VIỆN HÀN LÂM
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
KHOA
HỌCKHOA
XÃ HỘI
VIỆT
HỌC
VIỆN
HỌC
XÃNAM
HỘI
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ MỸ HƯƠNG
PHẠM THỊ MỸ HƯƠNG
ĐẤU TRANH PHÒNG, CHỐNG
TỘI CỐ Ý GÂY
TÍCH HOẶC
GÂY TỔN HẠI
ĐẤUTHƯƠNG
TRANH PHÒNG,
CHỐNG
CHO SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN
TỘI CỐ Ý GÂY THƯƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
TỈNH THÁI BÌNH
SỨC KHOẺ CỦA NGƯỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI BÌNH
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã số: 62. 38 .01.05
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã .LUẬN
Mã số: 62. 38 .01.05
ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ SỸ SƠN
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HỒ SỸ SƠN
HÀ NỘI - 2016
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào.
Tác giả của luận án
PHẠM THỊ MỸ HƯƠNG
MỤC LỤC
TRANG
MỞ ĐẦU ..........................................................................................................................................
1
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu ..........................................................
8
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước ........................................................................
8
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................................
19
1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ....................
25
Chương 2: Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian từ
năm 2006 đến năm 2015 ..........................................................................................................
2.1. Lý luận về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác .........................................................................................................
2.2. Phần hiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình ..................................................
2.3. Đánh giá phần ẩn của tình hình tội cố ý gây thươngthích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình .................
Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa
bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2015 ............
3.1. Nhận thức về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ..............................
3.2. Các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Thái Bình ...........................................................................................................................................
Chương 4: Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên
địa bàn tỉnh Thái Bình ...........................................................................................................
4.1.Khái quát lý luận về phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác .........................................................
4.2.Thực trạng phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình .................
4.3. Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới ..........
4.4. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác tại tỉnh Thái Bình
trong thời gian tới ........................................................................................................................
KẾT LUẬN ....................................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
32
32
38
65
71
71
75
107
107
111
125
128
148
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
1. BLHS
: Bộ luật Hình sự
2. BLTTHS
: Bộ luật Tố tụng hình sự
3. CĐ
: Cao đẳng
4. CQĐT
: Cơ quan điều tra
5. CYGTT
: Cố ý gây thương tích
6. ĐH
: Đại học
7. HSPT
: Hình sự phúc thẩm
8. HSST
: Hình sự sơ thẩm
9. KSV
: Kiểm sát viên
10. Nxb
: Nhà xuất bản
11. PPHS
: Phạm pháp hình sự
12. TAND
: Toà án nhân dân
13. TM, SK, DD, NP
: Tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm
14. Tr
: Trang
15. THCS
: Trung học cơ sở
16. THPT
: Trung học phổ thông
17. THTP
: Tình hình tội phạm
18. UBND
: Uỷ ban nhân dân
19. VKSND
: Viện kiểm sát nhân dân
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 2.4
Bảng 2.5
Bảng 2.6
Bảng 2.7
Bảng 2.8
Bảng 2.9
Bảng 2.10
Bảng 2.11
Bảng 2.12
Bảng 2.13
Bảng 2.14
Tên bảng
Số vụ án và số bị cáo bị xử sơ thẩm về tội CYCTT hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái
Bình từ năm 2006 đến năm 2015
So sánh số vụ án, bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác với tội phạm nói chung trên địa
bàn tỉnh Thái Bình
So sánh số vụ án, bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác với nhóm các tội cố ý xâm phạm tính
mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm trên địa bàn tỉnh Thái
Bình từ năm 2006 đến năm 2015
So sánh sự tương quan tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác với một số tỉnh liền kề
Mức độ tăng giảm số vụ án, số bị cáo phạm tội CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái
Bình từng năm so với năm 2006
Mức độ tăng giảm số vụ án, số bị cáo phạm tội nói chung trên
địa bàn tỉnh Thái Bình từng năm so với năm 2006
Cơ cấu về mức độ của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người được tính toán trên cơ sở dân số của
tỉnh Thái Bình
Cơ cấu tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác được tính trên cơ sở diện tích các địa danh của
tỉnh Thái Bình
Cơ cấu về mức độ của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2006
đến năm 2015, được tính toán trên cơ sở kết hợp cả hai yếu tố dân
số và diện tích địa giới hành chính của tỉnh Thái Bình
Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình xét theo mức độ thiệt
hại do tội phạm gây ra.
Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình xét theo hình
phạt đã áp dụng.
Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác xét theo trình độ học vấn của người phạm tội
Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái bình xét theo nghề
nghiệp của người phạm tội
Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác xét theo tiền án, tiền sự của người phạm tội.
Trang
phụ lục
1
1
2
2
3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Số hiệu
Biểu đồ 2.1
Biểu đồ 2.2
Biểu đồ 2.3
Biểu đồ 2.4
Biểu đồ 2.5
Biểu đồ số 2.6
Biểu đồ 2.7
Biểu đồ 2.8
Biểu đồ 2.9
Biểu đồ 2.10
Biểu đồ 2.11
Tên biểu đồ
Số vụ án và số bị cáo bị xử sơ thẩm về tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái
Bình từ năm 2006 - 2015
So sánh số vụ án phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ người khác với tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh
Thái Bình từ năm 2006 - 2015,
So sánh số bị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác với tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh
Thái Bình từ năm 2006 - 2015.
So sánh số vụ án phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ,
danh dự, nhân phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình
So sánh về số vị cáo phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác với nhóm các tội xâm phạm tính mạng,
sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác theo hình thức thực hiện tội phạm
Cơ cấu của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác theo tiêu chí động cơ, mục đích thực hiện tội phạm
của người phạm tội.
Cơ cấu của tình hình tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác theo tiêu chí phương tiện, công cụ
gây án của bị cáo.
Cơ cấu của tình hình tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác theo tiêu chí thời gian phạm tội của
người phạm tội
Cơ cấu của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe người khác từ năm 2006 -2015 trên địa bàn tỉnh Thái
Bình được xác định theo địa điểm gây án.
Cơ cấu tội phạm xét theo hình phạt đã áp dụng
Trang
8
8
9
9
10
10
11
11
12
12
13
Biểu đồ 2.12 Cơ cấu tội phạm xét theo tiêu chí giới tính của người phạm tội.
13
Biểu đồ 2.13 Cơ cấu tội phạm xét theo tiêu chí độ tuổi của đối tượng phạm tội.
Cơ cấu tội phạm xét theo tiêu chí trình độ học vấn của người
Biểu đồ 2.14
phạm tội
Biểu đồ 2.15 Cơ cấu tội phạm theo tiêu chí nghề nghiệp của người phạm tội
14
Biểu đồ 2.16 Cơ cấu xét theo hoàn cảnh gia đình của người phạm tội
15
14
15
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ngày càng được
quy định đầy đủ, đặc biệt là tại Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 của Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: "Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm;
không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác
xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm" và " Mọi người có
quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe,...Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc
sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng" (Điều 38). Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên cả nước nói chung và tỉnh Thái Bình nói riêng có diễn biến phức
tạp, xu hướng gia tăng, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng
nghiêm trọng. Là tỉnh duy nhất ở đồng bằng sông Hồng có địa hình bằng phẳng,
không đồi núi, là vùng đất trẻ, diện tích đất tự nhiên vào loại trung bình so với cả
nước nhưng tỉnh Thái Bình lại có dân số và mật độ dân cư cao, chỉ sau Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh (dân số 1.870.667 người, mật độ 1.192 người/km2). Tuy là
một tỉnh thành lập muộn, song ngay từ khi mới hình thành, mảnh đất Thái Bình là
nơi hội cư và tụ cư của nhiều luồng cư dân đến từ các vùng cư dân khác nhau. Vì
vậy, mặc dù không phải là điểm nóng của tình hình tội phạm, song do điều kiện về
dân cư, về địa lý nằm gần các trung tâm kinh tế lớn trong vùng tam giác tăng
trưởng kinh tế như Hải Phòng - Quảng Ninh - Hà Nội nên tỉnh Thái Bình vẫn chịu
không ít tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường. Tình hình tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác xảy ra mọi lúc, mọi nơi với
những thay đổi căn bản so với thời kỳ trước về tính chất và mức độ nguy hiểm, về
động cơ mục đích phạm tội; về phương tiện và thủ đoạn phạm tội,v.v. Theo số liệu
thống kê của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình thì tình hình tội nói trên gia
tăng đều đặn và nhanh chóng; nếu như năm 2006 hệ thống Tòa án tỉnh Thái Bình
đã thụ lý giải quyết 50 vụ án với 70 bị cáo phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác, năm 2007 là 58 vụ 83 bị cáo; năm 2008 là 51
-1-
vụ 64 bị cáo; năm 2009 là 65 vụ 97 bị cáo; năm 2010 là 82 vụ 116 bị cáo; năm
2011 là 69 vụ 79 bị cáo; năm 2012 là 71 vụ 124 bị cáo; năm 2013 là 96 vụ 150 bị
cáo; năm 2014 là 78 vụ 100 bị cáo thì năm 2015 là 72 vụ 90 bị cáo. Mặc dù số vụ
án cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị xử lý
nhiều như vậy nhưng tình hình tội này vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm mà lại có
những diễn biến phức tạp hơn, đáng chú ý là xuất hiện một số ổ nhóm tội phạm
hoạt động lưu động lợi dụng những "điểm nóng" là những nơi thường xảy ra khiếu
kiện đông người để thực hiện hành vi phạm tội; một số ổ nhóm có sự móc nối, cấu
kết với những đối tượng là tỉnh ngoài đã gây ra những vụ án nghiêm trọng, gây bức
xúc trong dư luận.
Trước tình hình đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân trong tỉnh đã có
nhiều biện pháp khác nhau để phòng ngừa tình hình tội này. Đặc biệt, ngay sau khi
Ban Bí thư Trung ương Đảng triển khai Chỉ thị 48-CT/TW ngày 31/5/2012 của Bộ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội
phạm trong tình hình mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tỉnh Thái Bình đã ra Nghị
quyết số 03-NQ/TU ngày 05/5/2011; Ủy ban nhân dân tỉnh có chương trình hành
động số 04/CTHĐ-UBND về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác
phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, đồng thời chỉ đạo triển khai thực hiện
tới các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội trong toàn tỉnh. Việc triển khai
thực hiện Chỉ thị 48-CT/TW và Nghị quyết 03-NQ/TU, Chương trình hành động
04/CTHĐ-UBND chứng tỏ cả hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh Thái Bình vào
cuộc với quyết tâm cao trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm, song
trên thực tế, tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong những năm gần đây vẫn không được
kiềm chế, vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ và trải khắp trên địa bàn tỉnh Thái Bình
và vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các tội phạm hình sự.
Thực trạng trên đây cho thấy trên địa bàn tỉnh Thái Bình công tác phòng chống
tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác còn
nhiều bất cập, hạn chế. Xét theo diện rộng, trong khoa học pháp lý cũng như trong
tội phạm học nước ta việc nghiên cứu chuyên đề về tội phạm này chưa nhiều, nhất là
chưa có công trình nào tập trung nghiên cứu một cách toàn diện sâu, rộng về phòng
chống tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
-2-
khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Bởi vậy, nhu cầu nghiên cứu một cách đầy đủ, sâu
rộng và có cơ sở khoa học vấn đề đấu tranh phòng, chống tình hình tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác gắn với "địa lý học" của
tội này, tức là gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội... của tỉnh Thái Bình được
đặt ra một cách cấp thiết. Cũng bởi vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài"Đấu tranh
phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
trên địa bàn tỉnh Thái Bình” làm luận án tiến sĩ luật học chuyên ngành tội phạm học
và phòng ngừa tội phạm.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về tình hình tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tình hình tội này trên địa bàn
tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2015, nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội nói trên, lý luận và thực tiễn phòng ngừa tình hình tội này
trên địa bàn tỉnh Thái Bình, kết quả dự báo tình hình tội phạm; luận án đề xuất các
biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung giải quyết những
nhiệm vụ sau:
- Khái quát lý luận về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác;
- Phân tích, đánh giá tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2006
đến năm 2015;
- Phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong
thời gian từ năm 2006 đến năm 2015;
- Khái quát lý luận phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác và thực tiễn phòng ngừa tình hình tội này trên địa
bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian nói trên;
- Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ
của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình;
-3-
- Đề xuất các biện pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình
trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án lấy các quan điểm khoa
học của tội phạm học về tình hình tội phạm, về nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội phạm, về phòng ngừa tội phạm, về dự báo tình hình tội phạm; các quy định của
pháp luật hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác; thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình trong thời gian từ năm 2006 đến
năm 2015 để nghiên cứu những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về chuyên ngành nghiên cứu: Đề tài luận án được nghiên cứu dưới góc độ
chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2006 đến năm 2015.
- Về địa bàn nghiên cứu: Tỉnh Thái Bình.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận án lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và của
Nhà nước ta về tội phạm và hình phạt, về đấu tranh phòng, chống tội phạm làm
phương pháp luận nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu.
Luận án còn sử dụng trong một tổng thể các phương pháp nghiên cứu cụ thể
khác như kết hợp lý luận và thực tiễn, hệ thống, phân tích, tổng hợp, khảo sát thực
tiễn, thống kê, bảng biểu hóa và sơ đồ hóa, so sánh, dự báo, tọa đàm chuyên gia...để
thực hiện đề tài luận án, cụ thể là:
- Phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn được sử dụng trong chương 2,
chương 3, chương 4 của luận án. Cụ thể, tác giả sử dụng lý luận về tội phạm học để
tiếp cận các khái niệm về “tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác”; “nguyên nhân và điều kiện tình hình tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”;“phòng ngừa tình hình tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác” kết hợp với thực tế tình
-4-
hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa
bàn tỉnh Thái Bình để làm cơ sở đề xuất các giải pháp phòng ngừa tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp được sử dụng nhiều nhất ở
chương 1 để đánh giá các công trình có liên quan đến nội dung luận án.
- Phương pháp phân tích, thống kê, bảng biểu, để làm rõ tình hình tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh
Thái Bình.
- Phương pháp thực tiễn bằng việc nghiên cứu các vụ án hình sự để xác định
nhân thân, động cơ mục đích, tính chất, hành vi, tội danh, hậu quả, của các hành vi
phạm tội.
- Phương pháp khảo sát thực tế bằng cách làm việc với các cơ quan tiến hành
tố tụng, tham dự các phiên tòa xét xử, tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với những
người trực tiếp tiến hành tố tụng có liên quan đến loại tội này để thu thập những
thông tin có liên quan đến tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác; những đánh giá trong việc xác định tính chất, hành vi
phạm tội; những vướng mặc trong việc định tội danh và quyết định hình phạt đối
với loại tội này.
- Phương pháp so sánh, được áp dụng để so sánh tình hình tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn tỉnh Thái
Bình với một số tỉnh liền kề để đánh giá tính chất, mức độ của tội phạm.
- Phương pháp dự báo khoa học nhằm dự báo tình hình tội phạm cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trong thời gian tới để làm tài liệu
tham khảo cho các cơ quan có thẩm quyền đưa ra các biện pháp phòng ngừa.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Về quan điểm tiếp cận: Dựa vào phép biện chứng của triết học Mác-xít, luận
án nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực thuộc về môi trường
sống và các yếu tố tiêu cực thuộc về cá nhân con người tạo nên hành vi phạm tội
trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nói cách khác, luận án làm rõ sự tác động qua lại của
các yếu tố tiêu cực thuộc về kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Bình và cá nhân
con người hình thành ở họ đặc điểm nhân cách lệch chuẩn và đặc điểm nhân cách
-5-
lệch chuẩn của cá nhân đó đến lượt mình tác động qua lại với những hiện tượng xã
hội tiêu cực khác làm phát sinh hành vi phạm tội cụ thể. Hay nói cách khác, luận án
phân tích làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
Về phương pháp: Các phương pháp được sử dụng trong luận án này như đã
nêu tại mục 4 phần mở đầu luận án này vừa có tính bổ trợ cho nhau, vừa có tính
độc lập cho phép nghiên cứu làm rõ khía cạnh "địa lý học tội phạm" của tình hình
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên một địa
bàn, nói ở đây là tỉnh Thái Bình, những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội
phạm đó; tính "địa lý học tội phạm" cũng được khai thác để nghiên cứu và xây
dựng các giải pháp phòng ngừa tình hình tội nói trên.
Về tổng quát: luận án là công trình nghiên cứu có tính chuyên sâu của tội
phạm học về tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên một địa bàn nhất định. Luận án đã thiết lập được một hệ thống lý
luận về các vấn đề then chốt nhất của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác như: Lý luận về tình hình tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; lý luận về nguyên nhân và điều
kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác; lý luận về phòng ngừa tội phạm.v.v. Và để những lý luận phát huy tác dụng
là vũ khí sắc bén đấu tranh với tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác ngay tại địa bàn mà tác giả đang sống, học tập và làm
việc, luận án đã xây dựng các giải pháp phòng ngừa tội phạm này một cách đầy đủ,
có cơ sở khoa học và mang tính khả thi cao.
6 .Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
- Luận án đã hệ thống hóa quan điểm về mặt lý luận của tình hình tội phạm; lý
luận về nguyên nhân và điều kiện phạm tội; lý luận về phòng ngừa tình hình tội
phạm nói chung để làm cơ sở đưa ra các lý luận về tình hình tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Do đó, luận án có thể được sử
dụng làm tài liệu phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong
lĩnh vực khoa học pháp lý hình sự.
- Luận án có thể làm tài liệu tham khảo khi các cơ quan lập pháp, các tổ chức xã
hội và công dân tham gia vào việc đóng góp ý kiến nhằm tiếp tục sửa đổi, bổ sung các
quy định trong Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam.
-6-
- Luận án cung cấp những cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc đấu tranh
phòng chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình để giúp các cơ quan chức năng trên địa bàn nhận
thức sâu hơn, rộng hơn về loại tội phạm này, từ đó xây dựng những biện pháp
phòng ngừa mang tính khả thi và phù hợp với điều kiện xã hội của tỉnh Thái Bình
trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm
4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm 2006 đến năm 2015.
Chương 3: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình từ năm
2006 đến năm 2015.
Chương 4: Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cố ý gây thương
tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
-7-
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Để có thể nghiên cứu một cách sâu sắc, đầy đủ và toàn diện các vấn đề thuộc
nội dung nghiên cứu của đề tài, điều quan trọng trước hết là nhận diện các vấn đề đó
đã được nghiên cứu chưa? Nếu đã được nghiên cứu thì trạng thái nghiên cứu như thế
nào? Đã nghiên cứu đầy đủ hay nghiên cứu chưa đầy đủ? Đã nghiên cứu chính xác
hay chưa chính xác? Những vấn đề nào đã được nghiên cứu song cần phải tiếp tục
nghiên cứu? Những vấn đề nào cần phải được nghiên cứu mới? Tại đây xuất hiện
nhu cầu tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về những vấn đề thuộc
nội dung nghiên cứu của luận án này.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
1.1.1. Những công trình nghiên cứu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Nhằm góp phần giữ vững kỷ cương pháp luật, làm giảm đáng kể tội phạm, xây
dựng môi trường lành mạnh, phòng, chống tội phạm có hiệu quả như mục tiêu của
Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm đã xác định; các nhà khoa học Việt
Nam, nhất là các nhà tội phạm học nước ta đã và đang quan tâm nghiên cứu hàng loạt
vấn đề quan trọng của tội phạm học và phòng ngừa tội phạm với mục đích cao nhất là
phòng ngừa tình hình tội phạm, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Bởi
vậy, cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu trên phương diện lý luận
chung và chuyên sâu trong lĩnh vực này. Trong số những công trình như vậy, trước hết
cần kể đến cuốn sách chuyên khảo “Tội phạm học, Luật Hình sự, Luật Tố tụng Hình
sự Việt Nam” của tập thể tác giả do tiến sĩ luật học Đào Trí Úc làm chủ biên và
được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 1994. Cuốn sách bao gồm bốn
phần, trong đó phần thứ nhất đề cập nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản của tội
phạm học trong đó có các vấn đề về khái niệm "tình hình tội phạm", các thông số của
tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, phòng ngừa
tình hình tội phạm, dự báo và kế hoạch hóa hoạt động đấu tranh với tình hình tội
-8-
phạm. Với những lập luận có cơ sở khoa học về khái niệm tình hình tội phạm, các
thông số phản ánh phần tội phạm hiện (tội phạm rõ) và đặc biệt là những lập luận về
phần tội phạm ẩn của tình hình tội phạm ở nước ta trong thời gian từ năm 1986 đến
năm 1992; một số đại lượng và chỉ số minh họa tình hình tội phạm như cơ số tội
phạm, đại lượng phần trăm và các hình thức minh họa khác; nguyên nhân và điều kiện
của tình hình tội phạm; dự báo và kế hoạch hóa hoạt động đấu tranh phòng, chống tội
phạm; cuốn sách chuyên khảo cung cấp cho tác giả luận án này những tri thức và cách
tiếp cận hết sức cơ bản về đấu tranh phòng, chống tình hình tội phạm nói chung cũng
như tình hình tội cố ý gây thương tích (CYGTT) hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác nói riêng.
Những tri thức về lý luận cơ bản và chuyên sâu cũng như cách tiếp cận vấn đề
nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học được tác giả luận án này lĩnh hội từ cuốn giáo
trình "Tội phạm học" của GS.TS Võ Khánh Vinh, do Nhà xuất bản Công an nhân
dân ấn hành lần đầu tiên vào năm 2003 và tái bản vào các năm 2008 và 2013. Trong
cuốn giáo trình này, GS.TS Võ Khánh Vinh nghiên cứu chuyên sâu những vấn đề lý
luận về tình hình tội phạm, khái niệm và đặc điểm của tình hình tội phạm, các thông
số của tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện chung của tình hình tội phạm,
nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể, đặc biệt là các dấu hiệu tội phạm học
của nhân thân người phạm tội; các vấn đề lý luận khác của tội phạm học như phòng
ngừa tình hình tội phạm, kế hoạch hóa hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm, dự
báo tình hình tội phạm... cũng được GS.TS. Võ Khánh Vinh phân tích, lập luận sâu
sắc. Trên cơ sở lý luận và nhất là cách tiếp cận nghiên cứu vấn đề dưới góc độ tội
phạm học của GS.TS. Võ Khánh Vinh, tác giả luận án đi sâu phân tích khái niệm,
các đặc điểm của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác một cách tổng thể để tìm ra các nguyên nhân và điều kiện phạm tội của tình
hình tội này, từ đó đề xuất xây dựng các biện pháp phòng ngừa thích ứng.
Để có thể nhìn nhận một cách tổng quát và đầy đủ những vấn đề lý luận về tình
hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, tác giả luận án tham
khảo cuốn sách chuyên khảo“Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt
-9-
Nam”, của PGS.TS Phạm Văn Tỉnh. Trong cuốn sách chuyên khảo này, PGS.TS.
Phạm Văn Tỉnh dành sự quan tâm đặc biệt cho việc nghiên cứu và phân tích đặc
điểm định lượng và định tính của tình hình tội phạm ở nước ta hiện nay, và để làm
được điều này, cuốn sách chuyên khảo tổng hợp thành các nhóm cơ cấu khác nhau
như nhóm cơ cấu của tình hình tội phạm xét theo hình phạt và nhóm cơ cấu của tình
hình tội phạm xét theo thành phần nhân thân bị cáo... Điều quan trọng mà tác giả
luận án này rút ra được từ công trình chuyên khảo đang phân tích là “con số“ được
sử dụng để nghiên cứu tình hình tội phạm, không chỉ là con số tổng quát mà phải là
số liệu có khả năng diễn giải được [89]; và muốn tiếp cận nghiên cứu phòng ngừa
tình hình tội phạm cụ thể phải bắt đầu từ việc đánh giá tình hình tội phạm đó qua
các đặc điểm định lượng và định tính của tình hình tội phạm, các nguyên nhân và
điều kiện làm phát sinh phát triển tình hình tội phạm, đặc điểm nhân thân người
phạm tội...Từ công trình nghiên cứu trên đây của PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh, tác giả
luận án này nhận thức được rằng việc nghiên cứu phòng ngừa tình hình tội phạm
nói chung cũng như tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác nói riêng phải được đặt trong một chỉnh thể thống nhất với tình hình kinh tế,
chính trị, giáo dục, văn hóa xã hội liên quan, có như vậy mới có thể xây dựng
những luận cứ khoa học phục vụ cho công tác hoạch định chiến lược cũng như xây
dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Trong số những công trình nghiên cứu ở cấp độ sách chuyên khảo, còn cuốn
"Đặc điểm, nguyên nhân của tội phạm cố ý gây thương tích- hoạt động phòng ngừa
của lực lượng cảnh sát nhân dân" của tác giả Bùi Văn Thịnh xuất bản năm 2007.
Cuốn sách chuyên khảo đi sâu phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội
CYGTT; khái niệm, đặc điểm tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện phạm tội;
cuốn sách chuyên khảo còn phân tích, đánh giá về tổ chức hệ thống phòng ngừa đối
với lực lượng cảnh sát nhân dân; những mặt được và chưa được trong hoạt động
phòng ngừa, tìm và phân tích nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao
hiệu quả phòng ngừa trong thời gian tới.
- 10 -
Sẽ là không đầy đủ khi nói đến các công trình nghiên cứu tội phạm học ở tầm
sách chuyên khảo, mà không đề cập đến cuốn “Tội phạm học Việt Nam: Một số vấn đề
lý luận và thực tiễn" xuất bản năm 2000, của tập thể tác giả công tác tại Viện Nhà
nước và pháp luật. Cuốn sách này nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của tội
phạm học Việt Nam, đối tượng nghiên cứu của tội phạm học Việt Nam, phương pháp
nghiên cứu tội phạm học và các vấn đề về phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học;
Những vấn đề lý luận của phòng ngừa tội phạm như khái niệm chung, phân loại và nội
dung của các biện pháp phòng ngừa, chủ thể của hoạt động phòng ngừa tội phạm, cơ
sở của việc tổ chức phòng ngừa tội phạm có trong cuốn sách được các tác giả phân tích
một cách thấu đáo và đầy thuyết phục bởi tính khoa học của cách tiếp cận nghiên cứu
đa ngành, liên ngành luật học. Và như vậy, có thể khẳng định rằng, mặc dù thời gian
đã lùi khá xa kể từ ngày xuất bản, nhưng những tri thức cũng như cách tiếp cận nghiên
cứu được sử dụng trong cuốn sách này vẫn là nền tảng cho việc nghiên cứu những vấn
đề về tội phạm học, trong đó có đề tài luận án này.
Bên cạnh những công trình nghiên cứu lý luận cơ bản về phòng chống tội phạm
nói chung, có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu ứng dụng về đấu tranh phòng,
chống tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã được công bố. Ở
cấp độ luận án tiến sĩ, đề tài “ Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” được NCS. Nguyễn Đình Đức bảo vệ thành
công vào năm 2007, đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn đấu tranh
phòng, chống tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên phạm vi
cả nước, trong đó đặc biệt tập trung phân tích sâu nguyên nhân và điều kiện của tình
hình tội nói trên và dựa trên cơ sở đó, luận án đưa ra những dự báo về tình hình tội
phạm này và đề xuất xây dựng một loạt giải pháp đấu tranh phòng chống tình hình tội
nói trên một cách có hiệu quả.
Cũng ở cấp độ luận án tiến sĩ, đề tài“Đặc điểm tội phạm học của tội phạm cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ở Việt Nam hiện nay
và các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa” của tác giả Nguyễn Hữu Cầu,
thông qua các số liệu thống kê về tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
- 11 -
khoẻ của người khác trên phạm vi cả nước và các bản án về tội này để minh chứng
cho các luận điểm mà tác giả đã phân tích về những đặc điểm tội phạm học liên
quan đến nhân thân người phạm tội, sự tương tác giữa các đặc điểm tội phạm học
đó dẫn đến sự hình thành nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Đặc biệt, luận án cũng đã đưa ra một hệ
thống giải pháp mang tính tổng thể, từ quan điểm chỉ đạo xây dựng đến các giải
pháp cụ thể và tổ chức thực hiện các giải pháp đó nhằm góp phần hoàn thiện hoạt
động phòng ngừa tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác ở Việt
Nam trong những năm tiếp theo.
Một công trình nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học khác có liên quan đến
tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác không thể không nhắc đến
là đề tài "Đấu tranh phòng chống tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt Nam hiện nay”
của tác giả Nguyễn Ngọc Bình. Luận án này phân tích thực trạng, diễn biến, cơ cấu,
tính chất của tình hình tội phạm có sử dụng bạo lực ở nước ta trong thời gian từ năm
1999 đến năm 2008. Đặc biệt, luận án đã phân tích làm rõ nguyên nhân tồn tại và gia
tăng của tội phạm có sử dụng bạo lực, những ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng các
chính sách xã hội trong đấu tranh phòng, chống tội phạm có sử dụng bạo lực ở Việt
Nam và từ đó đề xuất những giải pháp tăng cường đấu tranh phòng, chống ngăn chặn
kịp thời những hậu quả do hành vi sử dụng bạo lực gây ra.
Gần đây nhất, vào năm 2015, tác giả Huỳnh Ngọc Ánh đã bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm với đề
tài "Phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác trên đia bàn Thành phố Hồ Chí Minh". Luận án tập trung phân tích làm
rõ nội hàm của khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Việt nam; những vấn đề lý
luận về phòng, chống và thực tiễn phòng, chống tình hình tội nói trên cũng như
nguyên nhân của nó; những hạn chế, bất cập, từ đó đề xuất các giải pháp phòng,
chống phù hợp với địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cách tiếp cận nghiên cứu tình
hình tội phạm cũng như nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm mà tác
- 12 -
giả Huỳnh Ngọc Ánh đã sử dụng bằng cách nghiên cứu sự tác động qua lại giữa các
hiện tượng xã hội tiêu cực thuộc môi trường sống ở Thành phố Hồ Chí Minh và các
hiện tượng tiêu cực thuộc cá nhân con người mà trong những tình huống xã hội
nhất định dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội; cách tiếp cận này đã cung cấp
cho tác giả đang thực hiện luận án một cái nhìn mới mẻ về các hiện tượng tiêu cực
thuộc nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, nó sẽ được tác giả kế thừa
trong quá trình nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung luận án.
Ở cấp độ luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm cũng
thu hút được một lượng lớn các học viên cao học. Trong số các luận văn thạc sĩ luật
học, chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm có thể kể đến luận văn thạc
sĩ với đề tài "Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khoẻ của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội” của học viên cao học
Ngô Việt Hồng bảo vệ vào năm 2005; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Trà Vinh: Tình hình, nguyên
nhân và giải pháp phòng, chống“ của học viên cao học Nguyễn Xuân Thành bảo vệ
năm 2013 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hải Phòng: Tình
hình, nguyên nhân và các giải pháp phòng ngừa” của học viên cao học Lưu Xuân
Sang bảo vệ năm 2014 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa“ của học viên cao học
Đàm Minh Quân bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố
ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do người chưa
thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh quảng Ngãi: Tình hình, nguyên nhân và giải
pháp phòng ngừa“ của học viên cao học Trần Minh Hưng bảo vệ năm 2015 tại Học
viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Nam Định: Tình hình, nguyên nhân và
giải pháp phòng ngừa“ của học viên cao học Nguyễn Văn Thịnh bảo vệ năm 2015
- 13 -
tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Tiền Giang: Tình hình, nguyên
nhân và giải pháp phòng ngừa“ của học viên cao học Nguyễn Quốc Khánh bảo vệ
năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Định: Tình hình,
nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa“ của học viên cao học Võ Thị Lệ Giang bảo
vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội; Luận văn “Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Dương: Tình
hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa“ của học viên cao học Bùi Như Lạc
bảo vệ năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội...
Trong các luận văn được nêu trên đây, các tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn
đề về tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội này và đặc biệt là vấn đề phòng ngừa tình hình
tội này trên thực tế. Khi phân tích các vấn đề trên đây, tất cả các tác giả đều gắn nội
dung nghiên cứu với “tính địa lý học tội phạm“ của vấn đề nghiên cứu. Chẳng hạn,
trong luận văn"Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn thành phố Hà Nội”, học viên cao học
Ngô Việt Hồng đi sâu nghiên cứu tính quyết định về mặt xã hội của tình hình tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn Thành phố Hà
Nội, của các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội này trên địa bàn nói trên làm
cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tình
hình tội này trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tương tự, trong luận văn "Phòng ngừa
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình" học viên cao học Nguyễn Thị Lan Anh đã tập trung phân tích tính
quyết định về mặt xã hội của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của
người khác trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, của nguyên nhân và điều kiện của tình hình
tội này và của các biện pháp phòng ngừa mà tác giả luận văn đề xuất. Cũng tương tự,
trong luận văn “Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn Thành phố Hải Phòng: Tình hình, nguyên nhân và các giải pháp
- 14 -
phòng ngừa” học viên cao học Lưu Xuân Sang phân tích làm rõ tính quyết định về
mặt xã hội của tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
cũng như của các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội này và của các giải pháp
phòng ngừa trên địa bàn Thành phố Hải Phòng.
Với cách tiếp cận phân tích các nội dung nghiên cứu gắn với tính “tính địa lý
học tội phạm” của vấn đề nghiên cứu, các luận văn không những làm cho những
con số biết nói mà còn có thể giải thích được. Bởi vậy, các công trình nghiên cứu
nêu trên đã góp phần tích cực trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tình hình tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe cho người khác trên địa bàn mà các luận
văn đề cập nghiên cứu. Cũng từ kết quả nghiên cứu của những công trình trên, đã
giúp tác giả nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề cần nghiên cứu và có cách tiếp cận
nghiên cứu đúng đắn những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài mà tác giả
đang thực hiện mang tên "Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình"
1.1.2. Những công trình nghiên cứu tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự
Việc nghiên cứu đề tài “Đấu tranh phòng, chống tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Thái Bình” sẽ không sâu
sắc nếu không tham khảo những công trình nghiên cứu đã được công bố trong nước
về tội nói trên dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự. Vấn đề là ở chỗ, hiện
nay, chống tội phạm, tức xử lý tội phạm đã xảy ra, được hiểu là một bộ phận không
tách rời của phòng ngừa tình hình tội phạm. Trên thực tế, phần tội phạm hiện của
tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn
tỉnh Thái Bình chính là kết quả của việc xử lý hình sự đối với các hành vi phạm tội
nói trên đã xảy ra. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác dưới góc độ luật hình sự và tố tụng hình sự là việc
làm không mang mục đích tự thân mà mang tính mục đích nghiên cứu tốt hơn các
vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài luận án này.
- 15 -
Xét về phương diện lý luận luật hình sự, Giáo trình luật hình sự Việt Nam
(phần chung) của tập thể tác giả dưới sự chủ biên của GS.TS. Võ Khánh Vinh do
Nhà xuất bản Khoa học xã hội xuất bản năm 2014 mang lại cho tác giả luận án này
những giá trị và lợi ích thiết thực trong thực hiện đề tài. Hàng loạt vấn đề lý luận về
tội phạm, về hình phạt, về các vấn đề khác liên quan đến tội phạm và hình phạt được
các tác giả trình bày trong Giáo trình này là cơ sở giúp cho tác giả luận án này nhận
thức sâu sắc về tội phạm nói chung và về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác nói riêng. Đặc biệt, các tri thức về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác được thể hiện tại chương “Các tội xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người“ trong Giáo trình luật hình sự Việt
Nam (phần các tội phạm) của tập thể tác giả cũng do GS.TS. Võ Khánh Vinh làm
chủ biên, xuất bản năm 2014 đã giúp tác giả luận án này nhận thức sâu hơn về các
dấu hiệu pháp lý của tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và
các hình phạt được quy định đối với nó.
Trong số những Giáo trình luật hình sự đã được công bố mà tác giả luận án
này tham khảo để thực hiện đề tài luận án, có Giáo trình luật hình sự Việt Nam
(phần chung) của TS. Phạm Văn Beo do Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ xuất bản
năm 2008; Giáo trình luật hình sự Việt Nam (phần chung) của trường Đại học Luật
Hà Nội do Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành năm 2004; Giáo trình luật hình
sự Việt Nam (phần chung) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội do Nhà xuất
bản Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2001. Trong các Giáo trình này, các tác
giả phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản của luật hình sự vốn được coi là
cơ sở để tác giả luận án nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quy định của pháp luật
hình sự về tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp
luật hình sự Việt Nam.
Trong số các đề tài khoa học cấp bộ, chuyên ngành luật hình sự và tố tụng hình
sự đã được bảo vệ thành công mà tác giả luận án này tham khảo có "Cơ sở lý luận và
thực tiễn trong việc áp dụng phần các tội phạm của Bộ luật hình sự năm 1999" của
Toà án nhân dân Tối Cao bảo vệ năm 2001, trong đề tài cấp bộ này, các tác giả lập
- 16 -
luận tập trung vào những điểm mới của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự của con người; Các căn cứ xác
định trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội, nhất là trong một số trường hợp khi
hành vi CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác có tỷ lệ thương tật
dưới mức quy định vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự; Việc xác định “hung khí
nguy hiểm”,“thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người”, xác định người bị hại bị “cố
tật nhẹ”, về “giám định tư pháp”, v.v. Và để khắc phục sự nhầm lẫn giữa tội này với
tội khác, các tác giả Trần Văn Độ, Nguyễn Ngọc Hòa, Trần Hữu Ứng nghiên cứu tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác ở góc độ cơ sở trách nhiệm
hình sự, các vấn đề về lỗi cố ý, vấn đề khách thể trực tiếp của tội phạm; Tác giả Trần
Thị Minh Hiền (VKSND tỉnh Quảng Ninh) nghiên cứu nguyên nhân của sự nhầm lẫn
trong việc định tội danh đối với tội giết người và tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khoẻ của người khác dẫn đến chết người; Tác giả Phạm Văn Cần lại đi sâu phân tích
những dấu hiệu cơ bản của hai tội trên để làm căn cứ phân biệt hai tội nói trên.
Một loạt các bài viết đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành luật học
cũng được tác giả luận án này tham khảo. Đáng lưu ý là“Một số khó khăn, vướng
mắc trong việc áp dụng Điều 104 Bộ luật hình sự” của T.S Trần Minh Hưởng, đăng
trên Tạp chí Kiểm sát số 5 năm 2011; “Một số vấn đề bất cập trong quy định về các
tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người trong BLHS
năm 1999 và kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Phan Trung Anh đăng trên
Tạp chí Nghề Luật, số 4 năm 2013; “Một số vấn đề về áp dụng tình tiết “Gây cố tật
nhẹ cho nạn nhân” quy định tại điểm b khoản 1 Điều 104 Bộ luật hình sự” của tác
giả Đinh Văn Quế đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 19 năm 2011.
Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác cũng
được đề cập tương đối nhiều trong các luận văn thạc sĩ luật học, chuyên ngành luật
hình sự và tố tụng hình sự. Trong số luận văn mà tác giả luận án này tham khảo có
“Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp
luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam“ của học viên cao học Ngô
Đình Tài đã bảo vệ thành công năm 2013 tại Học viện Khoa học xã hội; “ Tội cố ý
- 17 -
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình
sự Việt nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Ngãi“ của học viên cao học Hoàng Thị Mai
Hạnh đã bảo vệ thành công năm 2014 tại Học viện Khoa học xã hội; “Tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự
Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Hà Nam“ của học viên Phạm Tuấn Anh đã bảo vệ
thành công năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội“; “Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí minh“ của học viên Đinh Thị Hoài Thu đã bảo vệ
thành công năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội‘; “Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam
từ thực tiễn tỉnh Ninh Thuận“ của học viên Phạm Văn Phước đã bảo vệ thành
công năm 2015 tại Học viện Khoa học xã hội; “Tội cố ý gây thương tích hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ
thực tiễn tỉnh Thái Nguyên“ của học viên Nguyễn Văn Việt bảo vệ thành công
năm 2016 tại Học viện Khoa học xã hội; "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn
tỉnh Quảng Ninh". của học viên Bùi Mạnh Trung bảo vệ thành công năm 2016
tại Học viện Khoa học xã hội.
Phân tích nội dung của tất cả những luận văn thạc sĩ luật học nêu trên, có
thể thấy, ngoài việc phân tích khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, phân biệt tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác với một số tội phạm
khác, các hình phạt được quy định, quá trình quy định và hoàn thiện của pháp
luật hình sự Việt Nam về tội nói trên, các luận văn đều đi sâu nghiên cứu việc áp
dụng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam trong việc định tội danh và
quyết định hình phạt đối với tội này trên địa bàn nghiên cứu cụ thể, từ đó rút ra
kiến nghị hoàn thiện pháp luật hình sự và các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng
pháp luật hình sự. Tất cả các luận văn ở những mức độ khác nhau đều phân tích
tính quyết định xã hội của hoạt động áp dụng pháp luật hình sự, đây chính là gợi
mở cho tác giả luận án này đi sâu nghiên cứu khía cạnh xã hội của tình hình tội
- 18 -
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, nguyên nhân và điều
kiện của nó cùng với việc xây dựng và tổ chức thực hiện các giải pháp phòng
ngừa tình hình tội này trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Một điều đã được thừa nhận chung là, để có thể thực hiện thành công đề tài
luận án tiến sĩ, ngoài việc nắm vững tình hình nghiên cứu ở trong nước còn phải
nắm vững cả tình hình nghiên cứu ở nước ngoài. Nói cách khác, một mặt phải tổng
quan càng đầy đủ càng tốt tình hình nghiên cứu ở trong nước, mặt khác phải tổng quan
càng đầy đủ càng tốt tình hình nghiên cứu ở nước ngoài nhằm mục đích so sánh, đối
chiếu giữa các nghiên cứu trong nước với các nghiên cứu ở nước ngoài. Mặt khác,
cũng là để nắm vững hơn, củng cố thêm các cơ sở lý luận và thực tiễn của các vấn đề
thuộc đối tượng nghiên cứu của tội phạm học.
Riêng đối với những vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận án này, việc
tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài còn có giá trị khác ở chỗ cho phép nhận
diện những vấn đề được đề cập nghiên cứu trong luận án đã được nghiên cứu ở nước
ngoài như thế nào? ở trạng thái hay là mức độ nào? Cần bổ sung hay nghiên cứu mới
như thế nào?
Cũng giống như các nhà tội phạm học Việt Nam, các nhà tội phạm học ở nước
ngoài đặc biệt quan tâm nghiên cứu những vấn đề lý luận của tội phạm học nói chung
và của phòng ngừa tình hình tội phạm nói riêng. Trước hết cần nhấn mạnh rằng, lịch
sử hình thành và phát triển của tội phạm học ở nước ngoài là một quá trình lâu dài với
rất nhiều học thuyết, xu hướng, trường phái khác nhau. Bởi vậy, sẽ là không đầy đủ
nếu không tham khảo và trên cơ sở đó tổng quan tình hình nghiên cứu từ các học
thuyết, xu hướng, trường phái đó. Trước hết ở tầm lý luận chung, tác giả luận án này
tham khảo các học thuyết tội phạm học của J. Marát và A. Rađưsev cũng như các quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin. Trong cuốn sách “Kế hoạch lập pháp hình sự“, J.
Marát nêu bật bản chất giai cấp của tội phạm, sự phụ thuộc của tội phạm vào các điều
kiện về xã hội, kinh tế, tư tưởng...Đặc biệt, trong cuốn sách này, J. Marát làm rõ mối
quan hệ mật thiết, không thể tách rời của các tội phạm với chế độ xã hội. Nhìn từ khía
- 19 -