Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (951.98 KB, 52 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
-----

-----

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2012-2015

Đề tài:

XÁC ĐỊNH CHA MẸ CHO CON ĐƯỢC SINH RA
THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC TRONG
PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ MỸ LINH
Bộ môn: Luật Tư pháp

TỪ THỊ MINH TUYÊN
MSSV: S120098
Lớp: Luật bằng 2- Đồng Tháp

Cần Thơ, 11/ 2014


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN


…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………


NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………

…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………
…………………………………………………………………


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

MỤC LỤC

Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 2

5. Bố cục của đề tài ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CHA MẸ CHO CON ĐƯỢC
SINH RA THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC
1.1. Khái niệm liên quan vấn đề xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương
pháp khoa học .............................................................................................................. 4
1.1.1. Khái niệm quan hệ cha mẹ con ...................................................................... 5
1.1.2. Khái niệm xác định cha mẹ cho con .............................................................. 5
1.1.3. Khái niệm sinh con theo phương pháp khoa học .......................................... 6
1.1.3.1. Khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản .................................... 6
1.1.3.2. Khái niệm sinh con bằng phương pháp mang thai hộ ............................... 8
1.1.4. Các nguyên tắc áp dụng trong việc sinh con theo phương pháp khoa học... 9
1.2. Khái niệm quan hệ cha mẹ con được sinh ra theo phương pháp khoa học........ 10
1.3. Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định cha mẹ cho
con được sinh ra theo phương pháp khoa học ........................................................... 11
1.3.1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 ........................................................... 11
1.3.2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ........................................................... 13
1.4. Ý nghĩa của việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa
học ................................................................................................................................ 15
1.4.1. Về mặt xã hội ................................................................................................ 15
1.4.2. Về mặt pháp lý............................................................................................... 16
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH
CHA MẸ CHO CON ĐƯỢC SINH RA THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC
2.1. Các trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học ....................................... 18
2.1.1. Trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản .................................... 18
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên



Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

2.1.1.1. Cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ................... 18
2.1.1.2. Người phụ nữ độc thân mang thai và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản ................................................................................................................................. 19
2.1.2. Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ........................................ 20
2.2. Căn cứ xác lập mối quan hệ cha mẹ con được sinh ra theo phương pháp
khoa học ....................................................................................................................... 22
2.2.1. Căn cứ vào sự kiện sinh đẻ .......................................................................... 22
2.2.2. Căn cứ vào thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh ............................. 23
2.2.3. Căn cứ vào sự tự nguyện ............................................................................. 25
2.3. Cơ sở pháp lý xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học
trong Luật HN&GĐ năm 2014.................................................................................... 26
2.3.1. Xác định cha mẹ con trong trường hợp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản ..................................................................................................... 26
2.3.2. Xác định cha mẹ con trong trường hợp người phụ nữ độc thân mang thai và
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản......................................................................... 28
2.3.3. Xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo ................................................................................................................................ 29
2.4. Thẩm quyền, thủ tục xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp
khoa học ....................................................................................................................... 30
2.4.1. Thẩm quyền, thủ tục hành chính ................................................................. 30
2.4.2. Thẩm quyền, thủ tục tư pháp ....................................................................... 31
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ VIỆC
XÁC ĐỊNH CHA MẸ CHO CON ĐƯỢC SINH RA THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA
HỌC
3.1. Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về việc xác định cha mẹ cho con
được sinh ra theo phương pháp khoa học .................................................................. 32

3.1.1. Ưu điểm ....................................................................................................... 32
3.1.2. Nhược điểm ................................................................................................. 34
3.2. Hạn chế và hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về việc xác định cha
mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học ............................................... 35
3.2.1. Vấn đề lưu trữ và sinh con từ tinh trùng của người đã chết ...................... 35
3.2.1.1. Những điểm hạn chế................................................................................. 35
3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện ................................................................................ 37
3.2.2. Vấn đề thực hiện nguyên tắc bí mật ............................................................ 38
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

3.2.2.1. Những điểm hạn chế................................................................................. 38
3.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện ................................................................................ 39
3.2.3. Vấn đề hạn chế quyền yêu cầu ly hôn........................................................... 40
3.2.3.1. Những điểm hạn chế................................................................................ 40
3.2.3.2. Giải pháp hoàn thiện ............................................................................... 41
3.2.4. Vấn đề hạn chế quyền yêu cầu Toà án xác định cha mẹ cho con được sinh ra
theo phương pháp khoa học ......................................................................................... 41
3.2.4.1. Những điểm hạn chế................................................................................. 41
3.2.4.2. Giải pháp hoàn thiện ................................................................................ 42
3.3. Một số kiến nghị về công tác hướng dẫn và thi hành pháp luật về việc xác định
cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học ........................................ 42
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh


SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là sợi dây gắn bó thiêng liêng và cao cả nhất
trong cuộc sống của mỗi con người. Tuy nhiên do vấn đề vô sinh ngày càng gia tăng
trong xã hội hiện nay nên không phải cặp vợ chồng nào sau khi kết hôn cũng có thể sinh
con thuận lợi theo mong muốn của mình. Hiện nay, với sự phát triển của khoa học kỹ
thuật nói chung và sự phát triển của y học nói riêng đã giúp được những cặp vợ chồng vô
sinh hoặc những người phụ nữ không kết hôn muốn sinh con có thể mang thai bằng cách
sinh con theo phương pháp khoa học. Do đó có thể giải quyết được tình trạng vô sinh của
phụ nữ và nam giới, cho phép các cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ độc thân có thể
có con. Từ đó dẫn tới việc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp này cần phải được
pháp luật quy định, tạo cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các
bên chủ thể.
Thực tế thì việc sinh con theo phương pháp khoa học không chỉ thuộc lĩnh vực khoa
học mà còn liên quan đến nhiều vấn đề về đạo đức, tâm lý tình cảm và cả vấn đề pháp lý.
Việc áp dụng biện pháp này trong nhiều trường hợp không chỉ liên quan đế cặp vợ chồng
vô sinh mà còn có thể liên quan đến người thứ ba, đó là người mang thai hộ, người cho
tinh trùng, cho noãn, cho phôi. Sinh con theo phương pháp khoa học là vấn đề khá phức
tạp, đặc biệt là về mặt pháp lý, bởi trong chừng mực nào đó nó đã làm thay đổi những
quan niệm truyền thống giữa cha mẹ và con. Do đó dẫn đến vấn đề xác định cha mẹ cho
con trong trường hợp này cũng gặp nhiều khó khăn. Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2000, Điều 93 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (sau đây gọi tắt là Luật
HN&GĐ), Nghị định số 12/2003/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ hướng dẫn sinh con
theo phương pháp khoa học (sau đây gọi là Nghị định 12/2003/NĐ-CP) cơ bản đã tạo ra

các căn cứ pháp lý cho việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương
pháp khoa học.
Việc xác định cha mẹ cho con, đặc biệt trong trường hợp sinh con theo phương pháp
khoa học nhằm xác định thân phận và quan hệ huyết thống giữa các chủ thể là việc làm
hết sức quan trọng góp phần ổn định các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội. Mặc
dù đứa trẻ được sinh ra theo phương pháp khoa học nhưng đứa trẻ đó có quyền có cha mẹ
như những đứa trẻ khác. Vì vậy việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương
pháp khoa học cũng thể hiện tính nhân đạo sâu sắc, truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta,
đồng thời thể hiện mục đích cao cả vì sự phát triển toàn diện của trẻ em, của gia đình và
của toàn xã hội.
Vì những lý do cơ bản nêu trên nên người viết chọn vấn đề: “ Xác định cha mẹ cho
con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam” làm đề tài
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

1

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

khoá luận của mình. Hi vọng rằng với đề tài này sẽ góp phần giúp cho mọi người có cái
nhìn chính xác hơn về mối quan hệ cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương
pháp khoa học. Bên cạnh đó đề tài cũng có sự góp ý nhỏ để nhằm hoàn thiện hơn hệ
thống pháp luật của nước ta hiện nay về vấn đề này.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là tập trung tìm hiểu, phân tích và làm sáng tỏ
cách xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong hệ thống
pháp luật Việt Nam, thực tiễn áp dụng nguyên tắc xác định cha mẹ cho con được sinh ra
theo phương pháp khoa học, qua đó có sự so sánh và nêu lên những điểm hạn chế trong

các quy định của pháp luật hoặc những khó khăn trong việc giải quyết việc xác định cha
mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trên thực tế. Trên cơ sở đó đưa ra
một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và việc thực hiện nguyên tắc xác định này
trên thực tế. Qua việc nghiên cứu này người viết góp phần củng cố và hoàn thiện thêm về
kiến thức đã được tích luỹ tại Khoa Luật trường Đại học Cần Thơ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Do đề tài nghiên cứu về: “Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương
pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam” nên trong luận văn này người viết chỉ tập
trung đi sâu nghiên cứu các vấn đề như: khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xác định
cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học, nội dung pháp lý của việc xác
định cha, mẹ, con được sinh ra theo phương pháp khoa học theo pháp luật hiện hành và
các văn bản luật liên quan. Bên cạnh đó còn tìm ra những vướng mắc trong quá trình thực
hiện quy định của pháp luật trên thực tế và trên cơ sở đó người viết nêu ra một số giải
pháp kiến nghị để hoàn thiện thêm những quy định của pháp luật về vấn đề xác định cha
mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học.
Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu này được thực hiện trong thời gian từ
tháng 8 năm 2014 đến tháng 11 năm 2014.
Nguồn thông tin: Tài liệu chủ yếu được thu thập từ: các văn bản luật, giáo trình,
internet, báo và các tạp chí chuyên ngành.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là cách thức xác định cha mẹ cho con được sinh ra
theo phương pháp khoa học theo quy định của pháp luật Việt Nam, trong đó bao gồm lý
luận và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về việc xác định cha mẹ cho con
được sinh ra theo phương pháp khoa học.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài là phương pháp phân tích truyền thống
như: phương pháp phân tích câu chữ, kết hợp với phương pháp phân tích phát triển và
phân tích lịch sử. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp diễn dịch, quy nạp, liệt kê, so sánh,

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh


2

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

đối chiếu…nhằm đi sâu vào từng điều luật cụ thể và tìm hiểu nội dung, tính hữu hiệu
cũng như mặt hạn chế, để từ đó đưa ra hướng giải quyết cho những vấn đề đặt ra.
5. Bố cục của đề tài.
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp truyền thống gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo
phương pháp khoa học
Nội dung: Nói về những khái niệm chung liên quan đến việc xác định cha mẹ cho
con được sinh ra theo phương pháp khoa học: Khái niệm quan hệ cha mẹ con, khái niệm
sinh con theo phương pháp khoa học: sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo, khái niệm quan hệ cha mẹ con được sinh ra theo phương pháp
khoa học. Lịch sử liên quan đến vấn đề xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo
phương pháp khoa học theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và Luật HN&GĐ năm
2014. Ý nghĩa của việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa
học: ý nghĩa về mặt xã hội, ý nghĩa về mặt pháp lý.
Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề xác định cha
mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học
Nội dung: Các trường hợp áp dụng việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo
phương pháp khoa học: trường hợp của cặp vợ chồng vô sinh, trường hợp của người phụ
nữ độc thân, trường hợp mang thai hộ. Ba căn cứ xác định cha mẹ cho con được sinh ra
theo phương pháp khoa học: căn cứ vào thời kỳ hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh; sự
kiện sinh đẻ; căn cứ vào sự tự nguyện của cặp vợ chồng vô sinh; người phụ nữ độc thân,
của người cho và nhận noãn, phôi và tinh trùng; người mang thai hộ. Thẩm quyền, thủ
tục xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học: thủ tục hành chính

và thủ tục tư pháp.
Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về việc xác
định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học
Nội dung: Thực trạng áp dụng pháp luật về vấn đề sinh con theo phương pháp khoa
học. Những bất cập của pháp luật về việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo
phương pháp khoa học, đồng thời đưa ra một số biện pháp hoàn thiện pháp luật về việc
xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học. Qua đó cũng kiến
nghị về công tác hướng dẫn và thi hành pháp luật về việc xác định cha mẹ cho con được
sinh ra theo phương pháp khoa học.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

3

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC XÁC ĐỊNH CHA MẸ CHO CON ĐƯỢC
SINH RA THEO PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC
Trước khi đi sâu vào tìm hiểu các quy định của pháp luật về việc sinh con theo
phương pháp khoa học thì chúng ta cần phải nắm rõ một vài khái niệm liên quan đến việc
sinh con theo phương pháp khoa học, lịch sử phát triển cũng như ý nghĩa của việc xác
định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học. Tạo cơ sở nền tảng cho
việc đi sâu vào nghiên cứu vấn đề này được tốt hơn.
1.1. Khái niệm liên quan vấn đề xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương
pháp khoa học
1.1.1. Khái niệm quan hệ cha – mẹ - con

“Quan hệ cha - mẹ - con là mối dây liên hệ pháp lý giữa một người (gọi là con) và
một người khác (gọi là cha hoặc mẹ), tuỳ theo người khác đó là nam hay nữ quan hệ
được thiết lập là quan hệ cha - con hoặc quan hệ mẹ - con”.1 Có một người được sinh ra
như là mối quan hệ tình dục giữa hai người và trở thành con chung của hai người đó: một
sự kiện tự nhiên, thuần tuý vật chất, được luật ghi nhận và chi phối, nên nó trở thành một
sự kiện pháp lý. Pháp luật luôn tôn trọng quyền làm cha, làm mẹ, quyền được xác định
cha mẹ cho một người khi sinh ra. Đây là quyền công nhận mang tính tự nhiên, những
người này thực hiện thiên chức làm cha mẹ của mình không liên quan và ảnh hưởng đến
người khác. Trong trường hợp này, bất cứ người nào thực hiện quyền làm cha, mẹ, con
đều được pháp luật tôn trọng và bảo vệ tuyệt đối. Thực hiện quyền này hay không là phụ
thuộc vào bản thân mỗi người.
Trong đời sống xã hội, việc người phụ nữ (dù có chồng hay không có chồng) mà
sinh con, là cơ sở làm phát sinh mối quan hệ giữa mẹ - con, cha - con. Đó là mối quan hệ
huyết thống tự nhiên theo quy luật sinh học. Quan hệ mẹ - con, cha - con phát sinh không
phụ thuộc vào hôn nhân của cha mẹ là hợp pháp hay không hợp pháp. Từ mối quan hệ
này dẫn tới việc phát sinh các quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản trong quan hệ
mẹ - con, cha - con. Đồng thời nó còn là cơ sở pháp lý để Toà án giải quyết các tranh
chấp về việc xác định cha, mẹ và con trong thực tế. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp
trong các tranh chấp khác như: nuôi dưỡng, cấp dưỡng, thừa kế…giữa cha mẹ và con,
cũng như các thành viên khác trong gia đình được đảm bảo bằng pháp luật khi quan hệ
giữa cha mẹ và con được xác định.
Quan hệ cha, mẹ, con là quan hệ tràn đầy tình cảm yêu thương chăm sóc như là một
lẽ tự nhiên, nhưng lại đầy ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ trước xã hội. Mỗi người luôn
có một và chỉ một người cha và một người mẹ. Trong đa số các trường hợp, con biết lai
1

TS. Nguyễn Ngọc Điện, Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và Gia đình, NXB. Trẻ TPHCM, tr.21.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh


4

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

lịch của cha và mẹ của mình, nhưng cũng có trường hợp con không biết hoặc không biết
rõ. Song, dù cha mẹ và con có biết hay không biết nhau, dù cha mẹ có từng gặp con hay
không trong cuộc đời của mỗi người, sự tồn tại của cha và mẹ là chắc chắn ở một điểm
nào đó trong không gian và thời gian.
1.1.2. Khái niệm xác định cha mẹ cho con
Hiện nay khái niệm xác định cha mẹ cho con chưa được quy định một cách cụ thể
trong Luật. Do đó có nhiều cách hiểu khác nhau về vấn đề này.
Khái niệm xác định cha, mẹ cho con theo từ điển Luật học được hiểu là: “Định rõ
một người là cha hoặc một người là mẹ cho con trên cơ sở các quy định của pháp luật”2,
ngoài ra còn có khái niệm xác định con cho cha, mẹ là: “Định rõ một người là con của
cha hoặc của mẹ trên cơ sở các quy định của pháp luật”3. Tuy vậy, mối quan hệ giữa
cha, mẹ và con là mối quan hệ hai chiều và không thể tách rời, xác định cha, mẹ cho con
cũng chính là xác định con cho cha, mẹ vì sau khi xác định được ai là cha, mẹ hoặc ai là
con cũng sẽ phát sinh những quyền và nghĩa vụ theo pháp luật như nhau. Chính vì vậy,
việc tách riêng thành hai khái niệm như trong từ điển Luật học là không cần thiết mà chỉ
cần nêu khái niệm chung về việc xác định cha, mẹ, con mà thôi. Sau đây là những khái
niệm khái quát về vấn đề này:
- Trong từ điển Tiếng Việt:
Từ “Xác định” theo từ điển Tiếng Việt là “qua nghiên cứu, tìm tòi, biết được rõ
ràng, chính xác”, vậy xác định cha, mẹ cho con là việc nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra
nguồn gốc của một con người một cách rõ ràng và chính xác.
- Dưới góc độ sinh học - xã hội:
Xác định cha, mẹ cho con là việc nghiên cứu, tìm kiếm, nhận diện mối quan hệ

huyết thống giữa hai thế hệ kế tiếp nhau thông qua sự kiện sinh đẻ.
- Dưới góc độ pháp lý:
Xác định cha, mẹ, con là một chế định pháp lý bao gồm các quy phạm pháp luật,
quy định về căn cứ pháp lý, thủ tục pháp lý xác định cha, mẹ, con, cơ sở để hình thành ở
các chủ thể quyền và nghĩa vụ theo luật định.
Như vậy xác định quan hệ cha mẹ cho con là một hành vi pháp lý do các cá nhân, cơ
quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền thừa nhận hoặc không thừa nhận quan hệ cha - con, mẹ - con về mặt pháp lý, nhằm
làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái và
ngược lại.

2

Trần Thị Vân, Từ điển giải thích Luật học, thuật ngữ Luật Hôn Nhân và gia đình, Trường Đại học Luật Hà Nội,
2011, (trang 93).
3
Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa (trang 80).

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

5

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

Chế định xác định cha, mẹ, con trong Luật HN&GĐ đã góp phần bảo đảm cho các
trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi… được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt
nhất, bảo đảm cho các bà mẹ có đầy đủ các cơ sở pháp lý để có thể xác định nguồn gốc

của con mình, từ đó đứa trẻ sẽ được phát triển một cách tốt nhất cả về vật chất lẫn tinh
thần trong môi trường tốt, có đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Một con người có quyền được làm
cha, làm mẹ, và một đứa trẻ sinh ra có quyền xác định cha mẹ cho mình. Tuy nhiên,
quyền thực hiện các quyền này phải tuân theo những trật tự nhất định, không phải muốn
thực hiện quyền làm cha, làm mẹ thế nào cũng được, để đảm bảo chất lượng dân số thì
việc can thiệp của Nhà nước là cần thiết. Hơn thế nữa, việc xác định cha mẹ con nhằm
bảo đảm thực hiện triệt để nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em đã được Luật HN&GĐ quy
định.
1.1.3. Khái niệm sinh con theo phương pháp khoa học
Trong thực tế xã hội hiện nay, số lượng các cặp vợ chồng vô sinh là không ít và
đang ngày càng có dấu hiệu tăng lên, do nhiều nguyên nhân gây ra. Với sự phát triển của
y học, ở các nước và Việt Nam đã thực hiện được những trường hợp thụ tinh nhân tạo,
thụ tinh trong ống nghiệm. Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ về sinh con theo
phương pháp khoa học có nêu khái niệm: “Sinh con theo phương pháp khoa học là việc
sinh con được thực hiện bằng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh
trong ống nghiệm”.4 Như vậy việc sinh con theo phương pháp khoa học phải sử dụng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo hay thụ tinh trong ống nghiệm. Phương pháp
này hoàn toàn khác với việc sinh con theo phương pháp truyền thống. Ngoài ra Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2014ra đời chính thức thừa nhận việc mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo. Trước đó theo Nghị định 12/2003/NĐ-CP không thừa nhận trường hợp mang
thai hộ nên sinh con theo phương pháp khoa học chỉ áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Như vậy theo quy định hiện nay thì việc sinh con theo phương pháp khoa học bao gồm
hai phương pháp đó là sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và phương pháp mang thai
hộ.
1.1.3.1. Khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Kỹ thuật hỗ trợ sinh sản bao gồm các kỹ thuật giúp tăng khả năng sinh sản của
người. Theo định nghĩa, “kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là những kỹ thuật trong đó có thực
hiện đem tế bào trứng ra khỏi cơ thể”.5 Đây là những kỹ thuật được phát triển cơ bản dựa
trên kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014đã có khái niệm về việc sinh con bằng kỹ thuật

hỗ trợ sinh sản: “Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là việc sinh con bằng kỹ thuật

4
5

Khoản 1, Điều 3, Nghị định 12/2003/NĐ-CP, Nghị định của Chính phủ về sinh con theo phuong pháp khoa học.
Từ điển giải thích Luật học, Thuật ngữ Luật Hôn nhân và gia đình, Trường Đại học Luật Hà Nội.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

6

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm.” Hiện tại Việt Nam đã áp dụng thành
công hai kỹ thuật này vào việc tạo phôi nhằm giúp những người vô sinh có thể có con.
Theo bản chất sinh học thì sự thụ tinh là sự kết hợp giữa trứng của người phụ nữ và
tinh trùng của người đàn ông khi họ có quan hệ sinh lý với nhau và “thụ tinh là hiện
tượng tế bào sinh sản cái tiếp nhận tế bào sinh sản đực để tạo thành tế bào trứng hoặc
hợp tử”.6 Nhưng có thể một trong hai người hoặc cả hai người do bệnh tật tai nạn…nên
không có khả năng thụ tinh, do đó họ phải nhờ đến kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Hiện nay
Việt Nam áp dụng hai kỹ thuật hỗ trợ sinh sản chủ yếu là: thụ tinh nhân tạo và thụ tinh
trong ống nghiệm.
Thụ tinh nhân tạo
Sự sinh sản, trong suy nghĩ phù hợp với truyền thống, là một sự việc có nguồn gốc
tự nhiên và ý chí: sự phối hợp xác thịt giữa một người đàn ông và một người đàn bà và ý
thức của hai người về khả năng ra đời của một đứa trẻ từ sự phối hợp đó. Từ hơn ba mươi

năm nay, những tiến bộ của khoa học còn cho phép người đàn ông và người đàn bà có thể
quyết định khi nào nên cho một đứa trẻ thành thai.
Các thành tựu của sinh học và y học hiện đại làm hình thành khả năng sinh sản, độc
lập với quan hệ xác thịt tự nhiên - sinh sản nhân tạo bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
Hiện nay vấn đề được quan tâm và có nhiều tranh luận đó là vấn đề thụ tinh nhân tạo. Có
nhiều người chưa biết hoặc suy nghĩ sai lệch về vấn đề này, vì vậy cần phải hiểu đúng
đắn và nghiêm túc về vấn đề này.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 nghị định của Chính phủ số 12/2003/NĐ-CP về
phương pháp sinh con theo phương pháp khoa học quy định: “Thụ tinh nhân tạo là thủ
thuật bơm tinh trùng của chồng vào tử cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo
phôi”.
Phương pháp thụ tinh nhân tạo giúp người phụ nữ có những hạn chế về khả năng thụ
thai sẽ có cơ hội thụ thai. Tinh trùng của người chồng sẽ kết hợp với trứng trong tử cung
của người vợ để tạo thành phôi. Phôi sẽ phát triển thành bào thai trong tử cung của người
mẹ.
Thụ tinh trong ống nghiệm
Chúng ta biết rằng khi hai người yêu nhau và đi đến quyết định gắn kết cuộc sống
cùng nhau, nguyện vọng chính đáng của họ là có một đứa con khoẻ mạnh và xinh xắn.
Đứa con là nhịp cầu gắn kết cho tình yêu của họ. Nhưng không phải cuộc sống hôn nhân
nào cũng đơm hoa kết trái. Vì vậy để cải thiện, duy trì thiên chức làm cha mẹ cho nhiều
cặp vợ chồng thì phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm ra đời như là một vị cứu tinh
của họ.

6

Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Xuất bản năm 2005.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

7


SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại khoản 3, Điều 3 Nghị định số 12/2003/NĐ-CP có đưa ra khái
niệm thụ tinh trong ống nghiệm: “Thụ tinh trong ống nghiệm là sự kết hợp giữa noãn và
tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi”. Như vậy trong trường hợp thụ tinh trong
ống nghiệm thì noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng sẽ được kết hợp nhằm
tạo thành phôi. Sau đó phôi sẽ được cấy vào tử cung của người vợ. Trường hợp này sẽ
chiếm tỷ lệ thành công hơn so với trường hợp thụ tinh nhân tạo vì quá trình tạo phôi đã
được thực hiện xong mới đưa vào tử cung của người vợ. Vì vậy phương pháp thụ tinh
trong ống nghiệm được các bác sĩ chuyên khoa sử dụng nhiều hơn cho các trường hợp
sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Theo các nhà khoa học thì: “Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization) là
phương pháp cho giao tử của chồng (tinh trùng) vào giao tử của vợ (trứng) gặp nhau và
thụ tinh bên ngoài cơ thể, sau đó chuyển hợp tử hoặc phôi vào buồng tử cung người
mẹ”.7
Hiện nay nước ta đã áp dụng được rất nhiều các biện pháp thụ tinh trong ống
nghiệm như: thụ tinh trong ống nghiệm cổ điển, tiêm tinh trùng vào bào tương trứng hay
nuôi trưởng thành trứng trong ống nghiệm…Biện pháp này đã và đang đáp ứng được nhu
cầu muốn sinh con theo phương pháp khoa học của nhiều người hiện nay.
Mặc dù đi sau thế giới khoảng 20 năm và sau các nước trong khu vực 15 năm, lĩnh
vực hỗ trợ sinh sản ở Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến trong 10 năm qua. Đến nay,
ước tính đã có hơn 4000 em bé ra đời từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản tại Việt Nam trong tổng
số 1 triệu em bé đã ra đời trên thế giới. Sự phát triển của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở Việt
Nam cho thấy, nếu được đầu tư và định hướng tốt, y học và khoa học Việt Nam nói
chung hoàn toàn có thể từng bước theo kịp sự phát triển và hội nhập với các nước trên thế
giới.

1.1.3.2. Khái niệm phương pháp mang thai hộ
Ngoài khái niệm sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014 đã thừa nhận chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Trường hợp
mang thai hộ cũng là việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên phương pháp mang
thai hộ này chỉ được áp dụng sau khi cặp vợ chồng vô sinh đã thực hiện các kỹ thuật hỗ
trợ sinh sản nhưng người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh vẫn không thể mang thai và sinh
con được.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Khoản 22, Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có khái niệm về việc mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo như sau: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là việc một
người phụ nữ tự nguyện không vì mục đích thương mại giúp mang thai cho cặp vợ chồng
mà người vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh
7

Lê Văn Ninh, Sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, Tạp chí Khoa học và cuộc sống, số 34/2012 (trang 19).

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

8

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

sản, bằng việc lấy noãn của người vợ và tinh trùng của người chồng để thụ tinh trong
ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người phụ nữ tự nguyện mang thai để người này
mang thai và sinh con”. Theo quy định này thì cặp vợ chồng vô sinh chỉ được nhờ mang
thai hộ sau khi họ đã áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản khác mà vẫn không thể mang
thai được. Người phụ nữ được nhờ mang thai hộ đứa trẻ, sau khi đứa trẻ được sinh ra sẽ

giao lại cho vợ chồng nhờ mang thai hộ với mục đích nhân đạo. Mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo đã chính thức đi vào luật và được đông đảo người dân đón nhận bởi đây là
quy định xuất phát từ tính nhân đạo, tính nhân văn và nhu cầu của thực tiễn của xã hội.
Mang thai hộ vì mục đích thương mại
Trái với những lợi ích thiết thực và tính nhân văn cao cả mà trường hợp mang thai
hộ đã làm thì cũng có một số trường hợp mang thai hộ vì mục đích thương mại. Thực tế
cũng có những trường hợp lợi dụng việc mang thai hộ nhằm mục đích kiếm tiền bất hợp
pháp không xuất phát từ tinh thần nhân đạo. Do đó để biết như thế nào là mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo và mang thai hộ không vì mục đích nhân đạo, Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014 cũng có khái niệm về việc mang thai hộ vì mục đích thương mại: “Mang
thai hộ vì mục đích thương mại là việc một người phụ nữ mang thai cho người khác bằng
việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để được hưởng các lợi ích kinh tế hoặc các lợi ích
khác”.
Tuy hai trường hợp này đều giống nhau về cách thức nhưng khác nhau ở mục đích
của nó. Một trường hợp vì tính nhân văn và một trường hợp vì lợi ích kinh tế. Mang thai
hộ được định nghĩa là kỹ thuật giúp người phụ nữ không có khả năng mang thai, có thể
được làm mẹ với con của chính mình bằng cách lấy tinh trùng của người chồng và noãn
của người vợ thụ tinh trong ống nghiệm để tạo phôi. Phôi sẽ được cấy vào tử cung một
người phụ nữ khác, gọi là người mang thai hộ, để mang thai và sinh em bé. Đứa trẻ sinh
ra sẽ được chuyển giao cho bố mẹ sinh học (cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ). Người
mang thai hộ hoàn toàn không có quan hệ huyết thống với đứa trẻ sinh ra. Nhưng pháp
luật chỉ thừa nhận mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và nghiêm cấm trường hợp mang
thai hộ vì mục đích thương mại nhằm ngăn chặn những trường hợp biến tướng của việc
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Tuy pháp luật đã có quy định nhưng thực tế áp dụng
thì khó có thể biết được mục đích của việc mang thai hộ có thực sự là nhân đạo thực sự
hay không.
1.1.4. Các nguyên tắc áp dụng trong việc sinh con theo phương pháp khoa học
Trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học thể hiện sự tiến bộ của khoa học
kỹ thuật. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này phải tuân theo những nguyên tắc nhất
định. Trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học chỉ được áp dụng đối với những

trường hợp sau: cặp vợ chồng vô sinh, người phụ nữ độc thân muốn sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản. Các phương pháp sinh con theo phương pháp khoa học phải được
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

9

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

tiến hành theo những trình tự nhất định. Trước tiên cặp vợ chồng vô sinh muốn sinh con
theo phương pháp khoa học thì phải áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh
trong ống nghiệm hay thụ tinh nhân tạo. Sau khi áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
nhưng không thể mang thai thì mới được áp dụng phương pháp mang thai hộ. Đây chính
là nguyên tắc cơ bản của việc sinh con theo phương pháp khoa học.
Đồng thời trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học cũng phải tuân theo
những nguyên tắc trong kỹ thuật hỗ trợ sinh sản như sau:
Thứ nhất các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân có quyền sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thứ hai việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải theo đúng quy trình kỹ thuật
do Bộ Y tế ban hành.
Thứ ba việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, cho noãn, nhận noãn, cho tinh
trùng, nhận tinh trùng, cho phôi, nhận phôi phải được tiến hành trên nguyên tắc tự
nguyện.
Thứ tư việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc
bí mật.
1.2. Khái niệm quan hệ cha mẹ con được sinh ra theo phương pháp khoa học
Sự kiện sinh đẻ của người phụ nữ sẽ làm phát sinh quan hệ giữa người phụ nữ và
đứa trẻ: đó là quan hệ mẹ con. Đồng thời sự kiện sinh đẻ cũng làm phát sinh quan hệ giữa

một người đàn ông với đứa trẻ: đó là quan hệ cha con. Do có sự kiện sinh nên có thể dễ
dàng xác định người phụ nữ là mẹ của đứa trẻ. Điều này đúng cả trong trường hợp sinh
con tự nhiên và trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học.
Việc xác định cha mẹ cho con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa
học được quy định tại Điều 20 Nghị định 12/2003/NĐ-CP:
“Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ
trong cấp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân. Những người theo quy
định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha mẹ đối với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản”. Theo quy định này thì người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc
người phụ nữ độc thân được xác định là mẹ của đứa trẻ trong mọi trường hợp kể cả người
mẹ này nhận noãn, tinh trùng hoặc phôi từ người khác. Giữa đứa trẻ và người cho tinh
trùng, cho noãn, cho phôi không có mối quan hệ cha mẹ và con về mặt pháp lý. Như vậy
khi người phụ nữ đang có chồng mà mang thai hoặc sinh con thì chồng của người phụ nữ
đó là cha của đứa trẻ. Đây được coi là biện pháp suy đoán pháp lý nhằm xác định cha cho
con. Quan hệ cha mẹ con trong trường hợp này không giống với mối quan hệ cha mẹ con
thông thường. Đứa trẻ có mối quan hệ huyết thống với người cho tinh trùng, noãn, phôi.
Tuy nhiên những người đó không phải là cha mẹ của đứa trẻ về mặt pháp lý.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

10

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

Việc sinh con theo phương pháp khoa học đã đặt ra một thực tế là có sự khác biệt
giữa người cha, người mẹ về mặt pháp lý với người cha, người mẹ về mặt huyết thống.
Tuy vậy để đảm bảo quyền lợi cho cặp vợ chồng vô sinh và đứa trẻ thì căn cứ xác định

cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học theo Điều 21 Nghị
định số 12/2003/NĐ-CP cũng được xác định dựa trên nguyên tắc suy đoán pháp lý xác
định cha, mẹ, con được quy định tại Điều 88 Luật HN&GĐ năm 2014: “Con sinh ra
trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ
chồng”. Còn đối với người phụ nữ độc thân muốn sinh con thì ta có thể áp dụng nguyên
tắc xác định quan hệ mẹ - con ngoài giá thú để áp dụng trong trường hợp này.
Dưới góc độ sinh học thì việc xác định cha mẹ con được hiểu là việc nghiên cứu,
nhận diện mối quan hệ huyết thống trực hệ giữa hai thế hệ tiếp nhau thông qua sự kiện
sinh đẻ. Khái niệm này tuy phần nào đã giải thích được thế nào là mối quan hệ cha mẹ
con. Tuy nhiên nó không đúng trong mọi trường hợp đặc biệt trường hợp sinh con theo
phương pháp khoa học. Việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp con được sinh ra
theo phương pháp khoa học có ảnh hưởng tới các quyền lợi hợp pháp của đứa trẻ, vì vậy
cần xác định rõ mối quan hệ giữa cha mẹ với đứa trẻ từ khi nó sinh ra để nó có thể hưởng
các quyền lợi của mình và thực hiện các nghĩa vụ đối với cha mẹ của chúng.
1.3. Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật Việt Nam về vấn đề xác định cha mẹ
cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học.
Vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học là vấn đề mới phát sinh trong những
năm gần đây. Vì vậy pháp luật quy định về việc xác định cha mẹ con trong trường hợp
này chưa được đề cập đến trong những văn bản luật Hôn nhân và gia đình trước đây. Đến
khi Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 và Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ra
đời thì vấn đề này mới được đề cập đến. Vì vậy người viết chỉ nghiên cứu và tìm hiểu
quy định của pháp luật trong hai giai đoạn này.
1.3.1. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000
Trong thời kỳ này, nước ta đang trên đà công nghiệp hoá – hiện đại hoá, sự phát
triển về mọi mặt kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, y học…đã tác động đến các quan
hệ hôn nhân và gia đình nói chung và vấn đề xác định cha, mẹ, con nói riêng. Do vậy,
việc sửa đổi, bổ sung Luật HN&GĐ đã trở nên cần thiết, dựa trên những nguyên tắc cơ
bản của Hiến pháp năm 1992 và BLDS năm 1995, Quốc hội khoá X đã thông qua Luật
Hôn nhân và Gia đình năm 2000 vào ngày 9/6/2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2001. Luật gồm 13 chương, 110 điều, trong đó vấn đề xác định cha, mẹ, con đã

được quy định thành một chế định riêng tại chương VII, từ Điều 63 đến Điều 66. Về cơ
bản nguyên tắc xác định cha, mẹ, con vẫn dựa trên những quy định của Luật HN&GĐ
năm 1986 như các quy định về nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con trong
giá thú, quyền nhận cha, mẹ, con…Tuy nhiên Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 đã
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

11

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

thể hiện những điểm mới tại Điều 63 quy định việc xác định cha, mẹ, con được sinh ra
theo phương pháp khoa học.
Khoản 2 Điều 63 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định: “ Việc xác định
cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định”. Ngày
12/02/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương
pháp khoa học. Nghị định này quy định việc thụ tinh trong ống nghiệm, quy định việc
cho tinh trùng, nhận tinh trùng, cho noãn, nhận noãn, cho phôi, nhận phôi, cơ sở lưu giữ
tinh trùng, lưu giữ phôi và xác định cha, mẹ cho trẻ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Như vậy Nhà nước ta đã kịp thời ban hành các văn bản pháp luật theo kịp với những tiến
bộ về y học nhằm tạo cơ sở pháp lý cho các cặp vợ chồng vô sinh, những phụ nữ độc
thân có hy vọng có con thông qua phương pháp khoa học. Nhằm xác định cha, mẹ cho
con được sinh ra theo phương pháp khoa học, Nghị định này đã giành hẳn chương V (xác
định cha, mẹ cho con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản) gồm 02 điều:
“Điều 20:
1. Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ
trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân.
2. Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối

với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
Điều 21:
Con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu
quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho
phôi.”
Có thể nhận thấy một điều đặc biệt mới trong Nghị định này là cho phép người phụ
nữ độc thân cũng được áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản. Đây là một quyền lợi rất chính
đáng của người phụ nữ khi họ không muốn hoặc không có cơ hội kết hôn mà vẫn có thể
thực hiện được thiên chức của mình. Nếu như trước đây , khi chưa có cơ sở pháp lý cho
vấn đề này thì người phụ nữ độc thân vẫn có thể thực hiện được thiên chức của mình
nhưng điều đó ảnh hưởng đến hạnh phúc của một gia đình khác, đặc biệt là có thể ảnh
hưởng đến quyền lợi của người phụ nữ khác thì hiện nay, nếu áp dụng biện pháp hỗ trợ
sinh sản họ sẽ thực hiện được thiên chức của mình mà không ảnh hưởng đến quyền lợi
của người khác. Tuy nhiên trong trường hợp này chỉ có quan hệ mẹ con duy nhất. Vì vậy,
người phụ nữ sinh con và nuôi con một mình, điều đó thực sự là một khó khăn và thách
thức đối với họ. Mặt khác, quyền lợi của đứa trẻ cũng phần nào bị ảnh hưởng. Do đó về
mặt xã hội cần có những chính sách đặc biệt đối với trường hợp này.
Trong giai đoạn này các nhà làm luật cũng dự liệu được tình trạng “mang thai hộ”
đã xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên nhận thấy nhiều vướng mắc về mặt pháp lý vì người
phụ nữ mang thai hộ sau khi sinh đứa trẻ thì sau khi sinh đứa trẻ thì giấy chứng sinh của
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

12

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

đứa trẻ đó sẽ ghi tên người trực tiếp sinh ra đứa trẻ là người mang thai hộ và sau đó, cán

bộ hộ tịch khi làm giấy khai sinh sẽ dựa vào giấy chứng sinh để ghi họ tên người mẹ đứa
trẻ, ở đây người mẹ đích thực của đứa trẻ lại không được xác nhận. Và để tránh những
vướng mắc này, Điều 6, Nghị định 12/2003/NĐ-CP đã nghiêm cấm hành vi: “mang thai
hộ”. Đồng thời theo quy định tại khoản 1, Điều 20 Nghị định này quy định: “Trẻ ra đời
do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng
vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân”, do đó đã loại bỏ trường hợp “mang thai hộ”
vì đứa trẻ ở đây phải được mang thai và sinh ra từ người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh
hoặc người phụ nữ sống độc thân.
Như vậy vấn đề xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học
lần đầu tiên được đề cập trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 . Tuy còn nhiều
điểm bất cập nhưng đã tạo cơ sở pháp lý cho các cặp vợ chồng vô sinh, những phụ nữ
độc thân có hy vọng được có con thông qua phương pháp khoa học.
1.3.2.2. Luật HN&GĐ năm 2014:

Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 đã kế thừa những tiến bộ của Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2000, đồng thời cũng có những quy định mới phù hợp với
sự phát triển của xã hội hiện nay. Về vấn đề xác định cha mẹ cho con theo phương
pháp khoa học Luật HN&GĐ quy định tại Điều 93:
- Trong trường hợp người vợ mang thai và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
thì việc xác định cha, mẹ được áp dụng theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
-. Trong trường hợp người phụ nữ sống độc thân mang thai và sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản thì người phụ nữ đó là mẹ của con được sinh ra.
- Việc sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không làm phát sinh quan hệ cha, mẹ
và con giữa người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi với người con được sinh ra.
Như vậy so với Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 thì Luật Hôn nhân và Gia
đình năm 2014 quy định cụ thể việc xác định cha mẹ cho con trong trường hợp sinh con
bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Trong trường hợp này việc xác định cha mẹ cho con giống
như trường hợp xác định cha mẹ cho con thông thường tại Điều 88 Luật này: “Con sinh
ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ
chồng. Con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân mà áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vẫn

là con chung của vợ chồng. Nếu như đứa trẻ sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản trong
thời gian 300 ngày từ khi chấm dứt hôn nhân vẫn được xem là con chung do người vợ có
thai trong thời kỳ hôn nhân: “Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm
chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân”.8 Đây là
sự bảo đảm mọi quyền lợi cho người mẹ mang thai và đặc biệt là đứa trẻ được sinh ra
8

Khoản 1, Điều 88, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

13

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

trong trường hợp này. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và đặc biệt là
những phát minh trong lĩnh vực y khoa. Việc thừa nhận việc sinh con theo phương pháp
khoa học và điều chỉnh bằng pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ thể tham gia trong
trường hợp này.
Với sự phát triển của y học như hiện nay Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 ra
đời đã có nhiều quy định tiến bộ hơn rất nhiều về việc sinh con theo phương pháp khoa
học và việc xác định cha mẹ cho con trong trường hợp này. Đặc biệt là chế định mang
thai hộ vì mục đích nhân đạo được chính thức đi vào luật. Thuyết phục được Quốc hội vì
tinh thần nhân đạo tốt đẹp, đồng thời cũng là dấu ấn pháp lý đáp ứng nguyện vọng của
hơn 700.000 cặp vợ chồng hiếm muộn tại Việt Nam hiện nay.
Luật HN&GĐ trước đây chưa có quy định về vấn đề này. Tuy nhiên Nghị định số
12/2003/NĐ-CP của Chính phủ về sinh con theo phương pháp khoa học đã coi đây là

hành vi bị nghiêm cấm (khoản 1 Điều 6). Lần đầu tiên mang thai hộ vì mục đích nhân
đạo được thừa nhận khi Quốc hội quyết định thông qua Luật HN&GĐ năm 2014. Sự điều
chỉnh này được đông đảo người dân đón nhận, bởi đây là quy định xuất phát từ tính nhân
đạo, nhân văn và chính từ những thực tiễn trong xã hội.
Từ lâu, một trong những yếu tố xác định cha mẹ cho con là huyết thống. Thành
ngữ: “cha sinh, mẹ đẻ” hoặc “mang nặng, đẻ đau” đã hình thành nên tư duy của con
người khi nói đến quan hệ cha - mẹ - con. Người đàn bà sinh ra đứa trẻ nghiễm nhiên là
mẹ của đứa trẻ. Hiện tượng tự nhiên này tồn tại trong ý thức của con người và được
khẳng định về mặt pháp luật. Song hiện tượng mang thai hộ rất mới mẻ, hoàn toàn không
nằm trong khuôn khổ tập quán, tình cảm, đạo đức truyền thống của người Việt Nam.
Người đàn bà không mang thai, không sinh đẻ vẫn có thể là mẹ của đứa trẻ được thụ tinh
bằng trứng của mình, còn người phụ nữ mang thai và sinh đẻ thì không phải là mẹ của
đứa trẻ đó. Đây là một hiện tương khá mới trong xã hội Việt Nam từ trước đến nay.
Nhưng với tình trạng vô sinh ngày càng gia tăng như hiện nay thì vấn đề mang thai hộ đã
và đang diễn ra. Vì vậy chế định mang thai hộ được đưa vào luật là phù hợp và kịp thời.
Khoản 4 Điều 93 quy định việc xác định cha mẹ con trong trường hợp mang thai hộ:
“Việc xác định cha, mẹ trong trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo được áp
dụng theo quy định tại Điều 94 của Luật này”.
Điều 94 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định việc xác định quan hệ cha,
mẹ cho con trong trường hợp mang thai hộ: “Con sinh ra trong trường hợp mang thai hộ
vì mục đích nhân đạo là con chung của vợ chồng nhờ mang thai hộ, kể từ thời điểm con
được sinh ra”. Như vậy trong trường hợp mang thai hộ thì đứa trẻ sau khi sinh ra được
xác định là con của vợ chồng nhờ mang thai hộ.
Về việc thừa nhận hay không thừa nhận mang thai hộ, pháp luật các nước cũng đã
có nhiều tiếp cận khác nhau trong quy định về mang thai hộ. Thứ nhất, nhiều nước trên
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

14

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên



Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

thế giới cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, nhưng nghiêm cấm việc mang thai
hộ có mục đích thương mại như: Hungari, Hà Lan, Bỉ, Canada, Australia, Hồng
Kông…Pháp luật các nước này cũng quy định chặt chẽ việc mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo. Ví dụ như Đạo luật mang thai hộ năm 2010 của Australia quy định: việc mang
thai hộ được công nhận nếu giữa người mang thai hộ và nhờ mang thai hộ có thoả thuận
đứa trẻ sau khi sinh ra là con của người mang thai hộ, chuyển giao quyền và giám hộ đứa
trẻ cho người nhờ mang thai hộ, người nhờ mang thai hộ đồng ý nhận trách nhiệm lâu dài
trong việc nuôi dưỡng và giám hộ cho đứa trẻ. Bên cạnh đó cũng có một số nước cấm
mang thai hộ như: Pháp, Đức, Ailen,…Trong khi đó có một số ít nước thừa nhận mang
thai hộ như là một dịch vụ hợp pháp như Ấn Độ mặc dù chưa ban hành Luật quy định cụ
thể về vấn đề này, nhưng Toà án nước này đã công nhận các hợp đồng mang thai hộ là
hợp pháp kể cả việc mang thai hộ có mục đích thương mại. Như vậy so với các nước
Pháp luật Việt Nam cũng đã đưa chế định mang thai hộ vào Luật góp phần giải quyết
nhưng vấn đề pháp lý nảy sinh trong thực tế.
Ngoài ra, Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 cũng có các điều khoản để giải
quyết những rắc rối phát sinh về vấn đề mang thai hộ. Trong đó đáng chú ý có việc sinh
con do mang thai hộ sẽ không tính vào số con của người mang thai hộ. Trong trường hợp
bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án buộc họ nhận
con. Bên cạnh đó các nghĩa vụ về cấp dưỡng và nuôi dưỡng đứa trẻ cũng bắt đầu phát
sinh đối với người nhờ mang thai hộ kể từ khi đứa trẻ được sinh ra…Đây là những quy
định xuất phát từ thực tế, đảm bảo tính nhân đạo của pháp luật.
Vấn đề xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học là vấn đề
mang tính xã hội nhạy cảm nhưng cũng là vấn đề cần có sự can thiệp kịp thời của Nhà
nước bằng các văn bản pháp luật. Bởi trong giai đoạn hiện nay, khoa học kỹ thuật phát
triển, kèm theo đó là các vấn đề xã hội phát sinh theo, các vấn đề đó tác động đến xã hội
theo nhiều chiều hướng khác nhau. Do đó sự điều chỉnh bằng pháp luật về vấn đề này

được xem là một bước tiến của pháp luật, đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội
hiện nay.
1.4. Ý nghĩa của việc xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa
học.
1.4.1. Về mặt xã hội
Quyền được làm mẹ không chỉ là quyền lợi chính đáng mà còn là khát khao, bản
năng và thiên chức của người phụ nữ. Với quy định về việc cho phép sinh con theo
phương pháp khoa học cho các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân đã thể hiện sự
nhân đạo của Nhà nước và pháp luật hôn nhân gia đình, đồng thời đảm bảo được quyền
lợi của các chủ thể tham gia, góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình, xã hội văn minh.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

15

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

Đứa con ra đời là niềm mong ước lớn nhất của cha và mẹ. Nhưng trong trường hợp
áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản thì đứa con ra đời không chỉ là niềm mong ước mà còn
là sự hy sinh to lớn vì họ phải rất tốn kém về mặt vật chất lẫn tinh thần. Vấn đề đặt ra là
đứa con sinh ra là con của ai vì không chỉ liên quan đến người cha và người mẹ mà nó
còn liên quan đến người thứ ba. Việc xác định cha mẹ con là vấn đề phức tạp và nhạy
cảm song lại rất cần thiết đặc biệt trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học.
Việc xác định này không chỉ có ý nghĩa từng chủ thể mà còn mang ý nghĩa pháp luật và
xã hội sâu sắc.
Quyền làm cha, làm mẹ, làm con là vô cùng thiêng liêng và quan trọng, vì vậy việc
xác định cha mẹ con nhằm xác định thân phận của các chủ thể góp phần ổn định các mối
quan hệ trong gia đình nói riêng và các mối quan hệ ngoài xã hội nói chung. Việc xác

định cha mẹ con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học sẽ giúp cho việc
xác định mối quan hệ giữa cha - mẹ - con được rõ ràng, minh bạch. Việc xác định này
giúp cho những cặp vợ chồng vô sinh và người phụ nữ đơn thân muốn có con sẽ có hy
vọng về một đứa con thực sự là của họ khi áp dụng các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản.
Ngoài ra việc xác định cha mẹ con trong trường hợp này sẽ đảm bảo cho trẻ em có
một mái ấm gia đình thực sự, được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục một cách tốt nhất,
được đảm bảo cả về mặt vật chất lẫn tinh thần giúp trẻ em phát triển toàn diện cả về thể
lực và trí tuệ. Trẻ em chỉ có thể phát triển tốt nhất trong môi trường giáo dục tốt, có đầy
đủ cả cha và mẹ.
Việc xác định cha mẹ con một cách chính xác trong trường hợp này cũng là cơ sở
cho việc tuân thủ Hiến pháp: “ Nhà nước không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các
con”.9 Do đó góp phần xoá bỏ những tư tưởng lạc hậu, xoá bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử
với những trẻ em được sinh ra theo phương pháp khoa học, đặc biệt là con sinh ra từ
người phụ nữ độc thân. Việc xác định này đảm bảo cho mọi đứa trẻ sinh ra đều bình đẳng
với nhau dù đứa trẻ đó ra đời từ những cặp vợ chồng vô sinh hay người phụ nữ độc thân.
Đồng thời còn giúp cho việc quản lý dân số và hộ tịch của Nhà nước được tốt hơn.
1.4.2. Về mặt pháp lý
Trong thực tiễn hiện nay đang tồn tại hiện tượng các cặp vợ chồng vô sinh nhờ đến
sự can thiệp của y học tiến bộ để thực hiện nguyện vọng sinh con bằng các biện pháp hỗ
trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm.
Việc xác định cha, mẹ cho con được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam
phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là phù hợp với Công ước quốc tế về quyền trẻ em :
“Gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và môi trường tự nhiên cho sự phát triển và

9

Điều 39, Hiến pháp năm 2013.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh


16

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

hạnh phúc của mọi thành viên, nhất là trẻ em…”.10 Điều 39 Hiến pháp 2013 của nhà
nước ta đã khẳng định: “ Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình” và Điều 40 “Trẻ em có
quyền được gia đình,nhà trường, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục”.
Mặc khác, chế định xác định cha, mẹ, con còn nhằm cụ thể hóa những nguyên tắc
cơ bản của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 mà cụ thể là tại khoản 4, 5 và 6 Điều 2
đã quy định:
“4. Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con thành công dân có ích cho xã hội; con có
nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ;…
5. Nhà nước và xã hội không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa
con trai và con gái, con đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú.
6. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em, giúp đỡ các
bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ.”
Xác định cha, mẹ, con là một chế định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000,
phù hợp với quy định trong Hiến pháp và BLDS, điều này thể hiện sự thống nhất đồng bộ
trong việc xây dựng pháp luật, đặc biệt đã thể hiện được tầm quan trọng của chế định xác
định cha, mẹ, con cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Khi xác định một người là cha, mẹ, con của nhau thì ngoài tình cảm máu mủ, ruột
thịt thì giữa họ cũng sẽ hình thành một quan hệ cha, mẹ, con trước pháp luật. Điều đó
cũng có nghĩa giữa họ đã có những quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của
pháp luật. Do đó, chế định xác định cha, mẹ, con còn là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà
nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ này như: xác định dân
tộc, chia tài sản thừa kế, cấp dưỡng… Mặt khác, việc xác định cha, mẹ, con không chỉ

liên quan đến mối quan hệ giữa cha, mẹ và con mà còn liên quan đến các mối quan hệ
của những thành viên khác trong gia đình như ông, bà với cháu; anh, chị, em với nhau…
chính vì vậy, cũng là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các chủ thể trong các mối
quan hệ đó như tranh chấp trong việc nuôi dưỡng, cấp dưỡng…
Trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học là trường hợp đặc biệt vì có liên
quan đến nhiều chủ thể, vì vậy việc xác định cha mẹ cho con trong trường hợp này rất
quan trọng, là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh
chấp về quan hệ nhân thân và tài sản trong mối quan hệ giữa cha, mẹ và con. Từ những ý
nghĩa trên mà chế định xác định cha, mẹ, con nói chung và trong trường hợp con sinh ra
theo phương pháp khoa học nói riêng từ khi ra đời đã ngày càng được hoàn thiện, đáp
ứng được những nhu cầu khách quan của cuộc sống.

10

Lời mở đầu, Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về quyền trẻ em.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

17

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ VIỆC XÁC
ĐỊNH CHA MẸ CHO CON ĐƯỢC SINH RA THEO PHƯƠNG PHÁP
KHOA HỌC
Sinh con theo phương pháp khoa học là nhu cầu thực tiễn trong xã hội và đang diễn

ra ngày càng nhiều. Đây cũng là vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền mưu cầu hạnh phúc
của cá nhân, gia đình, xã hội, do đó cần thiết phải tìm hiểu các quy định của pháp luật về
vấn đề này. Thông qua cơ sở lý luận Chương 1 cho thấy việc xác định cha mẹ cho con
sinh ra theo phương pháp khoa học rất quan trọng. Trong chương này trên cơ sở Luật
thực định, Luận văn đi sâu phân tích các quy định của pháp luật về xác định cha mẹ cho
con được sinh ra theo phương pháp khoa học.
2.1. Các trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học
2.1.1. Trường hợp sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
2.1.1.1. Cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
Trên thực tế có nhiều trường hợp xảy ra khi sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản,
theo Nghị định số 12/2003/NĐ-CP thì trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học
của cặp vợ chồng vô sinh có những trường hợp như sau:
- Trong trường hợp thụ tinh giữa trứng của người vợ và tinh trùng của người
chồng sau đó được cấy vào tử cung của người vợ và đứa trẻ sẽ được hình thành trong cơ
thể người mẹ và được sinh ra bình thường như những đứa trẻ khác thì đương nhiên đôi
vợ chồng đó sẽ được xác định là cha và mẹ đứa trẻ cả về mặt pháp lý lẫn về mặt huyết
thống.
Tuy nhiên, có những trường hợp mà người cha, người mẹ về mặt pháp lý khác với
người cha, người mẹ về mặt huyết thống khi cả hai hoặc một trong hai người không có
khả năng thụ tinh:
- Trường hợp người vợ không có khả năng thụ thai như không có khả năng rụng
trứng hay bị dị tật ở buồng trứng … thì sẽ tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, kết hợp
tinh trùng của người chồng với trứng của người phụ nữ khác tạo thành phôi trong ống
nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của người vợ. Người vợ mang thai và sinh ra đứa trẻ
nhưng chỉ là người mẹ về mặt pháp lý còn người mẹ về mặt huyết thống lại là người cho
trứng, người chồng là người cha của đứa trẻ cả về mặt pháp lý và huyết thống.
- Trường hợp người chồng không có tinh trùng hoặc tinh trùng quá yếu không thể
thụ tinh được thì sẽ tiến hành thụ tinh nhân tạo bơm tinh trùng của người đàn ông khác
(người cho tinh trùng) vào tử cung của người vợ. Trong trường hợp này người mẹ được
xác định là người mẹ cả về mặt huyết thống và pháp lý nhưng người cha về mặt pháp lý


GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

18

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


Xác định cha mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học trong pháp luật Việt Nam

(người chồng của mẹ đứa trẻ) lại khác so với người cha về mặt huyết thống (người cho
tinh trùng).
- Trường hợp cả hai vợ chồng đều không có khả năng thụ tinh nên đã tiến hành thụ
tinh trong ống nghiệm, kết hợp giữa trứng và tinh trùng của người khác tạo thành phôi
sau đó cấy vào tử cung của người vợ, người vợ mang thai và sinh ra đứa trẻ. Cặp vợ
chồng được xác định là cha, mẹ về mặt pháp lý của đứa trẻ còn cha, mẹ của đứa trẻ về
mặt huyết thống lại là người cho trứng và người cho tinh trùng.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì những trường hợp trên được
áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản là phù hợp vì trong trường hợp cả tinh trùng và noãn của
cặp vợ chồng vô sinh đều đảm bảo để tạo thành phôi nhưng do bệnh tật hoặc khuyết tật
về mặt sinh học mà không thể tự thụ thai thì cho thụ tinh nhân tạo hoặc thụ tinh trong ống
nghiệm rồi cấy vào tử cung người vợ là phù hợp, vì đó là gen của họ nên con sinh ra là
con của họ không có vấn đề phức tạp. Trường hợp một trong hai người của cặp vợ chồng
vô sinh không có khả năng sinh con mà người vợ phải nhận tinh trùng hoặc noãn của
người đàn ông hay người phụ nữ khác. Trường hợp này xét về mặt sinh học thì đây là con
riêng của vợ hoặc chồng với một người đàn ông hay đàn bà khác, nhưng được người
chồng hoặc người vợ thừa nhận là con chung. Điều này hoàn toàn phù hợp với Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2000 . Nếu tinh trùng và noãn của cả hai vợ chồng đều không có
khả năng thụ tinh thành phôi mà phải cấy phôi của người khác vào người vợ. Trường hợp
này, bản chất của nó là nuôi con nuôi thay vì họ nhận một đứa trẻ bằng cách họ đẻ ra đứa

trẻ, vì cặp vợ chồng này đều không có quan hệ huyết thống (gen) với đứa trẻ. Nhưng
người vợ cũng mang nặng, đẻ đau, không liên quan người khác (vì không biết người cho
tinh trùng và noãn là ai). Như vậy trường hợp cặp vợ chồng vô sinh sinh con bằng kỹ
thuật hỗ trợ sinh sản có rất nhiều trường hợp xảy ra phụ thuộc vào việc người vợ sinh con
từ tinh trùng, noãn hay phôi của người khác.
2.1.1.2. Người phụ nữ độc thân mang thai và sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản
Trong những năm gần đây, trào lưu sinh con và nuôi con một mình ngày càng phổ
biến hơn trong giới phụ nữ trẻ. Kết quả điều tra toàn quốc về gia đình Việt Nam do Bộ
văn hoá – Thể thao và Du lịch kết hợp với tổ chức UNICEF công bố, có khoảng 2,5%
dân số sống độc thân, trong đó chủ yếu là nữ giới và đa phần trong số họ sinh con bằng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản và nuôi con một mình. Xu hướng làm mẹ đơn thân ngày càng
phổ biến do phụ nữ ngày càng tự chủ được về kinh tế và công việc. Bên cạnh đó quan
niệm xã hội cũng đã thoáng hơn trước, phụ nữ không nhất thiết phải kết hôn mới sinh
con. Điều đó khẳng định vai trò tự chủ, bình đẳng của phụ nữ trong xã hội hiện đại. Họ
không muốn bị ràng buộc bởi mối quan hệ hôn nhân với người đàn ông mà chỉ muốn có

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

19

SVTH: Từ Thị Minh Tuyên


×