Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Điện ảnh trong làn sóng văn hóa hàn quốc và ảnh hưởng của nó tới giới trẻ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (636.97 KB, 35 trang )

ĐIỆN ẢNH TRONG LÀN SÓNG VĂN HÓA HÀN QUỐC
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM
Phan Thị Oanh
Trung tâm Nghiên cứu Hàn Quốc
Trước khi Làn sóng văn hóa Hàn Quốc xuất hiện, thế giới chỉ biết đến cái tên
Nam Triều Tiên (South Korea) đối lập với Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên
(North Korea) trên cùng một bán đảo Hàn bị chia cắt do cuộc chiến tranh (19501953), hay một “Kỳ tích sông Hàn”, một “Con rồng châu Á” nhờ vào sự phát triển
kinh tế được xem là câu chuyện thành công nhất của thế kỷ XX.
Hàn lưu xuất hiện là một sự kiện mang tính lịch sử, đánh dấu sự mở đầu trong
việc đưa văn hóa Hàn Quốc ra thế giới, nâng cao vị thế văn hóa Hàn Quốc trên bản
đồ văn hóa thế giới. Trong suốt chiều dài lịch sử 5.000 năm với nền văn hóa truyền
thống đậm đà bản sắc dân tộc chưa bao giờ văn hóa Hàn Quốc lại được hâm mộ ở
nước ngoài như bây giờ. Hàn lưu đã chuyển tải tới thế giới hình ảnh về một đất nước
Hàn Quốc trẻ trung, năng động và hấp dẫn với một nền văn hóa kết hợp hài hòa giữa
truyền thống và hiện đại.
Điện ảnh đóng vai trò tiên phong cho sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Làn
sóng văn hóa Hàn Quốc, từ các nước trong khu vực châu Á vươn rộng ra khắp thế
giới và để lại dấu ấn ở hầu hết các quốc gia mà nó tràn tới.
Việt Nam là quốc gia đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á du nhập Làn sóng
văn hóa Hàn Quốc ngay từ thời kỳ đầu và chịu ảnh hưởng sâu đậm từ Làn sóng văn
hóa Hàn Quốc trong lĩnh vực điện ảnh. Phim Hàn Quốc với những thước phim sâu
lắng, lãng mạn về tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, quốc gia, dân tộc đậm chất Á
Đông, cùng với nhạc phim tuyệt vời đã tạo nên hiệu ứng mạnh đối với người Việt
Nam, đặc biệt là giới trẻ.
Nghiên cứu này sẽ khái quát lịch sử điện ảnh Hàn Quốc, làm rõ vai trò
của điện ảnh trong Làn sóng văn hóa Hàn Quốc và nêu ra những ảnh hưởng của điện
ảnh Hàn Quốc tới giới trẻ Việt Nam.
1.

Sơ lược về sự hình thành và phát triển của điện ảnh Hàn Quốc


1.1.

Thời kỳ sơ khai đến chiến tranh Nam Bắc Hàn (~ năm 1953)

- Giai đoạn trước 1945
Qua Du hành ký của một du khách người Mỹ tên là Elias Burton Holmes công
bố khoảng giữa năm 1901-1902, năm 1899, những thước phim đầu tiên đã được
công chiếu tại Hàn Quốc. Trong thời gian ở lại Seoul, ông đã đi khắp thành Seoul,
ghi lại phong cảnh, con người nơi đây bằng camera rồi đem chiếu trước Hoàng gia
Chosun (Triều Tiên). Như vậy, sự manh nha của điện ảnh Hàn Quốc có thể coi là bắt
đầu từ năm 1899, tức là chỉ ít năm sau buổi trình chiếu cuốn phim đầu tiên của anh
em nhà Luymie tại nhà hàng “Grand Café de Paris”.


Tuy nhiên, căn cứ vào mẩu quảng cáo trên báo Hwang Seong thì buổi chiếu
phim chính thức trước công chúng Hàn Quốc đầu tiên là ngày 23 tháng 6 năm 1903
tại xưởng máy của công ty điện lực Han Seong ở thủ đô Seoul.
Trước khi bị Nhật Bản chính thức đô hộ, tại thủ đô Seoul và các thành phố lớn
của Hàn Quốc, các nhà hát được xây dựng hàng loạt, nhưng phần lớn do người Nhật
làm chủ, chỉ một số ít là của người Hàn Quốc. Các bộ phim trình chiếu vào thời kỳ
này đều được nhập khẩu từ châu Âu và Mỹ.
Ngày 27 tháng 10 năm 1919 là dấu mốc vô cùng quan trọng của ngành công
nghiệp điện ảnh Hàn Quốc, đó là sự ra đời của bộ phim đầu tiên do người Hàn Quốc
sản xuất với tựa đề Uirijeok Gutu (Sự trả thù chính đáng). Bộ phim được sản xuất
theo thể loại Kino drama (Kịch No là sự kết hợp giữa biểu diễn kịch trên sân khấu
với việc chèn thêm hình ảnh chuyển động), rất thịnh hành tại Nhật Bản từ năm 1897
đến năm 1915. Bộ phim này gắn liền với tên tuổi của ông chủ nhà hát Dan Seong Sa
người Hàn Quốc Park Seung Pil (1875-1932) và Kim Do San (1891-1921). Mặc dù
đây không phải là bộ phim hoàn chỉnh nhưng có ý nghĩa vô cùng to lớn vì nó là tác
phẩm nghệ thuật đầu tiên của Hàn Quốc, là tác phẩm thể hiện sự tự hào dân tộc ở

việc nó được sản xuất bằng vốn của người Hàn Quốc, ngoài công việc quay phim
phải nhờ đến người Nhật ra, tất cả các công việc còn lại đều do người Hàn Quốc tự
làm. Và, điều quan trọng hơn là sự ra đời của bộ phim mở đường cho sự ra đời của
hàng loạt tác phẩm khác được làm theo lối kịch No như Shiwoojeong (1919), Jigi
(1920), Janghanmong (1920)… Năm 1966, chính phủ Hàn Quốc đã lấy ngày 27
tháng 10 là “Ngày phim” của Hàn Quốc1.
Ngày 9 tháng 4 năm 1923, bộ phim câm Wonlha ui maengseo (Lời thề dưới
ánh trăng) của đạo diễn Yun Baek Nam công chiếu, mở đầu cho thời đại phim câm
tại Hàn Quốc và chỉ trong khoảng 10 năm, từ năm 1926 đến năm 1935 đã có tới 7
công ty phim2 được thành lập và gần 80 tác phẩm ra đời với chất lượng ngày một
nâng cao, trong đó phải kể đến bộ phim Arirang của đạo diễn Na Un Kyu công chiếu
vào tháng 9 năm 1926. Bộ phim được đánh giá cao về mặt nghệ thuật cũng như
thông điệp mà nó muốn truyền tải là thay đổi nhận thức của người dân Hàn Quốc,
đấu tranh giành độc lập, thoát khỏi ách thống trị của thực dân Nhật và nó trở thành
nguồn cảm hứng cho các nhà sản xuất phim Hàn Quốc muốn sản xuất phim dựa trên
nguyên tắc của chủ nghĩa hiện thực dân tộc. Kỷ nguyên vàng của phim câm Hàn
Quốc chỉ kéo dài đến giữa những năm 30 do sự đàn áp dã man và chính sách kiểm
duyệt nghiêm ngặt của thực dân Nhật.
Những năm cuối thập niên 30, ngành công nghiệp điện ảnh của Hàn Quốc
chứng kiến sự xuất hiện của thể loại phim có tiếng. Năm 1935, bộ phim có tiếng đầu
tiên của Hàn Quốc với tựa đề Chun Hyang Jeon (Xuân Hương truyện- chuyển thể từ
câu chuyện cổ của Hàn Quốc) do hai anh em Lee Pil Woo phụ trách ghi âm, hiện
1
2

)정종화 (Jeong Jong Hwa), 한국영화사 (Lịch sử điện ảnh Hàn Quốc)(2008), pg 2
) Darcy Paquet, A Short history of Korean film, />

3


) Do đế quốc Nhật lập ra và điều hành, hoàng đế Phổ Nghi nhiếp chính. Tuy có tên như vậy nhưng người Mãn chỉ là
một phần thiểu số ở Mãn Châu quốc, còn nhóm dân tộc đa số là người Hán. Ngoài ra còn có người Triều Tiên, Nhật,
Mông Cổ và những nhóm thiểu số khác.
4) 정종화(Jeong Jong Hwa), 한국영화사(Lịch sử điện ảnh Hàn Quốc) (2008), pg99.
5
) Darcy Paquet, A Short history of Korean film, />6
) Darcy Paquet, A Short history of Korean film, />7
) Kinh Vũ, Điện ảnh Việt Nam: Theo Hàn Quốc khó hay dễ?, />23/5/2007.
8
) Dẫn theo />9
Korean Culture and Information Service (2011), The Korean Wave A New Pop Culture Phenomenon, pg21.
10
Lý Xuân Chung, Hàn lưu tại một số nước Châu Á, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7 năm 2013.
11
Nguyễn Ngọc Thơ. Giá trị của Hàn lưu trong nền văn hóa đương đại Việt Nam. Trên địa chỉ trang web Trường đại
học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh ngày 14/5/2013
/>12
Park, Kang Ah (2008). The growth of cultural industry and the role of government : the case of Korea. Publisher:
Massachusetts Institute of Technology. Tại địa chỉ />13Kim

Sue-young (2008). Korean Wave Hallyu Abroad Waning trên địa chỉ

/>Jeong Hyeon ji (2008) .The Korean Food Wave trên />15
K-pop 넘어 판소리. 뮤지컬...한류 새 지평 열다.
/>16
Tương đương 223 tỷ đồng Việt Nam
17
Kim Myeong Hye, Hàn lưu giữa ngã ba đường – hiện trạng và những tồn tại của Hàn lưu, Tạp chí Hàn Quốc , số
2 tháng 12 năm 2012.
18

Kim Myeong Hye, Hàn lưu giữa ngã ba đường – hiện trạng và những tồn tại của Hàn lưu, Tạp chí Hàn Quốc , số
2 tháng 12 năm 2012.
19
Donald Macityre (2001). Korea's Big Moment. Time Magazine 10/9/2001 trên địa chỉ
/>20
Onishi, Norimitsu (2005). South Korea adds culture to its export power. Asia Pacific 29/6/2005 tại
/>21
/>22
Lee, Claire (2011). "Remembering ‘Winter Sonata,’ the start of hallyu. The Korea Herald 30/12/2011 trên địa chỉ:
/>23
Lee, Claire "Remembering ‘Winter Sonata,’ the start of hallyu. The Koren Herald 30/12/2011 trên địa chỉ:
/>14

Mee-yoo, Kwon (2011). Int’l fans visit Korea for Seoul Drama Awards . Korea Time ngày 30/8 trên
/>24

25

K- Pop video set new record on Youtube trên Soomoi ngày 2/2/2012
/>26
/>27
Gangnam style gallop to over a million sale in the UK trên
/>28
Nguyễn Vinh, Hàn lưu vấn đề tự giải mã trên hay Kỷ yếu hội thảo quốc tế Tìm hiểm làn sóng văn hoá ở châu Á do hội Phụ nữ truyền thông , quỹ Tài
trợ truyền thông và đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM tổ chức ngày, 26/6/2012 tại Đại học khoa học xã
hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh
29
Phạm Hải (8 tháng 1 năm 2011). "Làn sóng " càn quét làng giải trí châu Á”. Báo Thanh Niên online trên địa chỉ
/>


30

Thiều Hà Quang Nghĩa (2013). Làn sóng điện ảnh Hàn quốc trên địa chỉ />31
/>32
/>33
N.T.U (2005). Phim tình cảm có kinh phí lớn nhất Hàn Quốc trên
/>34
VTV News (2013). Kim Suro - Phim cổ trang Hàn “ngốn” chi phí khủng. Trên địa chỉ
/>35
Hoàng Vy (2012). Lee Byung-hun nhận cát-sê bao nhiêu cho vai Hoàng đế giả mạo. Trên địa chỉ online của Đài
Phát Thanh và truyền hình Bình Dương ngày 23/10/2012 tại />36
Thiều Hà Quang Nghĩa (2013). Làn sóng điện ảnh Hàn quốc trên địa chỉ />37
2013. Công nghệ làm phim Hàn Quốc trên địa chỉ />38
Ngọc Hằng (31/5/2013). Hàn Quốc đưa văn hóa ra thế giới bằng bộ phim hấp dẫn. Tại địa chỉ
/>39
Thiều Hà Quang Nghĩa (2013). Làn sóng điện ảnh Hàn quốc trên địa chỉ />40
Sinh viên (2002). Bốn yếu tố làm nên thành công của điện ảnh Hàn. Theo báo VN Express online
/>41
Thiều Hà Quang Nghĩa (2013). Làn sóng điện ảnh Hàn quốc trên địa chỉ />42
2013. Công nghệ làm phim Hàn Quốc trên địa chỉ />43
Phạm Mi Ly (2011). Khán giả Hàn bực mình vì quảng cáo trên phim truyền hình. Theo Vietnam Express ngày
22/1/2011
/>44
Phương Nam (2013). Hoollywood tấn công Hàn Quốc. Trên Sài gòn giải phóng online ngày 21/4
/>45
Ngọc Hằng, Hàn Quốc – đưa văn hóa ra thế giới bằng những bộ phim hấp dẫn trên địa chỉ />46
"2012년 1분기 콘텐츠산업 동향분석보고서 (애니메이션/케릭터산업편)" [Contents Industry Trend
Analysis Report (Animation/Character Industries) 1st quarter, 2012] (in Korean). Korea Creative
Contents Agency. July 2012. Retrieved 13 August 2012.
47. 2012년 1분기 콘텐츠산업 동향분석보고서 (출판/만화산업편)" [Contents Industry Trend Analysis

Report (Publishing/Cartoon Industries) 1st quarter, 2012] (in Korean). Korea Creative Contents
Agency. July 2012. Retrieved 13 August 2012.
a b
48^
2012년 1분기 콘텐츠산업 동향분석보고서 (출판/만화산업편)" [Contents Industry Trend
Analysis Report (Publishing/Cartoon Industries) 1st quarter, 2012] (in Korean). Korea Creative
Contents Agency. July 2012. Retrieved 13 August 2012.
49
"2012년 1분기 콘텐츠산업 동향분석보고서 (애니메이션/케릭터산업편)" [Contents Industry Trend
Analysis Report (Animation/Character Industries) 1st quarter, 2012] (in Korean). Korea Creative
Contents Agency. July 2012. Retrieved 13 August 2012.
50
"2012년 1분기 콘텐츠산업 동향분석보고서 (게임산업편)" [Contents Industry Trend Analysis Report (Gaming
Industry) 1st quarter, 2012] (in Korean). Korea Creative Contents Agency. July 2012. Retrieved 13 August 2012.
51. ^ "2012년 1분기 콘텐츠산업 동향분석보고서 (지식정보산업편)" [Contents Industry Trend Analysis Report
(Knowledge/Information Industry) 1st quarter, 2012] (in Korean). Korea Creative Contents Agency. July 2012.
Retrieved 13 August 2012.
52 . ^ "2012년 1분기 콘텐츠산업 동향분석보고서 (영화산업편)" [Contents Industry Trend Analysis Report
(Movie Industry) 1st quarter, 2012] (in Korean). Korea Creative Contents Agency. July 2012. Retrieved 13 August
2012.


trường và Lee Myeong Woo làm đạo diễn và quay phim, công chiếu tại rạp Dan
Seong Sa ngày 4 tháng 10. Mặc dù đây là tác phẩm được coi là thành công cho thể
loại phim có tiếng lúc bấy giờ nhưng lời thoại không nhiều, phần âm nhạc lại sử
dụng âm nhạc phương Tây, không phù hợp với nội dung cổ của câu chuyện…
Năm 1937, sau khi xâm lược Trung Quốc, đế quốc Nhật ban hành Luật phim
Mãn Châu nhằm thống nhất việc sản xuất, xuất nhập khẩu, cung cấp, công chiếu
phim tại Mãn Châu quốc3. Năm 1939, Nhật ban hành Luật phim Nhật Bản, năm
1940, áp dụng Pháp lệnh phim Triều Tiên tại Hàn Quốc.

Năm 1942, có thể nói là khoảng thời gian đen tối của điện ảnh Hàn Quốc khi
Nhật Bản buộc đóng cửa các công ty điện ảnh của Hàn Quốc và thành lập công ty
53

. ^ "2012년 1분기 콘텐츠산업 동향분석보고서 (영화산업편)" [Contents Industry Trend Analysis Report
(Movie Industry) 1st quarter, 2012] (in Korean). Korea Creative Contents Agency. July 2012. Retrieved 13 August
2012.
54
^ "2012년 1분기 콘텐츠산업 동향분석보고서 (음악산업편)" [Contents Industry Trend Analysis Report (Music
Industry) 1st quarter, 2012] (in Korean). Korea Creative Contents Agency. July 2012. Retrieved 13 August 2012.
55
Dẫn theo Điện ảnh ngày nay” số 69 năm 2000, trang 51
56
Điện ảnh ngày nay” số 69 năm 2000, trang 56
57
www.bugs.co.kr.
58
Thiều Hà Quang Nghĩa. Làn sóng điện ảnh Hàn Quốc. trên địa chỉ
/>59
2011年3月31日アクセス
60
Xuân Huy (2012). Trào lưu Hàn Quốc xâm nhập vào Việt Nam quá mạnh trên địa chỉ
/>61
Thanh Thúy (2012). Làn sóng văn hóa Hàn tấn công giới trẻ phần 1
/>62
Jung Bong Choi 2004: “Hallyu (The Korean wave): A cultural tempest in East and South East Asia”. USA Today,
Dec 9.
63

한국콘텐츠진흥원(Viện phát triển công nghiệp văn hóa Hàn Quốc), 국가별 한류 콘텐츠

수출동향과 한국 상품 소비인식 분석 (Xu hướng xuất khẩu nội dung Hàn lưu và phân tích nhận
thức tiêu dùng các sản phẩm Hàn Quốc tại một số quốc gia), 코카포커스, 2012-05호(통권53호),
pg10.
64

Na Misu và Van Thuy Hien (2004). Understanding the ’Korean Wave’ in Vietnam
. />65
/>66
Theo VnMedia (2011). Ngỡ ngàng cơn sốt Hàn xâm chiếm văn hóa Việt trên địa chỉ
/>67
KBS word (2012). Dulịch chữa bệnh tại Hàn Quốc một làn sóng văn hóa Hàn mới trên địa chỉ
/>68
KBS word (2012). Dulịch chữa bệnh tại Hàn Quốc một làn sóng văn hóa Hàn mới trên địa chỉ
/>69
Phan Thị Thu Hiền (2008). Sức hấp dẫn nữ tính của Hàn lưu ở Đông Nam Á, bài viết được Báo cáo đã trình bày
và in kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc tế Hàn Quốc học ở Đông Nam Á, tổ chức tại ĐHTH Chulalongkorn, Bangkok,
Thailand, 10/2008.
70
/>71
Vương Tâm (2012). Văn hóa Hàn đã xâm nhập giới trẻ Việt như thế nào trên trang
/>

TNHH phim Chosun với mục tiêu sản xuất ra những bộ phim không dùng tiếng Hàn
Quốc nhằm tạo ảo giác người Hàn Quốc không còn tồn tại, họ là người Nhật Bản.
- Giai đoạn 1945-1953
Ngày 15 tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng quân đồng minh, bán đảo Hàn được
giải phóng nhưng đặt dưới sự kiểm soát của quân đội Mỹ ở phía Nam, quân đội Liên
Xô ở phía Bắc vĩ tuyến 38. Trước sự chi phối của xu hướng chính trị, xã hội, giới
điện ảnh Hàn Quốc bắt đầu hình thành một trật tự mới. Năm 1945, thành lập Hội
kiến thiết điện ảnh Chosun, đạo diễn Yun Baek Nam được bầu làm Chủ tịch. Năm

1946, hội sinh viên thành lập Hội đồng minh điện ảnh Chosun và Câu lạc bộ đạo
diễn điện ảnh Chosun. Cũng trong năm 1946, quân đội Mỹ thực thi pháp lệnh điện
ảnh mới tại Hàn Quốc, Hội kiến thiết điện ảnh Chosun được giao sản xuất phim tài
liệu cho quân đội Mỹ. Trong thời gian này, một số đạo diễn vẫn tự sản xuất phim
theo thể loại kịch No, phim câm 16mm. Bộ phim Jayu Manse (Tự do muôn năm,
1946) của đạo diễn Choi In Gyu là bộ phim khởi đầu cho thể loại phim giải phóng
thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Nhật. Bộ phim ca ngợi tinh thần yêu nước,
chống Nhật mạnh mẽ và nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của khán giả.
Sau giải phóng 1945, môi trường sản xuất phim ổn định, số lượng phim sản
xuất ở Hàn Quốc tăng lên theo từng năm, cụ thể, 4 bộ (năm 1946), 13 bộ (năm
1947), 22 bộ (năm 1948), 20 bộ (năm 1949)4.
Trong những năm chiến tranh 1950-1953, ngành điện ảnh Hàn Quốc gặp vô
vàn khó khăn, những thành tựu đạt được từ trước bị chiến tranh phá hủy hoàn toàn,
việc sản xuất phim gặp nhiều trở ngại do thiếu nhân lực, tài chính, trang thiết bị kỹ
thuật. Mỗi năm ngành điện ảnh Hàn Quốc chỉ sản xuất được khoảng 5-6 bộ phim,
tiêu biểu như Heungbu wa Nolbu (1950) của Lee Kyeong Soon, Samcheonmanui
Kottalbal (1951) của Shin Gyeong Gyun, Nakdonggang (1952) của Jeon Chang
Geun, Taeyangui Gori (1952) của Min Gyeong Sik, Choihooui Yoohok (1953) của
Lee Man Hong.
Sau thỏa thuận ngừng bắn năm 1953, tổng thống Hàn Quốc Rhee Syngman (Lý
Thừa Vãn) tuyên bố miễn thuế cho các rạp chiếu phim với hy vọng vực dậy ngành
công nghiệp điện ảnh của Hàn Quốc. Đặc biệt, Chính phủ còn thành lập Trường
nghệ thuật Seo Ra Byeol với mục đích đào tạo ra những nhà làm phim lỗi lạc cho
Hàn Quốc. Bên cạnh đó, các chương trình viện trợ của nước ngoài cho Hàn Quốc về
công nghệ và thiết bị sản xuất phim cũng tạo đà cho sự hồi sinh của điện ảnh Hàn
Quốc những năm sau này.
1.2.

Thời kỳ sau chiến tranh Nam Bắc Hàn đến nay


- Giai đoạn 1954-1969
Có thể nói, những năm cuối thập niên năm 50 là giai đoạn hoàng kim của
ngành điện ảnh Hàn Quốc. Ngành điện ảnh Hàn Quốc phát triển không chỉ bởi số
lượng phim sản xuất tăng vọt từ 8 phim năm 1954 lên tới 108 phim vào năm 19595


thiết bị, trường quay phục vụ sản xuất phim hiện đại. Trong thời gian này, khán giả
cũng trở lại với các rạp chiếu phim, điển hình là bộ phim Xuân Hương truyện (phiên
bản 1955) đã thu hút tới 200 nghìn lượt khán giả, chiếm 10% dân số Seoul lúc bấy
giờ. Năm 1956, bộ phim Sijipganeunnal (Ngày em đi lấy chồng) của đạo diễn Lee
Byeong Il đã đoạt giải thưởng phim hài kịch hay nhất tại Liên hoan phim châu Á lần
thứ 4. Đây là lần đầu tiên điện ảnh Hàn Quốc được thế giới biết đến.
Năm 1962, tướng Park Chung Hee lên nắm quyền, năm 1963 ông ta đã cho ban
hành luật điện ảnh hà khắc gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sự phát triển của ngành
công nghiệp này như hạn chế số lượng các công ty điện ảnh, kiểm soát mọi mặt về
số lượng phim phát hành, đề tài phim, vấn đề công chiếu, …Bên cạnh đó, điện ảnh
Hàn Quốc cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của một loại hình giải trí
mới, đó là truyền hình. Mặc dù vậy, rất nhiều bộ phim có tính nghệ thuật cao vẫn
được sản xuất cho đến cuối thập kỷ những năm 1960.
- Giai đoạn những năm 1970
Chính sách kiểm duyệt phim ngặt nghèo của Chính phủ đã khiến ngành điện
ảnh Hàn Quốc gặp nhiều trở ngại. Năm 1973, Hội khuyến khích điện ảnh Hàn Quốc
(tiền thân của Hội đồng điện ảnh Hàn Quốc ngày nay), rồi Viện lưu trữ phim Hàn
Quốc được thành lập với nỗ lực khôi phục ngành công nghiệp điện ảnh đã “chết”,
nhưng những nỗ lực đó phải đến những năm 90 mới thành hiện thực. Trong khi đó,
nền điện ảnh của các quốc gia láng giềng như Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản lại
phát triển vượt bậc.
Mặc dù vậy, thời kỳ này cũng chứng kiến sự xuất hiện của các đạo diễn tài ba
như Lee Jang Ho, Ha Gil Jong, Kim Ho Seon với các tác phẩm điện ảnh The
Hometown of Stars (Quê hương của các ngôi sao), Road to Sampo (Đường tới

Sampo)…
- Giai đoạn những năm 1980
Sau những biến cố lịch sử, Hàn Quốc bắt đầu quá trình dân chủ hóa đời sống
chính trị, xã hội, trong đó có ngành công nghiệp điện ảnh, khi Chính phủ nới lỏng sự
kiểm soát. Trước đây, việc sản xuất phim độc lập bị coi là bất hợp pháp, nhưng giờ
đây được phép trong những trường hợp nhất định, cho phép liên kết các công ty điện
ảnh nhỏ thành một tập đoàn lớn. Kết quả là vào cuối những năm 1980, một thế hệ
mới các nhà sản xuất trẻ đã bước vào ngành công nghiệp điện ảnh và cách làm phim
mới có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nền điện ảnh Hàn Quốc sau này. Chính
nhờ sự nới lỏng của luật pháp, ngành điện ảnh Hàn Quốc đã thu được những thành
công nhất định. Thập niên 80 cũng chứng kiến sự trở lại rạp chiếu phim của khán giả
và sự thừa nhận của quốc tế đối với điện ảnh Hàn Quốc sau khi bộ phim Mandala
(1981) của đạo diễn Im Kwon Teak tham gia liên hoan phim Hawai, và Kang Su
Yeon đoạt giải thưởng nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Venice
1987.
Tuy nhiên, trước áp lực đòi mở cửa thị trường đối với phim Mỹ, năm 1986,


Chính phủ Hàn Quốc lại một lần nữa thay đổi Luật điện ảnh. Năm 1988, thực thi
chính sách bãi bỏ hạn chế nhập khẩu đối với phim nước ngoài, các công ty
Hollywood bắt đầu thiết lập văn phòng chi nhánh tại Hàn Quốc, trực tiếp nhập khẩu,
phân phối phim Mỹ tại Hàn Quốc. Kể từ đây phim Hàn Quốc vấp phải sự cạnh tranh
với phim đến từ Mỹ và kết quả là phim nội địa mất dần thị trường trong nước, thậm
chí năm 1993, điện ảnh Hàn Quốc chỉ chiếm 16% thị phần6.
- Giai đoạn những năm 1990
Năm 1992, Bộ phim Story of marriage (Câu chuyện hôn nhân), bộ phim sản
xuất theo thể loại hài chiến tranh của đạo diễn Kim Ui Seok đã thu hút sự chú ý của
khán giả, mở ra một kỷ nguyên mới cho điện ảnh Hàn Quốc. Sự ra đời của bộ phim
này gắn với việc tham gia sản xuất, phát hành, phân phối phim của tập đoàn kinh tế
Samsung. Cũng từ đây, các tập đoàn kinh tế như CJ, Orion, Lotte tích cực tham gia

vào ngành công nghiệp điện ảnh, góp phần không nhỏ vào sự phát triển lớn mạnh
của ngành điện ảnh Hàn Quốc.
Năm 1999, bộ phim bom tấn sản xuất theo “kiểu Hàn Quốc” Shiri (Gián điệp
nhị trùng) của đạo diễn Kang Je Gyu ra đời được coi là bước đột phá của nền công
nghiệp điện ảnh Hàn Quốc. Shiri là bộ phim có kinh phí đầu tư lên đến 8,5 triệu
USD, thu hút 6,5 triệu người xem, tổng doanh thu chỉ tính riêng ở Hàn Quốc là 60
triệu USD tại thời điểm đó7 và trở thành bộ phim ăn khách nhất trong lịch sử điện
ảnh Hàn Quốc, vượt qua cả siêu phẩm Titanic (1997) của Hollywood (với 4,3 triệu
người xem).
Sự thành công của bộ phim Shiri là sự khởi đầu cho cuộc cách mạng về thương
mại hóa điện ảnh của Hàn Quốc, tiếp bước cho các “siêu phẩm” điện ảnh của Hàn
Quốc ra đời ở những năm sau đó như JSA (Khu vực an ninh chung, 2000), Taegukgi
(Cờ thái cực giương cao, 2004) và góp phần đưa nền điện ảnh Hàn Quốc trở thành
một trong những “gã khổng lồ” của điện ảnh thế giới.
- Giai đoạn những năm 2000 đến nay
Cuộc cách mạng của điện ảnh Hàn Quốc thực sự bắt đầu vào thiên niên kỷ mới.
Năm 2001, bộ phim Friends (Bạn bè) tạo nên cơn sốt khắp Hàn Quốc và thu hút 8,1
triệu lượt người xem, bỏ xa bộ phim Harry Portter do Mỹ sản xuất đứng ở vị trí thứ 5
với 4,4 triệu lượt người xem8. Cũng trong năm đó có tới 6 bộ phim của Hàn Quốc lọt
vào top 10 phim ăn khách nhất My Sassy Girl (Cô nàng ngổ ngáo), My wife is
Gangster (Vợ tôi là găng tơ)…Năm 2001, cũng là năm kỷ lục khi có tới 65 bộ phim
nhựa được sản xuất và công chiếu.
Phim Hàn Quốc bắt đầu cuộc chinh phục các nước láng giềng và gần như “đạp
đổ” vị trí độc tôn của điện ảnh Hồng Kông tại Châu Á. Không những thế, cuộc chinh
phục Hollywood cũng đã khởi động khi Hollywood mua bản quyền bộ phim Vợ tôi
là găng tơ để làm lại.
Trải qua biết bao thăng trầm, giờ đây có thể nói, điện ảnh Hàn Quốc đang ngày


Châu Á và điều đó được cụ thể hóa trong Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang lan tỏa

khắp thế giới, đặc biệt là “làn sóng” điện ảnh Hàn Quốc được hâm nóng từ những
năm đầu thế kỷ XXI.
2.

Vai trò của điện ảnh trong làn sóng văn hóa Hàn Quốc

2.1.

Khái quát về Làn sóng văn hóa Hàn Quốc

2.1.1. Khái niệm “Làn sóng văn hóa Hàn Quốc”
Chỉ trong vòng chưa đầy hai chục năm mà Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đã trở
thành một hiện tượng văn hóa lan tỏa trên toàn thế giới, khiến nhiều người từ Châu
Á đến Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ, từ Đông sang Tây đều ngỡ ngàng, thán phục
trước sức mạnh lan tỏa của nó. Vậy, Làn sóng văn hóa Hàn Quốc là gì?
Làn sóng văn hóa Hàn Quốc là thuật ngữ được giới truyền thông Trung
Quốc sử dụng lần đầu vào năm 1997 khi Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc
CCTV phát sóng bộ phim truyền hình Tình yêu là gì? (What is love?). Bộ phim
truyền hình hài về đề tài gia đình mô tả những căng thẳng và những quyết định của
một người chồng và một người vợ từ hai gia đình rất khác nhau, một đầu óc tự do và
một đầu óc bảo thủ. Khán giả Trung Quốc say mê, bàn luận sôi nổi về những nét đặc
sắc, những cái mới lạ của bộ phim cũng như nghệ thuật làm phim của Hàn Quốc mà
trước đây họ chưa từng xem. Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc đã phải chiếu
lại bộ phim này vào khung giờ vàng năm 1998. Tiếp đó, năm 1999, một bộ phim
truyền hình khác của Hàn Quốc là Ước mơ vươn tới một ngôi sao (A Wish Upon A
Star) cũng giành được thành công lớn tại Trung Quốc. Và, sự quan tâm của khán giả
Trung Quốc đặc biệt là khán giả trẻ không chỉ dừng lại ở những bộ phim truyền hình
mà còn hâm mộ các ban nhạc thần tượng lúc bấy giờ như Clon, H.O.T.
Hàn lưu “cuồn cuộn dâng trào”, chinh phục hàng triệu trái tim người
Trung Quốc và có ảnh hưởng lớn tới giới trẻ Trung Quốc từ cách ăn mặc, kiểu tóc

đến sự thay đổi cách nghĩ, lối sống, họ yêu thích các nghệ sĩ, các sản phẩm văn hóa
đại chúng như phim truyền hình, phim điện ảnh, âm nhạc đại chúng (K-pop),
game… Bằng chứng là năm 1998, thanh thiếu niên Trung Quốc nhuộm tóc hàng loạt
sau khi ban nhạc thần tượng H.O.T biểu diễn tại Bắc Kinh, năm 1999, một trung tâm
thương mại chuyên bán các sản phẩm Hàn Quốc khai trương tại trung tâm thủ đô
Bắc Kinh. Đến năm 2003, Hyundai Motor Bắc Kinh đã bắt đầu sản xuất ra những
chiếc xe ô tô đầu tiên và hãng này sớm trở thành một thương hiệu sản xuất ô tô lớn
như Mỹ và châu Âu tại thị trường Trung Quốc rộng lớn9.
Như vậy, Làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Hàn lưu) là một thuật ngữ được
dịch từ tiếng Hàn 한류 (Hallyu), chỉ sự thịnh hành các giá trị văn hóa Hàn Quốc ở
nước ngoài vào những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Song, thuật ngữ này
không phải do người Hàn Quốc đặt ra mà do người Trung Quốc đưa ra bởi sự hâm
mộ cuồng nhiệt của đông đảo người dân Trung Quốc đối với phim truyền hình, âm
nhạc đại chúng, thời trang, mỹ phẩm … Hai chữ Hán韓流 (Hán líu) du nhập sang


Hàn Quốc, lại phù hợp với gốc từ Hán mà người Hàn sử dụng nên người Hàn dễ
dàng tiếp nhận rồi biến nó thành một khái niệm mới mà ngày nay mọi người thường
sử dụng10.
Đỉnh điểm cao trào của nó diễn ra năm 2003, khi bộ phim Bản tình ca mùa
đông (Winter Sonata, 2002) được chào đón nồng nhiệt ở khắp châu Á. Từ đó trở đi,
Hàn lưu phát triển cả về lượng và chất, dần trở thành dòng văn hóa đại chúng quan
trọng chi phối hầu hết các nền văn hóa đương đại tại Châu Á – Thái Bình Dương,
trong đó có Việt Nam11. Sức lan tỏa của Làn sóng Hàn Quốc thông qua phim truyền
hình, phim điện ảnh, K- Pop (âm nhạc đại chúng), Game, ẩm thực… đang lan truyền
khắp thế giới và là niềm tự hào của người Hàn Quốc.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Làn sóng văn hóa Hàn Quốc
Hiện nay, trên thế giới, hiện tượng Làn sóng văn hóa Hàn Quốc đang được
các nhà nghiên cứu, học thuật và Chính phủ các nước rất quan tâm do độ phổ biến và
sức ảnh hưởng sâu rộng của nó. Làn sóng văn hóa Hàn Quốc là một phần rất quan

trọng trong việc phổ biến văn hóa Hàn ra bên ngoài theo chính sách phát triển công
nghiệp văn hóa của Chính phủ nước này. Với sự quan tâm cùng với những chính
sách cởi mở của Chính phủ Hàn Quốc nên ngành công nghiệp văn hóa của Hàn
Quốc đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là sự gia tăng ảnh hưởng của Làn sóng văn
hóa Hàn Quốc. Và âm nhạc, phim ảnh, phát thanh truyền hình đã được chọn là
những ngành công nghiệp mũi nhọn có nhiệm vụ đưa Korean wave ra bên ngoài.
Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ tối đa cho các ngành này trên mọi phương diện chính
sách, vốn, hành lang pháp lý..v.v, biến xuất khẩu phim, phát thanh truyền hình, âm
nhạc trở thành những trụ cột trong kế hoạch đưa Hàn lưu ra thế giới12.
Hàn Quốc hiện là một trong tốp 10 nước xuất khẩu văn hóa hàng đầu thế giới13.
Hàn lưu bắt đầu với việc xuất khẩu các sản phẩm phim truyền hình như: Trái tim
mùa thu (Autumn In My Heart, 2000), Bản tình ca mùa đông (Winter Sonata, 2002),
Nàng Dea Jang Geum(2003), các bộ phim này đã làm mưa làm gió trên truyền hình
ở khu vực Đông Á. Sự thành công nhanh chóng của phim truyền hình Hàn Quốc kéo
theo sự nổi tiếng của phim nhựa, âm nhạc đại chúng, ẩm thực và ngôn ngữ 14. Do đó,
thuật ngữ Hàn lưu trở nên đa tầng, đa nghĩa hơn so với trước, không đơn giản dùng
với ý nghĩa: Làn sóng văn hóa Hàn mà còn ám chỉ nền kinh tế đang lên của Hàn
Quốc, sự nổi lên của các tập đoàn đa quốc gia như Samsung, LG, hay Hyundai.
Nhận thức rõ vai trò của Hàn lưu trong việc phát triển kinh tế cũng như gia
tăng ảnh hưởng ở bên ngoài, Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch Hàn Quốc đã có kế
hoạch đẩy mạnh Làn sóng Hàn Quốc. Theo đó, trước tiên Hàn Quốc sẽ tập trung
nhấn mạnh việc phát triển văn hóa truyền thống, thứ hai nhắm đến thúc đẩy phát
triển ba mục tiêu K- Arts (nghệ thuật), ba lê và học viện âm nhạc15. Để thực hiện
điều này Chính phủ Hàn đã lập một quỹ tài trợ trị giá khoảng 12 tỷ won16 hỗ trợ phát
triển âm nhạc dân tộc truyền thống. Chính phủ Hàn Quốc dự kiến sẽ chi 54,4 tỷ won
cho các dự án văn hóa. Ngoài ra, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc cũng hỗ


giúp kết nối giữa doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp văn hóa và nghệ
thuật. Điều này có nghĩa là kết nối nghệ thuật và văn hóa với ngành công nghiệp và

kỹ thuật, đẩy mạnh trao đổi văn hóa ra nước ngoài, củng cố và phát triển bền vững
Làn sóng văn hóa Hàn Quốc.
Về cách phân kì hay những giai đoạn phát triển của Hàn lưu, hiện có nhiều
cách hiểu khác nhau. Theo Kim Myeong Hye17 có ba giai đoạn phát triển của Hàn
lưu, trong đó: Giai đoạn 1 (1997 - 2000): Xác định văn hóa là ngành công nghiệp
đặc biệt quan trọng và trung tâm phát triển Hàn lưu là Trung Quốc, Việt Nam và Đài
Loan. Giai đoạn này phổ cập những bộ phim truyền hình như: Anh em nhà bác sĩ
(Medical Brother, 1997), Tình yêu trong sáng (All About Eve, 2000), Ước mơ vươn
tới một ngôi sao (Wish Upon A Star, 1997)… Còn âm nhạc chủ yếu là nhạc dance
với hai nhóm nhạc: H.O.T và Clone. Giai đoạn 2 (2000-2005): Giai đoạn Hàn lưu
lan sang Trung Đông và Châu Phi. Phim truyền hình vẫn là sản phẩm chủ đạo với
hai bộ phim nổi bật là: Bản tình ca mùa đông và Nàng Dae Jang Geum. Chính phủ
Hàn Quốc khuyến khích quốc tế hóa ẩm thực Hàn (Hansik), thông qua ẩm thực thúc
đẩy truyền bá văn hóa Hàn ra thế giới. Giai đoạn 3 hay còn gọi là thời kỳ Tân Hàn
lưu (2005 đến nay): Mở rộng đến châu Âu, Mỹ và Trung Nam Mỹ. Lấy âm nhạc đại
chúng Hàn (K - pop) trở thành sản phẩm chủ đạo thông qua Internet và truyền hình.
Mở rộng Hàn lưu sang lĩnh vực dịch vụ thương mại như du lịch, thời trang, mỹ
phẩm, điện thoại, đồ gia dụng… tạo nên phong cách Hàn từ trang phục, lối sống đến
quan điểm thẩm mỹ18.
Tuy nhiên, dựa trên điều kiện lịch sử và mức độ phát triển Hàn lưu cùng các
yếu tố khác, chúng ta cũng có thể chia ra làm bốn giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên từ 1994 – 1999: Năm 1994 khi Bộ văn hóa Thể thao và Du
lịch Hàn Quốc chính thức thiết lập một Văn phòng chuyên trách phụ trách phát triển
ngành công nghiệp văn hóa và lĩnh vực truyền thông. Trong giai đoạn này, nhiều tập
đoàn kinh doanh lớn cùng các Chaebol (nhà tài phiệt) được khuyến khích mở rộng
kinh doanh sang các lĩnh vực khác như phim ảnh và truyền thông. Năm 1999, lần
đầu tiên bộ phim Shiri đạt doanh thu hơn 11 triệu đô la, trở thành bộ phim thương
mại có doanh thu cao và là một bộ phim bom tấn theo quy định của Hollywood19.
Lo lắng trước sự tấn công của làn sóng phim Nhật Bản, truyện tranh và J –
pop sau khi dỡ bỏ lệnh hạn chế nhập khẩu văn hóa từ Nhật vào năm 1998, Bộ văn

hóa Thể thao và Du lịch Hàn Quốc đã quyết định gia tăng ngân sách chi cho Korean
wave. Bộ này cũng cho phép tái thành lập 300 cơ quan liên quan đến ngành công
nghiệp văn hóa trên toàn quốc để thúc đẩy sự phát triển hệ thống đào tạo và xuất
khẩu của ngành công nghiệp văn hóa20.
Hàn lưu ở Châu Á (2000 – 2009): Hướng tới thế kỷ XXI, Hàn lưu chú trọng
phát triển và tăng trưởng ở khu vực Đông Á, đặc biệt trong lĩnh vực phim truyền
hình và K - Pop. Năm 2000 đánh dấu sự phát triển của K-Pop ở nước ngoài, với đại
diện là công ty SM Entertainment Album Listen to my heart của nghệ sĩ Hàn Quốc
đã bán được 1 triệu bản tại Nhật21.


Hàn lưu tiếp tục thâm nhập và phát triển mạnh mẽ tại thị trường các nước
khác như Đài loan, Nhật Bản. Năm 2002, bộ phim Bản tình ca mùa đông trở thành
bộ phim mang lại doanh thu lớn và thành công trong việc đưa văn hóa Hàn Quốc ra
bên ngoài. Bộ phim này đã bán được trên 3,5 triệu đô la tiền đĩa DVD và tiểu thuyết
tại Nhật22, điều này hài hước đến mức thủ tướng Nhật Bản đương thời Koizumi
Junichiro đã nhận xét: Nhân vật nam chính còn nổi tiếng và phổ biến ở Nhật hơn cả
tôi23. Bộ phim Nàng Dea Jang Geum cũng đem lại thành công không kém, và làm
cho Hàn lưu ở Nhật lan tỏa rất nhanh.
Từ năm 2002, các bộ phim truyền hình của Hàn Quốc và K-Pop bắt đầu xuất
hiện thường xuyên trên màn ảnh nhỏ, đến mức các ban nhạc DBSK, Kara, TVXQ,
Super Junior được coi như là một bộ phận không thể thiếu trong chương trình truyền
hình của một số nước. Sự phổ biến của phim truyền hình Hàn Quốc tiếp tục lan rộng
trên toàn Châu Á với hình ảnh nam diễn viên được mô tả là ngọt ngào, lãng mạn,
nhạy cảm và nam tính. Từ đây đã dấy lên nhiều phong trào phụ nữ Châu Á đi tìm
người đàn ông lý tưởng.
Giai đoạn 2009 – 2010 giai đoạn vượt ra ngoài lãnh thổ Châu Á: Đây là giai
đoạn Hàn lưu hướng tới việc gia tăng ảnh hưởng của K-Pop và phim ra ngoài thị
trường Châu Á, hướng tới thị trường phương Tây. Tuy nhiên, những nỗ lực ấy không
phải ngay từ đầu đã thành công. Tại Mỹ, Làn sóng Hàn mới chỉ giới hạn trong các

khu vực có số lượng lớn Hàn kiều sinh sống như New York và Los Angeles. Tuy
nhiên, sau đó tình hình này được cải thiện, Hàn lưu tiếp tục tiến từng bước tới các
nước Bắc Mỹ, được nồng nhiệt đón nhận ở các nước Hồi giáo, đặc biệt là Thỗ Nhĩ
Kỳ, Iran.
Từ đó, K-Pop tiếp tục lan tỏa sang Châu Âu và thu hút được số lượng lớn các
fan hâm mộ ở Đông Âu. Bộ phim Truyền thuyết Ju Mong (The Chapter Of Joomong, 2006) được chiếu trên đài truyền hình Rumani đã thu hút tới 800.000 lượt
người xem, trong khi các phim truyền hình của nước khác chỉ thu hút trung bình
500.000 lượt khán giả24 ở Rumani. Ngay tại Ấn Độ, nơi dòng phim của Bollywood
ngự trị cũng đã bắt đầu hướng tới các sản phẩm giải trí của Hàn Quốc, các cụm từ
Xin chào, tôi yêu bạn bằng tiếng Hàn đã trở thành câu nói cửa miệng của nhiều bạn
trẻ .
Ở Phương Tây, dưới sự đóng góp tích cực của truyền thông và Internet, Hàn
lưu là cụm từ phổ biến rộng rãi trên các mạng xã hội và điều đó đã chứng minh được
vị trí, sự quan tâm của nó trong lòng người dân nơi đây.
Từ 2011 đến nay: Giai đoạn tiến tới toàn cầu hóa Hàn lưu. Tới cuối năm 2011
tổng số lượt xem và doanh thu các đoạn video về K-Pop đã tăng hơn 1 tỷ USD, tăng
gấp 3 lần so với năm trước, từ 800 triệu lên đến 2,3 tỷ USD và đặc biệt phát triển
mạnh ở thị trường Châu Âu và Trung Đông. Đây chính là thời kỳ bắt đầu toàn cầu
hóa Hàn lưu25. Năm 2011 cũng là năm đánh dấu nhiều sự kiện quan trọng cho ngành
công nghiệp giải trí của Hàn Quốc, buổi biểu diễn K-Pop của SM Town live tại Paris


Pháp có quy mô rất lớn khi thu hút sự tham dự của người hâm mộ từ khắp Châu
Âu26. K-Pop cũng giành được giải MTV Europe Music Awards ở Belfast Ireland,
đây là giải thưởng âm nhạc lớn ở Châu Âu. Năm 2012 – 2013 là năm thành công của
Gangnam style, một album đơn đầu tiên do nghệ sĩ Hàn thu âm đã bán được một
triệu bản tại Vương Quốc Anh27 và hàng loạt chuyến lưu diễn của nghệ sĩ này trên
khắp lục địa Nam Mỹ. Nhờ trang mạng Youtube mà Gangnam style đã trở thành một
điệu nhảy mà không một bạn trẻ nào trên thế giới không biết đến.
Theo số liệu mà giáo sư Kim Min Jung (đại học Colorado, Mỹ) cung cấp,

năm 2011, lợi nhuận thu được qua xuất khẩu phim truyền hình, phim điện ảnh Hàn
và K-Pop là 890 ngàn tỉ won (793 triệu USD)28.
Đặc biệt, hơn 10 năm trở lại đây, ngành nghệ thuật thứ bảy của Hàn Quốc đã
trở thành “Hollywood của phương Đông”, với sự xuất hiện của hàng loạt ngôi sao ca
nhạc, điện ảnh, truyền hình…khuấy đảo thị trường giải trí châu Á với lượng fan
khổng lồ ở khắp Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á… Mặc dù khác biệt
về ngôn ngữ, nhưng sự tương đồng về phong tục tập quán trong xã hội phương Đông
khiến cho các bộ phim Hàn dễ dàng được chấp nhận, thưởng thức và yêu thích tại
các quốc gia trong khu vực29.
2.2.

Vai trò tiên phong của điện ảnh Hàn Quốc

Hàn Quốc cho rằng thành công của Hàn lưu là sự thành công không chỉ về
mặt văn hóa mà còn trên nhiều phương diện khác như kinh tế, chính trị, ngoại giao.
Thành công về văn hóa cũng như kinh tế ở đây có thể dễ nhận thấy, tuy nhiên, những
thành công về chính trị và ngoại giao thì không dễ đánh giá. Việc Hàn lưu đã xây
dựng và thành công trong việc quảng bá hình ảnh tốt đẹp về Hàn Quốc ra bên ngoài
đã nâng cao vị thế quốc tế của nước này nên có thể coi như đó là một trong những
thành công trong lĩnh vực ngoại giao. Người Hàn hiểu rằng, nếu Hàn lưu thành công,
họ sẽ được không chỉ văn hóa và kinh tế mà còn thành công trên những lĩnh vực
khác, vì thế tất cả mọi ngành, mọi tổ chức đều quan tâm tới Hàn lưu. Hàn Quốc đã
huy động được sức mạnh tổng hợp từ cơ quan chính phủ đến doanh nghiệp, công ty
giải trí, các tổ chức truyền thông, trường đại học, viện nghiên cứu... để chuyển nhanh
từ “tự phát sang tự giác”. Năm 1994, Hàn Quốc đã thành lập Cục Công nghiệp văn
hóa, bởi xác định văn hóa là một ngành công nghiệp, tiếp đến, các viện công nghiệp
sáng tạo cũng được thành lập, rồi sự vào cuộc của các tập đoàn kinh tế, trường đại
học, cơ quan truyền thông… v.v. Trong chiến dịch này, điện ảnh được coi là một
trong những ngành công nghiệp mũi nhọn giúp đưa Hàn lưu ra thế giới. Do đó, nó có
được sự quan tâm, đầu tư kinh phí lớn từ chính phủ Hàn Quốc.

2.2.1.

Đầu tư kinh phí của Chính phủ cho điện ảnh

Công nghiệp văn hóa vốn được coi là ngành công nghiệp không khói, ngành
này đã đem lại sự tăng trưởng kinh tế bền vững cho Hàn Quốc. Điện ảnh là một
trong lĩnh vực chiếm được sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, nó được coi là một
trong những ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế, quảng bá văn hóa, nâng cao hình


ảnh Hàn Quốc trên trường quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Năm 1999, ngành này
được Chính phủ đầu tư 8,5 tỷ USD, đến năm 2003 đã lên tới 43,5 tỷ USD, tăng hơn
5 lần30. Đầu tư kinh phí lớn đã giúp xây dựng một Hallywood theo kiểu mẫu
Hollywood, dựa trên bản sắc dân tộc Hàn. Hiện nay, phần lớn những phim được hỗ
trợ là phim độc lập, các dự án phim nghệ thuật, trong đó phim thương mại chiếm
một phần nhỏ. Tuy nhiên, Niên giám điện ảnh Hàn quốc năm 2010 cho thấy, vốn
đầu tư của nhà nước cho điện ảnh là không đồng đều giữa các năm. Năm 2000 là 133
tỷ won, 2001 là 247 tỷ won, 2003 là 180 tỷ won, năm 2004 là 265 tỷ won, năm 2005
là 476 tỷ won, năm 2006 là 654 tỷ won, năm 2007 là 396 tỷ won, năm 2008 là 323 tỷ
won và năm 2009 là 395 tỷ won.
Một cơ quan khác đại diện cho chính phủ trong việc hỗ trợ kinh phí, chính
sách cho sản xuất điện ảnh Hàn Quốc đó là Korea Film Council - Hội đồng phim
Hàn Quốc. Hội đồng này được thành lập từ năm 1973, trực thuộc Bộ văn hóa Thể
thao và Du lịch Hàn Quốc. Tháng 7-2007, Hội đồng này được đổi tên thành Quỹ hỗ
trợ phát triển phim (viết tắt là KOFIC) có số vốn là 430 triệu đô la dùng để thúc đẩy
và phát triển ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc. Quỹ này có 172 triệu USD tiền
tài trợ từ Chính Phủ, 172 triệu đô la tiền thu từ các phòng vé và 86 triệu USD là số
tiền còn lại từ Hội đồng phim Hàn Quốc chuyển sang31. Đây là một quỹ đầu tư quan
trọng trong việc sản xuất phim ở Hàn Quốc, với khoảng 8,9 triệu USD một năm vào
Quỹ điện ảnh (Cinema Fund) để ổn định ngành công nghiệp điện ảnh và khoảng 43,1

triệu USD cho 602 bộ phim trong suốt 12 năm qua32.
Nguồn vốn làm phim của các bộ phim truyền hình Hàn Quốc khá lớn, điều đó
cũng là một trong những lý do để điện ảnh nước này có được những thước phim ấn
tượng với khán giả. Khi trào lưu điện ảnh xứ Hàn vượt ra ngoài lãnh thổ quốc gia,
kinh phí làm phim càng được tăng lên, chỉ tính từ năm 2004, chi phí cho mỗi bộ
phim đã tăng hơn 100 triệu won so với trước. Đây là một khoản đầu tư tốn kém,
nhưng lại mang hiệu quả kinh tế cao. Ví dụ bộ phim Anh là định mệnh đời em (You
are my Destiny, 2008) với kinh phí làm phim là 2,8 tỉ won (khoảng 2,8 triệu đô la)
và kinh phí makerting là 2 tỉ won (khoảng 2 triệu USD)33 nhưng doanh thu trên toàn
cầu đạt đến 350 triệu USD. Ngoài ra, Kim Suro (2013) là bộ phim có mức kinh phí
cao nhất lên tới 20 tỉ won34. Bộ phim lịch sử Masquerade (Hoàng đế giả mạo) của
đạo diễn Choo Chang Min với một mức kinh phí sản xuất rất lớn (gồm cả chi phí
dành cho quảng cáo) là 9,3 tỉ Won (khoảng 190 tỉ VNĐ, khoảng 9,3 triệu USD)35.
Những bộ phim này được sự hậu thuẫn của nhà nước nên cho dù chi phí cao nhưng
vẫn được sản xuất. Vì đây là một phần của kế hoạch dùng điện ảnh quảng cáo hình
ảnh đất nước ra bên ngoài trong Hàn lưu.
Hiện nay, chi phí trung bình của một tập phim truyền hình Hàn Quốc là
khoảng 25 -350 triệu won, đó là chưa tính chi phí gián tiếp khác khoảng 100 - 200
trăm triệu won nữa. Vì vậy, doanh thu của phim ngoài tiền bán bản quyền cho đài
trong nước, cho các đài truyền hình cáp, cho mạng internet còn có một nguồn thu
khác nữa, đó là tiền hỗ trợ cho xuất khẩu từ phía nhà nước. Trong số chi phí làm


lớn. Mỗi tập phim được đầu tư lên đến 100.000 USD, đặc biệt với những phân cảnh
tốn kém như cảnh ẩm thực hoàng cung tiêu tốn đến 20.000 USD36.
Như vậy, với mức đầu tư kinh phí lớn cùng kỹ thuật quay phim hiện đại, dàn
diễn viên trẻ đẹp, tâm huyết và có nghề đã góp phần quan trọng xây dựng thành công
thương hiệu điện ảnh Hàn Quốc trên trường quốc tế. Đặc biệt, sự hỗ trợ về kinh phí,
hành lang pháp lý và nhiều yếu tố khác từ phía Chính phủ góp phần đưa điện ảnh
Hàn Quốc trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn đưa Làn sóng văn hóa Hàn tới bến

bờ thành công như ngày nay.
2.2.2. Sức hấp dẫn của điện ảnh Hàn Quốc
Không chỉ có kinh phí mà nội dung kịch bản, ê kíp làm phim (đạo diễn, diễn
viên, cảnh quay…), công nghiệp làm phim, phương thức quảng bá, marketing cùng
nhiều nhân tố khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp điện ảnh
trở thành một trong năm ngành công nghiệp mũi nhọn của Hàn lưu.
- Về nội dung và kịch bản phim:
Nội dung: Phim truyền hình Hàn Quốc thay đổi theo từng giai đoạn về nội
dung và cấu trúc câu chuyện. Trong những năm đầu thập niên 2000, khi cơn sóng
điện ảnh bắt đầu bùng phát, họ tập trung khai thác rất nhiều đề tài tình yêu, tình cảm
của lứa tuổi 20 - 30, chuyện vợ chồng, chuyện gia đình, những vấn đề của đời sống
xã hội đương đại. Ngoài ra, một lượng không nhỏ những bộ phim có tính lịch sử
cũng được sản xuất. Trong phim dã sử, người Hàn cũng có cách nhìn khá lạ, tính
chính xác của lịch sử trong phim không phải là yếu tố quyết định và nhất thiết phải
bắt buộc37. Đặc biệt, trong một số năm gần đây, đề tài hoán đổi thân xác cũng là một
mảng đề tài không mới nhưng lại tạo nên sự thành công cho điện ảnh Hàn Quốc. Bên
cạnh đó, nội dung phim của Hàn Quốc còn truyền tải nền văn hóa độc đáo của Hàn
Quốc ra thế giới. Tính truyền thống lẫn hiện đại đan xen, thấm đẫm trong các bộ
phim, dù ở trong một tác phẩm điện ảnh có chiều sâu, giàu tính biểu tượng như Xuân
Hạ Thu Đông (Spring, Summer, Fall, Winter, 2003) hay một bộ phim truyền hình
thần tượng dành cho giới trẻ như Bản tình ca mùa đông (Winter Sonata, 2007), Trái
tim mùa thu (Autumn in my heart, 2000), Những nàng công chúa nổi tiếng (Famous
Princes,2009), Mật danh Iris (Iris, 2013)...38
Kịch bản: Đối với việc sản xuất phim truyền hình, phần lớn các đài truyền
hình cung cấp trường quay, thiết bị hậu kỳ, đạo diễn vv.. để có thể tiến hành sản xuất
phim một cách nhanh nhất. Khi đài truyền hình công bố kế hoạch làm phim, các
hãng phim trình kịch bản, nội dung, thời gian, thời lượng, sau đó đài sẽ thẩm định và
lựa chọn hãng phim. Về cách viết kịch bản là thường làm theo nhóm, từ 1- 2 - 3
người viết và 1 người cuối cùng sẽ chỉnh sửa biên tập lại kịch bản. Sự thành công
của nền nghệ thuật thứ bảy của Hàn Quốc có một phần không kém quan trọng, đó

chính là nguồn kịch bản phong phú - yếu tố quan trọng để điện ảnh Hàn Quốc có thể
“sống lâu”. Các đạo diễn người Hàn Quốc là người rất tài năng trong việc khai thác
không bao giờ cạn nguồn tài nguyên quý giá này, họ biết khai thác triệt để mọi ngóc


ngách, diễn biến tâm lý, sự dằn vặt trăn trở rất “đời” của nhân vật, khiến người xem
bị lôi cuốn vào từng cảnh trên phim. Trong kịch bản phim Hàn Quốc thường có một
số môtip quen thuộc, thứ nhất là mô típ gái giả trai với các phim Tiệm café Hoàng tử
(Coffee Prince, 2007), Cô nàng đẹp trai (You’re Beautiful, 2009), Vườn hoa của gió
(The Painter Of The Wind, 2008) và Sungkyunkwan Scandal(Tạm dịch Vụ rắc rối tại
thành Quán quân, 2010), To The Beautiful You (Tạm dịch: Gửi người xinh tươi,
4/2012), Nail Shop Paris (Tạm dịch Tiệm làm móng ở Paris, 2013); thứ hai là môtíp
những bà mẹ độc ác như phim Vườn sao băng (Boys Over Flowers,2009), Khu vườn
bí mật (Secret Garden, 2010); Thứ ba là mô típ hợp đồng tình yêu hôn nhân giả như
các phim Tên tôi là Kim Sam Soon (My Name Is Kim Sam Soon, 2005), Ngôi nhà
hạnh phúc (Full House, 2004), Tiệm café Hoàng tử (Coffee Prince, 2007); Thứ tư là
mô típ nhân vật chính bị chết do bị máu trắng hay ung thư và một số bệnh hiểm
nghèo: Xin lỗi, anh yêu em (I’m Sorry I Love You,2004), Thợ săn thành phố (City
Hunter, 2011), Midas (2011); Thứ năm là mô típ mất trí nhớ rồi lại tìm lại được trí
nhớ như phim Bản tình ca mùa đông (Winter Sonata 2002), Điệu nhảy cuối cùng
(Save the last dance for me, 2004), Vườn sao băng (Boys Over Flowers, 2009), 49
ngày (49 days, 2011)…v.v; Thứ sáu là một số bộ phim có đề tài về lịch sử,
ẩm thực văn hóa truyền thống như: Nàng Dea Jang Geum (2003), Bữa tiệc của
các vị thần (Feast Of The Gods, 2012), Vua Bánh mì (Bread, Love and Dreams,
2010), Tiểu thư Gấu trúc và công tử nhím (Ms Panda and Mr Hedgehog, 2012),
Hương vị tình yêu (Pasta, MBC, 2010), Tên tôi là Kim Sam Song (My name is Kim
Sam Soon, 2005), Thực khách (Gourmet, SBS, 2008). Thứ bảy là phim về mảng đề
tài xuyên không như: Thần Y (Faith,2012), Hoàng tử gác mái (Rooftop Prince,
2012) và Danh y vượt thời gian (Dr.Jin, 2012) với những câu chuyện xảy ra cách
đây vài trăm năm nhưng nhân vật lại xuất hiện ở thời hiện đại. Mặc dù những mô típ

này được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng đều có tình tiết sáng tạo nên vẫn thu hút được
độc giả trong và ngoài nước.
- Ekíp làm phim
Thứ nhất, về cảnh quay trong và ngoài phim trường: Các cảnh quay thường là
những thắng cảnh nổi tiếng của đất nước như đảo Cheju, sông Hàn, núi Seoraksan…
một số phim còn được quay ở nước ngoài. Đó là một xu hướng nhằm tạo cảm giác
mới lạ cho người xem, mặc dù họ phải bỏ một số vốn khá lớn. Điển hình là phim
Một cho tất cả (All in, 2003), Chuyện tình Harvard (Love Story In Harvard, 2004)
quay ở Mỹ, Cô nàng đỏng đảnh (My Fair Lady, 2009) quay ở Úc, Chuyện tình Pari
(Love in Paris, 2004) quay ở Pháp, Chuyện xảy ra ở Bali (What Happened in Bali,
2004) quay ở Inđônêxia, Bão nhiệt đới (Typhoon in that Summer, 2005) quay ở
Hồng Kông, Nga, Thái Lan. Để đầu tư cho những cảnh quay ấy, ngoài những điều
kiện khác như lựa chọn bối cảnh, kỹ thuật quay thì kinh phí là vấn đề then chốt nhất
để tạo nên thành công. Ví dụ, trong phim Nàng Dae Jang Keum quay năm 2003 mới
thấy được sự kì công của nhà làm phim trong việc thu hút khán giả. Nhà sản xuất đã
phải mời các chuyên gia ẩm thực hàng đầu của Hàn Quốc, mỗi người chỉ nấu 2 hay 3
món đặc sắc nhất và trong cảnh quay này có tới hàng trăm món. Như vậy phải mời


tới hàng chục đầu bếp tài năng để phục vụ cho cảnh quay các bữa tiệc cung đình.
Trang phục trong phim cũng là một vấn đề đáng chú ý, tới 10.000 bộ, đến độ các
diễn viên phải ghi tên vào trang phục để tránh nhầm lẫn sau mỗi cảnh quay. Chi phí
quay phim cũng rất cao, chẳng hạn như phim Bão nhiệt đới (Typhoon, 2005) chi phí
tới 1,5 tỷ won (cao hơn gấp 10 lần kinh phí phim “Friend, 2013”), Bản tình ca mùa
đông lên tới 3 tỉ won, Một cho tất cả là 5 tỷ won. Hay trong phim Ngôi nhà hạnh
phúc, các nhà sản xuất do muốn gây được nét độc đáo mới lạ cho phim nên họ đã
không sử dụng phim trường, ngôi biệt thự có sẵn mà dựng một ngôi nhà hoàn toàn
mới. Ngôi nhà được làm bằng gỗ và kính với kinh phí gần 1 triệu USD cùng với chi
phí trang phục cho hai diễn viên chính với khoản chi cực lớn. B- Rain trong vai nam
chính có đến 60 bộ trang phục, Song Hye Kyo trong vai nữ chính có gần 80 bộ, thêm

vào đó là 20 bộ nữ trang gồm đồng hồ, hoa tai, dây chuyền…mà hầu hết là hàng
hiệu. Nhưng chính sự chú trọng đến cảnh quay, trang phục như vậy lại tạo được hiệu
ứng thời trang, các tour du lịch thăm quan phim trường và nó đã đem lại nguồn lợi
nhuận gấp nhiều lần so với kinh phí bỏ ra ban đầu39.
Thứ hai, về diễn viên và đạo diễn: Một điểm nổi bật khác của điện ảnh Hàn
Quốc là dàn diễn viên trẻ đẹp, năng động và làm việc hết mình, tâm huyết với vai
diễn. Có những ngôi sao lớn sẵn sàng xuất hiện trong những vai phụ chỉ kéo dài nửa
giây như Kim Hye Soo và Kim Min Jong trong Tuổi dậy thì (Changes, 1997). Các
diễn viên hầu hết đều nằm trong danh sách những ngôi sao Hàn lưu với đầy đủ các
tiêu chí cần thiết của một nghệ sĩ đa năng: xinh đẹp, nổi tiếng, hát hay, nhảy giỏi,
diễn xuất tốt, được công chúng khắp nơi đều biết40 và họ chính là những yếu tố quan
trọng làm nên thành công của bộ phim.
Ngoài dàn diễn viên trẻ đẹp thì đạo diễn cũng là những người góp phần không
nhỏ tạo nên thành công và thương hiệu cho nền nghệ thuật thứ bẩy của Hàn Quốc.
Hiện nay, điện ảnh Hàn Quốc có khoảng 10 đạo diễn tầm cỡ thế giới và khu vực.
Trong số đó phải kể đến những đạo diễn tiêu biểu như Kim Ki Duk với các phim Cô
lái đò (The Isle, 1999), miêu tả về cuộc sống, tình cảm của những cô gái điếm, bộ
phim này đã đoạt giải Quạ vàng của Liên hoan phim viễn tưởng quốc tế của Bỉ, giải
Netpac cho phim đáng chú ý nhất Liên hoan phim Venezia. Bộ phim Không rõ địa
chỉ (Address Unknown, 2001) nhận giải Đại Linh của điện ảnh Hàn cho Nữ diễn viên
phụ xuất sắc nhất và nhận đề cử Sư tử vàng Liên hoan phim quốc tế Venice; phim
Tên vô lại (Bad guy, 2001) đoạt giải Đại Chung cho nữ diễn mới xuất sắc nhất, giải
Orient Express tại Liên hoan phim quốc tế Catalonia ở Tây Ban Nha và nhận đề cử
Gấu Vàng Liên hoan phim quốc tế Berlin; phim The Coast Guard (2002) nhận giải
đoạt Fiprescl và giải Netpac tại liên hoan phim quốc tế Karlovy Vary, giải Nam diễn
viên phụ xuất sắc nhất cho Jang Dong Gun tại Liên hoan phim Châu Á Thái Bình
Dương, Phim Xuân hạ thu đông (Spring, Summer, Fall and Winter,2003) và Mùa
xuân (Spring, 2003) đoạt giải C.I.C.A.E., Don Quixote và giải thưởng của Ban giám
khảo trẻ tại Liên hoan phim quốc tế Locarno, giải thưởng Khán giả bình chọn của
Liên hoan phim quốc tế San Sebastian, giải Đại Chung phim xuất sắc nhất 2004;

phim Samaritan Girl (2004) đoạt giải Gấu Bạc, giải Đạo diễn xuất sắc nhất Liên


hoan phim quốc tế Berlin; phim Người sắt 3 (Iron 3, 2004) đoạt giải Golden Spike
tại Liên hoan phim quốc tế Valladolid, giải Fiprescil, giải Sư tử vàng nhỏ, giải
thưởng danh dự SIGNIS, giải Đạo diễn đặc biệt tại Liên hoan phim Venice. Gần đây
nhất, ngày 08/09/2012, phim Hương vị tình yêu (Pietà, 2010) đoạt giải Sư tử vàng
dành cho phim hay nhất tại Liên hoan phim Venice năm 2012.
Đạo diễn Kim Jong Hak cũng là đạo diễn tên tuổi ở Hàn Quốc với những bộ
phim đình đám như Hừng đông(Eyes of Dawn, 1992); Thái Vương Tứ Thần Ký (The
Legend,2007) hay Đồng Hồ Cát (Sandglass, 1995). Đạo diễn Im Kwon Taek trở nên
nổi tiếng với bộ phim Người phụ nữ bị thay thế, và đã mang lại cho Kang Su Yeon
giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Venice năm 1987. Ông nhận Giải đạo diễn xuất
sắc tại Liên hoan phim Cannes vào 2002 với bộ phim Hỏa sơn (Painted Fire, 2002),
giải Gấu vàng cho phim Xuân Hương truyện (Chunhyangjeon,2000) tại liên hoan
phim Berlin năm 2005. Ngoài ra, đạo diễn Kim Tae Jin mà bộ phim Tiểu sư (Dong
Sung) đã nhận giải thưởng phim hay nhất trong liên hoan phim Châu Á Thái Bình
Dương năm 2003, khiến các nhà làm phim phương Tây bắt đầu chú ý đến điện ảnh
Hàn Quốc. Cuối cùng phải kể đến Kang Je Gyu người được ví như Steven Spielberg
của Đông Á.
Thứ ba, trang thiết bị kỹ thuật: Để tạo nên những thước phim đẹp không chỉ
cần phong cảnh đẹp mà còn cần trang thiết bị kỹ thuật hỗ trợ. Đơn cử bộ phim Ma
trận tái diễn (Resurrection of the Little Match Girl, 2002) của đạo diễn Jang Sun
Woo hầu như không sử dụng camera cầm tay, các nhà làm phim đã sử dụng toàn bộ
máy móc chuyên dụng được mang từ Hồng Kông sang. Với 5,5 triệu USD đầu tư,
đây là bộ phim đắt tiền nhất của Hàn Quốc, và để kêu gọi đầu tư các nhà sản xuất
còn quay thử một số đoạn phim lên mạng hay truyền hình41.
Kỹ thuật dàn dựng trong phim của Hàn Quốc rất tốt bởi vì ngay từ đầu thập
niên 2000, mỗi năm nước này đã cử hàng trăm sinh viên qua Mỹ và các nước có nền
điện ảnh tiên tiến học hỏi, khi trở về nước họ chính là những người cống hiến cho

nền nghệ thuật thứ bảy của nước này với những kĩ thuật dàn dựng không thua kém
kinh đô điện ảnh Hollywood. Kỹ thuật quay phim trong các phim hầu như rất cẩn
thận, trau chuốt. Trong nhiều bộ phim các nhà làm phim đã tận dụng cảnh đẹp thiên
nhiên làm tăng hiệu quả diễn đạt, cảnh thể hiện diễn biến tâm lý phức tạp bao giờ
cũng được lồng ghép trong cảnh biển trời và hoa cỏ trên nền nhạc du dương. Lời
thoại luôn dừng ở mức độ vừa phải, nhường chỗ cho khoảng lặng để thiên nhiên lên
tiếng, điểm nhấn kiểu này đã góp phần làm nên thành công của phim Hàn.
Thứ tư, công nghệ làm phim chuyên nghiệp: điều này được thể hiện trên phim
trường chuyên nghiệp, cách thức làm phim và nhạc phim.
Nhìn phim trường Hàn Quốc mới hiểu tạo sao người Hàn Quốc làm được
những bộ phim nhanh và hay đến như vậy. Phim trường Hàn Quốc có hai loại, một
là ngoài trời, hai là trong nhà. Phim trường bên ngoài thường được bố trí ở những
vùng khá xa xôi và đầu tư bài bản, các chính quyền địa phương thường cung cấp đất


khách du lịch đến địa phương. Phim trường của các hãng phim thường được bố trí
trong núi khá nhiều, lý do đây là nơi phù hợp với việc quay phim lồng tiếng trực
tiếp. Chủ yếu những phim trường này được dựng cho các cảnh lớn, những cảnh họp
chợ, cung đình đều được quay ở đây. Loại phim trường thứ 2 của Hàn Quốc được
xây dựng ngay bên trong đài truyền hình với rất nhiều cảnh lắp ráp liên tục, giống
như các gian hàng trong triển lãm, quay xong cảnh này thì sẽ quay tiếp cảnh khác,
liên tục như vậy mới có khả năng đáp ứng tốc độ làm phim và phát sóng nhanh đến
chóng mặt của người Hàn Quốc. Thu tiếng của phim trường Hàn Quốc đa số là trực
tiếp, vì vậy phần biên tập cũng bớt được ít nhiều vất vả khi xử lý hậu kỳ.
Về cách thức làm phim, đặc điểm nổi bật của phim truyền hình Hàn Quốc là
không làm sẵn, nghĩa là vừa làm vừa phát sóng. Thường họ chỉ làm gối đầu 4 tập,
vừa làm vừa chiếu và đợi phản hồi từ phía khán giả, điều này sẽ quyết định đến việc
nội dung và tập tiếp theo sẽ như thế nào42.
Nhạc phim đang trở thành một công cụ kiếm tiền hiệu quả ở Hàn Quốc do
người Hàn Quốc rất hay tải nhạc phim để cài làm nhạc nền cho điện thoại. Nhiều bộ

phim như Phẩm chất quý ông (If you come into my heart, 2012); Mưa tình yêu (Love
Is Like Rain, 2012), Tình yêu trong sáng (You Can't Say, 2011)...v.v, đã gây ấn
tượng mạnh với người xem không chỉ ở giai điệu mượt mà, sâu lắng mà một số bài
hát còn do chính các diễn viên trong phim thể hiện. Da diết, cảm xúc, phiêu lãng... là
những gì bài hát trong bộ phim Bản tình ca mùa đông đem lại cho khán giả truyền
hình. Ca khúc được Ryu Shi Won trình bày với tâm trạng đau khổ tột đỉnh đã góp
phần làm hình ảnh mùa đông trong Bản tình ca mùa đông lạnh hơn bao giờ hết. Với
những nốt đàn lúc trầm lúc bổng, ca khúc như diễn tả được toàn bộ diễn biến bộ
phim. Đây có thể nói là một ca khúc bất hủ trong làng phim ảnh xứ Hàn dù không
phải do vai nam chính trong bộ phim thể hiện. Nhiều bộ phim về chủ đề âm nhạc đã
đem đến một luồng gió mới cho phong cách làm phim của Hàn Quốc. Bộ phim Bay
cao ước mơ (Dream high, 2011), Acoustic (2010), Ban nhạc mỹ nam (Shut Up
Flower Boy Band, 2012), Cô nàng đẹp trai (You are so handsome, 2009)…v.v.
- Hình thức quảng cáo, marketing phim
Để phim có thể thu hút, hấp dẫn, lôi cuốn khán giả đến rạp thì vai trò của
quảng cáo và làm marketing là hết sức cần thiết, hai thứ này phải nâng lên thành
công nghệ và Hàn Quốc đã làm được điều đó. Trong phim truyền hình Hàn Quốc,
việc sử dụng sản phẩm nổi tiếng là một điều rất quen thuộc trong marketing và ranh
giới giữa cách làm kinh tế, điện ảnh và thời trang đôi khi không còn rõ ràng. Có
nhiều sản phẩm nổi tiếng hơn nhờ xuất hiện trong những bộ phim ăn khách, nhưng
cũng có không ít các bộ phim được biết đến nhờ vào sự tài trợ của những thương
hiệu lớn. Công chúng bắt đầu quan tâm tới các sản phẩm khi chúng xuất hiện trong
những bộ phim và cách thức này người ta gọi là “Product Placement – đặt sản phẩm
trong phim” cho quảng cáo. Đây là một hình thức quảng cáo sản phẩm được lồng
ghép như là đạo cụ hoặc địa điểm trong phim. Phim Gió mùa đông năm ấy (That
Winter, The Wind Blows, 2013) là bộ phim có quảng cáo ngầm về quan hệ công


chúng cho sản phẩm. Trong phim Nhớ em (I Miss You, 2012) các diễn viên thường
xuyên sử dụng một chiếc máy ảnh cũng như gài vào lời thoại những hướng dẫn sử

dụng. Phim Nàng Alice phố Cheongdamdong (Cheongdamdong Alice, 2012) của đài
SBS là hình ảnh một chiếc điện thoại thông minh, đồng thời diễn viên còn hỏi đáp về
các tính năng của sản phẩm trên phim. Những hình thức này giúp cho việc giảm kinh
phí phát hành phim và tăng thu nhập cho phim. Một nhà sản xuất giấu tên nói, chi
phí để tiếp thị trong một phim truyền hình 20 tập là vô cùng lớn. Việc lồng các hình
thức quảng cáo, tiếp thị sản phẩm vào trong phim là một phần quan trọng để có thêm
nguồn kinh phí làm phim43, đồng thời cũng giúp các nhà sản xuất các sản phẩm tiết
kiệm được chi phí.
2.3. Quảng bá hình ảnh đất nước, con người Hàn Quốc
Chỉ gần 2 thập niên trở lại đây, điện ảnh Hàn Quốc đã làm nên cuộc chiếm
ngôi ngoạn mục, xâm nhập, thậm chí là thống trị màn ảnh nhỏ tại nhiều quốc gia
Châu Á. Hàng chục các bộ phim nhựa, phim truyền hình như: Cảm xúc (Feeling,
1994) Trái tim mùa thu (Autumn In My Heart, 2000), Yêu bằng cả trái tim
(Mediafire,1998), Hương mùa hè (Summer Scent, 2003), Cô nàng ngổ ngáo (My
Sassy Girl, 2001), Cô bạn gia sư (My Tutor Friend, 2003), Cô dâu nhỏ bé (My littler
bride,2004), Anh em nhà Bác sĩ(Medical Brother,1997), Nấc thang lên thiên đường
(Stairway to Heaven, 2003), Giầy thuỷ tinh (Glass slipper, 2002); Nàng Dea Jang
Geum, Ngôi nhà hạnh phúc (Full house, 2012), Bản tình ca mùa đông, Tuyết tháng
tư (April Snow, 2005), Thần Y Hơ Jun (Huh Joon, 1999) Chuyện tình Pari (Love in
Paris, 2004), Chuyện tình Havard (Love story in Havard, 2004), Chuyện tình Hawai,
Chuyện tình trên đảo Bali (Something Happened In Bali, 2004) với những diễn viên
thuộc thế hệ đầu của Hàn lưu như: Jang Dong Gun, Bae Yong Joon, Lee Hyung
Hwa, Woon Bin, Kwong Sang Woo, Kim Hee soon, Lee Yong-Ae … nhanh chóng
trở nên quen thuộc với khán giả Châu Á, đặc biệt tại các nước khu vực Đông Á như
Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam... Ngay
tại Mỹ, kinh đô điện ảnh thế giới - địa vị độc tôn của Hollywood cũng bị “lung lay”
và điện ảnh Hàn đã đặt được một chân vào thị trường vốn khó tính này. Sự thâm
nhập của điện ảnh Hàn Quốc vào thị trường thế giới từng bước được khẳng định, và
nó trở thành sứ giả trong việc quảng bá, truyền tải thông điệp về đất nước con người,
văn hóa dân tộc.

Hàn lưu cùng với điện ảnh Hàn Quốc đã khiến thế giới chú ý đến Hàn Quốc,
người ta biết đến những sản phẩm Made in Korea qua những bộ phim như sản phẩm
điện tử LG, Sam sung, ô tô Hyundai… đến nền văn hóa ẩm thực truyền thống đặc
sắc của xứ sở Kim Chi. Phim ảnh luôn là một kênh quảng bá, tuyên truyền tốt nhất.
Thông qua một bộ phim yêu thích, người xem có thể bị tác động đến lối sống, phong
cách, ảnh hưởng cả “gu” thời trang, phong cách làm đẹp… Làn sóng Hàn với những
danh thắng như đảo Jeju, đỉnh núi lửa Song Il Chu Bong, nơi các đôi uyên ương đến
để đón nhận ánh sáng bình minh, bảo tàng Gấu Teddy của đảo trăng mật Jeju đã xuất
hiện trong hầu hết các bộ phim Hàn ăn khách: Một cho tất cả (All in, 2003), Bản tình


(Damo, 2004), Được làm hoàng hậu (Goong, 2006) Chuyện hậu cung (The
Concubine, 2012)... Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc ăn khách không chỉ
mang về doanh thu lớn cho nền điện ảnh nước này mà còn mang đến doanh thu về
du lịch qua việc quảng bá hình ảnh đất nước. Hiện nay, doanh thu về điện ảnh Hàn
Quốc đã lọt vào top đầu của Châu Á và đứng thứ bảy trên thế giới. Tính riêng năm
2012, doanh thu điện ảnh của Hàn Quốc đạt con số 1.400 tỉ Won, cao hơn so với
năm 2011 là 1.200 tỉ Won44. Điện Ảnh Hàn Quốc thực sự đã đem lại cú đột phá ở
Châu Á, tạo nên một trào lưu thời trang, ẩm thực và phong cách Hàn, tạo nên một ấn
tượng Hàn Quốc, làm thay đổi cách nhìn của người Phương Tây về đất nước này.
2.4.

Cầu nối văn hóa, đưa văn hóa Hàn Quốc ra nước ngoài

Từ châu Á tới châu Âu qua Địa Trung Hải lan tới Châu Phi, điện ảnh đã đưa
Làn sóng Hàn Quốc vươn ra bên ngoài một cách mạnh mẽ, ngoạn mục, thuyết phục
bằng sức mạnh văn hóa. Văn hóa Hàn Quốc, truyền thống lẫn hiện đại, hình ảnh con
người và đất nước này đều được khắc họa rõ nét trong các bộ phim. Những bộ phim
dù là một tác phẩm điện ảnh có chiều sâu, giàu tính biểu tượng như Xuân Hạ Thu
Đông, Xuân (Spring, Summer, fall in winter, 2003), hoặc đơn giản là bộ phim truyền

hình nói về thần tượng của giới trẻ: Bản tình ca mùa đông (Winter Sonata, 2002),
Trái tim mùa thu (Autumn In My Heart, 2000), Những nàng công chúa nổi tiếng
(Famous Princess, 2009), Mật danh (Iris, 2011)...v.v.
Trong việc phát triển Hàn lưu ra bên ngoài, có thể nói phim ảnh là một công
cụ hữu hiệu nhất để truyền bá văn hóa. Những nét văn hóa trong đời sống sinh hoạt
hàng ngày của người Hàn Quốc được khai thác khá sâu trong hầu hết các bộ phim
Hàn Quốc. Đó là mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, dòng tộc, quan hệ
giữa đồng nghiệp với nhau, làng xóm với những tình huống rất thực, rất đời thường.
Ngoài ra, một khía cạnh văn hóa khác cũng không thể không nhắc tới trong phim
Hàn Quốc, đó là văn hóa ẩm thực. Đã có một seria các bộ phim về đề tài này sau
hiệu ứng của Nàng Dea Jang Geum là Vua bánh mì (King Of Baking, 2010), Hương
vị tình yêu (Pasta, 2010), Tôi là Kim Sam Soon (My name is Kim Sam Soon,
2005)...v.v. Qua phim ảnh, các nhà làm phim đã cho thấy những bữa tiệc cung đình
với đầy đủ tinh hoa về ẩm thực của đất nước cũng như cách làm các món ăn dân tộc
trong cuộc sống thường ngày như cách làm kim chi và những món ăn truyền thống...
Mặc dù nhiều người chưa từng đặt chân tới Hàn Quốc nhưng thông qua phim ảnh họ
đã biết đến Tteokbokki (bánh gạo), hay Jajangmyeo (mì đen), canh rong biển... Bằng
cách đó, văn hóa ẩm thực của Hàn Quốc đã đến với thế giới bên ngoài một cách rất
tình cờ, tự nhiên. Những phố Hàn xuất hiện ở Tokyo, Osaka, Băng Cốc, Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Kinh, Đài Loan. Phong trào yêu thích Làn sóng văn
hóa Hàn Quốc, đặc biệt là giới trẻ ở những nơi mà Làn sóng văn hóa Hàn tràn tới
chính là sự thành công của “sức mạnh mềm” điện ảnh.
Một nét hấp dẫn khác của văn hóa Hàn Quốc khiến người nước ngoài bị mê
hoặc chính là phong cách thời trang trẻ trung, đẹp và quyến rũ thể hiện qua những bộ
trang phục của nhân vật trong phim. Nhiều bộ phim cũng đã khai thác nguyên chủ đề


này với câu chuyện xoay quanh con đường lập nghiệp của nhân vật trong lĩnh vực
thời trang may mặc như Ước mơ vươn tới một ngôi sao (Wish Upon A Star, 1997),
Vua thời trang (Fashion King, 2012) hay làm công việc liên quan đến thời trang như

Tạp chí thời trang (Style, 2010). Tất nhiên, đi kèm với đó là những xu hướng mới
nhất, đẹp nhất của ngành thời trang Hàn Quốc. Do đó, Hàn lưu cũng đã tạo nên được
cơn sốt thời trang ở Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan trong những năm giữa thập
niên 2000, thời kỳ hoàng kim của điện ảnh Hàn Quốc.
Nét đẹp trong văn hóa còn thể hiện ở tình thương yêu nói chung và tình yêu
đôi lứa nói riêng. Tình yêu là đề tài khai thác của nhiều công trình nghiên cứu về
phim Hàn, và cũng được nhắc đến một cách thường xuyên trên các trang báo, tạp chí
chuyên đề. Những câu chuyện tình yêu chung thủy, đẹp như mơ trở thành một trong
những nét văn hóa đẹp của đời sống xã hội Hàn Quốc. Dù mô tip có thể lặp lại theo
công thức: yêu - xa cách - tái ngộ nhưng các cung bậc và cách thể hiện tình yêu của
nhân vật đều đem đến những xúc cảm tươi mới cho người thưởng thức phim, nó đem
đến cho con người niềm tin vào cuộc sống, sức mạnh để vượt qua khó khăn, đau
đớn. Mỗi câu chuyện tình yêu trong phim Hàn đều là một bản tình ca về sự thủy
chung, sâu đậm và son sắc như Trái tim mùa thu (Autumn In My Heart, 2000), Bản
tình ca mùa đông (Winter Sonata, 2002), Nấc thang lên thiên đàng (Stairway to
Heaven, 2003), Hoàng tử gác mái (Rooftop Prince, 2012), Tín nghĩa (Faith, 2012),
Nhân phẩm quý ông (A Gentleman's Dignity, 2012)...v.v, như chính tính cách của
người Hàn Quốc vậy.
Như vậy, về mặt tổng thể, phim điện ảnh và phim truyền hình Hàn Quốc giữ
một vai trò vô cùng quan trọng, là đại sứ văn hóa Hàn Quốc - một “vị đại sứ” đặc
biệt đóng vai trò là người truyền bá, giới thiệu những chuẩn mực trong văn hóa mà
bất cứ quốc gia nào cũng mơ ước45.
2.5.

Thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Điện ảnh đã đem lại một nguồn thu không nhỏ, đóng góp vào GDP của Hàn
Quốc. Theo số liệu của Phòng quản lý công nghiệp văn hóa, trực thuộc Bộ Văn hóa
Thể thao và Du lịch Hàn Quốc, chúng ta có thể thấy được lợi ích kinh tế mà nền
công nghiệp này mang lại trong năm tài khóa 2012:

Ngành sản xuất

Tổng doanh thu

Xuất khẩu

135,5 tỷ won

35,2 tỉ won

213,5 tỷ

2.2 tỉ won

Phim hoạt hình48

183,2 tỷ won

4,7 tỉ won

Nhân vật sự kiện49

1.882,9 tỉ won

111,6 tỉ won

2.412,5 tỉ won

6625 tỉ won


Hoạt hình
Phát
hình

46

thanh

truyền

47

Game

50


Thông tin tri thức51

2.123,1 tỉ won

105,2 tỉ won

Điện ảnh52

903,8 tỉ won

15.6 tỉ won

Âm nhạc53


997,3 tỉ won

48,5 tỉ won

Xuất bản54

5.284,6 tỉ won

65 tỉ won

Trên đây chỉ là con số doanh thu cụ thể mà điện ảnh Hàn Quốc đem lại trong
năm 2012, còn thực tế doanh số mà điện ảnh gián tiếp tạo nên còn lớn hơn nhiều.
Ngay từ những năm cuối của thập niên 90 khi Hàn lưu mới bắt đầu hình
thành, phim Hàn Quốc trở thành một trong những chủ đề được nói tới nhiều nhất
trong giới làm phim. Điều kỳ diệu của điện ảnh Hàn Quốc trong thời gian này đã đưa
nền nghệ thuật thứ 7 hội nhập với thế giới. Gina Yu, một giáo sư nghiên cứu điện
ảnh tại Đại học Dongguk ở Seoul đánh giá: “Ngày nay có quá nhiều năng lượng, sự
sôi động lẫn mối quan tâm về công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc… đây quả là một sự
đổi mới”55.
Cuộc cách mạng của điện ảnh Hàn Quốc thực sự bắt đầu khi bước vào thiên
niên kỷ mới. Bộ phim Bạn bè (Friend, 2001) tạo nên một cơn sốt khắp Hàn Quốc và
thu hút đến 8,1 triệu lượt người xem, bỏ xa bộ phim Harry Portter do Mỹ sản xuất
đứng ở vị trí thứ 5 với 4,4 triệu lượt người xem56. Năm đó cũng có đến 6 bộ phim
của Hàn lọt vào top 10 phim ăn khách nhất và đều đứng ở vị trí hàng đầu như: Cô
nàng ngổ ngáo (My Sassy Girl, 2001), Vợ tôi là Gangster (My Wife is Gangster,
2007), Chiến binh (Musa, 2011)…v.v. Năm 2001, cũng là năm điện ảnh Hàn Quốc
lập kỷ lục khi có đến 65 bộ phim nhựa được sản xuất và công chiếu. Lee Changdong đoạt giải đạo diễn tại LHP Venise và giải nam nữ diễn viên mới xuất sắc cho
Soi Kyung – gu, Moon So – ri với bộ phim Ốc đảo (Oasis, 2001). Phim Cưới nhầm
(Mafia Marrying the Mafia, 2002) thuộc thể loại hình sự hài là bộ phim ăn khách

nhất năm, với hơn 5 triệu lượt khán giả. Phim Đường về (The Way Home, 2002) một
phiên bản American Pie kiểu Hàn về hài giới tính học đường, phim Mất trí nhớ (Lost
Memories, 2009) là phim lịch sử giả tưởng đã gặt hái được nhiều thành công lớn.
Cũng trong năm này, đạo diễn kỳ cựu nhất Hàn Quốc Im Kwon Taek được trao giải
đạo diễn xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Cannes với Painted Fire, 2002.
Năm 2003, tiếp tục làm nên kỷ lục mới khi phim có doanh thu cao nhất tại
Hàn là Biệt đội ám sát (Simido) thu hút 10,4 triệu lượt người xem, cao gấp đôi số
lượng (5 triệu) lượt người xem phim “Chúa tể chiếc nhẫn 3”- bộ phim vừa đoạt giải
Oscar. Các phim có doanh thu cao khác là Hồi ức của một kẻ giết người (Memories
of Murder, 2003), Cô bạn gia sư (My Tutor Friend, 2003), Những bộ bê bối kín
(Untold Scandal, 2003), Chuyện về hai chị em (A Tale of two Sisters, 2003).
Năm 2004, điện ảnh Hàn Quốc đặc biệt thành công với Cờ thái cực tung bay
(Taegukgi), bộ phim chiến tranh được dàn dựng bởi đạo diễn Kang Je – gyu (tác giả
của Swin) với hai ngôi sao sáng giá Jang Dong Gun và Won Bin, có quy mô và chi


phí lớn nhất, đã thu hút hơn 9 triệu lượt khán giả chỉ sau hơn 1 tháng trình chiếu. Kỷ
lục này có ý nghĩa rất đặc biệt, nó chứng minh rằng hầu hết người Hàn Quốc trưởng
thành đều yêu thích phim nội. Bộ phim ăn khách đó cũng tác động đến lượng khán
giả của các tác phẩm khác, trong đó Cô dâu bé nhỏ (A Little Bride) với 3,1 triệu lượt
người xem, Anh trai tôi (My brother) với 2,4 triệu lượt người, Ngọn gió yêu thương
(Windstruck) với 2,3 triệu lượt người, Tình yêu trong gió (A good days for the wind
blows) 2,3 triệu lượt người57.
Thực tế đã cho thấy điện ảnh Hàn Quốc đang thu được những kết quả khả
quan không chỉ trong thị trường nội địa mà còn cả trên thế giới. Những con số về
doanh thu, những giải thưởng trong nước và quốc tế đã làm chứng tỏ điện ảnh Hàn
Quốc đang lập nên một “Kỳ tích sông Hàn” trong ngành “nghệ thuật thị giác”58.
Ngay từ năm 1990, xuất khẩu văn hóa ra các nước láng giềng đã được chính
phủ Hàn Quốc chú trọng. Nhiều bộ phim truyền hình đã trở nên phổ biến ở khắp
Đông Nam Á, Trung Quốc, Trung Đông và những nước khác. Bộ phim Ước mơ

vươn tới một ngôi sao (Wish Upon A Star, 1997) được chiếu khắp Hồng Kông, Đài
Loan, Trung Quốc năm 1997 cùng phiên bản của nó là HOT, NRG hay Baby VOX
đã làm nên làn sóng Hàn Quốc ở khu vực. Tiếp sau đó, vào năm 2004, bộ phim Bản
tình ca mùa đông được phát sóng ở Nhật, đã tạo nên cơn sốt Hàn Quốc tại Nhật Bản.
Tại thời điểm đó, doanh số bán hàng của Hàn Quốc đạt 18,4 tỷ won, trong đó 8,39 tỷ
won là liên quan đến phim Bản tình ca mùa đông. Chỉ trong vòng 1 năm, nhạc phim
đã bán được 1.180.000 bản và 470.000 bộ đĩa CD của bộ phim này, 1.220.000 cuốn
sách viết nội dung phim và hàng trăm nghìn lượt người hâm mộ Nhật Bản đã du lịch
đến Hàn Quốc, nơi quay bộ phim này để cảm nhận việc sống cùng nhân vật. Năm
2005, khoảng 59.500 khách Nhật đã đến Hàn Quốc do hiệu ứng của phim, năm 2006
là 66.300 người và năm 2007 là 87.200 người. Ngay sau hiệu ứng Bản tình ca mùa
đông là bộ phim truyền hình Nàng Dae Jang Guem không chỉ đem truyền hình Hàn
Quốc ra thế giới mà còn đem nghệ thuật ẩm thực của Hàn Quốc ra bên ngoài.
Tại Nhật Bản có thể nói trào lưu Hàn Quốc thực sự bùng nổ sau Bản tình ca
mùa đông. Tháng 9 năm 2004, đài truyền hình quốc gia Nhật đã mở cuộc điều tra với
2.200 người từ 15 tuổi trở lên và trên 90% người được hỏi đều biết đến bộ phim Bản
tình ca mùa đông. Theo kết quả phân tích của Viện nghiên cứu kinh tế Dainichi life
Nhật Bản, hiệu ứng kinh tế mà diễn viên Bae Yoong Joon đem lại cho Hàn Quốc tại
Nhật Bản là 230 tỷ yên59.
Hàng hóa tiêu dùng có nguồn gốc từ Hàn Quốc cũng rất được phổ biến và ưa
chuộng tại Đông Nam Á, có lẽ cũng do ảnh hưởng của phim truyền hình, âm nhạc
đại chúng Hàn Quốc. Khả năng cạnh tranh của các công ty Hàn Quốc ngày càng
nâng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực xuất khẩu âm nhạc, phim ảnh. Bên cạnh đó,
doanh số xuất khẩu hàng hóa của các lĩnh vực khác như chương trình truyền hình,
ẩm thực, du lịch đã lan tỏa khắp nơi, nhiều khóa học khác nhau về phong cách và xu
hướng thời trang Hàn Quốc ngày càng gia tăng tại chính quốc gia này. Nhận thức
được tầm quan trọng cũng như vai trò của ngành công nghiệp văn hóa, Chính phủ


Hàn Quốc đã khuyến khích phát triển ngành này ra bên ngoài và đưa nó trở thành

ngành công nghiệp mũi nhọn của đất nước.
Như vậy, thông qua một vài phân tích trên, có thể thấy rõ vai trò cũng như ý
nghĩa kinh tế mà ngành công nghiệp điện ảnh đã đem về cho Hàn Quốc trong việc
đưa Hàn lưu phát triển ra thị trường thế giới.
3.

Ảnh hưởng của điện ảnh Hàn Quốc tới giới trẻ Việt Nam

3.1.

Quá trình du nhập của điện ảnh Hàn Quốc vào Việt Nam

Làn sóng Hàn Quốc xuất hiện ở Việt Nam từ những năm cuối của thập niên
90 và tồn tại đến ngày nay. Trong lĩnh vực điện ảnh, phim truyền hình Hàn Quốc
được khán giả biết đến từ năm 1997, khi kênh VTV1 phát sóng bộ phim Yumi - Tình
yêu của tôi (1997) và VTV3 chiếu bộ phim Mối tình đầu (First love,1996) và hai bộ
phim truyền hình dài tập: Anh em nhà bác sĩ (The Medical brothers,1998) và phim
Hoa cúc vàng (Daisy, 1997) do đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh trình chiếu.
Những bộ phim này được coi là những bộ phim đầu tiên của trào lưu điện ảnh Hàn
tại Việt Nam, chúng được phát sóng vào giờ vàng và mang lại cho khán giả một
cảm xúc tươi mới, thu hút người xem. Tiếp theo đó là các phim Người mẫu (Model,
1997), Cảm xúc (Feeling, 1994), Ước mơ vươn tới một ngôi sao (Wish Upon A Star,
1997), Tomato (1999), Cú nhảy cuối cùng (Final Jump, 1994)… Đặc biệt việc phát
sóng bộ phim Thành thật với tình yêu (Did We Really Love, 1999), với sự tham gia
của thế hệ nghệ sĩ thuộc lớp Hallyu đầu tiên như Bae Yong Jun. Hình ảnh chàng diễn
viên điển trai quảng cáo dầu gội Double Rich đã gây ấn tượng khá mạnh với khán
giả Việt Nam và làm dấy lên trào lưu tiêu dùng sản phẩm Made in Korea một cách
chính thức.
Tuy nhiên, phải đến năm 2000, khái niệm Hàn lưu cùng làn sóng điện ảnh
Hàn mới được biết tới rõ hơn ở Việt Nam qua những bộ phim truyền hình như: Trái

tim mùa thu (Autumn In My Heart, 2000), Tình yêu trong sáng (All about Eva,
2000), Hoa bất tử (Stock Flower, 2001), Giày thủy tinh (Glass Slipper, 2002), Bản
tình ca mùa đông (Winter Sonata, 2002), Nàng Dae Jang Geum (2003), Cô bạn gia
sư (My Tutor Friend, 2003)…v.v. Trong thời hoàng kim này, phim Hàn phủ sóng
mạnh mẽ chiếm tới gần 40% số lượng phim được phát trên truyền hình. Khán giả khi
bật bất kì một kênh truyền hình nào cũng có thể gặp những bộ phim có xuất xứ từ đất
nước kim chi, với những mô típ quen thuộc, các nhân vật thường gặp phải những
trắc trở kinh khủng như ung thư, tai nạn, mất trí, hay các câu chuyện tình yêu lãng
mạn, đậm chất Hàn.
Vào những năm 2008, 2009, phim Hàn có một bước chuyển mình lớn khi
chuyển dần sang thể loại phim thần tượng, với đại diện là phim Vườn sao băng (Boys
Over Flowers, 2009) tạo thành một trào lưu điện ảnh kiểu mới thịnh hành ở nước ta.
Thể loại phim này, những chàng trai trẻ không còn đậm chất nam tính, họ đã chuyển
sang vẻ đẹp “yểu điệu” thanh nữ. Nội dung của phim thường cùng mô típ, cốt truyện
xoay quanh muôn mặt đời sống thực trong giới trẻ, vì vậy, cách nhìn trong phim Hàn


×