Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

khảo sát hiệu quả của một số loại thuốc hoá học và dịch trích thực vật đối với nấm fusarium sp. và nấm rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa trong điệu kiện in vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

HỒ MINH THUYỀN

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HOÁ
HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM
Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp.
GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA
TRONG ĐIỆU KIỆN
IN VITRO

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT

Cần Thơ, 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG

Luận văn tốt nghiệp đại học
Ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Tên đề tài:

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HOÁ
HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM
Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp.
GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA
TRONG ĐIỆU KIỆN
IN VITRO


Giáo viên hướng dẫn:
Ths. Lê Thanh Toàn

Sinh viên thực hiện:
Hồ Minh Thuyền
MSSV: 3103691
Lớp: TT1073A1

Cần Thơ, 2013


KHOA NÔNG NGHIỆP & SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT

Chứng nhận luận văn tốt nghiệp với đề tài:

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HÓA
HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM
FUSARIUM SP. VÀ RHIZOPUS SP.GÂY BỆNH
LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỀU KIỆN IN VITRO
Do sinh viên Hồ Minh Thuyền thực hiện và đề nạp.
Kính trình Hội Đồng chấm luận văn tốt nghiệp xem xét.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
Cán bộ hướng dẫn

ThS. Lê Thanh Toàn

i



TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG
BỘ MÔN BẢO VỆ THỰC VẬT


Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp nhận luận văn tốt nghiệp Kỹ sƣ Bảo vệ
Thực vật với đề tài:

KHẢO SÁT HIỆU QUẢ CỦA MỘT SỐ LOẠI THUỐC HOÁ
HỌC VÀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM
Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp.
GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA
TRONG ĐIỆU KIỆN
IN VITRO
Do sinh viên Hồ Minh Thuyền thực hiện và bảo vệ trƣớc Hội đồng, ngày… tháng…
năm 2014
Luận văn đã đƣợc Hội đồng đánh giá ở mức:………………..điểm
Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG ……….…………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….

Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
DUYỆT KHOA NN & SHƢD
CHỦ NHIỆM KHOA

ii



TIỂU SỬ CÁ NHÂN

Họ và tên sinh viên: Hồ Minh Thuyền

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 10/01/1992

Dân tộc: Khơ-me

Nơi sinh: Sóc Trăng.
Quê quán: 150, ấp Tắc Bƣớm, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.
Quá trình học tập:
Năm 1998-2003: học tại trƣờng Tiểu Học Thạnh Thới An 1.
Năm 2003-2007: học tại trƣờng Trung Học Cơ Sở Tài Văn.
Năm 2007-2010: học tại trƣờng Trung Học Phổ Thông Mỹ Xuyên.
Năm 2010-2014: học tại trƣờng Đại học Cần Thơ. Chuyên ngành Bảo Vệ
Thực Vật, khóa 36, khoa Nông Nghiệp Và Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần
Thơ.

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ
công trình luận văn nào trƣớc đây.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã đƣợc cảm ơn
và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.


Cần Thơ, ngày…tháng…năm 2014
Tác giả luận văn

HỒ MINH THUYỀN

iv


LỜI CẢM ƠN
Kính dâng cha, mẹ vì sự nghiệp tƣơng lai của con.
Hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận đƣợc nhiều lời động viên từ ngƣời thân, sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô và
bạn bè.
Thành kính biết ơn cô PGS.TS. Trần Thị Thu Thủy và Ths. Lê Thanh Toàn đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành đề
tài tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cố vấn học tập, quý thầy cô trong
Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng – những ngƣời đã giảng dạy, truyền đạt
nhiều kiến thức bổ ích trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến chị Nguyễn Thị Hàn Ni, các anh chị học
viên cao học khóa 20 và các bạn trong phòng thí nghiệm Nedo đã giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài. Gửi đến các bạn thuộc lớp Bảo vệ Thực vật khóa 36
đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.

HỒ MINH THUYỀN

v


MỤC LỤC


TIỂU SỬ CÁ NHÂN .............................................................................................. iii
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... iv
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... v
MỤC LỤC ............................................................................................................... vi
DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... viii
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................................. ix
DANH SÁCH HÌNH............................................................................................... x
TÓM LƢỢC ............................................................................................................ xi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................................. 2
1.1 SƠ LƢỢC VỀ BỆNH LEM LÉP HẠT DO NẤM ........................................... 2
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ THUỐC HOÁ
HỌC TRONG PHÒNG TRỪ BỆNH HẠI LÚA .................................................... 3
1.2.1 Những nghiên cứu trên thế giới ..................................................................... 3
1.2.2 Những nghiên cứu trong nƣớc ....................................................................... 4
1.3 SƠ LƢỢC VỀ NẤM Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp. GÂY LEM LÉP
HẠT LÚA ................................................................................................................ 4
1.3.1 Nấm Fusarium sp. ......................................................................................... 4
1.3.2 Nấm Rhizopus sp. ........................................................................................... 8
1.4 SƠ LƢỢC VỀ BỐN LOẠI THỰC VẬT DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM ...... 9
1.4.1 Cây cỏ hôi ...................................................................................................... 9
1.4.2 Cây Neem ...................................................................................................... 10
1.4.3 Cây Lƣợc vàng .............................................................................................. 11
1.4.4 Cây Húng tây................................................................................................. 12
1.5 SƠ LƢỢC VỀ BỐN LOẠI THUỐC HOÁ HỌC DÙNG TRONG THÍ
NGHIỆM ............................................................................................................... 13
1.5.1 Comcat 150WP ............................................................................................. 13
1.5.2 Tilt Super 300EC........................................................................................... 13
vi



1.5.3 Binhnomyl 50WP .......................................................................................... 14
1.5.4 Amistar 250SC .............................................................................................. 15
CHƢƠNG 2 PHƢƠNG TIỆN VÀ PHƢƠNG PHÁP ........................................... 17
2.1 PHƢƠNG TIỆN ............................................................................................... 17
2.1.1 Thời gian và địa điểm.................................................................................... 17
2.1.2 Vật liệu thí nghiệm ........................................................................................ 17
2.2 PHƢƠNG PHÁP .............................................................................................. 18
2.2.1 Thí nghiệm 1. Khảo sát hiệu quả của các loại thuốc hoá học đối với nấm
Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro ... 18
2.2.2 Thí nghiệm 2. Khảo sát hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối nấm
Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. gây lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro ... 19
CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 22
3.1 HIỆU QUẢ CỦA BỐN LOẠI THUỐC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI NẤM Fusarium
sp. VÀ NẤM Rhizopus sp. .................................................................................... 22
3.1.1 Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp. .................. 22
3.1.2 Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm Rhizopus sp.................... 27
3.2 HIỆU QUẢ CỦA BỐN LOẠI DỊCH TRÍCH THỰC VẬT ĐỐI VỚI NẤM
Fusarium sp. VÀ NẤM Rhizopus sp. ................................................................... 31
3.1.1 Hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp. ........... 31
3.1.2 Hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Rhizopus sp. ............ 37
CHƢƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............................................................. 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 43

vii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

GSĐKT: giờ sau hi đ t hoanh hu n ty
RTSV: Rice tungro spherical virus
RTBV: Rice tungro bacillifrom virus
RGDV: Rice gall dwarf virus
RLACV: Rice transitory yellowing virus
RBSDV: Rice black streak dwarf mosaic virus
RDV: Rice dwarf virus
RStV: Rice stripe virus
ĐKKT: Đƣờng kính khu n ty
ctv: Cộng tác viên
PDA: Môi trƣờng Potato Dextrose Agar

viii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng

Tên bảng

trang

2.1

Nồng độ các loại thuốc và dịch tr ch thực vật đƣợc sử dụng trong các th
nghiệm ......................................................................................................... 17

3.1


Đƣờng kính (cm) khu n ty nấm Fusarium sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả
của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro ........................................ 23

3.2

Hiệu quả ức chế (%) nấm Fusarium sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4
loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro ................................................. 26

3.3

Đƣờng kính (cm) khu n ty nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả
của 4 loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro ........................................ 28

3.4

Hiệu quả ức chế (%) nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4
loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro ................................................. 31

3.5

Đƣờng kính (cm) khu n ty nấm Fusarium sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả
của 4 loại dịch trích thực vật trong điều kiện in vitro ................................. 33

3.6

Hiệu quả ức chế (%) nấm Fusarium sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4
loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro ................................................. 36

3.7


Đƣờng kính (cm) khu n ty nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả
của 4 loại dịch trích thực vật trong điều kiện in vitro ................................. 38

3.8

Hiệu quả ức chế (%) nấm Rhizopus sp. ở thí nghiệm khảo sát hiệu quả của 4
loại thuốc hoá học trong điều kiện in vitro ................................................. 41

ix


DANH SÁCH HÌNH

Hình

Tên hình

trang

2.1 Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu quả của các loại thuốc hóa học đối với nấm
Fusarium sp. (nấm Rhizopus sp.) gây lem lép hạt lúa................................... 19
2.2 Sơ đồ bố trí thử nghiệm hiệu quả của các loại dịch trích thực vật đối với
nấm Fusarium sp. (nấm Rhizopus sp.) gây lem lép hạt lúa ........................... 20
3.1 Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp. ở thời điểm
168 GSĐKT ................................................................................................... 24
3.2 Hiệu quả của bốn loại thuốc hoá học đối với nấm Rhizopus sp. ở thời điểm 48
GSĐKT .......................................................................................................... 29
3.3 Hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Fusarium sp. ở thời
điểm 168 GSĐKT .......................................................................................... 34
3.4 Hiệu quả của bốn loại dịch trích thực vật đối với nấm Rhizopus sp. ở thời

điểm 48 GSĐKT ............................................................................................ 39

x


HỒ MINH THUYỀN, 2014.“KHẢO SÁT HIỆU QUẢ MỘT SỐ LOẠI DỊCH
TRÍCH THỰC VẬT VÀ THUỐC HOÁ HỌC ĐỐI VỚI NẤM Fusarium sp.
VÀ NẤM Rhizopus sp. GÂY BỆNH LEM LÉP HẠT LÚA TRONG ĐIỆU
KIỆN IN VITRO”. Luận văn tốt nghiệp kỹ sƣ ngành Bảo vệ Thực vật, khoa Nông
Nghiệp & Sinh học Ứng dụng, trƣờng Đại học Cần Thơ, cán bộ hƣớng dẫn khoa
học: Ths. Lê Thanh Toàn.

TÓM LƯỢC
Đề tài “Khảo sát hiệu quả một số loại dịch trích thực vật và thuốc hoá học đối với
nấm Fusarium sp. và Rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro”
đƣợc thực hiện từ tháng 2 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 tại phòng thí nghiệm
Nedo, Bộ môn Bảo vệ Thực vật, Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng, Trƣờng
Đại Học Cần Thơ nhằm: (1) Tìm ra dịch trích thực vật và nồng độ có hiệu quả ức
chế sự phát triển của hai loại nấm trong điều kiện in vitro, (2) Tìm ra thuốc hoá học
và nồng độ có hiệu quả ức chế sự phát triển của hai loại nấm trong điều kiện in vitr
Kết quả thí nghiệm cho biết hai loại dịch trích lá Neem và lá Cỏ hôi có hiệu
quả đối với nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. trong bốn loại dịch trích thực
vật khảo sát trong thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm cho biết ba loại thuốc Binhnomyl 50WP, Tilt Super
300EC và Amistar 250SC có hiệu quả đối với nấm Fusarium sp. và Rhizopus sp.
trong bốn loại thuốc hoá học khảo sát trong thí nghiệm.

xi



MỞ ĐẦU
Lúa (Oryza sativa L.) là một trong năm loại cây lương thực chính của thế
giới. Lúa được trồng ở tất cả các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.
Ngành sản xuất lúa gạo đã giúp Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành
một trong những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất cả nước, hàng năm đóng góp hơn 50% sản lượng lúa
và hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta. Trong những năm gần đây, tình
hình sản xuất lúa gạo ngày càng phát triển nên việc thâm canh tăng vụ cùng với
điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập quán canh tác sạ dày và sử dụng nhiều phân đạm là
điều kiện thuận lợi cho bệnh hại phát triển. Trong đó, bệnh lem lép hạt là một trong
những nguyên nhân chính làm thất thu năng suất và phẩm chất lúa gạo.
Nhiều nghiên cứu về thành phần nấm gây bệnh lem lép hạt đã được thực hiện
và đã xác định một số loại nấm gây bệnh lem lép hạt. Theo kết quả nghiên cứu của
Trần Văn Hai (1999), có 11 loài nấm đã được ghi nhận trên các mẫu lúa thu ở
các tỉnh ĐBSCL là Curvularia lunata, Aspergillus spp., Alternaria sp., Mucor
sp., Tilletia barclayana, Rhizopus sp., Penicillium sp., Helminthosporium
oryzae, Pyricularia oryzae, Fusarium moniliforme và Ustilago sp. Đến năm 2011,
kết quả nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy đã ghi nhận 11 loài nấm hiện diện trên
các mẫu lúa thu thập tại 8 tỉnh thuộc ĐBSCL gồm Fusarium sp., Curvularia
lunata, Trichoconis padwickii, Helminthosporium oryzae, Nigrospora oryzae,
Tilletia barclayana, Trichothecium sp., Cercospora oryzae, Pyricularia oryzae,
Alternaria sp., Diplodina sp. Trong đó, nấm Fusarium sp. và nấm Rhizopus sp. hiện
diện với tần số cao. Đó là lí do đề tài “ Khảo sát hiệu quả hiệu quả một số loại
dịch trích thực vật và thuốc hoá học đối với nấm Fusarium sp. và nấm
Rhizopus sp. gây bệnh lem lép hạt lúa trong điều kiện in vitro” đã được thực
hiện, với mục tiêu:
(1) Đánh giá hiệu quả các loại dịch trích thực vật đối với hai loại nấm
Fusarium sp. và Rhizopus sp. nhằm tìm ra loại dịch trích thực vật có hiệu quả nhất.
(2) Đánh giá hiệu quả các loại thuốc hoá học đối với hai loại nấm Fusarium
sp. và Rhizopus sp. nhằm tìm ra loại thuốc hoá học có hiệu quả nhất.


1


CHƯƠNG 1
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.1 SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LEM LÉP HẠT DO NẤM
Năm 1991, bệnh lem lép hạt đã được phát hiện miền Trung, đến năm 1992
bệnh xuất hiện tại Đồng bằng sông Hồng (Phạm Văn Dư và ctv., 2001). Ở ĐBSCL,
bệnh cũng khá phổ biến, gây hại đáng kể cho vụ Hè-Thu và Thu-Đông; ở một số
nơi tỉ lệ hạt nhiễm trên gié khoảng 5-20%, trung bình khoảng 10% (Võ Thanh
Hoàng, 1993). Bệnh có thể làm cho 100% số hạt bị lem, hạt lúa không thể làm
giống được (Phạm Văn Kim, 2006).
Trần Văn Hai (1999) cho biết bệnh đã trở nên nghiêm trọng và gây thiệt hại
lớn, có nơi ước tính từ 20-50% hạt bị lép, lửng và diện tích gây hại hàng năm trên
12.000 ha. Bệnh đã gây hại nặng cho hai vụ lúa Hè-Thu và Thu-Đông tại ĐBSCL.
Hiện nay, theo IRRI có tới khoảng 43 loài nấm gây hại hạt lúa trong tổng số
53 loài nấm có thể gây hại trong các giai đoạn phát triển của cây lúa ở tất cả các
nước trồng lúa trên thế giới (Mew và Misra, 1994). Sự tồn tại và phát triển của các
loài nấm này đã được quan tâm từ rất sớm (từ cuối thế kỷ 18) (Ou, 1985). Tuy
nhiên, sự tồn tại của nấm trên hạt đến giữa thế kỷ 19 mới được nghiên cứu kỹ, cuối
thế kỷ 19 đã có nhiều công bố về bệnh trên hạt của Richarson (1981), Ou (1985),...
Nấm gây hại trên hạt thể hiện nhiều tác hại khác nhau. Nhóm nấm nhiễm vào
hạt trước khi thu hoạch thường làm giảm phẩm chất và giảm sức nảy mầm của hạt
sau khi gieo, mạ có thể bị nhiễm bệnh (Ou, 1983). Nấm có thể gây hoại tử mô hạt
giống (Khanzada và ctv., 2002), giảm hoặc ngăn cản khả năng nảy mầm cũng như
làm thiệt hại cây con (Nghiep và ctv., 2001).
Lương Minh Châu và ctv. (1998) đã cho biết khi gieo hạt giống nhiễm nấm
bệnh thì năng suất lúa bị giảm 5-30%, làm cho lúa ít bông, ít hạt chắc/bông, tỉ lệ hạt
lép tăng 4-6% so với hạt sạch và trọng lượng cũng giảm, nhẹ cân hơn. Khi gieo hạt

lúa bị nhiễm bệnh thì cường lực mạ bị giảm làm tốc độ phát triển chiều cao cây bị
chậm lại với hạt sạch bệnh hay hạt có xử lý nước nóng. Gieo hạt giống sạch bệnh
cũng làm tăng năng suất 1,3 tấn/ha (41,9%) so với hạt nhiễm bệnh.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy một số loài nấm làm biến màu hạt, ảnh
hưởng đến chất lượng hạt (Mathur và Olgar Kongsdal, 2000). Hiện tượng biến màu
hạt có thể chỉ xuất hiện trên vỏ trấu hoặc trên hạt gạo hay cả vỏ và hạt gạo đều bị
bệnh. Biểu hiện bệnh trên vỏ hạt thay đổi tùy loài nấm và tùy mức độ nhiễm, đôi
khi triệu chứng chỉ là những vết đen nhỏ trên vùng vỏ bình thường hay trên vùng vỏ
bị biến màu (Ou, 1983). Triệu chứng của bệnh cũng có thể là những mảng màu nâu
đen bao phủ phần lớn hay cả vỏ hạt, tâm vết bệnh có thể nâu nhạt hay xám, viền nâu
2


sậm. Hạt gạo bên trong bị đổi sang màu đen, đỏ, cam, xanh,… (Võ Thanh Hoàng,
1993).
Theo thống kê của IRRI có khoảng 43 loài nấm được xác định là có truyền
qua hạt giống (Mew và Misra, 1994). Nấm gây bệnh truyền qua hạt giống có ý
nghĩa đặc biệt với cây lúa sau này, gồm nhiều loài khác nhau, thay đổi tuỳ theo từng
vùng và từng thời kỳ sinh trưởng của lúa (Suzuki, 1976). Tại Việt Nam, Phạm Văn
Kim (2006) cho biết có 13 loài nấm gây hại trên hạt lúa bao gồm: Fusarium
moniliforme, Alternaria padwickii, Sarocladium oryzae, Helminthosporium
opryzae, Curvularia lunata, Nigrospora oryzae, Pyricularia grisea, Cercospora
oryzae, Pinatubo oryzae, Fusarium equiseti, Phoma shorghina và Trichothecium
roseum.
1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ DỊCH TRÍCH THỰC VẬT VÀ THUỐC
HOÁ HỌC TRONG PHÒNG TRỪ NẤM BỆNH GÂY HẠI LÚA
1.2.1 Những nguyên cứu trên thế giới
Amadioha (2000) cho biết dịch trích từ lá neem có khả năng hạn chế được sự
phát triển của sợi nấm Pyricularia oryzae trong điều kiện in vitro và giảm sự lây lan
của bệnh trong điều kiện nhà lưới.

Dịch trích lá cây cà độc dược làm chậm sự phát triển của nấm Rhizoctonia
solani trong điều kiện in vitro. Ở điều kiện nhà lưới khi phun dịch trích cây cà độc
dược lên lúa thì giảm được bệnh đốm vằn và bệnh cháy bìa lá lúa (Kagale và ctv.,
2004).
Venkateswarlu và Chauhan (2005) cho rằng các hoạt chất hóa học
carbendazim, benomyl, mancozeb có thể phòng trị tốt bệnh thối bẹ và lem lép hạt
lúa thông qua trọng lượng một ngàn hạt và số lượng hạt khỏe khi sử dụng các hoạt
chất hóa học trên.
Yasmin và ctv. (2008) cho biết khi nghiên cứu 55 loại dịch trích thực vật ảnh
hưởng đến nấm Fusarium moniliforme thì dịch trích cỏ cứt heo và cây sống đời cho
hiệu quả ức chế nấm cao nhất.
Ba loại tinh dầu chiết xuất từ cây sả, hương nhu trắng và hoa môi có khả
năng chống lại sự xâm nhiễm của Alternaria padwickii, Bipolaris oryzae và
Fusarium moniliforme gây bệnh trên hạt lúa. Ba loại tinh dầu này còn giúp tăng độ
nảy mầm của hạt giống và giúp cây lúa sinh trưởng tốt hơn (Nguefack và ctv.,
2008).
Hạt lúa giống ngâm với dịch trích từ củ tỏi và lá cây hoàng anh giúp hạt
giống nảy mầm tốt và giảm đáng kể sự xuất hiện của các loài nấm trên hạt lúa như:
Bipolaris oryzae, Curvularia oryzae, Nigrospora oryzae, Aspergillus flavus,
3


Aspergillus niger, Penicillium sp. và Fusarium moniliforme (Yeasmin và ctv.,
2012).
1.2.2 Những nghiên cứu trong nước
Theo Trần Văn Hai (1999), trong điều kiện phòng thí nghiệm các loại thuốc
hóa học như Tilt 250EC, Appencarb supesr 50FL và Anvil 5SC có hiệu quả ức chế
bốn loài nấm gây bệnh lem lép hạt lúa gồm có Fusarium moniliforme, Alternaria
padwicki, Cuvularia lunata và Helminthosporium oryzae.
Vũ Đăng Khánh và ctv. (2007) công bố sản phẩm chiết suất từ nhân hạt

neem trong ethanol, methanol và nước đều có tác dụng ức chế sử sinh trưởng đối
với 3 loài nấm gây bệnh cây là Rhizoctonia solani, Seclerotium rolfsii và Fusarium
oxysporum. Trong đó, tác dụng ức chế mạnh nhất là sản phẩm chiết xuất với
ethanol, kế đến là methanol và yếu nhất là nước.
Khi ngâm hạt với dịch trích cây sống đời, cỏ cứt heo hay áo hạt bằng cỏ cứt
heo các nghiệm thức đều có hiệu quả đối với bệnh đốm nâu do Bipolaris oryzae,
trong đó hai nghiệm thức ngâm hạt với cỏ cứt heo 4% và áo hạt 2% cho hiệu quả
giảm bệnh trên 50% (Phan Thị Hồng Thuý, 2009).
Theo Cao Thị Cẩm Tú (2010) cho thấy phương pháp áo hạt kết hợp phun qua
lá với dịch trích lá neem 8% có khả năng hạn chế chiều dài vết bệnh và hiệu hiệu
giảm bệnh cháy bìa lá (Xanthomonas oryzae) cao.
Bằng cách ngâm hạt kết hợp phun dịch trích vào giai đoạn 55 ngày sau khi
gieo, dịch trích cỏ cứt heo (Ageratum conyzoides L.) có khả năng hạn chế ba bệnh
đạo ôn (Pyriculariaoryzea), đốm nâu (Bipolaris oryzae) và cháy bìa lá
(Xanthomonas oryzae). Dịch trích cỏ hôi (Eupatorium odoratum L. ) cũng có khả
năng hạn chế tốt bệnh đạo ôn (Pyricularia oryzea) trên lúa (Dương Hoàng Thanh,
2011).
1.3 SƠ LƯỢC VỀ NẤM Fusarium sp. VÀ Rhizopus sp. GÂY LEM LÉP HẠT
LÚA
1.3.1 Nấm Fusarium sp.
 Nấm Fusarium moniliforme
Nấm Fusarium moniliforme được phát hiện từ rất sớm, được ghi nhận đầu
tiên ở Nhật Bản vào năm 1828 (Ito và Kimura, 1931, trích dẫn từ Vũ Triệu Mân,
2007). Nhưng mãi đến năm 1898, bệnh mới được Hori mô tả đầu tiên và được đặt
tên nấm là Fusarium. Đến năm 1919, Sawada đã tìm thấy giai đoạn hữu tính của
nấm này và đặt tên là Lisae fujikuroi (Vũ Triệu Mân, 2007). Wineland (1924) đã mô
tả Gibberella moniliforme và đề nghị dùng tên này. Cuối cùng, Ito và Kimura

4



(1931) xác định tên nấm là Gibberella fujikuroi và giai đoạn vô tính là Fusarium
moniliforme (Ou, 1983; Vũ Triệu Mân, 2007). Nấm thuộc nghành Eumycota,
nghành phụ Deuteromycotina, lớp Hypphomycetes (Deuteromycetes), bộ
Moniliales, họ Tuberculariaceae (Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề, 1999).
Nấm Fusarium moniliforme được phát hiện thấy ở tất cả các nước trồng lúa.
Nấm này cũng được xác định là có mặt phổ biến tại hầu hết ở các nước châu Á (Ou,
1985). Ở Trung Quốc bệnh được gọi là “White Stalk”; ở Philippin và Guyana, bệnh
được gọi là “lúa đực” (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Theo Vũ Triệu Mân và Lê Lương Tề (1998) thì Bourgnicourt là người đầu
tiên nghiên cứu và xác nhận nấm Fusarium moniliforme tại Việt Nam vào 1943.
Tuy được phát hiện từ lâu nhưng những nghiên cứu về Fusarium moniliforme chỉ
được thực hiện ở mức độ giới hạn. Nấm gây hại cho nhiều tỉnh ở miền Bắc (Vũ
Triệu Mân, 2007) cũng như ở các tỉnh ĐBSCL (Phạm Văn Kim và Lê Thị Sen,
1993).
Ở ĐBSCL, nấm Fusarium moniliforme có mặt ở nhiều nơi, đặc biệt gần đây
nấm đã gây hại thành dịch tại một số tỉnh trong vùng. Fusarium moniliforme gây
thiệt hại nặng nhất là vụ Đông-Xuân, mức độ thiệt hại tuỳ theo giống và tuỳ theo
năm (Võ Thanh Hoàng, 1993). Theo báo cáo của Trung tâm Bảo vệ Thực vật phía
Nam (2008), diện tích và mức độ thiệt hại do nấm Fusarium moniliforme được ghi
nhận ở tỉnh An Giang vụ Đông-Xuân 2006-2007 là 8.282 ha. Sau đó, nấm tiếp tục
phát triển lây lan sang nhiều nơi, trong vụ Đông-Xuân 2007-2008 đã có 6 tỉnh
ĐBSCL bị nhiễm là An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cần Thơ và
Sóc Trăng với tổng diện tích nhiễm bệnh là 11.046 ha (trích dẫn từ Nguyễn Thanh
Nam, 2012).
Ou (1983) đã ước tính sự thất thu do nấm Fusarium moniliforme; trong đó
thất thu năng suất 20% ở Hokkaido của Nhật Bản, thậm chí sự thất thu lên đến 4050% ở vùng Kinkichugoku của Nhật Bản, ở Ấn Độ thất thu 15%, ở miền Bắc và
trung tâm Thái Lan thất thu 3,7-14,7%, tại Philippin thất thu năng suất từ 1-13%.
Theo Mew và Misra (1994), dưới sự kiểm tra hạt lúa một cách tổng quát của
IRRI thì mức độ nhiễm Fusarium moniliforme là trên 25%. Đến năm 2002, Mew và

Gonzales cho biết 100% số hạt đều có nấm xuất hiện.
Tại Việt Nam, nấm Fusarium moniliforme gây hại ở nhiều nơi với mức độ
nặng. Năm 1956, nấm đã gây hại nặng trên diện rộng ở vùng Đồng bằng sông
Hồng, có nơi thiệt hại tới 2/3 sản lượng (Vũ Triệu Mân, 2007). Vụ Đông-Xuân
2003-2004 nấm đã gây hại nặng ở tỉnh Nam Định (Viện Bảo vệ Thực vật, 2006).

5


Năm 2006 và vụ Đông-Xuân năm 2006-2007, nấm phát triển mạnh khắp các
tỉnh ĐBSCL, nhiều ruộng lúa bị thiệt hại với tỉ lệ bệnh trung bình 10-20%, có nơi
lên tới 40-45%, nhất là vùng thâm canh lúa 3 vụ. Bệnh có thể làm thất thu từ 3-20%
tuỳ nơi và tuỳ lúc (Phạm Văn Kim, 2006). Tại Mỹ Xuyên (Sóc Trăng), tỉ lệ chồi
nhiễm bệnh có thể đến 10-20%. Nấm có khi thành dịch trên diện rộng, như vào năm
1980 ở Đồng Tháp (Võ Thanh Hoàng, 1993).
Phạm Văn Kim và ctv. (2008); Phạm Văn Dư và ctv. (2008) đều cho rằng
bào tử nấm Fusarium moniliforme phát tán trong không khí xâm nhập vào giai đoạn
lúa trổ bông gây lép hạt và vào giai đoạn nuôi hạt tạo triệu chứng lem hạt. Fusarium
moniliforme có thể quan sát thấy trên vỏ hạt lúa (khoảng 57%) (Mew và Gonzales,
2002).
Hạt bị bệnh thường lửng lép, vỏ hạt màu xám, trên vỏ hạt có thể quan sát
thấy lớp nấm phân trắng phớt hồng trong điều kiện ẩm ướt. Trong điều kiện khô, vỏ
hạt có chấm nhỏ li ti màu xanh đen, đó là quả thể của nấm (Vũ Triệu Mân và Lê
Lương Tề, 1998).
Triệu chứng dễ thấy và phổ biến nhất là chồi hoặc cây con ốm, kéo dài màu
vàng xanh. Trên cây trưởng thành, cây nhiễm bệnh sẽ có một vài chồi vươn cao với
lá cờ màu xanh nhạt, lá khô từ dưới lên và cuối cùng chết. Nếu cây bệnh còn sống
thì sẽ tạo ra các bông lúa mang hạt bị lép (Mew và Gonzales, 2002).
Theo Võ Thanh Hoàng (1993), nấm không thấy có tạo bì bào tử, có thể có
hay không tạo hạch nấm có hình cầu màu xanh đậm, kích thước 80x100 μm. Trong

khi đó, Phạm Văn Kim (2009) đã chứng minh Fusarium moniliforme có sinh ra bào
tử áo (chlamydiasores) với vách dày.
Khuẩn lạc trên môi trường PDA ở nhiệt độ phòng (28-300C) phát triển tương
đối nhanh và có đường kính là 5,2 cm sau 5 ngày nuôi cấy. Chúng là các khoanh
màu trắng với tâm màu hồng, sợi nấm hơi bện chặt. Mặt sau đĩa petri, chúng là các
khoanh nấm màu trắng với tâm tím nhạt (Mew và Gonzales, 2002).
Nấm tồn tại chủ yếu ở dạng sợi và bào tử hữu tính trên tàn dư cây bệnh ở
trong đất và hạt giống (Ou, 1983). Hạch nấm là cơ quan lưu tồn, giúp nấm tồn tại
khá lâu trong đất, có thể hơn 2 năm (Phạm Văn Kim, 2000). Fusarium moniliforme
có khả năng lưu tồn đến 26 tháng khi xâm nhiễm trên hạt lúa và 28 tháng trên gốc rạ
khô (CABI, 2003). Loài Fusarium moniliforme có khả năng sống qua mùa hè trên
hạt hay phần thân nhiễm bệnh.
Nấm Fusarium moniliforme là loài nấm đa thực, phạm vi ký chủ ngày càng
mở rộng trên nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, bắp, vải, cà, chuối, táo, mía,
đậu (Agrios, 2005). Ở Nhật Bản, các nhà khoa học đã phát hiện nấm Fusarium

6


moniliforme trong nhiều loài cỏ họ hoà bản (Panicum miliaceum L.), trên lúa mạch,
bắp, lúa miến và mía đường.
 Nấm Fusarium solani
Lần đầu tiên được Mew và Gonzales (2002) mô tả trên hạt lúa.
Nấm Fusarium solani gây hại trên hạt lúa ở tần số thấp. Nấm này có thể làm
cho hạt lúa bị biến màu. Tuy nhiên, nó được tìm thấy trên hạt từ nhiều khu vực và
hệ sinh thái khác nhau (Mew và Gonzales, 2002).
Fusarium solani có thể tìm thấy trên hạt sau 5 ngày ủ ở nhiệt độ 21 0C trong
điều kiện ánh sáng cực tím. Tần số xuất hiện trung bình trên hạt <1%. Fusarium
solani được tìm thấy trên vỏ hạt lúa (khoảng 48%) (Mew và Gonzales, 2002).
Đính bào đài ngắn, mọc đơn đến phân nhiều nhánh, không màu (Mew và

Gonzales, 2002). Bào tử nhỏ hình bầu dục, đơn bào không màu. Bào tử lớn hình
lưỡi liềm với hai đầu nhọn, bào tử không màu, có từ 3-5 vách ngăn. Bào tử 3 vách
ngăn, kích thước 4,5-5,5 μm x 30-45 μm (Roger, 1953).
Khuẩn lạc nấm trên môi trường PDA ở nhiệt độ phòng (28-300C) phát triển
khá nhanh, mịn, đạt được đường kính 5,81cm sau 5 ngày nuôi cấy. Chúng là các
khoanh màu vàng nhạt, mép đều. Ở mặt sau đĩa petri, chúng là các khoanh màu
vàng (Mew và Gonzales, 2002).
Nấm có ký chủ rất rộng, bao gồm nhiều loài khác nhau: đậu bắp, hành tây,
súp lơ, dưa hấu, nho, đậu đũa… (CABI, 2003).
 Nấm Fusarium graminearums
Nấm Fusarium graminearum được Cattaneo (1877) phát hiện thấy trên hạt
và lá lúa ở Italia và đặt tên nấm là Botryosphaeria saubinetii. Miyate phát hiện thấy
nấm ở Nhật Bản năm 1910 và gọi tên nấm là Giberella saubinetii. Nấm Fusarium
graminearum phân bố nhiều ở các nước nhiệt đới (CMI Decription of pathogenic
Fungi and Bacteria No. 384, 1973).
Nấm Fusarium graminearum gây bệnh nâu đen trên hạt lúa. Bệnh này
thường không gây tổn thất nhiều đến năng suất lúa gạo nhưng trong điều kiện ẩm độ
cao, bệnh phát triển mạnh, sự gây hại tăng cao (Agarwal và ctv., 1989).
Nấm gây ra bệnh trên hạt lúa hoặc làm hạt bị biến màu, lúc đầu có màu trắng
về sau có màu vàng, màu hồng hoặc đỏ son. Các vết bệnh đó sinh ra những lớp nấm
và bào tử. Hạt bị bệnh trở nên nhẹ, co hẹp và vỡ nát và thường không nảy mầm, các
hạt có sức nảy mầm sẽ mọc ra những cây con bị bệnh. Nấm cũng có thể hại ở các
đốt thân làm cho chúng bị đen, thân cây bị héo và gãy (Ou, 1923 trích dẫn từ Kasai,
1983).

7


Nấm Fusarium graminearum có giai đoạn sinh sản hữu tính là Gibberella
zeae (Schw.) Petch (Ou, 1983). Wollenweber và Reinking (1935) đã mô tả nấm này

như sau (trích dẫn từ Ou, 1983): Bào tử vô tính có màu trắng hoặc trắng hồng, vàng
kim, vàng đỏ hoặc màu hung pha đỏ son, một phần chìm lan, ít hoặc nhiều được bao
phủ một lớp sợi nấm nổi hơi xốp, có dạng hạch, giống như các lớp bào tử hoặc tản
nấm sinh bào tử màu vàng đỏ đến vàng cam rực rỡ. Bào tử hình thoi hoặc lưỡi liềm,
cong vừa phải hoặc thon nhọn ở 2 đầu, có 3-5 vách ngăn, đôi khi 1-2 hoặc 6-9 vách
ngăn. Các tác giả còn mô tả bào tử nang màu xanh đen. Hình trái xoan hoặc tròn, có
hoặc không có lỗ miệng hình nón, nang có kích thước 37-84 μm x 8-15 μm; tử nang
bào tử xếp thành hàng một hoặc hàng đôi không rõ ràng, hình con thoi, hơi cong
hoặc thẳng, hai đầu tù hoặc hình chóp non, 3 vách ngăn, kích thước 22,7 μm x 4,0
μm, đôi khi có 4 vách ngăn (Ou,1983).
Nấm Fusarium graminearum gây hại chính trên ngô, lúa miến, lúa mạch, đầu
nành. Ngoài ra, còn gây hại trên hoa cẩm chướng, xoài, chuối, lục bình… (CABI,
2003).
1.3.2 Nấm Rhizopus sp.
Nấm thuộc họ Mucoraceae, bộ Mucorales, ngành phụ nấm tiếp hợp
(Zygomycotina). Hầu hết những loài Rhizopus là những loài thực vật hoại sinh,
chúng phát triển khuẩn ty bao phủ bên bề ngoài của cơ chất. Giống Rhizopus có ít
nhất 120 loài và Rhizopus stolonifer là loài phổ biến trong thiên nhiên và được mô
tả tương đối kỹ (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005).
Trên hạt lúa nấm mọc từ một điểm và lan ra rất nhanh bao phủ cả hạt, lúc
đầu sợi nấm có màu trắng như bông gòn, về sau xuất hiện cọng mang bào tử mọc
thẳng lên không (Nguyễn Thanh Nam, 2012).
Võ Thanh Hoàng (1993), cho biết tuỳ theo điều kiện nhiệt độ, các loài nấm
Rhizopus được chia làm hai nhóm nấm:
- Nhóm phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao (30-320C và có thể lên đến
420C) như các loài Rhizopus tricici, Rhizopus nodosus, Rhizopus oryzae và
Rhizopus maydis...
- Nhóm phát triển ở nhiệt độ thấp (18-240C và ngừng sinh trưởng ở 30-320C)
như các loài Rhizopus nigricans, Rhizopus reflexus và Rhizopus artocarpi...
 Nấm Rhizopus stolonifer

Khuẩn ty của Rhizopus stolonifer có màu trắng, phân nhánh, đa nhân và
không có vách ngăn ngang. Hầu hết các sợi khuẩn ty có dạng như sợi bông vải khi
còn non, sau đó phát triển sâu vào cơ chất thì phân chia thành 3 dạng khuẩn ty:

8


khuẩn căn (rhizoid), khuẩn ngang (stolon) và cọng mang túi bào tử
(sporangiophores) (Nguyễn Văn Bá và ctv., 2005).
- Khuẩn căn là khuẩn lạc ăn sâu vào cơ chất tương tự như rễ cây ăn sâu vào
đất nhưng chúng phát triển cạn hơn.
- Khuẩn ngang là khuẩn lạc nhưng phát triển chiều ngang, bên trên bề mặt cơ
chất, chúng nối từng nhóm nấm với nhau.
- Cọng mang túi bào tử là khuẩn lạc mọc thẳng lên không, chúng phát triển từ
trung tâm điểm xuất phát của khuẩn ngang và khuẩn căn, mọi cọng mang túi bào tử
tận cùng là túi bào tử (sporangium), đây là giai đoạn sinh sản vô tính.
 Nấm Rhizopus nigricans
Sợi nấm không màu lúc còn non, về sau có màu hơi vàng; từ đó, mọc thẳng
ra bào đài (sporangiophores), bào đài rất dài (2-4 mm). Bào tử phòng
(sporangiospores) hình cầu, màu nâu bề mặt có dạng hình mạng lưới, đường kính:
10-15 μm. Các sợi nấm giao phối nhau tạo thành các hợp bào tử (zygospores) màu
nâu sậm, hình cầu với đường kính: 160-220 μm, bề mặt có gai. Nấm phát triển
mạnh trong điều kiện ẩm độ cao. Lúc đầu, nấm sống hoại sinh trên các vết thương,
tiết ra men Diastaza làm chết tế bào xung quanh, rồi lan dần ra (Võ Thanh Hoàng,
1993).
1.4 SƠ LƯỢC VỀ BỐN LOẠI THỰC VẬT DÙNG TRONG THÍ NGHIỆM
1.4.1 Cây cỏ hôi
 Đặc điểm hình thái
Cỏ hôi có nguồn gốc ở đảo Antiles, sau đó phát tán qua nhiều nước nhiệt đới
khác, đặc biệc là ở các nước Đông Nam và phía Nam châu Á. Ở Việt Nam chi

Chromlaena có khoảng 10 loài. Trong đó, cỏ hôi là cây quen thuộc nhất, cỏ hôi
phân bố ở các tỉnh vùng Đồng Bằng, Trung Du và vùng núi thấp. Cây ưa sáng, chịu
hạn và có thể sống được trên mọi loại đất, mọc tương đối tập trung trên những diện
tích lớn ở đồi, nhất là đất nương rẫy đã bỏ hoang. Cỏ hôi ra hoa kết quả hàng năm
với số lượng nhiều, phát tán nhờ gió nên có khả năng chiếm lĩnh và mở rộng vùng
phân bố cực nhanh (Đỗ Huy Bích và ctv., 2004).
 Thành phần hoá học
Nghiên cứu của Đỗ Huy Bích và ctv. (2004) cho rằng cỏ hôi chứa tinh dầu,
tanmin, flavanoid, coumarin, alkaloid,… Trong lá chứa 0,16% tinh dầu gồm 2,6%
α-pinen, 0,6% sabinen, 2,6% β-pinen, 0,9% myreen, α-terinen (vết), β-cymen (vết),
0,5% limonene, 0,5% (Z)-β-ocimen, 0,5%(E)-β-ocimen, 0,1% (Z)-sabinen hydrat,
camphor (vết), 4,9% geijieren đồng phân, 4,25% geijieren, 0,2% (terpinen-4-ol, α-

9


terpinen), 3,5% bomyl acetate, 0,4% δ-elemen, 1% α-copaen, 0,2% β-bourbonen,
1,4% β-elemen, 0,4% geijierol, 7,4% β-caryophylen, 1,9% α-humulen, 12,5% βeubelnen, 1,3% γ-elemen hoặc germeeren, 0,5% alcol sesquiterpen, 2,1% δ-cadinen,
2,0% elemen, 0,9% α-ionon, caryophynen oxyd, 0,2% viridiflorol, 0,3%
epiglobulol, 0,2% δ-cadinon (toreyol), 0,6% α-cadinon. Ngoài ra, lá có hôi còn chứa
acid anisic, isosakuranetin, odoratin, kaempferol, sakuranetin, tamarixetin,
salvigerin, 7-methyl-isokuranetin, 4’,5-dihydroxy-3’,7-dimethyl flavon và
epoxylupeol.
Trog cây có chứa khoảng 0,16% tinh dầu đặc, tỉ trong 1,19, αD=1020, chỉ số
acid 0,9, chỉ số ester 11,2 ( Đỗ Tất Lợi, 2003).
 Công dụng
Dùng lá tươi để cầm máu vết thương, chữa bệnh tiêu chảy của trẻ em, chữa
ghẻ lỡ, nhọt và viêm đại tràng. Nước sắc cỏ hôi có tác dụng kháng khuẩn, ức chế
được vi khuẩn gây mủ trên vết thương (Võ Văn Chi và Trần Hợp, 1997).
1.4.2 Cây neem

 Đặc điểm hình thái
Cây thân gỗ cao 10-15 m. Lá mọc so le, dài 20-30 cm, một lần kép gồm 6-15
đôi lá chét mọc đối, không lông, hình ngọn giáo với gốc không cân đối, mép có
răng tù. Chuỳ hoa ở nách lá và ngắn hơn lá. Hoa thơm, màu trắng, cao 5-6 mm. Đài
có lông; nhị 10 dính thành ống với 10 phiến dạng lưỡi, mang bao phấn ở chỗ đính
của các lưỡi này; đầu nhuỵ phình có 3 góc; bầu có 3 ô, 2 noãn trong mỗi ô. Quả
hạch giống quả trám, dài 2 cm, thịt quả khi chín màu đen (Phạm Hoàng Hộ, 2003).
 Phân bố
Cây neem có ở Ấn Độ, Sri Lanca, Thái Lan, Lào, campuchia, Việt Nam,
Inđônêxia. Ở nước ta gặp nhiều ở An Giang, Kiên Giang và Ninh Thuận, cây cũng
thường trồng ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Trong tự nhiên cây mọc ở rừng,
ở đồng bằng vào tháng 2-3 cây có hoa và lá non (Phạm Hoàng Hộ, 2003).
 Thành phần hoá học
Hạt và lá cây neem chứa chất Azadirachtin. Ngoài ra còn chứa nhiều hợp
chất độc khác như Toosendanin, Volkensin, Meliantriol, Salanin… (Trần Quang
Hùng, 1999).
 Công dụng
Vỏ cây được dùng để trị sốt rét, sốt vàng da; vỏ rễ cũng được dùng nhưng
hiểu quả không cao. Lá được dùng trị bong gân, trị đau cơ, đinh nhọt và eczema.
Nước sắc vỏ thân, lá, hoa, thân non dùng rửa vết thương, vết loét. Vỏ, gôm, lá và
10


hạt đều được dùng trị rắn cắn và bò cạp đốt. Dầu hạt dùng trị giun và xoa trị thấp
khớp,vết thương, ghẻ và các bệnh ngoài da. Ngoài ra, hạt chứa nhiều chất đắng
được dùng làm thuốc diệt côn trùng có kết quả tốt (Phạm Hoàng Hộ, 2003).
 Các nghiên cứu về cây neem
Người dân địa phương ở các nơi neem mọc đã biết cách sử dụng dịch trích
chiết từ các bộ phận của cây neem để bảo vệ mùa màng, nông sản, vật dụng và làm
thuốc trừ bệnh từ rất lâu nhưng mãi đến năm 1928 mới có bài báo cáo đầu tiên nói

về khả năng xua đổi côn trùng của cây neem. Đến năm 1958, những nghiên cứu về
tiềm năng của cây neem trong kiểm soát dịch hại mới được quan tâm nghiên cứu có
hệ thống (Diệp Quỳnh Như, 2006).
Theo Vũ Văn Độ và ctv. (2006), Salanin là hoạt chất chiếc xuất từ cây Neem
không có tác dụng gây độc trên tế bào người nhưng lại có hoạt tính kháng lại các vi
sinh vật như vi khuẩn B. subtillis, nấm Aspergillus niger, Fusarium oxysporum, C.
albican,…
Vũ Đăng Khánh và ctv. (2007) công bố sản phẩm chiết suất từ nhân hạt
neem trong ethanol, methanol và nước đều có tác dụng ức chế sử sinh trưởng đối
với 3 loài nấm gây bệnh cây là Rhizoctonia solani, Seclerotium rolfsii và Fusarium
oxysporum. Trong đó, tác dụng ức chế mạnh nhất là sản phẩm chiết xuất với
ethanol, kế đến là methanol và yếu nhất là nước.
1.4.3 Cây lược vàng
 Đặc điểm hình thái
Cây lược vàng là cây thân thảo nhiều năm thân mọng nước, nó có thể dài tới
1 m, phân nhánh từ thân ở gốc như các vòi vươn ra ngoài. Lá cây lược vàng tập
trung mọc ở ngọn thân, rải rác ở phía dưới, dạng mác thuôn, dài 18-25 cm, rộng 3,54,0 cm, cuống lá có gân rõ, ôm thân, có lông mịn và thường có sọc tía. Hoa mọc
thành cụm 2-3 hoa dạng sim trên phát hoa hình chuỳ dài tới 60 cm, mọi cặp sim
được ôm bởi các lá bắc dạng răng cưa (3 răng cưa) dài 10-15 cm. Lá đài trong suốt,
màu trắng, khô xác, dạng mác, dài 5-6 mm. Cánh hoa bóng, trong suốt, màu trắng
mỏng, có dạng trứng hẹp. Ra hoa vào mùa xuân (Trần Thị Ánh Hồng, 2011).
 Phân bố
Trên thế giới, họ Thài lài có 40 chi và 625 loài sống chủ yếu ở các vùng nhiệt
đới, một số ít sống ở vùng cận nhiệt đới và ôn đới nóng. Cây phân bố ở các bãi
hoang, đất ẩm, bờ nước, một số ít làm cảnh. Ở Việt Nam, theo thống kê của các nhà
thực vật học họ này có 15 chi và 47 loài, theo Phạm Hoàng Hộ đã công bố họ này
gồm 13 chi và 60 loài. Còn theo như công trình “Danh mục các loại thực vật Việt
Nam” tập 3 do các nhà khoa học thuộc Đại học quốc gia Hà Nội và Viện Sinh thái
11



và Tài nguyên sinh vật đã thông kê họ này có 15 chi và 58 loài (trích dẫn từ Trần
Thị Ánh Hồng, 2011).
 Thành phần hoá học
Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Ánh Hồng (2011) khi tiến hành ngâm
chiết mẫu thường sử dụng những dung môi hữu cơ có độ phân cực tăng dần, kết quả
thu được cặn hexan 18,4 g chiếm 1,53%, cặn etyl axetat 45,3 g chiếm 3,77% và cặn
methanol 109,6 g chiếm 9,13% so với mẫu khô nghiên cứu ban đầu.
Chernenko và ctv. (2007) cho biết lá và thân bò của nó có chứa chất hoạt tính
sinh học flavonoid và phytosteroid. Vitamin C, PP và B2 và một ít các chất Fe, Cr,
Ni và Cu được tìm thấy trong dịch trích lá và thân bò của chúng. Các thành phần
này gồm có lipid, acid hữu cơ, chlorophyll và sắc tố carotenoid và vitamin C. Lipid
là thành phần được quan sát thấy hiện diện nhiều nhất trên thân bò. Tất cả các thành
phần như sắc tố carotenoid, chlorophyll và acid ascorbic chiểm ưu thế trên lá.
1.4.4 Cây húng tây
 Đặc điểm hình thái
Húng tây là một loại cỏ, gốc hoá gỗ có thể cao 25-75 cm. Thân mọc đứng,
có lông. Lá có cuống mọc đối, rộng, hình bầu dục, dày, trông như mọng nước. Lá
dài 7-10 cm, rộng 4-6 cm, mặt trên có lông đơn, mặt dưới lá nhiều lông hơn, gân nổi
rõ. Hoa màu tím, nhỏ, mọc thành hoa tự, tận cùng dài gồm các vòng hoa mọc sít
nhau gồm 20-40 hoa (Đỗ Tất Lợi, 2003).
 Phân bố
Cây húng tây có nguồn ở đảo Moluquesơm, được trồng khắp nơi ở Viêt Nam
để lấy lá, có mùi thơm dễ chịu như mùi chanh, dùng làm gia vị. Thường chỉ dùng
tươi, hái lá hay cành non để dùng (Đỗ Tất Lợi, 2003).
 Thành phần hoá học
Trong húng tây có một chất màu đỏ gọi là colein và một ít tinh dầu mùi thơm
nhẹ. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là chất cacvacrola (Đỗ Tất Lợi, 2003).
 Tác dụng dược lý
Y học thực hành cho biết năm 1961 phòng đông y Viện vi trùng có nguyên

cứu tác dụng dược kháng sinh của tinh dầu húng chanh đối với các loài vi trùng và
thấy tinh dầu húng chanh có tác dụng mạnh đối với vi trùng Staphyllococcus,
Salmonella typhi, Shigella flexneri-Shigella sonnei, Shigella dysenteria (Shiga)
Subtilis, Coli pathogene, Colibothesda Streptococcus, Pneumococcus và Diphteri
(Trích dẫn từ Đỗ Tất Lợi, 2003).

12


×