TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGŨ VĂN
-------soCOca----------
ĐÀO THỊ LỤA
BIỂU TƯỢNG TRONG TẬP TRUYỆN
ĐẢO NGƯỜI GÙ CỦA ÊGIÊDIP MÔRÔ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
HÀ NỘI – 2015
TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN
-------RoCOoa---------
ĐÀO THỊ LỤA
BIỂU TƯỢNG TRONG TẬP TRUYỆN
ĐẢO NGƯỜI GÙ CỦA ÊGIÊDIP MÔRÔ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Người hướng dẫn khoa học: ThS. Mai
Thị Hồng Tuyết
HÀ NỘI-2015
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã đào tạo tôi trong suốt 4 năm học qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc
tới ThS, GV. Mai Thị Hồng Tuyết, người đã nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình làm khóa luận.
Qua đây, tôi cũng gửi lời cảm ơn tới các cán bộ thư viện trường Đại học Sư phạm Hà
Nội 2 đã giúp đỡ trong suốt quá trình thu thập tư liệu. Tôi cũng xin cảm ơn sự quan tâm của
gia đình và bạn bè đã giúp đõ' tôi hoàn thành khóa luận này.
Do hạn chế về thời gian và khả năng của bản thân, khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đế khóa luận
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 201 5 Tác giả khóa
luận Đào Thị Lụa
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận Biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù của Êgiêdip
Mỏrô là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của Th, GV. Mai Thị Hồng
Tuyết. Những kết quả nghiên cứu của khóa luận này chưa từng được công bố ở bất kì một
công trình nghiên cứu nào, đó là những kết quả đúng, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.
Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2015 Tác giả khóa
luận Đào Thị Lụa
PHÀN MỞ ĐÀU
1.
Lí do chọn đề tài
1.1.
Nhà nghiên cứu L.White từng khắng định: “Những biếu tượng do
con người tạo ra là chiếc chìa khóa kì diệu của văn hóa nhân loại. Nắm được chìa
khóa đó có thể nắm bắt được tất cả sự bí mật của văn hóa con người” [2;8].
Trong đời sống, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, mồi tô chức xã hội đều tìm đến
những biểu tượng để định hình mình trong thế giới. Chang hạn, hình ảnh sư tử
trở thành biếu tượng cho quốc đảo Singapore, tượng nhân sư là biếu tượng cho
đất nước Ai Cập huyền bí... Trong văn hóa, mỗi nền văn hóa cũng tìm một hệ
thống những biếu tượng thế hiện nét đặc thù văn hóa của mình. Chắng hạn, hoa
anh đào là biểu tượng của đất nước Nhật Bản, cây thánh giá là biếu tượng của
Thiên Chúa giáo, hoa sen là biếu tượng của đạo Phật....
Trong sáng tạo văn học, biểu tượng là một trong những hình thức biểu hiện
tư duy nghệ thuật của nhà văn. Tài năng và bản lĩnh nghệ thuật của mỗi cá nhân
nghệ sĩ biếu hiện khá rõ trong việc kiến tạo nên một thế giới biếu tượng sống
động, gợi cảm và đầy ý nghĩa. Vì thế, việc nghiên cứu, khám phá và giải mã biểu
tượng còn giúp ta hiểu sâu sắc hơn bản chất của việc sáng tạo nghệ thuật là một
hành trình tiếp nối và sáng tạo, kế thừa và đối mới đế không ngừng tạo ra những
cái mới, cái hay mang lại những cảm xúc thâm mĩ mới mẻ cho con người.
Đối với hoạt động tiếp nhận văn học, việc nghiên cứu và giải mã biếu
tượng chính là chìa khóa để đi sâu vào hành trình thám mã thế giới nghệ thuật.
Bởi lẽ, nói như Jean Chevalier thì: “Các biểu tượng nằm ở trung tâm và là trái
tim của cuộc sống giàu tưởng tượng ấy. Chúng làm phát lộ những bí ẩn của vô
thức, của hành động, khai mở trí tuệ về cái vô tận.” [13; XIII]. Không những thế,
việc tìm hiểu về biểu tượng còn giúp ta giải thích thấu triệt những hiện tượng văn
học phức tạp từ ngọn nguồn văn hóa, đồng thời thấy được tài năng, bản lĩnh,
phong cách nghệ thuật của mồi nhà văn cũng như của một trào lưu, một giai đoạn
văn học nhất định.
1.2. Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ biểu tượng, chúng tôi dành sự
quan tâm đặc biệt đến tập truyện Đảo người gù của Êgiêdip Môrô. Điều đó có cơ
sở rất rõ. Êgiêdip Mỗrô là một nhà văn của văn học Pháp. Cùng với các tác giả
của trào lưu triết học ánh sáng, Êgiêdip Môrô là một cây bút có sức sáng tạo dồi
dào. Neu các văn cùng thời thành công ở thể loại tiểu thuyết và kịch thì Êgiêdip
Môrô đặc biệt thành công ở thế loại truyện ngắn. Các tác phấm trong tập truyện
đã thể hiện được ý nghĩa nhân văn của thời kì khai sáng và tinh thần thời đại
thông qua việc xây dựng thế giới biếu tượng giàu tính thực tiễn và tính thời sự.
Nhận thấy tính chất mới mẻ của đề tài, tính hấp dẫn, cần thiết trong việc
tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ biểu tượng, chúng tôi triển khai đề tài Biếu
tượng trong tập truyện Đảo người gù của Êgiêdip Môrô, với mong muốn sẽ
mang đến một góc nhìn về văn chương cũng như tài năng của nhà văn này. Từ đó
thấy được những đặc điếm của nhà văn trong nghệ thuật xây dựng biểu tượng.
2. Lịch sử vấn đề
Tập truyện Đảo người gù là một trong những tập truyện ngắn hay và đặc
sắc của tác Êgiêdip Môrô trong nền văn học Pháp. Tập truyện ngắn này được tác
giả viết dưới ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn thế kỉ ánh sáng. Có thể nói, tập
truyện ngắn này chứa đựng rất nhiều biểu tượng mang ý nghĩa tinh thần của thời
đại. Qua tìm hiếu tình hình nghiên cứu tập truyện này, chúng tôi nhận thấy tại
Việt Nam hiện nay chưa có công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về tác phẩm
này. Có chăng, nó chỉ được nhắc tới một cách bóng gió hoặc không chính thức
trên các trang mạng xã hội. Do vậy chúng tôi nhận thấy việc cần thiết phải
nghiên cứu đề tài: Biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù của Êgiêdip
Môrô với hi vọng góp thêm một cái nhìn, cách tiếp cận mới đối với tập truyện
Đảo người gù nói riêng và văn học Pháp thế kỉ ánh sáng nói chung.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Biểu tượng trong tập truyện Đảo người gù - Êgiêdip Môrô.
b. Phạm vi nghiên cửu
- Trong
khuôn khố một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ hướng tới tìm
hiểu những biểu tượng chính, có ý nghĩa quan trọng trong tập truyện.
- Chúng
tôi cũng chủ yếu dừng ở việc tìm hiếu ý nghĩa, phân tích, đánh
giá biểu tượng trong mối quan hệ với văn học và văn hóa. Một số vấn đề khác
như cách xây dựng biếu tượng, xuất xứ của biếu tượng... chúng tôi chưa có điều
kiện khai thác.
4. Phương pháp nghiên cứu
Triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng những phương pháp chủ yếu
sau:
•
Phương pháp hệ thống
•
Phương pháp xã hội - lịch sử
•
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Ngoài ra, đế hoàn thành tốt khóa luận, người viết còn kết hợp các thao tác
như phân tích, bình giảng, chứng minh...
5. Nhiệm vụ và ý nghĩa của khóa luận
Tìm hiếu đề tài: Biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù, chúng tôi
hướng đến những nhiệm vụ sau:
- về lí
thuyết: Chúng tôi tiếp tục cố gắng đi đến một nhận thức đầy đủ về
biểu tượng.
-
về thực tiễn nghiên cứu: Khắng định những đóng góp cũng như những
vấn đề có tính lịch sử khi xây dựng hình tượng của một tác giả cụ thế.
Qua đó bước đầu đưa một tập có giá trị về nhận thức, giáo dục và văn học
đến gần bạn đọc hơn.
Trên cơ sở các quan niệm, khái niệm về biểu tượng, chúng tôi tiến hành
khảo sát thế giới biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù. Đồng thời tìm hiểu,
phân tích những phương thức xây dựng biếu tượng và ý nghĩa của nó, từ đó thấy
được những thành công và hạn chế của Êgiêdip Môrô khi xây dựng biểu tượng.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của khóa luận gồm 2 chương như sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về biểu tượng và biểu tượng nghệ thuật
trong văn học
Chương 2: Biếu tượng trong tập truyện Đảo người gù - Êgiêdip
Môrô
NỘI DƯNG CHƯƠNG 1:
NHỮNG VÁN ĐỀ CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG VÀ BIỂU TƯỢNG NGHỆ
THUẬT TRONG VĂN HỌC
1.1.
Biếu tượng dưới nhiều góc nhìn
Từ xa xưa, biếu tượng đã được con người sáng tạo ra và gửi gắm trong đó
biết bao ý nghĩa. Song có lẽ con người cố xưa chỉ làm điều đó một cách vô thức,
họ chưa có hệ thống lí thuyết về vấn đề này. Thực chất, khái niệm biểu tượng chỉ
xuất hiện về sau khi tri thức nhân loại đạt đến trình độ nhất định để có thể ý thức
được sự tồn tại của biểu tượng và có nhu cầu khám phá nó. Tuy nhiên, từ xa xưa,
khi con người bắt đầu thoát thai khỏi loài vượn nguyên thủy, thì biểu tượng nghệ
thuật đã tồn tại như bộ phận cấu thành trong đời sống tinh thần con người.
Sự tạo thành biếu tượng trong đời sống con người thực chất là quá trình
vô thức, nhưng tự bản thân chúng lại thế hiện quá trình nỗ lực của con người
muốn xuyên qua bức màn của hiện thực, vượt lên những kinh nghiệm cảm tính
của cá nhân để nhận thức một thực tại ưu việt vốn bị che lấp.
Thuật ngữ “biểu tượng” vốn có xuất xứ từ thuật ngữ “symbol” trong tiếng
Anh. Còn tiếng Pháp là “symbole”. Hai thuật ngữ đó dịch sang tiếng Việt thành
biểu tượng hoặc biếu trưng. Cách dịch thành biếu tượng được chấp nhận rộng rãi
hơn. Khởi nguyên, biểu tượng vốn là một vật bị cắt đôi như mảnh gỗ, mảnh sứ
hay kim loại. Hai người mỗi bên giữ một phần (chủ - khách, người cho vay - kẻ
đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay lâu dài...), sau này khi ráp hai
mảnh với nhau nó sẽ trở thành một tín yật giúp họ nhận ra mối dây thâm tình
xưa, món nợ cũ, tình bạn ngày trước, hay đứa con đã thất lạc nhiều năm...
Theo nghĩa rộng nhất, khái niệm biếu tượng là một loại kí hiệu mà mối
quan hệ giữa mặt hình thức cảm tính (tồn tại trong hiện thực khách quan hoặc
trong tưởng tượng của con người đó là cái biếu trưng) và mặt ý nghĩa (cái được
biếu trưng) mang tính có lí do, tất yếu.
Đối với biếu tượng, đế định nghĩa về nó thật không đơn giản. Nói như
Jean Chevalier thì “không cách gì định nghĩa được biếu tượng. Tự bản thân của
nó, nó đã phá võ' các khuôn khố định nghĩa sẵn và tập hợp các thái cực lại trong
cùng một ý niệm” [13; XIV]. Vì vậy, trước khi đưa ra khái niệm về biểu tượng
văn học, chúng tôi xem xét biểu tượng dưới nhiều góc nhìn để có thể có những
kết luận chung nhất.
1.1.1
Biểu tưọng dưới góc nhìn triết học
Dưới góc nhìn triết học, biếu tượng là “hình ảnh cảm tính, cụ thế về
những hiện tượng của thế giới bên ngoài. Biếu tượng cùng với cảm giác và tri
giác tạo nên nhận thức cảm tính, hay theo thuật ngữ của Paplop, tạo nên hệ thống
tín hiệu thứ nhất của hiện thực. Biếu tượng khác tri giác ở hai điếm. Tri giác
phản ánh một sự vật riêng lẻ tác động vào giác quan chúng ta trong những trường
hợp cụ thể nhất định. Biểu tượng là sự phản ánh khái quát và trừu tượng hơn”
[19].
Trong lí luận nhận thức, biếu tượng là hình thức cao nhất của nhận thức
cảm tính trực quan. Trên cơ sở cảm giác, tri giác, trong đầu óc con người xuất
hiện một hình thức cao hơn, đó là biểu tượng bởi bộ não của con người có khả
năng tái sinh ra trong ý thức hình ảnh của đối tượng đã được tri giác, phản ánh
trước đây. “Biểu tượng là hình ảnh được tái hiện, được hình dung lại với những
thuộc tính nổi bật của sự vật”. Nhưng biểu tượng trong nhận thức mới là biếu
tượng ở cấp độ thấp hơn, giản đơn do tư duy trực quan hình ảnh đem lại. Còn
một loại biểu tượng cao hơn hẳn đó là biểu tượng của biểu tượng. Biếu tượng
trực quan cảm tính và biếu tượng của tưởng tượng mới chỉ là biểu tượng của
nhận thức, chưa thể trở thành biểu tượng nghệ thuật. “Biểu tượng nghệ thuật,
biểu tượng thơ ca là sự chuyển hóa, sáng tạo lại biểu tượng nhận thức trong đời
sống tâm lí thành biểu tượng biếu đạt trong phạm vi nghệ thuật” [6].
Trong cuốn Giáo trình triết học Mác - Lênin, biểu tượng cũng được coi
là giai đoạn cao nhất của nhận thức cảm tính: “Nó là hình thức phản ánh cao nhất
và phức tạp nhất của giai đoạn trực quan sinh động . Đó là hình ảnh cảm tĩnh và
tương đối hoàn chỉnh còn lưu lại trong bộ óc người về sự vật khi sự vật đó không
còn trực tiếp tác động vào các giác quan” [17; 302]. Triết học Mac - Lênin đã
khắng định tĩnh phức tạp của biểu tượng, lưu ý mối quan hệ giữa nhận thức hiện
thực và biếu tượng, vấn đề này được trình bày dựa trên giả thuyết cho rằng: Vật
chất xuất hiện trước, nhận thức/ tinh thần xuất hiện sau. Tuy nhiên, định nghĩa
này có một hạn chế quan trọng là tách rời ý nghĩa của biếu tượng với chất liệu
của biếu tượng - tức là không nhận thức biếu tượng như một dạng kí hiệu.
Như vậy, hiếu theo nghĩa triết học, thì tất cả các sự vật trong thế giới
khách quan khi được con người tiếp nhận đều sẽ trở thành biểu tượng. Thế giới
khách quan có bao nhiêu sự vật, hiện tượng thì có bấy nhiêu biểu tượng được
hình thành trong nhận thức con người, ơ đây, biểu tượng không chỉ ra một nghĩa
nào khác ở bên ngoài nó. Nó không có một hệ thống ý nghĩa được dồn chứa bên
trong như cách nhìn văn học. Như vậy, góc quan sát này vừa không cho thấy sự
đa dạng của thế giới biểu tượng lại vừa tách rời ý nghĩa của biếu tượng với chất
liệu của nó.
1.1.2
Biếu tượng dưới góc nhìn tâm lí học
Dưới góc nhìn tâm lí học người ta thấy biếu tượng là những thực thế vật
chất hoặc tinh thần (sự vật, hành động, ý niệm...) có khả năng biếu hiện những ý
nghĩa rộng hơn chính hình thức cảm tính của nó. “Biếu tượng là một số hoạt
động tâm sinh lí do một số sự việc ở ngoài giới tác động vào giác
quan khiến ý thức nhận biết sự vật, kích thước hoặc nhìn thấy hình ảnh
của nó trở lại trong trí tuệ hay ý thức” [10; 12]. Là một hiện tượng tâm sinh lí
nên biểu tượng luôn gắn liền với trí tưởng tượng. Trong đó, tưởng tượng là quá
trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân bằng
cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở biểu tượng đã có.
S. Freud dùng thuật ngữ biểu tượng đế chỉ các sản phấm của vô thức cá
nhân gồm những hình ảnh, sự vật, hiện tượng có khả năng diễn đạt một cách
“bóng gió, gián tiếp và ít nhiều khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột.
Biếu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt một hành vi, một tư
tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng” [13; XXIV].
S.Freud cho rằng: “Hệ biểu tượng là tập hợp những biểu tượng có ý nghĩa ổn
định có thể tìm thấy khác nhau trong thế giới của vô thức” [22]. Tuy nhiên, ở
đây, S. Freud đã chú ý đến vô thức bản năng một cách thái quá mà lại bỏ qua
vai trò của ý thức sáng tạo. về điều này, Jean Chevalier đánh giá: “theo khoa
học phân tâm học của s. Freud, các biếu tượng xoay vần quanh nguyên lí khoái
cảm, chúng lần lượt hội tụ ở các cấp độ miệng, hậu môn, và cơ quan sinh dục
của cái trục đó, dưới tác động ưu trội của một dục năng bị kiểm duyệt và dồn
nén” [13; XXXVI]. Thực ra, khái niệm biểu tượng của s. Freud ít nhiều có sự
lẫn lộn sang khái niệm triệu chứng.
C. G. Jung trong bài Bí ân của những siêu mẫu , đã phê phán lí luận của
S. Freud: “Những nội dung của ý thức khiến người ta ngờ vực sự hiện diện của
cái nền vô thức được s. Freud gọi một cách mù mò' là “biếu tượng” trong khi
trong học thuyết của ông, chúng chỉ đơn giản giữ vai trò những kí hiệu” [22].
Với C. G. Jung vấn đề biếu tượng không chỉ có vô thức cá nhân và có vai trò
của vô thức tập thể và giữa hai vấn đề này có mối quan hệ biện chứng với nhau.
Ông cho rằng, hoạt động của con người không chỉ bó hẹp trong các tín hiệu mà
còn mở rộng ra biểu tượng. Biểu tượng với Jung liên quan đến toàn bộ thực tế
tâm hồn: “nó không chỉ là những mảnh nhở của vô thức cá nhân mà còn là một
nguồn mạch chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của cộng đồng, của nhân loại,
của vô thức tập thế” [14; 16]. Biếu tượng mẫu gốc (nguyên sơ tượng, cổ mẫu,
siêu mẫu) có vai trò trung gian “nối liền cái phố quát với cái cá thế”. Theo C.
G. Jung “các mẫu gốc giống như các nguyên mẫu của các tập hợp biếu tượng ăn
sâu trong vô thức đến nồi chúng trở thành như một cấu trúc, những kì tích” [13;
XXI]. Các cố mẫu này cắm rễ sâu vào trong vô thức tập thể, nơi chứa đựng kinh
nghiệm tổng thể, lặp đi lặp lại hàng triệu lần của những kinh nghiệm hữu thức
của một cá nhân hoặc của một thời đại, nó “chuyển hóa vào trong đời sống tinh
thần của mỗi cá nhân và phát lộ qua các biến thế khác nhau hay chính là các
hình ảnh và hình tượng cụ thế [13; XIX].
Sự khám phá về biếu tượng dưới góc nhìn tâm lí học đã cho chúng ta
khả năng tiếp cận mới với biếu tượng. Neu như trước đây, người ta chỉ biết đến
những biếu tượng hữu hình trong cuộc sống thì những công trình của Freud hay
của Jung đã giúp tiếp cận những biểu tượng trong tâm hồn con người. Hơn nữa,
nó còn giúp lí giải nguyên nhân của sự giống nhau trong hệ thống các biểu
tượng do vô thức tập thể. Đi từ những tìm tòi này, các nhà nghiên cứu văn hóa
và văn học đã có những thành công vượt bậc trong việc nghiên cứu biếu tượng.
1.1.3
Biếu tượng dưới góc nhìn văn hóa
Dưới góc nhìn văn hóa người ta thấy, biếu tượng tồn tại trong một tập
hợp, một hệ thống đặc trưng cho những nền văn hóa nhất định: nghi lễ, hành vi
kiêng kỵ, thần linh, trang phục... Biếu tượng văn hóa là sự tồn tại ở bình diện xã
hội, mang tính phố quát của các biếu tượng phi trực quan. Nó có các biến thế
loại hình như: Tín ngưỡng, phong tục, lễ hội, nghệ thuật... c. Levy - Strauss cho
rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biếu
tượng trong đó xếp ở đầu là ngôn ngữ, các quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh
tế, nghệ thuật, tôn giáo” [15].
Biếu tượng văn hóa và biếu tượng văn học có mối quan hệ rất chặt chẽ.
Rất nhiều biếu tượng văn học được xây dựng dựa trên những biểu tượng văn hóa
nhân loại hay của dân tộc. Đê nhận thây các dòng chảy sâu kín của biêu tượng
và sự phân nhánh của chúng trong vỉa tầng ý thức, chúng ta phải hiếu được sự
chuyến hóa từ mẫu gốc đến biếu tượng và biểu tượng nghệ thuật. Đó chính là sự
chuyến hóa từ phạm vi tâm thức cộng đồng, từ bình diện văn hóa chung của
cộng đồng đến bình diện riêng của chủ thế, cá thể. Nó biếu hiện quá trình tổ
chức, tái tạo lại và sáng tạo biểu tượng dựa trên nguyên mẫu để trở thành “mật
mã của một bí ấn” luôn thu hút con người vào hành trình thám mã để khám phá
ý nghĩa của biểu tượng [4].
Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu thành công về các biếu
tượng văn hóa như Cành vàng của James George Frazer, Nhiệt đới buồn của
C.L. Strauss, Những huyền thoại của R. Bathes...
1.1.4 Biếu tượng dưới góc nhìn ngôn ngữ
Dưới góc nhìn ngôn ngữ, các biếu tượng tâm lí, biểu tượng văn hóa đều
được chuyển thành từ các từ - biểu tượng, về mặt chất liệu, biểu tượng ngôn từ
là tín hiệu hóa các hình thức vật chất cụ thể và các ý niệm trừu tượng trong đời
sống tinh thần của con người qua hệ thống âm thanh ngôn ngữ. Và nếu coi cấu
trúc ngôn từ của tác phẩm là một tổng thể các kí hiệu thẩm mỹ thì trong đó vai
trò quan trọng thuộc về các từ - biểu tượng với tư cách là điếm nhấn trong tổng
thể đó. Thực ra, phạm vi đối tượng trở thành biểu tượng đa dạng và phong phú
hơn nhiều. Jean Chevalier cho rằng: “Lịch sử của biếu tượng xác nhận rằng mọi
vật đều có thể mang giá trị biểu tượng, dù là vật tự nhiên (đá, kim loại, cây cối,
hoa quả, thú vật, suối, song và đại dương, núi và thung lũng, hành tinh, lửa, sấm
sét...) hay trừu tượng (hình hình học, con số, nhịp điệu, ý tưởng...) [13; XXIV].
Như vậy, có thế có nhiều hướng nghiên cứu biếu tượng khác nhau nhưng
ở đây chúng tôi xem xét biếu tượng chủ yếu dưới góc nhìn văn hóa, văn học
nhưng cũng không xa rời những cơ sở khoa học từ những hướng nghiên cứu
khác.
1.2.
Biểu tượng trong văn học
1.2.1.
Quan niệm về biểu tượng trong văn học
Biểu tượng không chỉ tồn tại trong tâm linh mỗi người, trong nền văn
hóa mỗi dân tộc mà còn là hạt giống được các nhà văn, nhà thơ gieo trên địa hạt
văn chương màu mỡ. Sau khi đã tổng hợp những thành tựu của mĩ học, lý luận
văn học Macxit, các tác giả Từ điến thuật ngữ văn học đã có những kiến giải
về biểu tượng dưới góc độ văn học.
Biểu tượng có thể được hiểu theo cả hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: “Biếu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình
tượng của văn học nghệ thuật” [8; 24]
Theo nghĩa hẹp: “Biểu tượng là một phương thức chuyển nghĩa của lời
nói hoặc một loại hình nghệ thuật đặc biệt có khả năng truyền cảm lớn, vừa khái
quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy, vừa thể hiện được một quan
niệm, một tư tưởng hay triết lý sâu xa về con người và cuộc đời” [8; 241 như
hình tượng Đạm Tiên trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hình tượng cây sồi
trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tônxtôi hay hình tượng bò khoang trong
Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu.
Các tác giả cũng dành hơn một trang viết cho thấy những điểm khác nhau
giữa ấn dụ và hoán dụ. Những khái niệm này đều “được hình thành trên cơ sở
đối chiếu, so sánh các hiện tượng, đối tượng có những phương diện, khía cạnh,
những đặc điếm gần gũi trong mối quan hệ tương đồng nhằm làm nổi bật bản
chất, tạo ra một ý niệm cụ thể, sáng tỏ về hiện tượng hay đối
tượng đó” [8; 24]
Tuy nhiên, xét một cách toàn diện thì ân dụ và hoán dụ khác biêu tượng
về ba điểm:
Thứ nhất, ẩn dụ và hoán dụ đều mang ít nhiều ý nghĩa biểu tượng nhưng
biểu tượng không phải bao giờ cũng là hoán dụ, ấn dụ... [8; 25]
Thứ hai, biếu tượng không loại bỏ ý nghĩa cụ thế, cảm tính của vật tượng
trưng hoặc hình tượng nghệ thuật. Trong khi đó, ân dụ và hoán dụ nhiều khi làm
mờ đi ý nghĩa biểu vật, trực quan của lời nói... [8; 25]
Thứ ba, do một lần ấn dụ có thế làm nhiều đối tượng khác nhau và một
đối tượng cũng có thể diễn đạt bằng nhiều ẩn dụ, hoán dụ khác nhau nên người
đọc phải tìm hiếu ý nghĩa của chúng trong ngữ cảnh cụ thế của từng văn bản.
Khác với ẩn dụ, ý nghĩa biếu tượng tồn tại ở ngoài văn bản mà chúng ta đang
tiếp xúc [8; 25]
Bên cạnh đó, các tác giả cũng đề cập đến một phượng diện khác nhau của
biểu tượng như “ý nghĩa biểu tượng không ngừng được bổ sung” [8; 26] trong
lịch sử tồn tại lâu dài. Đặc biệt, các tác giả còn nhấn mạnh đến phương diện
khác nhau của biếu tượng đó là: “Bên cạnh những biểu tượng thể hiện ý thức
chung của xã hội, trong văn học nghệ thuật còn có rất nhiều biếu tượng in đậm
dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, nhà thơ” [8; 26].
Khi bàn về biểu tượng văn học, đặc biệt là biếu tượng trong thơ, tác giả
Bùi Công Hùng xác định: “Biểu tượng trong thơ là hình ảnh cụ thể giàu cảm
xúc, có nhiều khả năng chứa đựng ý nghĩa sâu, có khả năng kết hợp và biến hóa.
Nó là các hình ảnh có sức khái quát nhất định, nhưng thường là khởi điếm của
các hình ảnh khác phong phú hơn, đa dạng hơn” [11; 42]. Trong quan niệm của
mình, tác giả đã nhấn mạnh đến một số điếm sau: biểu tượng tồn tại dưới dạng
các hình ảnh cụ thế nhưng chứa đựng khả năng khái quát, có khả năng chứa
đựng các tầng ý nghĩa sâu sắc. Biểu tượng còn có khả năng gợi mở ra một thế
giới mới phong phú và đa dạng hơn.
PGS. TS Lê Lưu Oanh trong Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990 khi bàn
về những đặc trưng của biếu tượng, nhà nghiên cứu này cho rằng:
(1) Biểu tượng có khả năng tái sinh liên hồi từ cái biểu đạt đến cái được
biểu đạt
(2) Biểu tượng nghệ thuật là tín hiệu thấm mĩ mới mẻ, đa chức năng
(3) Biểu tượng vừa mang tính kế thừa vừa mang tính sáng tạo
(4) Giải mã biểu tượng là con đường tư duy nghệ thuật...[18].
Tổng hợp những quan niệm trên chúng tôi cho rằng: Biểu tưọ’ng
thường là những hình ảnh cụ thế cảm tính, giàu cảm xúc, chứa đựng những
tầng ý nghĩa sâu sắc. Biếu tưọng
không phải làhiện tượng khép
kín mà là một cấu trúc mở có khả năng
gọi liên tưởnglớn và khả năng
tái sinh đến vô tận.
Nói như thế cũng không đồng nghĩa với việc khắng định: biếu tượng nhất
thiết phải tồn tại ở dạng hữu hình trực quan mà có những trường hợp, biểu
tượng vẫn tồn tại ở dạng phi trực quan, phi vật thể, chang hạn như tiếng còi tàu;
cảm thức thời gian trong Thơ mới...
Nhìn một cách khái quát dưới góc độ văn học, biểu tượng được xem là
những hình ảnh cảm tính về hiện thực khách quan bộc lộ quan điếm thấm mĩ
của một tác giả một thời đại, một dân tộc, một nền văn hóa và thường biếu hiện
bằng các ẩn dụ, hoán dụ, tượng trưng.
Từ lâu, biếu tượng đã được xem như một phương
thức tư duy nghệ
thuật của các nhà văn, nhà thơ, mang đến những hình tượng cụ thể, cám tính, đa
nghĩa, được lặp đi, lặp lại và giàu giá trị nghệ thuật. Biếu tượng được các nhà
văn, nhà thơ sáng tạo và tham gia vào việc biểu hiện cấu trúc, ý nghĩa tác phấm.
Bởi thế, nó có một vai trò quan trọng trong việc lập mã và giải mã ý nghĩa tác
phẩm. Với công việc tiếp nhận văn học, việc nghiên cứu và giải mã biếu tượng
chính là chìa khóa đế đi sâu vào hành trình khám phá thế giới nghệ thuật.
Không những thế, việc tìm hiếu về biếu tượng còn giúp ta giải thích thấu triệt
những hiện tượng văn học phức tạp từ ngọn nguồn văn hóa, đồng thời thấy được
tài năng, bản lĩnh, phong cách nghệ thuật của mỗi nhà văn cũng như mỗi trào
lưu, giai đoạn văn học nhất định.
Với việc điếm qua một số quan niệm về biếu tượng cùng những lí giải sự
thế hiện của nó dưới góc độ văn học, chúng tôi đã tống kết và đưa ra cách hiểu
về biểu tượng văn học. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi không tránh khỏi sự
sơ lược so với thực tế đầy phức tạp, song những luận giải trên giúp ích rất nhiều
cho chúng tôi khi nghiên cứu đề tài này.
1.2.2.
Đặc điểm tính chất của biểu tưọng văn học
1.2.2.1.
Biểu tưọng văn học có tính chất ổn định tương đối
Khởi nguyên của biếu tượng vốn là một vật được cắt làm đôi và giao
cho hai bên, mỗi bên giữ một nửa, sau này hai bên ráp lại và đó là cơ sở đế nhận
ra nhau (cha mẹ nhận ra con cái, người cho vay và kẻ đi vay, những người đính
ước...). Vì vậy giữa hai mặt của biểu tượng, mặt biểu trưng và cái được biểu
trưng là mối quan hệ có tính lí do. Jean Chevalier khẳng định: “Đặc trưng của
quan hệ này là một sự ốn định nhất định giữa các yếu tố bộc lộ và tiềm ấn của
biếu tượng”. Các nhà nghiên cứu đều thống nhất khi cho rằng, biểu tượng dù đa
dạng, dồi dào ý nghĩa đến đâu vẫn mang tính ốn định tương đối, nghĩa là trong
mối quan hệ gần gũi ở mức độ nhất định, chẳng hạn, hình chiếc chén lật ngược
biếu tượng cho bầu trời bởi không chỉ ở sự giống nhau dễ nhìn thấy của một
hình nét, mà còn ở tất cả những gì bầu trời gợi lên trong vô thức, sự bình an, sự
bao bọc, nơi cư ngụ của các thánh thần, cội nguồn thịnh vượng và hiền minh...
Dù mượn hình thức mái vòm như nhà thờ kiểu basilica hay một đền thờ Hồi
giáo, hình thức mái lều của những người du mục, một căn hầm bê tông trên một
tuyến phòng ngự, thì mối quan hệ biếu tượng vẫn ốn định hai vế: cái chén và
bầu trời, bất kế ở cấp độ ý thức nào và lợi ích tức thì nào.
Ý nghĩa của một biểu tượng hiển nhiên không phải là một cấu trúc khép
kín mà là một khả năng gợi ra nhiều chiều liên tưởng trong thực tại tinh thần
của con người, những chiều hướng này rất khác nhau thậm chí trái ngược nhau.
Mỗi con người có thế tìm thấy trong biếu tượng sự trải nghiệm tinh thần mang
tính cá nhân nhưng vẫn không tách rời cái bản chất xã hội, cái trung tâm tinh
thần chi phối toàn bộ sự vận động của chúng. Đó là một mối quan hệ thuộc về
bản chất, chứ không phải là một sự tưởng tượng hỗn loạn, vô hướng: “các vế
chưa biết mà biểu tượng hướng tư duy của ta về đó không phải là bất cứ điều
ngông cuồng nào của trí tưởng tượng” [13; XXX], “các biếu tượng đã tỏ rõ một
tính ổn định nào đó trong lịch sử các tôn giáo, các xã hội và lịch sử tâm thức
mỗi cá nhân” [13; XLII].
Cũng chính vì tính ổn định đó nên có những biếu tượng được khắp nơi
trên thế giới dùng mang những nét nghĩa chung thống nhất. Chắng hạn, chim bồ
câu là biếu tượng cho hòa bình vì đây là loài chim có đặc tính hiền lành, không
hay đánh chọi nhau, và đặc biệt có đôi cánh trắng muốt với vẻ đẹp rất quyến rũ.
Hoa sen dù trong văn học Ấn Độ, Trung Quốc hay Việt Nam... đều là biểu tượng
cho vẻ đẹp cao khiết vượt lên mọi sự phàm tục của cuộc đời.
Bắt nguồn từ ý nghĩa đó, biếu tượng nghệ thuật thường có những hạt
nhân bảo lưu cho đời sau và được các thi sĩ đời sau tiếp nối nhau bên cạnh việc
bồi đắp thêm ý nghĩa mới. Vì thế, khi nhắc đến cái áo trong văn học Việt Nam
là người ta có thể liên tưởng đến chuyện trao duyên, hẹn ước. những khát vọng
mãnh liệt về tình yêu, sự gắn bó, thủy chung... Cũng với ý nghĩa đó, khi nhắc
đến cây tùng trong văn học trung đại thì chúng luôn khởi nguồn cho bạn đọc
những cảm xúc về bản lĩnh cứng cỏi và hiên ngang của những đấng nam nhi,
những bậc quân tử. Hay khi nhắc đến thuyền và bến trong văn học Việt Nam
thì dù giai đoạn văn học nào, dù mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau nhưng bao
giờ cũng bảo lưu một ý nghĩa hạt nhân cốt lõi là biểu tượng cho sự hẹn hò, chờ
đợi thủy chung... Tĩnh ốn định của biểu tượng thường bắt nguồn từ việc bảo lưu
một nét nghĩa của biểu tượng mẫu gốc đã ăn sâu vào “vô thức tập thế” và “chảy
tràn” trong kí ức nhân loại đế lưu truyền cho những đời sau.
Việc dùng lại ở đời sau không có nghĩa là sự sao chép máy móc mà đòi
hỏi nghệ sĩ vẫn phải có những tìm tòi, những khám phá mới mẻ để nhận thức về
cuộc sống. Việc liên tục bồi đắp và tái sinh các ý nghĩa mới là tiền đề tạo ra tính
đa nghĩa cho biểu tượng văn học.
I.2.2.2.
Tính chất sống động, khó nắm bắt, khó xác định của biểu
tưọng
Bên cạnh tính chất ổn định tương đối, biểu tượng văn học nối bật ở bản
tính sống động, khó nắm bắt, khó xác định. Khác với dấu hiệu, người ta dễ dàng
nhận có thể nhận ra ý nghĩa biếu hiện bên trong, biểu tượng thì khác, nó ấn tàng
những vỉa tầng ý nghĩa mơ hồ khó nắm bắt bên cạnh những cái biểu hiện lộ
diện. Nó vừa bộc lộ, vùa che dấu, vừa định hình, vừa biến ảo khôn lường, s.
Freud nhận định: “Biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp, bóng gió và ít nhiều
khó nhận ra niềm ham muốn hay các xung đột. Biếu tượng là mối dây liên kết
thống nhât nội dung rõ rệt của một hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý
nghĩa tiềm ấn của chúng...” [13; 25]. Cũng đồng nhất với ý kiến này, C. Jung
cho rằng: “biểu tượng là một hình ảnh thích hợp để chỉ ra đúng hơn cả cái bản
chất ta mơ hồ, nghi hoặc của Tâm Linh... Biểu tượng không bó chặt gì hết, nó
không cắt nghĩa, nó đưa ra bên ngoài chính nó đến một ý nghĩa còn nằm ở tận
phía ngoài kia, không thế nắm bắt, được dự cảm một cách mơ hồ, và không có
từ nào trong ngôn ngừ của chúng ta có thể diễn đạt một cách thỏa đáng” [13;
25]
Vì bản tính ổn định và sống động, biến ảo luôn song hành nên biếu
tượng vượt ra ngoài giới hạn của lí trí thuần túy nhưng không rơi vào phi lí. Nó
đòi hỏi một thao tác, một phương pháp khám phá phù hợp. Lối phân tích bằng
cách cắt vụn và đập nhỏ ra không thế nắm bắt được sự phong phú của biểu
tượng. Song trực giác không phải bao giờ cũng đạt được điều đó. Muốn khám
phá được ý nghĩa của biếu tượng đòi hỏi phải có sự kết hợp hài hòa giữa việc
phân tích tống hợp và sự đồng cảm hết mực nghĩa là chia sẻ và cảm nghiệm một
cách nhìn nào đó về thế giới.
Như ta đã biết, mỗi một biểu tượng không chỉ mang trong mình một
hình ảnh đời sống cụ thế mà còn khái quát những kinh nghiệm nghệ thuật trong
mạch nguồn truyền thống, và đồng thời kết hợp với sự cách tân làm mới theo
năng lực tư duy và tưởng tượng của từng chủ thế khiến cho nó ngày càng được
làm đầy thêm những giá trị và ý nghĩa mới. Việc bồi đắp thêm những nét mới
cho biếu tượng sẽ tạo cơ sở cho việc lưu lại dấu ấn của mỗi nhà văn. Chắng
hạn, “trăng” là một biếu tượng nghệ thuật đã xuất hiện từ ca dao với ý nghĩa
như một dấu hiệu biếu trưng cho thời tiết, mưa thuận gió hòa, là chứng nhân
cho cảnh lao động của nhân dân, cho những nỗi niềm, những cuộc hò hẹn của
trai gái... Đen với thơ Trung đại, “trăng” lại trở thành chứng nhân cho nỗi niềm
ngậm ngùi của tráng sĩ mài gươm dưới nguyệt trong thơ Đặng Dung, hay trở
thành đối tượng để chia cắt, chia ly mang trọn nỗi niềm khắc khoải trong thơ
Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử...
Biểu tượng luôn chứa đựng trong mình những giá trị đã được vĩnh hằng
hóa song không phải vì thế mà nó trở thành nơi tồn đọng những giá trị cũ mòn,
nơi giam giữ các tầng ý nghĩa trong sự xơ cứng. Trái lại, biểu tượng là một thực
thể sống động, luôn luôn có sự luân chuyển, đắp đổi nghĩa liên tục. Sinh thể ấy
được nuôi dưỡng bằng những lối tư duy, những tưởng tượng phong phú của con
người. Đời sống của con người không bao giờ bớt phức tạp đi, và biểu tượng vì
thế cũng không bao giờ đơn giản hơn. Những phức tạp của cuộc sống dội vào
tâm tư con người những suy tưởng không cùng, đế rồi từ đó, chúng lại được
dồn nén vào hệ thống biếu tượng. Đó là con đường tất yếu của đời sống và cũng
là xu hướng tồn tại và phát triến tất yếu của biểu tượng nghệ thuật.
1.2.2.3.
Tính đa nghĩa của biếu tượng văn học
Khi xem xét biêu tượng, không thê bỏ qua một đặc tính nôi bật của nó
là tính đa trị. Không ai phủ nhận tính ốn định, hạt nhân cốt lõi là tâm điếm của
mọi chu vi trong biểu tượng, song ổn định ở đây không đồng nhất với cố định.
Bởi thế nên không thế gói gọn, làm đông cứng ý nghĩa của biếu tượng trong một
khuôn khổ chật hẹp mà biểu tượng luôn sản sinh những ý nghĩa mới trên vỉa
tầng ý nghĩa tiền đề vốn là cái đã ăn sâu vào trong vô thức của con người. Tính
chất sống động của biểu tượng cũng là tiền đề để tạo ra tính đa trị của nó. Tính
đa trị ở đây có thế tạm hiếu là biếu tượng không tồn tại với một hoặc một vài
nét nghĩa thuần túy, cố định mà nó luôn bao chứa trong mình những thái cực
khác nhau. Nó luôn luôn đa chiều. Thực vậy, chúng biếu đạt các mối quan hệ
đất - trời, không gian - thời gian, nội tại - siêu tại cũng như cái chén khi ngửa
lên trời hay úp xuống đất. Đấy là tính lưỡng cực thứ nhất.
Còn một lưỡng cực khác nữa không thể không nhắc đến, đó là sự tống
hợp của những đối kháng: ngày và đêm, trời và đất, thiên đường và địa ngục,
sáng và tối, thụ động và chủ động... Chang hạn, trong thế giới của biểu tượng,
con rắn là một “vật biểu tượng cao cấp”, là mẫu gốc căn bản gắn với cội nguồn
và trí tưởng tượng. Rắn đã duy trì trên khắp thế giới các giá trị biểu tượng: Là
chúa tể của phép biện chứng sống, là vị tổ tiên của huyền thoại, là vị bán thần
khai hóa, là chúa tế của phụ nữ, là cái tượng trưng cho tính hai mặt của mọi
biểu hiện, là hiện thân của sự khôn ngoan xảo quyệt... Trong đó, đáng lưu ý là
hình ảnh con rắn tự ngậm lấy đuôi mình, cho thấy sự kết hợp giới tính trong bản
thân nó, tự thụ thai thường trực như hình ảnh chiếc đuôi cắm sâu vào miệng nó.
Nó là sự chuyến vị bất tận từ sự sống sang cái chết và ngược lại, bởi chính
những chiếc răng hình móc câu của nó đã tiêm nọc độc vào cơ thể nó. Vì thế,
Bachelard cho rằng: “nó là biện chứng cụ thể của sự sống và cái chết, cái chết
thoát thai từ sự sống và sự sống thoát thai từ cái chết” [13; 763]. Cũng tương tự
như thế, hình ảnh của sói cũng là một biếu tượng đa trị. Nó gắn với ý nghĩa tích
cực khi trở thành biếu tượng của ánh sáng, có tính thái dương, anh hùng chiến
trận, tố tiên huyền thoại... song đồng thời cũng lại là biểu tượng cho sự hung
dữ, man rợ (sói đực), đồi trụy (sói cái). Sói cũng gắn liền với biếu tượng về
ngày và đêm, sống - chết, mõm ngấu nghiến và nhả ra, nó có tính khởi xướng...
ơ một số vùng của Rumani, sói còn biếu tượng cho kẻ dẫn linh hồn. Bản thân nó
bao chứa trong mình tính lưỡng cực, đa trị bởi nó vừa được dùng để biểu tượng
cho ngày vừa được dùng để biểu tượng cho đêm. Là biểu tượng cho đêm ở chỗ
nó nuốt chửng và ngấu nghiến. Nó trở thành ngày ở chỗ nó ngấu nghiến và nhả
ra một sinh vật mới. Nó vừa là trở lực vừa là giá trị, vừa là bóng tối vừa là ánh
sáng, vừa là ngày vừa là đêm...
Chang hạn, dòng sông trong Thơ mới không chỉ biếu tượng cho tình yêu
mến gắn bó với quê hương mà nó còn mang ý nghĩa về sự chia ly, cách trở, về
sự đổi thay, mất mát, biểu tượng cho dòng đời vô định và thân phận trôi dạt của
những kiếp người nhỏ bé... Hình ảnh bà mẹ trong thơ Cách mạng đã mang ý
nghĩa biểu trưng về tình yêu thiêng liêng, sự che chở, sự bình an, lòng kiên
cường, đức hi sinh thầm lặng...
I.2.2.4.
Tính lịch sử của biếu tượng
Thuyết Phản ánh luận của triết học Mácxít đã từng chứng minh văn học
nghệ thuật với tư cách là một hình thái thẩm mĩ nên hiển nhiên nó phải phản
ánh tồn tại xã hội. Bởi thế, mỗi thời đại, bộ mặt xã hội lại đi vào văn học với
một hệ thống biểu tượng khác nhau. Chính sự khác nhau này đã tạo nên
tính lịch sử của biếu tượng văn học.
Tính lịch sử của biếu tượng văn học được thể hiện trước hết ở chỗ: Mỗi
thời đại văn học đề cập đến một hệ thống những biếu tượng khác nhau. Chẳng
hạn, trong văn học Việt Nam, ta thấy sự đối thay của hệ thống biểu tượng qua
từng thời kì lịch sử. Chăng hạn, trong thơ ca dân gian, ta thường thấy xuất hiện
những biếu tượng nguyên sơ, khởi phát bắt nguồn từ thế giới tự nhiên của bao
quanh con người như: Mặt trăng, mặt trời, cái cò, cái bống, quả cau, gừng...
Đen văn học Trung đại với tính quy phạm chặt chẽ tư tưởng Nho giáo chi phối
nên hệ thống biếu tượng nghệ thuật thường xoay quanh những biểu tượng cao
quý như tùng, cúc, trúc, mai, long, ly, quy, phượng... Đen Thơ mới với sự bùng
phát của cái tôi cá nhân và sự giải phóng về tư tưởng, người ta thường thấy xuất
hiện biểu tượng lạc thú và tình yêu nam nữ, sự cô đơn... Trong thơ ca Cách
mạng, ta lại bắt gặp nhiều biếu tượng hào hùng như Đảng, lãnh tụ, chiến sĩ, con
người mới, màu đỏ, lá cờ Tố quốc... Trong thơ đương đại, ta thường bắt gặp
nhiều biểu tượng mới như tòa cao ốc, Computer... Như thế, hệ thống biểu tượng
nghệ thuật còn lưu dấu ấn của mỗi thời kì lịch sử.
Tuy nhiên, tính lịch sử của biếu tượng văn học còn thế hiện ở một khía
cạnh khác. Có những biếu tượng nghệ thuật tồn tại xuyên suốt nhiều thời kì văn
học nhưng tùy theo thời kì mà nó mang những nét nghĩa khác nhau. Biểu tượng
văn học không phải là một cấu trúc khép kín mà nó là một hiện tượng mở, bởi
vậy nó thường xuyên mất đi những nét nghĩa lỗi thời và được đắp đổi những nét
nghĩa mới mang được dáng dấp thời đại. Chẳng hạn, trong văn học Trung đại,
“trúc” và “mai” vẫn thường được dùng đế chỉ cốt cách, tiết tháo của người quân
tử, nhà nho: “Am trúc, hiên mai ngày tháng qua; Trúc mai bạn cũ họp quen
nhau; Trúc mai chắng phụ người quân tử (Nguyễn Trãi) hoặc “Tùng tùng, cúc
cúc, mai mai/ Phiêu phiêu hữu khâu hác lâm tuyền chi dật thú (Này tùng, này
cúc, này mai/ Phơi phới có cái dật thú núi, khe, rừng, suối) (Nguyễn Khuyến)...
Đen Thơ mới, “trúc” vẫn xuất hiện nhưng được thay bằng bộ mặt mới. “Trúc” ít
đi với mai mà thường đi với trăng, gió, hoa, cỏ, thiếu nữ, chàng trai... để biểu
đạt một tình yêu vừa vồ vập, lộ liễu, táo bạo hoặc mang đậm tính dục như “ôm”,
“ái ân”, “ẻo lả”: (Ái ân bò cỏ ôm chân trúc/ Ẻo lả nằm trên ngọn trúc mềm).
Chính các thi nhân Thơ mới đã làm cho trúc mất vẻ cao quý, cách điệu, cứng
cỏi để trở nên mềm mại, mang vẻ đẹp nhục cảm, trần tục, dân dã... Còn đến văn
học Cách mạng thì “trúc” lại vắng bóng thay thế bằng hình ảnh của “tre” với ý
nghĩa biếu trưng về sức sống bền bỉ, dẻo dai, sự hiên ngang vươn lên trong bão
táp để ngầm chỉ sức mạnh của con người Việt Nam trong chiến tranh chống kẻ
thù.
1.2.2.5 Biểu tưọng mang tính quan niệm
Biếu tượng dù có những hạt nhân cốt lõi chi phối nhưng vẫn mang bản
chất sống động khó nắm bắt nên nó là hiện tượng đa trị, lưỡng cực. Tính lưỡng
cực đó cho ta thấy dấu vết của tính quan niệm trong biếu tượng. Thế giới biểu
tượng có những địa hạt mang tính phố quát như lôgic, toán học, vật lí, hóa học,
lại có những địa hạt là sự độc đáo duy nhất được sáng tạo bởi những cá nhân
như các tác phẩm hội họa, điêu khắc, văn chương, nghệ thuật... Dù ở địa hạt nào
chúng ta cũng thấy những quan niệm được gửi gắm trong đó về thế thái, nhân
sinh. Có lẽ vì thế mà thế giới biểu tượng có ý khác nhau giữa các nền văn hóa.
Tùy theo đặc tính của từng nền văn hóa cụ thể mà biểu tượng mang những ý
nghĩa rất riêng.
1.2.3.
Ý nghĩa của biểu tượng văn học
1.2.3.1.
Biểu tưọng dùng để lập mã, kí mã
Trong đời sống, mỗi dân tộc, mỗi tổ chức xã hội đều tìm đến những biểu
tượng để thể hiện những nét đặc thù được coi là “khuôn mặt riêng” định hình
trong thế giới mênh mông. Chẳng hạn, hoa anh đào là biểu tượng cho đất nước
Nhật Bản hay Đảng cộng sản được biếu trưng bằng hình ảnh búa liềm giao nhau
với hàm nghĩa là sự kết hợp sức mạnh của giai cấp công nông...
Trong văn hóa, từ đặc trưng riêng của mồi nền văn hóa mà mỗi đất nước
lại tìm đến những biểu tượng riêng để thể hiện đặc thù của nước mình. Chang
hạn, hoa đào là biếu tượng của Nhật Bản, sói là vật tố trong quan niệm của
người nội Mông, hoa sen là biểu tượng cho đạo Phật, cây thánh giá là biểu
tượng cho đạo Thiên Chúa...
Trong văn học, biểu tượng là phương tiện tất yếu để các nhà văn, nhà
thơ lập mã và kí mã. Đặc trưng của văn học đòi hỏi không phải điều gì nhà văn
cũng trình bày sẵn sàng, công khai, phơi bày lộ diện tất cả ra mà phải thể hiện
một cách kín đáo, nhuần nhị và nhất là súc tích bởi nói như Ăng ghen: “Khuynh
hướng của tác phẩm càng kín đáo bao nhiêu càng tốt cho tác phẩm bấy nhiêu”.
Đế đạt được điều đó không gì tối ưu là sáng tạo ra một hệ thống biếu tượng
nghệ thuật. Vì thế, từ xa xưa đến nay, từ phương Đông đến phương Tây, các nhà
văn luôn lấy biếu tượng là một phương tiện đế lập mã và kí mã. Trong các thể
loại trữ tình của dân gian Nga ta thấy sự đi về của một hệ thống các biểu tượng.
Chẳng hạn, hình ảnh cây táo trổ hoa biểu trưng cho sắc đẹp tuổi thanh xuân;
chim ưng biếu tượng cho sức mạnh và lòng dũng cảm, chim họa mi là biếu
tượng cho hạnh phúc, tình yêu, niềm vui. Trong thơ cố Trung Quốc cánh chim là
biếu tượng về cái vô tận; cành liễu là biếu trưng cho người thiếu nữ với vẻ đẹp
mềm mại; yếu đuối; cánh chim bằng là biếu trưng cho chí lớn, sự tung hoành
của đấng nam nhi...
I.2.3.2.
Biểu tượng có chức năng biểu hiện
Biếu tượng còn thực hiện một chức năng quan trọng khác là biếu hiện.
Khi đứng trước mỗi biểu tượng nghệ thuật, ta cũng đều tò mò muốn khám phá ý
nghĩa tiềm ấn dồn nén trong đó. Bởi mỗi biểu tượng luôn “ứ tràn ý nghĩa”.
Chẳng hạn, bánh xe là biểu tượng cho sự tuần hoàn, chu kì luân chuyển vô
thường của sự vật, con người. Hình ảnh cây thánh giá trong đạo Thiên chúa là
biểu tượng về sự hành xác đế thể hiện sự thanh thản trong tâm hồn con người.
Biểu tượng hoa sen gợi lên sự trong sáng, thanh khiết cao quý bất chấp nó mọc
lên từ chốn bùn nhơ...
Trong văn học, biếu tượng dùng để kí mã thường có sức truyền tải khá
lớn. Tất nhiên, khả năng phản ánh biếu hiện của biểu tượng văn học phải được
đặt trong bổi cảnh của nền văn hóa đã sản sinh ra nó như trong chỉnh thể nghệ
thuật của tác phẩm, thời đại... Nó chỉ thực sự phát lộ ý nghĩa tiềm ẩn khi xem
xét nó trong hàng loạt các mối quan hệ của cấu trúc tác phấm. Bởi lẽ, trong
phạm vi này, đối tượng biểu hiện không phải là những sự vật, hiện tượng, trạng
thái đơn nhất mang tính độc lập như các biếu tượng trong cuộc sống hàng ngày.
Quá trình sáng tạo và cảm thụ tác phẩm nghệ thuật dựa trên hệ thống các biếu