣớc.
Bên cạnh đó sinh viên đang phải đối mặt với nhiều áp lực sau khi ra trƣờng về
việc làm, về năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, tin học... mà sự phát triển của xã
hội đòi hỏi.Trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 là một trƣờng Đại học có số
lƣợng sinh viên đông (năm 2015 là 20.000 sinh viên). Sinh viên trƣờng Đại học
sƣ phạm Hà Nội 2 đang phải đứng trƣớc với những thách mà sinh viên cả nƣớc
đang đối mặt.
Điều đó đặt ra yêu cầu bức thiết là phải nhận thức đúng đắn vai trò của
việc xây dựng và phát huy những giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây
dựng đạo đức mới cho sinh viên nói chung và sinh viên Đại học sƣ phạm Hà
Nội 2 nói riêng. Vấn đề kế thừa, phát huy truyền thống dân tộc và xây dựng
đạo đức mới ở nƣớc ta hiện nay đó đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên

2


cứu, nhƣng vấn đề phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng
đạo đức mới cho sinh viên ở một Trƣờng Đại học cụ thể nhƣ Đại học Sƣ
phạm Hà Nội 2 chƣa có đề tài nào nghiên cứu. Vì vậy, tôi chọn đề tài: “ Phát

huy vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức
mới cho sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội 2 hiện nay” làm khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Phát huy giá trị truyền thống, trong đó có giá trị đạo đức và vấn đề xây
dựng đạo đức nói chung, xây dựng thế hệ trẻ nói chung, xây dựng đạo đức
mới cho thế hệ trẻ nói riêng đó đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu từ nhiều
góc độ khác nhau, cụ thể nhƣ: “Giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam” do
Trần Văn Giàu chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1980. Trong cuốn
sách này, các tác giả đã phân tích các giá trị tinh thần truyền thống Việt Nam,
đặc biệt là “chủ nghĩa yêu nƣớc” Việt Nam - cái làm nên bản sắc, tinh thần,
cốt cách con ngƣời Việt Nam.
Vấn đề giữ gìn và nâng cao giá trị truyền thống cũng thu hút đƣợc
nhiều sự quan tâm nghiên cứu nhƣ: “Các giá trị truyền thống và con người
Việt Nam hiện nay” do Phan Huy Lê và Vũ Minh Giang chủ biên đã nghiên
cứu quá trình hình thành, phát triển và biến đổi của các giá trị truyền thống
của ngƣời Việt Nam, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu của di sản truyền
thống đồng thời đƣa ra những phƣơng hƣớng và giải pháp giáo dục, phát huy
các giá trị truyền thống.
Vũ Thị Huệ với luận văn thạc sỹ Triết học “Quan hệ giữa phát triển kinh
tế thị trường với việc giữ gìn và nâng cao những giá trị đạo đức truyền thống
dân tộc Việt Nam” đã nghiên cứu những giá trị đạo đức truyền thống trƣớc
những thách thức của nền kinh tế thị trƣờng và những biện pháp để giữ gìn và
phát huy giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta.

3


Cao Thu Hằng với luận văn Thạc sỹ Triết học “Giá trị đạo đức truyền
thống và sự phát triển nhân cách con người”, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội, 2002, cho thấy những giá trị đạo đức truyền thống có ảnh
hƣởng to lớn đến sự phát triển nhân cách. Khi xã hội có biến đổi, nó có thể
gây ra sự xung đột khi nhìn nhận, đánh giá những giá trị đạo đức truyền thống
đó, và ngƣời ta có những quan niệm khác nhau về ý nghĩa của giá trị đạo đức
truyền thống khi đó, các giá trị đạo đức truyền thống có một vai trò không
nhỏ trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Đây chính là tiền đề khách
quan để xây dựng nhân cách Việt Nam vừa mang tính hiện đại, vừa đậm đà
bản sắc dân tộc trong một thế giới “phẳng” nhƣ hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ của khóa luận
3.1. Mục đích của khóa luận
Qua thực tế ở trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2, phân tích thực trạng
của việc phát huy giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức
mới cho sinh viên, từ đó đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp chủ yếu
nhằm phát huy vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng
đạo đức mới cho sinh viên Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt đƣợc mục đích trên, khóa luận cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất : làm rõ giá trị đạo đức truyền thống.
Thứ hai: phân tích vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây
dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 hiện nay.
Thứ ba: phân tích thực trạng phát huy giá trị đạo đức trong việc xây
dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 hiện nay.
Thứ tư: đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy giá trị đạo đức
truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Đại học sƣ phạm
Hà Nội 2 hiện nay.

4


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của khóa luận

Những giá trị đạo đức truyền thống tích cực của ngƣời Việt Nam cần
đƣợc đội ngũ sinh viên kế thừa và phát huy .
Khóa luận chủ yếu tập trung nghiên cứu vai trò của giá trị đạo đức
truyền thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên trƣờng Đại học
sƣ phạm Hà Nội 2 hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của khóa luận
Cơ sở lý luận chủ yếu của khóa luận là dựa trên những quan điểm của
Chủ nghĩa duy vật biện chứng, những nguyên lý đạo đức học Mác - Lênin, tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh, đƣờng lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, về đạo đức, đạo
đức mới.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Khóa luận sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu:
phân tích, tổng hợp, logic, lịch sử, so sánh, điều tra xã hội học......
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của khóa luận
Góp phần làm sáng tỏ sự cần thiết phải phát huy giá trị đạo đức truyền
thống trong việc xây dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam hiện nay
trong đó có sinh viên Đại học sƣ phạm Hà Nội 2.
Khóa luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các tổ chức, các đoàn
thể trực tiếp làm công tác thanh niên.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
khóa luận gồm 3 chƣơng, 6 tiết.

5


Chƣơng 1
GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC TRUYỀN THỐNG ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG
ĐẠO ĐỨC MỚI CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
HIỆN NAY
1.1. Một số lí luận về giá trị đạo đức truyền thống của ngƣời Việt Nam

1.1.1. Khái niệm giá trị, giá trị đạo đức
Trƣớc thế kỷ XIX, những kiến thức về giá trị học đã gắn liền với những
tri thức triết học. Đến đầu thế kỷ XX, giá trị học mới bắt đầu hình thành nhƣ
một khoa học độc lập. Khái niệm “giá trị” trở thành trung tâm của giá trị
học. Ngoài ra, nó còn đƣợc sử dụng trong các lĩnh vực nhƣ: triết học, xã hội
học, tâm lý học, đạo đức học, kinh tế học...với những nội dung rộng, hẹp
khác nhau.
Xung quanh khái niệm “giá trị” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau do
xuất phát từ góc độ tiếp cận và nhằm những mục đích không giống nhau.
Song, có thể thấy những điểm chung đƣợc đề cập đến trong quan niệm về “giá
trị”, đó là:
Thứ nhất, giá trị là ý nghĩa của những hiện tƣợng vật chất hay tinh thần
có khả năng thoả mãn nhu cầu tích cực của con ngƣời, là những thành tựu góp
phần vào sự phát triển của xã hội. Nhƣ vậy, việc khẳng định nội dung của giá
trị đã bao hàm trong nó sự phân biệt với các sự vật, hiện tƣợng mà ta gọi là
“phản giá trị”, “vô giá trị”- tức là những gì đi ngƣợc lại sự phát triển của lịch
sử, ngăn cản sự tiến bộ của xã hội.
Thứ hai, giá trị có tính lịch sử - khách quan, nghĩa là sự xuất hiện, tồn
tại hay mất đi của một giá trị nào đó không phụ thuộc vào ý thức của con
ngƣời, mà do yêu cầu của từng thời đại lịch sử, trong đó có con ngƣời sống
và hoạt động.

6


Thứ ba, giá trị chứa đựng các yếu tố nhận thức, tình cảm, hành vi của
chủ thể trong quan hệ với sự vật, hiện tƣợng mang giá trị, thể hiện sự đánh
giá, lựa chọn của chủ thể đối với sự vật, hiện tƣợng ấy.
Thứ tư, giá trị đƣợc xác định trong mối quan hệ thực tiễn với con ngƣời,
đƣợc xác định bởi sự đánh giá đúng đắn của con ngƣời, xuất phát từ thực tiễn

và đƣợc kiểm tra bằng thực tiễn. Thực tiễn “vừa là tiêu chuẩn của chân lý về
bản chất của khách thể, vừa là tiêu chuẩn chân lý về giá trị của khách thể” [9,
tr 29]. Theo V.I.Lênin : “....toàn bộ thực tiễn của con ngƣời, thực tiễn này vừa
với tính cách là tiêu chuẩn của chân lý, vừa với tính cách là kẻ xác định một
cách thực tế mối liên hệ giữa sự vật với những điều cần thiết đối với con
ngƣời, cần phải đƣợc bao hàm trong “định nghĩa””.
Sự đánh giá đúng đắn của một giá trị không chỉ căn cứ vào nhu cầu, lợi
ích của chủ thể đánh giá mà còn phải căn cứ vào hiệu quả xã hội của hoạt
động của chủ thể theo đuổi những giá trị nhất định.
Thứ năm, giá trị đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con
ngƣời. Nó là cái mà con ngƣời dựa vào để xác định mục đích, phƣơng hƣớng
cho hoạt động của mình, là cái mà con ngƣời mong muốn đƣợc theo đuổi.
Giá trị là cơ sở của các chuẩn mực, quy tắc xác định cách thức hành động
của con ngƣời. Nói cách khác, cách thức và hành động của con ngƣời trong
xã hội đƣợc chỉ đạo bởi các giá trị, ngƣời ta dựa vào các giá trị đƣợc xã hội
chấp nhận để lựa chọn cách thức suy nghĩ và hành động phù hợp nhất. Giá
trị là động cơ thúc đẩy hoạt động của con ngƣời vì các nguyện vọng và mục
đích của cá nhân đều đƣợc đối chiếu với các giá trị nằm trong cấu trúc của
nhân cách.
Trong việc nghiên cứu giá trị, do những mục đích cụ thể khác nhau mà
ngƣời ta thƣờng phân loại giá trị theo cách của riêng mình, ở cấp độ chung
nhất, các giá trị đƣợc chia thành: giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

7


Giá trị vật chất thƣờng đƣợc thể hiện một cách rõ nét trong kinh tế, nó
quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Giá trị tinh thần là
những phẩm chất đặc biệt về trí tuệ, tình cảm, ý chí, nó đƣợc thể hiện trên các
lĩnh vực tƣ tƣởng, đạo đức, văn hoá, nghệ thuật, phong tục tập quán... Từ đó,

giá trị tinh thần đƣợc phân thành các loại giá trị cơ bản nhƣ: giá trị khoa học,
giá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, giá trị chính trị.
Giá trị khoa học gắn với quá trình con ngƣời vƣơn lên nắm bản chất, quy
luật của hiện thực khách quan để ngày càng làm chủ những điều kiện sinh
hoạt của mình. Giá trị thẩm mỹ gắn với nhu cầu thƣởng thức, đánh giá, hƣởng
thụ và sáng tạo cái đẹp trong cuộc sống và trong nghệ thuật.
Giá trị đạo đức gắn với nhu cầu điều chỉnh quan hệ giữa cá nhân và xã
hội theo hƣớng tạo nên sự thống nhất hài hoà giữa lợi ích cá nhân và lợi ích
xã hội. Những giá trị tinh thần ăn sâu, bám rễ vào trong đời sống của nhân
dân và chúng trở thành những chuẩn mực để con ngƣời đánh giá, phân biệt
cái đúng, cái sai, cái xấu, cái đẹp trong đời sống hàng ngày, trong quan hệ
giữa con ngƣời với xã hội, con ngƣời với con ngƣời.
Giá trị đạo đức là một bộ phận trong hệ giá trị tinh thần của đời sống xã
hội và đƣợc con ngƣời lựa chọn, nhằm điều chỉnh và đánh giá hành vi ứng xử
giữa con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với xã hội, chúng đƣợc thực hiện
bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dƣ luận xã hội. Giá trị
đạo đức biến đổi theo sự biến đổi của đời sống xã hội.

Nghiên cứu sâu hơn về bản thân các giá trị, nếu xét theo chiều thời
gian (lịch đại), có thể phân thành giá trị truyền thống và giá trị hiện đại.
Mỗi dân tộc đều có truyền thống lịch sử của riêng mình.
1.1.2. Giá trị đạo đức truyền thống của người Việt Nam
Giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam đƣợc hình thành và
phát triển qua hàng ngàn năm lao động sáng tạo, chiến đấu kiên cƣờng của cả

8


dân tộc. Là kết quả của sự thống nhất biện chứng giữa nhân tố chủ quan và
yếu tố khách quan. Trong thời gian qua, việc nghiên cứu để xác định các giá

trị đạo đức truyền thống đã thu hút sự quan tâm của nhiều học giả.
Giáo sƣ Vũ Khiêu cho rằng, những giá trị đạo đức truyền thống của dân
tộc Việt Nam bao gồm: lòng yêu nƣớc, truyền thống đoàn kết, lao động, cần
cù sáng tạo, trong đó yêu nƣớc là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị
đạo đức của dân tộc.
Còn Giáo sƣ Trần Văn Giàu khi nói về giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc Việt Nam lại sắp xếp: “Yêu nƣớc, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc
quan, thƣơng ngƣời, vì nghĩa” [8, tr.108].
Giáo sƣ Nguyễn Hồng Phong lại nhận định: tính cách dân tộc gần nhƣ là
tất cả nội dung của giá trị đạo đức truyền thống, bao gồm: tính tập thể - cộng
đồng, trọng đạo đức, cần kiệm, giản dị, thực tiễn; tinh thần yêu nƣớc bất
khuất và lòng yêu chuộng hoà bình, nhân đạo lạc quan.
Nghị quyết 09 của Bộ Chính trị về một số định hƣớng lớn về công tác tƣ
tƣởng hiện nay chỉ rõ: “ Những giá trị văn hoá truyền thống vững bền của dân
tộc Việt Nam là lòng yêu nƣớc nồng nàn, ý thức cộng đồng sâu sắc, đạo lý
“thƣơng ngƣời nhƣ thể thƣơng thân”, đức tính cần cù, vƣợt khó, sáng tạo
trong lao động” [7, tr.19].
Giá trị đạo đức truyền thống tiêu biểu của dân tộc Việt Nam ta đó
chính là:
Truyền thống yêu nước, là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo
đức truyền thống của dân tộc Việt Nam. Nó là “sợi chỉ đỏ xuyên qua toàn bộ
lịch sử Việt Nam từ cổ đại đến hiện đại” [8, tr.100], là “tiêu điểm của các tiêu
điểm, giá trị của các giá trị” [8, tr. 94], là “động lực tình cảm lớn nhất của đời
sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức
của dân tộc ta” [19, tr.74].

9


Lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam ngay từ đầu đã

gắn con ngƣời với thiên nhiên, với quê hƣơng xứ sở của mình, chính vì vậy
truyền thống yêu nƣớc của dân tộc Việt Nam đƣợc bắt nguồn từ tình yêu quê
hƣơng làng xóm, yêu cây đa, bến nƣớc, sân đình, nơi có ông bà, cha mẹ, con
cái, bạn bè, bà con hàng xóm... Nơi con ngƣời hàng ngày vất vả chiến đấu với
thiên nhiên để duy trì và xây dựng cuộc sống. Lịch sử dân tộc Việt Nam gắn
với lịch sử lâu dài và liên tục các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm.
Cùng với chủ nghĩa yêu nƣớc, Truyền thống nhân ái, yêu thƣơng con
ngƣời là một trong những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta, truyền
thống này bắt nguồn sâu xa từ trong sinh hoạt công xã nông thôn, đƣợc củng
cố, phát triển qua quá trình đấu tranh dựng nƣớc và giữ nƣớc. Tấm lòng nhân
nghĩa, nhân ái chính là cơ sở cho cách xử thế của ngƣời Việt Nam, là triết lý
sống của dân tộc Việt Nam. Với ngƣời Việt Nam, sống là hết lòng vì nghĩa
cả, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn, khó khăn mà không hề tính toán, là lên án
một cách mạnh mẽ những kẻ xấu, “tán tận lƣơng tâm”, “phụ tình bạc nghĩa”
Từ trong lịch sử, nhân dân Việt Nam luôn gắn tình yêu quê hƣơng đất
nƣớc với lòng nhân ái, yêu thƣơng con ngƣời. Cho nên con ngƣời yêu nƣớc
với con ngƣời yêu dân luôn gắn bó chặt chẽ nhau. Trong suốt trƣờng kỳ lịch
sử, dân tộc ta luôn đứng trƣớc nguy cơ xâm lƣợc và bị đồng hóa, hơn ai hết
chúng ta hiểu rõ quyền sống của mình gắn với vận mệnh tổ quốc và dân tộc.
Lòng nhân ái, vì con ngƣời của dân tộc ta còn thể hiện ở lòng vị tha cao
thƣợng, không cố chấp đối với những ngƣời lầm đƣờng, lạc lối. Chính tƣ
tƣởng “lấy nhân nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cƣờng bạo”
trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi là sự thể hiện đỉnh cao của lòng
nhân ái đó. Ngƣời Việt lấy tình yêu thƣơng để làm cách xử thế ở đời, đối với
kẻ thù, thậm chí còn mở đƣờng hiếu sinh khi thua trận, Vua Quang Trung sau
khi đánh bại quân Thanh, còn cấp lƣơng thảo và phƣơng tiện cho đám tàn
quân về nƣớc.

10



Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân tiêu biểu cho lòng nhân ái, nhân
nghĩa của con ngƣời Việt Nam. Tƣ tƣởng của Ngƣời đƣợc xuất phát từ lòng
yêu thƣơng con ngƣời, trƣớc hết là ngƣời lao động, lòng yêu quê hƣơng, đất
nƣớc. Bác đã giành cả cuộc đời mình cho độc lập của dân tộc, cho tự do và
hạnh phúc của nhân dân.
Do vậy, truyền thống nhân nghĩa nhân ái là một trong những truyền
thống tốt đẹp của dân tộc ta. Nó là cái gốc của đạo đức, là nguyên do sâu xa,
bền chặt của chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, chủ nghĩa nhân đạo hiện thực.
Truyền thống cần cù, tiết kiệm, thông minh, sáng tạo là một trong những
giá trị đạo đức có từ bao đời của dân tộc Việt Nam. Nó đƣợc hình thành và
phát triển trong những điều kiện tự nhiên và xã hội hết sức khó khăn.Về tự
nhiên: liên tục xảy ra bão lụt, hạn hán; về xã hội: liện tục chiến tranh chống
giặc ngoại xâm.. Dẫu vậy, trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nhân dân ta
vẫn kiên trì bám đất, bám làng, vừa sản xuất vừa đánh giặc để tồn tại và bảo
vệ tổ quốc. Với đức tính cần cù và tiết kiệm, dân tộc Việt Nam đã không chỉ
đứng vững mà còn từng bƣớc khẳng định vai trò, vị thế của mình trong khu
vực và trên thế giới.
Truyền thống cần cù của ngƣời Việt Nam luôn gắn với tiết kiệm, vì vậy
cần mà không kiệm thì khác nào: “Tiền vào nhà khó nhƣ gió vào nhà trống”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nêu rõ: con ngƣời phải có bốn đức tính: cần,
kiệm, liêm, chính.
Truyền thống đoàn kết, của dân tộc Việt Nam cũng hoà vào dòng chảy
của chủ nghĩa yêu nƣớc và trở thành biểu tƣợng của chủ nghĩa yêu nƣớc. Đây
là nhân tố tinh thần hợp thành động lực thúc đẩy quá trình phát triển của lịch
sử dân tộc. Đoàn kết là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc trong việc xây dựng
và bảo vệ tổ quốc, là điều kiện tất yếu để thể hiện ý chí tự lực, tự cƣờng dân
tộc, ngay cả khi đất nƣớc có chiến tranh hay khi bƣớc vào hoà bình. Nó đã

11



trở thành điểm tựa tinh thần vững chắc, một động lực mạnh mẽ trong sự
nghiệp giải phóng dân tộc cũng nhƣ trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ
nghĩa ở nƣớc ta, đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc.
Truyền thống hiếu học, là một nội dung trong học thuyết của Nho giáo,
khi vào Việt Nam đƣợc dân tộc ta tiếp biến, trở thành một nội dung đạo lý
của ngƣời Việt Nam. Học trò nƣớc ta luôn ghi nhớ: “Cơm cha, áo mẹ, chữ
thầy” hay “ Không thầy đố mày làm nên”, đó là một triết lý sống của ngƣời
Việt Nam. Hiếu học là một truyền thống trong giáo dục của ngƣời Việt từ xƣa
tới nay. Ngay từ buổi đầu dựng nƣớc, ông cha ta đã nhận ra tầm quan trọng
của giáo dục, cho nên, việc chăm sóc và bồi dƣỡng nhân tài đã đƣợc thực
hiện sớm. Trong sự nghiệp đổi mới đất nƣớc, Đảng ta ý thức một cách sâu
sắc rằng: “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, là một trong những động lực quan
trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc, là điều
kiện để phát huy nguồn lực con ngƣời. Việc phát huy truyền thống hiếu học,
tôn trọng ngƣời hiền tài càng trở nên có ý nghĩa, tôn trọng trí thức, tôn trọng
hiền tài, tôn trọng sáng tạo trên cơ sở, nền tảng đạo đức trong sáng.
Có thể nói các giá trị đạo đức truyền thống Việt Nam không chỉ tạo nên
sức mạnh cho nhân dân ta vƣợt qua những khó khăn, thách thức trong lịch sử.
Trong hiện tại,các giá trị đạo đức ấy đang là động lực to lớn góp phần thực
hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nƣớc.
Cơ sơ hình thành và phát triển những giá trị đạo đức truyền thống của
dân tộc Việt Nam là do những thế hệ con ngƣời Việt Nam nối tiếp nhau tạo
thành, dựa trên những điều kiện kinh tế - xã hội của dân tộc ta trong suốt tiến
trình lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc của dân tộc Việt Nam ta. Giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc ta đƣợc cô đúc trong suốt quá trình tồn tại và phát
triển của dân tộc, nó gắn liền với đời sống, với những thăng trầm của dân tộc.
Toàn bộ giá trị đạo đức truyền thống dân tộc là cái thể hiện cô đọng nhất, độc


12


đáo nhất, rõ nét nhất bản chất dân tộc. Đồng thời nó cũng chính là sức mạnh
nội sinh để dân tộc ta tồn tại và phát triển.
1.2. Vai trò của giá trị đạo đức truyền thống trong việc xây dựng đạo đức
mới cho sinh viên đại học sƣ phạm Hà Nội 2 hiện nay
Hiện nay, Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, bên cạnh đó là sự mở rộng giao lƣu hợp tác quốc
tế nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
và văn minh. Trong điều kiện nhƣ vậy, con ngƣời đƣợc đặt vào vị trí trung
tâm của sự phát triển. Do đó, con ngƣời cần phải có những phẩm chất cần
thiết cho xã hội hôm nay, những phẩm chất mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn
thƣờng gọi là "đạo đức mới” hay “đạo đức cách mạng”.“Đạo đức mới” hay
“đạo đức cách mạng” mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đến là nền đạo đức tiếp
thu, kế thừa từ truyền thống dân tộc nhƣ: "Lòng nƣớc thƣơng dân", "Tinh thần
tƣơng thân tƣơng ái" …
1.2.1. Bản chất của đạo đức mới
C.Mác, Ph.Ăngghen, là những ngƣời đầu tiên đƣa ra khái niệm "đạo đức
vô sản". Trong tác phẩm "Chống Duy-rinh" (1876), sau khi xem xét đạo đức
phong kiến, đạo đức tôn giáo, đạo đức khai sáng, đạo đức tƣ sản, Ph.Ăngghen
đi đến khẳng định: "Thứ đạo đức hiện nay đang tiêu biểu cho sự lật đổ hiện
tại, biểu hiện cho lợi ích của tƣơng lai, tức là đạo đức vô sản - là thứ đạo đức
có một số lƣợng nhiều nhất những nhân tố hứa hẹn một sự tồn tại lâu dài" [16,
tr.136]. Đạo đức vô sản là đạo đức mang bản chất giai cấp vô sản, là giai cấp
đại diện cho lực lƣợng sản xuất tiên tiến, cách mạng đƣơng thời.
Sau Cách mạng Tháng Mƣời, Lênin cũng rất chú ý đến việc xây dựng
kiểu đạo đức mà Lênin gọi là "Đạo đức cộng sản". "Đạo đức cộng sản" về bản
chất là sự phát triển mới của đạo đức vô sản trong điều kiện giai cấp vô sản đó


13


tiến hành cách mạng lật đổ giai cấp thống trị, giành đƣợc chính quyền nhà
nƣớc. Đạo đức cộng sản là đạo đức cần có và cần đƣợc xây dựng trong quá
trình giai cấp công nhân và nhân dân lao động bắt tay vào sự nghiệp xây dựng
xã hội mới, xã hội trong đó chính mình làm chủ.
Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh Việt Nam, cụ
thể hoá cho phù hợp với điều kiện thực tế, Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức
mới: "Mang bản chất của giai cấp công nhân, kết hợp với những truyền thống
tốt đẹp của dân tộc và những tinh hoa đạo đức của nhân loại" [1, tr.179].
Khi nói về đạo đức, Hồ Chí Minh đó sử dụng những khái niệm, những
phạm trù đạo đức quen thuộc, đƣa vào đấy những nội dung mới, đồng thời bổ
sung những khái niệm, những phạm trù mới.
Để xây dựng đạo đức mới, Hồ Chí Minh chủ trƣơng phải có sự kế thừa
và đổi mới từ các nội dung của đạo đức cũ (đạo đức phong kiến, đạo đức tƣ
sản, đạo đức tôn giáo), kết hợp với một số nội dung mới, Đạo đức mới ấy
đƣợc Hồ Chí Minh gọi là "Đạo đức cách mạng". Trên tạp chí Học tập số 12,
trong bài “Đạo đức cách mạng” Ngƣời viết: "Đạo đức cách mạng là tuyệt đối
trung thành với Đảng với nhân dân" [18, tr.285]
Có thể nói, bắt nguồn từ đạo đức cách mạng của giai cấp công nhân, đạo
đức cộng sản hay đạo đức mới tiêu biểu cho lợi ích của giai cấp công nhân và
toàn thể nhân dân lao động, nó có sứ mệnh góp phần thủ tiêu hoàn toàn sự áp
bức, bóc lột. So với các nền đạo đức trƣớc đây, đạo đức mới là bƣớc phát
triển về chất. Nó chứa đựng và kế thừa tất cả những nội dung tốt đẹp nhất của
các nền đạo đức trong các thời đại trƣớc. Và thế, đạo đức mới bao hàm nhiều
yếu tố đạo đức chung của cả nhân loại.
Cơ sở kinh tế - xã hội của đạo đức mới đƣợc hình thành trên cơ sở chế
độ công hữu về tƣ liệu sản xuất, do đó đạo đức mới hoàn toàn đối lập với đạo

đức của giai cấp bóc lột và là vũ khí sắc bén của giai cấp công nhân. Bản chất
của đạo đức mới đƣợc biểu hiện ở nội dung sau:
14


Một là, chủ nghĩa tập thể là cơ sở của đạo đức mới.
Chủ nghĩa tập thể là sự thống nhất tự giác giữa những cá nhân với những
lý tƣởng cao quý của con ngƣời. Đó là sự thống nhất giữa tình đồng chí, tinh
thần trách nhiệm, thái độ tôn trọng, tinh thần hợp tác, tƣơng trợ, giúp đỡ lẫn
nhau, đảm bảo cho các cá nhân phát triển cao nhất, phục vụ lợi ích của xã hội.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh,
nguyên tắc đạo đức cơ bản trong chủ nghĩa xã hội là phải có sự thống nhất
giữa các lợi ích của cá nhân với lợi ích của cộng đồng. Trong chủ nghĩa xã
hội, chủ nghĩa tập thể trở thành quan hệ xã hội phổ biến, thể hiện trong mối
quan hệ xã hội và trong mọi hình thức của đời sống xã hội.
Chủ nghĩa tập thể đòi hỏi phải kiên quyết chống lại chủ cá nhân và chủ
nghĩa phƣờng hội và chủ nghĩa phƣờng hội chẳng qua chỉ là sự biến tƣớng
của chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa cá nhân đẻ ra nhiều cái xấu nhƣ: lƣời biếng,
ngại khó khăn, gian khổ, tranh việc dễ, đùn việc khó cho ngƣời.... Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn luôn nhắc nhở cán bộ và nhân dân ta phải nâng
cao tinh thần tập thể để chống chủ nghĩa cá nhân. Chống chủ nghĩa cá nhân,
nhƣng không “giày xéo lên lợi ích cá nhân”.
Hai là, lao động tự giác sáng tạo là cội nguồn của đạo đức mới.
Lao động là hoạt động sáng tạo của con ngƣời để cải biến tự nhiên, xã
hội và chính mình phù hợp với nhu cầu, lợi ích của con ngƣời, với sự phát
triển và tiến bộ xã hội.
Lao động là một hiện tƣợng xã hội, là một hoạt động có ích cho xã hội,
đây là lý tƣởng đạo đức cao nhất của con ngƣời. Trong cuộc sống, ngƣời ta có
nhiều chuẩn mực để đo phẩm giá của con ngƣời nhƣ: lƣơng tâm trong sáng,
động cơ hành vi hợp đạo đức, có nhu cầu tinh thần và xã hội phát triển cao,

lành mạnh thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức. Ngƣời lao động chỉ đƣợc
kính trọng khi có thái độ lao động đúng đắn, biểu hiện cụ thể là:

15


- Lao động cần cù, khoa học sáng tạo, lao động với năng suất, chất lƣợng
hiệu quả.
- Chăm lo thực hành tiết kiệm, chống tham ô, tham nhũng.
- Coi trọng lao động trí óc và chân tay
- Yêu quý lao động của mình và của ngƣời khác
Ba là, chủ nghĩa yêu nƣớc kết hợp với chủ nghĩa quốc tế
Yêu nước là yêu xã hội chủ nghĩa, yêu nhân dân lao động
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là tổ quốc của nhân dân. Nhà nƣớc xã hội là thành
quả đấu tranh cách mạng của toàn dân, là nƣớc của dân, do dân và vì dân. Đây
là nhà nƣớc đại diện cho sự thống nhất công bằng và văn minh nhất.
Lý tƣởng chủ nghĩa xã hội và lý tƣởng của dân tộc là thống nhất. Yêu
nƣớc xã hội chủ nghĩa là lòng tự hào dân tộc, lòng tự hào về sức lao động, sản
xuất, lòng tự hào về những ngƣời anh hùng bất khuất bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ
nhân dân, là tinh thần xả thân vì sự nghiệp cách mạng xã hôi chủ nghĩa, vì độc
lập tự do của Tổ quốc.
- Yêu nước trên lập trường chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân
Chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân biểu hiện bản chất tốt đẹp của
giai cấp công nhân nhằm đoàn kết, giúp đỡ và giải phóng nhân dân lao động
toàn thế giới khỏi mọi xiềng xích áp bức bóc lột của kẻ thống trị. Thực tế lịch
sử cho thấy, vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, vấn đề dân tộc và vấn đề quốc
tế có quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Muốn hoàn thành nhiệm vụ cách
mạng dân tộc phải làm tốt nhiệm vụ quốc tế. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa yêu
nƣớc với chủ nghĩa quốc tế trở thành một nguyên tắc của việc xây dựng đạo
đức mới. Song cần chống quan điểm của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và các

quan điểm đạo đức khác trái với đạo đức mới.
Bốn là, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản
Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản là sự kế thừa và phát triển những tinh hoa
lý tƣởng nhân đạo trong lịch sử nhân loại. Đây là chủ nghĩa nhân đạo có tính
16


chất hiện thực và trực tiếp nhằm giải phóng con ngƣời chứ không phải chỉ là
những cảm nhận xót thƣơng về thân phận con ngƣời. Trên ý tƣởng đó, chủ
nghĩa nhân đạo cộng sản là nội dung cơ bản của đạo đức mới.
Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa nhân đạo triệt để nhất, là chủ nghĩa
nhân đạo hiện thực. C.Mác đã khái quát rằng:
Chủ nghĩa cộng sản với tính cách là sự xoá bỏ một cách tích cực chế độ tƣ
hữu - sự tự tha hoá ấy của con ngƣời - và do đó với tính cách là sự chiếm hữu
một cách thực sự bản chất con ngƣời bởi con ngƣời và vói con ngƣời ... Chủ
nghĩa cộng sản nhƣ vậy, với tính cách là chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị, chủ nghĩa
nhân đạo, chủ nghĩa tự nhiên.
Chủ nghĩa nhân đạo mác-xít đề cập đến tình yêu thƣơng của con ngƣời
trong lao động, chứ không nói đến sự cảm thông và tình yêu đối với con
ngƣời nói chung, không kể ngƣời đó tốt hay xấu. Đồng thời, chủ nghĩa nhân
đạo mác-xít cũng tỏ rõ thái độ phẫn nộ với những thế lực đối địch với ngƣời
lao động. Chủ nghĩa nhân đạo mác-xít với sự công minh khuyến khích, tạo
điều kiện cho cái tốt phát triển và phê phán, trừng trị, loại bỏ cái xấu.
1.2.2. Vai trò của các giá trị truyền thống đối với việc xây dựng đạo
đức mới cho sinh viên Đại học sư phạm Hà Nội 2 hiện nay
Giá trị đạo đức truyền thống có vai trò quan trọng đối với việc xây
dựng đạo đức mới cho sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Đại học sƣ
phạm Hà Nội 2 nói riêng.
Thứ nhất, giá trị đạo đức truyền thống là nền tảng, cơ sở để xây dựng
đạo đức mới cho con ngƣời, đặc biệt là đối với sinh viên là thế hệ trẻ, là chủ

nhân tƣơng lai của đất nƣớc trong xã hội hiện nay. Dựa vào những giá trị
truyền thống, ngƣời ta có thể thấy đƣợc sự tiếp nối, sự liên kết giữa quá khứ những giá trị đạo đức truyền thống mà ông cha ta xây dựng. Trên cơ sở những
giá trị truyền thống đó, gốc rễ đó chúng ta xây dựng những giá trị đạo đức mới.

17


Các giá trị đạo đức truyền thống còn tạo điều kiện và là yếu tố đảm bảo
cho đạo đức mới đƣợc hình thành, đƣợc khẳng định và phát triển vững chắc.
Các giá trị đạo đức truyền thống làm nên bản sắc văn hóa, tâm hồn, lối sống
con ngƣời Việt Nam từ thời ông cha ta đến ngày nay. Sự hình thành và phát
triển của đạo đức sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Đại học sƣ phạm
Hà Nội 2 nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Giá trị đạo đức mới
của sinh viên là sự kế thừa các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, phát
huy các giá trị truyền thống đáng tự hào của các thế hệ sinh viên và kế thừa có
chọn lọc những giá trị đạo đức mới của thời đại.
Giá trị truyền thống có vai trò tích cực trong việc truyền lại cho thế hệ
đang trƣởng thành nhƣ sinh viên những giá trị đạo đức mà các thế hệ trƣớc
tạo ra, để xây dựng lối sống đạo đức có sự thống nhất giữa truyền thống và
hiện đại, một lối sống đạo đức mới có ứng xử văn hóa cao.
Giá trị đạo đức truyền thống còn ảnh hƣởng đến việc hình thành và
phát triển yếu tố tài năng trong mỗi sinh viên. Nếu không có những giá trị đạo
đức truyền thống làm cơ sở, nền tảng thì sẽ rất khó phát triển hoặc phát triển
một cách lệch lạc. Ví dụ: Chủ nghĩa yêu nƣớc là động lực, là nguồn thôi thúc,
động viên con ngƣời Việt Nam hăng hái học tập, lao động sáng tạo, rèn luyện,
có tài và đức để phục vụ đất nƣớc, nhân dân.
Thứ hai, các giá trị truyền thống là động lực, là ngọn nguồn phát triển
dân tộc, tạo nên sức mạnh tinh thần và bản lĩnh cho thế hệ sinh viên vƣơn lên
trong thời kỳ hội nhập của đất nƣớc.
Trong giai đoạn đất nƣớc ta ngày càng mở của giao lƣu và hội nhập đã

mở ra cho con ngƣời những thời cơ và thách thức, trong đó nảy sinh nhiều
vấn đề nhất là biến đổi về mặt đạo đức. Trong đó, đồng tiền trở thành yếu tố
cực kỳ quan trọng trong việc điều tiết các quan hệ giữa con ngƣời với con
ngƣời trong xã hội. Điều này ảnh hƣởng đến lối suy nghĩ của phần lớn thanh

18


niên sinh viên hiện nay. Với sự bồng bột, non trẻ, ít kinh nghiệm sống nên rất
dễ bị cám dỗ trƣớc các giá trị vật chất, dễ bị cuốn vào vòng xoáy của cái “lợi”
mà quên đi những giá trị làm ngƣời, đánh mất lƣơng tâm và danh dự... Bên
cạnh đó các thế lực thù địch, luôn tìm cách chống phá, phá hoại những thành
quả cách mạng mà nhân dân ta đạt đƣợc, nhất là trên lĩnh vực tƣ tƣởng, văn
hóa. Thế hệ trẻ Việt Nam rất dễ bị làm “mất phƣơng hƣớng” với những thủ
đoạn thâm độc của chúng bằng cách mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo thanh niên
sinh viên tiếp cận với những yếu tố phản văn hóa, hình thành tƣ tƣởng hƣởng
thụ, lối sống lệch lạc, bản năng, vị kỷ, vô cảm, thiếu trách nhiệm.
Vì thế, hơn lúc nào hết các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân
tộc, sẽ trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc, khơi dậy ở sinh viên lòng tự
hào, tự tôn dân tộc tình yêu Tổ quốc, dẫn dắt họ vƣợt qua những thử thách, có
ý chí vƣơn lên là chủ cuộc sống, xây dựng và giữ gìn lối sống tốt đẹp của con
ngƣời Việt Nam trong thời đại mới.
Giá trị đạo đức truyền thống là nền tảng để tạo ra đội ngũ trí thức
tƣơng lai, đồng thời góp phần phát huy nguồn lực con ngƣời - đây là vấn đề
mang tính chiến lƣợc trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay.
Thứ ba, phát huy giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên góp phần
xây dựng hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho họ, giúp họ
đứng vững trƣớc tác động tiêu cực của kinh tế thị trƣờng và toàn cầu hóa hiện
nay. Nhân cách sinh viên, sự hình thành, phát triển của nó quy định bởi điều
kiện kinh tế - xã hội, nhƣng cái trực tiếp tác động đến quá trình xây dựng

nhân cách đạo đức ở tầng sâu của nó là lợi ích. Lợi ích cá nhân đóng vai trò
trực tiếp, là cơ sở cho hoạt động tích cực, tự giác của con ngƣời. Lợi ích xã
hội là điều kiện đóng vai trò định hƣớng cho việc thực hiện lợi ích cá nhân.
Sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội là động lực phát triển cho
nhân cách của ngƣời sinh viên. Ở đây, sinh viên tiếp thu giá trị đạo đức truyền

19


×