Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tôn hại cho sức khỏe của người khác lý luận và thực tiễn ở tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (985.31 KB, 89 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
Bộ Môn Tƣ Pháp


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA 2012 - 2015
Đề tài

Giảng viên hƣớng dẫn:
Ts. Phạm Văn Beo

Sinh viên thực hiện:
Lê Thị Ly Huyền
MSSV:S120026

CầnThơ,
12/2014


LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp và có thể tham gia
buổi báo cáo hôm nay, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều
từ quý thầy cô, gia đình, đồng nghiệp cơ quan và bạn bè. Vì
lẽ đó:
Lời đầu tiên, em xin được chân thành cảm ơn quý thầy
cô của Trường Đại học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện cho em
có thể học tập trong môi trường tốt nhất. Đặc biệt, quý thầy
cô khoa Luật- những người đã hướng dẫn, hỗ trợ em trong
suốt những năm trên giảng đường đại học.


Và em xin được gửi lời cám ơn sâu sắc nhất đến Thạc
sĩ Phạm Văn Beo, người thầy đã dành nhiều thời gian và tâm
huyết để tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt luận văn.
Bằng tất cả nổ lực và cố gắng của bản thân trong quá
trình tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tuy
nhiên, với kiến thức có hạn, rất mong nhận được sự đóng góp
chân thành, quý báu từ phía quý thầy cô và các bạn.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô luôn dồi dào
sức khỏe và thành công trong cuộc sống.
Em xin trân trọng cám ơn!


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1 Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 1
2 Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài .............................................................. 2
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................................................................... 2
4 Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài. ............................................................................ 3
5 Bố cục của đề tài ............................................................................................................. 3
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI
ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ .............................................................................. 4
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA
NGƢỜI KHÁC ............................................................................................................ 4
1.1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm sức khỏe của ngƣời khác ........................ 4
1.1.2 Cấu thành tội phạm các tội xâm phạm sức khỏe của ngƣời khác ............. 5
1.1.2.1 Mặt khách thể các tội xâm phạm sức khỏe của người khác ................... 5
1.1.2.2 Mặt khách quan các tội xâm phạm sức khỏe của người khác ................ 6
1.1.2.3 Mặt chủ thể các tội xâm phạm sức khỏe của người khác ....................... 6

1.1.2.4 Mặt chủ quan các tội xâm phạm sức khỏe của người khác ................... 6
1.2 KHÁI QUÁT TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ......................................................................................... 7
1.2.1 Khái niệm tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác ............................................................................................................... 7
1.2.2 Đặc điểm tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác ............................................................................................................... 8
1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của ngƣời khác ............................................................................... 10
1.2.4 Sơ lƣợc về lƣợc sử và phát triển của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác .................................................................. 12
1.2.5 Ý nghĩa quy định pháp luật về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của ngƣời khác ............................................................................... 14


CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN
HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM HIỆN HÀNH .......................................................................................................... 17
2.1 TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC
KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ
LUẬT HÌNH SỰ ........................................................................................................ 17
2.1.1 Mặt khách thể của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của ngƣời khác ............................................................................................. 17
2.1.2 Mặt khách quan của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của ngƣời khác ............................................................................................. 18
2.1.3 Mặt chủ thể của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của ngƣời khác ...................................................................................................... 25
2.1.4 Mặt chủ quan của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của ngƣời khác ............................................................................................. 27

2.2 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH
TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ ............................................................. 28
2.2.1 Trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 104 của Bộ luật hình sự .......... 28
2.2.2 Trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 104 của Bộ luật hình sự .......... 29
2.2.3 Trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 104 của Bộ luật hình sự .......... 30
2.2.4 Trách nhiệm hình sự theo khoản 4 Điều 104 của Bộ luật hình sự .......... 30
2.3 PHÂN BIỆT TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104
CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VỚI MỘT SỐ TỘI PHẠM KHÁC ........................... 31
2.3.1 Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác với tội giết ngƣời trong trƣờng hợp phạm tội chƣa đạt ................ 32
2.3.2 Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác dẫn đến hậu quả chết ngƣời (theo quy định tại khoản 3, Điều 104
của Bộ luật hình sự) với tội giết ngƣời ................................................................ 37
2.3.3 Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh ............................... 42
2.3.4 Phân biệt tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác do vƣợt quá giới hạn phòng vệ chính đáng .................................... 47


CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN
HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC Ở TỈNH ĐỒNG THÁP VÀ NHỮNG
GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG ....................................................................................... 49
3.1 TÌNH HÌNH TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ....................... 49
3.2 NHỮNG BẤT CẬP TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI CỐ Ý
GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI
KHÁC Ở TỈNH ĐỒNG THÁP ................................................................................ 54
3.2.1 Bất cập từ quy định của pháp luật ............................................................. 55

3.2.1.1 Bất cập từ quy định của Bộ luật hình sự .............................................. 55
3.2.1.2 Bất cập từ quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về vấn đề khởi tố vụ án
theo yêu cầu của người bị hại (quy định tại Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình
sự) .................................................................................................................... 60
3.2.2 Bất cập từ việc áp dụng pháp luật .............................................................. 64
3.2.2.1 Bất cập từ việc áp dụng pháp luật về giám định tỷ lệ thương tật của
người bị hại ...................................................................................................... 64
3.2.2.2 Bất cập từ việc áp dụng pháp luật trong xác định tội danh ................ 67
3.3 NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI CỐ Ý
GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI
KHÁC Ở TỈNH ĐỒNG THÁP... ............................................................................. 70
3.3.1 Về sửa đổi, bổ sung Luật (Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự) và
các văn bản dƣới luật ............................................................................................ 70
3.3.2 Giải pháp từ việc áp dụng pháp luật ......................................................... 71
3.3.2.1 Giải pháp từ việc áp dụng pháp luật về giám định tỷ lệ thương tật của
người bị hại ...................................................................................................... 71
3.3.2.2 Giải pháp từ việc áp dụng pháp luật trong xác định tội danh ............. 73
3.3.3 Giải pháp nhằm hạn chế nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây
thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác.............................. 75
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................

................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƢỚNG DẪN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................

...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Để bảo vệ các quyền cơ bản của công dân, Nhà nước ta đã áp dụng nhiều biện
pháp, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, cũng như bảo vệ tính mạng, sức khỏe
cho mọi người dân bằng các chế tài khác nhau như các biện pháp hành chính, kinh tế,
hình sự…Tại Điều 20 Hiến pháp năm 2013 có quy định: “Mọi người có quyền bất khả
xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm…”.
Đây là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các quyền cơ bản của con người. Trên cơ sở đó,
Bộ luật hình sự của nước ta ra đời và liên tục được sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn
thiện, phù hợp với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Bộ luật
hình sự cũng đã dành một chương riêng, để quy định các điều luật cụ thể nhằm bảo vệ
con người.
Bộ luật hình sự hiện hành năm 1999, được sửa đổi bổ sung 2009, đã thể chế hóa chế
định pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan Nhà nước, các cơ quan bảo vệ pháp luật thực thi
một cách có hiệu quả nhất trong việc bảo vệ sức khỏe của mỗi công dân.
Trong những năm gần đây, song song với tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh
Đồng Tháp, đã cải thiện đời sống trong nhân dân, góp phần an sinh xã hội. Đồng thời,
cũng phát sinh và phát triển tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, nghiêm trọng đối với

tội phạm nói chung và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác nói riêng trên địa bàn Tỉnh, với phương pháp, thủ đoạn táo bạo, côn đồ và nguy
hiểm. Có nhiều vụ gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại đến
tính mạng, sức khỏe của con người và thiệt hại đến vật chất cho gia đình, xã hội. Làm
cho nhân dân hoang mang, lo sợ, thiếu an tâm trong lao động sản xuất, gây khó khăn đến
chính sách an sinh xã hội. Làm ảnh hưởng không ít đến công cuộc đổi mới, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác nếu không được điều tra làm rõ, đưa ra xử lý kịp thời, nghiêm minh thì sẽ
tiềm ẩn những nguy cơ khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh, trật tự xã
hội ở địa phương. Xác định được tình hình vi phạm và tội phạm trên địa bàn, trong đó có
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có vai trò, ý nghĩa
hết sức quan trọng. Cần phải có biện pháp đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả, nhưng kết
quả vẫn chưa đạt được như mong đợi. Nguyên nhân là do trình độ, năng lực của cán bộ
có trách nhiệm, do tội phạm quá liều lĩnh, xảo quyệt đã gây ra không ít khó khăn cho cơ
quan điều tra. Các quy định của pháp luật chưa được đầy đủ, rõ ràng. Sự hướng dẫn của
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

-1-

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

các ngành chưa kịp thời, nhận thức đánh giá đặc trưng của tội phạm này còn nhiều ý kiến
khác nhau, dẫn đến quan điểm, đường lối xử lý khác nhau, làm hạn chế đến kết quả
phòng chống loại tội phạm này.
Để đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác có hiệu quả. Đồng thời, qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, nhằm làm

sáng tỏ một số vấn đề giữa lý luận và thực tiễn, muốn được đóng góp ý kiến một phần
nhỏ theo nhận thức của bản thân, nhằm hoàn thiện hơn nữa những quy định của pháp
luật. Với lý do đó, người viết chọn và nghiên cứu đề tài:“Tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác- Lý luận và thực tiễn ở tỉnh Đồng Tháp” để làm
luận văn tốt nghiệp của mình.
2 Mục tiêu và đối tƣợng nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm củng cố kiến thức, làm rõ những vấn đề về
lý luận- thực tiễn, đánh giá một cách khách quan tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại đến sức khỏe của người khác xảy ra trên địa bàn Tỉnh. Từ đó, tìm ra những
nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc phạm tội và những vướng mắc, bất cập trong quá
trình giải quyết vụ án. Với mong muốn đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện các quy
định của pháp luật và trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm này, góp phần nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động truy tố các vụ án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trong thời gian tới.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác- Lý luận và thực tiễn ở tỉnh Đồng Tháp.
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Hiện nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, đa
số các công trình đều đề cập và nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học, lý luận nhiều hơn
thực tiễn. Vì vậy, cần nghiên cứu loại tội phạm này sát với tình hình thực tiễn trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp.
Trong phạm vi nghiên cứu đề tài:“Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác- Lý luận và thực tiễn ở tỉnh Đồng Tháp”, người viết sẽ tập trung
tìm hiểu và phân tích những quy định của pháp luật về tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác, có chú ý phân biệt tội phạm này với một số loại tội
khác. Trên cơ sở đánh giá một cách đúng đắn tình hình tội phạm xảy ra trong năm 2013 ở
tỉnh Đồng Tháp, xác định những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến việc phạm tội, cùng
những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong quá trình giải quyết các án thuộc loại tội
phạm này. Từ đó, có giải pháp đề xuất nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về tội

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

-2-

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đưa ra biện pháp kịp
thời và hiệu quả để đấu tranh phòng chống đối với loại tội phạm này không chỉ trong địa
bàn tỉnh Đồng Tháp mà còn ở phạm vi trên cả nước.
4 Phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
Trong quá trình thực hiện luận văn, người viết đã sử dụng các phương pháp cụ thể
như sau: Thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá tổng hợp với mong muốn vận dụng lý luận
vào thực tiễn giải quyết án và công tác đấu tranh phòng chống tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác ở địa phương đạt hiệu quả hơn. Qua đó, đề xuất
một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện những quy định của pháp luật trong thời gian tới.
5 Bố cục của đề tài
Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, ba Chương và danh mục tài liệu tham khảo
Chương 1: Khái quát chung về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của ngƣời khác theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Hình sự
Chương 2: Quy định về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của ngƣời khác trong Bộ luật hình sự Việt Nam hiện hành
Chương 3: Thực trạng tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của ngƣời khác ở tỉnh Đồng Tháp và những giải pháp phòng chống

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

-3-


SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC
THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ
1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM SỨC KHỎE CỦA
NGƢỜI KHÁC
1.1.1 Khái niệm về các tội xâm phạm sức khỏe của ngƣời khác
Con người luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của mọi chính sách xã hội và pháp
luật. Đấu tranh bảo vệ quyền con người là trách nhiệm của Nhà nước và mọi cá nhân. Do
vậy, khi có bất kỳ hành vi nào xâm phạm đến các quyền con người đều bị trừng phạt rất
nghiêm khắc. Bộ luật hình sự hiện hành ở Chương XII đã quy định các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Đây là Chương của Bộ luật hình sự
có những quy phạm pháp luật trực tiếp bảo vệ con người với tư cách là chủ thể của các
mối quan hệ xã hội.
Từ việc tìm hiểu các khái niệm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm theo Từ
điển Tiếng Việt và theo tinh thần của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung 2009, cho
ta khẳng định tầm quan trọng của việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của
con người. Đồng thời, chỉ ra tính nguy hiểm của các hành vi xâm phạm loại khách thể này.
Có thể khái niệm về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự
của con người là: “những hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi, gây tổn hại hoặc đe dọa đến quyền sống, quyền được bảo
hộ về sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người”.1
Bên cạnh khái niệm chung về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm,
danh dự của con người nêu trên thì khái niệm về các tội xâm phạm tính mạng của con

người được hiểu như sau:“Các tội xâm phạm tính mạng của con người là những hành vi
(hành động hoặc không hành động), có lỗi (cố ý hoặc vô ý) xâm phạm quyền được tôn
trọng và bảo vệ về tính mạng của người khác”.2
Bộ luật hình sự hiện hành quy định các tội phạm trong Chương XII gồm 30 điều

1

Trần Văn Luyện, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, phần các tội phạm, Nxb Công an nhân dân,
2002, tr.45.
2
Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011,
tr.82.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

-4-

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

tương ứng với 30 tội danh khác nhau, chia làm 3 nhóm tội như sau: nhóm các tội xâm
phạm tính mạng của con người có 11 điều luật (Điều 93, 94, 95, 96, 97, 98, 99, 100, 101,
102, 103), nhóm các tội xâm phạm sức khỏe của con người có 09 điều luật (Điều 104,
105, 106,107, 108, 109, 110, 117, 118) và nhóm các tội xâm phạm nhân phẩm, danh dự
của con người có 10 điều luật (Điều 111, 112, 113, 114, 115, 116, 119, 120, 121, 122).
Như vậy, Chương XII của Bộ luật hình sự có những quy định riêng, nhằm bảo vệ con
người. Nhưng dựa vào khách thể trực tiếp, Bộ luật hình sự đã có sự phân chia rõ ràng
giữa quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và danh dự của con người. Căn

cứ vào dấu hiệu của tội phạm nói chung, cũng như dựa vào các khái niệm nêu trên, người
viết đưa ra cách hiểu về các tội xâm phạm sức khỏe của con người như sau: “Các tội xâm
phạm sức khỏe của con người là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm đến quyền được tôn trọng
và bảo vệ về sức khỏe của con người.”
Theo thời gian, qua từng thời kỳ phát triển của xã hội, các quy định pháp luật về
hình sự được sửa đổi, bổ sung đầy đủ, chi tiết phù hợp với từng giai đoạn phát triển,
nhằm hoàn thiện hơn, tạo điều kiện cho công tác đấu tranh phòng chống các loại tội phạm
đạt hiệu quả. Người viết cũng khẳng định pháp luật hình sự là công cụ sắc bén của Nhà
nước ta trong công cuộc đấu tranh phòng chống các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe,
danh dự, nhân phẩm của con người.
Các tội xâm phạm sức khỏe của con người được nhận diện qua các dấu hiệu của
tội phạm như: mặt khách quan (hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả xảy ra), mặt chủ
quan (lỗi, động cơ, mục đích), chủ thể, khách thể của tội phạm. Các dấu hiệu này biểu
hiện đa dạng và phức tạp ở mỗi loại tội phạm khác nhau. Nó có ý nghĩa rất quan trọng
không chỉ trong nhận thức về đánh giá, phân biệt các loại tội phạm mà cả trong các biện
pháp đấu tranh, phòng chống có hiệu quả đối với các loại tội phạm.
1.1.2 Cấu thành tội phạm các tội xâm phạm sức khỏe của ngƣời khác
1.1.2.1 Mặt khách thể các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
Khách thể của nhóm tội này là một trong những khách thể quan trọng được luật
hình sự bảo vệ. Đó là quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người.
Đối tượng của nhóm tội này là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ
về sức khỏe. Sức khỏe của con người là tình trạng sức lực của con người đang sống trong
điều kiện bình thường, là trạng thái tâm sinh lý, sự hoạt động hài hòa trong cơ thể về tinh
thần và cơ bắp, tạo nên khả năng chống chọi bệnh tật. Hành vi xâm phạm sức khỏe con
người là hành vi dùng tác động ngoại lực hoặc bất kỳ hình thức nào làm cho người đó
yếu đi hoặc gây nên những tổn thương ở các bộ phận trong cơ thể, gây thiệt hại đến sức
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

-5-


SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

khỏe, làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của người đó. Nó làm tổn hại đến khả
năng suy nghĩ, học tập, lao động, sáng tạo của nạn nhân.
1.1.2.2 Mặt khách quan các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
Các tội phạm thuộc nhóm này được thể hiện ở những hành vi nguy hiểm cho xã
hội, trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến sức khỏe của người khác. Những hành vi
nguy hiểm được thực hiện bằng hành động cụ thể, có thể sử dụng các loại công cụ,
phương tiện khác nhau tạo nên sự tác động vật chất vào thân thể con người, gây ra những
tổn hại cho người đó.
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội của nhóm tội này là gây thương tích, tổn hại về sức
khỏe, thể hiện dưới dạng thiệt hại về vật chất. Đa số các tội phạm có cấu thành vật chất,
tức là phải có hậu quả xảy ra thì tội phạm mới được coi là hoàn thành. Tuy nhiên, cũng
có trường hợp không yêu cầu hậu quả cụ thể xảy ra như tội hành hạ người khác- Điều
110 Bộ luật hình sự. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội này cần làm rõ mối quan
hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả xảy ra do hành vi phạm tội đó gây ra.
1.1.2.3 Mặt chủ thể các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
“Chủ thể của tội phạm là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ
tuổi theo luật định.”3 Chủ thể của hầu hết các tội xâm phạm sức khỏe là chủ thể thường.
Tuy vậy, có ba tội phạm ngoài dấu hiệu chung ra còn có các dấu hiệu đặc biệt, như người
đang thi hành công vụ (Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trong khi thi hành công vụ- Điều 107); người có quyền hành nhất định đối với người
bị lệ thuộc (Tội hành hạ người khác- Điều 110); người đang bị nhiễm HIV và biết mình
đã bị nhiễm HIV (Tội lây truyền HIV cho người khác- Điều 117).
1.1.2.4 Mặt chủ quan các tội xâm phạm sức khỏe của người khác
Lỗi của người phạm tội có thể là lỗi cố ý (Điều 104, 105, 106...), hoặc vô ý (Điều

108, 109) hoặc có thể là cố ý hay vô ý.
Động cơ phạm tội chỉ là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm trong các tội
quy định tại Điều 106, 107. Do vậy, trong các tội này, dấu hiệu động cơ có ý nghĩa quan
trọng trong việc định tội, đó là động cơ vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc vì lý
do công vụ. Ngoài ra, Bộ luật hình sự còn quy định động cơ hoặc mục đích phạm tội là
dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tăng nặng ở một số cấu thành tăng nặng như: để cản
trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân (điểm k khoản 1 Điều
104). Đối với các tội phạm còn lại, động cơ không là dấu hiệu bắt buộc.

3

Trần Văn Luyện, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, phần các tội phạm, Nxb Công an nhân
dân, 2002, tr.47.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

-6-

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

1.2 KHÁI QUÁT TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI
CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA
BỘ LUẬT HÌNH SỰ
1.2.1 Khái niệm tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác
Trên cơ sở nghiên cứu khái niệm về tội phạm được quy định tại Điều 8 Bộ luật
hình sự và khái niệm về các tội xâm phạm sức khỏe của người khác, để xác định hành vi

cụ thể phạm vào một tội cụ thể như tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ
sung 2009. Như vậy, theo Điều 104 Bộ luật hình sự bao gồm hai chế định là cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Khái niệm về “cố ý gây thương tích” được hiểu là hành vi cố ý dùng vũ lực hoặc
thủ đoạn khác gây thương tích cho cơ thể người khác. Khái niệm về “gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác” được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn tác động vào cơ thể nạn nhân
làm mất hoặc giảm chức năng các bộ phận trên cơ thể nạn nhân.
Có nhiều tác giả đề cập đến khái niệm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác. Ở đây người viết tham khảo và đưa ra một vài khái niệm
như: “Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là hành vi của
một người cố ý làm cho người khác bị thương hoặc tổn hại đến sức khỏe”.4
Hay: “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là
hành vi cố ý gây ra thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác dưới dạng
những thương tích hoặc tỷ lệ tổn hại sức khỏe cụ thể”.5
Đây là loại tội phạm có cấu thành vật chất nên đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra.
Vết thương là những dấu vết trên cơ thể của nạn nhân mà ta có thể nhìn thấy
được. Tổn hại là những dấu vết bên trong cơ thể nạn nhân mà ta không thể nhìn thấy
được, nó nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe…
Để giúp cho các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử giải quyết vụ án đúng đắn theo
quy định của pháp luật, không chỉ dừng lại ở phần khái niệm tội phạm mà chúng ta cần đi
sâu làm rõ các dấu hiệu phạm tội cũng như những yếu tố cấu thành tội phạm của tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

4

Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, tập 1, phần các tội phạm, Nxb Thành phố Hồ Chí
Minh, 2003, tr.135.
5


Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011,
tr.129.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

-7-

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

1.2.2 Đặc điểm tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác
Các dấu hiệu pháp lý trong cấu thành tội phạm mang tính chất đặc trưng của một
tội phạm cụ thể. Nó vừa cho phép xác định tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của
hành vi phạm tội, vừa cho phép phân biệt giữa tội phạm này với tội phạm khác. Đồng
thời, nó còn là cơ sở để xác định trách nhiệm hình sự và định tội danh một cách chính
xác, đúng pháp luật.
Khi nói đến tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
là đề cập đến một nhóm tội danh “Các tội xâm phạm sức khỏe của người khác”. Do đó,
khi xem xét dấu hiệu pháp lý của tội phạm này cần phải đối chiếu theo từng tội cụ thể.
So với Điều 109 Bộ luật hình sự 1985 quy định về loại tội này thì Điều 104 Bộ
luật hình sự 1999 sửa đổi, bổ sung 2009 về cơ bản đã được cấu tạo lại, lấy tỷ lệ thương
tật làm căn cứ để xác định trách nhiệm hình sự (theo khoản 1 Điều 104) và xác định
khung hình phạt (theo các khoản 2, 3 Điều này).
 Về phía người phạm tội
Đối với loại tội phạm này khi chúng ta phân tích về lỗi, động cơ, mục đích, hành vi,
thì phải có hành vi nguy hiểm đáng kể cho xã hội xảy ra xâm phạm đến khách thể là quyền
được Nhà nước, pháp luật tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe của con người. Tức hành vi đó

phải tác động lên thân thể người khác làm cho nạn nhân bị thương tích hoặc tổn hại sức
khỏe, đặc biệt về yếu tố vật chất như: đâm, chém, đánh đập…Hành vi trên nếu so sánh với
tội giết người thì có những điểm giống nhau. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của nó đối với
nạn nhân và cho xã hội ít hơn so với tội giết người. Để xác định có hành vi cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hay không, cần chú ý đến những tài liệu
chứng minh về thời gian, địa điểm xảy ra sự việc, về thương tích hay tổn hại sức khỏe của
người bị hại. Đặc biệt, lưu ý những trường hợp người bị hại có các vết thương cũ, có tiền
sử bệnh lý hoặc có khiếm khuyết về thể chất để tránh sự nhầm lẫn, ngộ nhận khi thực tế
không có sự việc xảy ra hoặc có sự việc xảy ra nhưng không phải do hành vi cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gây nên.
Từ những phân tích, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác được thực hiện bằng hình thức lỗi cố ý, người thực hiện hành vi nhận thức
được tính chất nguy hiểm của hành vi và thấy trước hậu quả nguy hiểm của hành vi.
Người phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra (lỗi cố ý trực tiếp) hoặc cũng có thể chỉ
là bỏ mặc cho hậu quả xảy ra (lỗi cố ý gián tiếp). Thông thường, hành vi cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được thực hiện một cách công khai,
nên rất dễ nhận biết người thực hiện hành vi cũng như ý thức chủ quan của họ. Tuy nhiên
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

-8-

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

có nhiều trường hợp, để xác định được đối tượng thực hiện hành vi đó có lỗi hay không,
lỗi cố ý hay vô ý lại đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tổng hợp từ nhiều
yếu tố khác như: năng lực trách nhiệm hình sự của đối tượng thực hiện hành vi, về ý
thức, động cơ, mục đích, điều kiện, hoàn cảnh xảy ra sự việc, mối quan hệ giữa người bị

hại và đối tượng, động cơ, mục đích của đối tượng…mới có thể kết luận được.
Hành vi cố ý gây thương tích, gây tổn hại sức khỏe người khác đã gây ra hậu quả thiệt
hại về mặt thể chất của người bị hại ở mức độ đáng kể. Theo quy định của Điều 104 Bộ luật
hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, hậu quả là
dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Giữa hành vi và hậu quả thiệt hại xảy ra có
mối quan hệ nhân quả. Hậu quả của hành vi phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác được thực hiện dưới dạng thiệt hại về thể chất là thương tích
hoặc tổn hại về sức khỏe của người bị hại với tỷ lệ % thương tật nhất định theo quy định của
pháp luật. Vì vậy, để xác định dấu hiệu hậu quả phải có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh.
Đặc biệt là kết quả giám định pháp y là một trong những chứng cứ quan trọng để đánh giá
tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi và cho phép xác định hành vi cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là tội phạm hay vi phạm pháp luật.
Trường hợp nạn nhân tử vong, cần phải nghiên cứu kỹ các yếu tố như ý thức chủ
quan của người phạm tội, động cơ, mục đích phạm tội, thái độ của người phạm tội đối
với hậu quả xảy ra. Công cụ, phương tiện được sử dụng để phạm tội, mức độ, tính chất
của hành vi tấn công người bị hại… Bởi vì, ý thức của người phạm tội là không mong
muốn cho nạn nhân chết chỉ mong muốn gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe.
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã
hội phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Tức là họ phải đạt một độ tuổi nhất
định theo pháp luật quy định và không bị mắc bệnh tâm thần.
 Về phía nạn nhân
“Nạn nhân phải bị thương tích hoặc bị tổn hại đến sức khỏe ở mức đáng kể. Nếu
6

thương tích không đáng kể thì chưa phải là tội phạm.” Trước hết, lấy tỷ lệ thương tích
nạn nhân làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự và định khung hình phạt đối với
người phạm tội. Tỷ lệ thương tích là tỷ lệ thiệt hại đến sức khỏe vĩnh viễn hoặc tạm thời
dựa trên kết quả của giám định pháp y, nhưng trong trường hợp cần thiết có thể dựa trên
kết luận của bác sĩ điều trị khi tiếp nhận bệnh nhân.
Thực tiễn, nếu tỷ lệ thương tật dưới 11%, không gây cố tật thì được coi là thương


6

Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999, tập 1, phần các tội phạm, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, 2003, tr.138.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

-9-

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

tích nhẹ, chưa phải chịu trách nhiệm hình sự. Tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên là tỷ lệ cần
thiết để truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp tỷ lệ thương tật không đến 11% nhưng
vẫn xét xử về hình sự theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự, nếu thuộc một trong các
trường hợp sau: Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều
người; gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối
với nhiều người; đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người
khác không có khả năng tự vệ; đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô
giáo của mình; có tổ chức; trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;
có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì
lý do công vụ của nạn nhân.
Như vậy, dấu hiệu pháp lý của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác có đặc trưng là: tội phạm đã xâm phạm vào quyền bảo hộ về sức
khỏe của người khác; có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác; do lỗi cố ý. Tội phạm được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm hình

sự và đạt độ tuổi theo quy định. Trong đó, dấu hiệu bắt buộc về mặt hậu quả của tội phạm
này là để lại thương tích cho nạn nhân với tỷ lệ % thương tích theo quy định.
1.2.3 Nguyên nhân và điều kiện của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của ngƣời khác
Trên cơ sở tình hình và diễn biến của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên phạm vi cả nước cũng như ở tỉnh Đồng Tháp, cùng kết quả
của hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa phương cho thấy, loại tội phạm này
diễn ra khá phổ biến và phức tạp do nhiều nguyên nhân, điều kiện khác nhau:
a/ Nguyên nhân và điều kiện khách quan
- Việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hạn chế. Biện pháp tuyên truyền giáo
dục thiếu chiều sâu. Việc phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật với các ngành, các
cấp, các đoàn thể chưa được thường xuyên để tuyên truyền, giáo dục pháp luật kịp thời
đến nơi, đến chốn.
- Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa chưa được thường xuyên, chú ý đúng
mức. Công tác hòa giải cơ sở, giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống xã hội của các cơ
quan, đoàn thể, tổ chức xã hội ở địa phương đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng
với tình hình mới. Triển khai phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phòng chống
bạo lực gia đình, bạo lực học đường tuy có thực hiện nhưng hiệu quả phòng ngừa chưa cao.
- Công tác quản lý nhà nước về an ninh trật tự còn lỏng lẻo, kém hiệu quả. Công tác
quản lý giáo dục tại xã, phường chưa được quan tâm, giáo dục cải tạo chưa xóa bỏ được tư
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

- 10 -

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

tưởng phạm tội của các đối tượng, số đối tượng tái phạm vẫn còn. Chưa chú ý giáo dục đến

đối tượng là thanh thiếu niên, các đối tượng lưu manh, côn đồ, có tiền án, tiền sự.
- Những sơ hở, thiếu sót trong các mặt công tác quản lý của Nhà nước, các cấp, các
ngành bao gồm: thiếu sót trong quản lý con người, quản lý văn hóa, quản lý nghề nghiệp…
- Việc quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh công cụ: dao, búa, mã tấu…Công
tác vận động gia đình có người thân sử dụng các hung khí tự chế, giao nộp cho cơ quan
chức năng xử lý theo quy định của pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên.
- Công tác đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan chức năng còn bộc lộ nhiều
thiếu sót. Trình độ nghiệp vụ, pháp luật của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu
thực tiễn. Mối quan hệ giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật chưa thực sự đồng bộ, thiếu
thống nhất trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, giáo dục, cải tạo phạm nhân.
Số vụ án điều tra, khởi tố ít hơn so với thực tế tội phạm xảy ra. Hoạt động điều tra chưa
kịp thời, hiệu quả chưa cao, xử lý đôi khi chưa nghiêm minh.
- Do ảnh hưởng không ít bởi các loại văn hóa phẩm kích động, bạo lực, xã hội
đen…chưa được xử lý kịp thời. Nó trực tiếp tác động đến cuộc sống của thanh thiếu niên.
Phong tục, tập quán, lối sống lành lạnh chưa được coi trọng.
- Sự tác động bởi những mặt trái của nền kinh tế thị trường đẩy mạnh tốc độ phân
tầng xã hội, tạo ra sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc. Đời sống khó khăn, làm tăng số người
thiếu việc làm, số trẻ em bỏ học, ăn chơi lêu lỏng ngày càng đông. Những người không
có tư liệu sản xuất phải ra thành phố, thị xã làm thuê kiếm sống, bị tác động bởi những
hiện tượng tiêu cực dễ dẫn đến phạm tội.
- Chưa kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, nhằm tạo nên sức
mạnh tổng hợp trong đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và loại tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, để ngăn chặn kịp
thời, có hiệu quả.
- Những quy định của pháp luật chưa hoàn thiện, việc thực thi pháp luật còn kém
hiệu quả. Đặc biệt là pháp luật về phòng ngừa tội phạm còn thiếu.
b/ Nguyên nhân và điều kiện chủ quan
- Các đối tượng phạm tội có ý thức xem thường pháp luật, tính mạng, sức khỏe
người khác, kỹ năng văn hóa ứng xử, cư xử giữa người với người trong giải quyết mâu
thuẫn còn kém. Phần lớn, số vụ cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của

người khác, thì người phạm tội do có uống rượu chiếm tỷ lệ khá cao.
- Do thói quen lưu manh, côn đồ, tụ tập nhậu nhẹt, vô cớ kiếm chuyện, dù có
những mâu thuẫn nhỏ nhặt cũng dễ dùng sức mạnh, dao, mã tấu để thanh toán nhau, để
gây thương tích hoặc tìm đối tượng có mâu thuẫn trước để trả thù.
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

- 11 -

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

- Một số vụ án xuất phát từ hành vi trái pháp luật của người bị hại trong việc giải
quyết các mối quan hệ xã hội. Ý thức đấu tranh của người bị hại đối với những người có
hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức cho mình chưa kiên quyết. Cho nên thời
gian qua loại tội phạm này xử lý chưa triệt để, thiếu tính giáo dục, răn đe phòng ngừa.
1.2.4 Sơ lƣợc về lƣợc sử và phát triển của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác
Sự hình thành và phát triển của các quy phạm pháp luật hình sự về tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác gắn liền với sự hình thành và phát
triển của hệ thống pháp luật nước ta từ thời phong kiến cho đến khi có sự ra đời của Bộ
luật hình sự nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 1985 và tiếp sau đó là Bộ
luật năm 1999 có hiệu lực ngày 01/7/2000, sửa đổi bổ sung 2009 đã trãi qua các giai đoạn
như sau:
a) Giai đoạn phong kiến
Trãi qua các thời kì phát triển của lịch sử, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trong thời đại phong kiến được quy định thành những
điều luật cụ thể trong các Bộ luật thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn…mà nổi bật nhất là Bộ luật
Hồng Đức (1483) của nhà Lê hay còn gọi là Quốc triều hình luật. Các tội phạm được quy

định khá rõ trong chương Đấu Tụng (đánh nhau kiện tụng), chương này gồm 50 Điều
nhưng các điều luật liên quan đến việc đánh nhau gây thương tích chỉ quy định rõ từ Điều
456 đến Điều 499. Nhìn chung, trong Quốc triều hình luật của nhà Lê quy định về những
tội đánh nhau gây thương tích chỉ là những điều luật cụ thể chứ không mang tính chất và
những hành vi chung (yếu tố khách quan, chủ quan, khách thể, chủ thể) như tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được quy định trong Bộ luật
hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009. Những tội phạm trên nếu so sánh với Bộ luật
hình sự thì ta thấy nó còn lẫn lộn, không rõ ràng.
b) Giai đoạn 1945 đến nay
Là giai đoạn gắn liền với các giai đoạn của cuộc cánh mạng Việt Nam chống thực
dân Pháp, cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược và sau đó là cả nước tiến lên
xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Đầu tiên là Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 do Bác Hồ ký, cho phép áp dụng
một số văn bản pháp luật của đế quốc phong kiến mà không trái với nguyên tắc độc lập
của nước Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa. Trong đó, có Luật hình An Nam,
Hoàng Việt hình luật và Hình luật canh cải.
Sắc lệnh 151/SL ngày 12/4/1953 Điều 6 có quy định: “Đánh bị thương, đánh chết,
ám sát nông dân, cán bộ và nhân viên thì sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc xử
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

- 12 -

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

tử hình…”.
Đến năm 1955 do bối cảnh của lịch sử và tình hình xã hội lúc bấy giờ, miền Bắc nhà
nước ta đã tiếp tục ban hành một số văn bản pháp luật hình sự. Thông tư số 19-VHH ngày

30/6/1955 của Bộ Tư pháp đã khẳng định việc hoàn toàn xóa bỏ mọi luật lệ của chế độ cũ.
Thông tư số 442/TTg, ngày 19/01/1955 về việc trừng trị một số tội phạm như: đánh
bị thương phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm; đánh bị thương có tổ chức hoặc gây thành cố
tật hay chết người có thể phạt đến 20 năm.
Thông tư số 24/TATC ngày 25/11/1974 về việc xét xử các tội vô ý giết người hay
cố ý gây thương tích.
Sắc luật số 03/SL-76 ngày 15/3/1976 của Hội đồng Chính phủ cách mạng lâm thời
quy định các tội phạm và hình phạt.
Ở các tỉnh phía Nam, chính phủ Việt Nam cộng hòa (Ngụy quyền Sài Gòn) đã ban
hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến tội cố ý gây thương tích như Bộ luật hình sự
ngày 20/12/1972, thể hiện ở các điều như: Tội cố ý gây thương tích (Điều 334), Tội dự
mưu hay mai phục để gây thương tích (Điều 344)…
Sang đến năm 1976, Hội đồng chính phủ cách mạng lâm thời đã ban hành sắc luật
số 03/SL-76, tại Thông tư này đã hướng dẫn các tội phạm xâm phạm thân thể, nhân phẩm
của công dân như cố ý giết người, cố ý gây thương tích, vô ý làm chết người, vô ý gây
thương tích.
Đầu năm 1985, đây là mốc thời gian lịch sử quan trọng đánh dấu sự ra đời một Bộ
luật hình sự đầu tiên của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Bộ luật hình sự
1985 ra đời dựa trên sự kế thừa và phát triển những thành tựu của pháp luật hình sự Việt
Nam, đặc biệt sau cách mạng tháng Tám. Đây là giai đoạn áp dụng pháp luật thống nhất
trong cả nước. Cùng với sự ra đời của Bộ luật hình sự 1985, Tòa án nhân dân tối cao
cũng có những văn bản hướng dẫn như:
Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29//11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật hình sự.
Công văn số 03/TATC ngày 22/10/1987 của Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn
Điều 109 Bộ luật hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích.
Nghị quyết 01/89-HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn bổ
sung việc áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự.
Từ 1985 đến năm 1997, trong vòng 12 năm, Bộ luật hình sự 1985 đã qua bốn lần
sửa đổi bổ sung vào các ngày 28/12/1989, 12/8/1991, 22/12/1992 và cuối cùng là ngày

10/5/1997.
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

- 13 -

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

Đối với các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con người thì
được sửa đổi ba lần. Đó là vào lần thứ nhất, thứ hai và thứ tư. Trong đó, tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được sửa đổi, bổ sung vào
lần thứ nhất, cùng với tội giết người và giao cấu với người dưới 16 tuổi.
Nhìn chung, Bộ luật hình sự 1985 được sửa đổi, bổ sung cuối cùng năm 1997 đã
đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Tuy nhiên, nó vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Vì vậy,
đòi hỏi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 là sự cần thiết.
Bộ luật hình sự 1999 kết cấu lại và có thay đổi về quy định tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Điều 104 so với Điều 109 Bộ luật
hình sự năm 1985. Lần sửa đổi bổ sung 2009 đối với Bộ luật hình sự năm 1999 thì loại
tội này được giữ nguyên.
Công văn 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ
có đề cập ở mục B đối với áp dụng Điều 109 Bộ luật hình sự 1985 so với Điều 104 Bộ
luật hình sự năm 1999 theo nguyên tắc có lợi cho người phạm tội.
Bên cạnh sự ra đời của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 thay thế
cho Bộ luật hình sự 1985 thì những văn bản hướng dẫn thi hành cũng được ban hành.
Riêng đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác có
các văn bản hướng dẫn như:
Nghị quyết 01/2006/NQ-HĐTP ngày 12/5/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật hình sự.

Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Bộ luật hình sự.
1.2.5 Ý nghĩa quy định pháp luật về tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe ngƣời khác
Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng. Nó là phương tiện
không thể thiếu bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành bình thường của xã hội. Pháp luật
không chỉ là một công cụ quản lý Nhà nước hữu hiệu, nhằm mục đích xây dựng một xã
hội có trật tự, kỷ cương, văn minh, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của
ý thức đạo đức, làm lành mạnh hoá đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị
mới. Vì vậy, Bộ luật hình sự ra đời là một tất yếu khách quan đã góp phần vào nhiệm vụ
chung đó. Một trong những tội phạm cụ thể được quy định ở Bộ luật hình sự hiện hành,
tại Điều 104 có tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Trước hết, nội dung quy định loại tội phạm này được xem là điều kiện cần thiết có
tính nguyên tắc để giới hạn giữa tội phạm và các vi phạm pháp luật khác, giữa trách
nhiệm hình sự và các trách nhiệm pháp lý khác. Một hành vi bị xem là tội phạm, phải
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

- 14 -

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

chịu hình phạt khi hành vi phạm tội đó thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm và phải
được Bộ luật hình sự quy định. Vì vậy, việc quy định tội tại Điều 104 Bộ luật hình sự có
ý nghĩa là cơ sở pháp lý cho việc định tội, mọi hành vi phạm tội đều bị xử lý theo đúng
pháp luật.
Khách thể của tội phạm là cơ sở để đánh giá đúng đắn tính nguy hiểm cho xã hội
của hành vi phạm tội. Khách thể càng quan trọng thì tội phạm xâm hại đến khách thể đó

càng nguy hiểm. Bộ luật hình sự hiện hành đã căn cứ vào tính chất giống nhau của các
khách thể mà xếp chúng thành từng nhóm tương ứng với các chương. Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác được xếp vào Chương XIInhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, cho thấy
rằng đây là khách thể khá quan trọng. Quy định này góp phần trực tiếp bảo vệ sức khỏe
của con người.
Việc đưa quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác vào trong Bộ luật hình sự còn là công cụ sắc bén và hữu hiệu trong đấu tranh phòng
chống tội phạm. Góp phần đắc lực vào việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân;
duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lý kinh tế; bảo đảm cho mọi người được sống
trong môi trường xã hội và sinh thái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao.
Trong thực tiễn áp dụng, nhờ những quy định cụ thể về tội phạm này trong Bộ luật
hình mà các cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào đó để định tội danh được chính xác
và dễ dàng hơn. Xuất phát từ thực tế đa dạng, phong phú của tội phạm và tình hình tội
phạm, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi, tại Điều 104 Bộ luật hình sự đã
quy định 4 khung hình phạt. Ở đây, có sự phân loại tội phạm từ tội phạm ít nghiêm trọng
đến đặc biệt nghiêm trọng là cơ sở để áp dụng pháp luật hình sự và xây dựng các biện
pháp pháp lý hình sự tương ứng với tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, xác định
chính sách hình sự cụ thể đối với từng hành vi phạm tội cụ thể.
Nhờ những quy định cụ thể của tội phạm này trong Bộ luật hình sự sẽ tạo điều
kiện để tổ chức tốt việc đưa pháp luật vào đời sống thông qua hoạt động giáo dục pháp
luật. Việc giáo dục pháp luật không những giúp nâng cao ý thức pháp luật cho người dân,
mà còn tạo ra khả năng hình thành những nhu cầu, tình cảm, những chuẩn mực mới.
Đồng thời, góp phần củng cố ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm đạo đức, ngăn chặn các
biểu hiện xâm phạm lợi ích chính đáng của người khác, khuyến khích những hành vi hợp
pháp và giúp con người có những hành vi ứng xử văn minh, phù hợp với chiều hướng
phát triển tiến bộ của thời đại.
Tóm lại, muốn xã hội ổn định và ngày càng phát triển, cần phải có hệ thống pháp
luật hoàn chỉnh và đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động của con người và của toàn xã hội
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo


- 15 -

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

Sự hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật có ý nghĩa quan
trọng trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng căn dặn rằng pháp luật không phải là để trừng trị con người, mà là công cụ
bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người. Cùng với hệ thống pháp luật nước ta, việc quy
định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong Bộ luật
hình sự cũng chỉ nhằm mục đích lớn nhất là bảo vệ con người, thể hiện tính nhân văn
cao.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

- 16 -

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

CHƢƠNG 2
QUY ĐỊNH VỀ TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC
TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
2.1 TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE
CỦA NGƢỜI KHÁC THEO QUY ĐỊNH TẠI ĐIỀU 104 CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Để định tội đúng, cần phải dựa trên các căn cứ pháp lý và căn cứ khoa học của
việc định tội. Trong đó đặc biệt chú ý, xem xét các hành vi phạm tội trên cơ sở bốn yếu tố
cấu thành tội phạm.
Do thực tế, có nhiều trường hợp người phạm tội không gây thương tích mà chỉ gây
tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân. Vì vậy, Điều 104 Bộ luật hình sự đã quy định hai tội
phạm trong cùng một điều luật. Tuy nhiên, về bản chất đều giống nhau, cả hai tội này đều
gây tổn hại cho sức khỏe của con người, chỉ khác là trường hợp này gây thương tích,
trường hợp khác không gây thương tích.
2.1.1 Mặt khách thể của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của ngƣời khác
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ, bị
người phạm tội xâm hại bằng cách gây thiệt hại. Tội phạm nào cũng xâm phạm đến
khách thể được luật hình sự bảo vệ. Đối với tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe người khác theo Điều 104 Bộ luật hình sự thì khách thể bị xâm phạm là quyền
được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của con người. Tuy nhiên, để định tội đúng, khi
nghiên cứu khách thể của tội này, cần chú ý kết hợp nhận xét các dấu hiệu khác.
Một hành vi phạm tội xâm phạm nhiều khách thể, trong đó có khách thể của tội giết
người và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Tương tự,
cùng hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nhưng có
thể định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 104),
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh
thần bị kích động mạnh (Điều 105) hay tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng (Điều 106).
Đối tượng tác động của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác là con người cụ thể. Thời điểm xác định sự sống con người bắt đầu là thời
điểm đứa trẻ sinh ra, tồn tại một cách độc lập với cơ thể người mẹ và được pháp luật bảo
GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

- 17 -


SVTH: Lê Thị Ly Huyền


Luận văn tốt nghiệp: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe …

vệ. Sự sống của con người được coi là kết thúc vào thời điểm chết sinh vật (não ngừng
hoạt động). Do đó, khi định tội cần xác định chính xác các đặc điểm của con người bị
hành vi phạm tội xâm hại đến. Trong nhiều trường hợp, nó có ý nghĩa định tội, định
khung hình phạt hoặc là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Chẳng hạn, nạn nhân là
người già yếu mà bị người khác cố ý gây thương tích thì có thể phải định tội theo điểm d,
khoản 1, Điều 104 hoặc cấu thành tội phạm tăng nặng ở khoản 2, 3 của tội này.
Tính chất nguy hiểm của tội phạm phụ thuộc vào tầm quan trọng của khách thể mà
tội phạm xâm hại đến. Xác định đúng khách thể của tội phạm là cơ sở cho việc định tội
chính xác.
Ví dụ: A và B cùng là hàng xóm với nhau. Trong lúc ngồi uống rượu chung, do có
mâu thuẫn trong lời nói, dẫn đến hai bên cự cãi. Không đồng ý với thái độ cư xử của A, B
đã dùng vỏ chai bia đập vào đầu A một cái, gây thương tích 13%. Được mọi người căn
ngăn và đưa A đến bệnh viện điều trị.
Trong tình huống trên, khách thể của tội phạm là quyền được tôn trọng và bảo vệ
sức khỏe của A. Hành vi dùng vỏ chai bia đập vào đầu A một cái của B đã xâm phạm đến
quyền được tôn trọng và bảo sức khỏe của A. Chính hành vi của B đã dẫn đến hậu quả là
A bị thương tích 13%. Đối tượng tác động của tội phạm là con người- A là người đang
sống, đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là chủ thể của quyền sống, quyền
được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe. Hành vi B làm biến đổi tình trạng bình thường của A,
là hành vi xâm phạm trái pháp luật tới quyền được tôn trọng và bảo vệ sức khỏe của A.
2.1.2 Mặt khách quan của tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của ngƣời khác
Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm. Là những biểu hiện
của hành vi cố ý gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của người khác ra thế giới
khách quan. Bao gồm các dấu hiệu như: hành vi nguy hiểm, hậu quả nguy hiểm cho xã

hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả nguy hiểm đó.
* Về dấu hiệu hành vi
Tội phạm này có hành vi gây thương tích hoặc gây tổn hại trái pháp luật cho sức
khỏe của người khác. “Hành vi của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác có thể thực hiện với công cụ, phương tiện phạm tội (đâm, chém,
bắn, đốt…) hoặc không có công cụ, phương tiện phạm tội (đấm, đá, cắn..) hoặc có thể
thông qua súc vật (thả chó cắn, trâu chém, bò đá..) hoặc cơ thể của người khác.”7 Các

7

Phạm Văn Beo, Luật hình sự Việt Nam, quyển 2, phần các tội phạm, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2011,

tr. 129.

GVHD: Ts. Phạm Văn Beo

- 18 -

SVTH: Lê Thị Ly Huyền


×