Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Khảo sát vai trò của các doanh nghiệp dược nhà nước giai đoạn 2000 2004

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 69 trang )

BỘ Y TẾ
TRUỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI
= = = = = = = = = rà *< ^ = = = = = = = = =

HÀ BÍCH THỦY

KHẢO SÁT VAI TRÒ CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP Dược NHÀ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2000-2004
(KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP Dược s ĩ KHÓA 2000 — 2005)

ên hướng dẫn:
PGS. TS Lê Viết Hùng

Nơi thực hiện:
Bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược
Thời gian thực hiện: Tháng 3 - 5 /2005

- Hà Nội, 05/2005 (0 -9^


LÒI CẢM ON
Nhân dịp hoàn thành khoá luận tốt nghiệp cho phép tôi được bày tỏ
lòng biết ơn chân thành tới:
PGS,TS. Lê Viết Hùng - Phó hiệu trưởng trường Đại học Dược Hà
Nội người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến:
Các thầy cô, cán bộ bộ môn Quản lý và Kinh tế Dược và các thầy cô
cán bộ tại các bộ môn, phòng ban trường Đại học Dược Hà Nội đã dạy dỗ và
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập tại trường.
DS. Cao Hưng Thái, chuyên viên Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ y tế.


ThS. Nguyễn Đức Bôn, chánh Văn phòng Cục quản lý Dược - Bộ y tế.
Và tất cả các cá nhân các phòng ban của Cục quản lý Dược - Bộ y tế đã
giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia đình, bạn bè những người
đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong cuộc sống và học tập.

Hà Nội, ngày 30iháng 5 năm 2005
Sinh viên

(SổeA Q/t.ẩầự


Q1JY ƯÓC CHŨ VIẾT TẮT
CPH

:

Cổ phần hoá

CTCP

:

Công ty cổ phần

CTCPDP

:

Công ty cổ phần dược phẩm


DN

:

Doanh nghiệp

DND

:

Doanh nghiệp dược

DNDCPH

:

Doanh nghiệp dược nhà nước đã cổ phần hoá

DNDNN

:

Doanh nghiệp dược nhà nước

DNDTN

:

Doanh nghiệp dược tư nhân


DNDVNG

:

Doanh nghiệp dược có vốn nước ngoài

DNNN

:

Doanh nghiệp nhà nước

DSĐH

:

Dược sĩ đại học

DSTĐH

:

Dược sĩ trên đại học

DT

Dược tá

ĐP


:

Địa phương

GTSX

:

Giá trị sản xuất

GTTSL

:

Giá tri tổng sản lượng

GTXK

:

Giá trị xuất khẩu

NK

:

Nhập khẩu

NTTN


:

Nhà thuốc tư nhân

SDK

:

Số đăng ký

SSĐG

:

So sánh định gốc

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

TW

:

Trung ương

TPHCM


:

Thành phố HỒ Chí Minh

XHCN

:

Xã hội chủ nghĩa

XK

:

Xuất khẩu

XNK

:

Xuất nhập khẩu


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VÂN Đ Ể .........................................................................................................1
Phần I: TỔNG QUAN
1.1. Doanh nghiệp nhà nước................................................................................... 2
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước................................................................. 2

1.1.2. Các loại hình doanh nghiệp nhà nước............................................................. 2
1.1.3. Một số khái niệm khác có liên quan................................................................3
1.1.4. Vài nét về lịch sử và vai trò của doanh nghiệp nhà nước................................ 4
1.1.5. Vài nét về hoạt động của doanh nghiệp nhà nước........................................... 6
1.2. Doanh nghiệp dược Nhà nước..................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp Dược nhà nước......................................................12
1.2.2. Phân loại Doanh nghiệp Dược nhà nước trước khi thực hiện sắp xếp............ 13
1.2.3. Vài nét về lịch sử và vai trò của doanh nghiệp Dược nhà nước......................13
1.2.4. Thực trạng ngành Dược Việt Nam.............................................................. 15
1.2.5. Những tồn tại và thách thức của ngành dược Việt Nam.................................19

Phần n: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u
2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................... 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 21
2.3. Xử lý số liệu..................................................................................................... 22

Phần ni: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u BÀN LUẬN
3.1. Thực trạng tiến trình sắp xếp đổi mối các DNDNN giai đoạn 2000 - 2004
3.1.1. Cơ cấu tổ chức các loại hình doanh nghiệp Dược......................................... 23
3.1.2. Tình hình thực hiện cổ phần hoá của các doanh nghiệp Dược nhà nước.....28
3.2. Thực trạng hoạt động của doanh nghiệp Dược nhà nước.........................32
3.2.1. Hoạt động sản xuất kinh doanh..................................................................... 33
3.2.2. Công tác phát triển dược liệu......................................................................... 40


3.2.3. Hoạt động cung ứng thuốc.............................................................................41
3.2.4. Hoạt động xuất nhập khẩu thuốc....................................................................44
3.2.5. Tình hình nhân lực Dược................................................................................46
3.2.6. Hoạt động công ích cho xã hội.......................................................................47
3.3. Bàn luận về vai trò của các DNDNN trong giai đoạn 2000 - 2004...........48

3.3.1. Bàn luận về vai trò của DNDNN trong hoạt động sản xuất Dược phẩm..... 48
3.3.2. Bàn luận về vai trò của các DNDNN trong công tác phát triển dược liệu.... 50
3.3.3. Bàn luận về vai trò của DNDNN trong hoạt động cung ứng thuốc................ 51
3.3.4. Bàn luận về vai trò của DNDNN trong việc đào tạo nhân lực dược............... 51
3.3.5. Bàn luận về vai trò của DNDNN trong hoạt động xuất nhập khẩu thuốc.... 52
3.3.6. Bàn luận về vai trò của DNDNN trong hoạt động công ích........................... 53
3.3.7. Bàn luận về việc cần thiết giữ lại một số DNDNN giữ nguyên pháp nhân... 53
Phần IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẨT
4.1. Kết luận............................................................................................................54
4.1.1. Thực trạng quá trình cổ phần hoá DNDNN...................................................54
4.1.2. Thực trạng hoạt động của các DNDNN.........................................................54
4.1.3. Vai trò của các DNDNN trong các lĩnh vực...................................................56
4.2. Đề xuất........................................................................................................... 56
4.2.1. Đối với Nhà nước............................................................................................56
4.2.2. Đối vói ngành Dược........................................................................................57
4.2.3. Đối vói các Doanh nghiệp Dược Nhà nước hiện còn.....................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC 5ANG

1
2
3


hiệu
1.1
1.2

1.3

4

1.4

5

1.5

6

1.6

7
8
9

1.7
1.8
3.1

10

3.2

11

3.3


12

3.4

13

3.5

14

3.6

15

3.7

16

3.8

17

3.9

18

3.10

19
20

21

3.11
3.12
3.13

22

3.14

23
24

3.15
3.16

STT

Tên bảng

Trang

SỐDNNN và DNNNCPH giai đoạn 2000 - 2003
Hiệu quả hoạt động của DNNN năm 1998 và 2003
Giá tĩị tổng sản lượng của ngành Dược giai đoạn 1999 - 2003
Doanh thu và nộp ngân sách nhà nước của các DND
giai đoạn 2000 - 2004
Cơ cấu số lượng các số đăng ký thuốc qua một số năm
Các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Dược
năm 2Ỏ00

Tình hình bán lẻ thuốc qua các năm 2000 - 2004
Giá tiị xuất khẩu của ngành Dược giai đoạn 2000 - 2004
Số lượng các loại hình DNDNN qua các năm 2000 - 2004
Số lương các loai hình DND theo vùng trên toàn quốc tính đêh
tháng 12/2004 '
Việc thực hiện CPH của các DNDNN và DNNN (12/2003)
Tình hình thưc hiên CPH của DNDNNTW và DNDNNĐP
(2000-2004)
Cơ cấu vốn của các DNDNN đã CPH (12/2003)
Giá trị sản xuất của các DNDNN tham gia sản xuất Dược phẩm
năm 2003 và 2004
Doanh thu sản xuất của các DNDNN năm 2003,2004
Tình hình nộp ngân sách nhà nước của các DNDNN
năm 2003,2004
Số lượng dây chuyền đạt GMP của các loại hình DND sản xuất
tính đến tháng 12/2004
Số dây chuyền đạt GMP và số DND tham gia sản xuất
năm 2004
Số lượng số đăng ký thuốc của DNDNN tính đến hết năm 2004
Số lượng các điểm bán lẻ phân chia theo loại hình DND
Số lượng các điểm bán lẻ phân chia theo vùng trên toàn quốc
Số lượng các DNDNN tham gia hoạt động nhập khẩu thuốc
năm 2004
Tình hình Xuất khẩu Dược phẩm của một số DNDNNTW
Số lượng cán bộ dược trong các loại hình DND năm 2004

7
9
15
16

17
17
18
18
24
26
29
28
32
33
35
36
37
38
39
41
43
44
45
46


DANH MỤC HÌNH
STT


hiêu

1


1.1

Số DNNN đã CPH qua các năm (2000 - 2003)

8

2

3.1

Số lượng loại hình DND qua các năm 2000 - 2004

24

3

3.2

Tỷ trọng các loại hình Doanh nghiệp Dược năm 2000 và 2004

25

4

3.3

Tỷ trọng các loại hình DND phân theo các vùng năm 2004

27


5

3.4

Tỷ lệ % số DNDNN và DNNN đã CPH so vói tổng số DNDNN và
DNNN hiện có (12/2003)

29

6

3.5

Số DNDNNTW thực hiện cổ phần hoá so vói kế hoạch 2000-2004

30

7

3.6

Tình hình thực hiện CPH của các DNDNN địa phương (12/2004)

31

8

3.7

Tỷ lệ % các DNDNN đã CPH phân theo cơ cấu vốn (12/2003)


32

9

3.8

Tỷ lệ GTSX của các khối DND đã báo cáo tháng 12/2004

33

10

3.9

Tỷ lệ % doanh thu sản xuất của các loại hình DND năm 2003,2004

35

11

3.10 Tỷ lệ nộp ngân sách nhà nước của các loại hình DND năm 2004

36

12

3.11 Tỷ trọng dây chuyền đạt GMP của các DND năm 2002 - 2004

38


13

Số dây chuyền của DNDNN và DNDCPH đạt GMP so vói tổng số
3.12 DNDNN và DNDCPH tham gia sản xuất năm 2004

39

14

3.13 Tỷ lệ % số đăng ký thuốc còn hiệu lực của các DNDNN năm 2004

40

15

3.14 Số lượng bán lẻ của các loại hình DN qua các năm 2000 - 2004

41

16

3.15 Tỷ lệ % XK của các DND năm 2004

46

17

3.16 Tỷ trọng các loại hình cán bộ trong các loại hình DND (12/2004)


47

Tên hình

Trang


KẾT CẤU LUẬN VÃN


ĐẶT VẤN DỀ
Đối với tất cả các nước trên thế giới, sự tồn tại của khu vực kinh tế Nhà
nước là một tất yếu khách quan, các doanh nghiệp Nhà nước là một thành
phần thiết yếu của kinh tế Nhà nước. Ở nước ta, ngay sau khi giành được độc
lập dân tộc sau cách mạng tháng Tám, nhà nước ta đã chú ý phát triển hệ
thống các doanh nghiệp Nhà nước. Từ khi ra đời, các doanh nghiệp Nhà nước
đã đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế xã hội, là một công cụ đắc
lực của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế.
Khi đất nước chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường, tất cả các
doanh nghiệp đều bình đẳng trong cùng một môi trường cạnh tranh khốc liệt
thì các doanh nghiệp Nhà nước đã bộc lộ rất nhiều yếu kém. Vì vậy Nhà nước
đã có rất nhiều biện pháp để sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp Nhà nước nhằm
mục tiêu phát triển và nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp
Nhà nước nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Số doanh nghiệp Nhà
nước đã giảm mạnh nhường chỗ cho sự xuất hiện của các loại hình doanh
nghiệp mới. Các doanh nghiệp Dược Nhà nước cũng trong cùng tình hình
chung đó.
Trong nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay, thì các doanh nghiệp
Nhà nước nói chung và các doanh nghiệp Dược nhà nước nói riêng đóng vai
trò như thế nào trong nền kinh tế - xã hội của đất nước? Với mong muốn tìm

hiểu điều đó chúng tôi đã tiến hành đề tài:
“ Khảo sát vai trò của các Doanh nghiệp Dược Nhà nước
giai đoạn 2000 - 2004 ”
Mục tiêu của đề tài:
1. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của các Doanh nghiệp Dược
Nhà nước giai đoạn 2000 - 2004.
2. Đánh giá vai trò của Doanh nghiệp Dược Nhà nước trong nền kinh tế xã hội giai đoạn 2000 - 2004.
3. Nhận xét và đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao vai trò của Doanh
nghiệp Dược Nhà nước trong giai đoạn hiện nay.

1


Phần I

TỔNG QUAN
1.1. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
1.1.1. Khái niệm DNNN
Doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do nhà nước sở hữu toàn bộ
vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối, được tổ chức dưới hình thức
công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn. [18]
1.1.2. Các loại hình DNNN [5]
Theo phần vốn góp trong DN:
• DN 100% vốn của nhà nước: Vốn nhà nước giao cho DN quản lý và sử
dụng bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc ngân sách và vốn của DNNN
tự tích luỹ.
• DN cổ phần chi phối của nhà nước, bao gồm: cổ phần của nhà nước
chiếm trên 50% tổng số cổ phần của DN; cổ phần của nhà nước ít nhất gấp 2
lần cổ phần của cổ đông lớn nhất có trong DN.
• DN có cổ phần đặc biệt của Nhà nước: là trong DN, nhà nước không có

cổ phần chi phối nhưng có quyền quyết định một số vấn đề quan trọng của
DN theo thoả thuận trong điều lệ DN.
Theo hình thức tổ chức quản lý:
• DNNN có hội đồng quản trị gồm Tổng công ty nhà nước và DNNN độc
lập, quy mô lớn; cơ cấu tổ chức quản lý có: Hội đồng quản trị, ban giám sát,
tổng giám đốc hoặc giám đốc và bộ máy giúp việc.
• DNNN không có hội đồng quản trị: là DNNN mà trong cơ cấu tổ chức
quản lý không có hội đồng quản trị chỉ có giám đốc và bộ máy giúp việc.
Theo hình thức tổ chức sản xuất:
• DNNN độc lập: là DNNN đơn giản không nằm trong cơ cấu tổ chức
của các doanh nghiệp khác, dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước.



Các Tổng công ty nhà nước: DNNN thành lập và hoạt động trên cơ sở
liên kết của nhiều đơn vị thành viên có gắn bó mật thiết với nhau về lợi ích
kinh tế, công nghệ, cung tiêu, dịch vụ, thồng tin, đào tạo, nghiên cứu, tiếp thị,
hoạt động trong một số chuyên ngành chính (dầu khí, điện lực, xi măng, sắt
thép, cao su) nhằm tăng cường khả năng kinh doanh của các đơn vị thành viên
và thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời
kỳ. Có hai loại Tổng công ty nhà nước:
Tổng công ty 91: là các Tổng công ty lớn như Tổng công ty điện lực, than,
bưu chính viễn thông. Loại này do Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành
lập bổ nhiệm cán bộ phụ trách.
Tổng công ty 90: gồm các Tổng công ty chuyên ngành, nhỏ hơn Tổng công
ty 91. Việc thành lập Tổng công ty do bộ trưởng bộ chủ quản ra quyết định bổ
nhiệm cán bộ phụ trách.
Theo mục đích và đặc điểm hoạt động:
• DNNN hoạt động kinh doanh: là DNNN hoạt động chủ yếu nhằm mục
tiêu lọi nhuận.

• DNNN hoạt động công ích: là DNNN mà các hoạt động sản xuất cung
ứng, dịch vụ công cộng theo các chính sách của nhà nước hoặc trực tiếp thực
hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
1.1.3. Một số khái niệm khác có liên quan [18]
• Công ty nhà nước là DN do nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành
lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của luật Doanh nghiệp
Nhà nước. Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức Công ty nhà nước
độc lập, Tổng công ty nhà nước.
• Công ty cổ phần nhà nước là công ty cổ phần mà toàn bộ cổ đông là
các công ty nhà nước hoặc tổ chức được nhà nước uỷ quyền góp vốn, được tổ
chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
• Công tỵ TNHH nhà nước một thành viên là công ty TNHH do nhà
nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, được tổ chức quản lý và đăng ký hoạt động
theo quy định của Luật doanh nghiệp.


• Công ty TNHH nhà nước cố 2 thành viên trở lên là công ty trách nhiệm
hữu hạn trong đó tất cả các thành viên là công ty nhà nước hoặc có thành viên
là công ty nhà nước và thành viên khác là tổ chức được nhà nước uỷ quyền
góp vốn, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp.
• DN có cổ phần, vốn góp chi phối của nhà nước là doanh nghiệp mà cổ
phần hoặc vốn góp của nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ. Nhà nước giữ
quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó.
• Sản phẩm, dịch vụ công ích là sản phẩm dịch vụ thiết yếu đối với đời
sống kinh tế, xã hội của đất nước, cộng đồng dân cư ở một khu vực lãnh thổ
hoặc bảo đảm quốc phòng, an ninh mà việc sản xuất cung ứng theo cơ chế thị
trường thì khó có khả năng bù đắp chi phí đối với doanh nghiệp sản xuất cung
ứng dịch vụ này, do đó được nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch, đấu thầu theo
giá hoặc phí do nhà nước quy định.
1.1.4. Vài nét về lịch sử và vai trò của DNNN trong nền Kinh tế - Xã hội

1.1.4.1. Vài nét vê lịch sử hình thành DNNN ở Việt Nam [17]
é

+

DNNN được hình thành ở Việt Nam từ năm 1954 (ở miền Bắc) và từ
năm 1975 (ở miền Nam). Đầu tiên các doanh nghiệp nhà nước được hình
thành từ việc quốc hữu hoá các xí nghiệp tư bản tư nhân hoặc tiếp quản các
doanh nghiệp của chính quyền cũ để lại. Một số doanh nghiệp được nhà nước
đầu tư trực tiếp từ ngân sách nhà nước hoặc vốn viện trợ xây dựng mới chủ
yếu trong ngành công nghiệp, và dần dần các doanh nghiệp này chiếm lĩnh
hầu hết các ngành kinh tế công nghiệp và dịch vụ quan trọng. Các doanh
nghiệp địa phương (tỉnh, huyện) thành lập trong thời kỳ phân cấp quản lý cho
địa phương thời kỳ đầu và giữa thập kỷ 80, các doanh nghiệp nhà nước loại
này hầu hết quy mô nhỏ, năng suất chất lượng hiệu quả thấp.
Đến năm 1990 cả nước có 12.084 doanh nghiệp nhà nước, khu vực này
chiếm giữ hầu như toàn bộ các ngành công nghiệp như năng lượng, khai
khoáng, luyện kim, chế tạo máy, sản xuất xi măng, phân bón, thuốc trừ sâu,
dược phẩm và công nghiệp phục vụ quốc phòng.
1.1.4.2. Vai trò của các Doanh nghiệp Nhà nước
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã khẳng định kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành

4


phần kinh tế, trong đó kinh tê nhà nước giữ vai trò chủ đạo . . .Kinh tế nhà
nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng
và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt
trong kinh tế, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về

năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - x ã hội và chấp hành pháp luật.
Kinh tế nhà nước có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế vì chiếm lĩnh một
số ngành, lĩnh vực rất cơ bản. Do đó nó có thể làm đòn bẩy đẩy nhanh tăng
trưởng kinh tế và giải quyết những vấn đề xã hội; mở đường, hướng dẫn các
thành phần khác cùng phát triển; làm chỗ dựa để Nhà nước thực hiện chức
năng điều tiết và quản lý vĩ mô; tạo nền tảng cho chế độ kinh t ế - x ã hội. Vai
trò của khu vực kinh tế nhà nước rộng hơn và bao hàm cả vai trò quan trọng
của hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Nói đến vai trò chủ đạo là nói đến vai
trò của cả hệ thống kinh tế nhà nước, trong đó các doanh nghiệp nhà nước là
bộ phận chính yếu, là phương tiện, công cụ, lực lượng đi đầu mở đường cho sự
phát triển kinh tế. [17],[14]
Vai trò của hệ thống doanh nghiệp nhà nước gắn liền với việc tham gia
vào hoạt động kinh tế của Nhà nước. Vai trò này thể hiện trên ba khía cạnh:
kinh tế, chính trị, xã hội. Nội dung của vai trò này được thể hiện như sau:
> Các DNNN là công cụ chủ yếu tạo ra sức mạnh vật chất để nhà nước giữ
vững ổn định xã hội, điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. [17]
> Mở đường, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự
tăng trưởng nhanh và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế. Là lực lượng xung kích
tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật công nghệ nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. [17]
> Đảm nhận các lĩnh vực hoạt động có tính chiến lược đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội: cung ứng các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, nhất là trong
lĩnh vực kết cấu hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện nước, thông tin liên lạc..
xã hội (giáo dục, y tế...) và an ninh, quốc phòng. [17]
> Góp phần quan trọng khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị
trường: những lĩnh vực mới, các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công trình công
cộng..., rủi ro cao, đòi hỏi vốn lớn, thu hồi chậm, lợi nhuận thấp là những


5


ngành cần thiết và tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, nhưng các thành phần
kinh tế khác không muốn đầu tư, hoặc chưa có khả năng, điều kiện làm thì
DNNN cần phải đi đầu mở đường, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác
phát triển. [17]
> Là lực lượng đối trọng trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài
nước, chống sự lệ thuộc vào nước ngoài về kinh tế trong điều kiện mở cửa, hội
nhập với khu vực và thế giới. Trong lúc các thành phần kinh tế khác chưa
vươn lên được thì DNNN là đối tác chính trong liên doanh, liên kết với bên
ngoài, chiếm 98% dự án liên doanh với nước ngoài; đồng thời DNNN cũng
thực hiện các hạ tầng kỹ thuật cần thiết để thu hút các doanh nghiệp có vốn
trong nước và nước ngoài vào đầu tư. [17]
> Khu vực doanh nghiệp nhà nước trong nhiều năm qua cũng là nơi tập
trung và đào tạo một bộ phận nhân lực quan trọng trong đội ngũ giai cấp công
nhân và cung cấp nhiều cán bộ lãnh đạo ưu tú, trung kiên cho Đảng, Nhà nước
và Quân đội - An ninh. [16],[17]
> Thực hiện một số chính sách xã hội, như tạo việc làm cho các tổ chức xã
hội dễ bị tổn thương; Hỗ trợ cho sự phát triển các vùng miền núi, vùng sâu
vùng xa, ở đó hiệu quả đầu tư kinh doanh còn thấp, thời gian thu hồi vốn lâu,
có nhiều rủi ro trong kinh doanh nhưng lại là vùng có ý nghĩa lớn đối với sự
phát triển của quốc gia và thực hiện các chính sách dân tộc của Đảng. DNNN
cũng thực sự đi đầu trong thực hiện chủ trương “uống nước nhớ nguồn, xóa
đói giảm nghèo”, khắc phục hậu quả ở các vùng bị thiên tai, cứu trợ xã hội,
tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, nhường cơm xẻ áo.... [17]
>

Là lực lượng tạo nền tảng cho xã hội mói. [17]


Tuy các DNNN đóng một vai trò hết sức quan trọng như vậy nhưng thực
tế các DNNN thực sự vẫn chưa phát huy được hết vai trò của mình. Trong thòi
gian qua hệ thống DNNN đã bộc lộ nhiều yếu kém, nên Nhà nước ta đã có
nhiều văn bản, quy định, sửa đổi đối với các DNNN nhằm khắc phục tình
trạng hoạt động kém hiệu quả của các DNNN.
1.1.5. Vài nét về hoạt động của DNNN
1.5.1.1, Các giai đoạn đổi mới, sắp xếp lại DNNN từ 1990 đến nay [17]
Quá trình sắp xếp lại DNNN từ 1900 đến nay chia làm 3 giai đoạn:

6


• Giai đoạn thứ nhất (1991 - 1993): giải thể và tổ chức lại những DNNN yếu
kém, đưa ra nguyên tắc và điều kiện thành lập DNNN, thí điểm CPH một số
DNNN.
• Giai đoạn thứ hai (1994 - 1997): sắp xếp các DNNN giải thể các liên
hiệp xí nghiệp, Tổng công ty trước đây; hình thành những tổng công ty có quy
mô lớn (Tổng công ty 91) và quy mô vừa (Tổng công ty 90), chuyển một số
DNNN thành CTCP.
• Giai đoạn thứ ba (1998 - nay): Mở rộng cổ phần hoá kết hợp vói
phương án tổng thể sắp xếp DNNN với bốn nội dung cơ bản: 1. sắp xếp lại
DNNN theo phương án tổng thể trong vùng, ngành; 2. Tổ chức lại công ty
theo hướng thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế; 3. cổ phần hoá DNNN; 4.
Giao bán khoán, cho thuê DNNN có vốn < 1 tỷ đồng kinh doanh thua lỗ kéo
dài hoặc thuộc ngành nhà nước không cần nắm giữ cổ phần.
1.5.1.2. Thực trạng quá trình cổ phần hoá các DNNN [15]
Trong suốt thời gian qua các bộ ngành đã tích cực thực hiện đường lối
đổi mới DN do Đảng ta khỏi xướng và lãnh đạo, đa dạng hoá sở hữu thông
qua chuyển đổi sở hữu DNNN mà trọng tâm là cổ phần hoá và giao, bán,
khoán, cho thuê DNNN. Thực tế quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước cho

đến nay vẫn chủ yếu là theo phương thức cổ phần hoá. Kết quả của quá trình
cổ phần hoá các DNNN giai đoạn 2000 - 2003 được thể hiện qua bảng sau.
Bảng 1.1. Sô DNNN và DNNNCPH giai đoạn 2000 - 2003
— - —_____
Chỉ tiêu

Năm
~——---- _

2000

2001

2002

2003

Tổng số DNNN hiện có

5585

5427

5175

4296

Tổng SỐDNNN đã CPH

577


781

945

1482

10,3%

14,4%

18,3%

34,5%

Tỷ lệ % số DNNN đã CPH so với
số DNNN hiện có

(Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN)

Từ bảng 1.1 ta có biểu đồ:

7


2000

2001

□ Tổng sô DNNN hiện có


2002

2003

■ Tổng sô DNNN đã CPH

Hình 1.1. SỐDNNN đã CPH qua các năm (2000 - 2003)
Biểu đồ trên cho thấy số DNNN giảm nhanh qua các năm cùng với việc
tăng nhanh số lượng các DNCPH. Đến năm 2003, số DNNN là 4296 DN giảm
25% so với năm 2000, số DNCPH lại tăng lên 1482 DN, tăng gấp 2,5 lần so
với năm 2000.
Bên cạnh đó số DNNN được thành lập một cách tràn lan cũng chán dứt.
Trong ba năm 2001-2003 cả nước có 59 doanh nghiệp nhà nước được thành lập
chỉ bằng 20% so vói 3 năm 1998-2000 có 292 DNNN thành lập mới, hầu hết các
DNNN được thành lập mới tập trung vào những lĩnh vực thiết yếu hoặc hoạt động
công ích và đa số có quy mô vừa và lớn. Điều này chứng tỏ sự nỗ lực của Đảng,
nhà nước và các bộ ngành trong quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp.
1.5.1.3. Hiệu quả hoạt động của DNNN
Trải qua nhiều giai đoạn đổi mới cơ chế quản lý và sắp xếp lại, hiệu quả
hoạt động của DNNN đã tăng lên. Tính từ năm 1998 là năm bắt đầu triển khai
giai đoạn thứ ba của phương án sắp xếp đổi mới doanh nghiệp cho đến năm
2003 hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước đã cải thiện đáng kể. Số lượng
doanh nghiệp thì giảm đi nhưng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lại
tăng lên cho thấy hiệu quả của hệ thống DNNN không phải phụ thuộc vào số
lượng. Một số chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động của hệ thống DNNN được thể
hiện qua bảng sau:

8



Bảng 1.2. Hiệu quả hoạt động của DNNN năm 1998 và 2003
Năm

Đơn yị

1998

2003

Tỷ lệ
Tăng
giảm

DN

5789

4800

17%

DN có lãi

%

76

77,2


DN lỗ

%

16,9

13,5

Vốn nhà nước tại DN

Tỷ đồng

120.796

189.293

56,7%

Doanh thu

Tỷ đồng

292.428

464.204

56,7%

Lợi nhuận


Tỷ đồng

14.87

20.428

37,4%

Lỗ luỹ kế

Tỷ đồng

779

1077

38,3%

Chỉ tiêu
Số lượng DN

1,2%
3,4%

(Nguồn: Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp)

Qua bảng trên ta thấy từ năm 1998 đến 2003, số lượng DNNN đã giảm
đi 11%, tương ứng với 989 số DN, đó là do quá trình sắp xếp lại DNNN, cổ
phần hoá, giao bán khoán cho thuê. Sau 5 năm số lượng DNNN giảm chưa
đến 20% chứng tỏ quá trình sắp xếp đổi mới các DNNN còn diễn ra chậm.

Vốn nhà nước tại các DN tăng lên 56,7% năm 2003 so vói năm 1998 là
do quá trình CPH DNNN đã có hiệu quả là thu hút được thêm nhiều vốn đầu
tư từ bên ngoài DN. Đồng thời số DN có quy mô vốn nhỏ làm ăn thua lỗ nhiều
năm đã bị giải thể, sát nhập hoặc cho thuê.
So với năm 1998, năm 2003 số DNNN có lãi tăng lên 1,2%, đồng thời
số DNNN bị lỗ đã giảm đi 3,4% và doanh thu cùng lợi nhuận của khối DNNN
cũng tăng lên tỷ lệ tương ứng là 56,7% và 37,4% chứng tỏ quá trình đổi mới
DN đã có hiệu quả đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN so với
trước khi sắp xếp đổi mới.
Lỗ lũy kế của các DNNN từ năm 1998 là 779 tỷ đồng, đến năm 2003
đã là 1077 tỷ đồng, cho thấy hệ thống DNNN vẫn tiếp tục làm ăn thua lỗ.
1.1.5.4. Những yếu kém chủ yếu của DNNN
Sau một thời gian đổi mới và sắp xếp lại hiệu quả hoạt động của DNNN
đã tăng lên nhưng DNNN vẫn chưa chứng tỏ được tính hiệu quả của mình,

9


chưa đáp ứng được mong muốn của Đảng và Nhà nước, chưa tương xứng với
tiềm lực và ưu đãi do Nhà nước dành cho.
• Vê hiệu quả kinh doanh [17]
Một DNNN kinh doanh có hiệu quả phải đạt các tiêu chuẩn do Bộ Tài
chính quy định: bảo toàn và phát triển được vốn, trích đủ khấu hao tài sản cố
định; lương bình quân phải bằng hoặc vượt mức bình quân của doanh nghiệp
cùng ngành trên địa bàn; trả đầy đủ các khoản nợ đến hạn, nộp đủ các khoản
thuế theo luật định, có lãi, nộp đủ tiền sử dụng vốn và lập đủ các khoản quỹ
doanh nghiệp như dự phòng tài chính, trợ cấp mất việc, đầu tư phát triển, khen
thưởng, phúc lợi. Theo số liệu năm 2003 của Bộ Tài chính, trong số 4290
DNNN thì số kinh doanh có lãi chiếm 77,2%, còn lại là hoà vốn hoặc bị lỗ,
nhưng số có mức lãi bằng hoặc cao hơn mức lãi xuất vay vốn Ngân hàng

thương mại chỉ vào khoảng trên 40%.
Hiệu quả sử dụng vốn giảm: năm 1995 cứ 1 đồng vốn tạo ra 3,46 đồng
doanh thu và 0,19 đồng lọi nhuận, năm 1998 con số tương ứng chỉ còn 2,9 đồng và
0,14 đồng. Công nợ của DNNN hiện quá lớn: nợ phải thu chiếm tới trên 60% và
nợ phải trả bằng 124% vốn nhà nước trong Doanh nghiệp (1998). Nhà nước
thường xuyên phải dành tiền hỗ trợ DNNN: Trong 3 năm 1997 - 1999 ngân sách
nhà nước đã đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp gần 8000 tỷ đồng, trong đó 6.482 tỷ
đồng là cấp bổ sung cho DN và 1.464,4 tỷ đồng là bù lỗ. Ngoài ra nhà nước còn
miễn giảm thuế 2.288 tỷ đồng, xoá nợ 1.088 tỷ đồng, khoản nợ 3.392 tỷ đồng,
giãn nợ 540 tỷ đồng, cho vay vốn tín dụng ưu đãi 8.685 tỷ đồng. Nhưng thực tế
cho thấy việc hỗ trợ này không mang lại hiệu quả tương ứng, số nộp ngân sách
nhà nước ứ hơn phần nhà nước hỗ trợ.
• Về khả năng cạnh tranh [17]
Khả năng cạnh tranh của các DNNN rất yếu kém. Có nhiều ngành, sản
phẩm của DNNN đang được bảo hộ tuyệt đối (ưu đãi độc quyền) hoặc bảo vệ
qua hàng rào thuế quan, trợ cấp nhưng DNNN vẫn chưa chứng tỏ được khả
năng cạnh tranh của mình. Ngay ở những ngành có khả năng sinh lợi, thị phần
của DNNN có xu hướng giảm sút nhường chỗ cho khu vực đầu tư nước ngoài
và khu vực dân doanh (Ví dụ như sắt, thép, xi măng, động cơ nổ, đồ điện dân
dụng). Khả năng cạnh tranh kém của DNNN trong điều kiện Việt Nam đang

10


và sẽ thực hiện cam kết hội nhập quốc tế có nguy cơ dẫn đến tình hình Nhà
nước sẽ phải chịu chi phí rất lớn trong tương lai để trợ cấp, duy trì các DNNN.
• Về cơ cấu DNNN bất hợp lý [12]
Tỷ trọng DNNN xét về số lượng ở khu vực nông nghiệp (25%), thương
mại (40%) là quá lớn trong khi một cơ cấu hợp lý đòi hỏi Nhà nước phải tập
trung vào lĩnh vực công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến, chế tạo. Cơ

cấu cấp quản lý cũng bất hợp lý ở chỗ DN thuộc địa phương quản lý quá cao
(trên 60%). v ề quy mô vốn thì số DNNN có quy mô vốn vừa và nhỏ còn quá
nhiều (đến 12/2003 số DNNN có quy mô dưới 5 tỷ đồng chiếm 47%).
Có thể nêu một số nguyên nhân chính của tình trạng trên là do:
• Tình trạng thiếu vốn phổ biến
Doanh nghiệp do nhà nước quyết định thành lập nhưng không cấp đủ vốn
cho sản xuất, kinh doanh buộc phải đi vay với lãi suất ngân hàng. Tính đến
12/2003 ta có 4.296 DNNN vói tổng số vốn là 189.000 tỷ đồng. Tổng số vốn
lưu động của DNNN là hơn 45.000 tỷ đồng, bình quân một DN khoảng 10 tỷ
đồng nhưng vẫn còn những DN có rất ít vốn lưu động, chủ yếu vẫn phải đi vay
để kinh doanh. Khả năng trích lợi nhuận để lập quỹ phát triển sản xuất còn rất
thấp, số vốn lưu động hiện có cũng chỉ huy động cho kinh doanh khoảng 50%,
số còn lại nằm ở vật tư mất mát kém phẩm chất, công nợ không thu hồi
được.. .50-70% vốn lưu động của DNNN phải đi vay ngân hàng. Do vay nhiều
nên hàng năm DNNN phải trả lãi vay tới 3000 tỷ đồng, bằng khoảng 15%
tổng số lãi thu được của DNNN.[15], [12]
• Trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu
Các DNNN của nước ta hiện nay, trừ phần nhỏ được thành lập mới trong
giai đoạn cải cách, đa phần là DN cũ kế thừa từ thời bao cấp với các đặc trưng
như công nghệ kỹ thuật lạc hậu không có nguồn thay thế. Theo thống kê của
Bộ công nghiệp thì thiết bị của DNNN năm 2000 có 26% của Liên Xô (cũ),
24% là của các nước Đông Âu, 20% của các nước Asian và Bắc Âu, trên 18%
là của các nước khác, còn trong nước chỉ chế tạo chưa đến 12%, nguồn vốn
khấu hao để sản xuất giản đơn cũng chưa đủ do chế độ trích nộp khấu hao vào
ngân sách nhà nước những năm trước. [17],[12]

11


• Chất lượng của đội ngũ lao động còn thấp, lao động dư thừa lớn

Lao động dư thừa rất lớn (năm 1998: theo Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển
Doanh nghiệp là khoảng 4%) chủ yếu là những lao động không đáp ứng được nhu
cầu công việc. [17]
• Doanh nghiệp không tự chủ được tài chính
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến DN không tự chủ
trong kinh doanh. Đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại DN không rõ ràng
gây ra nhiều khó khăn trong việc sử dụng tài sản đó. Cơ quan chức năng quản
lý tài sản của DNNN vẫn thực hiện theo quyền quản lý kiểu cũ. Cơ chế tài
chính và hạch toán DNNN bởi những ràng buộc vô lý qua nhiều năm mà vẫn
không được sửa đổi. [17],[12]
• Không chủ động được về nhân sự và tiền lương
DNNN hiện nay không chủ động trong viêc sắp xếp lại lao động, giảm
bớt lao động không phù hợp, tuyển thêm lao động mới vì nhà nước chưa có đủ
những chính sách phù hợp để giải quyết số lao động dư thừa. Chế độ lương
vẫn còn bất hợp lý giữa các khu vực hành chính và kinh doanh, giữa các ngành
nghề khác nhau và ngay cả trong nội bộ DN. Lương của công nhân và của
những ngưòi quản lý DN vẫn chưa theo được kết quả kinh doanh của DN mà
theo quy định của các cơ quan chức năng. [17]
• Tổ chức quản lý không phù hợp
Mặc dù đã có chủ trương xoá bỏ bộ chủ quản nhưng hiện có quá nhiều
cấp, ngành trực tiếp can thiệp vào công việc kinh doanh hàng ngày của DN.
Tình trạng trên phân cấp trên dưới, ngang dọc chưa rõ ràng đã gây tình trạng
DN chịu nhiều cấp quản lý, công tác thanh tra, kiểm tra chồng chéo gây nhiều
phiền hà cho DNNN hoạt động. [11]
1.2. DOANH NGHIỆP DƯỢC NHÀ NƯỚC
1.2.1. Khái niệm DNDNN
Doanh nghiệp Dược Nhà nước là Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động
sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực Dược. [5]
Doanh nghiệp Dược mang đầy đủ các tính chất và đặc điểm của DN
nói chung, ngoài ra DND còn có một tính chất đặc biệt khác. Đó là hoạt động


12


kinh doanh vừa nhằm mục tiêu lợi nhuận vừa mang tính xã hội sâu sắc: chăm
sóc và phục vụ sức khoẻ nhân dân hay nói cách khác là DND mang tính kinh
tế kết hợp tính y tế.
1.2.2. Phân loại Doanh nghiệp Dược nhà nước trước khi thực hiện sắp xếp
Theo cấp quản lý: [15]
• Doanh nghiệp Dược nhà nước trung ương là DN có vốn nhà nước đầu
tư, do cấp Bộ, ngành chủ quản, hoạt động kinh doanh hoặc công ích, nhằm
thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do nhà nước giao.
Doanh nghiệp dược Nhà nước Trung ương: gồm 19 doanh nghiệp thuộc
tổng công ty Dược Việt Nam (Tổng công ty Dược Việt Nam thuộc loại Tổng
công ty 90 được thành lập vào năm 1996).
Doanh nghiệp Dược nhà nước địa phương có vốn nhà nước đầu tư và do
địa phương quản lý. Doanh nghiệp Dược Nhà nước địa phương gồm 126
doanh nghiệp trực thuộc 61 tỉnh thành trong cả nước.
• Các doanh nghiệp Dược thuộc các ngành khác : Quốc phòng, Công an,
Giao thông vận tải...
Ba loại hình DN này chịu sự điều chỉnh của luật Doanh nghiệp nhà nước
và của các văn bản pháp lệnh, pháp quy của chuyên ngành Bộ Y tế.
Theo quy mô vốn: DNDNN chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
• Doanh nghiệp có vốn vừa và nhỏ hơn 5 tỷ: 108 doanh nghiệp
• Doanh nghiệp có vốn từ 5-10 tỷ: 16 doanh nghiệp
• Doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ: 21 doanh nghiệp
1.2.3. Vài nét về lịch sử và vai trò của DNDNN
Trong thời kỳ Pháp thuộc ngành Dược Việt Nam còn rất yếu kém, tất cả
nguyên liệu và thành phẩm tây dược hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài, trong
nước chủ yếu là các bài thuốc và các phương pháp chữa bệnh theo kinh nghiệm cổ

truyền. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ (1954) miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn
giải phóng, Đảng và chính phủ đề ra chủ trương “Ngành Dược là một ngành phải
quản lý đầu tiên” nhằm bảo vệ sức khoẻ của nhân dân, đảm bảo an toàn cho người
dùng thuốc. Việc sản xuất và phân phối thuốc men phải được tổ chức hẳn hoi, có
quy củ, được quản lý chặt chẽ, tránh nạn đầu cơ tích trữ, lưu hành trên thị trường

13


những thuốc không đảm bảo phẩm chất và liều lượng. Sau khi cải tạo khu vực
dược tư doanh, xây dựng một hệ thống phân phối thuốc Tây, thuốc Nam, thuốc
Bắc do nhà nước đảm nhận, một giai đoạn mới của ngành sản xuất Dược phẩm bắt
đầu. Từ năm 1958, ngành dược phát triển về mọi mặt, bước đầu hình thành một
nền sản xuất Dược phẩm có kế hoạch nằm trong sự phát triển về công nghiệp ở
một nước đang tiến lên Chủ nghĩa xã hội. [1]
Lịch sử phát triển của ngành Dược Việt Nam gắn liền với lịch sử cách
mạng Việt Nam. Từ cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp, qua 10
năm xây dựng trong hoà bình, trong những năm chống Mỹ cứu nước, Đảng và
chính phủ đã coi công tác y tế trong đó có ngành Dược là một ngành trực tiếp
chiến đấu, là một công tác quan trọng của Đảng và nhà nước, do đó Đảng đã
có đường lối và chủ trương kịp thòi cho từng giai đoạn rất phù hợp với hoàn
cảnh và điều kiện nước ta, đảm bảo chủ động kịp thời các nhu cầu thiết yếu về
thuốc men, dụng cụ y tế trong tình trạng khó khăn của chiến tranh và giai
đoạn đầu của thời kỳ xây dựng CNXH. [1]
Ngành Dược Việt Nam là một ngành Khoa học, ngành Kinh tế và ngành
mang tính xã hội nhân văn cao rất được nhân dân, Đảng và Nhà nước quan
tâm ủng hộ. Trong chiến lược phát triển ngành Dược đến năm 2010 đã khẳng
định mục tiêu: “Phát triển ngành Dược thành một ngành kinh tế - kỹ thuật
mũi nhọn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu
vực và thế giới nhằm đảm bảo cung ứng thuốc thường xuyên có chất lượng,

bảo đảm sử dụng thuốc hợp lý và an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo
vệ sức khoẻ nhân dân.”
Doanh nghiệp Dược nhà nước là một bộ phận quan trọng cấu thành
ngành Dược Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất, cung ứng
thuốc, phục vụ cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Trước đây trong nền kinh tế bao cấp, ngành Dược hoạt động trong
khuôn khổ ngành y tế. Các DNDNN từ trung ương tới địa phương hoạt động
chỉ mang tính phúc lợi xã hội, từ khâu sản xuất tới khâu lưu thông phân phối
đều theo kế hoạch nhà nước giao. Hiện nay trong nền kinh tế nhiều thành
phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, các
DNDNN đã có nhiều sự chuyển biến mới. Bên cạnh nhiệm vụ y tế, thực hiện
các hoạt động công ích, sản xuất và lưu thông phân phối dược phẩm theo kế
hoạch nhà nước giao, các DNDNN đã có quyền chủ động hơn trong kinh

14


doanh, sản xuất để thực hiện nhiệm vụ tham gia quản lý kinh tế Dược, kinh
doanh thuốc một cách hợp pháp, đúng luật định nhằm ổn định thị trường thuốc
và tạo ra lợi nhuận hợp lý để đóng một phần nghĩa vụ cho ngân sách nhà nước,
góp phần xây dựng và phát triển đất nước. Qua mục tiêu của “Chiến lược phát
triển ngành Dược giai đoạn đến năm 2010” cho thấy tầm quan trọng của
ngành Dược nói chung và vai trò quan trọng của các DNDNN nói riêng trong
giai đoạn hiện nay. [2]
1.2.4. Thực trạng ngành Dược Việt Nam
Sau hơn một thập kỷ chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các DND sản xuất đã có những tiến bộ vượt
bậc. Cơ sở vật chất - kỹ thuật từng bước được hiện đại hoá. Công nghệ mới đã
dược áp dụng để sản xuất dược hầu hết các dạng bào chế như trình độ các
nước trong khu vực. Sau đây là một vài nét về thực trạng ngành Dược:

V£ tinh hinh san xuat kinh doanh dươc ỵhẩm
Hiệu quả hoạt động của ngành Dược trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh
được thể hiện qua một số chỉ tiêu như: giá trị tổng sản lượng, giá trị sản xuất,
doanh thu, số doanh nghiệp đạt GMP, giá trị xuất nhập khẩu, số đăng ký
thuốc, nộp ngân sách.
Giá trị tổng sản lượng của ngành Dược tăng liên tục qua các năm trong
giai đoạn 2000 - 2004, điều đó thể hiện qua bảng sau :
Bảng 1.3. Giá trị tổng sản lượng của ngành Dược giai đoạn 2000 - 2004
Đơn v ị : Triệu đồng

Năm

2000

Tổng GTTSL

2.314.810

SSĐG (%)

100

2001

2002

2003

2.657.415 3.144.158 3.424.357
114,8


135,8

147,9

2004
3900000
168,5

(Nguồn: Cục quản lý Dược - Bộ Y tế)

Như vậy trong giai đoạn trên giá trị tổng sản lượng của thuốc sản xuất
trong nước đã tăng từ 2314 tỷ đồng (năm 2000) lên 3900 tỷ đồng năm 2004,
gần gấp 2 lần. Tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước từ 25% (năm 1998) tăng
đến 28% năm 1999 và đến hết năm 2001 thuốc sản xuất trong nước đã chiếm
tỷ trọng 35%.

15


Trong thời kỳ đổi mới các DND hoạt động cũng có hiệu quả cao hơn, từ
năm 2000 đến năm 2004 tổng doanh thu và Nộp ngân sách nhà nước của các
DNDNN tăng liên tục qua các năm. Năm 2004 cả Doanh thu và Nộp ngân
sách nhà nước của toàn ngành Dược đã tăng gấp 2 lán so với năm 2000. Điều
này cho thấy sự tăng trưởng ổn định và tình hình khả quan của ngành công
nghiệp Dược nước nhà.
Bảng 1.4. Doanh thu và nộp ngân sách nhà nước của các DND 2000 - 2004
Đơn vị tính: Triệu VNĐ

Năm


2000

2001

2002

2003

2004

Doanh thu

2280862

SSĐG (%)

100

121

144,2

174

206

374911

483756


592713

698489

800000

100

129

158

186,3

213,4

Nộp ngân sách
SSĐG (%)

2760262 3288854 3968587 4700000

(Nguồn: Cục Quản lý Dược - B ộ Y tế í

Chất lượng thuốc trong nước đã được nâng lên nhờ quá trình áp dụng
Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP). Đến hết 12/2001 đã có 26
nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn GMP của khối Asean, trong đó có
một số nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP của Cộng đồng Châu Âu, đang được sản
xuất nhượng quyền một số biệt dược cho các công ty dược phẩm đa quốc gia.
Bên cạnh các mặt hàng truyền thống là Dược liệu và thuốc đông dược, một số

tân dược của các nhà máy đạt GMP của Việt Nam đã bắt đầu được xuất khẩu
hoặc cung ứng cho các chương trình viện trợ quốc tế.
Bên cạnh đó số lượng các số đăng ký trong nước qua các năm liên tục
tăng, hoạt chất cũng phong phú hơn. Năm 1995 công nghiệp Dược nội địa mói
chỉ sản xuất dược phẩm trên cơ sở 80 hoạt chất, đến năm 2001 đã sử dụng 365
hoạt chất. Tính đến hết năm 2003, thuốc trong nước có 6107 số đăng ký còn
hiệu lực với 393 hoạt chất và thuốc nước ngoài 4656 số đăng kí còn hiệu lực
vói 902 hoạt chất. Tính đến năm 2004, số đăng ký trong nước đã tăng gấp 2
lần so với năm 2000, và số đăng ký nước ngoài đã tăng gấp 3 lần so với năm
2000. Qua 5 năm thị trường dược phẩm đã phát triển mạnh, các loại thuốc sản
xuất trong nước ngày càng nhiều, đa dạng, nhiều mặt hàng mới, mẫu mã
phong phú, chất lượng ngày càng được cải thiện. Các doanh nghiệp đã đầu tư

16


đổi mói trang thiết bị, nghiên cứu sản xuất được các dạng bào chế mới như
viên sủi bọt, viên mềm, dạng thuốc phun mù, dạng gel bôi ngoài da, thuốc
tiêm đông khô, các loại dịch truyền chất lượng cao...
Bảng 1.5. Cơ cấu số lượng các số đăng ký thuốc năm 2000 - 2004
^ \ C h ỉ tiêu
Năm
2000
2001
2002
2003
2004

Thuốc trong nước
SDK

Tổng
SSĐG
cấp
số
(%)
1510
2999
100
1370
4369
145,7
1227
6184
206,2
1552
6107
203,6
1637
7355
245,2

Tổng còn hiệu
lực (31/12/04)

Thuốc nước ngoài
SDK
Tổng
SSĐG
cấp
số

(%)
769
1457
100
1258
2715
186,3
1182
4743
325,5
763
4656
319,6
828
4826
331,2

7355

4826
(Nguồn: Cục quản lý Dược - Bộ Y tê)

Tinh hình cung ứng thuốc
Tính đến hết năm 2000, sau một thời gian thực hiện quá trình sắp xếp
đổi mới số lượng các loại hình DND có sự thay đổi lớn, đặc biệt sự gia tăng
của loại hình DNDTN trong đó có NTTN làm lĩnh vực kinh doanh dược phẩm
càng trở nên sôi động. Số lượng các loại hình sản xuất kinh doanh dược được
thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.6. Các loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh Dược năm 2000
DN

Chỉ
Tổng số
Tỷ lệ %

DNDNN

DNDCPH

DNDTN

DNDVNG

136

26

290

10

29,4%

5,6%

62,8%

2,2%

(Nguồn: Cục Quản lý Dược - Bộ Y tê)


Với 136 doanh nghiệp nhà nước, 290 doanh nghiệp tư nhân và 10 doanh
nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp Dược đã thiết lập mạng lưới cung ứng
thuốc rộng khắp trên cả nước. Số dân/điểm bán lẻ giảm dần do Tổng số điểm
bán lẻ ngày càng tăng qua các năm. Công nghiệp Dược nội địa ngàỵ^Gàrig-phát
triển. Trong 10 năm (1990 - 2000) tiền thuốc tiêu dùng bình quâri đầu ngtr%>
<•


×