Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Khoá luận tốt nghiệp môtíp truyện trong nhà thờ đức bà pari của v huygô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.69 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGŨ'VĂN

ĐỐNG THỊ LINH

MÔTÍP TRUYỆN TRONG NHÀ
THỜĐỬCBÀ PARI CỦA
V.HƯYGÔ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


• • •

Chuyên ngành: Văn học nước ngoài

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGŨ'VĂN

ĐỔNG THỊ LINH

MÔTÍP TRUYỆN TRONG NHÀ
THỜĐỬCBẢ PARI CỦA V.HUYGÔ

TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC



• • •

Chuyên ngành: Văn học nưóc ngoài

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGŨ'VĂN

Người hướng dẫn khoa học Th S. ĐỎ T HỊ THẠC H
Trong thời gian nghiên cứu hoàn thành khóa luận, em đã nhận được
sự giúp đờ tận tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội 2. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các
thầy cô, đặc biệt là cô giáo Thạc sĩ Đỗ Thị Thạch, người trực tiếp hướng
dẫn em trong suốt thời gian qua.
Là một sinh viên lần đầu nghiên cún khoa học, chắc chắn đề tài của
em không tránh khởi những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong sự đóng góp
và ý kiến của các thầy (cô) giáo cùng các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2015 SINH VIÊN

Đổng Thị Linh

HÀ NỘI, 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGŨ'VĂN


Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi đã trình bày trong khóa
luận tốt nghiệp này là kết quả của quá trình nghiên cứu của bản thân tôi
dưới sự hướng dẫn của các thầy cô giáo. Khóa luận này chưa từng được
công bố trong bất cứ công trình nào. Neu những lòi cam đoan trên là sai
tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2015 SINH VIÊN

Đổng Thị Linh

HÀ NỘI, 2015


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐÀU

1. Lí do lựa chọn đề tài
Thế kỷ XXI mở ra xu thế hội nhập cho các dân tộc trên thế giới. Trong xu thế
đó, các nhà thơ, nhà văn hóa - đại diện tinh thần của các dân tộc đã trở thành những
nhà ngoại giao không hộ chiếu. Họ mang đến cho các dân tộc khác bản sắc dân tộc
mình, mang đến sự hiểu biết để tạo ra độ tin cậy nhằm xây đắp tình hữu nghị giữa
các dân tộc. Do đó, không thế hiếu biết các dân tộc khác nếu không biết đến các giá
trị tinh thần của họ, đặc biệt là các giá trị văn chương của các dân tộc đó.
Mặt khác, tác phấm văn học đích thực ở bất cứ thời điểm nào cũng luôn là di
sản văn hóa của nhân loại, của thời đại và của dân tộc. Vì vậy, đối với người học tập
và nghiên cứu văn học, việc tìm hiểu các thành tựu văn học không chỉ ở trong nước

mà còn của các nền văn học trên thế giới là điều cần thiết và rất có ý nghĩa, nhằm
đáp ứng nhu cầu học tập và trau dồi vốn văn hóa tò tinh hoa của nhân loại.
Chúng ta đều biết rằng văn học là một trong những nguồn
mạch lớn chảy liên tục, mạnh mẽ cùng với sự vận động của
lịch sử loài người. Có thể nói, mọi thể loại của văn học
ở thời kỳ này, thời kỳ khác, hay nền văn hóa này, nền
văn hóa khác đều đã từng, đang và sẽ đạt tới buối hoàng
kim của mình. Tiểu thuyết cũng vậy, có nguồn gốc từ thời
cổ đại Hy Lạp, khi văn xuôi cổ đại đã biểu thị mối liên
hệ giữa thực tại xã hội với số phận cá nhân con người,
trải qua hàng chục thế kỷ phát triển, đến thế kỷ XIX,
tiểu thuyết đã được coi là “hình thái chủ yếu của nghệ
thuật ngôn từ”. Tiểu thuyết thế kỷ XIX đạt tới sự nảy nở
trọn vẹn với tên tuối của các nghệ sĩ bậc thầy: V.Huygô,
H.Bandăc, L.Tônxtôi... Trong đó, khi nói đến tiếu thuyết
lãng mạn không thê không nói đến V.Huygô, người được coi
là “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, là “tiếng vọng
của thời đại”.
V.Huygô xuất hiện như một ngôi sao mọc sớm và lặn muộn ở chân trời của thế kỷ.
Mãnh liệt và cường tráng, thiên tài ấy ngay tù’ đầu đã tự khắng định mình như chủ
súy của trường phái lãng mạn. Bước vào văn đàn lúc 17 tuôi, hơn 80 năm lao động

6


MỞ ĐÀU

miệt mài, với cường độ sáng tác hiếm hoi trong lịch sử văn học xưa nay, ông đã để
lại trên 20 vở kịch, 10 tiểu thuyết lớn, 15 tập thơ, hàng trăm bài chính luận... Điều
đáng nói là ở thế loại nào ông cũng gặt hái được thành công, nhưng một trong những

thế loại đưa ông tới đỉnh cao vinh quang, không thế không nói đến là tiếu thuyết.
Với sức hấp dẫn đặc biệt như vậy, truyện của V.Huygô đã thực sự cuốn hút
nhiều thế hệ các nhà nghiên cứu, độc giả văn chương và chúng tôi cũng không phải
là một ngoại lệ.
Nghiên cứu và tìm hiểu tác phẩm văn chương suy cho cùng là để xác định và
khắng định phong cách nghệ thuật độc đáo của tác giả. Một trong những phương tiện
tạo nên phong cách nghệ thuật của người viết tiểu thuyết là việc xây dựng môtíp
truyện, bởi trong văn học nói chung môtíp mang một nội dung nhất định, đảm nhận
những chức năng nhất định, có mối liên hệ mật thiết với nhân vật, cốt truyện và các
yếu tố nghệ thuật khác. Do đó, nghiên cứu các môtíp truyện trong Nhà thờ Đức Bà
Pari là có điều kiện để khám phá thêm những nét đặc sắc trong phong cách nghệ
thuật của V.Huygô.
Hơn nữa lại là sinh viên ngành Ngừ văn, nghiên cứu văn học tương lai nên
việc tìm hiểu thân thế và sự nghiệp sáng tác của nhà văn, nhà thơ lớn không chỉ
trong nước mà cả trên thế giới vừa là nhiệm vụ học tập, vừa là nhu cầu thường
xuyên, tất yếu của chúng tôi nhằm trang bị cho mình những tri thức về văn học nhân
loại, đế không ngừng làm cho hiếu biết của mình ngày càng phong phú hơn.
Quan trọng hơn, nổ là bước tập dưọt cho chúng tôi trên con đường tập nghiên
cứu khoa học.
Vì vậy, với những lí do trên chúng tôi đi vào tìm hiêu: “Môtíp truyện trong
Nhà thờ Đức Bà Pari của V.Huygô”

7


MỞ ĐÀU

2. Lịch sử vấn đề
Trong thế kỷ đầy biến cố, giữa xứ sở được coi như là nơi bắt đầu kỉ nguyên
mới của nhân loại trong cuộc cách mạng tư sản, V.Huygô xứng đáng được coi như

đứa con thiên tài của thời đại. Bước vào văn đàn tù’ khi còn khá trẻ với cuộc đời kéo
dài trên 80 năm đầy ắp những biến cố sôi động. V.Huygô đã có mãnh lực thu hút
đông đảo độc giả trên nhiều lĩnh vực khác nhau của văn chương nghệ thuật với một
cường độ sáng tạo hiếm hoi trong lịch sử văn học xưa nay.
Năm 2002, nhân dân Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã
long trọng kỷ niệm ngày sinh thiên tài văn học V.Huygô (1802 - 2002). Nhìn lại
chặng đường đã qua, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cún, các nhận định,
đánh giá về con người và về sự nghiệp sáng tác của V.Huygô thật đồ sộ, không chỉ ở
Pháp mà ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Điều đó khắng định
tầm vóc vĩ đại của V.Huygô và chắc chắn rằng số lượng ấy đang và sẽ ngày càng
tăng lên bởi cuộc đời và nhất là sáng tác của ông vẫn còn là một đại dương bao la
những điều bí ẩn cần khám phá.
Trước khi đưa ra những ý kiến đánh giá về môtíp và môtíp trong tiếu thuyết
Nhà thờ Đức Bà Pari, chúng tôi đi vào tìm hiếu những ý ken đánh giá về tiểu thuyết
V. Huy gô và Nhà thờ Đức Bà Pari:

Những ý kiến đánh giá về tiểu thuyết V.Huygô và Nhà thờ Đức Bà Parì:
Trong quá trình tìm hiếu chúng tôi nhận thấy có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau về
tiều thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari. Đe cao, ca ngợi có, phê phán cũng có, song về cơ
bản những ý kiến nghiêng về phía khắng định nhiều hơn.
Trước khi đến với tiểu thuyết và đạt được thành công rực rở ở thế loại này.
V.Huygô đã thử bút và nhanh chóng bước lên đài vinh quang ở lĩnh vực thơ. Năm

8


MỞ ĐÀU

1931, cuốn tiểu thuyết lãng mạn đầu tay Nhà thờ Đức Bà Pari ra đời gây nên một sự
kiện lớn, ngay lập tức nó được hoan nghênh nhiệt liệt trong mọi tầng lóp độc giả.

Suốt hon 170 năm qua, loài người đón chào “tòa nhà thờ vĩ đại bằng thơ ca
này”[7,tr.l57] với một niềm say mê lớn.
Đỗ Đức Hiếu trong V.Huygó với chủng ta vói bài “Tầm vóc Nhà thờ Đức
Bà Pari”, Nxb Tác phấm - Hội nhà văn Việt Nam, 1985, cho rằng cuốn tiểu thuyết
lãng mạn này là bản anh hùng ca ca ngọi tình yêu và trái tim con người. Đồng thời,
tác giả cũng khẳng định rằng qua cuốn tiếu thuyết, con người sẽ có được lòng tin sắt
đá vào sức vươn lên của dân chúng đến những đỉnh cao của lương tâm trong sáng.
Theo Đỗ Đức Hiếu thì Nhà thờ Đức Bà Pari vừa là một bài thơ hùng tráng, vừa có
chất thơ trữ tình. Tác giả đánh giá cao thành công cuốn tiếu thuyết khi khang định
đó là sự tống hợp của thơ, lịch sử, triết học, một sự tống hợp bao la khiến người đọc
ngạc hiện và say mê.
Tuy nhiên, bên cạnh các ý kiến đánh giá mang ý nghĩa khăng định, ngợi ca,
như quy luật khách quan của mọi tác phấm có giá trị khác, Nhà thờ Đức Bà Pari
cũng không tránh khỏi những ý kiến phê phán, phủ nhận ở khía cạnh này, khía cạnh
khác.
A.Lamactin - nhà thơ lãng mạn thế kỉ XIX có ý trách V.Huygô, mặc dù chọn
viết đề tài trung cố song lại không đề cập gì đến vấn đề tôn giáo, bởi lẽ ở đó có
người ta không thấy Chúa hay Thượng đế đâu cả.
Có một nhà phê bình từng gọi tác giả Nhà thờ Đức Bà Pari là “Huygô hoang
dại”, bởi trong cuốn tiểu thuyết ấy những hiện tượng lịch sử đã được V.Huygô
phóng đại đưa lên kích thước to lớn, tầm cỡ vũ trụ, gần như hoang đường và có tính
dân gian sâu sắc.

9


MỞ ĐÀU

Như vậy, chúng tôi nhận thấy hai luồng ý kiến đánh giá trái ngược nhau về
tiều thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari. Đề cao, ca ngợi có, phê phán cũng có nhưng nhìn

chung các nhà nghiên cứu và bạn đọc đều không phủ nhận tài năng tuyệt vời của
thiên tài V.Huygô. Chúng tôi thiết nghĩ rằng có những ý kiến trái ngược nhau về một
tác giả, tác phẩm là đều dễ hiếu, nhất là với tác giả tầm cờ thế giới như V.Huygô.

Nhũng ý kiến đánh giá về môtíp và môtíp trong Nhà thờ Đức Bà Pari:
Năm 1997, nghiên cứu về sự phát trien của môtíp văn học gian đến văn xuôi tự
sự, Nguyễn Đăng Na có một cái nhìn một cách khái quát: “Văn xuôi tự sự không
hoàn toàn đoạn tuyệt với truyện dân gian, nó vẫn cần phải dựa vào các môtíp dân
gian đế xây dựng nên một loại truyện mới khác với truyện dân gian về chất. Người
ta gọi đó là quá trình văn học hóa truyện dân gian” [1 l,tr.40].
Đặng Anh Đào trong Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, 2003, đã đưa ra
những nhận xét, đánh giá về nghệ thuật của Nhà thờ Đức Bà Pari như việc sử dụng
môtíp đám đông, việc xây dựng hình tượng nhân vật gắn với nguyên mẫu của văn
học dân gian. Từ đó, tác giả khang định thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết
không hoàn toàn chết cứng, trừu tượng mà có sự sống, tức là các nhân vật đã được
nhà văn thối hồn vào đó đế mỗi nhân vật “có một tinh lực riêng, một sức sống
riêng”.
Đặng Anh Đào trong cuốn V. Huy gô - Cuộc đời và tác phâm, Nxb Giáo dục,
1998, ông đã đưa ra nhận xét về môtíp hóa thân trong Nhà thờ Đức Bà Pari giống
như môtíp trong văn học dân gian: “Ket thúc Nhà thờ Đức Bà Pari, hình ảnh nắm
xương méo mó của Cadimôđô kết chặt với nắm xương Exmêranđa, bị gõ’ ra liền
thành nát thành tro bụi, giống như một môtíp của văn học dân gian” [2,tr.l82]. Cùng
trong cuốn này, Đặng Anh Đào cũng đưa ra nhận xét về việc sử dụng môtíp cảnh trí

1
0


MỞ ĐÀU


trong tiếu thuyết của V.Huygô, ông cho rằng: “sự lặp lại đó của cảnh trí không chỉ
đon thuần là những đoạn tả cảnh, mà chúng biêu thị cho một cái gì đó sâu hơn trong
tư duy nghệ thuật của nhà văn. Môtíp khu vườn hoang không chỉ là biếu tượng của
một thời thơ ấu, mà còn là hình ảnh tượng trưng cho sự sinh sôi của vạn vật, cho
tình hữu nghị giữa thiên nhiên và có khi cả con người. Môtíp Pari gợi lại các mái
nhà tầng tầng lớp lóp ở Pari...” [2,tr.l55].
Qua khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi thấy các công trình nghiên cứu về môtíp
chưa thực sự phong phú. Tuy nhiên, đây là một gợi ý hữu ích đế chúng tôi thực hiện
đề tài này trong tác phẩm của V.Huygô nói chung và trong Nhà thờ Đức Bà Pari nói
riêng. Với hi vọng sẽ hiếu thêm về những nét độc đáo trong thế giới văn chương của
nhà văn.

3. Nhiệm vụ nghiên cửu
Chúng tôi đi vào tìm hiểu các môtíp nhân vật, môtíp cốt truyện được
V.Huygô sử dụng trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari.
Chỉ ra được những sáng tạo của V.Huygô trong việc sử dụng các môtíp
truyện trong Nhà thờ Đức Bà Parỉ.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cún
V.Huygô là nhà văn tiêu biểu của trào lưu văn học lãng mạn thế kỷ XIX.
Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông là một kho vô tận nguồn cảm hứng, đề tài
nghiên cứu cho những ai muốn khám phá về con người thiên tài này. Hiện các công
trình nghiên cứu về V.Huygô cũng như sự nghiệp của ông vô cùng phong phú. Tuy
nhiên, trong giới hạn một khóa luận tốt nghiệp và do trình độ ngoại ngữ còn có hạn,
chúng tôi chỉ nghiên cún về: “môtíp truyện trong Nhà thờ Đức Bà Pari” trên cơ sở
xử lí các văn bản, tài liệu bằng tiếng Việt.

1
1



MỞ ĐÀU

5. Phương pháp nghiên cứu
Do giới hạn và mục đích của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
cơ bản sau:
- Phương pháp khảo sát, thống kê
- Phương pháp so sánh đối chiếu
- Phương pháp phân tích tống hợp
Đe khóa luận đạt kết quả cao nhất, chúng tôi chủ trương sử dụng kết hợp
linh hoạt các phương pháp nói trên.

6. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp chúng tôi
được triển khai theo hai chương:
Chương 1: Sự đa dạng của môtíp truyện trong Nhà thờ Đức Bà Pari
Chương 2: Sự sáng tạo của V.Huygô trong việc xây dựng các môtíp truyện

PHÀN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: Sự ĐA DẠNG CỦA MÔTÍP TRUYỆN
TRONG NHÀ THỜ ĐỨC BÀ PARI
1.1.

Khái niệm môtíp

Xưa nay, nghiên cứu thuật ngữ môtíp luôn bắt đầu từ cái nền của văn học dân
gian: môtíp là gì? Ranh giới của nó đến đâu? Quan hệ trong các môtíp như thế nào?
Người ta nghiên cún, so sánh và sắp xếp, phân tích chúng. Đi vào tìm hiểu môtíp
truyện trong Nhà thờ Đức Bà Pari, trước hết chúng ta đi xem xét khái niệm môtíp,
nhằm chỉ ra những đặc trưng cơ bản của nó.
Thuật ngữ “môtíp” - phiên âm tiếng Pháp là motif, tiếng Đức là motive đều

bát nguồn từ tiếng La Tinh: moveo - chuyển động; học thuật Trung Hoa dịch là
“mẫu đề” [l,tr.208] có nguồn gốc gắn với văn hóa âm nhạc, lần đầu tiên được ghi

1
2


MỞ ĐÀU

trong từ điến âm nhạc (1703) của s.de Brosane, được J.Ư.Goethe đưa vào từ điền
văn học thi ca về tự sự và thi ca kịch nghệ (1797). Trong Từ điến thuật ngữ văn học
có ghi: tiếng Hán Việt gọi là “mẫu đề” (do người Trung Quốc phiên âm chữ motif
trong tiếng Pháp có thế chuyển thành các từ “khuôn”, “dạng”, “kiểu” trong tiếng
Việt nhằm chỉ những thành tố hoặc nhừng bộ phận lớn nhỏ được hình thành bền
vững, được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nhất là trong sáng tác văn học
dân gian. Trong thực tế cuộc sống, người ta hay nói chị A thuộc típ người X, anh B
thuộc típ người Y, hay anh ấy thuộc típ người lí tưởng mà các cô gái thời nay lựa
chọn... Đây cũng là một cách hiếu thông tục về môtíp.
Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học coi môtíp là “thành tố bền
vững vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn học”[l,tr.250].
Vai trò của môtíp đối với sáng tác văn học là không thể phủ nhận. Nó được
tập trung chú ý, lưu ý trong mối quan hệ với cốt truyện, nhân vật, đề tài và chủ đề
của tác phẩm. Thực tế ngày nay, nhiều khi người ta sử dụng đồng nhất hai khái niệm
môtíp và chủ đề, môtíp và biểu tượng hoặc không phân biệt rõ ranh giới rõ ràng giữa
môtíp và cốt truyện.
Sáng tác trong văn chương là lĩnh vực độc đáo của mỗi cá nhân, “sự lặp lại là
cái chết của nghệ thuật” (V.Huygô) nhung trong nhiều trường họp sự “lặp lại” sẽ tạo
ra sức sống, sức cuốn hút của tác phấm. Điều đó phụ thuộc vào tài năng, tâm huyết
của người nghệ sĩ, họ sẽ tạo ra những tác phấm có giá trị mà môtíp là phương thức
cơ bản đế tạo nên sự độc đáo cũng như nét nối bật của tác phẩm.

Môtíp với tư cách là phạm trù nghiên cứu văn học được dùng nhiều hon cả
trong văn học dân gian, nhất là đối với các thế loại tự sự văn học dân gian, nhưng
cũng được dùng cả trong văn học viết: “môtíp có thể được xuất phát ra từ một hoặc
một số tác phấm văn học của một số nhà văn hoặc toàn bộ sáng tác của nhà văn ấy,

1
3


MỞ ĐÀU

hoặc trong cả một khuynh hướng văn học, một thời đại văn học nào đó”[l,tr.250]. Có
thế kế đến một số môtíp văn học dân gian như: sự ra đời thần kì, người đội lốt vật,
lốt cọp trong nhiều truyện cổ tích khác nhau, môtíp “quả bầu” hoặc “bọc trứng” sinh
ra trong thần thoại của nhiều dân tộc. Trong ca dao dân ca truyền thống cũng có
nhừng môtíp như: thuyền bến, trầu cau, thân em... đó là những “tấm bê tông” đúc
sẵn được sử dụng theo kiểu lắp ghép tạo nên tác phẩm.
Trong văn học viết, người ta bắt gặp hầu hết các môtíp của văn học dân gian
như: môtíp hóa thân (Kafka, Ionexco, Huygo...), môtíp người anh hùng chiến bại
trong sáng tác của Hemingway... Bởi tài năng của mỗi tác giả là khác nhau nên sẽ
tạo ra những tác phấm mang một sắc thái riêng cho dù sử dụng cùng một môtíp.
Như vậy, có thế hiếu: môtíp là những khuôn dạng, kiếu lớn nhở khác nhau
được hình thành ốn định, bồn vững và được sử dụng nhiều trong văn học nghệ thuật.
Những kiến thức cơ bản nêu ra ở đây được coi là khái niệm công cụ quan
trọng có ý nghĩa mẫu chốt trong việc giải quyết vấn đề và có cái nhìn bao quát hon
về môtíp, tránh cách hiếu lo mơ dẫn đến nhũng phỏng đoán thiếu khách quan khoa
học, không có sức thuyết phục. Chúng tôi coi đó làm căn cứ để đi vào tìm hiểu một
số môtíp truyện trong Nhà thờ Đức Bà Pari mà phạm vi đề tài đã nêu.

1.2.


Môtíp nhân vật trong Nhà thờ Đức Bà Pari

Con người là nội dung quan trọng nhất của văn học, bởi vì nó là hình thức cơ
bản để văn học miêu tả thế giới con người một cách trim tượng. Xây dựng hình
tượng vì thế mà trở thành một trong nhừng thao tác cực kì quan trọng, đòi hỏi nhà
văn sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo. Việc sử dụng môtíp nhân vật vì thế đã góp phần
thế hiện một thế giới nhân vật rất đa dạng, phong phú cho tác phấm.

1
4


MỞ ĐÀU

1.2.1.

Nhân vật mồ côi

Ớ tiếu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari, nhân vật mồ côi ở đây chính là
Cadimôđô, anh em Clôđơ Phrôlô và Exmêranđa. Điêm sáng của Nhà thờ Đức Bà
Pari không ai khác chính là Cadimôđô - nhân vật trung tâm và được coi như linh
hồn của tác phấm. Cadimôđô hiện ra với cơ thể tật nguyền và cuộc đời bất hạnh
ngay từ khi sinh ra. Cadimôđô là một đứa trẻ không gia đình, vô thừa nhận, bị bỏ rơi
ngay tù’ khi sinh ra. Hắn cũng như Chí Phèo của Nam Cao bị bỏ rơi, vào một ngày
đẹp trời, người ta đặt nó “trên tấm dát giường thường đặt đứa trẻ vô thừa nhận, để
tùy mọi kẻ từ thiện ai thích cứ việc đem về nuôi” [ 10,tr. 133]. Cũng dễ có người
mủi lòng trước tình cảnh đáng thương này mà nhận đứa trẻ về nuôi lắm chứ. Nhung
Cadimôđô lại có một ngoại hình dị hợm và xấu xí. Họ bán tán nhau và đưa đấy lí do
để không nhận Cadimôđô về nuôi. Vậy là, thay vì nhận nuôi nó, họ muốn nó phải

chết, họ xua đuối và ghê tởm nó ngay khi nó chỉ là một đứa trẻ. Cuối cùng
Cadimôđô được vị linh mục trẻ Phrôlô nhận về nuôi.
Clôđơ Phrôlô - vị phó giáo chủ với vẻ ngoài đẹp đẽ và hào nhoáng nhưng lại
có một tuổi thơ u buồn, bất hạnh. Mùa hè năm 1466 làm phát dịch bệch dịch hạch
lớn, làm chết hơn bốn chục ngàn người, trong đó có bố mẹ Phrôlô “cậu học sinh hốt
hoảng chạy vội về nhà. Bước qua cửa, bố và mẹ đã chết từ hôm qua. Một đứa em
trai nhỏ xíu mới đẻ còn sống, bị bỏ mặc trong nôi, đang la khóc. Cả gia đình chỉ còn
sót lại có thế với Clôđơ. Anh thanh niên bế đứa em, ra đi tư lự...”[10,tr.l38]. Gánh
nặng cuộc sống, Phrôlô sống một cách rất nghiêm túc, việc chăm lo cho đứa em
không phải chỉ là trò giải trí mà còn trở thành mục đích học tập. Phrôlô quyết tâm
hiến mình trọn vẹn cho một tương lai được Chúa chứng giám, vì ngoài hạnh phúc
cùng tiền đồ của chú em, chàng sẽ không bao giờ có vợ con khác, cho nên hơn bao
giờ hết, chành càng gắn chặt với sự nghiệp tu hành.

1
5


MỞ ĐÀU

Hôm ngày lễ cadimodo, Phrôlô chợt chú ý đến đám đông bà già đang léo
nhéo quanh chiếc giường đặt trẻ vô thừa nhận. Ý tưởng kì quái đột nhiên nảy ra, nếu
như mình chết, chú em Giăng thân yêu cũng có thế bị vút bở khốn khổ trên chiếc
giường đặt trẻ vô thừa nhận, Phrôlô thấy cảm thương vô hạn và bế đứa trẻ đi.
“Clôđơ thấy nó xấu xí càng thêm thương, vì yêu quý em trai, chàng tâm
nguyện sẽ nuôi thằng bé này, để mai sau dù chú Giăng có phạm lỗi gì cũng sẽ được
chuộc lại bằng công việc từ thiện này, do chàng làm vì cậu em.”[10,tr.l40].
Cùng là nhân vật mồ côi, sống trong sự thiếu thốn tình thương của con người
nhưng trong hoàn cảnh đó, con người của Cadimôđô và Phrôlô hoàn toàn trái ngược.
Cadimôđô đằng sau cái hình hài xấu xí lại có một tâm hồn thánh thiện, luôn yêu

thương, trân trọng và hết mình vói nhũng ai đă có on với mình. Ngược lại, Phrôlô
đằng sau vẻ thánh thiện của một thầy tu lại là một tâm hồn quỷ dữ vói những dục
vọng thấp hèn. Tình yêu của hắn đối với
Exmêranđa là một tình yêu ích kỉ và hắn coi. Cadimôđô là một công cụ chứ không
phải là đứa con nuôi đế hắn yêu thương.
Exmêranđa - cô vũ nữ bôhêmênh xinh đẹp, đầy tài năng nhưng lại có một
tuối thơ bất hạnh. Exmêranđa bị bắt cóc khi chưa đầy một tuổi, nàng phải sống lang
thang cùng với đám người du thủ du thực để tìm mẹ. Khi còn bé Exmêranđa đã là
một đứa bé xinh xắn, đáng yêu, luôn thu hút sự yêu thích của mọi người: “Chao ôi!
Người mẹ tha hồ vui sướng. Lũ chúng khen ngợi nhất là hai bàn chân xinh xắn. Nó
đã bập bẹ, bị bẫm, mập mạp rồi hoa chân múa tay rất đáng yêu như tiên đồng trên
thượng giới” [ 10,tr. 197]. Nhưng cũng chính sự xinh đẹp đó đã khiến nàng bị bọn
Ai Cập bắt cóc và đó cũng là nguyên nhân cho sự bất hạnh sau này khi Phrôlô say
mê sắc đẹp của nàng.

1
6


MỞ ĐÀU

Sống trong một xã hội với những thói tục kì quặc, những luật lệ man rợ như
hội hè ngày lễ thánh, nghi thức phong kiến... cuộc sống sinh hoạt Pari thời trung cố
với đủ bộ mặt vua chúa, triều thần quan chức, lính tráng, thầy tu, lái buôn, hát rong,
ăn mày... Trong xã hội ấy có bao thân phận đáng thương, bất hạnh, bị xã hội khinh
rẻ. Những con người ấy, bất hạnh nhưng rất cần cù trong lao động. Cadimôđô và
Phrôlô là đại diện tiêu biểu cho lớp người ấy. Cadimôđô làm việc kéo chuông trong
nhà thờ, Hắn luôn làm tốt mọi công việc và chăm lo chu đáo cho nơi đã thu dưỡng
hắn. Còn Phrôlô, vì em trai chàng phấn đấu học hành, chuyên tâm đọc sách.
Exmêranđa say mê với những điệu nhảy trên đường phố để mong gặp được mẹ.


1.2.2.

Người mang lốt - người xấu xí - biến dạng

Môtíp người mang lốt - người xấu xí - biến dạng hay còn có tên gọi khác là
môtíp dị dạng đã trở nên rất đỗi quen thuộc trong thế giới văn học dân gian như: Sọ
Dừa, Cóc... và ngay trong sáng tác của V.Huygô cũng trở đi trở lại kiếu nhân vật
này. Ớ tiếu thuyết Nhà thờ Đức Bà Pari, Cadimôđô chính là nhân vật đại diện người
mang lốt, xấu xí. Cuộc đòi thật bất công khi ban cho Cadimôđô một thân hình không
phải một con người.
Ngòi bút V.Huygô đã miêu tả hết sức sinh động với các chi tiết về Cadimôđô:
“chúng tôi không định giúp độc giả một ý niệm về cái mũi bè bè thành ba mặt tam
giác, cái mồm vành móng ngựa, con mắt trái ti hí che lấp bởi chim lông mày đở
quạnh rầm rì trong khi con mắt phải hoàn toàn biến mất dưới cái mụn cóc to tướng,
hàm răng khấp khểnh, hống đôi ba chỗ như lỗ châu mai pháo đài, cặp môi sần chai
có chiếc răng mọc đâm ra như ngà voi, cái cằm vêu vao và nhất là vẻ mặt toát ra từ
mọi cái đó, một thứ hỗn hợp tinh quái, kinh ngạc và buồn rầu” [10,tr.55]. Một kì
quái xuất hiện, bộ mặt Cadimôđô là sự tạo nặn vụng về của tạo hóa. Bởi vậy, người
đời coi hắn là quái vật và không một ai ở thế giới bên ngoài nhà thờ muốn bắt

1
7


MỞ ĐÀU

chuyện với hắn. Be ngoài dị dạng đã đấy Cadiomôđô vào thế giới cô đơn tuyệt vọng,
một mình câm lặng không người chia sẻ. Ta tưởng chừng hắn không còn là con
người, không có nhũng vui buồn của tình người. Một bất hạnh nữa ập xuống đó là gã

bị điếc, tật nguyền này được lí giải: “kéo chuông tại nhà thờ Đức Bà từ năm mười
bốn tuối, nó bị thêm một tật nguyền mới giáng xuống, đế hoàn tất nỗi đau khố; tiếng
chuông đã làm thủng màng tai, nó bị điếc. Cánh cửa duy nhất mà tạo hóa vẫn mở
rộng để nó tiếp xúc với ngoiaj giới, đột nhiên đóng lại vĩnh viễn” [10,tr.l42]. Chỉ cần
nhìn thấy gã ai ai cũng khiếp sợ và trong thế giới xô bồ của Pari, dường như không
ai thèm quan tâm tới sự hiện diện của Cadimôđô.
Song, con người quái vật ấy lại có một trái tim giàu rung cảm và tràn đầy tình
yêu thương. Ta cảm động chi tiết Cadimôđô lắng nghe những thanh âm của quả
chuông và coi nhừng chùm chuông lớn bé là bạn. Không phải ai cũng có được hạnh
phúc bình yên và giản dị đến vậy. Và trong suốt chiều dài tác phấm Cadimôđô sáng
lên với tình yêu cao thượng dành cho nàng Exmeranda. Tình yêu ấy vượt lên trên
nhũng dục vọng tầm thường của Phêbuýt và Clôđơ Phrôlô. Đó là niềm tin bất diệt
của Huygô vào phấm chất của con người. Và Cadimôđô là đại diện cho những con
người thấp cố bé họng, dị dạng về ngoại hình, mang lốt người xấu xí song lại hoàn
toàn lành lặn về tâm hồn.
Xây dựng môtíp người mang lốt - người xấu xí - biến dạng, V.Huygô muốn
phát ngôn một thông điệp: Hãy biết trân trọng những tâm hồn cao cả, và biết khám
phá trong sâu tham tâm hồn con người một vẻ đẹp tiềm ấn. Chính vì vậy, Cadimôđô
từ một quái vật đã trở thành một thiên thần.
Lỗ Tấn - nhà văn nối tiếng Trung Quốc đã có hắn một thế giới các nhân vật
mang lốt - người xấu xí - biến dạng: nhân vật Năm gù trong tác phẩm Thuốc, nhân

1
8


MỞ ĐÀU

vật Người điên trong tác phấm Nhật kí người điên và nôi lên là nhân vật AQ trong
tác phẩm AQ chỉnh truyện. AQ là một nhân vật khuyết tật toàn diện: không rõ gốc

gác, lí lịch, không nhà cửa, không người thân, tên họ không rõ ràng và hắn có một
khuôn mặt đầy sẹo. Con người khuyết tật ấy sống trong một thế giới Trung Hoa,
thức tỉnh lương tri thời đại hãy bước qua những khuyết tật của xã hội đế xây dựng
một xã hội tốt đẹp hơn.
Trong sáng tác của V.Huygô, tác phẩm Thằng cười tiêu biếu cho môtíp này.
Nhân vật Guynplên được miêu tả với khuôn mặt khôn ra khuôn mặt, mồn ngoác ra
tới mang tai, răng lợi lồi ra hết. Khi hắn cười thì bao nhiêu cái xấu mới bộc lộ ra hết.
Trong Nhà thờ Đức Bà Pari Cadimôđô là nhân vật tiêu biểu cho môtíp người
mang lốt - người xấu xí - biến dạng, nó thể hiện tấm lòng nhân đạo cao cả của nhà
văn và bút pháp nghệ thuật đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn: tương phản.

1.2.3.

Nhân vật cứu tinh
Trong những câu chuyện cố tích, môtíp này xuất hiện rất nhiều, thường là khi

cô bé lọ lem hay anh chàng mồ côi gặp nguy hiêm thì ông bụt, bà tiên, chàng hoàng
tử... sẽ xuất hiện kịp thời để cứu giúp. Ở tiểu thuyết Nhà thờ
Đức Bà Pari, nhân vật cứu tinh ở đây chính là các nhân vật: Clôđơ Phrôlô,
Cadimôđô, Exmêranđa và Phêbuýt. Sự cún giúp lẫn nhau sẽ tạo thành một vòng tròn
số phận của các nhân vật.
Cụ thế, với nhân vật Cadimôđô, đó là sự kiện buối sáng ngày lễ năm thiên
chúa 1467, tại nơi đặt đứa trẻ vô thừa nhận, Cadimôđô đã được một linh mục trẻ đón
về nuôi, đó là Phrôlô. Sự kiện đó mở ra cuộc đời mới đối với một đứa trẻ xấu xí bị
xã hội loài người nhẫn tâm hắt hủi, bỏ rơi ngay từ thủa lọt lòng.

1
9



MỞ ĐÀU

Giọt nước mát lành mà Exmêranđa mang đến cho Cadimôđô trong ngày hắn
bị bêu tù trước công chúng, đã khiến đời sống tình cảm của hắn có “bước ngoặt
mới”: “Lúc đó, trong con mắt đến nay vẫn khô khốc, cháy bỏng, mọi người thấy một
giọt lệ lớn, từ từ lăn theo khuôn mặt méo mó và bấy lâu răn rúm vì thất vọng. Có lẽ
đó là giọt nước mắt đầu tiên của một kẻ bất hạnh chưa lần nào rỏ lệ”. [10,tr.213] Từ
đây, Cadimodo tự nguyện làm nô lệ tình yêu, bảo vệ cho Exmêranđa đến hơi thở
cuối cùng.
Đối với Exmêranđa, vị cún tinh trong cuộc đời nàng là viên đại úy Phêbuýt
và Cadimôđô. Khi Exmêranđa bị Cadimôđô và Phrôlô bắt cóc thì viên đại úy
Phêbuýt đã xuất hiện kịp thời và giải thoát cho nàng. Cũng chính từ đó đã tạo nên
mối quan hệ tình yêu tay ba, tay tư phức tạp như một vòng tròn đuối bắt mà đau khố
nhiều hơn hạnh phúc. Exmêranđa yêu Phêbuýt nhưng chính sự đau khổ trong tình
yêu đơn phương này là nguyên nhân đẩy nàng đến với đài treo cố.
Khi Exmêranđa bị đưa lên giàn treo cố thì Cadimôđô đã nhanh chóng cứu
được nàng thoát khỏi cái chết trong gang tấc và đưa nàng vào cư trú trong nhà thờ
dưới ánh mắt kinh ngạc và trong sự tung hô của dân chúng.
Với Pie Gringoa, Khi chàng lạc vào “thế giới” của dân tiếng lóng, nhũng
tưởng Pie Grigoa sẽ phải chui đầu vào thòng lòng vì chàng “bước vào vương quốc
tiếng lóng mà lại không phải là dân nói lóng”, nhưng đến phút chót chàng lại may
mắn thoát chết vì được Exmêranđa cứu. Không những thoát chết, Gringoa còn “may
mắn” có được vợ đẹp theo tục đập vỡ vò, mặc dù cuộc hôn nhân này chỉ là trên danh
nghĩa và mang đến không ít phiền toái.
Xuất hiện và cún giúp đúng thời gian gian khó của nhân vật khác, nhân vật
cứu tinh đã mở ra một trang mới cho cuộc đời họ. Đó có thể là những tình huống, sự

2
0



MỞ ĐÀU

kiện về sau, dù tốt, dù xấu thì đều có tác dụng soi sáng tính cách hay làm thay đối
chiều hướng con đường đời của nhân vật.

1.2.4.

Nhân vật người đẹp

Sức hấp dẫn của Nhà thờ Đức Bà Pari ngoài vẻ ngoài dị dạng, xấu xí của
Cadimôđô thì vẻ xinh đẹp, lộng lẫy của Exmêranđa lại khiến bao người say đắm.
Đối lập hoàn toàn với Cadimôđô, Exmêranđa là tiên nữ xinh đẹp duy nhất lạc vào
một thế giới đầy những quái thai, dị hình, điên dại, bí hiểm, bảnh bao, rẻ tiền, tốt mã
rẻ cùi... Trong Nhà thờ Đức Bà Pari, nàng là hiện thân của tất cả những gì đẹp đẽ,
hồn nhiên, trong sáng và tươi trẻ của tác phẩm.
Exmêranđa là một cô gái Bôhêmênh đang ở độ tuối trăng tròn, thân hình
mảnh mai cao dong dỏng vươn thẳng, nước da bánh mật, vẻ đẹp của nàng mới thật
là hoàn mĩ. Exmêranđa đã thu hút ánh nhìn từ mọi phía:
“cặp môi hồng tinh khiết hé cười, vầng trán ngây thơ và bình thản đôi lúc lại
đăm đăm tư lự, như tấm gương nhòa hơi thở; và tù’ cặp mi đen dài rủ xuống, tỏa ra
một thứ ánh sáng ngời ngời, làm khuôn mặt trông đượm màu hoan lạc lý tưởng, mà
Raphaen từng tìm ra ở giao điểm thần bí của các sắc thái trinh bạch, mẫu tử và thần
thánh” [10,tr.l00].
V.Huygô dành sự ưu ái đặc biệt cho nàng Exmêranđa khi xây dựng nên hình
ảnh một thiếu nữ không chỉ xinh đẹp mà còn đầy tài năng. Nàng lạc mẹ từ khi còn
bé, sau này lớn lên nàng lưu lạc khắp nơi cùng những người múa hát rong, cùng chú
dê Giali thân thuộc và cũng là bạn của mình, mang tiếng hát say mê và sự tự do cho
mọi người. Nàng tỏa sáng trong điệu múa của mình “cô ta nhảy múa, xoay tròn,
quay tít trên tấm thảm Ba Tư cũ, trải tạm dưới chân; và mỗi lần xoay tròn, khuôn

mặt rạng rờ của cô lại lượt qua đôi mắt to đen ngời sáng như ánh chớp” [10,tr.66].

2
1


MỞ ĐÀU

Exmêranđa là một cô gái trẻ trung và đầy sức sống, nàng không chỉ đẹp ở
ngoại hình mà còn đẹp ở tâm hồn. Nàng giúp Pie Grigoa giữ lại mạng sống khi lạc
vào thế giói của dân tiếng lóng. Đặc biệt, đó là khi Cadimôđô bị bêu tù, sau một trận
đòn đau đớn, hắn khát nước nhưng không có ai cho hắn, chỉ có Exmêranđa là người
đã động lòng thương và mang nước cho hắn uống. Chính tâm hồn trong sáng và
thánh thiện của nàng đã mở cửa một trái tim vốn tù’ lâu đã khép kín, chai sạn, giúp
Cadimôđô lần đầu tiên biết sống theo đúng nghĩa một con người.
Sự xuất hiện của Exmêranđa như một luồng ánh sáng mới mẻ cho một thế
giới u ám, hỗn loạn. Nàng đem đến tình yêu thương, sự quan tâm cho mọi người,
đồng thời, sự xuất hiện của nàng mở ra những mối quan hệ phức tạp giữa các nhân
vật.
Tóm lại, với việc sử dụng các môtíp nhân vật, chúng ta thấy tồn tại rất nhiều
mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật cũng như rất nhiều tình tiết sự kiện đan xen
nhau. Chính đặc điểm này tạo nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm.

1.3.

Môtíp cốt truyện trong Nhà thờ Đức Bà Pari

Trong văn học nói chung môtíp mang một nội dung nhất định, đảm nhận
nhũng chức năng nhất định và mang một công thức cố định, có mối liên hệ mật thiết
với cốt truyện và các khía cạnh nghệ thuật khác. Môtíp cốt truyện với tư cách là

phương tiện biếu hiện nội dung, nó vừa là đề tài phụ vừa giúp phần hiểu rõ hơn nội
dung chủ đề tác phẩm.

1.3.1.

Ám hại, che chở

Trong Nhà thờ Đức Bà Pari, môtíp ám hại, che chở xoay quanh nhân vật
Exmêranđa. V.Huygô xây dựng cô gái mang vẻ đẹp lí tưởng, song cuộc đời lại gặp
nhiều bất hạnh, trắc trở. Cuộc sống giữa thế giới đầy rẫy những cạm bẫy và số phận

2
2


MỞ ĐÀU

cô gái lúc nào cũng mong manh. Môtíp ám hại, che chở lặp lại nhiều lần trong tác
phẩm, mỗi lần cô gái gặp nạn lại có sự bảo vệ, che chở của một ai đó:


Khi Exmêranđa bị Cadimôđô và Phrôlô bắt cóc thì viên đại úy Phêbuýt đã
xuất hiện kịp thời và giải thoát cho nàng.



Khi Exmêranđa bị đưa lên giàn treo cố thì Cadimôđô giải thoát cho nàng và
mang nàng về ngôi nhà thờ Đức Bà đế che chở.




Thêm một lần nữa, Cadimôđô giải thoát cho Exmêranđa khi bị Phrôlô định
cưỡng bức, chiếm đoạt nàng.



Chi tiết đám ăn mày kéo đến nhà thờ nhằm giải thoát cho Exmêranđa.



Chi tiết Exmêranđa nhận Pie Gringoa làm chồng đế giúp chàng thoát khỏi
giá treo cố.
Như vậy, Cadimôđô là người lúc đầu định bắt cóc, ám hại nàng Exmêranđa

xinh đẹp theo lệnh của phó giáo chủ Phrôlô. Thế nhưng về sau Cadimôđô lại hết lần
này đến lần khác cứu nàng, che chở cho nàng, điều này xuất phát từ tình yêu chân
thành của một chàng trai xấu xí, dị hình. Tình yêu của chàng cao thượng và đẹp đẽ.
Trong xã hội Pháp lúc bấy giờ có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái đẹp, giữa quần
chúng nhân dân và tầng lớp trên một cách quyết liệt. Quan niệm của V.Huygô là con
người lương thiện sẽ luôn được che chở, bảo vệ. Đó là niềm tin bất diệt của nhà văn
vào cuộc sống.

1.3.2.

Thất lạc, gặp gỡ

Sự xa cách luôn là nỗi đau của nhũng con người yêu thương nhau. Trong
Nhà thờ Đức Bà Pari, V.Huygô có sử dụng một môtíp khiến người đọc phải cảm
động, đó là môtíp: thất lạc, gặp gỡ. Môtíp này liên quan tới nàng Exmêranđa xinh
đẹp và mụ tu kín dòng túi.


2
3


MỞ ĐÀU

Câu chuyện về bà mẹ đã bị những người du mục bắt trộm mất đứa con gái
xinh đẹp, bé bỏng mà bà rất đỗi tự hào. Guyđuylo - “Bà tu kín Dòng túi” ở trong căn
phòng nối tiếng do phu nhân ở tháp Rôlăng lập nên. “Tu kín” là chỉ nơi ở, “Dòng
túi” là do người ở đó khoác bao tải. Ớ các thành phố thòi Trung Cố, loại nhà mò làm
sẵn như vậy không thiếu (kiến trúc theo kiếu cửa ra vào được bịt kín còn cửa số bị
bở ngỏ) và nó chưa bao giờ vắng bóng nữ tu kín. Guyđuylo là một trong những nữ tu
kín đó. Cuộc đời của bà gắn với nơi ấy gần mười lăm năm kế từ khi đứa con gái bé
bong của bà bị đánh tráo.
Trước kia bà vốn là một cô gái xinh đẹp, thích cuộc sống nhàn hạ, phóng
túng nên đã ăn chơi sa đọa. ít lâu sau, cô trở nên tiều tụy chang còm ai đoái hoài đến
nữa, kế cả tên ăn cắp cũng khinh rẻ cô. Cuối cùng cô cũng có một đứa con gái và hết
lòng yêu thương nó. Nhưng bất hạnh thay, đứa bé ấy bị bọn người Ai Cập đánh tráo
thành một đứa trẻ dị dạng, cô đã phát điên lên và trông rất thảm hại, tay lúc nào cũng
ghì chặt ngực, ngồi co quắp, mình khoác bao tải nâu, tóc tai bù xù: “Cô ta ngồi chết
lặng hồi lâu, chang hề nói năng, than thở, tưởng như chết rồi. Đột nhiên, cô run bắn
người lên, cuồng dại hôn hít kỷ vật rồi òa khóc nức nở như thế trái tim vùa tan nát.
Cô ta kêu lên: Oi! Con gái bé bỏng của mẹ! Con gái xinh đẹp của mẹ! Bây giờ con ở
đâu!” [10,tr. 198]. Hình ảnh khủng khiếp đó hoàn toàn đối lập với trước kia. Không
chỉ đối lập về hình dáng mà cả tính cách cũng có sự khác biệt. Neu như trước kia
Guyđuylo là một người phụ nữ dịu dàng, vui vẻ, luôn ca hát thì nay bà trở nên cáu
kỉnh, khó tính với giọng nói the thé và tính khí như con sư tử cái. Hai mẹ con đã
phải xa nhau mười lăm năm trời. Giờ đứa con gái ấy cũng đã trưởng thành, trở thành
một cô gái xinh đẹp, đa tài được mọi người quý mến, nhưng phải đi lang thang khắp

nơi kiếm sống bằng nghề múa rong. Còn bà mẹ thì đi theo con đường tu đạo, từ bỏ

2
4


MỞ ĐÀU

cõi đòi trong nỗi nhớ thương con da diết. Thất lạc nhau trong một thời gian dài như
vậy, nỗi đau của người con bé bỏng chưa biết sự đời, của người mẹ yêu thương con
hết mực tưởng chừng như đã hết hi vọng. Nỗi đau mà bà phải chịu đựng đã hình
thành trong bà sự thù hằn với những người Ai Cập và Exmêranđa là nạn nhân của sự
thù hằn đó. Bà mẹ bất hạnh ấy đã không ngừng nguyền rủa Exmêranđa, coi nàng là
phù thủy. Mụ tu kín không nhận ra đứa con của mình, bà ra sức hành hạ cô mà
không biết cô mang trong mình kỉ vật thiêng liêng của hai mẹ con, đó chính là đôi
giày nhỏ xinh xắn. Khi biết tin cô bị treo cố, bà sung sướng: “cất tiếng cười như lang
sói” [10,tr.426]. Khoảnh khắc gặp gỡ như vỡ òa những yêu thương che giấu bấy lâu,
và trong cảnh gặp gờ xúc động, hai mẹ con chỉ biết ôm nhau khóc:
“Con tôi! Con tôi! Con tôi đây rồi! Chúa ơn phước đã trả lại nó cho tôi! Này
các người! Lại đây mà xem! Có ai ở đó mà xem tôi đang có con gái đây này! Lạy
chúa Giesu, con tôi xinh đẹp quá! Hỡi chúa on phước...hãy tha thứ cho mẹ”
[10,tr.428].
Tưởng là hạnh phúc đã đế với hai mẹ con, tưởng rằng được gặp mẹ, nàng sẽ
có một mái ấm, được sống trong tình yêu thương vô bờ bến của mẹ nào ngờ chỉ vì
thành kiến xã hội mà Exmêranđa bị xử treo cố còn người mẹ bất hạnh cũng gục
chết.
Hai mẹ con nhận ra nhau chỉ trong phút chốc, đây chính là đỉnh điếm của bi
kịch về tình mẫu tử: đứa con bị tội treo cổ còn người mẹ thì gục chết vì không thể
vượt qua nỗi đau.
Trong tác phấm Nhà thờ Đức Bà Pari, xa cách thì nhiều mà giây phút gặp lại

quá ngắn ngủi, đế rồi sau đó lại là sự chia ly vĩnh viễn song môtíp này vẫn làm nên
giá trị nhân đạo cao cả của tác phấm.

2
5


×