Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Ước lượng giá trị cảnh quan môi trường của vịnh nha trang nhìn từ khía cạnh giải trí du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 132 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN NGỌC SANH

ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG
CỦA VỊNH NHA TRANG NHÌN TỪ KHÍA CẠNH
GIẢI TRÍ DU LỊCH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Khánh Hòa – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NHA TRANG

TRẦN NGỌC SANH

ƯỚC LƯỢNG GIÁ TRỊ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG
CỦA VỊNH NHA TRANG NHÌN TỪ KHÍA CẠNH
GIẢI TRÍ DU LỊCH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành : Kinh tế Nông nghiệp
Mã số : 60 62 01 15
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM HỒNG MẠNH
CHỦ TỊCH HỘI ðỒNG

KHOA SAU ðẠI HỌC



TS. NGUYỄN VĂN NGỌC

Khánh Hòa – 2015


i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Trần Ngọc Sanh


ii

LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi ñã nhận ñược sự
hướng dẫn, giúp ñỡ và góp ý nhiệt tình của quý Thầy cô Trường ðại học Nha Trang và
bạn bè học viên.
Trước tiên, tôi xin gởi lời chân thành cảm ơn ñến quý Thầy cô Trường ðại học
Nha Trang, ñặc biệt là Khoa Kinh tế và Khoa sau ñại học Trường ðại học Nha Trang
ñã truyền ñạt kiến thức và hỗ trợ, giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc ñến Tiến sĩ Phạm Hồng Mạnh, người thầy ñã nhiệt
tình dành nhiều thời gian trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng ñề
cương, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi ñã cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệt tình và năng lực của

mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành
sâu sắc và quý báu của các Thầy cô ñể luận văn ñược hoàn thiện, ñạt giá trị học thuật cao.
Nha Trang, tháng 01 năm 2015
Học viên

Trần Ngọc Sanh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN.................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ðỒ .............................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH, ðỒ THỊ, SƠ ðỒ ..................................................... ix
MỞ ðẦU.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................... 7
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................... 7
1.1.1. Giá của hàng hóa môi trường............................................................. 7
1.1.2. Sự cần thiết phải ñánh giá chất lượng môi trường............................. 8
1.1.3. Lý thuyết về ñánh giá giá trị môi trường: tiếp cận từ mô hình chi phí
du hành theo vùng (ZTCM) ................................................................................. 9
1.2. ƯỚC LƯỢNG LỢI ÍCH/ CHI PHÍ ðỐI VỚI HÀNG HÓA MÔI TRƯỜNG
TỪ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH ...................................................... 13
1.2.1. Lợi ích từ việc giải trí....................................................................... 13
1.2.2. Lợi ích/ chi phí khi chất lượng môi trường, cảnh quan thay ñổi ..... 14
1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ðIỂN HÌNH LIÊN QUAN ðẾN ðỀ

TÀI .................................................................................................................... 14
1.3.1. Nghiên cứu ngoài nước .................................................................... 14
1.3.2. Nghiên cứu trong nước .................................................................... 15
1.3.3. ðánh giá chung về các công trình nghiên cứu liên quan ................. 16
1.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU...... 17
1.4.1. Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................... 17
1.4.2. Mô hình nghiên cứu ñề xuất và các giả thuyết nghiên cứu ............. 17
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1: ................................................................................ 19


iv

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................... 20
2.1. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU ...................................................................... 20
2.2. NGHIÊN CỨU SƠ BỘ ............................................................................... 21
2.3. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC .................................................................. 23
2.3.1. Bản câu hỏi....................................................................................... 23
2.3.2. Mẫu nghiên cứu................................................................................ 24
2.3.3. Mô hình kinh tế lượng...................................................................... 25
2.3.4. Nguồn số liệu sử dụng ..................................................................... 27
2.3.5. Phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu .......................................... 28
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 2: ................................................................................ 28
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................... 29
3.1. ðẶC ðIỂM CỦA ðỊA BÀN NGHIÊN CỨU ............................................ 29
3.1.1. Vị trí ñịa lý ....................................................................................... 29
3.1.2. ðặc ñiểm khí hậu ............................................................................. 31
3.1.3. Tài nguyên của vịnh Nha Trang....................................................... 33
3.1.4. ðặc ñiểm kinh tế - xã hội ................................................................. 44
3.1.5. Những thuận lợi và thách thức của sự phát triển ngành du lịch ñối với
vịnh Nha Trang................................................................................................... 45

3.2. PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG CỦA VỊNH NHA
TRANG............................................................................................................... 48
3.2.1. Khái quát về mẫu ñiều tra ................................................................ 48
3.2.2. Hoạt ñộng du lịch của du khách tại Nha Trang .............................. 52
3.2.3. ðánh giá của du khách về hoạt ñộng du lịch tại vịnh Nha Trang... 57
3.2.4. Ước lượng giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang ........ 60
Vùng ................................................................................................................... 61
3.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CẦU DU LỊCH CỦA DU
KHÁCH ðỐI VỚI VỊNH NHA TRANG.......................................................... 69
3.4. ƯỚC LƯỢNG GIÁ SẴN LÒNG TRẢ CỦA KHÁCH DU LỊCH .......71
TÓM LƯỢC CHƯƠNG 3...........................................................................74


v

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG GẮN VỚI
BẢO TỒN VỊNH NHA TRANG..................................................................... 75
4.1. QUAN ðIỂM PHÁT TRIỂN VỀ DU LỊCH CỦA NHA TRANG – KHÁNH
HÒA.................................................................................................................... 75
4.1.1. Quan ñiểm ........................................................................................ 75
4.1.2. Mục tiêu ........................................................................................... 76
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT DU KHÁCH VÀ SỬ DỤNG
BỀN VỮNG VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VỊNH NHA TRANG......... 77
4.2.1. Chi phí du lịch.................................................................................. 77
4.2.2. Chi phí ñến ñịa ñiểm thay thế .......................................................... 79
4.2.3. Giáo dục ........................................................................................... 79
4.2.4. Những giải pháp khác ...................................................................... 80
4.2.5. Phát triển quỹ bảo vệ môi trường bằng công tác xã hội hóa từ
việc ñóng góp của du khách ........................................................................81
4.3. GIỚI HẠN CỦA ðỀ TÀI NGHIÊN CỨU ................................................. 84

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 4.................................................................................. 85
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 88
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết
tắt

Tên ñầy ñủ

Nghĩa giải thích

CVM

: Contingent Valuation Method

Phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên

GNP

: Gross National Product

Tổng thu nhập quốc dân

GDP


: Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GEF

: Global Environmental Facility

Quỹ Môi trường toàn cầu

ITCM

: Individual Travel Cost Method

Phương pháp chi phí du hành cá nhân

IUCN

: The World Conservation Union

Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Thế giới

Loc

:

Vùng

MPI


:

Ministry of Planing and
Investment

SDC

:

Swiss Agency for Development
Cơ quan hợp tác & phát triển Thụy Sỹ
and Cooperation

Bộ kế hoạch và ñầu tư

ZTCM : Zonal Travel Cost Method

Phương pháp chi phí du hành theo
vùng

TCM

Phương pháp chi phí du hành

: Travel Cost Method

UNDP :

United Nations Development
Programme


Chương trình phát triển Liên Hiệp
Quốc

PARK

:

ðiểm du lịch

WB

: World Bank

Ngân hàng thế giới

WTP

: Willingness to Pay

Giá sẵn lòng trả

UBND :

Ủy ban nhân dân

KBTB

Khu bảo tồn biển


:

TNHH :

Trách nhiệm hữu hạn

ðVT

:

ðơn vị tính

VNð

:

Việt Nam ñồng


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ðỒ
Bảng 3.1. Số lượng du khách ñến lưu trú tại Nha Trang – Khánh Hòa từ năm 2010 – 2013......43
Bảng 3.2. Thông tin về ñộ tuổi của du khách .......................................................... 49
Bảng 3.3. ðặc ñiểm về nơi ñến của du khách ......................................................... 50
Bảng 3.4. ðặc ñiểm về trình ñộ học vấn của du khách ........................................... 51
Bảng 3.5. Thông tin về thu nhập của du khách trong mẫu khảo sát từ tháng 7 ñến
tháng 11 năm 2014 ................................................................................................... 52
Bảng 3.6. Mục ñích chuyến thăm của du khách trong mẫu ñiều tra....................... 53
Bảng 3.7. Số lần thăm Nha Trang của du khách trong mẫu ñiều tra ...................... 54

Bảng 3.8. Những lý do chủ yếu ñể du khách ñến thăm Nha Trang ........................ 55
Bảng 3.9. Số lần dự ñịnh thăm lại Nha Trang của du khách................................... 56
Bảng 3.10. Lý do chọn Nha Trang ñể du lịch theo ñặc ñiểm giới tính................... 58
Bảng 3.11. Sự khác biệt về mức thu nhập với lý do chọn Nha Trang làm ñiểm du
lịch của du khách...................................................................................................... 59
Bảng 3.12. Những vấn ñề tồn tại về môi trường du lịch tại Nha Trang ................. 60
Bảng 3.13. Vùng phân chia theo nguồn gốc khách du lịch..................................... 61
Bảng 3.14. Vùng phân chia theo tỉ lệ viếng thăm của khách du lịch...................... 62
Bảng 3.15. Chi phí du lịch theo vùng của du khách .............................................. 62
Bảng 3.16. Tổng chi phí du hành và chi phí du hành trung bình của du khách ..... 64
Bảng 3.17. Mối quan hệ giữa tỉ lệ viếng thăm và chi phí du lịch ........................... 65
Bảng 3.18. Hai dạng thức của hồi quy phương trình ñường cầu giải trí................. 66
Bảng 3.19. Giá trị giải trí và thặng dư tiêu dùng của khách du lịch ở các vùng..... 67
Bảng 3.20. Giá trị giải trí và thặng dư tiêu dùng của du khách ở từng vùng.......... 69
Bảng 3.21. Kết quả mô hình hồi qui về yếu tố ảnh hưởng tới cầu du lịch của du
khách ñối với vịnh Nha Trang ................................................................................. 70
Bảng 3.22. Mức sẵn lòng chi trả của du khách ....................................................... 72
Bảng 3.23. Cách thức chi trả của du khách ñể duy trì cảnh quan môi trường cho
vịnh Nha Trang ........................................................................................................ 73
Bảng 3.24. Mức ñộ chắc chắn về mức chi trả của du khách ñể duy trì cảnh quan
môi trường cho vịnh Nha Trang .............................................................................. 74
Bảng 4.1. Những vấn ñề về du lịch của Nha Trang mà du khách ñề xuất.............. 81


viii
Biểu ñồ 3.1. Số khách du lịch trong nước và quốc tế lưu trú tại Nha Trang giai ñoạn
năm 2010 – 2013 ...........................................................................................................41
Biểu ñồ 3.2. Tổng số cơ sở lưu trú và tổng số phòng tại Nha Trang giai ñoạn 2010 – 2013 ..41
Biểu ñồ 3.3. Doanh thu của ngành du lịch từ năm 2010 – 2013 ...................................42
Biểu ñồ 3.4. ðặc ñiểm về giới tính trong mẫu ñiều tra .................................................48

Biểu ñồ 3.5. Thông tin về tình trạng gia ñình của du khách .........................................50
Biểu ñồ 3.6. Hình thức du lịch tới Nha Trang của du khách........................................53
Biểu ñồ 3.7. Ý ñịnh trở lại Nha Trang của du khách.....................................................56
Biểu ñồ 3.8. Những lý do ñể du khách ñến với Nha Trang...........................................57
Biểu ñồ 3.9. ðánh giá của du khách về khả năng sẵn lòng chi trả................................72


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH, ðỒ THỊ, SƠ ðỒ
Hình 1.1. Ý tưởng của Hotelling - từ chi phí du hành ñến cầu giải trí..........................10
Hình 1.2. ðường cầu giải trí của du khách....................................................................11
Hình 1.3. ðồ thị hàm cầu giá trị môi trường .................................................................13
Hình 1.4. Chênh lệch giá trị do chất lượng môi trường thay ñổi ..................................14
Hình 1.5. Các nhân tố ảnh hưởng ñến cầu giải trí du lịch .............................................19
Hình 3.1. Bản ñồ ñịa chính Thành phố Nha Trang .......................................................30
Hình 3.2. Sản phẩm yến sào thiên nhiên Khánh Hòa...................................................34
Hình 3.3. Bãi biển Nha Trang .......................................................................................36
Hình 3.4. ðảo Hòn Mun – Nha Trang...........................................................................37
Hình 3.5. Hòn Tằm - ñiểm du lịch nổi tiếng ở Nha Trang ............................................39
Hình 3.6. San lấp xây dựng khu du lịch tại ñảo Hòn Tằm ............................................47
ðồ thị 3.1. ðồ thị ñường cầu giải trí của du khách (chi phí thời gian bằng toàn bộ tổng
thu nhập trung bình ngày)..............................................................................................67
ðồ thị 3.2. ðồ thị ñường cầu giải trí của du khách (chi phí thời gian bằng một phần ba
tổng thu nhập trung bình ngày) .....................................................................................68
Sơ ñồ 2.1 Qui trình nghiên cứu .....................................................................................20


1


MỞ ðẦU
1. Cơ sở hình thành ñề tài
Là tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa ñược thiên nhiên ban tặng vị thế
ñịa lý tuyệt vời, với ñường bờ biển dài hơn 200 km và gần 200 hòn ñảo lớn nhỏ cùng
nhiều vịnh biển ñẹp như: vịnh Nha Trang, vịnh Vân Phong, vịnh Cam Ranh,... Khánh
Hòa mang trong mình tiềm năng lớn ñể phát triển ngành du lịch biển ñảo. Những năm
ñầu thế kỷ 21, du lịch Khánh Hòa ñã có bước phát triển ñột phá với những chiến lược
phù hợp xu thế hội nhập của ngành công nghiệp không khói rất ấn tượng và ñược ví
như “Nàng tiên” ñang ñược ñánh thức. Chính phủ và Tổng cục Du lịch Việt Nam xác
ñịnh Khánh Hòa là một trong các Trung tâm du lịch biển của quốc gia và chiến lược
phát triển du lịch Việt Nam ñến năm 2020, tầm nhìn 2030 ñã chỉ rõ mục tiêu phát triển
du lịch biển là khâu ñột phá thứ 4 sẽ có mức ñóng góp khoảng 14-15% GDP của nền
kinh tế biển quốc gia, trong khi kinh tế biển và ven biển ñóng góp khoảng 53-55%
GDP cả nước (Chính phủ, 2013).
Trong các vịnh biển của Khánh Hòa, vịnh Nha Trang nằm ở phía ñông thành
phố Nha Trang, diện tích rộng khoảng 507km2, với 19 ñảo, trong ñó ñảo lớn nhất là
Hòn Tre - diện tích chừng 36 km2. Vịnh Nha Trang có bãi cát trắng mịn, nước trong
xanh, khí hậu mát mẻ ôn hòa, nhiệt ñộ trung bình khoảng 260C, hầu như quanh năm
tràn ngập ánh nắng, phong cảnh sơn thủy hữu tình, với nhiều ñiểm du lịch nghỉ dưỡng
nổi tiếng như: AnaMandara, Worldhotel Amiana, Vinpearl Resort, MerPerle Hòn
Tằm... Môi trường biển ở vịnh Nha Trang ñược các nhà khoa học ñánh giá là quan
trọng mang tầm cỡ quốc tế. ðặc biệt khu bảo tồn biển Hòn Mun có các hệ sinh thái san
hô phong phú, ña dạng với khoảng 350 loài san hô và hơn 230 loài cá ñây là khu bảo
tồn biển ñầu tiên ở nước ta ñược thiết lập vào năm 2001. Thành phố Nha Trang là ñịa
bàn hội tụ ñậm nét các yếu tố nền tảng cho một trung tâm du lịch biển quốc tế bao gồm
ñô thị phát triển với ñầy ñủ các giá trị văn hóa, nhân văn, môi trường khá trong sạch,
con người hiền hòa, nhã nhặn, thành phố có nhiều di sản văn hóa lịch sử quý giá: Tháp
Bà Ponagar, Chùa Long Sơn, Viện Pasteur, Viện Hải dương học… trong thành phố ñã
hình thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao, mang ñậm
nét truyền thống, góp phần tạo nên bản sắc hấp dẫn của du lịch Nha Trang. Năm 2003,

vịnh Nha Trang ñược Hiệp hội các vịnh ñẹp quốc tế công nhận là thành viên thứ 29


2
của Câu lạc bộ các vịnh ñẹp nhất thế giới. Những chuyên gia du lịch thế giới ñánh giá,
với những tiềm năng vốn có, thành phố biển Nha Trang hội tụ ñầy ñủ các lợi thế ñể trở
thành một trung tâm du lịch biển của thế giới như Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan).
Theo số liệu thống kê số lượng khách du lịch sử dụng dịch vụ lưu trú ở Khánh
Hòa trong 03 năm (2011 - 2013): Năm 2011, ñón 2,18 triệu khách (nội ñịa: 1,74 triệu;
quốc tế : 0,44 triệu), doanh thu ñạt 2.252 tỷ ñồng; năm 2012 ñón 2,31triệu khách (nội
ñịa: 1,78 triệu; quốc tế : 0,53 triệu), doanh thu ñạt 2.569 tỷ ñồng; Năm 2013, ñón 3,03
triệu khách (nội ñịa: 2,39 triệu; quốc tế : 0,63 triệu), doanh thu ñạt 3.350 tỷ ñồng.
Qua số liệu cho thấy số lượng khách trong nước và quốc tế ñến du lịch tại Nha
Trang ngày càng tăng, Nha Trang ñã trở thành ñiểm ñến hấp dẫn, an toàn cho du
khách, ñưa du lịch trở thành ngành kinh tế trọng ñiểm với nhiều sản phẩm du lịch ñộc
ñáo: lặn biển, câu cá, nghỉ dưỡng, tắm bùn... Hoạt ñộng du lịch ñã có những ñóng góp
tích cực vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ñóng góp cho ngân sách nhà
nước, giải quyết việc làm và nâng cao ñời sống cho người dân ñịa phương; góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế với tỷ trọng GDP du lịch - dịch vụ ngày càng tăng và tác
ñộng mạnh mẽ ñến các ngành kinh tế khác. Bên cạnh những lợi ích ñem lại cho ñịa
phương từ hoạt ñộng du lịch thì hoạt ñộng du lịch cũng ñã và ñang gây ra những vấn
ñề về môi trường cho vịnh Nha Trang như việc xả rác của du khách, hoạt ñộng xả thải
của các tàu du lịch, hoạt ñộng san lấp ngay trong vịnh ñể xây dựng cơ sở hạ tầng các
khu du lịch ñã tạo ra những ảnh hưởng xấu cho hệ sinh thái môi trường biển. Nên về
lâu dài, nếu những vấn ñề về môi trường không ñược giải quyết một cách thỏa ñáng thì
giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và khó
phát huy ñược tác dụng của nó, ñặc biệt là giá trị giải trí du lịch ñối với du khách.
Do ñó, việc ước lượng giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang không chỉ
giúp cho chính quyền ñịa phương có những thông tin quan trọng về giá trị kinh tế của
ñịa ñiểm du lịch biển quan trọng này mà còn làm cơ sở cho việc lập kế hoạch phát

triển, ñầu tư tài chính và ñặc biệt là việc bảo tồn và tái tạo tài nguyên môi trường của
vịnh Nha Trang ñể khai thác và phát triển một cách bền vững, nhất là phát triển du lịch
kết hợp sinh thái biển ñảo, ñây là việc làm quan trọng và cần thiết cho sự phát triển
bền vững của ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa. Vì vậy, tác giả chọn ñề tài: “Ước lượng
giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang nhìn từ khía cạnh giải trí du lịch”
làm luận văn tốt nghiệp cao học kinh tế cho mình.


3
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của ñề tài là vận dụng các phương pháp và mô hình lý thuyết về
giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường nói chung mà cụ thể là mô hình chi phí du
hành theo vùng ñể ước lượng giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang nhìn từ
khía cạnh giải trí du lịch, ñồng thời giải thích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu du lịch
của du khách khi thực hiện các hoạt ñộng du lịch tại vịnh Nha Trang.
Từ ñó nhằm tìm ra một số giải pháp và chính sách quan trọng tạo cơ sở cho các
cơ quan quản lý có những chính sách phù hợp ñối với việc sử dụng và khai thác tài
nguyên môi trường của vịnh Nha Trang nói riêng và ngành du lịch Nha Trang – Khánh
Hòa nói chung.
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu cụ thể của ñề tài tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau:
- Ước lượng giá trị cảnh quan môi trường vịnh Nha Trang dưới khía cạnh giải
trí du lịch.
- Ước lượng thặng dư tiêu dùng của khách du lịch khi thực hiện du lịch tại vịnh
Nha Trang.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến cầu giải trí của du khách ñối với vịnh Nha
Trang ñể tìm ra mức ñộ ảnh hưởng của các nhân tố này ñối với cầu giải trí của du
khách.
- Xác ñịnh mức sẵn lòng trả của du khách cho quỹ môi trường của vịnh Nha Trang.

- Gợi ý các chính sách góp phần khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên môi
trường của vịnh Nha Trang trong việc phát triển du lịch.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Giá trị giải trí du lịch của du khách ñối với vịnh Nha Trang là gì ?
- Lợi ích thu ñược từ hoạt ñộng du lịch của du khách tại Nha Trang ñược tính
toán phù hợp từ phương pháp chi phí du hành theo vùng (ZTCM) có lớn hơn tổng
doanh số thu ñược từ hoạt ñộng du lịch của du khách tại Nha Trang ?
- Có phải những nhân tố như chi phí du hành, thu nhập và các ñặc ñiểm kinh tế
xã hội của du khách ảnh hưởng tới cầu giải trí ñối với vịnh Nha Trang ?


4
- Mức sẵn lòng trả của du khách cho quĩ môi trường của vịnh Nha Trang là bao
nhiêu?
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là giá trị giải trí của vịnh Nha Trang và các vấn
ñề liên quan ñến giá trị giải trí của khách du lịch ñối với vịnh Nha Trang
ðối ñượng khảo sát: Là những du khách trong nước và quốc tế khi thực hiện các
hoạt ñộng du lịch tại vịnh Nha Trang.
Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian, phạm vi nghiên cứu của ñề tài: Số liệu thứ cấp của ngành du
lịch Nha Trang – Khánh Hòa ñược thu thập trong giai ñoạn 2010 – 2014. Số liệu sơ
cấp ñược thu thập từ du khách trong nước và quốc tế ñến thực hiện các hoạt ñộng du
lịch tại vịnh Nha Trang trong thời gian từ tháng 07/2014 ñến tháng 11/2014.
- Về mặt không gian: ðề tài tập trung ñiều tra hoạt ñộng giải trí của du khách tại
một số ñịa ñiểm du lịch nằm trong vịnh Nha Trang.
- Về phạm vi lý thuyết: Nghiên cứu sử dụng lý thuyết kinh tế tài nguyên môi
trường trong việc ñánh giá giá trị giải trí du lịch.
5. Phương pháp nghiên cứu

ðề tài sử dụng phương pháp ñánh giá giá trị giải trí tài nguyên môi trường của
kinh tế môi trường ñể thực hiện mục tiêu nghiên cứu. Trong ñó mô hình chi phí du
hành theo vùng ñược lựa chọn và sử dụng. Phương pháp này phù hợp với ñặc ñiểm và
tính chất của ñịa ñiểm nghiên cứu vịnh Nha Trang – là ñịa ñiểm du lịch. Bên cạnh ñó,
phương pháp phân tích thống kê ñược sử dụng ñể ước lượng mức giá sẵn lòng trả của
khách du lịch cho việc tái tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường vịnh Nha Trang.
Ngoài ra, phương pháp phân tích ñịnh lượng thông qua kỹ thuật hồi qui ña biến
cũng ñược sử dụng ñể nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng ñến cầu giải trí du lịch của du
khách ñối với vịnh Nha Trang.
Phương pháp nghiên cứu chi tiết của ñề tài luận văn ñược trình bày chi tiết trong
chương 2 của luận văn.


5
6. Những ñóng góp của ñề tài
ðề tài này là một trong số ít những nghiên cứu ứng dụng sử dụng phương pháp
ñánh giá giá trị giải trí của tài nguyên môi trường mà cụ thể là mô hình chi phí du hành
theo vùng (ZTCM) trong lĩnh vực tài nguyên môi trường kết hợp với du lịch. Do ñó,
nó có nhiều ý nghĩa quan trọng cả về mặt khoa học và thực tiễn, cụ thể:
Về mặt khoa học:
ðề tài ñã góp phần hệ thống hóa những vấn ñề cơ bản về lý thuyết và mô hình
nghiên cứu của phương pháp chi phí du hành và các ứng dụng của nó trong nghiên cứu
giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường nói chung và giá trị giải trí du lịch của ñịa
ñiểm du lịch vịnh Nha Trang nói riêng, ñồng thời khẳng ñịnh khả năng vận dụng các
mô hình này vào việc nghiên cứu và giải thích các nhân tố ảnh hưởng tới cầu du lịch
và khả năng sẵn lòng trả của du khách khi thành lập quỹ bảo vệ môi trường.
Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu của ñề tài cho phép nhìn nhận một cách có cơ sở
khoa học về giá trị về cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang, hay nói khác ñi là
giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha Trang ñáng giá bao nhiêu tiền nếu nhìn từ

góc ñộ giải trí du lịch của du khách.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu của ñề tài ñã giải thích ñược một số nhân tố ảnh
hưởng tới cầu du lịch của du khách và khả năng sẵn lòng trả của họ cho quỹ phát triển
môi trường của vịnh Nha Trang.
Thứ ba, ñề tài ñã góp phần ñề xuất về mặt chính sách ñối với các cơ quan quản lý
nhà nước, ñặc biệt là ngành Du lịch Thương mại và ngành Tài nguyên Môi trường
trong việc sử dụng và khai thác hợp lý nguồn Tài nguyên Môi trường của vịnh Nha
Trang thông qua ước lượng thặng dư tiêu dùng và giá sẵn lòng trả của du khách khi
thực hiện các hoạt ñộng giải trí du lịch tại vịnh Nha Trang. ðây chính là những nền
tảng quan trọng trong phát triển kinh tế du lịch sinh thái bền vững của ngành du lịch
Nha Trang nói riêng, ngành du lịch Khánh Hòa nói chung.
Thứ tư, các kết quả nghiên cứu của ñề tài là một trong những tiền ñề cho việc tạo
cơ hội ñể các kết quả nghiên cứu của Việt Nam có thể có tiếng nói chung hòa nhập với
các kết quả nghiên cứu của nước ngoài trong ñiều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
Cuối cùng, một ñóng góp có ý nghĩa trực tiếp và thiết thực nhất của ñề tài là làm
tài liệu học tập và nghiên cứu tình huống ñối với phương pháp chi phí du hành theo
vùng (ZTCM) cho sinh viên ngành kinh tế tại Trường ðại học Nha Trang.


6
7. Kết cấu của ñề tài
Với mục tiêu nghiên cứu nói trên, ngoài phần mở ñầu, kết luận, mục lục, tài liệu
tham khảo, kết cấu của ñề tài bao gồm các nội dung chủ yếu sau ñây:
Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
Nội dung chương 1 luận văn sẽ trình bày cơ sở lý thuyết về giá của hàng hóa môi
trường và sự cần thiết, tầm quan trọng của việc xác ñịnh giá trị kinh tế của hàng hóa
môi trường. Các phương pháp ñánh giá môi trường phổ biến hiện nay ñang áp dụng và
tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan cũng như mô hình nghiên cứu ñề xuất
cho ñề tài luận văn.
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong chương 2, luận văn sẽ nêu khái quát toàn bộ qui trình và phương pháp tiếp
cận nghiên cứu của ñề tài ở hai giai ñoạn nghiên cứu ñịnh tính và nghiên cứu ñịnh
lượng. Bên cạnh ñó, cơ sở khoa học của việc chọn mẫu, nội dung của phiếu ñiều tra,
các mô hình kinh tế lượng cũng như các phương pháp phân tích xử lý dữ liệu thống kê
cũng ñược trình bày trong nội dung của chương này.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong chương 3, luận văn sẽ nêu những ñặc ñiểm của ñịa bàn nghiên cứu, mô tả
khái quát về ñặc ñiểm của mẫu nghiên cứu cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng
ñến cầu giải trí của du khách và ước lượng giá trị cảnh quan môi trường của vịnh Nha
Trang. Bên cạnh ñó, luận văn còn trình bày về mức sẵn lòng trả của du khách cho quĩ
phát triển môi trường vịnh Nha Trang.
Chương 4. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG GẮN VỚI
BẢO TỒN VỊNH NHA TRANG
Trong chương 4 này, luận văn sẽ nêu quan ñiểm, mục tiêu phát triển về du lịch
của Khánh Hòa và gợi ý các chính sách xuất phát từ kết quả nghiên cứu của luận văn.
Bên cạnh ñó, luận văn còn tổng kết các mô hình về phát triển kinh tế du lịch kết hợp
với hoạt ñộng bảo vệ môi trường ñể gợi ý chính sách về khai thác, duy trì và bảo vệ tài
nguyên môi trường của vịnh Nha Trang.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN MÔI
TRƯỜNG VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Giá của hàng hóa môi trường
Trên thị trường, người tiêu dùng luôn phải thực hiện phép só sánh giữa khả năng
chi trả của mình và giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ mà mình muốn mua. Nếu khả
năng chi trả của người tiêu dùng lớn hơn giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ thì họ sẽ

quyết ñịnh mua hàng hóa ñó. Tuy nhiên, do tính chất ñặc thù mà một số loại hàng hóa
không có giá trên thị trường, chẳng hạn như hàng hóa môi trường: không khí, nước
…hoặc cảnh quan vịnh Nha Trang. Những loại hàng hóa này không ñược bán trên thị
trường và vì thế không thể xác ñịnh giá cả trực tiếp của chúng như các loại hàng hóa
thông thường khác, mặc dù ai cũng có thể thấy rằng giá trị của chúng là rất lớn.
Thông thường những loại hàng hóa và dịch vụ phi thị trường ña phần là những
hàng hóa công cộng. Do vậy, hàng hóa và dịch vụ môi trường có thể coi là hàng hóa
phi thị trường. ðể nhận biết và ñánh giá giá trị của hàng hóa phi thị trường, các nhà
nghiên cứu sử dụng những thông tin về mối quan hệ giữa hàng hóa thị trường và phi
thị trường. Theo Markandya và Richardson (1993), có thể chia các phương pháp ñánh
giá giá trị hàng hóa và dịch vụ môi trường thành 3 nhóm.
- Nhóm 01: Các phương pháp dựa trên thông tin thị trường trực tiếp hoặc gián
tiếp, chẳng hạn như giá trị tài sản, tiền lương, chi tiêu cho những loại hàng hoá liên
quan…phương pháp tiêu biểu cho nhóm này là phương pháp chi phí du hành (TCM).
- Nhóm 02: Các phương pháp dựa trên thông tin ñược phát biểu trực tiếp qua
bảng phỏng vấn khi thị trường không hiện hữu. Phương pháp tiêu biểu cho nhóm này
là phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên (CVM).
- Nhóm 03: Các phương pháp dựa trên dữ liệu, liều lượng ñáp ứng giữa sự thay
ñổi môi trường và ô nhiễm.
Theo Freeman (1993), từ góc ñộ kinh tế học, các dịch vụ cung cấp bởi hệ thống
môi trường có hai ñặc ñiểm quan trọng. Thứ nhất, giá trị kinh tế của các dịch vụ này


8
phụ thuộc vào ñặc tính của chính hệ thống môi trường tự nhiên. Thứ hai, chức năng
cung cấp dịch vụ giải trí của môi trường diễn ra không thông qua thị trường. ðiều này
có nghĩa là khi hưởng thụ những dịch vụ giải trí tại một ñịa ñiểm nào ñó người ta ñã
không phải trả tiền hoặc chỉ trả một giá trị danh nghĩa mà không phản ánh nguồn lực
mà xã hội bỏ ra ñể cung cấp dịch vụ ñó. Vì vậy, không thể dùng vé vào cổng ñể ño
lường giá trị của dịch vụ giải trí, mà phương pháp hợp lý hơn là xem xét mối quan hệ

giữa hàng hóa có giá trên thị trường và hàng hóa môi trường thông qua những hành vi
mà thị trường quan sát ñược ñể xây dựng hàm cầu giải trí.
ðể ño lường giá trị của giải trí không có giá thị trường phương pháp thông
thường là xem xét mối quan hệ giữa hàng hoá có giá trên thị trường như chi phí tàu xe,
khách sạn, ăn uống…và dịch vụ vui chơi giải trí thông qua hành vi và lựa chọn trên thị
trường quan sát. Mỗi một cá nhân ñến du lịch tại một ñịa ñiểm nào ñó phải chịu một
chi phí nhất ñịnh. Các cá nhân khác nhau du lịch ñến một ñịa ñiểm phải chịu những
chi phí khác nhau.
ðối với một số trường hợp, ñể có những chính sách ñầu tư hiệu quả cho các
chương trình, dự án quan trọng cho việc duy trì hay phát triển môi trường thì cần phải
tiến hành xác ñịnh giá trị kinh tế của loại hàng hóa môi trường với tư cách là một loại
hàng hóa ñặc biệt.
1.1.2. Sự cần thiết phải ñánh giá chất lượng môi trường
Hiện nay người ta ñã phải thừa nhận chất lượng môi trường là một loại hàng hóa
và nó có sự trao ñổi mua bán trên thị trường. Tuy nhiên loại hàng hóa này có tính chất
ñặc thù: Có thể nó là hàng hóa mang tính cá nhân như tài nguyên thiên nhiên nhưng
cũng có thể là hàng hóa công cộng, không thể trao ñổi mua bán như hàng hóa cá nhân
như: nguồn nước, không khí, cảnh quan môi trường… Chính vì vậy kinh tế học môi
trường cho rằng cần phải ñánh giá những loại hàng hóa này phù hợp với giá trị của nó
và nguyên lý tiếp cận trong kinh tế học cũng như môi trường. Việc ñịnh giá ñúng và
ñủ chất lượng môi trường có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo tồn, duy trì và phát
triển. Từ ñó làm nền tảng cho việc xây dựng chính sách môi trường có hiệu quả.
Thứ nhất, cần phải khẳng ñịnh rằng, chất lượng môi trường cũng là hàng hóa, tức
là nó có giá trị và giá trị sử dụng. Mà ñã là hàng hóa thì việc ñịnh giá là cần thiết, từ ñó
tránh ñược những thất bại của thị trường.


9
Thứ hai, khi chất lượng môi trường ñược ñịnh giá ñúng và chính xác khi ñó cách
nhìn nhận, quan niệm, hành vi của con người từ ñó cũng có những thay ñổi tích cực

hơn. Là cơ sở của nguyên tắc “ người gây ô nhiễm phải trả tiền ”
Thứ ba, việc ñánh giá chất lượng môi trường sẽ cho phép chúng ta xem làm thế
nào ñể ñạt ñược cân bằng chuẩn giữa chất lượng môi trường và GNP (tổng thu nhập
quốc dân). Muốn ñạt ñược sự cân bằng ñó cần phải có sự quản lý nghiêm ngặt ñối với
các nguồn tài nguyên.
Như vậy, việc ñịnh giá chất lượng môi trường có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo
tồn, duy trì và phát triển các nguồn tài nguyên, các hệ sinh thái. Chúng ta có ñược
những phương thức ñánh giá những hàng hóa môi trường này và ñưa chúng vào việc
hình thành chính sách, thì chúng ta có thể ñưa ra những quyết ñịnh về môi trường sáng
suốt so với những quyết ñịnh về môi trường hiện hành.
Trong kinh tế môi trường có một số phương pháp ñược sử dụng rộng rãi như
phương pháp chi phí du hành theo vùng ZTCM (Zonal Travel Cost Method - ZTCM),
phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên CVM (Contingent Valuation Method - CVM) hay
phương pháp thay ñổi năng suất.
1.1.3. Lý thuyết về ñánh giá giá trị môi trường: tiếp cận từ mô hình chi phí du
hành theo vùng (ZTCM)
Phương pháp này ñược coi là phương pháp lâu ñời nhất trong các phương pháp
ñánh giá hàng hóa và dịch vụ phi thị trường (Hanley và Spash, 1993). Ý tưởng về
phương pháp này bắt nguồn từ Harold Hotelling (1947) và ñược Clawson và Knetsch
phát triển chính thức từ năm 1966. Phương pháp chi phí du hành ñã ñược phát triển ñể
ñịnh giá các lợi ích của việc giải trí, nhưng nó có thể ñược áp dụng ñể ñánh giá bất cứ
hoạt ñộng nào khi số lượng biến ñổi tương ứng với chi phí du hành bỏ ra ñể thực hiện
hoạt ñộng ñó.
Phương pháp chi phí du hành ñược coi là một trong những phương pháp phổ biến
nhất ñược sử dụng ñể tính giá trị môi trường với tư cách là một loại hàng hóa không
thể mang ra thị trường ñể bán hay trao ñổi. Thông thường phương pháp chi phí du
hành ñược sử dụng nhiều nhất trong các trường hợp tính toán giá trị của các ñịa ñiểm
dành cho các mục tiêu nghỉ ngơi, giải trí thăm thú cảnh quan thiên nhiên. Mục tiêu của
phương pháp này là ño lường lợi ích thu ñược từ việc thăm những cảnh quan này một



10
cách gián tiếp thông qua việc tính toán các chi phí mà khách du lịch phải bỏ ra ñể ñến
ñược ñịa ñiểm ñó. Trên thực tế, những chi phí này thường bao gồm chi phí du hành (kể
cả chi phí thời gian bỏ ra cho chuyến du hành ñó), phí ra vào cửa tại các ñịa ñiểm tham
quan, các chi phí của du khách bỏ ra trong khi ñang tham quan, các phí tổn cho các
thiết bị tiêu dùng cần thiết. Do vậy, xét về mặt bản chất, chi phí du hành ñược thực
hiện nhằm ño lường giá trị sử dụng của một ñịa ñiểm, khu du lịch cụ thể. Phương pháp
chi phí du hành không thể ño lường bất kỳ giá trị phi sử dụng nào.
ðối với phương pháp chi phí du hành ñược phân làm hai loại: chi phí du hành cá
nhân (ITCM) và chi phí du hành theo vùng (ZTCM). Phương pháp chi phí du hành cá
nhân là xem xét giá trị giải trí và chi phí du hành bỏ ra của từng cá nhân cụ thể, ngược
lại phương pháp chi phí du hành theo vùng là việc phân chia khu vực xung quanh ñịa
ñiểm du lịch thành các vùng (Loc) khác nhau so với ñịa ñiểm du lịch ñó. Việc chia
vùng này có thể ñược thực hiện dưới dạng các ñường tròn ñồng tâm, có tâm ñiểm là
khu du lịch ( PARK) và cũng có thể dựa trên việc phân chia ñịa danh hành chính hiện
hành. Cách chia theo ñịa danh hành chính có lợi thế ở chỗ nó cho phép người thực
hiện phương pháp chi phí du hành dễ dàng có ñược các thông tin về mức ñộ phân bổ
dân cư của từng vùng, làm căn cứ ñể dự báo số lượng chuyến du lịch có thể phát sinh
trong mỗi vùng. Số lượng các vùng có thể là rất lớn.

Nguồn: (World Bank, 2005)
Hình 1.1. Ý tưởng của Hotelling - từ chi phí du hành ñến cầu giải trí


11
Trong phương pháp chi phí du hành, việc xác ñịnh chi phí du hành là rất quan
trọng trong phân tích và tính toán giá trị giải trí. Chi phí du hành của du khách theo
phương pháp chi phí du hành theo vùng ñược xác ñịnh bởi công thức:
TCi = TC(DCi,Ti, Fi)

Trong ñó:
TCi: chi phí du hành của du khách từ vùng i.
DCi: chi phí di chuyển của du khách từ vùng i.
Ti: chi phí thời gian của du khách từ vùng i.
Fi: chi tiêu của du khách từ vùng i tại ñịa ñiểm du lịch.
Theo OECD (1994), chi phí viếng thăm của một ñịa ñiểm bao gồm ba phần: (i)
Chi phí phát sinh trực tiếp từ việc ñến và rời khỏi ñịa ñiểm, thông thường là chi phí xe
cộ, bao gồm vé xe, xăng dầu và chi phí phát sinh khác. ðối với những vùng gần ñịa
ñiểm nghiên cứu, chi phí di chuyển chính là chi phí xăng xe ñể ñến ñược ñịa ñiểm và
chi phí bảo trì phương tiện ñi lại. Chi phí di chuyển của khách nước ngoài ñược tính
dựa trên phương tiện di chuyển là máy bay; (ii) Chi phí thời gian di chuyển bao gồm
cả thời gian ở tại ñịa ñiểm. Chi phí thời gian chính là chi phí cơ hội của khách du lịch.
Chi phí của thời gian ñược tính bằng 1/3 lương theo giờ. Mức lương ñược ước tính
trên cơ sở thu nhập trung bình của cư dân ñô thị trong vùng hoặc có thể dựa vào số
liệu ñiều tra thực ñịa của du khách và (iii) Phí vào cửa, phí hướng dẫn và các loại phụ
phí khác. ðường cầu giải trí du lịch của du khách có dạng như sau (Hình 1.2)
Chi phí
du lịch
ðường cầu về du lịch

P2
P1

V2

V1

Lượng khách

Nguồn: Phạm Hồng Mạnh (2008)

Hình 1.2. ðường cầu giải trí của du khách


12
Hàm cầu du lịch ñược ước lượng có dạng:
Vi = V(TCi, POPi, Si)
Trong ñó:
- Vi: số lượng các chuyến du hành từ vùng i ñến ñịa ñiểm du lịch.
- POPi: là dân số của vùng i
- Si : là biến thể hiện các ñặc ñiểm kinh tế xã hội khác như thu nhập bình quân
của dân cư vùng i.
Trong mô hình trên, biến số phụ thuộc thường ñược biểu hiện dưới dạng
(Vi/POPi) – số chuyến du lịch bình quân ñầu người.
Khi ñã tính toán ñược hàm cầu, có thể sử dụng ñường cầu này ñể ñánh giá giá trị
giải trí của khu du lịch và thặng dư tiêu dùng mà khách du lịch nhận ñược từ chuyến
du lịch của họ. Một cách cụ thể, các bước ñể tiến hành thực hiện mô hình chi phí du
hành theo vùng bao gồm:
Bước 1: Xác ñịnh số vùng của du khách xung quanh ñịa ñiểm nghiên cứu.
Bước 2: Thu thập những thông tin về du khách từ mỗi vùng và số lượng du khách
ñã ñến thăm từ năm trước.
Bước 3: Thu thập và ñiều tra mẫu.
Bước 4: Tính tỉ lệ du khách cho từng vùng.
Bước 5: Ước lượng chi phí du lịch.
Bước 6: Xây dựng ñường cầu và ước lượng thặng dư tiêu dùng.
Bước 7: Ước lượng giá trị giải trí du lịch của du khách.
Mặc dù phương pháp chi phí du hành theo vùng ñược áp dụng khá phổ biến trong
việc ñánh giá giá trị của hoạt ñộng giải trí, xong phương pháp này cũng có những hạn
chế nhất ñịnh. Phương pháp này khó chính xác trong trường hợp du khách khi thực
hiện một hành trình du lịch tại nhiều ñịa ñiểm du lịch khác nhau hoặc thực hiện du lịch
ña mục tiêu, kết hợp với nhiều mục ñích khác nhau, v.v.. nên vấn ñề là việc bóc tách

chi phí như thế nào trong tổng chi phí người ta thực hiện tại ñiểm ñánh giá là vấn ñề
mà người làm ñánh giá phải có cách xử lý phù hợp. Nếu không kết quả trong phần tính
chi phí sẽ phản ảnh sai dẫn ñến việc ước lượng giá trị cảnh quan môi trường không
chuẩn xác


13
Bên cạnh ñó, phương pháp này khó xác ñịnh những chi phí ñến các ñịa ñiểm du
lịch thay thế, bởi bản thân các ñịa ñiểm du lịch thay thế này thường không ñồng nhất
với ñịa ñiểm mà du khách ñang thực hiện hoạt ñộng du lịch.
Tóm lại: Phương pháp chi phí du hành theo vùng chỉ ñại diện cho giá sẵn lòng
chi trả cho một mức chất lượng môi trường. Do ñó, phương pháp này ñược sử dụng
hạn chế trong phân tích lợi ích chi phí, tuy nhiên nó lại rất hữu dụng trong việc tính giá
trị kinh tế của một khu vực một ñịa ñiểm du lịch như vịnh Nha Trang.
1.2. ƯỚC LƯỢNG LỢI ÍCH/ CHI PHÍ ðỐI VỚI HÀNG HÓA MÔI TRƯỜNG
TỪ PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ DU HÀNH
1.2.1. Lợi ích từ việc giải trí
ðể ñánh giá giá trị của hàng hóa môi trường, các nhà kinh tế môi trường dựa trên
cơ sở lý thuyết nền tảng kinh tế học và những vấn ñề môi trường ñã ñưa ra những kỹ
thuật ñánh giá có cơ sở khoa học thực tiễn ñược áp dụng và phổ biến khá rộng rãi trên
thế giới. Trong ñó vấn ñề cốt lõi cuối cùng là phải xác ñịnh ñược giá của chất lượng
môi trường.

giá
ðường cầu về giải trí
Vùng dưới ñường cầu = lợi ích của giải trí
= lợi ích của hàng hóa môi trường
( theo giả ñịnh)

Lượng khách tham quan


Nguồn: (World Bank, 2005)
Hình 1.3. ðồ thị hàm cầu giá trị môi trường
Phương pháp xác ñịnh giá của chất lượng môi trường ñược sử dụng thông dụng
nhất hiện nay là phương pháp sử dụng ñường cầu (Hình 1.3). Về bản chất, phương
pháp sử dụng hàm cầu dựa trên nguyên lý hàm lợi ích có ñược từ sự bằng lòng chi trả
của khách hàng ñể thỏa mãn một nhu cầu nào ñó về hàng hóa và dịch vụ, phần giới


14
hạn phía dưới hàm cầu chính là tổng lợi ích có ñược. ðây là phương pháp dùng ñể ño
lường phúc lợi là cơ sơ ñể xác ñịnh tổng giá trị về lợi ích môi trường.
1.2.2. Lợi ích/ chi phí khi chất lượng môi trường, cảnh quan thay ñổi
Theo Field, B. và Olewiler, N. (2005), có thể sử dụng phương pháp chi phí du
hành ñể ñánh giá giá trị của việc cải thiện chất lượng môi trường bằng cách xây dựng
ñường cầu tại thời ñiểm nghiên cứu và ñường cầu so sánh ñã nghiên cứu ở thời ñiểm
trước tại cùng một ñịa ñiểm ñể ước lượng. Muốn thực hiện ñiều này phải có kết quả
nghiên cứu ñánh giá chất lượng môi trường tại ñiểm nghiên cứu ở thời kỳ trước (chất
lượng môi trường ở 2 thời kỳ khác nhau nên có sự khác nhau về cầu du lịch). Phần
diện tích giữa ñường cầu tại thời ñiểm nghiên cứu với ñường cầu thời ñiểm so sánh là
giá trị chênh lệch do chất lượng môi trường thay ñổi. ðồ thị dưới ñây minh họa cho
giả thiết này (Hình 1.4).
Giá
ðường cầu thời
ñiểm nghiên cứu
Giá trị chênh lệch do
chất lượng môi trường
thay ñổi

ðường cầu thời

ñiểm so sánh
Lượng khách tham quan

Nguồn: Field & Olewiler (2005)
Hình 1.4: Chênh lệch giá trị do chất lượng môi trường thay ñổi
1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU ðIỂN HÌNH LIÊN QUAN ðẾN ðỀ TÀI
1.3.1. Nghiên cứu ngoài nước
Phần lớn các nghiên cứu về giá trị giải trí của tài nguyên môi trường ñều sử dụng
phương pháp chi phí du hành (TCM) hoặc phương pháp ñánh giá ngẫu nhiên (CVM).
Driml (1999) ñã sử dụng phương pháp thay ñổi năng suất ñể tìm ra giá trị của
Rặng San Hô Lớn (Great Barrier Reef) ở bờ biển phía ðông nước Úc là 769 triệu ñô la
Úc. Giá trị tính ñược chỉ bao gồm chi tiêu của du khách du lịch cho các hoạt ñộng giải
trí (giá trị tài chính) nhưng ñã không phản ánh ñược tổng giá trị của rặng san hô.


×