VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG CỔ TRUNG ĐẠI
1. Ai Cập cổ đại:
Trên cơ sở công cụ bằng đồng và nền kinh tế nông nghiệp, cư dân Ai Cập từ rất sớm đã sáng tạo nên
một nền văn minh tinh thần vô cùng rực rỡ, có rất nhiều thành tựu đáng chú ý trong đó có...
a. Kiến trúc và điêu khắc:
- Nghệ thuật kiến trúc của người Ai Cập đã đạt đến trình độ rất cao. Người Ai Cập cổ đại
đã xây dựng rất nhiều đền đài, cung điện, nhưng nổi bật nhất phải kể đến là các kim tự
tháp (đa tầng, ko có chóp nhọn (mastaba), có chóp nhọn) làm người đời phải kinh ngạc
và cúi đầu trước vẻ uy nghi, hùng vĩ, biểu hiện cho vẻ uy nghi của thần và nhà vua.
- Kim tự tháp là những ngôi mộ của các vua Ai Cập thuộc vương triều III và vương triều
IV thời Cổ vương quốc.
- Việc xây dựng các lăng mộ từ vương triều III được Pharaon chú ý. Kim tự tháp Djeser
do kiến trúc sư Imhotep xây dựng, đây là kim tự tháp đầu tiên ở Ai Cập.
- Thời kì Kim tự tháp được xây dựng nhiều nhất và đồ sộ nhất là thời vương triều IV. Các
Kim tự tháp rất lớn là: Kim tự tháp Kêôp cao 146m (30 năm mới xây dựng xong, được
xếp vào 1 trong 7 kì quan thiên nhiên thế giới), Kim tự tháp Kêphren cao 173m.
- Việc xây dựng các kim tự tháp đã “mang đến cho nhân dân Ai Cập cổ đại biết bao tai
họa” nhưng từ bàn tay và khối óc của mình họ đã để lại cho nền văn minh nhân loại
những công trình kiến trúc vô giá. Trải qua 5000 năm nhưng các kim tự tháp vẫn sừng
sững với thời gian. Vì vậy người Ai Cập có câu “ Tất cả mọi vật đều sợ thời gian, nhưng
riêng thời gian phải nghiêng mình trước Kim tự tháp”.
- Ngoài việc xây dựng các lăng mộ, người Ai Cập cổ còn để lại ấn tượng cho đời sau qua
các công trình điêu khắc (điêu khắc tượng, điêu khắc phù điêu). Đặc biệt nhất là tượng
Nhân Sư (Xphanh) hùng vĩ ở gần Kim tự tháp Kêphren. Bức tượng mình sư tử với
gương mặt Khephren như là chân dung của vua và vương thất, thường được tạc trên đá,
gỗ, hoặc đồng, với chiều cao hơn 20m như muốn thể hiện Khephren là chúa tể với trí tuệ
của con người và sức mạnh của sư tử.
- Nghệ thuật tạo hình thời Trung và Tân Vương Quốc cũng phát triển. Thời Trung Vương
Quốc có rất nhiều tượng khắc nổi trên tường đá và những bức tranh vẽ trên tường mộ. và
trong thời Tân Vương quốc đã để lại một tác phẩm xuất sắc nhất của nghệ thuật Ai cập
là tượng nữ thần Neferti.
- Những công trình kiến trúc, điêu khắc trên là kết quả của quá trình lao động, là đỉnh cao
của sự sáng tạo con người ở lưu vực sông Nin.
b. Khoa học tự nhiên:
* Thiên văn học:
- Người Ai Cập đã phát hiện ra các chòm sao, vẽ ra bản đồ sao. Bản đồ 12 cung hoàng đạo và biết được
các hành tinh sao Thủy, Kim, Mộc, Hỏa, Thổ.
- Thành tựu quan trọng nhất của người ai cập là đặt ra lịch dựa trên kết quả quan sát các tinh tú và quy
luật nước dâng của sông Nin. Họ tính được một năm có 365 ngày, một năm được chia thành 3 mùa, mỗi
mùa bốn tháng, năm ngày còn lại để vào cuối năm để ăn tết.
- Nhờ việc quan sát các vì sao người ai cập đã phát minh ra nhật khuê và việc phát minh ra các đồng hồ
nước cũng là những thành tựu đáng chú ý về thiên văn học của người Ai cập trong thời Tân Vương
Quốc.
- Những tri thức thiên văn của người ai cập cổ xưa đã đóng góp cho khoa học nhân loại những thành tựu
to lớn và thật đáng khâm phục.
* Toán học:
Do yêu cầu phải đo đạc ruộng đất, làm thủy lợi và xây dựng các kim tự tháp, đên miếu, tính toán thu
nhập… đó là những nguyên nhân thúc đẩy toán học và hình học cổ Ai cập ra đời:
- Dùng hệ đếm cơ số 10 và thành thạo các phép tính cộng trừ. Và vì chưa có bảng nhân
nên người Ai cập thực hiện phép nhân và chia bằng cách cộng và trừ nhiều lần.
- Đến thời Trung vương quốc thì tri thức đại số của người Ai Cập đã đạt đến việc giải
phương trình bậc nhất 1 ẩn số, họ đã biết được cấp số cộng và vì thế có lẽ cũng đã biết
được cấp số nhân.
- Về hình học: Người Ai cập đã tính được diện tích hình tam giác, hình cầu, tìm ra số pi =
3.16 và tính được trong 1 tam giác vuông thì bình phương cạnh huyền bằng tổng bình
phương hai cạnh góc vuông.
* Y học:
- Ngay từ thời Cổ vương quốc, do tục ướp xác, người Ai cập đã biết về cấu tạo cơ thể người. Đó là tiền
đề cho y học phát triển và đạt được những thành tựu nhất định. Các tài liệu còn để lại đã đề cập đến
nguyên nhân của bệnh, cách khám bệnh, khả năng chữa trị. Có thể mô tả được khổi óc, tìm ra mối quan
hệ giữa tim và mạch máu, quan hệ giữa các loại bệnh.
- Việc chữa bệnh cũng được chuyên môn hóa khá tỉ mỷ, đã có các chuyên khoa như khoa nội, khoa
ngoại, mắt, răng, dạ dày…Từ Thời Trung Vương Quốc, Người ai cập biết được tầm quan trọng của khối
óc và quả tim đối với sức khỏe con người, nếu óc bị tổn thương thì toàn thân sẽ bị bệnh.
- Họ còn biết giải phẫu và chữa bệnh bằng thảo mộc.
Tóm lại, nền văn minh ai cập cổ đại đã để lại cho nhân loại nhiều thành tựu tuyệt vời và có nhiều
đóng góp trực tiếp đế sự phát triển của văn minh thế giới.
2. Lưỡng Hà cổ đại:
Lưỡng Hà là một vùng dất nổi tiếng là phì nhiêu, trải qua hàng ngàn năm phát triển, cư dân ở khu vực
này đã xây dựng một nền văn minh phát triển rực rỡ ở Tây Á và đạt được nhiều những thành tựu đáng
chú ý.
a. Luật pháp:
- Lưỡng Hà là một khu vực có những bộ luật ra đời và phát triển từ rất sớm. Từ thời
vương triều III của thành bang Ua, ở Lưỡng Hà đã ban hành bộ luật cổ nhất thế giới. Nói
về vấn đề kế thừa tài sản, nuôi con nuôi, địa tô, bảo vệ vườn quả, trách nhiệm của người
chăn nuôi đối với súc vật, cách trừng phạt những nô lệ bướng bỉnh hoặc bỏ trốn.
- Vào khoảng thế ki XX TCN, nước Etnuna ở Đông Bắc Babilon cũng ban hành 1 bộ luật.
Nội dung đề cập đến các vấn đề như hệ thống đo lường giá cả, quan hệ nô lệ, việc vay
nợ lãi,...
- Bộ luật quan trọng nhất ở Lưỡng Hà cổ đại là luật Hammurabi (do vua Hammurabi đề
ra), được khắc trên một bia đá cao 2,5m rộng 2m. Đây là bộ luật được coi là cổ nhất thế
giới. Bộ luật được chia thành 3 phần:
+ Phần mở đầu: mục đích ra đời của bộ luật, “để phát huy chính nghĩa ở đời, diệt trừ gian ác làm cho kẻ
mạnh không hà hiếp kẻ yếu”.
+ Phần nội dung: gồm 282 điều luật, đề cập đến các vấn đề như thủ tục kiện tụng, các tội hình sự, những
quy định về hôn nhân, quyền sở hữu tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của binh lính, chế độ ruộng đất, tô
thuế và nô lệ..
+ Phần kết luận: ca ngợi công đức của vua và hiệu lực của bộ luật.
Bộ luật đã phản ánh các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của vương quốc
Babilon đương thời. Nó không chỉ có ý nghĩa về mặt pháp lý mà còn là tư liệu cho các
thế hệ sau biết được đời sống vật chất và tinh thần thời đó.
b. Kiến trúc và điêu khắc:
Nghệ thuật tạo hình của Lưỡng hà bao gồm hai mặt là kiến trúc và điêu khắc, trong đó nổi bật là về mặt
kiến trúc. Thành tựu kiến trúc nổi bật nhất của lưỡng hà là hệ thống công trình thành quách, cung điện,
tháp, vườn hoa của tân babilon dưới thời của vua Nabuchobonosor.
-
Nghệ thuật tạo hình của Lưỡng Hà cổ đại bao gồm hai mặt chính là kiến trúc và điêu
khắc, trong đó đặc biệt là kiến trúc. Các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, đền miếu,
cung điện, thành, vườn hoa. Chủ yếu đều xây dựng bằng gạch nhưng cũng rất to lớn và
hùng vĩ.
- Công trình tiêu biểu vào loại sớm là tháp đền của thành bang Ua xây dựng vào khoảng
thế kỉ XXII TCN. Tháp gồm 4 tầng, là nơi cúng thần đồng thời cũng là nơi quan sát
thiên văn.
- Thành tựu kiến trúc nổi bật nhất của Lưỡng Hà là hệ thống công trình gồm: thành quách,
cung điện, vườn hoa của Tân Babilon.
- Vườn hoa trên không và thành Babilon về sau được người Hy Lạp coi là một trong bảy
kì quan của thế giới.
- Toàn bộ các công trình này đã đổ nát, nay chỉ còn lại những di tích mà các nhà khảo cổ
học phát hiện được.
- Nghệ thuật điêu khắc gồm tượng và phù điêu. Những tác phẩm tương đối tiêu biểu là
“bia diều hâu”, “Cột đá Naramxin”, các tượng thần Atxiri,...
3. Văn minh Ả Rập:
a. Đạo Hồi:
Đạo hồi do Môhamet sáng lập vào năm 610. Sự ra đời của nhà nước Ả rập gắn liền với sự ra đời của đạo
hồi. Đạo Hồi theo tiếp Ả Rập là Ixlam nghĩa là phục tùng. Đạo Hồi là một tôn giáo nhất thần tuyệt đối.
Các tín đồ Hồi giáo chỉ tôn thờ sùng bái một vị thần duy nhất là đấng Ala và tuân theo Môhamet là sứ
giả của Ala.
- Kinh Thánh của đạo hồi chính là kinh Coran gồm 30 quyển, 114 chương, 6236 tiết, là bộ
bách khoa toàn thư về khoa học tự nhiên, pháp luật, đạo đức,...
- 5 nghĩa vụ của tín đồ Hồi giáo:
+ Thừa nhận có thánh Ala và tuyệt đối tin tưởng vào thánh Ala.
+ Hằng ngày phải cầu nguyện 5 lần: sáng, trưa, chiều, tối, nửa đêm. Thứ 6 hàng tuần thì phải đến thánh
thất làm lễ 1 lần.
+ Mỗi năm đến tháng Ramađan phải trai giới 1 tháng, là thời điểm quan trọng nhất với tín đồ Hồi giáo
để thể hiện niềm tin tuyệt đối của mình.
+ Phải nộp thuế cho đạo để xây cất thánh thất, bù đắp các khoản chi tiêu của chính quyền và bố thí cho
người nghèo.
- Ngoài ra, đạo Hồi còn có 1 số quy định:
+ Cấm ăn thịt heo, chó, và thịt của những loài ĐV đã chết, cấm uống rượu, ko thờ các tranh, tượng
Thánh.
+ Tuyệt đối ko thờ ảnh tượng.
+ Thừa nhận chế độ đa thê, nhiều nhất là 4 vợ.
- Ưu điểm:
+ Kêu gọi tinh thần đoàn kết trong tín đồ Hồi giáo.
-
+ Hồi giáo có giáo lí đơn giản, dễ tiếp thu.
+ Cực kì coi trọng kiến thức.
+ Bao bọc phụ nữ, trẻ em, người già, người nghèo.
- Nhược điểm:
+ Thừa nhận chế độ cho vay nặng lãi.
+ Công nhận phương thức chiến tranh là để truyền bá tôn giáo.
+ Bất bình đẳng nam nữ.
+ Tích cách cực kì hiếu chiến.
b. Khoa học – tự nhiên:
Nhờ học tập được các thành tựu của các nền văn minh xung quanh như Ấn Độ, Trung Quốc, Hy Lạp nên
khoa học của Arập phát triển nhanh chóng. Các học giả Ả rập có nhiều cống hiến mới, nhất là về các
toán học, thiên văn học, địa lí học, vật lí học, hóa học, sinh vật học, y học,...
* Toán học:
+ Phát triển các môn đại số học, lượng giác học, hình học và hoàn thiện hệ thống chữ số.
+ Có nhiều đóng góp về môn Lượng giác học: tìm ra các khái niệm sin, cosin, tang, cotang
+ Người Arap còn có công lớn trong việc cải tiến và truyền bá hệ thống chữ số.
* Thiên văn học:
+ Người Arap rất chú ý quan sát các tinh tú và nghiên cứu các vết trên mặt trời. Họ cũng cho rằng Trái
Đất tròn, hơn nữa, còn biết lực hút của Trái Đất.
+ Cuối thế kỉ XI, người Arap đã làm được một thiên cầu bằng đồng thau đường kính 209mm, trên đó có
47 chòm sao gồm 1015 ngôi sao.
* Về địa lí học:
+ Tính được chu vi của Trái Đất là 35.000km, độ dài Trái Đất là 90km.
+ Có một số tác phẩm mô tả về Trung Quốc, Ấn Độ, Xri Lanca. Tác phẩm địa lí rất quan trọng là quyển
Địa chí đế quốc Hồi giáo.
+ Xác định được 7 miền khí hậu, mỗi miền lại chia làm 10 phần, mỗi phần có vẽ một bản đồ tương đối
chi tiết.
* Về vật lí học:
+ Nhà khoa học tiêu biểu nhất là Al Haitơham, lĩnh vực cống hiến nhiều nhất của ông là quang học. Tác
phẩm Sách quang học của ông được đánh giá là tác phẩm có tính chất khoa học nhất thời trung đại.
+ Biết được tác động của ánh sáng trên các gương cầu lồi lõm.
+ Nhờ sự gợi ý của Al Haitơham mà các nhà vật lí học phương Tây đã chế ra được kính hiển vi và kính
viễn vọng.
* Về hóa học:
+ Chính người Arập đã chế tạo ra nồi cất để điều chế nước cất trong các thí nghiệm hóa học. Họ cũng đã
phân tích được nhiều chất hóa học, phân biệt được bazơ và axit, chế tạo được nhiều loại thuốc.
+ Người Arập còn quan niệm rằng kim koaij nào phân tích tới cũng đều có những nguyên tố như nhau,
do đó có thể làm cho loại này biến thành loại khác.
* Về sinh vật học:
+ Nêu ra thuyết tiến hóa, cho rằng từ khoáng vật tiến hóa thành thực vật rồi đến động vật, đến người.
+ Biết ghép cây tạo ra các giống mới.
+ Tác phẩm “Sách của nông dân” của Avan đã hướng dẫn cách trồng 585 loại cây và 50 giống cây ăn
quả, hướng dẫn cách ghép cây, chỉ rõ các triệu chứng và cách chữa một số bệnh của cây.
* Về y học:
+ Cấm giải phẫu tử thi (lí do tôn giáo).
+ Arập có nền y học rất phát triển, biết chữa trị nhiều loại bệnh thuộc nội khoa, đặc biệt giỏi là khoa
mắt.
+ Nhiều tác phẩm y học được biên soạn như: Mười khái luận về mắt của Isác, tiêu chuẩn y học của
Xina,...
+ Đội ngũ thầy thuốc đông đảo, thành lập nhiều bệnh viện để chữa bệnh miễn phí, lớn nhất là bệnh viện
Manxua ở Cairô.
4. Văn minh Ấn Độ:
Văn minh Ấn Độ là một nền văn minh đa dạng và phong phú, mang đậm màu sắc tôn giáo. Đây là một
nền văn minh phát triển rực rỡ và cống hiến cho nhân loại nhiều những thành tựu.
a. Văn học:
- Ấn Độ là một nước có nền văn học phát triển, thời cổ đại văn học ấn độ gồm hai bộ phận
quan trọng là bộ kinh Vêđa và hai bộ sử thi tiêu biểu là Mahabharata và Ramayana.
- Tác phẩm của Caliđaxi: là nhà thơ và soạn kịch lớn nhất thời Gupta. Tác phẩm tiêu biểu
là vở kịch Sơcuntla.
- Các tác phẩm văn học được viết bằng phương ngữ.
- Vêđa: là kinh thánh của tôn giáo Balamon. Vêđa nghĩa là hiểu biết, bao gồm 4 tập:
+ Rích Vêđa: quan trọng nhất, đầy đủ nhất và lâu đời nhất.
+ Xama Vêđa: những bài cúng.
+ Yagiua Vêđa: nghi lễ tôn giáo.
+ Atácva Vêđa: kiến thức xã hội: bài chú, đánh bạc, bùa yêu.
- Sử thi:
Ấn Độ có hai bộ sử thi rất đồ sộ đó là: Mahabharata và Ramayana được truyền miệng từ đầu thiên niên
kỷ thứ nhất trước công nguyên sau đó được chép lại bằng khẩu ngữ.
+ Mahabharata của soạn giả Vi – a – sa, bộ sử thi có 18 chương và một chương bổ sung tài liệu, gồm
220.000 câu, phản ánh cuộc nội chiến của dòng họ Bharata. Đây là bộ sử thi dài nhất thế giới.
+ Ramayana của soạn giả Van – mi – ki, tác phẩm gồm 7 chương, dài 48.000 câu, mô tả một cuộc tình
giữa chàng hoàng tử Rama và người vợ thủy chung Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân
gian một số nước Đông Nam Á.
Hai tác phẩm này là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ trong hai ngàn năm nay.
Ngoài ra còn có những tác phẩm viết bằng các ngôn ngữ khác, trong đó có tác phẩm viết
bằng tiếng Pali về chủ đề Phật giáo.
b. Nghệ thuật:
* Kiến trúc và điêu khắc
Ấn Độ là nơi có nghệ thuật tạo hình phát triển nhất phương đông, và là nơi cung cấp nguyên mẫu cho
nghệ thuật của nhiều nước. Trong đó nổi bật nhât là các ngành kiến trúc và điêu khắc. Các công trình
kiến trúc tiêu biểu là những đền tháp, cung điện, chùa chiền và các trụ đá.
- Các công trình tiêu biểu:
+ Tháp Xansi: lưu giữ những đồ vật, kí ức liên quan đến Phật giáo.
+ Trụ đá Asoka: Axôka cao 50m, nặng 50 tấn; chạm 4 con sư tử, phía dưới có bánh xe luân hồi Liên
quan đến Phật giáo.
+ Chùa hang Ajanta: liên quan đến Phật giáo.
+ Lăng Taj Mahal: xây dựng vào thế kỉ XVII; chất liệu đá cẩm thạch trắng; được chạm trổ công phu và
bố trí hài hòa Phản phất bóng dáng Hồi giáo.
* Nghệ thuật tạo hình: 2 nhóm tôn giáo chính được phản ánh.
+ Tượng Phật: pho tượng bằng đá ở Ganđara.
-
+ Tượng Hinđu: tượng thần Visnu (thần bảo hộ), tượng thần Shiva (thần hủy diệt), tượng thần Brahma
(thần tạo hóa).
=> Phần lớn nhằm vào chủ đề tôn giáo nhưng tính hiện thực vẫn thể hiện rất rõ rệt.
c. Tôn giáo:
* Bàlamon – Hinđu:
Bàlamon:
- Ra đời vào thời kì Vêđa, thế kỉ I TCN.
- Đây là 1 tôn giáo nguyên thủy (tín ngưỡng dân gian):
+ Không có người sáng tạo
+ Không có tổ chức giáo hội chặt chẽ
- Đối tượng sùng bái: đa thần.
+ Thần Brama (thần sáng tạo).
+ Visnu (thần bảo vệ).
+ Shiva (thần hủy diệt).
- Sùng bái ĐV: voi, khỉ, bò.
- Giáo lí: Thuyết Luân hồi.
- Ý nghĩa về mặt XH: là công cụ đắc lực để bảo vệ cho chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ.
- Chế độ chia cư dân tự do thành 4 đẳng cấp:
+ Braman : tăng lữ
-> miệng
+ Ksatơrya: binh sĩ, quý tộc
-> tay
+ Vaisya : nông dân, tiểu thương, thợ thủ công -> bắp đùi
+ Suđra : nô lệ
-> bàn chân
Hinđu (Ấn Độ giáo):
- Sau 1 thời gian hưng thịnh, đến khoảng thế kỉ VII, đạo Phật bị suy sập ở Ấn Độ . Nhân tình hình đó,
đạo Bàlamon dần dần phục hưng. Đến khoảng thế kỉ VIII – IX, đạo Bàlamon đã bổ sung thêm nhiều yếu
tố mới về đối tượng sùng bái, về kinh điển, về nghi thức tế lễ,... Từ đó, đạo Bàlamon được gọi là đạo
Hinđu, trước đây dân ta hay gọi là Ấn Độ giáo.
- Đối tượng sùng bái chủ yếu là ba thần Brama, Siva và Visnu. Ngoài ra còn tôn sùng các loài động vật
như: khỉ, bò, rắn, hổ, cá sấu, chim công,... trong đó được tôn thờ hơn cả là thần khỉ và thần bò.
- Đạo Hinđu cũng chia thành hai phái là phái thờ thần Visnu và phái thờ thần Siva. Tuy nhiên hai phái
vẫn đoàn kết với nhau và có khi cùng cúng tế trong một ngôi đền.
- Đạo Hinđu chú trọng thuyết luân hồi, cho rằng con người sau khi chết, linh hồn sẽ được đầu thai nhiều
lần. Mỗi lần đầu thai như vậy con người sẽ sung sướng hay khổ cực hơn kiếp trước là tùy thuộc vào
những việc làm của kiếp trước tức là quả báo.
- Kinh thánh của đạo Hinđu gồm: Vêđa, Upanisát, Mahabharata, Ramayana,...
- Sau khi phục hưng, đạo Hinđu được các vương quốc Ấn Độ hết sức ủng hộ, do đó, đã cho xây dựng
nhiều ngôi chùa nguy nga và ban cấp cho nhiều ruộng đất. Trong các chùa ấy, thờ nhiềunhiều tượng thần
có hình thù kì dị như nhiều mắt, nhiều tay.
- Về tục lệ: coi trọng sự phân chia giai cấp. Đến thời kì này, trên cơ sở 4 đẳng cấp cũ, xuất hiện rất nhiều
đẳng cấp nhỏ, mới gọi là jati.
- Ngày nay có rất nhiều cư dân theo đạo Hinđu đặc biệt là Ấn Độ có 84% tổng số cư dân. Ở nước ta, 1
bộ phận đồng bào Chăm cũng là tín đồ của đạo này.
* Phật giáo:
- Vào giữa thiên niên kỉ I TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện 1 số dòng tư tưởng chống đạo Bàlamon. Đạo Phật
là 1 trong những dòng tư tưởng ấy.
- Học thuyết Phật giáo:
+ Lý giải về nêu ra các chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ.
- Về nhân sinh quan: thể hiện trong thuyết “tứ thánh đế” (4 chân lí kì diệu).
+ Khổ đế: là chân lí về các nỗi khổ đau của con người.
+ Tập đế: nguyên nhân những nỗi khổ đau của con người.
+ Diệt đế: nguyên lí về sự chấm dứt các nỗi khổ.
+ Đạo đế: chân lí về con đường diệt khổ.
- “Bát chính đạo”: suy nghĩ, nói năng và hành động đúng đắn.
- Về giới luật: tín đồ Phật giáo phải kiêng 5 thứ (ngũ giới)
+ Ko sát sinh.
+ Ko trộm cắp.
+ Ko tà dâm.
+ Ko nói dối.
+ Ko uống rượu.
- Thế giới quan:
+ Thuyết duyên khởi: đề cao yếu tố nhân duyên, do nhân duyên mà thành.
+ Thuyết vô tạo giả: của Phật giáo cho rằng không có thần linh nào tạo ra thế giới. Đây là nội dung cơ
bản mà đạo Phật nêu ra để chống lại đạo Balamon và cũng là 1 sự khác biệt quan trọng giữa đạo Phật và
nhiều tôn giáo khác.
+ Thuyết vô ngã: không có sự vật, hiện tượng nào trong vũ trụ có thể tồn tại mãi mãi không đổi. Đây là
nội dung thứ 2 mà đạo Phật nêu ra để chống lại đạo Balamon.
+ Vô thường: mọi sự vật đều ở trong quá trình sinh ra, biến đổi, tiêu diệt chứ không bao giờ được ổn
định.
- Về mặt xã hội:
+ Không thừa nhận sự phân biệt đẳng cấp.
+ Đồng thời, đạo Phật mong muốn có 1 xã hội trong đó vua thì có đạo đức và phải dựa
vào pháp luật để trị nước, không được chuyên quyền độc đoán, còn nhân dân thì được an cư lạc nghiệp.
+ Tránh điều ác, làm điều thiện.
- Sự phân chia giáo phái:
+ Tiểu thừa: Cho rằng chỉ có Phật Thích Ca là Phật duy nhất; quan niệm Niết bàn là cảnh giới yên tĩnh
gắn liền với giác ngộ sáng suốt, không còn phiền não, khổ đau.
+ Đại thừa: Cho rằng Phật Thích Ca là Phật cao nhất, ngoài ra còn nhiều Phật khác như Phật A Di Đà,
Phật Di Lặc,...; quan niệm Niết bàn là thế giới của Phật.
5. Văn minh Trung Quốc:
TQ là 1 nước do 1 dân tộc chủ thể là dân tộc Hoa (sau gọi là dân tộc Hán) lập nên và tồn tại liên tục lâu
dài trong lịch sử. Kể từ khi dựng nước về sau, nhân dân Trung Hoa đã sáng tạo ra 1 nên văn hóa rực rỡ
so với thế giới đương thời với những thành tựu chủ yếu: văn học, 4 phát minh lớn về kĩ thuật, tôn giáo.
a. Văn học:
Trung Quốc có nền văn học rất phong phú. Trong đó tiêu biểu nhất là Kinh thi, Thơ Đường và Tiểu
thuyết Minh - Thanh.
* Kinh thi:
- Là tập thơ ca đầu tiên đồng thời là tác phẩm văn học đầu tiên của TQ. Được sáng tác trong khoảng 500
năm từ đầu thời Tây Chu đến giữa thời Xuân Thu.
- Bố cục gồm 305 bài chia làm ba phần:
+ Phần 1 (quan trọng nhất): Phong là tập hợp bài dân ca của 15 nước, tên gọi là Quốc
Phong. Có giá trị tư tưởng nghệ thuật cao nhất.
+ Phần 2: Nhã gồm Đại Nhã (những bài nhạc do các tầng lớp quý tộc lớn sáng tác) và
Tiểu Nhã (những bài nhạc do các tầng lớp quý tộc nhỏ sáng tác).
+ Phần 3: Tụng bao gồm Chu Tụng, Lỗ Tụng và Thương Tụng là những bài cúng tế.
- Giá trị:
+ Giá trị văn học: mỉa mai, lên án sự áp bức, bóc lột và cảnh giàu sang của giai cấp thống
trị, nói lên nỗi khổ cực của nhân dân.
+ Giá trị xã hội: mô tả tình cảm yêu thương, gắn bó hoặc buồn bã, nhớ nhung hoặc bâng
khuân, mong đợi giữa trai gai vợ chồng.
+ Giá trị giáo dục: giáo dục tư tưởng.
* Thơ Đường:
- Nhà Đường tồn tại trong vòng 300 năm nhưng để lại số lượng các nhà thơ và tác phẩm rất lớn (2000
nhà thơ và 50.000 bài thơ). Đây là thời kì huy hoàng của thơ ca, thơ ca phát triển nhất.
- Có 4 thời kì: Sơ Đường, Thịnh Đường, Trung Đường và Văn Đường.
- Thơ Đường có số lượng lớn và giá trị rất cao về tư tưởng và nghệ thuật.
- 3 thể đặc trưng nhất của thơ Đường:
+ Thể Từ: có yêu cầu về niêm luật, coi trọng yếu tố nhạc tính trong thơ.
+ Cổ phong: thể thơ tương đối tự do và phóng khoáng.
+ Đường luật: thể thơ yêu cầu niêm luật chặt chẽ, có ba dạng chính: bát cú (8 câu), tuyệt
cú (4 câu) và bài luật (thất ngôn bát cú).
- Những nhà thơ nổi tiếng:
+ Lý Bạch: được mệnh danh là “Thi Tiên”, phong cách thơ theo chủ nghĩa lãng mạn, thể hiện ở 3 đề tài
sáng tác chính: ca ngợi thiên nhiên, ca ngợi về tình yêu, lên án chế độ phong kiến. Số lượng: khoảng
1.200 bài thơ (Xa ngắm thác núi Lư,...)
+ Đỗ Phủ: mệnh danh là “Thi Thánh”. Phong cách thơ theo chủ nghĩa hiện thực, thể hiện qua đề tài sáng
tác: phản ánh cuộc sống cơ cực của nhân dân lao động; lên án đả kích tầng lớp thống trị và các giai cấp
trong XH. Số lượng khoảng 1.400 bài (Phó Phụng Tiên huyện Vinh Hoài,...)
+Bạch Cư Dị: người kế thừa phong cách thơ của Đổ Phủ, chủ nghĩa hiện thực. Số lượng
khoảng 2800 bài (Tỳ bà hành,...)
* Tiểu thuyết Minh – Thanh:
- Tồn tại, phát triển qua 2 triều Minh – Thanh.
- Dạng tiểu thuyết chương hồi.
- Những tác phẩm nổi tiếng:
+ Nho lâm ngoại sử ( tác giả Ngô Kính Tử): lên án, đả kích chế độ phong kiến đương thời.
+ Thủy Hử (Thi Nại Am): cuộc khởi nghĩa nông dân của người anh hùng Lương Sơn Bạc.
+ Tam quốc chí diễn nghĩa (La Quán Trung): phản ánh cuộc đấu tranh chính trị và quân sự của 3 nhà
Ngụy, Thục, Ngô.
+ Tây du kí (Ngố Thừa Ân): hành trình sang Ấn Độ thỉnh kinh của thầy trò Đường tăng.
+ Hồng Lâu Mộng (Tào Tuyết Cần): sự hưng suy của 1 gia đình quý tộc vào thời kì phong kiến, câu
chuyện tình của Giả Bảo Ngọc (nam) và Lâm Đại Ngọc (nữ).
b. 4 phát minh kĩ thuật:
Trong thời trung đại, Trung Quốc đã đóng góp 4 phát minh kỹ thuật quan trọng đó là: giấy, kỹ thuật in,
thuốc súng và kim chỉ nam.
* Kĩ thuật làm giấy:
- Vào thời Tây Hán chất liệu dùng để viết là lụa và thẻ tre (chữ dễ bị phai). Vào thế kỉ II TCN, người TQ
đã phát minh ra pp dùng xơ gai để chế tạo giấy. Tuy nhiên, giấy thời kì này còn xấu, chủ yếu dùng để
gói thực phẩm.
- Đến thời Đông Hán, năm 105 một viên quan hoạn tên Thái Luân đã dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách,...
làm nguyên liệu, đồng thời đã cải tiến kĩ thuật, nên đã làm được loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó, giấy
được dùng để viết phổ biến thay thế cho các vật liệu được dùng trước đó. Loại giấy mà nhân dân gọi
mang tên của ông là giấy Thái hầu. Ông trở thành tổ sư của nghê làm giấy ở TQ.
- Nghề làm giấy được truyền sang các quốc gia ở phương Đông và các quốc qua ở phương Tây: VN –
Triều Tiên – Nhật Bản - Ấn Độ - Ả Rập – các nước châu Âu: TBNha, Đức, Hà Lan, Anh. Sau khi nghề
làm giấy được truyền bá rộng rãi, các chất liệu dùng để viết trước đây như là cây ở Ấn Độ, giấy papirut
ở Ai Cập, da cừu ở Châu Âu...đều bị giấy thay thế.
phát minh nghề làm giấy mở đường cho văn hóa nghệ thuật TQ, làm tư liệu để ghi chép và góp phần
vào văn học nghệ thuật ở phương tây.
* Kĩ thuật in:
Thời nhà Tần kĩ thuật in ra đời: đơn giản, chất lượng không cao, để in bùa chú.
- Nhà Đường: nghề in chủ yếu dùng để in kinh phật.
- Hai bước phát triển đáng kể nhất ở TQ:
+ In trên ván khắc gỗ: Ưu điểm: nhanh, tiết kiệm thời gian; nhược điểm: nét chữ không
rõ và lãng phí gỗ in toàn bộ văn bản.
+ In trên con chữ rời: đất sét nung (phát minh của Tất Thăng); gỗ (phát minh của Thẩm
Quát); kim loại (Vương Trinh) in từng chữ của văn bản.
- Được truyền bá sang Việt Nam, NB, Ấn Độ, Ai Cập (phương Đông), sau đó được đưa sang châu Âu và
đóng vai trò cực kì quan trọng đối với phát triển phong trào văn hóa phục hưng ở Ý.
- Vào thời kì đầu, kĩ thuật in hết sức sơ khai, chủ yếu in bùa chúa phục vụ cho tôn giáo và tâm linh và
sau đó in kinh Phật áp dụng in ấn các văn bản nghệ thuật, phục vụ phát triển chính trị và nghệ thuật.
* Thuốc súng:
- Là phát minh tình cờ của phái Đạo Gia trong quá trình luyện đan.
- Nguyên liệu: diêm tiêu, lưu huỳnh và than gỗ. Trong quá trình luyện thuốc thường xảy ra các vụ cháy
làm bỏng tay, bỏng mặt, cháy nhà,... và thế là họ đã tình cờ phát minh ra thuốc súng.
- Thuốc súng ra đời có vai trò trong việc phát triển các loại vũ khí chiến tranh.
+ TK X: thuốc súng bắt đầu được dùng đề làm vũ khí: tên lửa, quả cầu lửa, pháo,...Tác dụng của chúng
là chỉ dùng để đốt doanh trại đối phương mà thôi.
+ Đến thời Tống: vũ khí làm bằng thuốc súng ko ngừng đc cải tiến, đã chế tạo đc Chấn Thiên Lôi –
tiếng nổ to như tiếng sấm, sức nóng tỏa ra hơn nửa mẫu đất, người và da bò nát vụn không còn dấu vết.
+ Năm 1132: TQ đã phát minh ra loại vũ khí hình ống gọi là Hỏa thương.
+ Vào thế kỉ XIII, trong quá trình tấn công Trung Quốc người Mông cổ đã học được cách làm thuốc
súng và từ đó lan truyền sang Tây Á rồi đến châu Âu.
Trung hoa tìm ra, chủ yếu sử dụng thuốc súng làm phương tiện giải trí( pháo hoa, khai trương,...), khi
sang phương Tây trở thành công cụ và vũ khí trong chiến tranh.
* Kim chỉ nam:
- TK III TCN: người TQ biết từ tính và tính chỉ hướng của đá nam châm. Lúc bấy giờ TQ đã phát minh
ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là Tư nam. Tư Nam là tổ tiên của Kim chỉ Nam. Tuy nhiên Tư nam còn có
nhiều hạn chế nên chưa được áp dụng rộng rãi.
- Đến đời Tống, các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo. Họ dùng kim sắt, mài
mũi kim vào đá nam châm để thu từ tính, rồi dùng kim đó để làm la bàn. La bàn được các thầy phong
thủy sử dụng đầu tiên để xem hướng đất. Đến khoảng cuối thời Bắc Tống, la bàn được sử dụng trong
việc đi biển.
- Nửa sau thế kỷ XII la bàn được truyền sang Arập rồi sang châu Âu. Người châu Âu cải tiến thành la
bàn khô sau đó lại truyền trở lại TQ.
Cách thức sử dụng chủ yếu:
+ TQ: la bàn dùng để canh hướng đất và xem phong thủy.
+ Phương Tây: la bàn sử dụng để đi biển và khai phá những vùng đất mới.
=> Đối với trung quốc bốn phát minh trên ra đời không chỉ trực tiếp giúp cải thiện đời sống vật chất và
tinh thần của con người Trung Quốc, mà đó còn là những đóng góp không nhỏ của một nền văn minh
cho toàn nhân loại.
Đối với thế giới sự ra đời của kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam đã nâng cao được
vị thế của loài người, đưa nhân loại tiến lên một bước trong quá trình chinh phục tự nhiên và tranh đấu
với tự nhiên với chính con người để sinh tồn và phát triển.
c. Tư tưởng và tôn giáo (Nho gia):
- Hệ tư tưởng quan trọng nhất của TQ vào thời kì cổ trung đại là Nho gia.Tư tưởng Nho
gia ra đời vào thời kì Xuân Thu. Khổng Tử là người sáng tạo, Mạnh Tử và Đổng Trọng
Thư là người kế thừa và phát triển.
* Khổng Tử (551-479 TCN)
- Là nhà tư tưởng lón, nhà triết học lớn, nhà giáo dục lớn của TQ. Ông là người có công chỉnh lí kinh
dịch và kinh Xuân Thu đồng thời đóng góp toàn bộ nội dung chủ yếu trong sách luận ngữ.
- Ông là người đã có công chỉnh lý kinh dịch và kinh Xuân Thi. Đồng thời, là người đưa ra những nội
dung căn bản nhất trong sách Luận Ngữ.
- Tư tưởng của KT gồm 4 mặt:
+ Triết học: có quan điểm bất nhất và không rõ ràng về vấn đề thiên mệnh, trời đất và quỷ thần.
+ Đạo đức: công nhận ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng. Nhân là yếu tố hạt nhân và nòng cốt
trong đạo đức của ông. Ông coi yếu tố “nhân” là nhân tố gốc rễ biểu hiện cho mọi mặt của đời sống XH.
“Nhân” theo quan điểm của ông có hai góc nghĩa là con người và tình yêu thương, bao dung, độ lượng.
+ Chính trị: tư tưởng chính trị chủ đạo chính là chủ trương “đức trị”, đó là dùng phẩm chất và đạo đức
của người lãnh đạo để cai trị đất nước. Đối lập với “pháp trị” của Tần Thủy Hoàng. Đức trị phải quy
được ba yếu tố (dân cư đông đuc, kinh tế phát triển, dân phải được học hành).
+ Giáo dục: Khổng Tử có hai đóng góp vĩ đại: là người đầu tiên của TQ sáng lập ra hệ thống giáo dục tư
thục. Ông đã đưa ra nhiều quan điểm có giá trị ảnh hưởng đến các quốc gia láng giềng ở châu Á trong
đó có Việt Nam (tiên học lễ, hậu học văn; học đi đôi với hành).
* Mạnh Tử:
- Triết học: đặt niềm tin hoàn toàn vào yếu tố thiên mệnh (sức mạnh của trời đất).
- Đạo đức: coi trọng và khẳng định vai trò của yếu tố đạo đức, nhưng có 1 điểm đổi mới quan trọng đó
là coi đạo đức đã có ngay từ khi con người mới sinh ra (yếu tố bẩm sinh) chứ ko phải do rèn luyện mà
thành; bổ sung thêm yếu tố nhân nghĩa trong phạm trù của đạo đức.
- Chính trị: Mạnh Tử nổi tiếng bởi việc xem nhân dân là gốc rễ của nhà nước. Dân là chính, vua quan
giống vai trò thứ yếu trong xã hội.
- Giáo dục: chú ý mở rộng giáo dục đến tận nông thôn, nhấn mạnh việc giáo dục tư tưởng và đạo đức
cho dân chúng.
* Đổng Trọng Thư
- Đưa các yếu tố tôn giáo và thần bí vào tư tưởng trong Nho gia. Ông là người chủ trương độc tôn Nho
giáo trong XH TQ.
- Triết học: ông khẳng định có thuyết “thiên nhân cảm ứng và âm dương ngũ hành”.
- Đạo đức: có các khía cạnh tam cương (mqh vua tôi, cha con, vợ chồng); ngũ thường (nhân, lễ, nghĩa,
trí, tín); lục kỉ ( cha con, mẹ con, anh em, thầy trò, bạn đồng môn, họ hàng).
- Chính trị: có nhiều quan điểm xã hội cực kì tiến bộ và mới mẻ: không phân biệt giàu nghèo, chống
cướp bóc ruộng đất của nhân dân, đề cao giáo dục đối với nhân chúng.
* Sự phát triển của Nho học đời Tống:
- Từ đời Hán về sau, Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chủ yếu của TQ.
- Bổ sung thêm một số yếu tố của Phật giáo và Đạo giáo, khai thác các thuyết âm dương ngũ hành.
- Khởi xướng lí học.
=> Nho giáo đã đóng góp quan trọng về các mặt tổ chức xã hội, bồi dưỡng đạo đức, phát triển văn hóa
giáo dục.
VĂN MINH PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG ĐẠI
6. Văn minh Hy – La cổ đại:
Nền văn minh Hi Lạp và La mã cổ đại (hay còn gọi là nền văn minh Hi-La) là nền văn minh phát triển
toàn diện và mỗi mặt đều có những thành tựu rực rỡ. Trong đó quan trọng nhất là nghệ thuật, khoa học
tự nhiên và luật pháp.
a. Nghệ thuật:
Nghệ thuật Hy Lạp và La Mã bao gồm ba mặt chủ yếu là kiến trúc, điêu khắc, hội họa và đã đạt đến đỉnh
cao trong lịch sử nghệ thuật thế giới.
* Kiến trúc:
- Giống nhau:
+ Kiến trúc ở Hy lạp và La mã đều đạt được những thành tựu hết sức rực rỡ. Sau khi tiếp thu và học hỏi
từ kiến trúc phương Đông, kiến trúc của Hy – La đã thoát khỏi chủ nghĩa trừu tượng, vươn đến chủ
nghĩa hiện thực.
+ Kiến trúc Hy – La ở thời kì cổ đại là cội rể định hình phong cách cho kiến trúc phương Tây vào thời kì
cận hiện đại.
+ Kiến trúc Hy – La vào thời kì cổ đại chủ yếu phục vụ cho mục đích tôn giáo và đáp ứng nhu cầu nhân
sinh.
- Khác nhau:
Thế mạnh
Hy Lạp
Mảng kiến trúc tôn giáo
bao gồm đền, miếu và
thánh đường.
La Mã
- Các công trình nhân sinh bao gồm rạp
hát, đầu trường, sân vận động, nhà tắm
công cộng,...
- So với kiến trúc Hy lạp thì La mã có
phần phát triển hơn, thể hiện sự sáng
tạo nhiều hơn đối với 2 loại kiến trúc:
Khải Hoàng Môn và các cột kỉ niệm
chiến thắng.
Chủ điểm và nội Chủ yếu là hướng đến con Chủ yếu hướng đến các cuộc chiến
dung
người (đặc biệt là hệ thống tranh và phục vụ đời sống thiết yếu của
các thần linh).
con người.
Công trình tiêu Páctênông
Păngtênông
biểu nhất
* Điêu khắc:
- Giống nhau: các tác phẩm điêu khắc của La Mã cùng phong cách với Hy Lạp.
- Khác nhau:
Thế mạnh
Đặc điểm điêu khắc
Tác phẩm nổi tiếng nhất
Hy Lạp
Điêu khắc tượng
Các tượng khỏa thân với
mục đich thể hiện khát
vọng tự do của con người.
Lực sĩ ném đĩa sắt – Mirông
La Mã
Các bức phù điêu
Tập trung mô tả hình tượng
của các chiến binh, kỵ sĩ và
các hoàn cảnh chiến tranh.
Tượng đài của vua Ôgút
* Hội họa:
- GN: + Đều có sự phát triển vượt bậc về màu sắc, chủ đề và kĩ thuật hội họa.
+ Đối với lĩnh vực hội họa thì Hy Lạp phát triển mạnh hơn so với La mã.
- KN:
Hy lạp
- Hội họa Hy lạp có 2 sự đóng góp hết sức
vĩ đại cho nghệ thuật phương Tây.
+ Đề xướng ra nghệ thuật hội họa chuyên
dùng để trang trí trên đồ gốm (Pôlinhốt –
xuất thân Hy lạp).
+ Đã tìm ra kĩ thuật vẽ sáng, tối, viễn cận
trong hội họa (Apôlôđo).
La mã
- Đóng góp đáng kể nhất của La mã dành
cho hội họa phương Tây là phát triển
nghệ thuật vẽ các bức bích họa. Sử dụng
màu gỗ trong hội hoa.
b. Khoa học tự nhiên:
Các thành tựu về KHTN chủ yếu xuất phát từ Hy lạp và có nhiều cống hiến quan trọng về các mặt toán
học, thiên văn học, vật lí học, y học,..., La mã chỉ kế thừa và học hỏi.
• Ở Hy lạp:
* Toán học:
+ Ta – lét: tìm ra tỉ lệ thức tính được chiều cao của Kim tự tháp.
+ Pytago: tìm ra định lí về quan hệ giữa 3 cạnh trong tam giác vuông, phân biết số chẵn, số lẻ, số ko chia
hết.
+ Ơclit: tìm ra tiên đề Ơclit, là cơ sở của môn hình học hiện đại, là người đưa ra rất nhiều khái niệm về
toán học sơ đẳng.
+ Acsimet: tính được số pi chính xác nhất ở phương Tây, tính được diên tích, thể tích của nhiều hình
khối phức tạp.
* Thiên văn học:
+ Ta – lét: là nhà thiên văn học tính trước được ngày nhật thực chính xác (28/5/558).
+ Pytago: biết được quả đất hình cầu, chuyển động theo quỹ đạo nhất định (quay xung quanh trục của
nó).
+ Arixtác: nêu ra thuyết hệ thống mặt trời, tính toán khá chính xác thể tích của mặt trời, quả đát, mặt
trăng và khoảng cách giữa các thiên thể ấy; biết được trái đát quay xung quanh mặt trời.
+ Eratôxten: tính được độ dài của vòng kinh tuyến trái đất là 39.700, tính được góc tạo nên bởi hoàng
đạo và xích đạo.
* Y học:
+ Hipôrát: thủy tổ của y học phương Tây, chữa bệnh bằng mổ xẻ và uống thuốc. Khẳng định não là cơ
quan khí quan và hệ thần kinh trung ương cao cấp nhất của con người, và giỏi về xem mạnh.
• Ở La mã:
- Các nhà khoa học người La Mã cũng có công sưu tập, tổng hợp những kiến thức khoa học khắp vùng
Địa Trung Hải. Những nhà khoa học nổi tiếng thời đó như Plinius, Ptôlêmê, Hêrôn.
- Ông tổ của Y học phương Tây là Hipôcrat (Hippocrates). Ông đặc biệt được đời sau luôn nhớ tới bởi
lời thề Hypôcrat khi nhắc những người bước chân vào ngành y. Cuốn Phương pháp chữa bệnh của Ông
để lại đã được dùng làm sách giáo khoa cho nhiều trường đại học ở châu Âu mãi tới thời cận đại.
c. Luật pháp:
- GN:
+ Luật pháp Hy – La cổ đại là nền tảng, là cơ sở của luật pháp phương Tây ở sau này.
+ Luật pháp cưa Hy – La cổ đại đều có những điều khoản hết sức khắc nghiệt đối với người phạm tội.
Đay là công cụ chủ yếu để bảo vệ quyền lợi của vua chúa và giai cấp quý tộc.
+ Về sau, luật pháp Hy – La đều đã được hoàn thiện và phát triển để mang tính dân chủ nhiều hơn.
- KN:
Hy lạp
- Bộ luật xổ xưa nhất là luật Dracông.
- Luật Dracông mang tên người đã soạn
thảo ra nó (quan chấp chính là Dracông).
- Luật Dracông ra đời năm 621 TCN
- Đặc điểm chủ yếu của bộ luật:
+ Luật đưa ra nhiều hình phạt nặng nề đối
với lớp bình dân để bảo vệ quyền lợi của
g/c quý tộc (tội ăn cắp cũng bị xử tử).
+ Được khắc trên bia đá và đtặ ở những nơi
công cộng.
- Sự hoàn thiện và phát triển của 2 bộ luật:
La mã
- Bộ luật cổ xưa nhát là luật 12 bảng.
- Bộ luật 12 bảng do Ủy ban 10 người viết
nên, nó được kế thừa và học hỏi từ luật
Dracông của Hy lạp.
- Luật 12 bảng ra đời năm 451 TCN
+ Cũng có những hình phạt nghiêm khắc dành
cho người phạm tội, nhưng bước đầu có đề
cập đến việc bảo vệ quyền lợi của tầng lớp
bình dân.
+ Được ghi trên 12 tấm bảng bằng đồng, đặt
trước quảng trường ở La mã.
+ Ban đầu chỉ có 10 tấm bảng, về sau bổ sung
+ Để hoàn thiện luật Dracông người ta đã
đề ra pháp lệnh Xêlông để đề cao tính dân
chủ nhiều hơn.
thêm 2 tấm bảng bằng đồng để mở rộng nội
dung của luật (đề cập đến địa vị của người phụ
nữa, đề cập đến các mối quan hệ trong gia
đình, giải quyết việc vay nợ và kế thừa tài
sản).
7. Văn minh Tây Âu trung đại:
a. Phong trào văn hóa phục hưng:
* Điều kiện thúc đẩy: Phong trào văn hóa phục hưng ra đời do sự chín muồi của nhiều yếu tố:
- Về phương diện KT: quan hệ sản xuất TBCN ra đời và phát triển mạnh ở Tây Âu.
- Về XH: Sự xuất hiện của g/c tư sản, đây là lực lượng chính trị XH tiến bộ có tư tưởng cấp tiến và mới
mẻ. Họ chủ trương đẩy lùi sự dốt nát của chế độ phong kiến và giáo hội La mã.
- Phong trào văn hóa phục hưng ra đời đầu tiên ở Ý, sau đó lan ra các nước ở Châu Âu, có tác động cực
kì mạnh mẽ đến văn minh thế giới, đây là phong trào văn hóa của g/c tư sản.
* Phong trào văn hóa phục hưng ra đời đầu tiên ở Ý vì 4 lí do:
- Về KT: quan hệ SX TBCN ra đời sớm nhất ở Ý làm xuất hiện nhiều thành thị lớn: thành thị công nông
(Phirenxê) và thành thị thương nghiệp (Vênêxia).
- Về VH: nước Ý là quê hương của La mã cổ đại, ở đây lưu trữ nhiều các di sản văn hóa nghệ thuật có
giá trị.
- Về mặt XH: do có nhiều thành thị nên xuất hiện tầng lớp thị dân đông đảo. Thị dân ở Ý cực kì giàu có
và thích phô trương. Họ xây dựng vào rất nhiều cung điên và bỏ tiền ra mua các tác phẩm nổi tiếng, từ
đó địa vị của những người sáng tác nghệ thuật cực kì cao và có thu nhập lớn.
- Về mặt chính trị: sự đổi mới về văn hóa của g/c tư sản nhận được sự ủng hộ của vua chúa kể cả Đức
giáo hoàng.
* Nội dung tư tưởng:
- Đây là phong trào đề cao “chủ nghĩa nhân văn” (nhấn mạnh đến tầm quan trọng của con người trong
đời sống, lên án chủ nghĩa “khắc kỷ” (sống bị ràng buộc) của chế độ phong kiến, chủ nghĩa “kinh viện”
và giáo điều của giáo hội thiên chúa.
- Lên án đả kích sự dốt nát của phong kiến, sự tàn bạo của giáo hội thiên chúa.
- Chống lại những quan điểm phản khoa học và đưa ra những chân lý khoa học đúng đắn.
- Phản đối quan điểm cũ kỹ và dốt nát của Giáo hội về cuộc sống trần gian (phải sống khổ hạnh, ko đc
bày tỏ ước mơ, ko có khát vọng, ko có tình yêu).
- Đề cao tình yêu tổ quốc và tiếng nói của dân tộc mình (nhiều tác phẩm văn học đc sáng tác bằng ngôn
ngữ riêng của 1 quốc gia).
* Ý nghĩa lịch sử:
- Là một phong trào cách mạng về tư tưởng và văn hóa, phong trào văn hóa phục hưng đã có ảnh hưởng
rất lớn đối với Tây Âu cũng như với toàn thế giới.
+ Bằng tinh thần đấu tranh dũng cảm bất chấp lò thiêu và ngục tối của tòa án tôn giáo, các chiến sĩ trên
mặt trận văn hóa thời Phục hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội Thiên chúa,
do đó đã giải phóng tư tưởng tình cảm con người khỏi sự kìm hãm và trói buộc của giáo hội. Từ đó chủ
nghĩa nhân văn với các nội dung nhân quyền, nhân tính, cá tính, ngày càng giữ vai trò chi phối không
những về văn học nghệ thuật mà trong cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
+ Sau một nghìn năm chìm đắm, phong trào văn hóa phục hưng là một bước tiến diệu kỳ trong lịch sử
văn minh ở Tây Âu. Các nhà văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, triết học đã đóng góp trí tuệ và tài năng
tuyệt vời của mình vào phong trào văn hóa đó bằng những tác phẩm và công trình bất hủ. Không những
thế phong trào văn hóa phục hưng còn làm cơ sở và mở đương cho sự phát triển của văn hóa Tây Âu
trong những thế kỷ tiếp sau.
b. Sự tiếp xúc các nền văn minh:
- Trong lịch sử các nền văn minh của nhân loại luôn có tác dụng ảnh hưởng lẫn nhau bằng nhiều con
đường và hình thức khác nhau.
* Thời cổ đại:
- Diễn ra sự tiếp xúc văn minh giữa hai khu vực phương Đông và phương Tây.
- Thế kỉ XI TCN, người Phênixi đã đi lại buôn bán khắp vùng Địa Trung Hải, chính sự tiếp xúc đó
người Hy Lạp đã học tập hệ thống chữ cái của Phênixi để đặt ra chữ Hy Lạp, về sau phát triển thành chữ
Xlavơ và chữ Latinh.
- TK VI TCN, các nhà khoa học như Talét, Pitago đã tiếp thu nhiều thành tựu toán học của Lưỡng Hà,
Ai Cập, trên cơ sở đó phát triển thành định lí về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông.
- TK V TCN, nhà sử học Hy Lạp đã biên sọa được nhiều tác phẩm về lịch sử của phương Đông.
- Cuối TK IV TCN, thúc đẩy sự giao lưu về kinh tế văn hóa giữa phương Đông và Tây Bắc Ấn Độ.
- Quan hệ buôn bán giữa phương Đông và phương Tây càng được đẩy mạnh, phát triển thành thành thị
như thành phố Alếchxăngđrơ ở Ai Cập.
- Ảnh hưởng của văn hóa Hy Lạp đối với phương Đông còn thể hiện rõ rệt ở mặt nghệ thuật kiến trúc và
điêu khắc.
- Phương Tây cũng tiếp thu nhiều kiến thức về toán học và thiên văn học của phương Đông, đặc biệt là
phép làm lịch.
- Phương Tây còn tiếp xúc với nền văn minh TQ, hình thành con đường tơ lụa.
* Thời trung đại:
- Qua các hoạt động như buôn bán, du lịch, chiến tranh, đặc biệt là do phát triển địa lí, sự tiếp xúc văn
minh giữa phương Đông và phương Tây càng phát triển.
- Vai trò của người Arập:
+ Arập là một trung tâm văn minh quan trọng của thế giới thời trung đại, đồng thời là
cầu nối giữa
Ấn Độ, TQ và Tây Âu.
+ Đưa sang Tây Âu nhiều sản phẩm quý giá của phương Đông như vải, lục, hương liệu,...
+ Truyền sang Tây Âu chữ số Ấn Độ và các phát minh về giấy, nghề in, thuốc súng và la bàn của TQ.
- Sự tiếp xúc văn minh qua phong trào viễn chinh của quân Thập tự:
+ Qua phong trào viễn chinh, người Tây Âu đã học tập được một số nghề mới như làm giấy,
làm
thủy tinh, làm thuốc súng, kĩ thuật tiên tiến trong nghề dệt, nghề luyện kim;
học tập cách trồng
trọt một số giống cây mới như lua, kiểu mạch, chanh, dưa hấu,...
+ Qua tiếp xúc với phương Đông, giai cấp phong kiến Tây Âu còn học tập được các nghi thức ở cung
đình, những cử chỉ tao nhã, cách giao tiếp lich sự,...
- Sự tiếp xúc văn minh qua cuộc hành trình của Marco Polo: cung cấp cho người Tây Âu một số hiểu
biết về địa lí, con người, sản phẩm, của cải,... của các nước phương Đông.
- Những cuộc phát kiến địa lí cuối TK XV – đầu TK XVI thúc đẩy sự tiếp xúc văn hóa giữa các châu
lục, hình thành thị trường thế giới và thúc đảy sự phát triển công thương nghiệp.
8. Văn minh thế giới cận hiện đại:
a. Sự xuất hiện văn minh công nghiệp:
* Nguyên nhân thúc đẩy các công cuộc phát triển địa lí ( TK XV):
- Do nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại và nhờ vào những tiến bộ kỹ thuật đã có của ngành hàng
hải đã thúc đẩy các nhà thám hiểm đi tìm kiếm vùng đất mới.
+ Về KT: KT châu Âu vào giai đoạn này phát triển thinh vượng, hàng hóa SX ra được nhiều, nhiều hơn
cr nhu cầu tiêu thụ dẫn đến tình trạng người châu Âu muốn tìm nhiều thị trường mới để có thể tiêu thụ
hàng hóa và đem lại lợi nhuận.
+ Sự phát triển vượt bật về trình độ KH – KT: người châu Âu có thể đóng được những con tàu lớn chở
đc nhiều người và hàng hóa, có khả năng lênh đênh nhiều ngày trên biển (đó là tàu Caraven). Đây là cơ
sở vật chất phục vụ cho phát kiến địa lí.
+ Về CT – XH: con đg duy nhất đi sang phương Đông (con đg tơ lụa) đã bị đế quốc Thổ Nhĩ Kì theo
đạo Hồi chiếm giữ (Ottoman) người phương Đông và phương Tây cần tìm ra con đường mới để nối
liền 2 khu vực và người phương Tây sẽ thực hiện sứ mệnh này.
- 3 cuộc phát kiến địa lí lớn:
+ Cuộc hành trình của Vaxcô đơ Gama men theo bờ biển châu Phi đến điểm cực nam (Mũi hy vọng) rồi
vượt qua Ấn Độ Dương, cập bến Ấn Độ. Những chuyến đi tiếp theo đã đến các quần đảo ĐNA rồi đi
vào Biển Đông tới các các nước Trung Hoa và Nhật Bản.
+ Những chuyến vượt Đại Tây Dương của Crixtôp Côlông và Vêxpuxơ Amêrigô đã phát hiện ra lục địa
châu Mỹ, khi đó được gọi là Tân thế giới hoặc nhầm lần là “Tây Ấn Độ”.
+ Cuộc thám hiểm của Magienlan chẳng những đã đến châu Mỹ mà còn vượt qua Thái Bình Dương để
tới quần đảo vùng ĐNA, được đặt tên là Philippin.
=> Những chuyến vượt biển trên cùng nhiều cuộc thám hiểm tiếp theo đã đem lại nhiều kết quả to lớn
vượt xa mục đích ban đầu, có ý nghĩa lịch sử trọng đại trong lịch sử loài người. Nó đem lại những khả
năng mới cho sự giao lưu kinh tế và văn hóa, tạo đk cho sự tiếp xúc giữa các nền văn minh thế giới.
* Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lý:
- Tích cực:
+ Về địa lý – thiên văn: đã khẳng định chân lý trái đất hình cầu là hoàn toàn đúng đắn.
• Tìm ra 1 châu lục mới là châu Mỹ.
• Tìm ra 1 vùng biển mới là Thái Bình Dương.
+ Về kinh tế:
•
•
•
•
•
Thúc đẩy buôn bán diễn ra trên quy mô toàn cầu.
Thiết lập nên tam giác mậu dịch Đại Tây Dương (giữa 3 châu lục: châu Âu, châu
Mỹ, châu Phi).
Thúc đẩy sự ra đời của các công ty lớn: công ty Đông Ấn – Hà Lan, công ty
Đông Ấn – Anh, Pháp,..
Tạo nên 1 “cuộc CM giá cả”, vàng chảy về châu Âu nhiều vô kể, từ đó thúc đẩy
quá trình tích lũy nguyên thủy tư sản.
Thúc đẩy sự trao đổi về các giống cây trồng mới (trong Nông nghiệp), và các
nghề thủ công mới (công nghiệp).
+ Về chính trị: các quan chức và quân đội phương Tây ồ ạt kéo sang phương Đông , họ đã để lại nền
tảng CSVC nhất định cho quá trình phát triển ở phương Đông.
+ Về văn hóa: các cuộc phát kiến địa lí đã tạo ra sự giao lưu tiếp xúc giữa phương Đông và phương Tây
(đa văn hóa), ngôn ngữ của châu Âu đc sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới (đa ngôn ngữ).
+ Về XH: thúc đẩy sự lan truyền mạnh mẽ của Kitô giáo. Tạo ra các đợt chuyển cư với quy mô lớn trên
toàn cầu.
* Hạn chế:
- Tạo ra nạn buôn bán nô lệ da đen – 1 vết nhơ của lịch sử nhân loại.
- Tạo ra cá cuộc chiến tranh xâm lược ở phương Đông (đặc biết là châu Á và châu Phi) gây ra nhiều khổ
đau cho nhân dân phương Đông.
*Những phát minh khoa học và tiến bộ kĩ thuật (TK XIX):
- Cùng với quá trình công nghiệp hóa, khoa học và kĩ thuật thế kỉ XIX có nhiều bước tiến vượt bậc.
Công trình nổi bật của thế ki XIX là học thuyết về sinh học của Đacuyn, nội dung cơ bản là quy luật tự
nhiên cạnh tranh để sinh tồn.
- Ngành y học có nhiều phát hiện quan trọng về văcxin của Paxtơ, về vi trùng lao của Koocs, về phương
pháp vô trùng trong giải phẫu của Lixtơ.
- Nhà toán học Menđêlêep đã thiết lập Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Nhà vật lí Farađây nêu
nguyên lí về cảm ứng điện từ.
- Đầu thế kỉ XX, phát minh của Becơren về tính phóng xạ của uranium và sau đó là ông bà Quiri tìm ra
chất phóng xạ thiên nhiên.
- Thuyết tương đối của Anhxtanh đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong ngành vật lí học hiện đại.
- Về mặt kĩ thuật, nét nổi bật là những phát minh về điện: điện báo, bóng đèn điện và xây dựng nhà máy
điện, phát minh về điện thoại, điện ảnh, vô tuyến điện truyền thanh, tia Rơnghen.
- Sử dụng lò Betxơme và lò Mactanh trong luyện kim.
-Sáng chế ra máy tuốc bin phát điện chạy bằng sức nước và tuốc bin phát điện cùng việc chuyển tải điện
đi xa tạo điều kiện nâng cao năng xuất lao động vượt bậc và mở rộng hơn nữa quy mô sản xuất.
- Những phát hiện về mỏ dầu lửa ở Nga và Mỹ đem lại nguồn nhiên liệu mới
- Nhiều phương tiện giao thông mới như ôtô, máy bay, tàu biển, tàu ngầm.
b. Văn minh thế giới thế kỉ XX:
* Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
- Cuộc cánh mạng KH-KT lần hai được bắt đầu từ những năm 40.
- Diễn ra do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần ngày
càng cao của con người.
- Những đòi hỏi bức thiết được đặt ra phải giải quyết trước hết là chế tạo những công cụ sản xuất mới có
kĩ thuật, có năng xuất cao, tìm kiếm các nguồn năng lượng mới và tạo ra những vật liệu mới thay thế.
- Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản
xuất trực tiếp.
- Giai đoạn đầu của cuộc cách mạng từ những năm 40 đến năm 70 có những đặc trưng cơ bản sau:
+ Sự phát triển của ngành năng lượng mới.
+ Những vật liệu mới cho phép đổi mới và chế tạo những máy móc mới, trong đó có các tên lửa cực
mạnh mở ra kỉ nguyên vũ trụ.
+ Cách mạng sinh học.
+ Máy tính có thể làm từ hàng triệu đến vài tỉ phép tính trong một giây.
- Giai đoạn thứ hai từ khoảng giữa những năm 70, bắt đầu có những đặc điểm mới đó là cuộc cách mạng
chủ yếu về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới.
+ Việc áp dụng những công nghệ hoàn toàn mới tạo điều kiện cho sản xuất phát triển theo chiều sâu,
giảm tiêu hao năng lượng và nguyên liệu, giảm tác hại đến môi trường, nhằm cao chất lượng sản phẩm
và dịch vụ, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển sản xuất.
+ Máy tính thay thế nhiều chức năng của lao động trí óc.
* Ý nghĩa lịch sử:
- Quy mô to lớn, nội dung sâu sắc và toàn diện, đem lại nhiều thành tựu và đổi thay vô cùng to lớn trên
mọi mặt của đời sống nhân loại. Nền văn minh thế giới đã có những bước nhảy vọt chưa từng thấy.
- Công nghệ được coi là chìa khóa cho sự phát triển kinh tế, tạo lập một xã hội phồn vinh.
- Làm gia tăng của cải trong XH và tạo ra những biến đổi to lớn đặc biệt về KT và cơ cấu Lđ XH.
- Tiêu cực: làm nảy sinh vấn đề toàn cầu đó là ô nhiễm mt, nạn khủng bố, ma túy và sự xuất hiện của các
căn bệnh thế kỉ.