Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tuyển tập 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 10 (có đáp án chi tiết)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 90 trang )


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
------------ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2010-2011

(Dành cho học sinh trường THPT chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------

Đề bài
Câu 1 (3,0 điểm)
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết:
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.
Câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Câu 2 (7,0 điểm)
Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn
học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những
người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như
vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những
lực lượng thù địch”.
Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, hãy làm sáng tỏ nhận xét
trên.

---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh…………………..



SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2010-2011

(Dành cho học sinh trường THPT chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------

Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng
Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng
phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc,
thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Phân tích và lý giải:
Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của những lời ru; khả
năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim những mong ước và tình yêu thương của mẹ.
a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon
mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước
mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một
thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa con:
- Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình
yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người
mẹ.
- Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con
với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống.
- Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người

mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết
và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những
giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường
mỗi người phải đi qua…
Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của
người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị
không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong
mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim
thấm đẫm yêu thương.


b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể hiểu biết hết, không
sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua lời ru ấy:
- Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ.
- Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru.
- Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi nhìn nhận lại, cảm
nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu của người mẹ.
Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ bến của tình mẫu tử
mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại
trong yên tĩnh để cảm động, suy nghĩ.
2. Bình luận, đánh giá:
a. Vai trò của tình mẫu tử:
- Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí cả trí tuệ của đứa
con.
- Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống.
- Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con người trong cuộc
đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác.
- Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong cuộc sống đầy
bất trắc, hiểm nguy.
b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú song đều hướng tới cái

đích cuối cùng là cho con, vì con.
c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón nhận và cần sống, trải
nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ
trong chính cái kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản thân
mình.
III. Biểu điểm:
- Điểm 3,0: Đáp ứng được các yêu cầu nêu trên; Văn viết có cảm xúc. Dẫn chứng chọn lọc
và thuyết phục. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2,0: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu nêu trên. Dẫn chứng chưa thật phong phú. Có
thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1,0: Chưa hiểu chắc yêu cầu của đề bài. Kiến thức sơ sài. Còn mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không hiểu đề, sai lạc phương pháp.
Câu 2 (7,0 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng


Hiểu đề, biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Biết phân tích dẫn chứng để làm
sáng tỏ vấn đề. Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Hành văn trôi chảy. Văn viết có cảm xúc.
Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những ý cơ bản
sau:
1. Giải thích nhận định:
- Tác giả của văn học dân gian là nhân dân lao động, những con người luôn sống trong
nhọc nhằn, cực khổ, luôn thua thiệt và chịu nhiều bất công.
- Trong tác phẩm, họ kể lại câu chuyện để nói về cuộc đời của mình, của tầng lớp mình.
- Tuy vậy, cách nhìn, cách nghĩ của họ trong tác phẩm thì luôn ánh lên niềm tin, niềm lạc
quan mãnh liệt về sự chiến thắng của cái đẹp, điều thiện đối với cái xấu, cái ác.
2. Chứng minh:
Câu nói của M.Gorki là nhận định về văn học dân gian nói chung nhưng đề bài chỉ

yêu cầu chứng minh bằng truyện cổ tích. Bởi vậy thí sinh cần lựa chọn và phân tích được
những dẫn chứng tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích để chứng minh.
a. Hoàn cảnh sống của nhân dân trong truyện cổ tích:
- Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội quá độ từ chế độ công xã nguyên thuỷ
sang chế độ phong kiến và phát triển mạnh trong xã hội phong kiến. Đó là chế độ xã hội nảy
sinh nhiều mâu thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi lên là cuộc đấu tranh quyết
liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị. Sự phân chia giai cấp và mâu thuẫn đó thể hiện ở
sự phân tuyến của nhân vật.
- Qua truyện cổ tích, tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ, nhọc nhằn, luôn chịu
cảnh bất công của giai cấp mình.
+ Họ bị bóc lột sức lao động (Cây tre trăm đốt).
+ Họ bị lừa gạt (Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt).
+ Họ bị đối xử bất công, bị khinh rẻ, chịu nhiều thua thiệt (Cây khế, Sọ Dừa, Lấy vợ
cóc…).
+ Cuộc sống nghèo khổ, khốn cùng (Chử Đồng Tử).
b.Truyện cổ tích không hề có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mà luôn tin vào tập thể, tin
vào sự chiến thắng của lẽ phải, điều thiện.
- Trong đói nghèo, thiếu ăn, họ mơ về sự no ấm, đủ đầy (nồi cơm của Thạch Sanh,
lâu đài của Chử Đồng Tử, đảo vàng trong Cây khế…).


- Trong cảnh sống bất công, họ mơ về sự công bằng, dân chủ (Cây khế, Cây tre trăm
đốt).
- Họ tin vào sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua những hố sâu ngăn cách về địa
vị: chàng trai nghèo lấy được công chúa, cô gái nghèo lấy được vua.
- Họ tin vào sức sống bất diệt của mình: cô Tấm chết đi sống lại nhiều lần, mỗi lần
sống lại lại trở nên mạnh mẽ hơn; Sọ Dừa cởi bỏ lốt quái dị trở thành chàng trai khôi ngô..
- Họ tin vào khả năng của mình sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu (Sọ Dừa, Lấy vợ cóc).
- Sự xuất hiện của Tiên, Bụt cũng là ước mơ, niềm tin của nhân dân lao động về sức
mạnh của lẽ phải, công lí và điều thiện.

- Cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích thần kì chính là sự thể hiện niềm tin đạo
đức , sự khẳng định lạc quan: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.
3. Đánh giá:
- Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều bất công. Tác giả dân gian
không ngần ngại khi phơi bày thực trạng khốn cùng trong cuộc sống của mình. Song truyện
cổ tích không hề gây cảm giác bi thương, bi luỵ bởi tinh thần lạc quan thấm đẫm trong các
tác phẩm.
- Tinh thần lạc quan chính là sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt lên hoàn cảnh
sống bất công, ngặt nghèo. Đây là giá trị nhân văn sâu sắc của truyện cổ tích.
III. Biểu điểm:
- Điểm 7,0: Đáp ứng được yêu cầu nêu trên, văn viết sâu sắc, diễn đạt trong sáng. Bài viết
thể hiện sự sáng tạo, cảm thụ riêng. Có thể còn một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 5-6: Cơ bản đáp ứng được yêu cầu trên, văn viết chưa thật sâu sắc nhưng diễn đạt
trong sáng. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3-4: Cơ bản hiểu yêu cầu của đề. Bố cục bài viết rõ ràng. Chọn và phân tích được
dẫn chứng song ý chưa sâu sắc. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 1-2: Chưa hiểu rõ yêu cầu của đề. Diễn đạt lúng túng, trình bày cẩu thả.
- Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.
* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí
sinh. Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu, các ý phải đảm bảo không sai lệch với tổng điểm
của câu và được thống nhất trong hội đồng chấm. Điểm lẻ được làm tròn đến 0,5 điểm sau
khi đã chấm xong và cộng tổng điểm toàn


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ
ĐỀ CHÍNH THỨC


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LẦN 2
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ Văn – Lớp 10
(ngày thi: 04/01/2013)
(Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang

Câu 1 (3,0 điểm)
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết:
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.
Câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Câu 2 (7,0 điểm)
Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn học dân gian
hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những người sáng tác văn học dân
gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và
tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những lực lượng thù địch”.
Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.
---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh…………………..


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ

HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2012-2013

Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).

------------------------------------------

Câu
1

Ý

Nội dung
Điểm
Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa

của những lời ru; khả năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim
Phân tích và lí
giải
những mong ước và tình yêu thương của mẹ.
a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để

1

dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng
người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước mong, là lời gửi
gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó
cả một thể giới tinh thần mà người mẹ có được và muốn xây dựng
cho đứa con:
- Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho
con. Trong tình yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào
lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người mẹ.
- Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về
tương lai của con với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự
thành công trong cuộc sống.

- Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của
cuộc đời người mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết,
kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết và kinh nghiệm về đạo
làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những
giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh,
về những bước đường mỗi người phải đi qua…
Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì
cũng là chuẩn bị của người mẹ cho những đứa con trên con đường
đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị không chỉ bằng kiến
thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên,
trong mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một
phương pháp giáo dục của trái tim thấm đẫm yêu thương.
b. Không đi hết: Không thấy hết, không dùng hết, không thể 1
hiểu biết hết, không sống hết những gì mẹ đã chuẩn bị cho con qua
lời ru ấy:
- Tấm lòng bao dung vô bờ của mẹ.


- Sự che chở, nâng đỡ, dìu dắt trọn đời của mẹ qua những lời ru.
- Cảm giác thấm thía của người con qua trải nghiệm cuộc đời khi
nhìn nhận lại, cảm nhận lại những gì có được từ lời ru và tình yêu
của người mẹ.
Lời tri ân của người con với mẹ là lời ca ngợi sự vô giá, vô bờ
bến của tình mẫu tử mẹ dành cho con. Câu thơ đọc lên giản dị và
thấm thía đủ để mỗi con người được ngồi lại trong yên tĩnh để cảm
động, suy nghĩ.
a. Vai trò của tình mẫu tử:
- Là môi trường tốt nhất cho sự phát triển của tâm hồn và thậm chí
cả trí tuệ của đứa con.
Bình


0,5

luận, - Là điểm tựa cho lòng tin, sức mạnh của đứa con trong cuộc sống.

đánh giá:

- Là cái gốc thiện, nguồn nuôi dưỡng lương tri, nhân phẩm của con
người trong cuộc đời; có ý nghĩa cảnh giới con người khi đứng
trước bờ vực của lầm lỡ và tội ác.
- Là nơi xuất phát và cũng là chốn về sau cùng của con người trong
cuộc sống đầy bất trắc, hiểm nguy.
b. Biểu hiện của tình mẫu tử: Vô cùng đa dạng phong phú
song đều hướng tới cái đích cuối cùng là cho con, vì con.

0,25

c. Thái độ cần có đối với tình mẫu tử: Không chỉ là đón
nhận và cần sống, trải nghiệm và tự điều chỉnh bản thân để góp
phần làm toả sáng giá trị thiêng liêng của tình mẹ trong chính cái 0,25
kết tinh của tình mẹ thiêng liêng ấy là tâm hồn và sự sống của bản
thân mình.
2

- Tác giả của văn học dân gian là nhân dân lao động, những con
người luôn sống trong nhọc nhằn, cực khổ, luôn thua thiệt và chịu
nhiều bất công.
Giải

thích - Trong tác phẩm, họ kể lại câu chuyện để nói về cuộc đời của


nhận định:

mình, của tầng lớp mình.
- Tuy vậy, cách nhìn, cách nghĩ của họ trong tác phẩm thì luôn ánh lên
niềm tin, niềm lạc quan mãnh liệt về sự chiến thắng của cái đẹp, điều
thiện đối với cái xấu, cái ác.
Câu nói của M.Gorki là nhận định về văn học dân gian nói

1


chung nhưng đề bài chỉ yêu cầu chứng minh bằng truyện cổ tích.
Bởi vậy thí sinh cần lựa chọn và phân tích được những dẫn chứng
tiêu biểu của thể loại truyện cổ tích để chứng minh.
a. Hoàn cảnh sống của nhân dân trong truyện cổ tích:
- Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội quá độ từ chế độ
công xã nguyên thuỷ sang chế độ phong kiến và phát triển mạnh
Chứng minh:

1

trong xã hội phong kiến. Đó là chế độ xã hội nảy sinh nhiều mâu
thuẫn, nhiều mối quan hệ phức tạp, trong đó nổi lên là cuộc đấu
tranh quyết liệt giữa giai cấp thống thống trị và bị trị. Sự phân chia
giai cấp và mâu thuẫn đó thể hiện ở sự phân tuyến của nhân vật.
- Qua truyện cổ tích, tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ,
nhọc nhằn, luôn chịu cảnh bất công của giai cấp mình.

1


+ Họ bị bóc lột sức lao động (Cây tre trăm đốt).
+ Họ bị lừa gạt (Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây tre trăm đốt).
+ Họ bị đối xử bất công, bị khinh rẻ, chịu nhiều thua thiệt (Cây
khế, Sọ Dừa, Lấy vợ cóc…).
+ Cuộc sống nghèo khổ, khốn cùng (Chử Đồng Tử).
b.Truyện cổ tích không hề có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan, mà
luôn tin vào tập thể, tin vào sự chiến thắng của lẽ phải, điều thiện.

2

- Trong đói nghèo, thiếu ăn, họ mơ về sự no ấm, đủ đầy (nồi cơm
của Thạch Sanh, lâu đài của Chử Đồng Tử, đảo vàng trong Cây
khế…).
- Trong cảnh sống bất công, họ mơ về sự công bằng, dân chủ (Cây
khế, Cây tre trăm đốt).
- Họ tin vào sức mạnh của tình yêu có thể vượt qua những hố sâu
ngăn cách về địa vị: chàng trai nghèo lấy được công chúa, cô gái
nghèo lấy được vua.
- Họ tin vào sức sống bất diệt của mình: cô Tấm chết đi sống lại
nhiều lần, mỗi lần sống lại lại trở nên mạnh mẽ hơn; Sọ Dừa cởi bỏ
lốt quái dị trở thành chàng trai khôi ngô..
- Họ tin vào khả năng của mình sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu (Sọ
Dừa, Lấy vợ cóc).
- Sự xuất hiện của Tiên, Bụt cũng là ước mơ, niềm tin của nhân dân
lao động về sức mạnh của lẽ phải, công lí và điều thiện.
- Cách kết thúc có hậu của các truyện cổ tích thần kì chính là sự thể 1
hiện niềm tin đạo đức , sự khẳng định lạc quan: ở hiền gặp lành, ác



giả ác báo.
- Truyện cổ tích ra đời trong hoàn cảnh xã hội có nhiều bất công.
Tác giả dân gian không ngần ngại khi phơi bày thực trạng khốn
cùng trong cuộc sống của mình. Song truyện cổ tích không hề gây
Đánh giá:

cảm giác bi thương, bi luỵ bởi tinh thần lạc quan thấm đẫm trong 1
các tác phẩm.
- Tinh thần lạc quan chính là sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt
lên hoàn cảnh sống bất công, ngặt nghèo. Đây là giá trị nhân văn
sâu sắc của truyện cổ tích.

* Lưu ý:
- Giám khảo nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh.
Cần khuyến khích những bài viết có chất văn, có những suy nghĩ sáng tạo.


Së GD Vµ §T VÜNH PHóC
TRƯỜNG THPT S¤NG l¤

ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG LẦN 1
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN : Ngữ văn - Lớp 10.
Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian phát đề)
( Đề gồm 01 trang)

Câu 1: (3 điểm).
“ Cuộc đời mất đi tình bạn, thế giới mất đi mặt trời”. ( Cicero)
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2: (7 điểm).

“ Truyện cổ tích kể về số phận con người bình thường trong xã hội , thể hiện tinh thần nhân
đạo và lạc quan của nhân dân lao động”. ( Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục).
Bằng sự hiểu biết của mình về truyện cổ tích, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
………………….Hết……………………
Họ và tên thí sịnh:…………………………………….SBD……………..Phòng………..
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Së GD Vµ §T VÜNH PHóC
TRƯỜNG THPT S¤NG l¤

ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG LẦN 1
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN : Ngữ văn - Lớp 10.
Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian phát đề)
( Đề gồm 01 trang)

Câu 1: (3 điểm).
“ Cuộc đời mất đi tình bạn, thế giới mất đi mặt trời”. ( Cicero)
Anh/ chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên.
Câu 2: (7 điểm).
“ Truyện cổ tích kể về số phận con người bình thường trong xã hội , thể hiện tinh thần nhân
đạo và lạc quan của nhân dân lao động”. ( Ngữ văn 10, tập 1, NXB Giáo dục).
Bằng sự hiểu biết của mình về truyện cổ tích, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
………………….Hết……………………
Họ và tên thí sịnh:…………………………………….SBD……………..Phòng………..
Ghi chú: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT SÔNG LÔ


ĐÁP ÁN ĐỀ THI KSCL HỌC SINH GIỎI
VÒNG TRƯỜNG LẦN 1
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN : Ngữ văn - Lớp 10.
Thời gian : 120 phút ( Không kể thời gian phát đề)
--Đáp án có 02 trang--

Câu 1( 3 điểm)
1.Yêu cầu kĩ năng:
Hiểu đúng yêu cầu của đề bài. Biết cách làm bài nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, kết cấu hợp
lí, diễn đạt tốt, dẫn chứng chọn lọc có sức thuyết phục; không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp.
2. Yêu cầu kiến thức:
Cần đảm bảo các nội dung sau:
Câu
1

ý
1

2

3

4

Nội dung
1. Giải thích
- Tình bạn : là mối quan hệ tình cảm tốt đẹp của con người. Là

sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ,
hy sinh cho nhau.
- Mặt trời đại diện cho sự sống. Không có mặt trời con người
không thể tồn tại.
=> ý nghĩa câu nói: Đề cao vai trò tình bạn trong cuộc sống.
Tác giả so sánh để thấy: tình bạn như hơi thở, như cuộc sống,
như chân lí hiển nhiên.
2.Chứng minh vấn đề:
- Khi tìm bạn, kết bạn là tìm đến sự thấu hiểu, cùng quan niệm,
cùng chí hướng, sùng sở thích... ; đó là sự tri kỷ, tâm giao (
Nguyễn Khuyến – Dương Khuê, Các Mác – Lê Nin. Bá Nha –
Tử kì…)
- Có bạn là ta có được sự chia sẻ niềm vui, nỗi buồn.
+ Khi vui:
+ Khi buồn
( Học sinh có hể lấy ví dụ trong thực tế đời sống để chứng
minh).
+ Khi gặp khó khăn: Bạn bè sẽ giúp ta gượng dậy, có thể hy
sinh vì nhau.
=> Tình bạn là tình cảm cao quý, thiêng liêng không thể thiếu
được.
3. Bình luận:
Tác giả đưa ra một vấn đề không mới nhưng rất được quan
tâm. Không phải ai cũng thấy được giá trị của tình bạn. Tình
bạn là một tình cảm cao quý không thể thiếu trên đường đời
của mỗi con người. Vì thế, tùy mức độ thận thiết mà có tình
bạn.
4. Mở rộng: Muốn có tình bạn cao đẹp cần:

Điểm

0,25
0,25
0,5

0,5

0,5

0,5

0,5


- Chân thành, thấu hiểu, yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ nhau.
- Phải biết giữ gìn và nuôi dưỡng tình bạn bền chặt, sâu sắc.
=> Hãy tìm một tình bạn chân thành để cuộc sống thêm tốt
đẹp.
Câu 2 ( 7 điểm)
1. Yêu cầu kĩ năng : Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học, xác định được yêu cầu của
đề bài, bố cục hợp lí, dẫn chứng chọn lọc, tiêu biểu, toàn diện, văn viết lưu loát, không mắc
lỗi diễn đạt , dùng từ, đặt câu, ngôn ngữ trong sáng, giàu biểu cảm.
2. Yêu cầu kiến thức:
Câu
ý
Nội dung
Điểm
2
* Mở bài: giới thiệu vấn đề nghị luận.
0,5
* Thân bài: có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau

nhưng cần làm rõ các ý sau:
1
1.Nêu khái niệm về truyện cổ tích.
0,5
Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian, ra đời khi xã hội
có sự phân chia giai cấp, có áp bức bóc lột…Trong đó , những
con người thấp cổ bé họng là nạn nhân đau khổ nhất.
2
2.Truyện cổ tích kể về những con người bình thường trong xã
4,0
hội: Qua truyện cổ tích tác giả dân gian nói về cuộc sống cực khổ,
nhọc nhằn, chịu mọi bất công của giai cấp mình.
- Số phận của những người lao động nghèo khổ.
- Số phận của những người bị áp bức, bóc lột sức lao động.
- Số phận những người bị lừa gạt.
- Số phận những người bị đối xử bất công, bị khinh miệt, bị thua
thiệt trăm bề.
( Lấy dẫn chứng trong các truyện : Chử Đồng Tử; Tâm Cám; Cây
tre trăm đốt; Thạch Sanh….)
3
3. Tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động:
- Nêu cao khát vọng tự do, hạnh phúc và công bằng, lòng tin vào
3,0
sự chiến thắng của lẽ phải của điều thiện.
+ Trong đói nghèo, thiếu ăn họ vẫn mơ về ột cuộc sống ấm no.
+ Mơ về sự công bằng.
+ Luôn tin vào sức mạnh của tình yêu, của lao động.
- Ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của con người.
1,5
( Lấy dẫn chứng ,chứng minh cho các luận điểm trên).

* Kết bài: khẳng định rõ hơn vấn đề.
0,5
Lưu ý: Giám khảo chỉ cho điểm tối đa khi thí sinh có dẫn chứng chứng minh cho từng
luận điểm. Bài viết không mắc lỗi.Diễn đạt mạch lạc, có sức hấp dẫn.


Họ và tên thí sinh:……………………..…………..

Chữ ký giám thị 1:

Số báo danh:……………………………..………...

…………….………………..

SỞ GDĐT BẠC LIÊU
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Gồm 01 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
* Môn thi: Ngữ văn
* Bảng: A
* Lớp: 10
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ
Câu 1:(8 điểm)
Nhà bác học Đacuyn đã nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau:
“Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng

cách tự học”.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên.
Câu 2:(12 điểm)
“Lịch sử văn học của một dân tộc, xét đến cùng, là lịch sử tâm hồn của dân
tộc ấy.”
(Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập 1, NXB Giáo dục năm 2007, trang 11)
Bằng những hiểu biết về thơ văn trung đại đã học ở chương trình Ngữ văn
10, anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
--- HẾT ---

1


SỞ GDĐT BẠC LIÊU
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Gồm 02 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
* Môn thi:Ngữ văn
* Bảng: A
* Lớp: 10
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:(8 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, trong sáng.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức :
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Tự học quyết định mọi sự thành công, (0.5đ)
mọi giá trị (dù nhỏ nhất) của đời người.
(2.0đ)
- Giải thích nội dung, ý nghĩa câu nói của Đacuyn:
+ Làm rõ: Thế nào là tự học?
+ Tự học như cách nói của Đacuyn là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi
chương trình do nhà trường giảng dạy. Kiến thức do nhà trường trang bị là
cơ sở giúp mọi người tự học để mở rộng tầm hiểu biết nhằm nâng cao giá
trị con người, giúp mọi người đạt được sự thành công và tạo ra những gì
có giá trị (dù nhỏ nhất) trong cuộc sống....
- Vấn đề Đacuyn nêu ra đã làm nổi bật vai trò vô cùng quan trọng của tự
học đối với bản thân ông nói riêng và đối với mọi người nói chung. Bất kỳ
ai, muốn đạt được sự thành công, muốn tạo ra những Điều có ý nghĩa, có
giá trị, … đều phải thông qua tự học.
(2.5đ)
- Người biết tự học là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp
(2.5đ)
cho cuộc sống:
+ Đacuyn là nhà bác học vĩ đại. Việc học của ông gắn liền với hoài bão
khoa học của ông .
+ Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để
tự học, tìm tòi; không học theo kiểu được hay chăng chớ mà phải biết học
có phương pháp.
+ Có hoài bão người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học và có nghị lực vượt
qua mọi khó khăn trở ngại để học tập. Đặc biệt, là biết vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, sáng tạo cái mới.
(0.5đ)
- Bài học rút ra:

+ Học sinh phải biết tự học ngay từ ngồi trên ghế nhà trường.
+ Xác lập hoài bão, mục đích để định hướng tự học.
2


+ Rèn luyện thói quen tự học để chuẩn bị tinh thần tự học suốt đời. Ngày
nay, điều kiện để tự học rất thuận lợi (sách, báo, máy vi tính, mạng
Internet…) nên cần có ý thức để tận dụng hết các điều kiện ấy.
Câu 2:(12 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng:
- Nắm vững cách làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
- Dẫn chứng chính xác, chọn lọc.
- Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc, có tính sáng tạo.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác nhau và
lựa chọn những dữ liệu khác nhau; có thể có cách nhìn nhận vấn đề theo
quan điểm riêng và có hệ thống ý riêng, nhưng phải có căn cứ xác đáng và
lí lẽ thuyết phục. Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: Văn học là tấm gương phản ánh đời
sống tư tưởng, tâm hồn, tình cảm con người của mọi dân tộc.
- Giải thích đúng ý nghĩa của nhận định: (3,0đ)
+ Văn học phản ảnh chân thực đời sống tư tưởng, tâm hồn con người. Qua
văn học có thể thấy được chân dung tâm hồn dân tộc.
+ Văn học Trung đại phản ảnh vẻ đẹp tâm hồn con người thời đại: yêu
nước, anh hùng, nhân nghĩa
- Chứng minh qua một số tác phẩm (6,0 điểm)
- Tư tưởng yêu nước.
- Chủ nghĩa anh hùng.

- Tư tưởng nhân nghĩa.
( có thể kết hợp chứng minh các nội dung cùng lúc).
- Đánh giá chung (2,0 điểm)
+ Khẳng định tính đúng đắn của nhận định.
+ Khẳng định giá trị nội dung – tư tưởng của Văn học Trung đại

(1.0đ)
(1.5đ)
(1.5đ)
(2.0đ)
(2.0đ)
(2.0đ)
(1.0đ)
(1.0đ)

Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức

HẾT

3


Họ và tên thí sinh:……………………..…………..

Chữ ký giám thị 1:

Số báo danh:……………………………..………...

…………….………………..


SỞ GDĐT BẠC LIÊU
ĐỀ CHÍNH THỨC

(Gồm 01 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
* Môn thi: Ngữ văn
* Bảng: B
* Lớp: 10
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ
Câu 1:(8 điểm)
Nhà bác học Đacuyn đã nói về kinh nghiệm thành công của mình như sau:
“Tôi nghĩ rằng tất cả những gì có giá trị một chút, tôi đều đã thu nhận được bằng
cách tự học”.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên.
Câu 2:(12 điểm)
“Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại
đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay, văn học dân gian vẫn xứng đáng được coi như
một nguồn vô tận cho sự sáng tạo nghệ thuật”
(Ngữ văn 10 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục năm 2007, trang 23)
Anh (chị) hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên.
--- HẾT ---

1


SỞ GDĐT BẠC LIÊU

ĐỀ CHÍNH THỨC

(Gồm 02 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 VÒNG TỈNH
NĂM HỌC 2011 - 2012
* Môn thi:Ngữ văn
* Bảng: B
* Lớp: 10
* Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:(8 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Nắm vững kỹ năng làm bài văn nghị luận xã hội.
- Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, trong sáng.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức :
- Giới thiệu được vấn đề nghị luận: Tự học quyết định mọi sự thành công, (0.5đ)
mọi giá trị (dù nhỏ nhất) của đời người.
(2.0đ)
- Giải thích nội dung, ý nghĩa câu nói của Đacuyn:
+ Làm rõ: Thế nào là tự học?
+ Tự học như cách nói của Đacuyn là sự tìm kiếm tri thức ngoài phạm vi
chương trình do nhà trường giảng dạy. Kiến thức do nhà trường trang bị là
cơ sở giúp mọi người tự học để mở rộng tầm hiểu biết nhằm nâng cao giá
trị con người, giúp mọi người đạt được sự thành công và tạo ra những gì
có giá trị (dù nhỏ nhất) trong cuộc sống....
- Vấn đề Đacuyn nêu ra đã làm nổi bật vai trò vô cùng quan trọng của tự
học đối với bản thân ông nói riêng và đối với mọi người nói chung. Bất kỳ

ai, muốn đạt được sự thành công, muốn tạo ra những Điều có ý nghĩa, có
giá trị, … đều phải thông qua tự học.
(2.5đ)
- Người biết tự học là người có ước mơ, hoài bão, có lí tưởng đóng góp
(2.5đ)
cho cuộc sống:
+ Đacuyn là nhà bác học vĩ đại. Việc học của ông gắn liền với hoài bão
khoa học của ông .
+ Có hoài bão, có mục đích người ta mới có động cơ và phương hướng để
tự học, tìm tòi; không học theo kiểu được hay chăng chớ mà phải biết học
có phương pháp.
+ Có hoài bão người ta mới biết kiên trì, bền bỉ tự học và có nghị lực vượt
qua mọi khó khăn trở ngại để học tập. Đặc biệt, là biết vận dụng kiến thức
vào thực tiễn, sáng tạo cái mới.
(0.5đ)
- Bài học rút ra:
+ Học sinh phải biết tự học ngay từ ngồi trên ghế nhà trường.
+ Xác lập hoài bão, mục đích để định hướng tự học.
2


+ Rèn luyện thói quen tự học để chuẩn bị tinh thần tự học suốt đời. Ngày
nay, điều kiện để tự học rất thuận lợi (sách, báo, máy vi tính, mạng
Internet…) nên cần có ý thức để tận dụng hết các điều kiện ấy.
Câu 2:(12 điểm)
1. Yêu cầu về kỹ năng
- Nắm vững cách làm bài nghị luận văn học.
- Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
- Dẫn chứng chính xác, chọn lọc.
- Lời văn trong sáng, giàu cảm xúc, có tính sáng tạo.

- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2.Yêu cầu về kiến thức:
Thí sinh có thể triển khai bài làm của mình theo nhiều cách khác nhau và lựa
chọn những dữ liệu khác nhau; có thể có cách nhìn nhận vấn đề theo quan điểm
riêng và có hệ thống ý riêng, nhưng phải có căn cứ xác đáng và lí lẽ thuyết phục.
Về cơ bản, cần đạt được một số yêu cầu sau:
- Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: VHDG có vị trí vô cùng quan trọng
trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn học nghệ thuật hiện đại đậm đà
bản sắc dân tộc.
(1.0đ)
- Giải thích :
(4.0đ)
+ Lời nhận định đã khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của bộ phận văn học
dân gian trong nền văn học dân tộc.
+ Nguồn vô tận mà văn học dân gian đem đến cho sự sáng tạo nghệ thuật chính
là nền tảng ban đầu, là nguồn chất liệu giàu đẹp, là pho kinh nghiệm mẫu mực
về sáng tạo nghệ thuật.
- Chứng minh:
(6.0đ)
+ Văn học dân gian có nội dung phong phú, góp phần bảo tồn và phát huy
những truyền thống tư tưởng tốt đẹp của con người Việt Nam, là nguồn cảm
hứng cho các tác giả văn học viết
+ Văn học dân gian chứa đựng một kho tàng kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật.
+ Lịch sử văn học đã cho thấy được sự tác động mạnh mẽ của văn học dân gian
đối với sự hình thành và phát triển của văn học viết
- Khái quát lại vấn đề và khẳng định ý nghĩa của lời nhận định. Bày tỏ thái độ
trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn học dân gian và vấn
đề bản sắc dân tộc.
(1.0đ)
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa khi bài làm đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức


HẾT

3


SỞ GIÁO DỤC HÀ TĨNH
TRƯỜNG THPT ĐỨC THỌ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH KHỐI 10 NĂM
HỌC 2010- 2011
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút

A, ĐỀ RA:
Câu1 ( 8 điểm): Đọc truyện Tấm Cám, anh (chị) suy nghĩ gì về cuộc đấu tranh giữa cái
thiện và cái ác, cái tốt và cái xấu trong xã hội xưa và nay.
Câu 2 ( 12 điểm): Có ý kiến cho rằng: " Văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm
hứng lớn của văn học dân tộc là tinh thần yêu nước và nhân đạo".
B, ĐÁP ÁN:
Câu 1:
1, Yêu cầu về kĩ năng:
- Mặc dù bài làm văn xuất phát từ một câu truyện cổ tích nhưng yêu cầu của đề chỉ bàn
đến thái độ về lẽ sống nên đây là một bài nghị luận xã hội.
- Bài viết phải có sự vận dụng kết hợp nhiều thao tác lập luận.
2, Yêu cầu về kiến thức: ( HS có thể làm theo nhiều hướng nhưng phải có đầy đủ những
ý sau):
- Thiện là điều tốt đẹp mà tất cả mọi người trong cuộc sống đều hướng tới. Trái với
thiện là ác, ác là mọi suy nghĩ, hành động mang lại những điều trái với lẽ tự nhiên, trái
với lương tâm, đạo đức. Người tốt là người luôn làm điều thiện, kẻ ác luôn gieo rắc đau

khổ, chết chóc. Cái thiện luôn được trân trọng, đề cao. Đó là "mặt trời chân lý" để mỗi
hành động, việc làm của con người hướng tới. Ngược lại, cái Ác luôn bị lên án, ghét bỏ
kết tội.
- Cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa kẻ xấu và người tốt vô cùng gian nan,
phức tạp. Người bình dân xưa đã thể hiện ước mơ, lí tưởng của mình về sự chiến thắng
của cái thiện, của người tốt trong nhiều câu chuyện cổ tích, tiêu biểu là " Tấm Cám".
- " Tấm Cám" là một cuộc chiến đấu đầy cam go, quyết liệt giữa cái thiện và cái ác,
người tốt và kẻ xấu. Lúc đầu cái thiện gần như bị chèn ép, ngưòi tốt chỉ biết khóc và dựa
vào sự phù trợ của ông Bụt. Những Bụt giúp Tấm được bao nhiêu thì bị cướp đi bấy
nhiêu, kể cả mạng sống Tấm cũng không giữ được. Phải chăng đó là sự nhu nhược, sợ hãi
không dám nói lên tiếng nói của riêng mình, một hiện tượng không những phổ biến trong
xã hội phong kiến xưa mà cả trong xã hội hiện nay.
- Sự trở về của cô Tấm trong ngôi vị hoàng hậu, sự chiến thắng trọn vẹn của cái Thiện
đã chứng minh cho quy luật "Ác giả ác báo", "Ở hiền gặp lành". Song cái Thiện đã trải
qua bao áp bức, bất công, muốn có kết quả tốt đẹp cuối cùng cái Thiện không thể mãi
nhu nhược, nhún mình. Người tốt phải chủ động đứng dậy giành lại quyền sống quyền
hạnh phúc.
- Cái thiện tồn tại ở đâu thì ở đó cái ác luôn rình rập. Chúng luôn tác động, bài trừ, gạt
bỏ lẫn nhau nhưng lại là tiền đề tồn tại cho nhau. Không nơi nào tồn tại những người tốt
và chẳng có xã hội nào chỉ có những công dân xấu. Người tốt thật sự là người biết tự nhìn
nhận ra những sai lầm của bản thân và tránh lặp lại chúng.


- Ranh giới giữa cái thiện và cái ác chỉ cách nhau một sợi chỉ nhỏ. Trong học tập của
học sinh, cuộc đấu tranh chống những biểu hiện của cái xấu, cái ác: lười biếng, dối trá,
gian lận...cũng khó khăn phức tạp. Học sinh cần chăm lo rèn luyện đạo đức, quan tâm
đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác. Nkhông ngừng học tập để nâng
cao trình độ văn hoá, tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại nâng cao về nhận thức, về
chính trị xã hội. Tích cực lao động cần cù, sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo
vệ tổ quốc.

Câu 2:
1, Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Vận dụng kết hợp
các thao tác nghị luận cần thiết; vận dụng kiến thức đã học, đã nghiên cứu về cuộc đời và
thơ văn Nguyễn Trãi để làm sáng tỏ yêu cầu của đề.
2, Về kiến thức:
- Giải thích luận đề:
+ Yêu nước: Là ý thức công dân, là truyền thống dân tộc trong xây dựng và bảo vệ
đất nước.
+ Nhân đạo: Biểu hiện qua lòng nhân nghĩa: coi trọng con người, nhân dân; coi trọng
lòng nhân ái giữa người và người, giữa dân tộc và dân tộc.
=> Chủ nghĩa yêu nước gắn với tư tưởng nhân nghĩa.
- Phân tích, chứng minh( Qua cuộc đời và thơ văn):
+ Tìm theo Lê Lợi dâng " Bình Ngô sách", tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
+ " Quân trung từ mệnh tập":
. Giao thiệp với tướng nhà Minh, thực hiện kế sách đánh vào lòng người(lập luận sắc
bén, mạnh mẽ, thuyết phục, có sức mạnh " mười vạn quân", tác động tư tưởng, tình cảm
đối phương, biết phân hoá các đối tượng để có cách viết phù hợp: Mã Kì, Phương Chính,
Vương Thông, Sơn Thọ..).
. Lòng yêu chuộng hoà bình, thiện chí với quân Minh( tạo điều kiện, phương tiện
cho chúng rút quân đảm bảo tính mạng)
-> Một tư tưởng sáng suốt, có tầm chiến lược sâu sắc, có tính chiến đấu, có ý nghĩa
lâu dài <-> Yêu nước- nhân đạo.
+ " Đại cáo bình Ngô":
. Phần 1: Nêu chính nghĩa của cuộc kháng chiến: Khẳng định chủ quyền lãnh thổ,
văn hiến dân tộc trên lập trường yêu nước, thương dânlàm sức mạnh tinh thần trong chiến
đấu.
. Phần 2: Tố cáo tội ác của quân giặc: Gây đau khổ, lầm than cho dân, thương xót
dân -> biến đau thương thành hành động.
. Phần 3: Quá trình chiến đấu và chiến thắng: sức mạnh của tinh thần yêu nước quật
khởi chống quân xâm lược, vượt khó khăn gian khổ, quân dân đoàn kết một lòng để

giành thắng lợi hoàn toàn. Nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, hiếu hoà, hiếu sinh vì nhân dân
và dân tộc.
. Phần 4: Tuyên bố thắng lợi, mở ra kỉ nghuyên hoà bình, độc lập mới cho dân tộc.
-> Tư tưởng nhân nghĩa mang nội dung yêu nước thương dân.
+ Lòng yêu nước biểu hiện qua tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người:


. " Bảo kính cảnh giới 43": Cảnh ngày hè: Hoà mình vào hương sắc mùa hè, lắng
nghe cuộc sống của dân, ước mơ xã hội thái bình, no ấm.
. Bạch Đằng hải khẩu: Tự hào về chiến công, anh hùng của dân tộc.
+ Suy nghĩ, triết lí sâu sắc về nhân sinh - > có lí tưởng nhân nghĩa cao cả, sống giản dị,
hiểu thời thế, biết giữ mình.
. Nếp sống thanh đạm.
. Hoà mình vào thiên nhiên.
. Yêu quý muôn loài
. Niềm đau trước những bất công xã hội.


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
------------ĐỀ CHÍNH THỨC

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2010-2011

(Dành cho học sinh trường THPT chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------

Đề bài

Câu 1 (3,0 điểm)
Trong bài thơ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Nguyễn Duy viết:
“ Ta đi trọn kiếp con người
Vẫn không đi hết những lời mẹ ru”.
Câu thơ trên gợi cho anh/chị suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
Câu 2 (7,0 điểm)
Bàn về văn học dân gian, nhà văn Gorki nói: “Rất cần nêu lên rằng, trong văn
học dân gian hoàn toàn không có bóng dáng của chủ nghĩa bi quan mặc dầu những
người sáng tác văn học dân gian sống trong nhọc nhằn, cực khổ. Tập thể dường như
vẫn có ý thức về tính bất diệt của mình và tin rằng mình sẽ chiến thắng tất cả những
lực lượng thù địch”.
Bằng những hiểu biết về truyện cổ tích Việt Nam, hãy làm sáng tỏ nhận xét
trên.

---------HẾT--------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Họ tên học sinh……………………………..Số báo danh…………………..


SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 10 THPT
MÔN NGỮ VĂN
NĂM HỌC 2010-2011

(Dành cho học sinh trường THPT chuyên)
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề).
------------------------------------------

Câu 1 (3,0 điểm).
I. Yêu cầu về kĩ năng

Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội: Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. Biết vận dụng
phối hợp nhiều thao tác nghị luận. Hành văn trôi chảy. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng chọn lọc,
thuyết phục. Không mắc các lỗi diễn đạt, dùng từ, ngữ pháp, chính tả.
II. Yêu cầu về kiến thức
Bài viết phải đảm bảo được những nội dung cơ bản sau:
1. Phân tích và lý giải:
Đòi hỏi vận dụng kiến thức, hiểu biết về nội dung và ý nghĩa của những lời ru; khả
năng nhậy cảm để nhận biết bằng trái tim những mong ước và tình yêu thương của mẹ.
a. Ý nghĩa của lời mẹ ru: không chỉ là lời ca và giai điệu để dỗ dành trẻ nhỏ ngủ ngon
mà còn là sự thể hiện tâm hồn, tấm lòng người hát ru. Tiếng ru của mẹ là tình cảm, là ước
mong, là lời gửi gắm tâm tình của người mẹ với con mình. Nó chứa đựng trong đó cả một
thể giới tinh thần mà người mẹ có được mà muốn xây dựng cho đứa con:
- Là lời yêu thương: chứa đựng tình yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Trong tình
yêu ấy, con là tài sản quý giá nhất, là niềm tự hào lớn đẹp nhất, là cả cuộc sống của người
mẹ.
- Là lời cầu nguyện, ước mong: lời ru là sự gửi gắm mong ước về tương lai của con
với sự trưởng thành về thể chất và tâm hồn, sự thành công trong cuộc sống.
- Là lời nhắn nhủ, khuyên răn, dạy bảo: Chứa đựng trải nghiệm của cuộc đời người
mẹ, sự hiểu biết, khát vọng truyền thụ hiểu biết, kinh nghiệm của mẹ cho con, sự hiểu biết
và kinh nghiệm về đạo làm người, về lẽ sống ở đời, về lẽ phải cần phải tuân theo, về những
giới hạn cần biết dừng lại, về những cạm bẫy nguy hiểm nên tránh, về những bước đường
mỗi người phải đi qua…
Cho dù là lời yêu thương, lời cầu nguyện hay lời nhắn nhủ thì cũng là chuẩn bị của
người mẹ cho những đứa con trên con đường đời hiện tại và sau này của nó, sự chuẩn bị
không chỉ bằng kiến thức kinh nghiệm mà bằng cả tấm lòng và tình yêu. Lẽ tự nhiên, trong
mỗi người mẹ luôn bao gồm cả một nhà giáo dục và một phương pháp giáo dục của trái tim
thấm đẫm yêu thương.



×