Tải bản đầy đủ (.docx) (50 trang)

Khoá luận tốt nghiệp thế giới nhân vật trong tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của m mitchell

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.56 KB, 50 trang )

NGUYỀN THỊ DIỆU LINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CUÓN THEO CHIỀU GIÓ CỦA
M.MITCHELL



KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
• • •
Chuyên ngành: Văn học nước ngoàỉ
NGUYỀN THỊ DIỆU LINH

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CUÓN THEO CHIỀU GIÓ CỦA
M.MITCHELL



KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
• • •
Chuyên ngành: Văn học nước ngoàỉ

Ngưòi hướng dẫn khoa học:
ThS. ĐỎ THỊ THẠCH


Công trình nghiên cứu này đã được hoàn thành trong sự nỗ lực của bản thân
và nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô giáo. Xin được chân thành cảm ơn cô giáo, ThS.
Đỗ Thị Thạch đã tận tình lắng nghe và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình lên ý
tưởng và viết Khóa luận này. Cảm ơn thư viện trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 đã


LỜI CẢM
hỗ trợ tôi về nguồn tư liệu để tôi có thể hoàn thành Khóa luận.
Dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn Khóa luận vẫn còn rất nhiều thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5/2015 Sinh viên

Nguyễn Thị Diệu Lỉnh
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện.
Kết quả nghiên cứu trong khóa luận chưa từng được công bố ở bất một
nghiên cứu nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về nghiên cứu của mình.


Hà Nội, tháng 5/2015 Sinh viên

Nguyễn Thị Diệu Linh
LỜI CẢM


MỤC LỤC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỎ ĐÀU

1. Lý do chọn đề tài
Hiện diện khá muộn trên diễn đàn văn học, “Cuốn theo chiều gió” vẫn gây

được tiếng vang lớn trong lịch sử văn chương nước Mĩ. Nó đã tạo được cơn sốt khá
lâu và để lại ấn tượng mạnh mẽ cho bạn đọc. Tác phẩm từng được coi là cuốn sách
gối đầu giường của rất nhiều người qua rất nhiều thế hệ bởi sự lôi cuốn hấp dẫn
không thể chối từ.
Không chỉ nổi tiếng trên nước Mĩ, “Cuốn theo chiều gió” đã tạo nên cơn sốt ở
bất cứ nơi đâu nó đặt chân đến. Cuốn tiểu thuyết đã được in ra rất nhiều bản với thứ
tiếng khác nhau, nhưng dù là ngôn ngữ nào nó cũng lôi kéo được bạn đọc tới những
trang cuối cùng.
Với nội dung phong phú hấp dẫn và các biện pháp nghệ thuật đặc sắc, cùng với
cách tạo dựng nhân vật phong phú độc đáo, “Cuốn theo chiều gió” có thể làm hài
lòng cả những độc giả khó tính nhất.
Ở Việt Nam “Cuốn theo chiều gió” cũng là tác phẩm nổi tiếng và nhận được
nhiều sự quan tâm từ phía độc giả. Tìm hiểu tác phẩm chính là tạo cơ hội để khám
phá sự đặc sắc, thú vị của cuốn tiểu thuyết.
Tác phẩm còn có hệ thống nhân vật hết sức đa dạng với nhiều tầng lớp khác
nhau như da trắng, da đen, có tên và không có tên, ôn hòa hay nổi loạn... Đi tìm tòi và
khám phá thế giới nhân vật chính là cơ hội để tiếp cận với giá trị nội dung và nghệ
thuật đặc sắc của cuốn sách.
Với những lí do nêu trên chúng tôi đi vào tìm hiểu “Thế giới nhân vật trong
tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió của M.Mitchell”.

2. Lịch sử vấn đề
Đối với một tác phẩm mang tầm vóc toàn cầu như “Cuốn theo chiều gió”, số
lượng bài nghiên cứu về nó hết sức phong phú. Nhất là từ khi tiểu thuyết được chuyển
thể thành phim vào năm 1936, cùng với việc thu hút một lượng lớn độc giả, hàng loạt
bài nghiên cứu, hàng loạt bài nhiên cứu đánh giả về tác phẩm cũng ra đời. Tuy nhiên
do hạn chế về trình độ ngoại ngữ nên người viết chỉ có thế tìm hiếu những bài nghiên
cứu đã được dịch sang tiếng Việt hoặc của các tác giả Việt Nam.



“Cuốn theo chiều gió” được in khá phổ biến ở Việt Nam, tuy nhiên những bài
nghiên cứu về nó không nhiều. Trước hết cuốn tiểu thuyết này được một số tác giả
luận văn Thạc sĩ quan tâm nghiên cứu. Đó là:
Nguyễn Thị Tuyết Nga (2004), “Khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa của
M.MỈtchell trong tiếu thuyết Cuốn theo chiều gió”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư
phạm TPHCM.
Phương Diễm Hương (2007), “Chiến tranh Nam Bắc Mĩ trong tiếu thuyết
“Cuốn theo chiều gió ” của M.MỈtchell, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sư phạm TPHCM
”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Văn hiến TPHCM.
Hai tác giả này đã nghiên cứu và đi chuyên sâu vào phương diện nội dung của
tác phẩm. Đó là vấn đề khuynh hướng hiện thực chủ nghĩa và vấn đề chiến tranh Nam
Bắc Mĩ.
Ngô Như Quỳnh (2009) “Nghệ thuật tiếu thuyết Cuốn theo chiều gió của
Margaret Mỉtchell”, Luận văn Thạc sĩ Văn học, Đại học Sư phạm TPHCM.
Luận văn là công trình nghiên cứu của tác giả về những giá trị nghệ thuật trong
tác phẩm, trong luận văn tác giả đã đề cập tới Thế giới nhân vật chủ yếu qua Nghệ
thuật xây dựng nhân vật.
Ngoài nhũng công trình nghiên cứu có tính chuyên môn trên, cũng có một số
bài viết trên báo, tạp chí, từ điển nói về tác phẩm “Cuốn theo chiều gió”.
Trong cuốn Từ điến vẫn học của Nhà xuất bản Thế giới, mục từ về “Cuốn theo
chiều gió” đã khẳng định:
Là một cuốn tiếu thuyết có giá trị nối bật, vượt ra khỏi đề tài tình yêu và gia
đình, tác giả đã dụng lên một bức tranh lịch sử xã hội nước Mỹ với quy mô rộng lớn,
phản ảnh được một thời đại sôi động cùng những con người bị chao đảo giữa bão
táp chiến tranh. Hiện thực cuộc sống gắn liền với những chuyến biến tính cách, tâm
trạng của bao số phận nhân vật đỉến hình ”
Ngoài ra, tác giả cũng quan tâm đến nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là
Scarlett và ngợi ca: “nàng sớm thừa hưởng tính khí rực lửa của cha nàng người gốc
Aiỉen, còn vẻ dịu dàng đoan trang mà người mẹ dịu dàng muốn áp đặt lên nàng chỉ
là một lớp sơn dê tróc. Nhưng chính tính cách ngang trải và niềm “đam mê sống ”



tràn đầy đã tạo nên sức hấp dân của Scarlett
Còn trên trang báo mạng điện tử Góc nhìn Alan, tác giả Alan Phan cũng đã
bày tỏ sự mến mộ của mình với tác phẩm khi nói “Những khuôn mặt biểu tượng cho
văn hóa Mỹ, cho đến ngày nay, đã được Margaret Mitchell tô đậm trong các nhân vật
của cuốn sách. Dĩ nhiên, hai nhân vật chánh, Scarlett O’Hara và Rhett Butler, đã
quay cuồng trong thời chiến và thời bình, thật “sống” thật “động” đế phần lớn dân
Mỹ thời đó và một số lớn thời nay, tìm thấy bóng dáng mình qua câu chuyên cũng
như

nhân

cách

của

cặp

tình

nhân

này.

”[

Những nghiên cứu về tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” vẫn là
một vấn đề được bỏ ngỏ. Tuy nhiên những ý kiến nêu trên đều là những điều kiện hết
sức hữu ích để chúng tôi tìm hiểu về tác phẩm.


3. Mục đích nghiên cún
“Cuốn theo chiều gió” là tác phẩm được bạn đọc Việt Nam yêu thích và quan
tâm. Những nghiên cứu cuả người viết nhằm mang tác phẩm đến gần hơn với bạn
đọc, bổ sung thêm nguồn tư liệu về cuốn sách này.
Mục đích của người viết còn là tập nghiên cứu về khoa học, tạo cơ hội tập
dượt đế trau dồi kỹ năng nghiên cứu, phục vụ cho công việc nghiên cứu chuyên sâu
sau này.

4. Nhiệm yụ nghiên cún
“Cuốn theo chiều gió” là bộ tiểu thuyết dài gồm hai tập có dung lượng hàng
nghìn trang. Nhiệm vụ đặt ra trong khóa luận là đi phân loại cụ thể các dạng nhân vật
dưới nhiều tiêu chí khác nhau từ có tên hay không tên, da trắng hay da đen cho đến
tính cách khác nhau đều được phân tích trong bài viết.
Cùng vói đi phân loại, khóa luận còn hướng tới khai thác sâu vào tính cách của
hai cặp nhân vật trung tâm đó là Scarlett O’Hara - Rhett Butler và Ashley Wilker Melanin Hamilton. Các cặp nhân vật này sánh đôi và làm nền cho nhau bởi tính cách
hoàn toàn trái ngược đã tạo nên sự thu hút cho tác phấm.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cún
Đối tượng nghiên cứu là tác phẩm là “Cuốn theo chiều gió” của nhà văn
M.Mitchell đã được tác giả Vũ Kim Thư dịch sang tiếng Việt.[Tài liệu 7] Phạm vi


nghiên cứu là đi khám phá thế giới nhân vật xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết “Cuốn
theo chiều gió”.

6. Phương pháp nghiên cún
Khóa luận có sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau trong đó phải
kể đến như : phương pháp khảo sát văn bản, phương pháp so sánh đối chiếu và
phương pháp phân tích tống hợp.


7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Nội dung của khóa luận gồm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề chung.
Chương 2: Phân loại hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết “Cuốn theo chiều
gió”.
Chương 3: Những cặp nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết “Cuốn theo chiều
giổ.
NỘIDUNG Chương 1. NHỮNG VẤN ĐÈ CHƯNG

1.1.
1.1.1.

Nhân yật văn học
Khái niệm về nhân vật

* về phương diện thuật ngữ
Thuật ngữ “nhân vật” xuất hiện từ rất sớm. Trong tiếng Hy Lạp cổ, “nhân vật”
mang ý nghĩa chỉ cái mặt nạ của diễn viên trên sân khấu. Theo thời gian, thuật ngữ
này đã được sử dụng với tần suất nhiều nhất, thường xuyên nhất để chỉ đối tượng mà
văn học miêu tả và thể hiện.
Đôi khi nhân vật văn học còn được gọi bằng các thuật ngữ khác như: “vai”
(actor) và “tính cách” (character). Tuy nhiên, các thuật ngữ này có nội hàm hẹp hơn
so với “nhân vật”.
Thuật ngữ “vai” chủ yếu nhấn mạnh đến tính chất hành động của cá nhân,
thích hợp với loại nhân vật hành động. Còn thuật ngữ tính cách lại thiên về chỉ những
nhân vật có tính cách. Trong thực tế sáng tác không phải nhân vật nào cũng hành
động, đặc biệt những nhân vật thiên về “suy tư”, và không phải nhân vật nào cũng có
tính cách rõ rệt. Từ đó có thể thấy thuật ngữ “vai”, “tính cách” không bao quát được
hết những biểu hiện khác nhau của các loại nhân vật trong sáng tác văn học.



“Nhân vật” là thuật ngữ có nội hàm phong phú, đủ khả năng khái quát những
hiện tượng phổ biến của tác phẩm văn học ở mọi bình diện và mọi cấp độ. Như vậy
thuật ngữ “nhân vật” là đúng đắn và đầy đủ nhất.

* Một số quan niệm trong nghiên cứu, phê bình về nhân vật văn học.
Đã có khá nhiều những quan điểm khác nhau về nhân vật văn học trong giới
nghiên cứu, phê bình. Dưới đây là khảo sát một số quan niệm về nhân vật có trong từ
điển và giáo trình lí luận văn học.
Trong Từ đỉến vãn học :
“Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm vẫn học, tiêu điểm để bộc lộ
chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu to có tính chất hình
thức của tác phấm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó, là nơi tập trung giá trị tư
tưởng - nghệ thuật của tác phấm vẫn học ” [tr.86]
Với định nghĩa này các nhà biên soạn từ điển đã nhìn nhận nhân vật từ khía
cạnh vai trò, chức năng của nó đối với tác phẩm và từ mối quan hệ của nó với các yếu
tố hình thức tác phẩm. Có thể nói đây là một định nghĩa tương đối toàn diện về nhân
vật văn học.
Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, Lại Nguyên Ân đề xuất một cách nhìn
khác. Nhân vật được ông xem xét trong mối tương quan với cá tính sáng tạo, phong
cách nhà văn, trường phái văn học:
“Nhân vật văn học là một trong nhũng khái niệm trung tâm đê xem xét sáng
tác của một nhà vãn, một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân
vật vẫn học là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong những dấu hiệu về sự
tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người có khi
các nhân vật văn học còn là một con vật, các ỉoài cây, các sinh thế hoang đường
được gán những đặc điếm giong con người” [tr.241].
Theo Lại Nguyên Ân, nhân vật văn học sẽ là một trong những yếu tố tạo nên
phong cách nhà văn và màu sắc riêng của một trường phái văn học. Nhà nghiên cứu

còn quan tâm chỉ ra những đối tượng tiềm tàng khả năng trở thành nhân vật văn học.
Các tác giả trong cuốn Từ đỉến thuật ngữ vãn học quan niệm về nhân vật có
phần thu hẹp hơn:


“Nhân vật. vẫn học là. con người cụ thế được miêu tả trong tác phẩm vần
học... chỉ một hiện tượng nào đó trong tácphấm [tr.235]
Ngoài ra, dựa trên tiêu chí chức năng phản ánh hiện thực của tác phẩm văn
học, nhân vật còn được coi là phương tiện để nhà văn tái hiện đời sống, mở rộng thế
giới nghệ thuật cho tác phẩm:
“Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được miêu tả, thế hiện trong
tác phấm văn chương bằng phương tiện văn học ” [tr.277]
Như vậy, nhìn một cách tổng quát, nhân vật là một khái niệm tương đối ổn
định trong nghiên cứu phê bình văn học. Từ trước tới nay dù đã có khá nhiều cách
định nghĩa về nhân vật, song tập trung lại các ý kiến đều gặp nhau trong sự khắng
định: nhân vật văn học là thành tố quan trọng trong tác phấm, là phương tiện để nhà
văn phản ánh đời sống và được nhà văn xây dựng bằng những yếu tố nghệ thuật độc
đáo. Nghiên cứu về tác phẩm văn chương cần phải tiếp cận nhân vật để chỉ ra cái mới
trong ngòi bút nhà văn và đưa ra kết luận về những đóng góp riêng của nhà văn đó.

1.1.2.

Khái niệm thế giới nhân vật
“Thế giới” là một khái niệm thuộc phạm trù triết học, theo Từ điển Triết học,

“Thếgiới” có thể hiểu:
Theo nghĩa rộng, thế giới là toàn bộ hiện thực khách quan (tất cả những tồn
tại ở bên ngoài độc lập với ý thức con người). “Thế giới” là nguồn gốc của nhận
thức [tr. 1083].
Theo nghĩa hẹp, thế giới dùng đế chỉ đối tượng của vũ trụ học, nghĩa là toàn

bộ thế giới vật chất do thiên văn học nghiên cứu. Người ta đã chia bộ phận thế giới
đó thành hai lĩnh vực nhưng không cỏ ranh giới tuyệt đối: Thế giới vĩ mỏ và thế giới
vi mô [tr.l 803].
Như vậy có thể thấy thế giới là một phạm vi rất rộng , một vũ trụ rộng lớn tồn
tại xung quanh con người và độc lập bên ngoài ý thức con người.
Đối với khái niệm “thế giới nhân vật” ta có thế hiếu đó là một tống thế những
hệ thống nhân vật được xây dựng theo quan niệm của nhà văn và chịu sự chi phối của
tư tưởng tác giả. Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể trong sáng tác nghệ thuật của
nhà văn, có tổ chức và sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sĩ. Nằm


trong thế giới nghệ thuật, “Thế giới nhân vật” cũng là sản phẩm trong tác phấm văn
học, trong sáng tác nghệ thuật. Đó là mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, có quy
luật riêng, thể hiện ở đặc điểm con người, tâm lí, thời gian, không gian, xã hội...gắn
liền với một quan niệm của chúng về tác giả. “Thế giới nhân vật” là cảm nhận một
cách trọn vẹn toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ nhân vật xuất hiện
trong tác phấm, mối quan hệ, môi trường hoạt động của họ, ý nghĩa, tư tưởng, tình
cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu xã hội, với gia đình... “Thế
giới nhân vật” vì thế bao quát sâu rộng hơn hình tượng nhân vật. Con người trong văn
học chang những không giống con người trong thực tại về tâm lí, hoạt động mà còn ý
nghĩa khái quát, tượng trưng.
Trong “Thế giới nhân vật”, người ta có thể phân chia thành các kiểu loại nhân
vật nhỏ hơn (nhóm nhân vật) dựa vào những tiêu chí nhất định. Nhiệm vụ của người
tiếp cận văn học là phải tìm ra chìa khóa để bước qua cánh cửa bước vào khám phá
thế giới nhân vật đó. Do đó, nghiên cứu “Thế giới nhân vật” cũng khác với phân tích
hình tượng nhân vật. Trong lịch sử văn học, mỗi tác giả lớn đều có thế giới nhân vật
riêng, mỗi thể loại văn học cũng có “Thế giới nhân vật” với những quy luật riêng của
nó.

1.1.3.


Khái niệm hệ thống nhân vật
Cùng nằm trong hệ thống chuỗi nghệ thuật, “Hệ thống nhân vật” cũng được

biết đến là một khái niệm quan trọng của tác phẩm. Đó là khái niệm để chỉ một chuỗi
các nhân vật khác nhau cùng xuất hiện trong một tác phẩm, nhân vật này gắn bó và bổ
sung tính cách cho nhân vật kia tạo nên một chỉnh thế không thế tách rời. Hệ thống
nhân vật là một thế giới vô cùng phong phú và đa dạng, nhân vật càng độc đáo thì
thường không có sự lặp lại, song nhìn tổng thể trong tác phẩm văn học, các nhà
nghiên cứu đã chia hệ thống nhân vật thành các kiểu loại khác nhau để dễ tiếp nhận,
phân tích, đánh giá.
Thứ nhất, dựa vào vai trò của nhân vật với nội dung và hình thức của tác phấm
có thế phân chia ra nhân vật chính, nhân vậy trung tâm và nhân vật phụ. Trong đó
nhân vật chính đóng vai trò chủ chốt, xuất hiện nhiều và liên quan đến các sự kiện chủ
yếu trong tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển khai đề tài cơ bản của mình. Trong nhân


vật trung tâm xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm, về mặt ý nghĩa đó là nơi quy tụ
các mối mâu thuẫn của tác phẩm. Còn lại các nhân vật phụ mang tình tiết, sự kiện, tư
tưởng có tính chất phụ trợ, bố sung.
Thứ hai căn cứ vào đặc điểm tính cách nhân vật và lí tưởng xã hội thẩm mỹ
của nhà văn lại có thể chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Hai kiểu
nhân vật này cũng mang tính lịch sử, trong đó nhân vật chính diện mang lí tưởng quan
điểm đạo đức tốt đẹp của tác giả và của thời đại, được nhà văn khẳng định đề cao, còn
nhân vật phản diện thì ngược lại, mang phẩm chất xấu trái với lí tưởng đạo đức, đáng
bị lên án và phủ định.
Thứ ba dựa vào sự phân chia thể loại truyền thống của Aristôt thì gồm có nhân
vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch. Trong đó nhân vật trữ tình được thế hiện
chủ yếu qua thế giới tinh thần, nội tâm và cảm xúc phong phú. Nhân vật tự sự là nhân
vật xuất hiện trong tác phẩm tự sự, thường được hiện lên đầy đủ từ ngoại hình, cử chỉ,

ngôn ngữ đến nội dung bên trong. Nhân vật tự sự là con người đời thường tham gia
vào các tình huống khác nhau của đời sống đế tạo thành chuỗi tình tiết xung đột trong
tác phấm. Bên cạnh đó nhân vật kịch là loại nhân vật hiện lên chủ yếu qua hành động,
ngôn ngữ, cử chỉ, lời nói và xung đột, ít được miêu tả cụ thể về ngoại hình.
Thứ tư, dựa vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành: nhân vật chức
năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Trong đó:
Nhân vật loại hình là loại nhân vật thể hiện tập trung các phẩm chất xã hội,
đạo đức của một loại người nhất định trong một thời. Đó là nhân vật khái quát chung
về loại của tính cách và nhờ vậy được gọi là điển hình. Loại nhân vật này bao giờ
cũng có một số phẩm chất loại biệt về mặt xã hội được nêu bật hơn hẳn các tính chất
khác. Tất nhiên nhân vật loại hình đều có đặc điểm như mọi nhân vật khác cũng có
một cá tính nhất định được thể hiện sinh động qua các chi tiết cụ thể, sinh động và
chân thực.
Nhân vật tính cách là kiểu nhân vật có tính cách nổi bật, được xây dựng chi
tiết như con người thực ngoài đời.
Nhân vật tư tưởng là kiểu loại nhân vật có tư tưởng, nhân cách đặc trưng
nhưng chủ yếu là tập trung thể hiện tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Với các loại


nhân vật phong phú và đa dạng như trên cho thấy khái niệm “Hệ thống nhân vật” là
khái niệm có nội hàm rộng, thể hiện được tương đối các kiểu loại nhân vật thường
gặp.

1.2.
1.2.1.

Tác giả M.Mitchell và tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”
Tác giả M.Mitchell.
Margaret Munnerlyn Mitchell (8/11/1900 - 16/8/1949) là một tiểu thuyết gia


người Mĩ, bà ra đời ở Atlanta, Georgia (Hoa Kỳ), là con của Eugene Mitchell và
Mary Isabelle. Bà có một người anh trai tên Stephens và lớn hơn bà bốn tuổi. Tuổi
thơ của bà đã chịu ảnh hưởng từ những người cựu chiến binh của cuộc Nội chiến Mỹ
và từ nhũng người họ hàng bên họ ngoại của mình. Đôi khi người ta biết đến bà với
cái tên Peggy.
Sau khi tốt nghiệp trường Whasington Seminary (hiện nay là Westminster
Schools), bà đã học tại trường đại học Smith nhưng nghỉ học ngay sau kỳ kiểm tra
cuối khóa năm 1918. Bà trở về Atlanta để trông nom mọi việc sau khi mẹ của bà qua
đời vào đầu năm vì đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918 (và cái chết của mẹ Scarlett vì
bệnh thương hàn trong truyện cũng bắt nguồn từ việc này).
Mitchell kết hôn với Red Upshaw vào năm 1922, nhưng ly dị sau đó khi bà
biết ông ta là một người buôn rượu lậu. Sau đó bà kết hôn với một người bạn của
Upshaw là John Marsh vào ngày 4/7 năm 1925. Marsh chính là người phù rể cho đám
cưới của bà với Upshaw và một số người còn nói rằng cả hai người này đã theo đuổi
bà cùng lúc vào năm 1921 và 1922, nhưng Upshaw đã đưa ra lời cầu hôn trước.
Từ 1922 tới 1926, Mitchell đã viết rất nhiều bài báo, một số bài bình luận và
thực hiện các cuộc phỏng vấn. Trong số đó có cuộc phỏng vấn ngôi sao phim câm
Rudolph Valentino, hay như cuộc phỏng vấn về một người tù Georgia làm những
bông hoa giả và bán chúng từ phòng giam của mình để chu cấp cho gia đình.
Bà cũng viết tiểu sử về một số vị tướng quan trọng của Georgia trong cuộc Nội
chiến. Cuốn tiểu sử đầu tiên trở nên rất phổ biến ở Atlanta, vì thế các biên tập viên đã
yêu cầu bà viết thêm nhiều cuốn như thế nữa. Một số học giả tin rằng việc nghiên cứu
tiểu sử về những người này đã thúc đẩy bà viết nên quyển “Cuốn theo thiều gió”.
Tính cách của bà cộng thêm khả năng khắc họa sâu sắc tính cách nhân vật đã


làm cho quyến “Cuốn theo chiều gió” trở thành một trong những quyến tiểu thuyết
được dịch ra nhiều thứ ngôn ngữ nhất trong lịch sử. Mặc dù bà biến mình như một
người kể chuyện trung lập nhưng ta vẫn có thể thấy tính cách của bà xuất hiện khá rõ
trong truyện.


1.2.2.

Tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió”
Nhiều người nói rang Mitchell đã bắt đầu viết “Cuốn theo chiều gió” khi đang

nằm trên giường bệnh vì bị bể mắt cá chân. Chồng bà, John Marsh, đem về nhà
những cuốn sách lịch sử từ thư viện để bà giải khuây khi đang hồi phục. Sail khi bà
đã đọc gần hết những cuốn sách lịch sử của thư viện, chồng bà nói : "Peggy, neu em
muon một cuốn sách khác, tại sao em lại không tự viết một cuốn cho riêng mình?”.
Bà đã sử dụng kiến thức về cuộc Nội chiến và những khoảnh khắc kịch tính của cuộc
đời bà để viết nên quyển tiểu thuyết tuyệt vời này bằng chiếc máy đánh chữ hiệu
Remington. Lúc đầu bà gọi nhân vật nữ chính là "Pansy O'Hara", và "Tara" là
"Fontenoy Hall". Bà cũng cân nhắc tới hai cái tên cho quyển tiểu thuyết là Tote The
Weary Load hoặc Tomorrow Is Another Day.
Mitchell chỉ viết cho sự tiêu khiển của chính mình, với sự giúp sức của chồng
bà và bà giữ cuốn tiểu thuyết đó bí mật với cả bạn bè của mình. Bà giấu những trang
viết của mình dưới khăn tắm, phòng để đồ, che dưới trường kỷ và thậm chí dưới
giường ngủ. Chương cuối cùng được viết trước tiên, và bà viết các chương còn lại
một cách ngẫu nhiên không theo thứ tự. Chồng bà thường xuyên chỉnh sửa bản thảo
đang ngày càng hoàn thiện để giữ cho bà tiếp tục. Vào năm 1929, khi mắt cá chân của
bà đã hồi phục, phần lớn quyển sách đã được viết xong và bà cũng mất đi niềm say
mê để hoàn thành tác phẩm văn chương của mình.
Mitchell chỉ sống như một nữ nhà báo bình thường ở Atlanta cho đến khi một
người của nhà xuất bản Macmillan là Howard Latham ghé qua Atlanta vào năm 1935.
Latham đang đi tìm một cây bút triến vọng ở Miền Nam, và một người bạn của
Mitchell, vốn làm việc cho Latham, đã nhờ bà dẫn ông ta đi tham quan Atlanta.
Latham rất chú ý tới Mitchell và hỏi bà liệu có từng viết một cuốn sách nào không.
Mitchell ngập ngừng. Latham đã cầu xin bà: "Neu bà đã từng viết một cuốn sách, vui
lòng cho tôi xem trước tiên". Cuối ngày hôm đó, một người bạn của Mitchell khi nghe



được đoạn đối thoại này đã cười phá lên: "Tưởỉĩg tượng xem, một người ngờ nghệch
như Peggy lại viết một cuốn sách". Mitchell đã tức giận khi nghe lời phê bình này và
đi về nhà để tìm những phong bì chứa các phần bản thảo rời rạc của bà. Sau đó bà đi
tới khách sạn The Georgian Terrace, vừa kịp lúc Latham chuẩn bị rời khỏi Atlanta.
"Đây", bà nói, "giữ nó trước khỉ tôi đổi ý".
Latham đã phải mua thêm một chiếc vali mới để chứa tập bản thảo khống lồ
này. Khi Mitchell về tới nhà, bà đã rất lo lắng về hành động thiếu suy nghĩ của mình
và gởi một bức điện tín cho Latham: "Đã đổi ý, gởi trả tập bản thảo". Nhưng Latham
đã đọc đủ để nhận ra đây sẽ là một trái bom tấn. Ông ta đã viết một bức thư cho bà và
nói về sự thành công tiềm tàng của tác phẩm này. MacMillan gởi một tấm chi phiếu
để khuyến khích bà hoàn thành cuốn tiểu thuyết này - bà vẫn chưa viết xong chương
đầu tiên. Bà đã hoàn thành tác phẩm của mình vào tháng 3.1936. “Cuốn theo chiều
gió” được xuất bản vào ngày 30.6.1936.
Khi ra đời năm 1936 tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” của nhà văn M.Mitchell
đã gây được một tiếng vang lớn đối với độc giả thế giới nói chung và độc giả Mĩ nói
riêng. Từ một nhà văn vô danh “Cuốn theo chiều gió” đã đưa M.Mitchell lên đến đỉnh
cao của sự nghiệp và trở thành tác phẩm đế đời của bà. Khi cuốn tiểu thuyết ra đời có
rất nhiều ý kiến trái chiều thậm chỉ nảy ra những tranh luận nảy lửa xung quanh nó, có
những lời khen ngợi về câu chuyện tình yêu lãng mạn nhưng đầy trắc trở của Scarlett
O’Hara và Rhett Butler, có những người lại cảm mến tính cách thấu đáo và chỉnh chu
của Melanin Hamilton nhưng cũng có phía độc giả chê bai dè bỉu tác phẩm và cho
rằng nó thật sự lãng mạn thái quá trong cuộc chiến tranh. Nhưng cho dù đứng ở phía
nào thì các độc giả sẵn sàng thức thâu đêm suốt sáng chỉ để đi đến cuối câu chuyện và
biết được kết cục của nó như thế nào. Rõ ràng không thể phủ nhận được sự thu hút
của cuốn tiểu thuyết này.
Chỉ một năm sau khi ra đời “Cuốn theo chiều gió” đã đạt được giải thưởng
Pulitzer, giải tiểu thuyết xuất sắc của hiệp hội phát hành sách Hoa Kỳ năm 1937 rồi
còn huy chương kỷ niệm Carl Bohnengerger của hiệp hội thư viện Florida và huy

chương vàng cộng đồng Nam New York. Không chỉ dừng lại là những dòng chữ ở
trên trang giấy, cho đến khi cuốn tiếu thuyết được chuyến thế thành bộ phim cùng tên
nó cũng chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Được chuyển thể năm 1939 “Cuốn theo


chiều gió” đã gây nên kỳ tích thắng lớn tám giải Acedemy Awards, tạo nên tên tuối
lớn cho các diễn viên tham gia bộ phim.
Những con số đi kèm với cuốn tiểu thuyết cũng vô cùng đáng nể, cuốn tiểu
thuyết dày hàng nghìn trang này đã tạo nên một cơn sốt khi nó vừa ra đời. Doanh số
của nó phá vỡ mọi kỷ lục của nhà xuất bản lừng danh Macmillan, trong vòng một
tháng họ đã in 200 ngàn cuốn, trong 2 tháng bán được 6000 ngàn cuốn một ngày,
trong 6 tháng 1 triệu cuốn đã bị cuốn phăng theo chiều gió. Tháng 8 năm 1936 hai
nhà in và xưởng đóng sách phải làm việc cả ngày lẫn đêm. Người ta làm một phép
tính nhỏ và kết luận: “Cuốn theo chiều gió” sẽ vưọt cao hơn cả Manhattan, và cao gấp
50 lần tòa Empire State nếu xếp tất cả các cuốn sách bán được chồng lên nhau, và nếu
được xếp nối đuôi nhau nó sẽ vòng quanh xích đạo 3 lần, điều đó cho thấy tầm ảnh
hưởng của “Cuốn theo chiều gió” mạnh mẽ đến thế nào.
“Cuốn theo chiều gió” có tầm ảnh hưởng khá lớn vì sự cuốn hút của nó, như
chưa thỏa mãn với kết thúc của tác giả M.Mitchell, nhiều phần tiếp theo của câu
chuyện nối tiếp nhau ra đời. Nối tiếng nhất có thế kế đến là phần hậu “Scarlett” của
Alexsandra Ripley và “Rhett Butler’ People” (tạm dịch là Người của Rhett Butler)
của Donald MeCaig, đây là hai thác tẩm được viết dưới sự ủy thác của chính tác giả
M.Mitchell. Tuy thành công nhất định về mặt doanh thu nhưng đáng tiếc cả hai tác
phẩm đều đi ngược lại sự mong đợi của Mitchell. Cả hai tiểu thuyết gia nổi tiếng này
đều cố gắng làm mờ đi tính cách của các nhân vật, một phần để tránh đi vấn đề chính
trị còn nhiều bàn cãi ở tác phẩm gốc. Trong tác phẩm “Scarlett” câu chuyện được tách
xa khỏi những năm tái thiết của bạo động miền Nam, còn “Người của Rhett Butler”
thì nhân vật Butler lại trở thành người đấu tranh về sự phân biệt chủng tộc không chê
vào đâu được. Hai câu chuyện dường như có một khoảng cách nhất định và không ăn
nhập về nội dung.

Bên cạnh hai tác phẩm trên còn có tác phẩm “Ngọn gió đã
đi” của nhà văn Phi Alice Randall, nó bị kết tội là đạo
văn trắng trợn về chủ đề và nhân vật của Mitchell, tuy
nhiên nó được chấp thuận. Trong cuốn “Ngọn gió đã đi”
cũng xuất hiện các nhân vật giống như trong tác phấm gốc
chỉ khác là những nhân vật đó đều được thay bằng một cái
tên mới. Các chi tiết trong tác phẩm cũng được “xào nấu”
lại và cho ra một món ăn không khác gì món ăn cũ, chỉ là
có thêm chút gia vị mới. Đó là cái kết có hậu, khu đồn
điền đã được trao lại cho một tên nô lệ da đen, và tất cả


mọi người trong gia đình đều được chôn chung một chỗ
không phân biệt chủng tộc. Ớ tác phẩm mới này đã có sự
tiến bộ về nạn phân biệt chủng tộc, nó không còn sâu sắc
như tác phẩm gốc.
Chương 2. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG NHÂN VẬT TRONG TIÉU THUYẾT
“CUỐN THEO CHIÈU GIÓ”

2.1.

Hệ thống nhân vật da trắng nắm quyền cai trị
“Cuốn theo chiều gió” là một bộ tiểu thuyết dài với số lượng nhân vật lớn chia

thành nhiều loại khác nhau. Trong hệ thống đó có rất nhiều cách phân chia tuyến
nhân vật bao gồm hệ thống da trắng, da đen nhân vật có tên, không tên.... Phần lớn
những người nắm quyền cai trị trong tác phấm lại là những người da trắng, trong tác
phẩm đề cập đến nhiều là những ông chủ sống ở hạt Georia với những đồn điền lớn.
Tiêu biếu cho lớp nhân vật này là một số gia đình sống trên hạt có nhiều đất đai,
nhiều nô lệ và rất giàu có.


2.1.1.

Gia

đình O’Hara

Trong đó có gia đình O’Hara thuộc nhóm những dòng họ có thế lực cai trị lớn,
có nhiều thành viên và đất đai trên địa hạt Geogria.
Mang trong mình dòng máu Ái Nhĩ Lan khỏe mạnh và kiêu hùng Gerald
O’Hara phiêu bạt đến miền Nam nước Mĩ và xây dựng đồn điền Tara với hai bàn tay
trắng. Ông có phẩm chất của một người anh hùng không sợ khó khăn gian khổ ra đi
khi thân mình đang mang tội.
“Từ Ải Nhĩ Lan, Gerald bước chân ỉên đất Mĩ từ năm hai mươi mốt tuoỉ.
Cũng như nhiều người Ải Nhĩ Lan trước đó, hơn hoặc kém ông, Gerald phải ra đi
hấp tấp với một ít quần ảo trên lưng với hai đồng sỉ lỉnh và với cải đẩu được treo giả
một khoản tiền khả lớn, lớn hơn tội của ông nhiều. Ớ xứ ông, không có một tên
Orange nào đảng giá tới một trăm đồng bảng Anh đối với chính phủ Anh quốc,
nhưng người Anh xúc đông vì một viên quản lỉ của một điền chủ Anh đã bị ông đánh
chết thì ông chỉ có việc bỏ trốn và trốn ngay. Quả tình ông có gọi tên quản lí đó là
tạp chủng Orange nhưng theo thiến ý của ông thì tại sao mới bị mắng có thế mà hẳn
lại dám chửi vào mặt ông bằng cách huýt sảo điệu nhạc “The Boyne Water””,
[tr.68,69 tập 1]


Tạo hóa không cho Gerald thân hình đẹp đẽ cao ráo như phần lớn những người
con khác của Ireland nhưng Chúa đã để lại trong ông lòng dũng cảm quật cường cùng
với lòng nhân hậu vô bờ bến. Cha ông không để lại cho ông bất cứ thứ gì chỉ để lại
cho ông một lòng kiêu hãnh về con người
“Ông rời nhà với chiếc hôn vội vàng của mẹ, với những lời bà cầu nguyện

văng vắng bên tai và lời khuyên của người cha: “Mày phải nhớ là không bao giờ
được lấy cắp một món gì của ai ”. Năm người anh cao lớn tiên biệt ông với nụ cười
thán phục pha lân chút ỷ nghĩa khích lệ, bởi vì Gerald hãy còn nhỏ và là kẻ thấp bé
trong một gia đình cao lớn khỏe mạnh ” [tr.70 tập 1]
Là con út trong gia đình và có chiều cao khiêm tốn nhất, Gerald thân hình béo
lùn nhưng thân hình đó không làm ảnh hưởng đến lòng trắc ẩn vốn có trong ông,
Gerald chang bao giờ tự ti về thân hình nhỏ bé.
“Năm người anh cũng như cha ông đều cao từ một thước tám trở lên, nhưng
về phần Gerald năm hai mươi mốt tuối, ông tự hiếu chiều cao là một thước sáu mấy
phân là tất cả những gì mà thượng đế đã ban cho. Chỉ có hạng người như Gerald
mới không phí thì giờ tiếc rẻ cái tẩm vóc thấp bé của mình và không bao giờ coi nó là
một chướng ngại trên đường tiến thủ. Trái lại chính cải thân hình thu gọn đó đã tạo
cho ông thành hình người như ngày nay, bởi vì ông đã sớm hiếu rằng những người
thân hình nhỏ bé cần phải đầy đủ quả cảm mới sống còn được giữa những người to
lỏm. Và Gerald là người dũng cảm ” [tr.70 tập 1]
Và Gerald còn là cha của ba cô con gái, là chồng của một người phụ nữ quý
tộc và là ông chủ của đồn điền Tara to lớn. Ông là người nóng tính tuy nhiên ông
không để một tên nô lệ da đen nào phải đói một bữa hay đề những ông chủ trong hạt
phải than vãn về tính keo kiệt bủn xỉn. Một con người tốt Gerald sẵn sàng giúp đỡ
những người mà mình không quen biết khi họ gặp khó khăn hoạn nạn dù chỉ là một
mẩu bánh mì hay thậm chí là mấy đô.
Ông là một người cha tuyệt vời, ông luôn nghiêm khắc với những cô con gái
tuy nhiên chưa hề động tay đánh họ, Gerald thương con và thương yêu người vợ bé
bỏng của mình, người vợ từ bỏ mối tình đầu để đến và sinh cho ông sáu người con.
Gerald - một người đàn ông tuyệt vời, có cá tính, có sự nhiệt huyết của tuổi trẻ


và hơn cả ông có một tấm lòng thương yêu con người.
Trong gia đình O’Hara ngoài Gerald là ông chủ của gia đình còn có một người
phụ nữ vô cùng quan trọng, Ellen O’Hara vợ của Gerald, mẹ của Scarlett và là bà chủ

của đồn điền Tara. Bà được miêu tả là một người phụ nữ có nhan sắc và có những đặc
điểm cơ thể nổi bật với dáng đi uyển chuyển.
“Ellen o ’Hara đã ba mươi hai tuối. Ớ vào thời đó bà được coi như một thiếu
phụ trung niên, đã từng sinh sáu đứa con và chôn mất ba. Bà cao hơn chồng một cải
đầu nhung với dáng đi mềm mại làm nhún nhảy nhịp nhàng tà áo phồng to, bà đã
làm cho mọi người quên đế ỷ tới chiều cao đó. Chiếc ảo chẽn lụa đen làm nối bật cải
cố tròn trịa, thon thon và trắng ngần như sữa. Cải cố đó dường như ỉủc nào cũng
ngửa ra sau bởi sức nặng của mải tóc sum sê lúc nào cũng bọc trong bao lưới. Mẹ bà
là người Pháp mà cuộc cách mạng 1791 đã khiến cha mẹ bà phải trốn chạy khỏi đảo
Haiti. Ớ mẹ, bà thừa hưởng đôi mắt huyền hơi xếch, những hàng mi dài rậm và mái
tóc đen nhảnh. Với cha, từng là một chiến sĩ của Nã Phá Luân, bà giống ở sống mũi
dài và thắng, ở quai hàm vuông nhờ đôi má bầu bĩnh làm dịu nét. Nhung chính nhờ
cuộc sống mà Ellen có được cải sắc thải kiêu hãnh nhưng không khinh mạn, sảng vẻ
yêu kiều và nét sầu mơ làm mất hắn sự tươi vui. ”[tr.64,65 t l ]
Ellen lấy Gerald khi còn rất sớm chỉ với mười lăm tuổi. Sau cú sốc từ mối tình
đầu tiên, bà cần một người đàn ông để dựa dẫm, đó là lí do bà chấp nhận lấy người
chồng hơn mình hai mươi lăm tuổi. Những tưởng bà vồ vập một hạnh phúc thay thế
trong vội vàng chỉ để quên đi nỗi đau, nhưng Gerald đã làm bà hạnh phúc, hạnh phúc
hơn bất cứ người nào hết. Họ đã có với nhau rất nhiều con và cùng nuôi dạy chúng
thành những tiếu thư xinh đẹp. Mười lăm tuối khi còn chưa đủ tuối lớn Elen đã là bà
chủ của một đồn điền và có khả năng lo hết mọi công việc của một người vợ và một
bà chủ phải làm. Bà là người phụ nữ mẫu mực rất coi trọng lễ nghi và ứng xử của các
cô con gái, việc quan trọng của bà là giáo dục ba cô con gái thành những tiểu thư nết
na và có học vấn. Cuộc đời bà gắn liền với Tara và cũng chết trên mảnh đất này.
Tiếp theo đó là Scarlett O’Hara đây là nhân vật có nhiều nội tâm và cá tính,
khác hẳn với cô chị, Susan Eleanor O’Hara lại là một cô gái lười biếng lúc nào cũng
chỉ nghĩ đến chưng diện những bộ quần áo hay dành cả ngày để tán ngẫu với những
cô gái khác về chiếc khăn nhung lụa, những chàng trai trong những buổi tiệc. Susan



không có nhiều mối bận tâm trong cuộc sống.
Cô em gái út Caroline Irene "Carreen" O’Hara cô gái hiền lành tốt bụng, ở cô
có thêm nhiều hơn những tính cách yêu kiều của một thục nữ, cô không xuất hiện
nhiều trong tác phẩm nhưng mỗi lần xuất hiện cô luôn tạo được những ấn tượng đẹp
trong mắt bạn đọc. Sau này vì không quên được cái chết của Brent - vị hôn phu mà cô
dành trọn cả tói tim nên Caronile tìm sự thanh thản trong tu viện và không yêu thêm
một ai. Cô giữ trọn trái tim và tình yêu cho người chồng đã chết.
Ngoài ba cô con gái gia đình O’Hara còn có thêm ba cậu con trai nhưng họ đã
chết từ khi chỉ còn là những đứa trẻ, tạo hóa không cho họ được khỏe mạnh và sống
trọn kiếp người.
Người cuối cùng được nhắc tói trong gia đình này đó là Will Benteen: Một
người lính Liên minh miền Nam dừng chân ở Tara trên đường trở về quê hương sau
khi đầu hàng và ở lại luôn tại đó đế giúp đỡ Scarlett, yêu Carreen nhưng cuối cùng
kết hôn với Suellen để làm dịu đi mối quan hệ gia đình căng thẳng.

2.1.2.

Gia đình Wilker
Cùng tồn tại với gia đình O’Hara trên hạt Georia có rất nhiều gia đình quý tộc

trong đó có gia đình Wilker - một gia đình tử tế và có nhiều điều tốt đẹp cai trị đồn
điền Twelve Oaks.
Làm chủ gia đình là John Wilkes - chủ đồn điền Twelve Oaks và là cha của
Ashley, Honey và India
Ashley Wilker là nhân vật được chú ý nhiều nhất trong gia đình, chàng là
người có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và tổ quốc
India Wilker em gái của Ashley một cô gái tính tình ngang bướng, cô cũng có
môt người chồng đính hôn đó là Stuart Tarleton, nhưng anh đã tử trận trong thời gian
anh tham gia chiến tranh, India quyết định ở vậy và không yêu thêm một ai nữa để
giữ trọn tình yêu cho chồng. Cô chuyển về ở với bà Pitty là người cô của mình sau

khi Scarlett lấy Rhett.
Dưới Ashley còn có một người em gái nữa đó là Honey Wilker, đó là cô gái
tính tình cũng ngang bướng như cô chị. Chỉ vì nói xấu Scarlett mà Honey mất đi vị
hôn phu Charles Hamiton, Honey làm Scarlett nổi giận và quyết định lấy hôn phu của
cô làm chồng trong một sự vội vàng và bất ngờ.
Gia đình Wilker là đồn điền láng giềng với gia đình O’Hara, họ có mối quan


hệ thân thiết và thường xuyên cho những đứa con của mình được phép chơi với nhau
từ khi chúng là những đứa trẻ, vì vậy nên Scarlett mới có cơ hội biết Ashley và yêu
chàng với một trái tim mãnh liệt nhất.
Gia đình Wilker có truyền thống yêu sự lãng mạn và nghệ thuật, điển hình là
cậu con trai cả, anh rất có thẩm mĩ trong việc đánh giá một tác phẩm văn học và cả
người cha cũng vậy.
Là một gia đình hiếu khách họ luôn chuẩn bị những bàn tiệc khang trang,
những món ăn ngon và những gì lịch sự nhất cho mọi người trong buối dã yến ngoài
trời trước khi chiến tranh ập tới, ông chủ John là người chu đáo và tôn trọng những vị
khách đến với gia đình bằng những niềm hân hoan.
“Những dãy bàn kê dài, phủ bằng loại vải đẹp nhất của gia đình Wilker, được
đặt vào những nơi có bỏng mát rậm nhất, hai bên là những bãng dài không lung dựa.
Nhữỉĩg chỉêc ghế nệm gòn và những gối lót được đặt rải rác ở những chỏ trống, dành
cho những người không thích ngồi băng.
Được đặt ở một khoảng cách vừa đủ cho thực khách khỏi bị khói, là những hố dài
đang nướng thịt và một cải nồi sắt to nghi ngủt mùi xốt thịt nướng và mùi xốt
Brunxwick. Ong Wilker luôn có mười tên da đen bận rộn bưng mâm chạy tới chạy lui
đế phục vụ thực khách. Ớ sân sau cùng còn có một bếp lò khác dành cho gia nhân, xà
ích và các cô hầu gái của thực khách mở tiệc riêng. Thực phấm của chủng gồm cỏ
bảnh bột bắp nướng, khoai mỡ và dồi heo, món lòng thủ mà bọn da đen thích nhất,
và nếu đang mùa dưa hấu, bọn chủng sẽ được một bữa thỏa thích. ” [tr.149 tập 1]
Chỉ với những chi tiết nhỏ nhặt cũng có thể thấy gia đình Wilker là một nơi

gia giáo và cẩn thận.

2.1.3.

Gia đình Hamiton
Có mối liên quan mật thiết với hai gia đình Wilker và O’Hara, Hamiton cũng

nằm trong hạt này, đó là một gia đình có rất ít người nhưng những người đó cũng đủ
đế làm lên phấm hạnh của gia đình. Không có nhiều đất đai như hai nhà kia nhưng
Hamiton cũng có những mảnh đất ở Atlata - một thành phố lớn và nhộn nhịp, đó cũng
là ngôi nhà mà Scarlett ở sau khi chồng thứ nhất của cô qua đời.
Đại tá William Hamiton là cha của hai đứa con, ông không được nhắc đến
nhiều vì những gì còn tồn tại trong tác phẩm là một người đã chết.


Henry Hamiton, chú của Melanin và Charles, em trai ngài William là một luật
sư sống tại Atlata. Ồng được biết đến là một người vui vẻ, giúp đỡ rất nhiều cho
những người phụ nữ trong gia đình khi chồng của họ tham gia chiến tranh.
Melanin Hamiton là con gái của gia đình Hamiton nhưng sau này lấy Ashley
Wilker và làm con dâu trong gia đình họ. Là một người phụ nữ tuyệt vời về phẩm
hạnh và nhân cách, cô là người biết thông cảm và luôn vị tha bao dung.
Charier Hamiton em trai của Melanin, chàng trai nhút nhát, rụt rè nhưng tốt
bụng. Mê đắm sắc đẹp của Scarlett và hạnh phúc biết bao nhiêu khi lấy được nàng về
làm vợ. Nhưng số phận không mỉm cười với Charles khi chàng phải ra đi quá vội vã,
chỉ được ở với người vợ yêu thương đúng hai tuần rồi tham gia chiến tranh và hy sinh
mà chưa kịp nhìn mặt đứa con trai của mình. Charles chết vì bệnh đậu mùa ở khu trại
lính khi tuối đời còn rất trẻ.
Bà cô Pitty Hamiton là em gái của ngài William, một tâm hồn trẻ thơ bọc trong
thân xác của người đàn bà mập mạp. Bà không có chồng vì trí não còn chưa phát triển
đầy đủ, bà luôn cảm thấy xấu hổ với mọi thứ. sống cùng với Scarlett và Melanin trong

thời gian dài chồng của họ đi tham gia chiến đấu, sau này bà đi Macon lánh nạn khi
chiến tranh đuối đến Atlata.
Đó là ba gia đình quan trọng nhất trong hệ thống những người da trắng nắm
quyền cai trị, ngoài ra trên hạt Georia còn có một số gia đình khác như gia đình
Tarleton, gia đình Fontaine, gia đình Munroe, gia đình Calvert, gia đình Merriwether,
gia đình Meade, gia đình Elsing và gia đình Rhett Butler. Tất cả những gia đình đó
đều là người da trắng, họ có đất đai, có quyền lực trên mảnh đất miền Nam nước Mĩ,
những gia đình này đều giàu có khi chiến tranh chưa ập đến nhưng khi chiến tranh
qua đi mỗi nhà đều có một số phận khác nhau. Có gia đình vực dậy được mặc dù nó
chỉ là số ít và hầu như họ trắng tay và không cách nào thoát được cảnh nghèo khó.
Những gia đình này có những đặc điểm chung giống nhau và bên cạnh đó cũng
có đặc điếm riêng khác nhau, không nhà nào giống nhà nào.
Điểm chung lớn nhất của các gia đình này là họ cùng sống trên hạt Geogra, là
những ông chủ và vô cùng giàu có. Mỗi gia đình đều có những đồn điền của riêng
mình và phát triển kinh tế tự túc trên mảnh đất đó. Đa số những người da trắng đều


rất thích tiệc tùng, họ luôn tổ chức những bữa tiệc, dã yến trong nhà mình và mời
những gia đình khác tới tham dự. Phần lớn trong các gia đình đó đều rất gia giáo, họ
luôn coi trọng lễ nghi và có lòng hiếu khách vô cùng lớn.
về điểm riêng thì mỗi trang trại, đồn điền lại có quy định khác nhau tùy thuộc
vào ông bà chủ của gia đình. Mỗi trang trại đều có cung cách làm việc khác nhau mà
không ảnh hưởng từ trang trại khác. Chẳng hạn ở Tara, truyền thống ở nơi đây là
không được bỏ mặc những người nghèo khố trong cơn đói khát. Đó ắt hắn bắt nguồn
từ Gerald - ông chủ tốt bụng của đồn điền, luôn giúp đỡ những người có hoàn cảnh
khó khăn hơn mình và không bỏ qua bất kỳ ai cần sự giúp đỡ của ông.

2.2.

Hệ thống nhân yật da đen sống kiếp nô lệ

Tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” luôn có hai hệ thống nhân vật song song

cùng tồn tại và hầu như không thể tách rời đó là tuyến nhân vật da trắng và tuyến
nhân vật da đen. Neu nhân vật da trắng luôn nắm mọi quyền lực thì tuyến nhân vật da
đen lại hoàn toàn ngược lại, họ chỉ là những người hầu kẻ hạ không có nổi một thứ gì
trong tay ngoài sức khỏe. Họ không được quyết định bất cứ điều gì kể cả quyền sống
còn của mình. Những người nô lệ da đen được dùng tiền để trao đổi mua bán như
những thứ hàng hóa ngoài chợ, số phận của họ ra sao cũng không được quá coi trọng.
Có những người may mắn được sống trong những đồn điền có ông chủ tốt bụng thì
cuộc sống đỡ vất vả, còn những người không gặp được chủ tốt bụng thì kiếp sống vô
cùng bèo bọt.
Hai tuyến nhân vật này bổ sung và hỗ trợ cho nhau, có thể tuyến nhân vật này
làm rõ được quyền thống trị của tuyến kia cũng có lúc tuyến kia đi sâu vào thân phận
nhỏ bé của tuyến nhân vật này.
Đặc điểm chung của những người da đen là sống hết đời với gia đình nhà chủ
họ phải làm tất thảy mọi việc trong nhà dù là to hay nhỏ nhặt.
Hệ thống nhân vật da đen xuất hiện vô cùng nhiều trong tác phẩm trong đó có
một số nhân vật tiêu biểu được nhắc đến.
Đầu tiên là Mammy bà vú nuôi của gia đình O’Hara, Mammy có lịch sử chăm
sóc lâu năm nhất trong gia đình O’Hara. Bà về đồn điền Tara cùng với Ellen khi cô
lấy ông Gerald làm chồng. Người vú nuôi này có tính rất cấn thận chăm sóc cho mấy
cô tiểu thư từ bữa ăn đến giấc ngủ, là một người tận tụy trong công việc.


“Ellen bước tới cái kệ trên ỉò sưởi lay xâu chuôi trong cái hộp trảm xà cừ
nhưng Mammy ngăn lại một cách quả quyết:

-

Thưa bà Ellen, bà cần phải ăn một chút trướckhi đọc kinh.


-

Cám ơn Mammy, nhưng tôi không đói.

-

Tôi sẽ tự tay dọn cho bà và bà phải ăn mới được.

Trán nhẫn tít vì bực dọc, bà bước xuống nhà bếp, gọi lớn:

-

Pork, bảo con bếp nhúm lửa, bà Ellen về rồi. ” [tr.106; tập 1]
Tuy nhiên Mammy cũng rất nghiêm khắc khi



nuôi dạy chị em Scarlett,

luôn đề cập đến những chuyện như một tiếu thư quý phái và có giáo dục

phải có dáng đi như thế nào, hành động cử chỉ ra sao, khi cười phải nhỏ nhẹ, nói năng
nhẹ nhàng, ăn uống lịch sự... Bà có hàng ngàn vấn đề mỗi ngày nhưng chưa một suy
nghĩ nào bà nghĩ cho mình cả, tất cả đều là cho những người chủ đáng kính mà bà tôn
trọng.
Thứ hai trọng hệ thống nhân vật này đó là Pork, một người ở trung thành của
gia đình O’Hara và cũng là tên nô lệ đầu tiên trong gia đình này. Pork yêu Dilsey một
nô lệ da đen của đồn điền khác, anh ta đã đắn đo suy nghĩ cả nghìn lần mới dám ngỏ
lời nhờ ông Gerald giúp đỡ. Với bản tính tốt bụng Gerald không khó khăn gì khi

quyết định mua Disley về và gả cho Pork. Anh ta rất cảm kích với ân nghĩa này
nguyện một đời theo chủ trung thành và bảo vệ gia đình.
Con gái của cặp nô lệ da đen trên là Prissy, một đứa trẻ ít tuổi, khi Scarlett sinh
bé Wade với người chồng đầu tiên em chính là vú em cho đứa trẻ đó. Prissy phải làm
người hầu từ khi còn khá nhỏ vì không được lựa chọn số phận như bao người da đen
khác nên em phải rời xa hố mẹ và đi theo Scarlett tới mọi nơi cô đi.
Big Sam là tên người giúp việc cũ của gia đình O’Hara, một người da đen
khỏe mạnh, anh đã buộc phải rời bỏ gia đình trong những ngày chiến tranh tàn phá và
phải lên đường đi đào hầm trú ẩn cho quân đội miền Nam. Sau này anh gặp lại
Scarlett trong lúc nàng bị một tên da trắng nghèo khố và một tên da đen tấn công và
chuấn bị cưỡng hiếp, Big Sam vẫn nhớ ân tình ngày xưa đã nhận được từ Gerald nên
không ngần ngại ra tay giúp đỡ cứu Scarlett ra khỏi nơi tăm tối đó.
Tác giả có một sự trân trọng rất lớn khi xây dựng tuyến nhân vật này hầu như


toàn là người có phẩm chất tốt, dù có mang màu da như thế nào và thân phận ra sao
họ hoàn toàn vẫn một lòng trung thành với chủ.
Và nhân vật Peter cũng có một phấm chất tốt đẹp như thế, bác là một nô lệ già
của gia đình Hamiton, vô cùng trung thành và tôn trọng chủ của mình. Khi Ashley và
Charles đi chiến đấu bác là người đàn ông duy nhất chăm sóc cô Pitty, Melanin và
Scarlett. Bác còn cảm thấy khó chịu khi Rhett Butler hay đến làm phiền gia đình và
không có thái độ lịch sự với Scarlett. Ở bác người ta tìm thấy một sự nể phục cho
lòng trung thành và có nghĩa khí.
Tuyến nhân vật da đen được xây dựng đồng hành vói tuyến nhân vật da trắng
để tìm thấy sự đối lập giữa hai kiếu nhân vật này, tuy nhiên nhũng người da đen vẫn
có những phẩm chất riêng tốt đẹp mà người da trắng không phải ai cũng có. Họ có
sức khỏe, có sự cần cù chăm chỉ trong lao động và hơn hết họ có sự trung thành và hy
sinh tất cả chỉ vì chủ của mình. Ở những người da đen họ có tấm lòng tói ngược với
màu da của mình, có niềm tin dù cho cuộc sống không phải lúc nào cũng tốt đẹp. Và
quan trọng nhất họ vẫn sống và vươn lên dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sự sống luôn

được duy trì, không bao giờ bị dập tắt.

2.3.

Hệ thống nhân vật không có tên
Bên cạnh hai tuyến nhân vật điển hình trên còn một hệ thống nhân vật hết sức

đặc biệt đó là những nhân vật không có tên.
M.Mitchell xây dựng được một hệ thống nhân vật vô cùng đa dạng mà trong
đó những nhân vật không có tên chiếm rất nhiều trong tác phấm, họ xuất hiện ở khắp
mọi tình huống, họ đặc biệt về cách xuất hiện, mục đích xuất hiện và có ý nghĩa trong
những lần xuất hiện đó.
Nhân vật không có tên được chia thành nhiều loại khác nhau có khi là sự xuất
hiện của một đám nô lệ phục vụ ngoài trời, cũng có khi đó là nhân vật quần chúng, đó
cũng có thể là một tốp người da đen đang trên đường đi đào hầm trú ẩn, đó là quân
lực lượng miền Nam và đó cũng là quân Yankee... . Mỗi nhân vật xuất hiện đều có ý
đồ riêng của tác giả song không thể phủ định tầm quan trọng của những nhân vật
không tên đó.
“Cuốn theo chiều gió” là tác phẩm được kể theo thời gian tuyến tính do vậy mà


×