Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.6 KB, 41 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
(DÙNG CHO SV ĐHSP)
Thái Nguyên, năm 2010
1
Chương 1. NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG
1.1. Tiêu chuẩn xác định khái niệm văn minh
- Tiêu chuẩn về mặt tiến hóa: Bước vào xã hội văn minh, con người đã đạt
được một trình độ nhất định → có dân tộc vừa cổ sơ, vừa văn minh.
Tiêu chuẩn về tính phức tạp và hiện trạng đô thị hóa: đây là kết quả của
sự phát triển nền văn minh - một nền văn minh thật sự có từ khi những thành
phố đầu tiên ra đời, cách ngày nay khoảng 5000 - 6000 năm.
- Tiêu chuẩn về kĩ thuật: Loại kĩ thuật đặc biệt được coi là dấu hiệu văn
minh là chữ viết và bản chữ cái ngữ âm.
- Tiêu chuẩn về các nhân tố tinh thần và đạo đức: các nhân tố này là ý thức
hệ - là kết quả nhất định của sự phát triển của con người và hoạt động của họ.
=> Từ 4 tiêu chuẩn trên, chúng ta xem xét khái niệm văn minh. Để hiểu
về văn minh, trước tiên phải hiểu thế nào là văn hóa?
* Văn hóa: Theo tiếng Trung Hoa
+ Văn: Vẻ đẹp
+ Hóa: biến thành
Khi con người xuất hiện, cũng bắt đầu nói tới văn hóa → văn hóa gắn liền
với con người.
Định nghĩa: Văn hóa là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do con
người tạo nên trong quá trình lịch sử. Văn hóa là những giải pháp của con người
đối với những hiện tượng, sự việc mà họ vấp phải trong tự nhiên và xã hội.
* Văn minh: Khái niệm văn minh xuất hiện muộn hơn khái niệm văn hóa
(TK XVIII)
- Theo tiếng Trung Hoa


+ Văn: Vẻ đẹp
+ Hóa: biến thành
- Theo phương Tây: Văn minh
+ Civilisation (tiếng Pháp)
+ Civilization (tiếng Anh)
2
Tức là biến đổi cho thành đẹp
Không chỉ biến đổi cho đẹp mà còn tỏa sáng
Đô thị hóa, bắt nguồn từ tiếng
Civilis (gần như là đô thị)
Như vậy, ngay từ đầu cũng chỉ là văn hóa (ở nông thôn). Chỉ khi con người
xây dựng cho mình được vùng sinh sống mới (đô thị), mới có sự chuyển biến.
Định nghĩa: Văn minh là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh
thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Văn
minh là trình độ văn hóa cho phép con người sáng tạo, tìm hiểu thế giới xung
quanh, làm đẹp cuộc sống xung quanh mình (khía cạnh hành vi). Trái với văn
minh là dã mãn.
=> Như vậy, văn hóa và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh
thần do loài người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử mà loài người sáng tạo ra
từ khi loài người xuất hiện cho đến nay. Còn văn minh chỉ là những giá trị mà
loài người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội (tức là giai đoạn
đã có nhà nước). Chữ viết xuất hiện, văn hóa có bước nhảy vọt.
1.2. Sự khác biệt giữa văn minh và hình thái kinh tế - xã hội
- Bất cứ một nền văn minh nào cũng có một nền sản xuất vật chất đạt đến
trình độ tương đối cao => Trình độ phương thức sản xuất (hình thái kinh tế - xã
hội) phản ánh mức độ văn minh.
Tuy nhiên, không nên đồng nhất văn minh với hình thái kinh tế - xã hội,
vì trên thực tế có những biểu hiện:
+ Mỗi nền văn minh phát triển qua nhiều hình thái kinh tế - xã hội.
+ Trên cơ sở hình thái kinh tế - xã hội, có thể có nhiều nền văn minh khác

nhau xuất hiện và tồn tại.
- Mỗi nền văn minh có một hình thức văn hóa vật chất và tinh thần, một
lối sống, quy tắc, phong tục, tập quán, tri thức khoa học, những nét đặc thù về
đạo đức và tôn giáo, những tiêu chuẩn về cái đẹp…=> Như vậy, văn minh là
một thực thể văn hóa nào đó và ảnh hưởng của những sắc thái khác nhau trong
hình thái kinh tế - xã hội.
- Hình thái kinh tế - xã hội là một phương thức sản xuất của một chế độ
xã hội (một giai cấp), tồn tại trong một thời gian nhất định.
1.3. Những dấu hiệu văn minh trong xã hội nguyên thủy
3
- Sự phân chia và tập trung quyền lực của người nguyên thủy thích hợp
với từng thời kỳ (chiến tranh hay hòa bình)
+ Lịch sử phân chia: Tù trưởng nắm quyền hành trong thời chiến. Tu sĩ
nắm quyền hành trong thời bình.
+ Tập trung: quyền lực và tôn giáo
- Chính người nguyên thủy đã đặt nền móng cho sự ra đời các loại hình
tôn giáo và nghệ thuật - đó là những tri thức khoa học đầu tiên của nhân loại.
- Việc xuất hiện các nghề trong lao động: Dệt, gốm…
- Văn hóa: + Ca hát âm nhạc xuất hiện
+ Chữ thắt nút
- Các phát minh quan trọng của người nguyên thủy trong tiến trình phát
triển của xã hội loài người:
+ Phát minh ra lửa
+ Phát minh ra cung tên
+ Phát minh ra nghề trồng trọt, chăn nuôi
+ Phát minh việc chế tác công cụ bằng kim loại - bước tiến lớn của người.
4
Chương 2. VĂN MINH THẾ GIỚI THỜI CỔ ĐẠI
2.1 Văn minh phương Đông cổ đại
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên của các quốc gia phương Đông cổ đại

- Hầu như ra đời trên lưu vực các con sông lớn:
+ Sông Nin (Ai Cập)
+ Sông Tigrơ và Ơphrat (Lưỡng Hà)
+ Sông Ấn, Sông Hằng (Ấn Độ)
+ Hoàng Hà, Trường Giang (Trung Quốc)
=> Các nền văn minh này được kéo dài trên một dải đất rộng từ bờ biển
phía Đông Địa Trung Hải đến bờ biển Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
- Được hình thành trên địa bàn bị ngăn cắt bởi hệ thống núi non trùng điệp
và những sa mạc rộng lớn:
+ Sa mạc Arập ở phía Đông Lưỡng Hà
+ Dãy núi Gragơrít ở phía Đông Ai Cập
+ Dãy núi Hymalaya và Cao nguyên Pamia ở Bắc và Đông Bắc Ấn Độ.
+ Sa mạc Nội, Ngoại Mông ở Tây và Tây Bắc Trung Quốc. Do điều kiện
tự nhiên, phương tiện giao thông hạn chế, các nền văn minh phương Đông xuất
hiện và phát triển tương đối độc lập, vì thế đều có những sắc thái riêng.
- Đều là các nền văn minh nông nghiệp và phụ thuộc lớn vào khí hậu, thời
tiết và công tác thủy lợi.
- Nơi phát sinh các nền văn minh này cũng là lơi phát sinh các quốc gia
thuộc loại hình xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử (các quốc gia cổ đại
phương Đông) - trình độ quản lý xã hội ở đây cũng bị chi phối mạnh mẽ.
1.1.2. Đặc điểm lịch sử của các quốc gia phương Đông cổ đại
- Nhìn một cách khái quát, các quốc gia cổ đại phương Đông có đặc
trưng của một số xã hội chiếm hữu nô lệ - đó là trong xã hội có sự phân chia
thành hai giai cấp đối kháng: giai cấp thống trị chủ nô và giai cấp bị trị nô lệ.
- Bên cạnh đó còn có các đặc trưng riêng:
+ Ra đời ở thời kì sức sản xuất xã hội còn thấp kém, nên không cho phép
các quốc gia này phát triển chế độ chiếm hữu nô lệ một cách nhanh chóng (không
trở thành những xã hội chiếm hữu nô lệ phát triển thuần thục và điển hình).
5
+ Các tổ chức công xã nông thôn - tàn tích của chế độ xã hội. Thị tộc thời

nguyên thủy - còn tồn tại dai dẳng và ngoan cố, nên chế độ tư hữu ruộng đất
phát triển rất yếu ớt.
+ Có sự bảo tồn lâu dài của chế độ nô lệ gia trưởng và các hình thức bóc
lột kiểu gia trưởng (nô lệ chưa chiếm địa vị chủ đạo trong sản xuất kinh tế)
+ Có sự xuất hiện và phát triển của hình thức nhà nước đặc biệt - nhà nước
quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền một cách mạnh mẽ (quân chủ chuyên
chế phương Đông) vua có quyền lực vô hạn về cả thế quyền và thần quyền.
=> Những đặc trưng trên là nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ của các
xã hội phương Đông cổ đại. Tuy nhiên, các quốc gia này đã có đóng góp vô
cùng lo lớn vào tiến trình phát triển của xã hội loài người, cũng như vào sự tiến
bộ của văn minh nhân loại.
1.1.3. Trình độ chinh phục tự nhiên, phát triển sản xuất của các quốc gia
phương Đông cổ đại
a. Trình độ cải tiến công cụ lao động
- Công cụ lao động thể hiện thước đo sự tiến bộ trong lĩnh vực sản xuất.
Cư dân phương Đông cổ đại đã biết sử dụng công cụ lao động như cuốc, cày-
lúc đầu bằng đá, gỗ - sau được thay thế bằng đồng đỏ, đồng thau và sắt. Thời kì
đầu công cụ thô sơ, nhưng đã được dùng làm đê, đập, mương máng phục vụ
gieo trồng và đem lại năng suất cao.
- Các loại sản phẩm đạt được: lưỡi liềm có gắn đá lửa, cối xay bằng tay,
chày nghiền hạt…
b. Nông nghiệp, thủy lợi và việc tổ chức sản xuất
Thủy lợi là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với các quốc gia phương Đông
cổ đại. Vì nền nông nghiệp ở đây chịu tác động và ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên nên việc làm đê, đập trở hành công việc chung của toàn cộng đồng.
* Ai Cập:
- Hệ thống mương máng dày đặc
- Biết cải tạo đầm hồ để chứa nước, điển hình là công trình sửa chữa Hồ
Môrít thành bể chứa nước nhân tạo, cung cấp nước quanh năm cho một vùng rộng
lớn thuộc châu thổ sông Nin, khiến cư dân Ai cập có thể trồng 2 vụ trong năm.

6
- Biết quan sát mực nước sông Nin để sản xuất nông nghiệp (cao trên 7m
đã được mùa, dưới 5m là mất mùa), đắp đê giữ nước khi trời hạn hán.
* Trung Quốc: Bờ vùng thửa kết hợp với hệ thống mương máng để dẫn và
tháo nước (thể hiện qua chữ Điền, chữ Giáp cốt còn lưu lại).
* Lưỡng Hà:
- Dưới thời vua Hammurabi (1792 - 1750) đã cho đào sông nối 2 sông
Tigrở và Ơphrat mang tên vua.
- Biết chế ngự lượng nước của các dòng sông, điều tiết việc cấp nước và
tiêu nước.
- Nhà nước huy động nhân tài, vật lực xây dựng và bảo vệ các công trình
thủy lợi (có quan chuyên trách trông coi vấn đề nông nghiệp). Pháp luật thừa
nhận việc bảo vệ các công trình thủy lợi (Điều 53 Luật Hammurabi).
* Ấn Độ: Đã có sự quan tâm đến công tác thủy lợi. Đặc biệt, thời Vương
Triều Môria (321 - 187 TCN), dân đắp đập Ghina → có tác dụng tới 800 năm sau.
=> Nhìn chung, nét đặc trưng của các nước phương Đông Cổ đại là: Nhà
nước và công xã nông thôn đã kết hợp trong việc quản lý và phân phối nguồn
nước; thuần dưỡng súc vật phục vụ sản xuất và cung cấp nguồn thức ăn, sữa uống;
tổ chức cho thuê gia súc (Lưỡng Hà - thời Hammurabi). Từ đó dẫn đến kết quả:
+ Diện tích canh tác được mở rộng, đất đai màu mỡ
+ Kỹ thuật canh tác được cải tiến, sản lượng trồng trọt tăng => đáp ứng
nhu cầu của cư dân mỗi nước và trao đổi với bên ngoài.
c. Các ngành kinh tế khác
- Nghề làm đồ gồm, đồ đá, luyện kim, nấu quặng, kim hoàn rất phát triển
=> sản phẩm tinh xảo. Từ đó, hình thành các trung tâm thủ công nghiệp.
- Quan hệ buôn bán xuất hiện, nhưng chưa phát triển (vật đổi vật là chủ yếu).
=> Thủ công nghiệp phát triển, dẫn đến hình thành tầng lớn thương nhân giàu
có. Họ sử dụng của cải để cho vay nặng lãi (Lưỡng Hà: 20- 30%). Babilon trở thành
trung tâm công nghiệp lớn nhất phương Đông với các kho hàng chứa đầy hàng hóa,
chợ búa nhộn nhịp; thị trường dần được mở rộng ra bên ngoài, khiến cho một số

7
nước phương Đông thiết lập quan hệ giao lưu buôn bán với khu vực Địa Trung Hải,
Châu Phi và Tây ban Nha. Đây cũng là cơ sở đề sau này người Phênixi và người
châu Âu tiến hành các cuộc thám hiểm tìm ra các miền đất nước…
1.1.4. Trình độ tổ chức nhà nước và quản lý xã hội.
a. Quốc gia thành thị của người Xume
- Khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN, người Xume đã thiên di đến lưu
vực Lưỡng Hà, từ bỏ lối sống du mục, xây dựng nhà nước (dưới hình thức các
thành thị tối cổ) Eridu, Ua, Lagas, Umma, Uruc… Các thành thị này có diện tích
trung bình khoảng 3000km
2
, tồn tại biệt lập với nhau.
- Đứng đầu mỗi quốc gia là patêxi (Luagalơ - người chủ lúc đầu do quý
tộc bầu nên, sau là cha truyền con nối → thâu tóm mọi quyền lực.
- Bên cạnh vua là Hội đồng Bô lão và Hội nghị nhân dân bầu ra các quan
chức và quyết định các vấn đề quan trọng (tàn dư của chế độ dân chủ bộ lạc, thị tộc).
- Các nhà nước này phát triển theo khuynh hướng nhà nước quân chủ tập
quyền, nhưng thể chế này chưa ổn định và vững chắc.
b. Trình độ tổ chức nhà nước của các quốc gia phương Đông cổ đại
- Hầu hết được tổ chức theo chế độ quân chủ chuyên chế - vua nắm cả thần
quyền và vương quyền. Dưới vua là bộ máy quan lại từ trung ương đến địa phương.
- Một trong những chức năng quan trọng nhất là vấn đề trị thủy.
- Để thi hành chuyên chính với giai cấp bị trị, nhà nước đặc biệt chú ý đến
hình pháp và xây dựng lực lượng quân đội hùng mạnh.
c. Luật pháp ở phương Đông cổ đại
Luật pháp ở đây là một trong những công cụ pháp lý quan trọng để giai
cấp chủ nô bảo vệ quyền lợi giai cấp của mình. Ở các nước đều có luật lệ riêng.
* Luật Hammurabi (của Lưỡng Hà - thời Babilon) là bộ luật thành văn cổ
nhất thế giới. Được soạn thảo vào thời Hammurabi (1792 - 1750 TCN) được áp
dụng thống nhất trong cả nước Babilon.

8
=> Bộ luật phản ánh tính nghiêm khắc và bảo vệ quyền lợi của tầng lớp
trên, khắc nghiệt với tầng lớp dưới (mang tính giai cấp rõ rệt). Bộ luật đã thúc đẩy
việc phá bỏ các viết tích của chế độ thị tộc và củng cố chế độ chiếm hữu nô lệ.
* Luận Manu (Ấn Độ): Tồn tại từ 1200 năm TCN đến đầu công nguyên,
được coi là bộ luật cổ nhất Ấn Độ, mang đậm nét của chế độ Vacna và tập quán
của Ấn Độ cổ đại=> Luật Manu bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị bằng
những quy định, luật lệ nghiệt ngã về đẳng cấp của nó.
* Luật pháp Trung Quốc thời cổ đại:
- Hầu như không có sự phân biệt giữa hành pháp, tư pháp và quân sự.
Những vụ án lớn thường do vua đích thân xét xử => chủ yếu thực thi theo mệnh
lệnh và các sắc chỉ của vua, cũng phù hợp với tập quán, quyền lợi của quý tộc và
giai cấp thống trị.
- Về mặt hình pháp:
+ Từ nhà Thương, đã cho xây dựng nhà tù và sử dụng nhiều hình phạt:
đóng dấu nung đỏ, cắt mũi, gông cùm, đi đày, chôn sống, mổ bụng, tùng xẻo…
+ Thời nhà Chu, hình pháp càng nhiều, chủ yếu là 5 loại (ngũ hình): thích
chữ vào mặt, cắt mũi, chặt chân, thiến, chém đầu.
=> Bên cạnh đó, nhà Thương - Chu còn tuyên truyền đề cao việc thống trị
bằng “đức” và “lễ”.
+ Thời Xuân Thu - Chiến Quốc (770 - 221 TCN), Pháp luật thành văn
chính thức được công bố:
• Năm 536 TCN nước Trịnh ban bố hình thư.
• Năm 513 TCN nước Tấn đúc “hình đỉnh”, các nước khác cũng công
bố pháp luật riêng.
- Tóm lại: Về mặt pháp lý, luật pháp phương Đông cổ đại chứa đựng
nhiều nội dung hình luật hơn là dân luật. Sự lẫn lộn khó phân biệt này là một đặc
trưng của pháp luật phương Đông và cũng có vai trò trong đời sống chính trị.
1.1.5. Tôn giáo và tư tưởng
a. Đạo Balamôn

9
- Phát sinh từ Ấn Độ, đến thiên niên kỉ I TCN đã hình thành một hệ thống
giáo lí tương đối hoàn chỉnh. Đạo Bàlamôn quan niệm: chỉ có Brama là tồn tại
duy nhất, ngoài ra thế giới đều là hư vô, ảo tưởng.
- Càng về sau, đạo Bàlamôn càng đặt ra các nghi thức tôn giáo phiền
phức, các quy tắc luật lệ bao trùm tất cả các mặt của đời sống xã hội => làm cho
Bàlamôn trở thành một đẳng cấp có thực quyền. Cuối cùng cũng mất dần ảnh
hưởng, nhường chỗ cho một tôn giáo mới.
b. Đạo Phật
- Xuất hiện ở Ấn Độ (TK VI TCN), người sáng lập là Sitđacta Gutama.
- Học thuyết của Phật tập trung trong 4 chân lí thiêng liêng (Từ Diệu Đế):
+ Khổ đế: nói về 8 nỗi khổ.
+ Tập đế: nói về 10 nguyên nhân, nhưng trong đó có tam độc.
+ Diệt đế: nói về việc dập tắt nỗi khổ (diệt trí vô minh)
+ Đạo đế: nói về cách tu hành để vươn tới chân lí.
- Đạo Phật không chủ trương xóa bỏ chế độ đẳng cấp, nhưng giáo lí đạo
Phật lại tuyên truyền cho sự bình đẳng => chủ trương dùng điều thiện để đáp lại
điều ác, vì thế đã xa rời thực tế, phủ nhận đấu tranh giai cấp. Giai cấp thống trị
đã lợi dụng để củng cố nền thống trị của mình.
- Đến thời Asôca (273 - 237 TCN), dưới vương triều Môria Đạo Phật đã
trở thành quốc giáo.
c. Đạo Do Thái
- Xuất hiện vào thiên niên kỉ II TCN ở vùng Palextin, là một trong những
tôn giáo cổ nhất thế giới.
- Toàn bộ hệ thống giáo lí đạo Do Thái được chép trong kinh cựu ước và
kinh TanMút => Nội dung đều hướng về lợi ích của giai cấp thống trị.
=> Đạo Do Thái ảnh hưởng quan trọng tới sự hình thành Cơ đốc giáo và Đạo
Hồi. Thánh địa đạo Do Thái cũng là Thánh địa của Cơ đốc giáo (Giêrudalem).
d. Tư tưởng duy vật và vô thần Ấn Độ cổ đại
- Triết học duy vật xuất hiện ở Ấn Độ vào thế kỉ IV TCN, cho rằng thế

giới là vật chất do 4 yếu tố khí, lửa, nước và đất tạo thành.
10
- Tuy bị giai cấp thống trị thủ tiêu, nhưng những tư tưởng triết học duy vật
cổ đại Ấn Độ đã để lại dấu ấn khá đậm nét và mang mầm mống của phép biện
chứng, có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển tư tưởng duy vật sau này ở Ấn Độ.
e. Tư tưởng Trung Quốc thời cổ đại
* Thời Tây Chu (1066 - 771 TCN): Tư tưởng duy vật và biện chứng thô
sơ đã hình thành qua các thuyết, Bát quái, âm dương, ngũ hành…
* Thời Xuân Thu (770 - 475 TCN): Xuất hiện 2 nhà tư tưởng lớn là
Khổng Tử và Lão Tử.
- Hạt nhân tư tưởng của Khổng tử là “nhân” và “lễ”. Quan điểm đạo đức
của Khổng Tử có vai trò tích cực trong việc đề cao địa vị con người. Ông
khuyên bọn quý tộc nên quan tâm đến đời sống của dân và coi dân là nguồn gốc
của chính trị. Khi Khổng Tử chết, Nho gia phan thành 8 nhóm, mạnh nhất là
Mạnh Tử và Tuân Tử.
- Lão Tử là nhà Triết học duy vật của Trung Quốc cổ đại… Ông dùng
“đạo” để giải thích nguồn gốc sự hình thành vạn vật => đả phá quan niệm
Thượng đế sáng tạo ra thế giới. Tuy nhiên, Lão Tử chủ trương “Vô vi bất trị”
(Không làm, không cai trị); ngu dân (dân khôn khó cai trị); không cần chữ viết,
chỉ cần dây buộc dấu… Sang thời chiếm quốc, Trang Tử tiếp tục tư tưởng của
Lão Tử (Đạo Gia).
* Thời Chiếm quốc (475- 221 TCN): lớn nhất là 4 trường pháo:
- Mặc gia, do Mặc Tử sáng lập, ông khẳng định sự tồn tại khách quan là
có thực.
- Pháp gia, đại biểu là Quản Trọng, về sau có thêm các đại biểu: Thương
Ưởng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Hàn Phi => thể hiện tư tưởng duy vật.
- Nho giáo, có nhiều đại biểu: Tăng Tử, Mạnh Tử … đề cao chữ “đạo”
- Đạo gia, đại biểu chủ yếu là “Trang Tử”, cũng cho rằng “đạo” là nguồn
gốc của vạn vật, nhưng ông lại chủ trương vô vi (không làm gì cả) => đi ngược
quy luật.

1.1.6. Văn hóa và khoa học
a. Sự ra đời của chữ viết và chữ số
11
* Chữ viết: được bắt đầu từ những hình vẽ - gọi là văn tự tượng hình.
- Ai Cập: chữ tượng hình xuất hiện vào thời Tảo Kí Vương Quốc (Thiên
niên kỉ IV TCN), sau đó là chữ Thảo. Cư dân Ai Cập viết chữ lên giấy làm từ
cây Papyrut – một loại cây mọc ở 2 bờ sông Nil
- Lưỡng Hà: chữ viết ra đời vào cuối thiên niên kỉ IV TCN - chữ tiết hình
(chữ hình góc), chữ dùng que viết trên đất sét (chữ hình đinh).
=> Trên cơ sở chữ viết của Ai Cập, Lưỡng Hà, người Phenixi đã cải tiến
bằng 22 kí hiệu. Các chữ Hylạp, Latinh ngày nay đều có nguồn gốc từ hệ thống
chữ cái do người Phênxi phát minh - Đây là một phát minh kỳ diệu.
- Trung Quốc:
+ Thời Thương - Ân (thế kỉ XIV - XI TCN): chữ giáp cốt
+ Thời Tây Chu: Chữ kim văn (viết lên đồng); chung đỉnh văn (viết lên
chuông, đỉnh); Thạch cổ văn (khắc lên đá).
+ Thời Xuân Thu (TK VIII - V TCN): Chữ Tiểu triện
+ Từ cuối thời Tần Thủy Hoàng (221- 2006 TCN) đến thời Hán Tuyên đế
(73 - 49 TCN): chữ Lệ (dùng không lâu), nhưng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
vì là giai đoạn quá độ, là cơ sở để phát triển thành chữ Hán ngày nay.
=> Như vậy, chữ Hán có lịch sử lâu đời, viết chữ Hán là một nghệ thuật -
nghệ thuật đó gọi là Thư pháp.
- Ấn Độ:
+ Thời Harappa (2500=>1500 năm TCN): Chữ Đồ họa.
+ Khoảng 800 năm TCN, ở vùng Tây Bắc Ấn Độ và Iran: Chữ Kharôthi.
Sau đó, xuất hiện chữ Brami=> được sử dụng rộng rãi, các văn bia ở thời Asôca
đều được viết bằng loại chữ này.
+ Trên cơ sở chữ Brami, Chữ Phạn (Sanxcrit ra đời (khoảng TK VII - VI
TCN) => Từ thế kỷ VI TCN đến thế kỉ X sau CN, Sanxcrit trở thành ngôn ngữ
chính thức ở Ấn Độ.

=>Trên cơ sở chữ viết của Ấn Độ, một số quốc gia ở Đông Nam Á đã lấy
đó làm nền tảng cho sự ra đời chữ viết của dân tộc mình.
* Chữ số:
12
- Ai Cập: biết dùng 9 chữ số (1- 9) => chủ yếu để cộng và trừ, còn nhân
chia phải thực hiện cộng, trừ liên tiếp.
- Lưỡng Hà, Trung Quốc: hệ đếm cũng xuất hiện sớm.
- Ấn Độ: đã phát minh cách đếm theo hệ số 10, vì họ phát minh ra số 0, có
ý nghĩa rất lớn…
=> Người Ả rập đã vay mượn chữ số của Ấn Độ làm cho chữ số Ả Rập
trở thành chữ số chung của thế giới.
b. Thiên văn và lịch pháp
- Cư dân phương Đông cổ đại biết đến thiên văn từ rất sớm do phải quan
sát đất, trời để làm nông nghiệp.
+ Ai Cập: vẽ được bản đồ các thiên thể, xác định vị trí các chòm sao Bắc cực.
+ Lưỡng Hà (Babilon), biết đến Nhật thực. Đến thiên niên kỉ II TCN, họ
đã phân biệt được 5 trong số 9 hành tinh của Thái Dương Hệ: Kim tinh, Thủy
Tinh, Hỏa Tinh, Thổ Tinh, Mộc Tinh…
+ Trung Quốc: Đã phân biệt được các tiết trong năm (Hạ Chí, Đông Chí…)
- Cư dân phương đông cổ đại đã sớm biết làm lịch (âm lịch) ở các nước
hầu như đã tính được một năm có từ 354 đến 365 ngày, từ đó chia ra tháng và
ngày, năm nhuận…
=> Trên cơ sở lịch pháp, cư dân phương Đông cổ đại còn sáng tạo ra đồng
hồ để tính giờ. Lúc đầu là đồng hồ mặt trời, sau là đồng hồ nước (được sử dụng
ở Ai Cập vào thế kỉ XV TCN, ở Trung Quốc thế kỉ XII TCN).
c. Văn học và Sử học:
Ở thời cổ đại, mỗi dân tộc đều có kho tàng văn học và sử học riêng.
- Nhìn chung, văn học ở các nước phương Đông cổ đại rất phong phú về
hình thức, phản ánh tôn giáo và mang tính chất thần thoại. Riêng văn học Trung
Quốc nảy nở sớm với các thể loại thơ ca do nhân dân và giai cấp quý tộc sáng

tác. Trên cơ sở đó, vua nhà Chu đã tập hợp lại thành một tác phẩm gọi là Thi.
Khổng Tử biên soạn lại thành Kinh Thi, có giá trị nghệ thuật và hiện thực cao,
đồng thời, cũng là tài liệu lịch sử quan trọng.
13
- Trong lĩnh vực sử học: Trung Quốc nổi tiếng bởi sự xuất hiện các quan
chép sử ngay từ thời Thương - Ân. Đến thời Xuân Thu, nước Lỗ có quyền Sử
Xuân Thu (tên giai đoạn lấy theo tên bộ Sử Xuân Thu, vì chép sử theo thể biên
niên 2 mùa trong năm). Khổng Tử chỉnh lý lại sách Xuân Thu và đánh giá các
sự kiện một cách chính xác, khiến bọn loạn thần tặc tử trong thiên hạ khiếp sợ
=> Thể hiện sự gắn bó giữa lịch sử và chính trị đã có ngay từ thời cổ đại.
d. Tri thức khoa học (Toán học, Y học và các ngành khoa học khác)
Cư dân phương Đông cổ đại đã tích lũy được người tri thức khoa học qua
thực tiễn lao động sản xuất.
* Toán học: Ra đời sớm do nhu cầu đo đạc ruộng đất, xây dựng nhà cửa,
đền chùa, tính toán thu nhập sản vật của nhà nước…
+ Người Ai Cập giỏi về hình học, đã tính được số π = 3,16. Trình độ toán
học ở Ai Cập được thể hiện rõ qua việc xây dựng Kim Tự Tháp…
+ Người Lưỡng Hà giỏi về Số học, tính được π = 3,0; người Babilon còn
khám phá ra các phép tính bình phương, khai căn, tính diện tích các hình. Tìm ra
được định lí: Trong một tam giác vuông, bình phương cạnh huyền bằng tổng
bình phương 2 cạnh góc vuông…
+ Người Ấn Độ phát minh ra Đại số từ rất sớm với các số căn, số âm, các
quy tắc về hoán vị tổ hợp…
* Y học:
- Thời cổ đại, Y học phương Đông đạt được những thành tựu to lớn.
+ Người Ai Cập đã biết rõ cấu tạo của cơ thể con người do tục ướp xác,
nên đã phân biệt các chuyên khoa trong y học: nội, ngoại, mắt, răng, dạ dày…
Họ cho rằng, tim quan trọng nhất trong các bộ phận cơ thể người.
+ Người Lưỡng Hà biết và chữa được một số bệnh về đường tiêu hóa, hô
hấp, đau mắt, thần kinh…

+ Người Ấn Độ từ thế kỉ VI - V TCN, đã biết cách chắp xương sọ, cắt
màng mắt, mổ bụng lấy thai, lấy sỏi thận… Đã chế tạo được thuốc gây tê…
14
+ Người Trung Quốc từ thời Chiến quốc, đã biết giải phẫu cơ thể người,
biết nội tạng và bộ máy tuần hoàn, biết chẩn đoán bệnh…Đã có một số sách y
dược học như “Hoàng đế nội kinh”, “Sơn hải kinh”…
* Các ngành khoa học khác như Hóa học, Sinh vật, nông học cũng đạt
được những thành tựu đáng kể
+ Ai Cập: chế tạo thủy tinh màu làm men trên bát đĩa, đồ gốm…
+ Trung Quốc: Kĩ thuật luân canh và dùng phân bón trong canh tác; kĩ
thuật đúc đồng, luyện sắt khá phát triển.
+ Ấn Độ: Kĩ thuật nấu sắt, nhuộm, thuộc da, làm đồ thủy tinh…
e. Kiến trúc và điêu khắc:
- Ai cập: nghệ thuật kiến thức nối tiếng được thể hiện qua việc xây dựng
Kim Tự Tháp, Lăng mộ, cung điện Trình độ điêu khắc thể hiện qua các tượng
Xphanh (nhân sư)…
- Lưỡng Hà: Cung điện; vườn treo Babilon… khá đồ sợ và tiêu biểu.
- Ấn Độ: Kiến trúc có những nét độc đáo thể hiện qua đền tháp; Chùa (chùa
nổi và chùa hang); Cột đá… kiến trúc thường kết hợp với điêu khắc, hội họa…
2.2. Văn minh khu vực phương Tây cổ đại
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Hylạp: bao gồm lãnh thổ Hylạp ngày nay, các đảo thuộc biển Êgiê và
vùng Tây bộ tiểu Á - Vùng lục địa Hylạp được chia thành 3 miền Bắc, Trung,
Nam với sự đan xen của cấu trúc địa hình có đồng bằng, cao nguyên, rừng núi,
đồi, sông suối, eo vịnh…
- Biển Hylạp dài, chia thành 2 khu vực Tây và Đông (bờ phía Đông thuận
lợi hơn). Ở Nam biển Êgiê có đảo Cret là trung tâm thương mại và trung tâm
của nền văn minh tối cổ.
- Vùng đất liền ven biển Tiểu Á rất trù phú, tạo thành cầu nối Hylạp có
nhiều mỏ kim loại: sắt, đồng, bạc, vàng và cả đất sét…

=> Điều kiện tự nhiên đó phù hợp cho thủ công nghiệp, thương nghiệp, hàng
hải phát triển. Do ở vị trí giữa châu Âu, châu Á, châu Phi nên Hylạp thuận lợi trong
15
việc tiếp thu văn minh phương Đông. Đồng thời, điều đó cũng giúp các quốc gia
chiếm hữu nô lệ Hylạp dù ra đời muộn nhưng phát triển nhanh và điển hình.
b. La mã: bao gồm bán đảo Italia (lớn gấp 5 lần Hylạp) và 3 đảo lớn: Xixin
(phía Nam), Coocxơ, Xacđenlơ (phía Tây). Bán đảo này có hình chiếc ủng, nằm
chắn ngang Địa Trung Hải => vừa có núi, đồng bằng, biển (các hải cảng) và có
nhiều kim loại quý: đồng, chì, sắt, vàng, bạc…có hàng ngàn km bờ biển…
=> Tác động tới khuynh hướng phát triển kinh tế và hình thức nhà nước
Rôma.
2.2.2. Đặc điểm lịch sử
a. Hylạp
* Văn hóa Cret - Mixen: Từ thiên niên kỉ III đến thế kỉ XII TCN, Cret là
đảo lớn ở phía Nam biển Êgiê; Mixen là vùng đất thuộc bán đảo Pêlôpô. Nơi
đây đã tồn tại một nền văn hóa đồ đồng phát triển rực rỡ - đó là nền văn minh
của một xã hội có giai cấp và nhà nước (được xác minh qua những di vật khảo
cổ tìm thấy trong những năm 70 TK XIX). Văn hóa Cret - Mixen bị suy tàn khi
các tộc người Hylạp từ phía Bắc tràn xuống chinh phục và định cư tại tây.
* Thời kỳ Hôme (thế kỉ XI - IX TCN)
- Đây là thời kì hình thành những nhân tố của xã hội có giai cấp và nhà
nước, nhưng có đặc trưng là sự tồn tại chế độ dân chủ quân sự, trong đó nô lệ đã
có nhưng còn mang nặng tính chất của chế độ nô lệ gia trưởng.
- Thời kỳ này, công cụ và vũ khí bằng đồng đã được sử dụng khá phổ biến
(được nhắc đến nhiều qua thơ)
* Từ thế kỉ VIII - VI TCN: Là thời kì xuất hiện giai cấp và nhà nước. Công
cụ bằng sắt đá tác động đến thủ công và nông nghiệp. Xã hội có sự phân hóa rõ rệt:
quan hệ chủ nô - nô lệ phát triển nhanh chóng => tác động lớn đến các ngành sản
xuất, kinh tế hàng hóa phát triển… (thay thế quan hệ nô lệ gia trưởng).
- Hình thức nhà nước dưới dạng thành bang. Lớn mạnh nhất là thành bang

Xpác và Aten - đó là nhà nước của giai cấp chủ nô (tuy khác nhau về hình thái
và tổ chức bộ máy thống trị).
16
* TK V TCN: - Đầu TK V TCN (thời kỳ phát triển cực thịnh của các
thành bang Hylạp, nhất là Aten): Hylạp giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh
Hylạp - Ba Tư, đã thúc đẩy kinh tế phát triển nhiều (có nhiều nô lệ)
- Giữ TK V TCN: cơ sở kinh tế xã hội của các thành bang đều bị phá vỡ
do cuộc chiến tranh Xpac - Aten (Xpác thẳng) cả 2 bên đều lâm vào cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng.
- Cuối TK V TCN, là thời kỳ khủng hoảng suy vong, Hylạp bị đế quốc La
mã thôn tính => Từ đây, lịch sử Hylạp gắn với lịch sử La mã.
b. Lamã: Nhà nước Lamã hình thành từ cuối TK VI TCN.
- Trong thời gian khoảng 2 thế kỉ, Lamã tiến hành các cuộc chiến tranh để
làm chủ toàn bộ bán đảo Italia và khu vực Địa Trung Hải (bao gồm Hylạp, Ai
Cập, Tiểu Á) nhờ thắng lợi, Lamã có nguồn nô lệ rất lớn.
- TK III - II TCN, Lamã đạt tới sự phát triển toàn thịnh nhất của chế độ
chiếm hữu nô lệ.
- Cuối TK II TCN, mâu thuẫn xã hội gay gắt, chồng chéo:
+ Nô lệ >< chủ nô
+ Các dân tộc bị chinh phục >< kẻ xâm lược…
=> Các cuộc khởi nghĩa nổ ra, lớn nhất là khởi nghĩa Xpactacuxơ (73- 71
TCN). Chế độ độc tài (của Xê Da) đã thay thế chế độ Cộng hòa, nhưng vẫn là
“chế độ độc tài khoác áo cộng hòa”
- TK I, II, La mã vẫn cường thịnh, nhưng đến TK III thì bị khủng hoảng,
nhất là khi bị các nhóm Man tộc Giếc manh xâm chiếm. Năm 476, đế quốc
Lamã sụp đổ.
2.2.3. Trình độ chinh phục tự nhiên, phát triển sản xuất và kinh tế.
* Hy lạp:
- Từ TK III TCN, trong thủ công nghiệp đã có sự phân công lao động một
cách tinh vi.

- Từ TK VII TCN, cư dân Hylạp đã biết sử dụng sắt để chế tạo công cụ
sản xuất, đã học được kĩ thuật đúc tiền của người Libi (Tiểu Á).
17
- Từ V TCN, xuất hiện một sô trung tâm sản xuất hàng thủ công, cũng là
các trung tâm trao đổi hàng hóa thủ công và nông nghiệp (Aten, Corinh, Meega,
Milê…). Quy mô các xưởng thủ công khá lớn: hàng chục, hàng trăm nô lệ lao
động, có hầm mỏ thu hút tới 1000 nô lệ. Cảng Pirê - chợ buôn bán nô lệ lớn nhất
cũng là Trung tâm thương mại lớn nhất của thế giới cổ đại.
- Sau chiến tranh với Ba Tư (TK V TCN), người Aten đã biến Địa Trung
Hải thành “ao nhà”, lũng đoạn mọi hoạt động buôn bán ở đây. Việc lưu thông
tiền tệ, chứng khoán, vay lãi và trao đổi ngoại tệ cũng nảy sinh. Mỗi thành bang
có một loại tiền riêng, nhưng tiền Aten được dùng phổ biến nhất.
- TK V- IV TCN, nghề buôn và lưu thông tiền đã khiến Hylạp trở nên
nhộn nhịp, sầm uất và giai cấp chủ nô nhờ đó cũng thu được lợi nhuận lớn, củng
cố quan hệ bóc lột nô lệ.
- TK III TCN, thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp, nhiều mặt hàng
mỹ nghệ của cư dân Crét được cư dân lục địa Hylạp và các quốc gia Ai Cập,
Tiểu Á, Mixen… rất ưa thích.
Tài năng của nhiều loại thợ thủ công được thể hiện trong kiến trúc và xây
dựng, rèn… và có địa vị khá cao trong xã hội. Tuy nhiên trình độ chuyên môn
hóa chưa cao.
* Lamã:
- TK VII TCN, sắt được dùng để chế tạo công cụ.
- TK V- IV TCN, thủ công đã tách khỏi nông nghiệp, có nhiều công trình
xây dựng: tường thành, cống ngầm, miếu thờ, đấu trường…=> Chứng tỏ sự phát
triển của thủ công nghiệp. Họ đã đúc và sử dụng rộng rãi tiền đồng. Tuy nhiên,
nền kinh tế vẫn mang tính chất tự nhiên.
- TK II - II TCN (thời Cộng hòa) các ngành kinh tế Lamã phát triển ở
mức độ cao, nhưng không đều qua các ngành. Hai ngành phát đạt nhất là chế tạo
dụng cụ phục vụ nông nghiệp và chế biến các sản phẩm nông nghiệp.

- Giai đoạn Đế chế (TK I - II), nghề thủ công và buôn bán ở các tỉnh rát
phát đạt, nhưng ở lãnh thổ Italia lại kém.
18
- Từ TK II trở đi, thủ công nghiệp suy tàn dần do thiếu hụt nô lệ. Nghề
buôn bán có cơ sở và điều kiện phát triển với quy mô rộng lớn ở cả La mã và
các vùng bên ngoài. Các thương nhân buôn bán với cả vùng Bắc Phi và Bắc Âu
=> Điều đó kích thích lưu thông tiền tệ, các tỉnh có “nhà ngân hàng”, lãi suất từ
4 - 6% (do các quý tộc, chủ nô thu lợi).
- Sang thế kỉ III - IV, La mã đã mất vai trò là trung tâm kinh tế của đế
quốc Lamã.
2.2.4. Trình độ tổ chức nhà nước và quản lý xã hội
a. Các hình thức nhà nước
* Cộng hòa quý tộc: có các nhà nước cộng hòa quý tộc tiêu biểu: Xpac,
thời kỳ đầu của Aten (TK VII - VI TCN), La mã (TK VI - I TCN).
- Xpác:
+ Có 2 vua đứng đầu có quyền ngang nhau, vừa là thủ lĩnh quân sự, vừa là
tăng lữ tối cao, vừa là kẻ xử án, nhưng quyền lực của vua không lớn lắm.
+ Cơ quan quyền lực cao nhất là Đại hội công dân.
+ Hội đồng trưởng lão có vai trò quan trọng (gồm 28 thành viên và 2
vua).
+ Hội đồng 5 quan giám sát có quyền lực rất lớn → là cơ quan lãnh đạo
của nhà nước Xpac.
- Aten (TK VII - VI TCN), có các cơ quan:
+ Đại hội công dân - chỉ có quyền giải quyết một số công việc hàng ngày
(cơ quan có chức năng hành chính, vai trò mờ nhạt).
+ Hội đồng 400 người - là cơ quan tư vấn cao cấp, chuẩn bị những vấn đề
quan trọng đưa ra thảo luận trong Đại hội công dân.
+ Hội đồng 9 quan chấp chính (do quí tộc bầu), nắm mọi quyền hành =>
nhiệm kỳ suốt đời, sau là 10 năm rồi đến 1 năm.
+ Tòa án nhân dân

- Lamã (TK VI - I TCN):
19
+ Cơ quan quyền lực tối cao là Đại hội Xenury (Đại hội nhân dân). Trong
đó, có Viện nguyên lão (gồm 300 quý tộc giàu có) là cơ quan có tính chất
thường trực của Đại hội Xentury.
+ Đầu TK V TCN, bên cạnh Đại hội Xentury còn có đại hội bình dân của
người Pơlép - có vai trò bảo vệ bình dân.
- Khi tổ quốc lâm nguy chế độ độc tài được thiết lập.
* Dân chủ nô lệ - là hình thức nhà nước điển hình ở Aten từ TK V TCN
(Sau cải cách Pêriclet)
+ Quyền lực tối cao tập trung vào Đại hội Công dân.
+ Hội đồng 500 người, có vai trò quan trọng trong việc thi hành những
quyết nghị của Đại hội, công dân…
+ Hội đồng 10 tướng lĩnh - là cơ quan hoạch định chính sách đối ngoại,
tài chính, chỉ huy quân đội (chịu sự giám sát của Đại hội công dân)
+ Tòa án 6000 người là cơ quan giám sát, tư pháp và tòa án cao nhất,
được bầu hàng năm.
=> Các cơ quan trên đều bị giám sát bằng luật bỏ phiếu bằng vỏ sò, tạo điều
kiện cho công dân Aten tham gia kiểm soát nhà nước, thể hiện tính dân chủ. Tuy
nhiên, đây là nền dân chủ dành cho giai cấp chủ nô (cho số ít người), còn phụ nữ,
kiều dân, nô lệ, người không có cha mẹ là người Aten đều không được hưởng.
Sự ra đời của nền dân chủ chủ nô Aten là một tiến bộ một phát minh trong
lịch sử, hơn hẳn nền chuyên chế phương Đông.
* Đế chế: Lamã (TK I - V) gồm 2 giai đoạn:
- Sơ kì Đế chế (từ năm 30 TCN đến năm 283 sau CN): Quân chủ khoác áo
cộng hòa (chế độ nguyên thủ). Tuy nhiên, người đứng đầu nhà nước vẫn chưa
dám coi thường truyền thống cộng hòa, chỉ dám nhận mình là công dân số 1.
Vai trò của viện nguyên lão vẫn được coi trọng.
- Hậu kì Đế chế (từ năm 284 đến TK V): người đứng đầu nhà nước tự
xưng là Hoàng Đế, trút bỏ tấm áo khoác cộng hòa, tăng cường chế độ quân chủ

chuyên chế tước bỏ quyền lực của Viện Nguyên lão, sống Đế Vương, nhưng
20
không phải cha truyền con nối như phương Đông. Phần lớn Hoàng đế là người
ngoài Lamã.
b. Luật pháp
* Luật pháp Hy lạp cổ đại
- Luật Đracông (năm 621 TCN) - bộ luật thành văn đầu tiên ở Hylạp. Luật
rất hà khắc, không đáp ứng được nguyện vọng của quần chúng.
Pháp lệnh của Xôlông (TK VI TCN), trong đó có: Pháp lệnh về ruộng đất,
về nô lệ vì nợ: về phân chia đẳng cấp; về thành lập Hội đồng 400 người và tòa
án nhân dân => đã giải quyết được những vấn đề xã hội mà Luật Đracông
không làm được. Tính dân chủ của nhà nước được nâng cao, nhà nước Aten,
hoàn thiện thêm một bước.
- Những pháp lệnh của Clixten (năm 508 TCN) gồm pháp lệnh về chia lại
khu vực hành chính; về thành lập Hội đồng 500 người và Hội đồng 10 tướng
lĩnh; về việc trục xuất những kẻ nguy hiểm với nền tự do công dân; về việc mở
rộng số công dân tự do Aten; về thành lập Tòa án 6000 người, trong đó có 1000
bồi thẩm đoàn => Chế độ dân chủ Aten được hoàn thiện hơn, những tàn tích
cuối cùng của chế độ bộ lạc bị tấn công và giải thể.
- Pháp lệnh của Êphiantet và Pêriclet.
+ Năm 462 TCN, Êphiantet - thủ lĩnh phái dân chủ đã ban bố sắc lệnh quy
định rõ chức năng, nhiệm vụ của nhà nước (thông qua các quyền lập pháp, tư
pháp và hành pháp).
+ Từ năm 461 TCN, Êphiantet bị phái quý tốc ám sát, Pêriclet trở thành
thủ lĩnh phái dân chủ, tiếp tục ban hành nhiều pháp lệnh để dân chủ hóa nền
chính trị của đất nước.
=> Những pháp lệnh ấy đã làm cho Aten trở thành mẫu mực của nền dân
chủ cổ đại.
* Luật Lamã:
- Các đạo luật của Xecviut Tuliut (giữa TK V TCN) bước đầu hạn chế

mức độ nhất định sự cách biệt giữa những người bình dân Pơlép và dân Rôma
21
gốc. Đồng thời, dẫn đến sự ra đời của nhà nước Rôma cổ đại trên cơ sở thủ tiêu
tổ chức thị tộc.
- Luật 12 bảng (452 - 450 TCN) nội dung luật được khắc trên 12 bảng
đồng đặt ở nơi công cộng, đề cập nhiều mặt trong đời sống xã hội: thể lệ tố tụng,
xét xử, thừa kế tài sản, cho vay nợ, quan hệ gia đình…
- Bắt đầu từ giữa TK V TCN, trở đi nhà nước La mã phải ban hành nhiều
pháp lệnh bổ sung để giải quyết yêu cầu của bình dân Pơlép.
- Đến giai đoạn đế chế, nhất là TK III quyền lập pháp của viện nguyên lão
đã bị thủ tiêu nên mệnh lệnh của Hoàng đế là luật pháp.
=> Luật pháp của La mã cổ đại có ảnh hưởng lớn tới châu Âu thời trung
đại và cận đại.
2.2.5. Triết học và tôn giáo
a. Triết học
- Hylạp là cội nguồn của triết học châu Âu, được chia thành các giai đoạn:
+ TK VII - VI TCN, là giai đoạn hình thành những trường phái duy vật và
duy tâm đầu tiên.
+ TK V - IV TCN, là giai đoạn hình thành hệ thống triết học cổ điển
Hylạp, cũng là giai đoạn đấu tranh quyết liệt giữa triết học duy vật và duy tâm.
- Lamã chủ yếu kế thừa các trường phái triết học Hylạp, có cải biến hoặc
phát triển thêm để giải thích cho phù hợp với yêu cầu của thời đại.
b. Tôn giáo: chủ yếu nói về cơ đốc giáo, ra đời ở Lamã vào TK I (ở phần
đất phía Đông của đế quốc Lamã). Giáo lí cơ đốc giáo tập trung trong kinh cựu
ước và tâm ước=> thể hiện tính huyền bí và hoang đường, cho rằng thượng đế là
có thật, chính thượng đế đã tạo dựng nên trời đất và muôn loài…con người cũng
được tạo ra theo hình ảnh của chúa gồm 2 phần thể xác và linh hồn…
=> Trong kinh thánh cũng giải thích rõ sự phân hóa tài sản trong xã hội và
sự hình thành các giai cấp.
2.2.6. Văn hóa và khoa học

a. Văn học: văn học Hylạp và Lamã có 3 loại:
22
- Thần thoại Hylạp phản ánh cuộc sống lao động, hoạt động xã hội,
nguyện vọng của nhân dân trong đấu tranh với thiên nhiên. Người Lamã tiếp thu
kho tàng thần thoại của Hylạp.
- Thơ: 2 sử thi nổi tiếng là Iliat và Ôđixê của Hôme, có giá giá trị về văn
học và sử học.
- Kịch, có vai trò to lớn trong xã hội…
b. Sử học
- TK V TCN, Hylạp chính thức có lịch sử thành văn. Các nhà sử học nổi
tiếng: Hêrôđốt, Tuyxidit, Xênôphôn… đã phản ánh chân thực về các cuộc chiến
tranh, cuộc sống xã hội lúc bấy giờ.
- Đầu TK III TCN, lịch sử Rôma bắt đầu được ghi chép thành văn bằng
tiếng Hylạp. Đến cuối TK III TCN, tiếng la tinh đã được dùng phổ biến. Các nhà
Sử học nổi tiếng: Poolibơ, Titơlivơ, Taxít…
c. Nghệ thuật: gồm 3 mặt chủ yếu: Kiến trúc, điêu khắc, hội họa đều rất
phát triển. Những tên tuổi tiêu biểu: Mirông, Phiđiát, Pôlicơlét, Praxiten…
d. Khoa học tự nhiên
* Hylạp: Những tri thức khoa học của Hylạp cổ đại đã đặt nền móng cho
các ngành khoa học tự nhiên ở châu Ân sau này.
- Toán học và vật lý:
+ Pitago (540- 500 TCN): nhà Toán học và Triết học
+ Ơcơlit (365 - 300TCN): nhà Toán học.
+ Acsimet (287- 212 TCN): nhà Toán học, vật lý học, Công trình sử…
- Thiên văn và địa lý học:
+ Taletes (624 - 546 TCN): nhà Thiên văn học đã dự đoán chính xác hiện
tượng nhật thực ngày 28/5/585 ở Milê
+ Arixtac (320 - 250 TCN): nhà Địa lí học cho rằng Trái Đất tự quay
quanh Mặt trời theo một vòng tròn.
+ Hippaccô (190 - 125 TCN): nhà địa lý và Thiên văn học đã chế tạo

dụng cụ quan sát thiên văn…; lập bảng danh mục với gần 900 ngôi sao…
23
- Y học: Từ TK V TCN, Hylạp đã có nhiều thầy thuốc giỏi và nhiều tài
liệu y học có giá trị.
+ Hippôcơrat (460 - 3701 TCN) – người sáng lập nên y học cổ đại
+ Hêrôphin (TK III TCN) biết đến giải phẫu cơ thể…
* Lamã:
- Khoa học tự nhiên, người Rôma chỉ thừa hưởng, tiếp thu có chỉnh lý và
bổ sung những thành tựu của người Hylạp nhưng mang tính thực dụng cao.
- Y học: TK I TCN các thành phố lớn có bệnh viện chuyên khoa.
24
Chương 3. VĂN MINH THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
3.1. Thành tựu của văn minh phương Đông Trung đại
3.1.1. Hình thức nhà nước: vẫn là hình thức nhà nước chuyên chế kiểu
phương Đông.
* Trung Quốc: chế độ phong kiến tồn tại rất lâu dài từ nhà Tần (221 TCN)
cho đến khi thực dân Anh gây ra cuộc chiến tranh thuốc phiện lần thứ nhất
(1840).
- Nhà nước được tổ chức theo hình thức chế độ quân chủ chuyên chế. Bộ
máy chính quyền trung ương gọi là Triều đình.
- Trong thời gian chế độ phong kiến tồn tại:
+ Có các triều đại phong kiến do người Hán xây dựng (Tần, Hán, Tấn,
Tùy, Đường, Tống, Minh).
+ Có triều đại được hình thành sau cuộc chiến tranh của ngoại tộc, do
người ngoại tộc lập nên (Nguyên, Thanh)
+ Có nhiều thời kỳ thống nhất: Tần, Hán, Tùy, Đường, Tống, Minh, Thanh).
+ Có thời kỳ phân liệt (Tam Quốc, Nam - Bắc Triều, Ngũ đại thập quốc)
- Gây chiến tranh xâm lược các nước láng giềng.
* Ấn Độ: Chế độ phong kiến bắt đầu từ thế kỉ IV kéo dài đến TK XVIII,
khi thực dân châu Âu vào xâm chiếm.

- TK IV - XVI: Chế độ phong kiến tập quyền.
* Nhật Bản: Chế độ phong kiến bắt đầu từ cải cách Taica (645) và kết
thúc năm 1868 với cải cách Minh Trị. Là nhà nước phong kiến quân sự.
* Mông cổ: Nhà nước phong kiến quân sự độc tài
=> Nhìn chung: Chính sách đối ngoại của các nước: gây chiến tranh
phong kiến nhằm mục đích mở rộng lãnh thổ.
2. Tôn giáo, tư tưởng
a. Tôn giáo: Trung Quốc và các quốc gia ảnh hưởng của văn hóa Trung
Hoa có chung một đặc trưng: có sự kết hợp hài hòa của nhiều thứ tôn giáo và
một cục diện là “Tam giáo” Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Đạo Phật.
25

×