TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
HOÀNG THỊ DUYÊN
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ
CON NGƯỜI VÀO VIỆC XÂY DƯNG CON NGƯỜI
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
•
• • •
Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh
HÀ NỘI, 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
______Ỷ # Ỷ_______
HOÀNG THỊ DUYÊN
VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ
CON NGƯỜI VÀO VIỆC XÂY DựNG CON NGƯỜI
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
•
• • •
Chuyên ngành: Tư tưởng Hồ Chí Minh
Ngưòi hưóng dẫn khoa học: ThS. Vi Thị Lại
HÀ NỘI, 2015
Em xin bày tở lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo - Th.s Vi Thị Lại đã
tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị
cùng các thầy cô trong trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện cho em
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của bản thân.
Em cũng xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình cũng như bạn bè đã tạo điều
kiện và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu, với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như
kiến thức của bản thân nên khóa luận khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong
sự chỉ bảo của các thầy, cô cũng như các bạn sinh viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 05 năm 2015 Người thực hiện
Hoàng Thị Duyên
HÀ NỘI, 2015
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận này là
kết quả nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của cô giáo Th.s Vi Thị
Lại. Ket quả thu được hoàn toàn trung thực và không trùng với kết quả nghiên
cứu của những tác giả khác.
Hà nội, thảng 05 năm 2015 Người thực hiện
Hoàng Thị Duyên
HÀ NỘI, 2015
MỤC LỤC
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
60
MỞ ĐÀU
1. Lí do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài của dân tộc Việt Nam. Người là một
chiến sĩ lỗi lạc, một người bạn chiến đấu kiên cường và thân thiết của phong trào giải
phóng dân tộc và của cả loài người tiến bộ. Sinh thời, Hồ Chí Minh rất chú ý đến
nhân tố con người, đến việc xây dựng con người, phục vụ sự nghiệp cách mạng, vấn
đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu, là vấn đề trung tâm, xuyên suốt
trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh. Cuộc đời hoạt động và đấu tranh
của Người luôn vì mục đích đất nước được độc lập, dân tộc ta được tự do, hạnh
phúc, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, xây dựng đất
nước giàu mạnh vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong tư tưởng
của Hồ Chí Minh, con người được nhìn nhận vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Trong kháng chiến, Người nhấn mạnh
là phải xây dựng chế độ dân chủ, phát huy tính sáng tạo của quần chúng nhân dân để
kháng chiến và kiến quốc. Trong xây dựng xã hội chủ nghĩa, Người khẳng định,
muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trước tiên cần phải có con người xã hội
chủ nghĩa. Đó là những con người vừa “hồng” vừa “chuyên”, có phấm chất đạo đức
cách mạng “cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”, phải nghiêm khắc chống chủ
nghĩa cá nhân và ra sức rèn luyện đạo đức cách mạng “như ngọc càng mài càng
sáng, vàng càng luyện càng trong”.
Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, từ khi ra đi tìm đường cứu nước đến
những giây phút cuối cùng trước lúc đi xa dù ở những cương vị khác nhau: lúc làm
người thầy giáo, khi là nhà báo, nhà văn, là Chủ tịch nước,... Hồ Chí Minh luôn luôn
coi vấn đề con người, các công việc cho con người, vì con người - sự nghiệp trồng
người là mục tiêu, là mối quan tâm, là trách nhiệm vẻ vang trong suốt cuộc đời hoạt
động của mình. Hồ Chí Minh luôn vì
6
lợi ích dân tộc, vì sự nghiệp giải phóng giai cấp và con người một cách triệt đế.
Người xem con người là trung tâm của sự nghiệp cách mạng, giải phóng và phát
triển. Với tình yêu thương con người bao la rộng lớn, hết lòng vì nước, vì dân
trong Di chúc, Hồ Chí Minh đề cập đến con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của cách mạng, đặt sự nghiệp giải phóng con người vào trong sự nghiệp giải
phóng dân tộc. Đặc biệt Người luôn quan tâm tới việc bồi dưỡng thế hệ mai sau:
“V? lợi ích mười năm phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người” [22, tr 528]
Ngày nay, khi đất nước ta đang trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội
và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, muốn thắng lợi,
phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ
bản của sự phát triến bền vững như Hồ Chí Minh đã từng nói: “Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” [24, tr 66].
Quán triệt theo quan điểm của Hồ Chí Minh trong Cương lĩnh xây dựng đất nước
thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội Đảng ta đã khắng định: Con người, vừa là
mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, cho nên chăm sóc nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh. Vì vậy, để góp phần vào việc xây dựng con người mới phát
triển toàn diện đáp ứng yêu cầu của thời đại trên cơ sở vận dụng quan điểm về
con người của Hồ Chí Minh tôi đã chọn vấn đề ÍLvận dụng quan điểm của Hồ Chí
Minh về con người vào việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
hiện nay”, làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tính đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về
con người và xây dựng con người xã hội chủ nghĩa được công bố trên các
7
sách, báo, tạp chí, các hội thảo trong nước và quốc tế, qua các cuộc thi tìm hiểu tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh như: Thành Duy, Tư tưởng Hồ Chí Minh với sự nghiệp
xây dụng con người Viêt Nam phát trien toàn diện, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2002; Trần Xuân Trường, Tư tưởng Hồ Chí Minh vê con người xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2008; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về con
người và xã hội” do PGS - TS Lê Sỹ Thăng làm chủ nhiệm; Tư tưởng Hô Chí Minh
vê phất trỉên vãn hóa và con người, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; PGS.TS
Lương Minh Cừ - TS Nguyễn Trung Dũng Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và
giải phóng con người, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014; Vũ Thị Kim Dung, Tư
tưởng Hồ Chí Minh về con người, Tạp chí Khoa học chính trị, số 2, 1998; Phạm
Ngọc Anh, Chiến lược con người trong Di Chúc của chủ tịch Hồ Chí Minh, Tạp chí
lịch sử Đảng, số 285, 2014.
Bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, những công trình, bài viết đã nghiên cứu
nhiều nội dung phong phú về từng khía cạnh cụ thể của tư tưởng Hồ Chí Minh về
con người. Song vẫn còn chưa có nhiều công trình đi sâu phân tích những quan điếm
của Người về con người mới đế từ đó định hướng và đưa ra những giải pháp thiết
thực cho việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn đấy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
Vì vậy, trên cơ sở những vấn đề mà các nhà khoa học đã nghiên cứu, tác giả
khóa luận muốn đóng góp một vài ý kiến của mình vào công cuộc tìm hiểu quan
điểm của Hồ Chí Minh về con người và việc vận dụng quan điểm về con người của
Hồ Chí Minh vào việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là làm rõ nội dung quan điểm Hồ Chí Minh về con người;
đánh giá thực trạng của việc xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay.Từ đó đưa
8
ra một số giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xây dựng con người
mới ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng quan điểm về con người của Hồ Chí
Minh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Một là: Tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về con người từ đó rút ra ý
nghĩa lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu quan điếm này.
Hai là: Chỉ ra thực trạng của việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay.
Ba là: Đe ra một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay trên cơ sở vận dụng quan
điểm về con người của Hồ Chí Minh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cún
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quan điểm của Hồ Chí Minh vềcon người và sự vận dụng quan điểm này vào
việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đe tài tập trung nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về con người; thực
trạng, một số giải pháp cơ bản của việc xây dựng con người xã hội chủ nghĩa ở nước
ta hiện nay (2006 - 2014).
5. Phương pháp nghiên cún
Đe tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và
phương pháp duy vật lịch sử.
Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc;
kết hợp với việc nghiên cứu lí luận, khảo sát thực tiễn, phân tích, tổng họp, so sánh,
diễn dịch, quy nạp khái quát làm rõ mục đích đề tài đề ra.
9
6. Đóng góp của khóa luận
Ket quả nghiên cứu của khóa luận sẽ góp phần hoàn thiện quan điểm của Hồ
Chí Minh về con người. Từ đó vận dụng thiết thực vào việc xây dựng con người Việt
Nam phát triến toàn diện trong giai đoạn hiện nay.
Ket quả nghiên cứu khóa luận có thể làm tài liệu phục vụ cho các bạn sinh
viên khi nghiên cứu về con người xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; nghiên cứu về tư
tưởng của Hồ Chí Minh nói chung, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người nói riêng.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo
khóa luận còn bao gồm 2 chương, 5 tiết.
Chương 1. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VÈ CON NGƯỜI
1.1.
Bản chất con ngưòi theo quan điểm của Hồ Chí Minh
Xuất phát từ quan điểm của Mác cho rằng: “Trong tính hiện thực của nó, bản
chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”, [10, tr 11], Hồ Chí Minh đã nhắc
đến những quyền tối thượng của con người ngay ở những dòng đầu tiên trong
“Tuyên độc lập” của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày2/9/1945: “Tất cả mọi
người đều sinh có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ nhũng quyền không ai có thế
xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền
mưu cầu hạnh phúc” [15, tr 1]. Với tư cách là những cá nhân, con người còn luôn
tồn tại trong xã hội nhất định, có các mối quan hệ nhất định, nên Người cũng xem
xét con người trong các mối quan hệ xã hội phức tạp, đa dạng gắn bó với các điều
kiện lịch sử nhất định, là con người của một giai cấp, một tầng lớp, một dân tộc.
“Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng
bào cả nước rộng nữa là cả loài người” [17, tr 130].
l.l.l.
Con người được nhìn nhận như một chỉnh thế
o
•
•
•
1
0
Truyền thống văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là chủ
nghĩa Mác - Lênin đã hòa quyện vào nhau, kết hợp hài hòa trong tư tưởng Hồ Chí
Minh. Người xem xét con người như một chỉnh thể thống nhất về tâm lực, thể lực và
các hoạt động của nó. Nói cách khác, con người bản thân nó là một hệ thống cấu trúc
bao gồm nhiều yếu tố: sức khỏe, đời sống tâm linh, tinh thần và vai trò chủ đạo của
trí thức được thể hiện trong hoạt động. Các yếu tố này có quan hệ chặt chẽ với nhau,
làm điều kiện cho nhau, tuy rằng mỗi yếu tố có vai trò khác nhau. Một người khỏe
mạnh thì sẽ có một đời sống tinh thần khỏe mạnh. Con người luôn có xu hướng vươn
tới cái chân - thiện - mỹ, đó là những con người biết sống theo cái đúng, lẽ phải,
sống chân thật, đối lập với cái giả, cái sai trái luôn làm điều lành, điều tốt, đối lập với
điều ác và đặc biệt đó còn là những con người biết rung động và cảm thụ cái đẹp, cái
cao cả, có quan điểm thẩm mỹ đúng đắn và có khả năng sáng tạo ra cái đẹp, mặc dù
có thế này, thế khác.
Hồ Chí Minh có cách nhìn nhận, xem xét con người trong tính đa dạng của
nó: đa dạng trong quan hệ xã hội (quan hệ dân tộc, giai cấp, tầng lớp, đồng chí, đồng
bào...); đa dạng trong tính cách, khát vọng, phấm chất, khả năng; đa dạng trong hoàn
cảnh xuất thân, điều kiện sống, làm việc... Hồ Chí Minhchỉ rõ: “Năm ngón tay cũng
có ngón vắn, ngón dài. Nhưng vắn dài đều hợp nhau ở nơi bàn tay. Trong mấy triệu
người cũng có người thế này, thế khác, nhưng thế này hay thế khác đều dòng dõi của
tổ tiên ta. Vậy nên ta phải khoan hồng đại độ. Ta phải nhận rằng đã là con Lạc cháu
Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc” [15, tr 280].
Hồ Chí Minh xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập:
thiện và ác, hay và dở, tốt và xấu, hiền và dữ...bao gồm cả tính người - mặt xã hội và
tính bản năng - mặt sinh học của con người. Hồ Chí Minh nói: “Con người dù xấu,
tốt, văn minh hay dã man đều có tình” [19, tr 99]. Chữ tình đó không phải tình cảm
anh - em, vợ - chồng, bạn bè, cha - con, dòng họ mà đó là tình người. Tình người
1
1
theo nghĩa rộng nhất đó là đời sống tinh thần của con người biểu hiện tập trung ở
mặt văn hóa - đạo đức. Đó là nhân tính, nó đối lập với thú tính của loài vật. Đã là
con người đều yêu sự lành, ghét sự dữ; yêu cái thiện, cái tốt, ghét cái ác, cái xấu. Sức
mạnh của ý thức cuối cùng phải được biểu hiện qua hoạt động thực tiễn của con
người và cách thức tổ chức, quản lí, khai thác, sử dụng nó. Hồ Chí Minh thấy rõ sức
mạnh của ý thức lí luận, hệ tư tưởng phụ thuộc vào mức độ thâm nhập vào đời sống
thực tiễn của quần chúng trở thành phong tục, tập quán, tâm trạng, tình cảm. Hồ Chí
Minh bao giờ cũng nhìn nhận sự hình thành nhân cách con người nói
chung, tài năng và đạo đức mỗi con người nói riêng, trên cơ sở của quá trình hoạt
động thực tiễn trong điều kiện xã hội nhất định. Do vậy Người cho rằng mặt tốt
hay mặt xấu của con người không phải bộc lộ một cách tự nhiên, vô cớ mà
thường có nguyên nhân sâu xa từ nguồn gốc xã hội. Theo Hồ Chí Minh: “Mỗi
con người đều có thiện và ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong
mỗi con người nảy nở như hoa mùa Xuân và phần xấu bị mất dần đi, đó là thái độ
của người cách mạng” [26, tr 672].
Điều đáng chú ý trong quan điểm của Hồ Chí Minh về bản chất con người
là ở chỗ, một mặt Người khẳng định bản chất xã hội trong các mối quan hệ của
con người; mặt khác Người cũng thấy được mặt sinh học của con người, tức là
nhu cầu tối thiểu cho con người tồn tại như một thực thể xã hội học như ăn, mặc,
ở, đi lại, chữa bệnh và học hành. Đó là hai mặt thống nhất hữu cơ với nhau,
không thế tách rời mà cũng không được tuyệt đối hóa để đối lập mặt này với mặt
kia.
1.1.2.
Con người cụ the, lịch sử
Con người theo quan điểm của Hồ Chí Minh không phải là một vấn đề có
tính khái quát hóa và trừu tượng hóa mà là một vấn đề cụ thể, đó là nhân dân Việt
Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị
1
2
của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực
dân; và mở rộng hơn nữa là những “người nô lệ mất nước” và “người cùng khổ”.
Hồ Chí Minh cũng dùng khái niệm “con người” theo nghĩa rộng trong một số
trường hợp như : “phẩm giá con người”, “giải phóng con người”, “người ta”,
“ai”... Người từng nói: “Tôi chỉ có một điều ham muốn là làm cho Tổ quốc tôi
được độc lập, thống nhất dân chủ” [16, tr 201].
Những con người ấy được đặt trong một bối cảnh cụ thể và một tư duy
chung, còn phần lớn. Người xem xét con người trong mối quan hệ xã hội, quan
hệ giai cấp, theo giới tính (thanh niên, phụ nữ), theo lứa tuổi (phụ lão,
nhi đồng), nghề nghiệp (công nhân, nông dân trí thức...), trong khối thống nhất cộng
đồng dân tộc (sĩ, nông, công, thương) và quan hệ quốc tế ( bầu bạn năm châu, các
dân tộc bị áp bức, bốn phương vô sản). Đó là con người hiện thực, cụ thế, khách
quan. Trong quan niệm về con người, Hồ Chí Minh rất chú ý kết hợp hài hòa giữa cá
nhân và tập thể, cộng đồng. Trong suốt cuộc đời làm cách mạng của mình, Hồ Chí
Minh luôn mong muốn: “quét sạch chủ nghĩa cá nhân” vì nó đem cá nhân đối lập với
tập thế, đối lập với xã hội, với cộng đồng. Mưu cầu hạnh phúc cá nhân dưới cách
làm tổn hại đến hạnh phúc của những người khác, của tập thể và cộng đồng thì đó là
điều không thể tồn tại trong tư tưởng của Người.
Thế nhưng, Người chỉ chống chủ nghĩa cá nhân chứ không “dày xéo lên
quyền lợi cá nhân” không vùi dập cá nhân con người. Trái lại, Người hết coi trọng
những quyền lợi cơ bản của con người có thể nói Hồ Chí Minh là người luôn quan
tâm và tôn trọng “tính cách riêng”, “sở trường riêng”, “đời sống riêng”, “quyền lợi
riêng của mỗi người”, nhằm phát huy đến mức cao nhất vai trò, khả năng của từng
người, vì lợi ích riêng chính đáng của mỗi người và lợi ích của cả cộng đồng.
1.1.3.
Bản chất con người mang tính xã hội
1
3
Đứng vững trên quan điểm duy vật mácxít, Hồ Chí Minh cũng khẳng định bản
chất con người mang tính xã hội - lịch sử, coi con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ
thể của lịch sử, con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển xã hội.
Hồ Chí Minh cho rằng: Con người muốn sống thì phải có ăn, mặc, ở, đi lại, muốn
như vậy thì phải lao động. Tất cả của cải vật chất trong xã hội đều do những người
lao động làm ra. Muốn lao động sản xuất thì con người phải liên kết với nhau trong
tập thể, cộng đồng. Sự phát triển của lịch sử là quy luật không ngăn trở được. Trong
quá trình lao động, sản xuất, con người dần nhận thức được các hiện tượng, quy luật
của tự nhiên, của xã hội; hiểu về mình và hiểu biết lẫn nhau... xác lập mối quan hệ
giữa người với người.“Hoạt động sản xuất là nguồn gốc của sự phát triến hiểu biết
của loài người” [18, tr 121]. Tóm lại, “Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở, là nhờ lao
động. Xây nên giàu có, tự do dân chủ cũng là nhờ lao động. Trí thức mở mạng cũng
nhờ lao động (lao động trí thức). Vì vậy lao động là sức chính của sự tiến bộ loài
người” [16, tr 514].
Con người là sản phấm của xã hội. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, con
người là sự tổng hợp các quan hệ xã hội từ hẹp đến rộng, chủ yếu bao gồm các quan
hệ: anh, em; họ hàng; bầu bạn; đồng bào; loài người... Như vậy, bản chất con người
không phải là thế hiện ở những cá nhân riêng biệt mà nó phải được hình thành trong
tổng hòa các quan hệ xã hội. Chỉ trong toàn bộ những quan hệ xã hội cụ thể con
người mới bộc lộ bản chất xã hội của mình.
Tóm lại, quan điểm về con người, coi con người là một thực thế thống nhất
của “cái cá nhân” và “cái xã hội”, con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng
giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại, yêu thương con người, tin
tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự
nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những
luận điểm cơ bản trong quản điểm về con người của Hồ Chí Minh.
1
4
1.2.
Vai trò của con người theo quan điểm của Hồ Chí Minh
1.2.1.Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp
cách mạng
Đây là nội dung bao trùm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, có ý
nghĩa như một tiền đề xuất phát, một tư tưởng xuất phát, một tư tưởng chủ đạo, đồng
thời là mục đích tư tưởng, bắt đầu từ con người, vì con người, cho con người và trở
lại con người. Hồ Chí Minh coi con người là vốn quý nhất được đặt trên cơ sở khoa
học của chủ nghĩa Mác - Lênin khi xem con người là chủ thể tích cực sáng tạo ra lịch
sử, vai trò của con người được quy vào vai trò của quần chúng nhân dân trong mối
quan hệ với vai trò của cá nhân lãnh tụ trong lịch sử. Người đã kế thừa những tư
tưởng truyền thống của dân tộc ‘7ạy dân làm gốc” đã trở thành truyền thống đạo lí
xuyên suốt quá trình lịch sử Việt Nam và được các bậc minh quân, trung thần, các
bậc tiền nhân vận dụng rất thành công trong quá trình dựng nước và giữ nước. Thời
nhà Lý, Lý Công Ưấn vì “trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân” mà dời đô về Thăng
Long, cốt đế “dân cư khỏi chịu cảnh khốn khố”. Nguyễn Trãi xem “việc nhân nghĩa
cốt ở yên dân”, "chở thuyền là dân, mà lật thuyền cũng là dân”...
Theo Hồ Chí Minh, “trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân, trong thế
giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân” [21, tr 453]. Vì vậy, “vô
luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả” [16, tr
281]. Người đặt nhân dân lên vị trí làm chủ đất nước; trong tất cả mọi việc, kể cả
huy động sức dân trước hết là vì chính lợi ích của dân, vì theo Người lợi ích của dân
càng cao, sức dân càng mạnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh thấy rõ vai trò lịch sử to lớn
của quần chúng nhân dân, thấy được sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân
Người khắng định: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, quần chúng là động lực
của cách mạng. Chính quần chúng nhân dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất,
trực tiếp thực hiện đường lối cách mạng, biến đường lối cách mạng của Đảng thành
1
5
hiện thực. Người nói: “Lực lượng toàn dân là lực lượng vĩ đại hơn ai hết. Không ai
chiến thắng được lực lượng đó” [15, tr 19].Có được dân, thu phục được lòng dân là
có tất cả, làm được tất cả, điều này đã trở thành phương pháp luận trong tư tưởng
của Người: “Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng xong”
[26, tr 280]. Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần. Hồ Chí
Minh tổng kết ngắn gọn: dân ta là tốt lắm. Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của
dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng vào Đảng, không sợ gian khổ, tù
đày, hi sinh đến việc dân nhường cơm sẻ áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ nuôi nấng bộ
đội và cán bộ cách mạng.
Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “giải quyết nhiều vấn đề một
cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn,
nghĩ mãi không ra” [16, tr 335]. Đặc biệt là lòng sốt sắng, quật cường và lực lượng
vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội
ta, chang những chúng ta có thế thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi.
Theo Hồ Chí Minh, dân bao giờ cũng là gốc của Nước, Nước bao giờ cũng là
của mọi người dân, còn cách mạng thì như con thuyền, nhân dân trao cho Đảng trách
nhiệm người cầm lái. Con thuyền cách mạng đi tới đích thắng lợi là nhờ vào sức
dân, chính những ý kiến, nguyện vọng, sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình
thành đường lối cách mạng, đường lối đối mới của Đảng. Cũng chính phong trào
cách mạng nhân dân là yếu tố quan trọng nhất cụ thể hóa đường lối chính sách của
Đảng, nhà nước thành hiện thực.
1.2.2. Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực cửa cách mạng, phải coi
trọng, chẫm sóc, phát huy nhân tố con người
Trong quam điểm của Hồ Chí Minh luôn có sự nhất quán coi con người vừa
là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng Việt Nam theo tinh thần cách mạng và
khoa học. vấn đề con người gắn liền với cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng
1
6
xã hội chủ nghĩa. Đưa mục tiêu giải phóng con người gắn liền với mục tiêu giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội. Hồ Chí Minh nói: “Phải dùng lực lượng của dân,
bồi dưỡng lực lượng cho dân. Phải bồi dưỡng lực lượng cho dân nhiều hơn yêu cầu
đóng góp” [18, tr 397].
* Con người là mục tiêu của cách mạng
Sự phát triển của xã hội, theo Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở mục tiêu
kinh tế, chính trị, văn hóa... đây chỉ là cơ sở nền tảng cho sự phát triển.
Người cho rằng tiêu chí cao nhất đánh dấu sự phát triển xã hội chính là sự giải
phóng con người, tạo ra những điều kiện cho sự phát triến con người, trình độ
phát triển con người trong xã hội.Vì sống gần dân, với dân, giữa lòng dân, hiểu
rõ dân tình, dân tâm, dân ý, Hồ Chí Minh thấy rõ yêu cầu giải phóng dân tộc, giải
phóng con người, giải phóng lao động xã hội. Nhân dân vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của cách mạng. Năm 1911, giữa lúc đất nước đang bị xâm lược, nhân
dân phải chịu cảnh lầm than, Người ra đi với ý chí quyết giải phóng gông cùm nô
lệ cho đồng bào. Người xác định rõ trách nhiệm của Người cũng là của Đảng và
của Chính phủ là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành.
Lấy con người làm mục tiêu của sự phát triển xã hội, theo Hồ Chí Minh,
đó là việc phát triển xã hội theo hướng nhân văn nhằm đáp ứng mọi khát vọng
của con người, tạo điều kiện cho con người ngày càng phát triển toàn diện, hài
hòa như một chủ thể xã hội, chủ thể làm chủ vận mệnh, tương lai của mình. Giải
phóng con người là mục tiêu cao cả của Hồ Chí Minh, và ở mỗi giai đoạn lịch sử
nhất định, mục tiêu này được thể hiện một cách cụ thể với những đặc trưng riêng
biệt.
Trước khi giành chính quyền thì mục tiêu cao nhất là độc lập dân tộc,
Người khẳng định: “Trong lúc này quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết
1
7
thảy”. Sau khi giành được chính quyền thì mục tiêu: ăn, mặc, học hành lại được
ưu tiên. Theo Người: “Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân
được ăn no, mặc đủ. Chúng ta phải thực hiện ngay:
1. Làm cho dân có ăn
2. Làm cho dân có mặc
3. Làm cho dân có chỗ ở
4. Làm cho dân có học hành” [15, tr 175].
Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miềm Bắc đi vào khôi phục kinh tế, khi
hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành tốt việc sửa sai, từng bước phát triển kinh tế
tập thế, giai đoạn này Hồ Chí Minh nhấn mạnh vào việc “nâng cao dần mức sống
của nhân dân...đồng thời giảm nhẹ sự đóng góp của nông dân” [21, tri 17].
Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết liệt thì mục tiêu
“Không cỏ gỉ quỷ hơn độc lập tự do” là trên hết. Sau khi chính quyền đã về tay nhân
dân, thì mục tiêu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh lại được ưu tiên hơn. Tại
Hội nghị của Bộ Chính trị, ngày 30-7-1962, Hồ Chí Minh đặt vấn đề: “Ta phải tìm
cách nào, nếu cần có thể giảm bớt một phần xây dựng, để giải quyết vấn đề ăn và
mặc của quần chúng được tốt hơn nữa, đừng để cho tình hình đời sống căng thẳng
quá. vấn đề con người là hết sức quan trọng. Nhà máy cũng cần có thêm, có sớm,
nhưng cần hơn là con người, là sự phấn khởi của quần chúng. Làm tất cả là do con
người... Làm cho quần chúng hiểu chủ nghĩa xã hội đúng hon” [18, tr 272].
Con người là mục tiêu của cách mạng nên mọi chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng, Chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể là lợi ích
lâu dài, lợi ích trước mắt, lợi ích cả dân tộc và lợi ích của bộ phận, giai cấp tầng lóp
và cá nhân. Mọi công việc đều vì lợi ích của nhân dân mà làm: “Muốn cho dân yêu,
muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân
phải hết sức tránh. Phải giải quyết hết các vấn đề dầu khó đến đâu cũng mặc lòng,
1
8
những vấn đề quan hệ tới đời sống nhân dân” [15, tr 51]. Muốn an dân thì mọi công
việc của Đảng, Nhà nước phải được nhân dân đồng ý, chung sức, chung lòng: “Việc
gì cũng phải hỏi ý kiến quần chúng, cùng dân chúng bàn bạc. Giải thích cho dân
chúng hiểu rõ. Được dân chúng đồng ý. Do dân chúng vui lòng ra sức làm” [16, tr
334].
Tóm lại, Hồ Chí Minh coi giải phóng con người là mục tiêu cao nhất của toàn
bộ sự nghiệp cách mạng nước ta. Mục tiêu đó trước hết nhằm giải phóng con người
về mặt chính trị - xã hội đồng thời với quá trình phát triến toàn diện về kinh tế, khoa
học kĩ thuật, pháp luật.. .theo từng mức độ, trình độ cụ thế. Đó là sự nghiệp lâu dài,
khó khăn, gian khố của nhiều thế hệ người Việt Nam mà Hồ Chí Minh là người khởi
xướng.
* Con người là động lực của cách mạng
Trong quan điếm của Hồ Chí Minh, con người không chỉ là mục tiêu của sự
phát triển xã hội, mà còn là chủ thể của lịch sử, là động lực quan trọng thúc đẩy sự
phát triển của xã hội. Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử và
với kinh nghiệm đúc rút từ hoạt động thực tiễn của chính mình, Hồ Chí Minh đã có
những nhận thức, đánh giá đúng đắn về vai trò của con người.
Vượt qua chủ nghĩa yêu nước truyền thống, đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và
cách mạng tháng Mười Nga, từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã khắng định nhân dân lao
động là lực lượng chủ yếu, là gốc rễ thắng lợi của sự nghiệp cách mạng. Họ có mặt ở
khắp mọi nơi và nếu được dẫn dắt bởi một tổ chức chính trị có đường lối đúng đắn,
khoa học, sẽ trở thành một khối thống nhất, có sức mạnh vô địch, sẵn sàng chiến đấu
vì mục tiêu chung của sự nghiệp cách mạng. Ngay từ khi buôn ba tìm đường cứu
nước để giải phóng dân tộc Hồ Chí Minh đã phát hiện ra sức mạnh cách mạng nằm
trong khối đông đảo quần chúng cần lao đang bị áp bức đến cùng cực của mỗi dân
tộc và khẳng định: “Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu một
1
9
cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến”
[12, tr 40].
Hồ Chí Minh đã sớm xác định cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng
dân tộc. Tính chất, mục tiêu của cách mạng này là “dân chúng cách mệnh”, một
cuộc cách mạng của dân, có tính chất nhân dân. Người đã xác định: “Cách mạng là
sự nghiệp của quần chúng chứ không phải là sự nghiệp của cá nhân anh hùng nào”
[23, tr 672]. Nhưng cách mạng muốn thành công thì phải dựa vào quần chúng, nhất
là quần chúng công nông. Khi khẳng định lực lượng cơ bản của cách mạng là công
nông, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Chỉ có giai cấp công nhân lãnh đạo thì sự nghiệp cách
mạng mới thắng lợi, công cuộc kháng chiến, kiến quốc thành công và Người tin
rằng, cùng với dân tộc, giai cấp công nhân là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu
tranh lật đố chế độ thực dân phong kiến và xây dựng xã hội mới tốt đẹp hơn. Nhờ đó
Người không những phát huy được vai trò hạt nhân cách mạng của giai cấp công
nhân, mà còn gắn giai cấp công nhân với tất cả mọi tầng lớp lao động và tầng lớp
khác, tạo thành một khối thống nhất, thúc đẩy cách mạng tiến lên.
Nước ta là một nước nông nghiệp, nông dân là bộ phận chủ yếu trong cơ cấu
xã hội. Dưới chế độ cũ, cũng như giai cấp công nhân, nông dân là những người
nghèo khổ nhất, cùng cực nhất, bị áp bức nặng nề nhất. Hồ Chí Minh đã nhận thấy
giai cấp nông dân là lực lượng có sức mạnh tiềm tàng, đồng nhất, nếu: “Khéo tổ
chức, khéo lãnh đạo, thì lực lượng ấy sẽ là xoay chuyến trời đất, bao nhiêu thực dân
và phong kiến cũng sẽ bị lực lượng to lớn ấy đánh tan” [19, tr 358].
Nhân dân là gốc rễ của thắng lợi, vì nhân dân là đối tượng chiếm số lượng
đông đảo, vì lực lượng của dân chúng nhiều vô cùng, vì mọi lực lượng đều ở nơi
dân”. Nhân dân là lực lượng hùng hậu còn bởi nhân dân là những người cần cù,
thông minh, khéo léo, nhiều kinh nghiệm quý báu. Hồ Chí Minh nói: “Dân chúng
2
0
biết giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những người
tài giỏi, những đoàn thế to lớn, nghĩ mãi không ra” [16, tr 335].
Con người là vừa chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử. Sự phát
triển của lịch sử sẽ tác động mạnh mẽ tích cực đối với con người, làm cho năng lực
sáng tạo của quần chúng nhân dân phát triển hơn. Con người chính là sự kết tinh
những giá trị vật chất và tinh thần cao nhất, có khả năng lao động, đấu tranh cách
mạng, sáng tạo và do vậy, là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội. Nhận thức được vai
trò to lớn của con người, của quần chúng nhân dân, Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã lãnh đạo, tập hợp, giáo dục, tố chức quần chúng đấu tranh giành chính
quyền, thực hiện thắng lợi hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và bước vào
công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.3.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người mới và nội dung về xây
dựng con người mói
1.3.1.
Quan điểm của Hồ Chí Minh về con người mới
Quan tâm đến con người, Hồ Chí Minh quan tâm trước hết tới việc giải phóng
dân tộc ta khỏi tình trạng áp bức, bóc lột. Người lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc cũng nhằm mục đích cuối cùng đem lại tự do, cơm áo
cho nhân dân lao động, song theo Hồ Chí Minh độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ
nghĩa xã hội.
Chủ nghĩa xã hội là vì con người, vì nhu cầu và lợi ích không phải của một
hay ít người mà là đa số nhân dân lao động. Theo Hồ Chí Minh : “Muốn xây dựng
chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa” [24, tr 66].
Nghĩa là chúng ta phải tạo ra những con người mới đó là những con người được phát
triển toàn diện, cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức, phong
phú về tinh thần thích ứng được những thay đổi của thời đại; hay nói cách khác đó
chính là những con người mới xã hội chủ nghĩa. Con người xã hội chủ nghĩa khác
2
1
với con người truyền thống. Đó là những con người được hình thành không chỉ gắn
với tiến trình cách mạng của nhân dân ta, mà nó còn phải đại diện cho các giá trị đạo
đức mới, lý tưởng xã hội mới. Theo Hồ Chí Minh, đó là con người có đạo đức cần,
Kiệm,
Liêm, Chính, Chí công vô tư, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, phục vụ cách
mạng, phải chống tham ô, lãng phí, quan liêu. Đó là những con người kiên quyết
chống áp bức, bóc lột; coi lao động là nguồn sống, là trách nhiệm, là vinh dự, là
nguồn tạo ra hạnh phúc. Đó là những con người yêu nước sâu sắc kết hợp với yêu
đồng loại, có tinh thần đoàn kết, hữu nghị với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân
lao động các nước nhằm những mục tiêu lớn của thời đại là hòa bình, độc lập dân
tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân chủ và tiến bộ xã hội, hợp tác và hữu nghị với
tất cả các nước, các dân tộc.
Bên cạnh đó, theo quan điểm của Hồ Chí Minh, để có thể xây dựng đất nước,
thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trước hết cần có những
con người xã hội chủ nghĩa. Đó là những con người mới hội tụ được một số đặc
điểm, phẩm chất cơ bản sau:
Thứ nhất, theo Hồ Chí Minh con người mới xã hội chủ nghĩa là con người có
ý thức làm chủ tập thể và tinh thần tập thể xã hội chủ nghĩa. Với Người đã là chủ thì
phải biết tự lo toan gánh vác, không ỷ lại, không ngồi chờ. Mỗi người phải ra sức
góp công, góp của để xây dựng nước nhà. Đe thực hiện được ý thức làm chủ đó đòi
hỏi mọi người phải xử lí đúng đắn mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, giữa quyền
lợi và nghĩa vụ, giữa cống hiến và hưởng thụ, giải quyết hài hòa lợi íchcủa xã hội
với lợi ích của cá nhân và tập thể.
Thứ hai, Con người mới xã hội chủ nghĩa phải có tri thức và trình độ chuyên
môn nghiệp vụ. Xây dựng chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ mới mẻ, khó khăn. Với
nước ta nền kinh tế còn lạc hậu, cơ sở kinh tế còn nghèo nàn, thì khó khăn càng tăng
2
2
lên gấp bội. Sự nghiệp mới mẻ đó đòi hỏi phải có tri thức, nếu không có tri thức thì
không thế xây dựng được chủ nghĩa xã hội. Tri thức ở đây gồm nhiều mặt: lý luận
của chủ nghĩa Mác, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, văn hóa, nghệ thuật...Hồ
Chí Minh yêu cầu đối với cán bộ, Đảng viên chẳng những thạo về chính trị mà còn
phải giỏi về chuyên môn, không thế lãnh đạo chung chung. Trong Di chúc Người
cũng nhắc nhở: “Những chiến sĩ trẻ tuối trong các lực lượng vũ trang nhân dân và
thanh niên xung phong đều đã được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng
cảm, Đảng và Chính phủ phải chọn một số ưu tú nhất cho các cháu ấy học thêm các
ngành nghề để đào tạo thành những cán bộ, công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt,
lập trường vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta” [26, tr 616 ].
Thứ ba, Con người mới xã hội chủ nghĩa phải có phấm chất đạo đức cách
mạng, đạo đức tập thể. Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới vấn đề đạo đức,
phẩm chất con người. Người chăm lo đến lợi ích vật chất cho con người thế nào
cũng phải chăm lo bồi dưỡng phẩm chất như thế. Người đã khẳng định đạo đức là
nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây, ngọn nguồn của sông
suối. Đặc biệt là đối với những người cách mạng đạo đức là rất quan trọng, người
cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ
cách mạng vẻ vang.
về nội dung của đạo đức tập thể, được Người đúc kết lại có hai điều chủ chốt.
Đó là trách nhiệm đối với mỗi công việc và trách nhiệm đối với mỗi con người. Tuy
nhiên Người không đòi hỏi chỉ biết lo đến công việc chung. Theo Người: Mọi người
đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình
mình. Neu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích tập thể thì không xấu.
Như vậy, những quan điếm về con người mới đã được Hồ Chí Minh đưa ra
một cách cụ thể đó chính là những con người mới - con người xã hội chủ nghĩa.
2
3
1.3.2.
Nội dung xây dựng con người mới theo quan điần của Hồ Chí Minh
Mỗi thời đại đều có con người phản ánh những quan hệ xã hội trong thời đại
đó và có cách hiểu về con người mới theo yêu cầu của thời đại đương
thời. Mau người quân tử là con người của thời đại phong kiến. Những anh hùng cá
nhân có thể xem là mẫu người mới lí tưởng ra đời trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Còn
ở xã hội ta, mẫu người mà Hồ Chí Minh xây dựng thành những người yêu nước và
cách mạng theo hướng xã hội chủ nghĩa tất nhiên là những con người mới.
Xây dựng con người, theo nghĩa rộng, có quan hệ mật thiết với phát triến kinh
tế, phát triến xã hội và phát triến văn hóa - tinh thần. Theo nghĩa hẹp, xây dựng con
người trước hết và cơ bản dựa trên giáo dục - đào tạo. Nói cụ thể, xây dựng con
người là xây dựng một hệ thống giá trị về đạo đức, trí tuệ, thể lực, kỹ năng, tâm
hồn... làm cho con người có những phẩm chất và năng lực đáp ứng được những yêu
cầu của sự phát triển kinh tế xã hội.
Con người xã hội chủ nghĩa vừa là sản phẩm sinh thành của quá trình phát
triến xã hội mới, vừa là kết quả của hoạt động tích cực, chủ động của hàng triệu
người trong xã hội. Con người xã hội chủ nghĩa là những con người có phẩm chất
mới mà xã hội cũ không có. Con người xã hội chủ nghĩa khác với nhân cách của kẻ
sĩ, thương gia, trượng phu, quân tử, nhà tư bản. Đó là những con người được hình
thành không chỉ gắn với tiến trình cách mạng của nhân dân ta, mà còn phải đại diện
cho các giá trị đạo đức mới, lý tưởng xã hội mới. Đó là nhũng con người kiên quyết
chống áp bức bóc lột, coi lao động là nguồn sống, là trách nhiệm, là vinh dự, là
nguồn tạo ra hạnh phúc. Đó là những con người yêu nước sâu sắc kết hợp với yêu
đồng loại tạo thành tính cách của những con người như vậy là tính cách mạng của
nó.
Muốn có một cách phổ biến những con người như vậy xuất hiện trong công
nhân, nông dân, lao động trí óc và các tầng lớp xã hội khác, theo Hồ Chí Minh, cần
2
4
chủ động xây dựng nó. Người cho rằng: “Ta xây dựng con người cũng phải có ý
định rõ ràng như nhà kiến trúc. Định xây dựng ngôi nhà như thế nào rồi mới dùng
gạch, ve, vôi, cát, tre, gỗ,., mà xây nên” [26, tr 665].
Con người mà Hồ Chí Minh hướng đến xây dựng trước hết là những con người có lí
tưởng sống cao đẹp, mà Người gọi là “hồng thắm”; có đạo đức trung thực, thẳng
thắn, mà Người gọi là “có đức”. Những con người có phẩm cách “hồng thắm”, “có
đức” này phải biểu hiện thành hành động, thành hiệu quả trong lao động cần cù, sáng
tạo mang lại lợi ích cho mình và cho xã hội, mà Hồ Chí Minh gọi là “chuyên sâu và
có tài”. Theo Người, đó là những con người biết kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân
và lợi ích cộng đồng, “hồng thắm”, “chuyên sâu”, “có đức”, “có tài” phải được kết
hợp chặt chẽ với nhau. Có đức mà không có tài, hồng thắm mà không chuyên sâu chỉ
như ông bụt ngồi ở chùa, chả làm lợi gì cho ai và chẳng hạỉ đến ai thì xã hội ta
không cần đến họ. Ngược lại, có tài mà chẳng có đức, có chuyên sâu mà không hồng
thắm thì như anh làm kinh tế giỏi nhưng lại hay tham ô, chỉ có lợi riêng cho anh ta,
chang những không có ích gì cho xã hội mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã
hội.
Tóm lại, theo Hồ Chí Minh, con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải
có tinh thần làm chủ xã hội “đã là người làm chủ thì phải biết tự mình lo toan gánh
vác, không ỷ lại, không ngồi chờ” [24, tr 67]. Con người mới phải có tri thức văn
hóa, khoa học, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Con người mới phải có phấm đạo
đức cách mạng “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Phải nghiêm khắc chống
chủ nghĩa cá nhân. Nhưng chống chủ nghĩa cá nhân không có nghĩa là phủ định lợi
ích chính đáng của cá nhân, Người nói: “Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường
riêng, đời sống riêng của bản thân và gia đình. Neu lợi ích cá nhân đó không trái với
lợi ích tập thể thì không phải là xấu” [22, tr 610]. Con người Việt Nam là con người
phải mang đậm truyền thống dân tộc, đồng thời giàu chất quốc tế xã hội chủ nghĩa.
2
5