Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2012-2014
Đề tài:
TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY –
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN THU HƯƠNG
Bộ môn: Luật Tư pháp
TRẦN VĂN JET
MSSV: S120031
Lớp: Luật bằng 2 - Đồng Tháp
Cần Thơ, 11/ 2014
GVHD: Nguyễn Thu Hương
1
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
MỤC LỤC
TRANG
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do nghiên cứu đề tài ........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
5. Bố cục của đề tài ................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỘI TRUYỀN BÁ
VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY ............................................................................... 4
1.1. Khái quát chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng ........................................................................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm chung các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công
cộng ....................................................................................................................... 4
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật
tự công cộng ......................................................................................................... 4
1.2. Khái niệm về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ....................................... 6
1.2.1. Khái niệm văn hóa phẩm đồi trụy ........................................................... 6
1.2.2. Định nghĩa tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy................................... 7
1.2.3. Đặc điểm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy .............................. 8
1.3. Quy định của luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy qua các thời kì ............................................................................................ 8
1.3.1. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong thời kỳ trước ngày BLHS
năm 1985 có hiệu lực ........................................................................................... 8
1.3.2. Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong BLHS
năm 1985 .............................................................................................................. 10
1.3.3. Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong BLHS
năm 1999 đến nay ................................................................................................ 12
1.4. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định của một số nước
trên thế giới ............................................................................................................... 13
CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM
ĐỒI TRỤY TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH ..................... 20
2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
theo BLHS hiện hành .............................................................................................. 20
2.1.1. Khách thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ............................ 21
GVHD: Nguyễn Thu Hương
2
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
2.1.2. Mặt khách quan của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ................. 23
2.1.3. Chủ thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ................................. 27
2.1.4. Mặt chủ quan của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ...................... 27
2.2. Hình phạt đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ................................ 29
2.2.1. Khung hình phạt cơ bản ........................................................................... 29
2.2.2. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất ..................................................... 29
2.2.3. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai ........................................................ 31
2.2.4. Hình phạt bổ sung ..................................................................................... 33
2.3. Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với một số tội phạm
khác trong luật hình sự Việt Nam .......................................................................... 33
2.3.1. Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với tội với tội
Môi giới mại dâm (Điều 255 Bộ luật Hình sự).................................................. 33
2.3.2. Phân biệt tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy với tội hành nghề
mê tín, dị đoan (Điều 247 Bộ luật hình sự) ...................................................... 35
CHƯƠNG 3. THỰC TIỂN XÉT XỬ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM
ĐỒI TRỤY, MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT ............................................................................................................. 37
3.1. Thực tiễn xét xử và một số bất cập về tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy ............................................................................................................ 37
3.1.1. Tình hình xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ......................... 37
3.1.2. Một số bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng pháp luật và
những nguyên nhân của bất cập, vướng mắc đó.............................................. 40
3.1.3. Những bất cập khác trong việc nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định
của Bộ luật hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy .......................... 44
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện và hỗ trợ nâng cao hiệu quả áp dụng các quy
định của Bộ luật Hình sự về tội truyền bá văn hóa hẩm đồi trụy ........................ 45
3.2.1. Ý nghĩa của việc hoàn thiện các quy định của Bộ luật Hình sự về tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy và nâng cao hiệu quả áp dụng ................. 45
3.2.2. Những giải pháp tiếp tục hoàn thiện các quy định của Bộ luật
Hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ............................................. 46
3.2.3 Một số giải pháp khác nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ
luật Hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy ........................................... 47
3.3. Một số giải pháp đặc thù nhẳm nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan
điều tra, truy tố, xét xử trong công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy ........................................................................................ 49
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 51
GVHD: Nguyễn Thu Hương
3
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu đề tài
Đảng và Nhà nước ta, ngay từ những ngày đầu giành lại độc lập cũng như trong
suốt quá trình xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước, luôn coi trọng vai trò của văn
hóa, coi “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực, là nguồn
nội sinh thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”, thể hiện tầm cao và chiều sâu về trình
độ phát triển của một dân tộc và đặc biệt chú ý đầu tư cho công tác phát triển và quản
lý văn hóa.
Những năm qua, bộ mặt của đời sống đang dần dần được đổi mới một cách toàn
diện, chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về kinh tế, văn hóa xã hội; đời sống
vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Nhu cầu văn hóa của người
dân đã được chú ý, coi trọng và đáp ứng tốt hơn. Đặc biệt, trong quá trình mở cửa, hội
nhập, giao lưu quốc tế, đời sống tinh thần của chúng ta đã được phong phú hơn nhờ
được tiếp cận, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích
cực đó, quá trình hội nhập văn hóa cũng có những mặt tiêu cực, chúng đã và đang từng
ngày xâm nhập vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, để lại những hậu quả khiến
chúng ta nhiều khi phải giật mình. Lối sống hưởng thụ, sự coi trọng giá trị cá nhân một
cách cực đoan… là những biểu hiện của lối sống phương Tây, cùng với những giá trị
khác của văn hóa phương Tây đã và đang thâm nhập mạnh mẽ vào xã hội bằng nhiều
con đường khác nhau, hoặc công khai qua các phương tiện thông thường như phim
ảnh, báo chí, truyền hình, truyện, băng hình… hoặc qua các công nghệ dịch vụ văn hóa
hiện đại ngày nay như máy vi tính có nối mạng Internet, qua trò chơi điện tử… Tất cả
những điều đó đang tác động đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một bộ phận dân cư,
trong đó phần lớn là thanh thiếu niên; ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa, thuần phong
mỹ tục của dân tộc ta.
Đặc biệt, tình trạng truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy tràn lan, khó kiểm soát trong
thời gian gần đây đã gây ra tâm trạng lo lắng, bức xúc trong nhân dân. Hành vi này
vẫn đang phát triển ngầm một cách mạnh mẽ và từng ngày, từng giờ tác động tiêu cực
đến đời sống xã hội, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên của đất nước. Không những
làm xuống cấp những giá trị đạo đức, những thuần phong mỹ tục từ bao đời qua, hành
vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thậm chí còn là một trong những nguyên nhân dẫn
đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội như mại dâm và các tội phạm liên quan đến tình
dục…
Nhận thức được sự nguy hiểm cho xã hội này, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy đã được quy định tại Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1985. Tiếp dó, tại Bộ luật hình
GVHD: Nguyễn Thu Hương
4
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
sự năm 1999, tội này tiếp tục được ghi nhận tại Điều 253. Tuy nhiên, sau gần mười
lăm năm áp dụng BLHS năm 1999 và hiện nay là Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi,
bổ sung năm 2009, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự cho thấy Điều luật này vẫn còn
chứa đựng những điểm bất cập, điều này khiến cho công tác đấu tranh phòng chống tội
phạm này còn chưa hiệu quả.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu một cách có hệ thống trên phương diện lập pháp
cũng như áp dụng pháp luật đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, từ đó đưa ra
phương hướng hoàn thiện pháp luật, giúp nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm này là một
yêu cầu cấp thiết. Do đó, người viết lựa chọn đề tài: “Tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cử nhân
Luật.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá, phân tích các quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy trong lịch sử lập pháp luật hình sự Việt Nam, với trọng tâm nghiên cứu là quy
định của BLHS hiện hành cùng với thực tiễn xét xử loại tội phạm này, cũng như các
quy định của pháp luật hình sự một số nước về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy,
khóa luận nhằm nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy theo quy định của luật hình sự Việt Nam, từ đó đưa ra một số kiến
nghị góp phần hoàn thiện BLHS, nâng cao hiệu quả xử lý tội phạm này trong thực tiễn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu lý luận và phân tích luật viết các vấn đề như lịch sử lập
pháp tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cũng như quy định trong pháp luật hình sự
một số nước trên thế giới về tội này. Luận văn cũng đi sâu phân tích các quy định của
Bộ luật hình sự hiện hành về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, nghiên cứu thực tiễn
áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
trong hoạt động xét xử, dưới góc độ của luật hình sự, đặc biệt trên cơ sở là Bộ luật
hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009, cùng các văn bản pháp luật có liên
quan.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn bao gồm: phương
pháp phân tích; khảo sát thực tiễn; phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia; phương
pháp lịch sử; phương pháp so sánh; phương pháp tổng hợp; phương pháp hệ thống thống kê….
5. Bố cục của đề tài
Luận văn bao gồm các phần như sau:
Lời nói đầu
GVHD: Nguyễn Thu Hương
5
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Chương 2: Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong luật hình sự
Việt Nam hiện hành
Chương 3: Thực tiễn xét xử tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, một số bất cập
và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật
Kết luận
Tài liệu tham khảo
GVHD: Nguyễn Thu Hương
6
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ
TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY
Khi nghiên cứu bất kỳ một đề tài khoa học nào thì việc tìm hiểu những cơ sở lý
luận chung để thấy được những vấn đề chung nhất, khái quát nhất nhằm giúp cho
người đọc nắm bắt được những phần cơ bản đầu tiên trong đề tài của mình là việc làm
hết sức quan trọng và ý nghĩa. Và đề tài nghiên cứu về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy trong luật hình sự Việt Nam cũng không ngoại lệ. Vấn đề đầu tiên cần đề cập đến
là khái quát chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Từ đó đi
đến cơ sở lý luận của Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy giúp chúng ta nắm rõ những
vấn đề cơ bản, đặc trưng của tội phạm này.
1.1. Khái quát chung về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
1.1.1. Khái niệm chung các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
Trong xã hội ngày nay, an toàn công cộng, trật tự công cộng được coi là điều
kiện đảm bảo cho mọi công dân có cơ hội phát triển, sử dụng tốt năng lực của mình
xây dựng cuộc sống ấm no, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc. Vì vậy, giữ gìn an toàn,
trật tự công cộng là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa. Với tư cách là khách thể quan trọng
được luật hình sự bảo vệ, đòi hỏi phải rõ hai phạm trù “an toàn công cộng” và “trật tự
công cộng” và các tội phạm an toàn công cộng và trật tự công cộng. Xuất phát từ tầm
quan trọng của việc giữ gìn an toàn, trật tự công cộng trong đời sống xã hội, Bộ luật
hình sự đã quy định chương “Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng”.
Khái niệm về các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng đó được
hiểu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, có lỗi, do chủ thể có đủ năng lực trách
nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào những qui định của
Nhà nước về an toàn công cộng, trật tự công cộng gây nên những thiệt hại về tài sản
của Nhà nước, của tổ chức, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân,
xâm phạm vào hoạt động bình thường ở những nơi công cộng1.
1.1.2. Dấu hiệu pháp lý chung của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng
Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng là những tội phạm đã
được liệt kê trong chương XIX của Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi, bổ sung năm
2009. Bất kỳ tội nào trong nhóm tội này cũng phải có cấu thành tội phạm cụ thể:
khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan của tội phạm.
1
Trần Minh Hưởng, Tìm hiểu Bộ luật hình sự Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb. Lao động – Hà
nội, 2002, trang 383.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
7
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
- Khách thể của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng:
Nhìn chung, khách thể loại của các tội phạm này là an toàn, trật tự xã hội, là
loại quan hệ xã hội đảm bảo sự ổn định chung của xã hội trong các lĩnh vực giao
thông, phòng cháy chữa cháy, tin học, lao động sản xuất, chất cháy, chất độc, chất
phóng xạ. Bên cạnh đó, có nhiều tội còn xâm phạm đến tình trạng sức khỏe của công
dân, tài sản Nhà nước, tổ chức xã hội và tài sản của công dân. Khách thể trực tiếp của
từng tội phạm cụ thể được quy định trong từng điều luật của chương này. Ví dụ: Tội vi
phạm quy định về quản lý chất cháy, chất độc (Điều 239) có khách thể trực tiếp là sự
xâm phạm an toàn công cộng trong lĩnh vực quản lý chất cháy, chất độc.
- Mặt khách quan của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng:
Dấu hiệu khách quan đầu tiên của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự
công cộng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được thể hiện bằng hành động hoặc
không hành động. Đa số những hành vi nguy hiểm cho xã hội của các tội phạm được
quy định ở chương này thể hiện bằng hành động cụ thể. Ví dụ: Các tội vi phạm quy
định về an toàn giao thông từ Điều 202 đến Điều 219 Bộ luật hình sự. Tuy vậy có một
số tội phạm được thể hiện bằng không hành động. Ví dự: Hành vi không thực hiện các
quy định về phòng cháy, chữa cháy; không thực hiện các quy định về quản lý chất
cháy, chất độc.
Hầu hết các tội phạm quy định trong chương XIX có cấu thành tội phạm vật
chất. Có nghĩa là hậu quả nguy hiểm cho xã hội là yếu tố quan trọng trong xác định tội
phạm. Nếu hành vi vi phạm chưa gây nên hậu quả thì chỉ bị xử phạt hành chính. Ngoài
ra, trong chương XIX cũng có một số tội phạm do yêu cầu phòng ngừa tội phạm nên
trong cấu thành tội phạm không đòi hỏi phải có hậu quả xảy ra nhưng vẫn truy cứu
trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp: Người thực hiện hành vi nguy hiểm có
khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn
kịp thời, (chủ yếu với một số tội liên quan đến an toàn giao thông tại các Điều 202,
203, 208, 209, 212, 213, 217, 227, 234, 240, 241 Bộ luật hình sự); Người thực hiện
hành vi nguy hiểm, tuy chưa gây nên hậu quả đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự,
nhưng người thực hiện hành vi trong quá khứ đã bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính
hoặc đã bị kết án về tội này mà chưa được xóa án tích mà lại tiếp tục vi phạm (chủ yếu
đối với các tội được quy định tại các Điều 207, 209, 210, 226, 228, 233, 241, 242, 243,
245, 247, 248, 249 Bộ luật hình sự). Một số tội phạm có cấu thành hình thức, có nghĩa
chỉ cần có hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong cấu thành cơ bản là đã
có thể truy cứu trách nhiệm hình sự. Ví dụ: Tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 206).
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội đã thực hiện hành vi tổ chức đua xe trái
phép, việc đua xe có xảy ra hay không không phải là dấu hiệu bắt buộc. Hậu quả của
GVHD: Nguyễn Thu Hương
8
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
tội phạm không là dấu hiệu bắt buộc. Hậu quả của tội phạm gây ta thường gây thiệt hại
đến tính mạng, tổn hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản người khác.
- Mặt chủ quan của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng:
Đa số các tội xâm phạm an toàn công cộng (từ Điều 202 đến Điều 244 Bộ luật
hình sự hiện hành) được thực hiện với hình thức lỗi vô ý. Người phạm tội không mong
muốn hậu quả xảy ra nhưng vì do tự tin hoặc do cẩu thả trong khi thực hiện hành vi mà
đã để xảy ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Ví dụ: Các tội vi phạm các quy định về
an toàn giao thông, phòng cháy, chữa cháy, v.v.. Còn đối với các tội phạm xâm phạm
trật tự công cộng (từ Điều 245 đến Điều 256) được thực hiện với lỗi cố ý. Người phạm
tội nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi, nhận thức được hậu quả nguy hiểm có
thể xảy ra và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng có ý thức bỏ mặc cho hậu
quả xảy ra.
Động cơ, mục đích phạm tội của các tội phạm ở chương này không phải là dấu
hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm.
- Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng:
Các tội phạm ở chương XIX này có dấu hiệu chủ thể chung: Người có năng lực
trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định. Có một số tội phạm đòi hỏi chủ thể
đặc biệt, ngoài dấu hiệu chủ thể chung còn có thể có một số dấu hiệu đặc biệt khác
(người có chức vụ, quyền hạn, người làm những nghề hoặc công việc nhất định). Ví
dụ: Chủ thể tội phạm được quy định ở các tội phạm quy định về điều khiển các
phương tiện giao thông (các Điều 202, 208, 212, 216 Bộ luật hình sự) là người điều
khiển các phương tiện giao thông vận tải. Một số tội phạm đòi hỏi chủ thể phải là
người có chức vị như một số tội liên quan đến việc điều động người không đủ điều
kiện điều khiển phương tiện giao thông (các Điều 205, 211, 215, 219).
1.2. Khái niệm về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1.2.1. Khái niệm văn hóa phẩm đồi trụy
Để việc áp dụng luật thể hiện đúng ý chí của nhà làm luật, tồn tại một yêu cầu
rất quan trọng đó là điều luật phải được hiểu cho đúng, cho chính xác. Do đó, khi sử
dụng các thuật ngữ phải đảm bảo chuẩn xác về mặt ngữ nghĩa. Vì vậy khi nghiên cứu
về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy để có một cái nhìn hoàn chỉnh, đúng đắn,
chúng ta cần phải hiểu thế nào là văn hóa phẩm đồi trụy.
Thông tư liên bộ văn hóa - nội vụ số 855-TT/LB ngày 12/05/1984 xác định
“Các loại văn hoá phẩm có nội dung đồi trụy:
a) Tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn, du đãng, trác tác, và những
hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta và đi ngược lại nếp sống mới xã
hội chủ nghĩa đang được hình thành ở nước ta;
GVHD: Nguyễn Thu Hương
9
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
b) Tuyên truyền mê tín, dị đoan2.”
Đến Bộ luật hình sự năm 1985, việc tuyên truyền mê tín, dị đoan đã được quy
định thành một tội riêng biệt tại Điều 199 “Tội hành nghề mê tín, dị đoan gây hậu quả
nghiêm trọng”, còn việc tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn, những hành vi
trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc thì đã được quy định tại Điều 99 Tội truyền bá
văn hóa đồi trụy. Bộ luật hình sự năm 1999 và cho đến nay đã sửa thành Tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy. Vì vậy, chúng ta có thể hiểu: Văn hóa phẩm có nội dung đồi
trụy là những văn hóa phẩm tuyên truyền cho lối sống đồi bại, dâm loạn, du đãng, trác
tán và những hành vi trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc ta và đi ngượi lại nếp
sống mới Xã hội chủ nghĩa đang được hình thành ở nước ta3.
Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Thống Kê, 2005) thì “văn hóa phẩm là: sản
phẩm phục vụ đời sống văn hóa4”. Như vậy, nó chỉ bao gồm: tranh ảnh, báo, tạp chí,
băng, đĩa, truyện… Nếu chỉ quy định là văn hóa phẩm, khi xuất hiện những loại sản
phẩm không phải là tranh, ảnh, băng đĩa phim ảnh mà là những vật dụng khác như bật
lửa, dụng cụ kích dục… có tính chất đồi trụy mới xuất hiện trong thời gian gần đây ở
nước ta đã gây khó khăn trong việc áp dụng pháp luật, và cũng ảnh hưởng đến quan hệ
xã hội mà điều luật bảo vệ.
1.2.2. Định nghĩa tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Điều 8 Bộ luật hình sự hiện hành đã đưa ra khái niệm chung về tội phạm: “Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích
hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài
sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác
của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Đây là cơ sở khoa học cho việc xác định các
tội phạm cụ thể trong Bộ luật hình sự. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy quy định
tại Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành được hiểu là: “người nào làm ra, sao chép, lưu
hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim hoặc
những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy thuộc một trong các trường hợp sau đây: vật phạm pháp có số
lượng lớn; phổ biến cho nhiều người; đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã
bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm”.
2
Mục I.2.a.b Thông tư liên bộ văn hóa – nội vụ số 855-TT/LB ngày 12/5/1984.
Thông tư liên bộ văn hóa – nội vụ số 855-TT/LB ngày 12/5/1984.
4
Từ điển tiếng Việt, Nxb. Thống kê, 2005, tr.562.
3
GVHD: Nguyễn Thu Hương
10
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Trên cơ sở hai điều luật này người viết đưa ra khái niệm của tội truyền bá văn
hóa phẩm đồi trụy như sau: Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm
hình sự thực hiện với lỗi cố ý, xâm phạm đến truyền thống văn hóa của dân tộc, những
giá trị vật chất và tinh thần của loài người, xâm phạm đến sự quản lý của Nhà nước về
việc duy trì, phát triển nếp văn hóa văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc.
1.2.3. Đặc điểm của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Bất kì tội nào được quy định trong Bộ luật hình sự đều mang những đặc điểm
riêng biệt để phân biệt với các tội phạm khác. Đó là nết đặc thù của từng tội trong Bộ
luật hình sự và tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cũng mang một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, đối tượng tác động của tội phạm này phải là sách, báo, tranh, ảnh,
phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy. Việc xác định các vật
phẩm có tình chất đồi trụy hay không, nhất thiết phải do cơ quan chuyên môn thẩm
định.
Thứ hai, khách thể của tội phạm này xâm phạm trực tiếp không phải là tài sản,
sức khỏe, tính mạng của con người mà là truyền thống văn hóa dân tộc, những giá trị
vật chất và tinh thần của loài người, sự phát triển của nền văn hóa văn minh, mang
đậm bản sắc dân tộc.
Thứ ba, đối với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, ngoài hành vi khách quan,
hậu quả của tội này thì nhà làm luật còn quy định hai dấu hiệu pháp lý khác mà thiếu
nó thì hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy chưa cấu thành tội phạm, đó là: vật
phạm pháp có số lượng lớn và phổ biến cho nhiều người.
Thứ tư, người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thực hiện hành vi
phạm tội với lỗi cố ý. Người phạm tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả hành vi đó và
mong muốn hậu quả xảy ra hoặc không mong muốn nhưng có ý thức để mặc hậu quả
xảy ra.
1.3. Quy định của luật hình sự Việt Nam về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
qua các thời kì
1.3.1. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trước ngày BLHS năm 1985 có hiệu
lực
Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam cho đến nay đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt
đầu từ thời kỳ phong kiến, đặc biệt phải kể đến những quy định về hình luật trong hai
bộ Quốc triều hình luật (hay còn gọi là luật Hồng Đức) và Hoàng Việt luật lệ (luật Gia
Long) cho thấy những tiến bộ về mặt lập pháp của triều đình phong kiến Việt Nam.
Tiếp đó, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 cho tới năm 1975 khi đất nước hoàn
GVHD: Nguyễn Thu Hương
11
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
toàn thống nhất, pháp luật Việt Nam nói chung và luật hình sự nói riêng đã có những
bước phát triển, các quy định về tội phạm ngày một được hoàn thiện hơn, chi tiết hơn,
đáp ứng phần nào nhu cầu thực tiễn về đấu tranh, phòng chống tội phạm giai đoạn này.
Đặc biệt trong giai đoạn này là sự xuất hiện của Sắc luật số 03/SL - 76 quy định
về tội phạm và hình phạt do Hội đồng Chính phủ cách Mạng lâm thời Cộng hòa miền
Nam Việt Nam đã ban hành ngày 15/03/1976, đã đánh dấu giai đoạn mới - giai đoạn
pháp luật thống nhất trên cả nước. Tuy nhiên, những quy định này vẫn còn sơ sài,
thiếu tính hệ thống và vẫn có một số tội phạm còn chưa được đề cập, trong đó có tội về
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Phải đến Thông tư số 03/BTP-TT tháng 4/1976 của
Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành Điều 9 Sắc luật 03/SL - 76, hành vi “cố ý truyền bá,
lưu hành các tác phẩm văn hóa đồi trụy, không vì mục đích phản cách mạng” mới bị
coi là tội xâm phạm đến trật tự công cộng, an toàn công cộng và bị xử phạt theo Điều 9
của Sắc luật.
Tuy nhiên, trước thực trạng “Đế quốc Mỹ, bọn bành trướng, bá quyền Trung
Quốc và các bọn phản động tay sai khác đã tăng cường những hoạt động phá hoại
trên mặt trận tư tưởng và văn hóa ở nước ta5” lén lút đưa vào “nhiều loại văn hóa
phẩm đồi trụy” và “sao chép lại các loại văn hoá phẩm đồi truỵ của chủ nghĩa thực
dân cũ và mới còn rơi rớt lại” với mục đích “phá hoại nhân sinh quan, thế giới quan,
đạo đức phong cách tốt đẹp của nhân dân ta hòng làm tê liệt ý chí đấu tranh cách
mạng, chia rẽ nội bộ, giảm lòng tin vào Đảng, Nhà nước, phá hoại nếp sống mới xã
hội chủ nghĩa, nhất là đối với tầng lớp thanh, thiếu niên của ta”, Nghị quyết số 3 ngày
25/10/1982 của Bộ Chính trị cũng đã chỉ rõ: "Kẻ địch lợi dụng tình hình kinh tế khó
khăn, tiêu cực phát triển, tăng cường phá hoại chính trị, tư tưởng và văn hoá, ráo riết
hoạt động chiến tranh tâm lý, xuyên tạc, đả kích các chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước, hoạt động văn hoá phản động, đồi truỵ, gieo rắc lối sống sa đoạ, lạc
hậu, nhất là trong thanh niên". “Cuộc đấu tranh để bảo vệ Tổ quốc xây dựng nền kinh
tế mới, nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa phải gắn liền với cuộc đấu
tranh chống chiến tranh tâm lý, chống địch phá hoại tư tưởng, chống văn hoá phản
động, đồi trụy của địch”.
Trước tình hình đó, Thông tư liên bộ của bộ văn hóa - nội vụ số 855-TT/LB
ngày 12/5/1984 hướng dẫn công tác đấu tranh chống các hoạt động xâm nhập, làm ra,
sao chép, tàng trữ và lưu hành các loại văn hóa phẩm phản động, đồi trụy, hành vi
“xâm nhập, làm ra, sao chép, tàng trữ và lưu hành văn hóa phẩm đồi trụy” với mục
đích “chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa” và gây hậu quả nghiêm trọng đã được xem
5
Thông tư liên bộ văn hóa - nội vụ số 855-TT/LB ngày 12/5/1984.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
12
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
xét, xử lý dưới góc độ hình sự: “ngành văn hoá và công an cần lập hồ sơ đầy đủ cung
cấp cho ngành kiểm sát và toà án xét xử kịp thời”. Tại Thông tư số 03/BTP-TT cũng
quy định nếu phạm tội vượt quá mức độ xử lý hành chính, thì bị truy tố và xét xử về
hình sự và bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm tù; trường hợp nghiêm trọng thì phạt đến 15
năm tù; còn có thể bị phạt tiền đến 1.000 đồng6. Tuy nhiên, quy định của Thông tư là
đối với hành vi “không vì mục đích phản cách mạng”, hành vi với mục đích “chống lại
chế độ xã hội chủ nghĩa” thì chưa được các cơ quan tư pháp có quy định chính thức về
việc xét xử.
Như vậy, trong giai đoạn này, hành vi truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy bước
đầu đã được nhìn nhận về mức độ nguy hiểm cho xã hội, đã được quy định là tội phạm
với các dấu hiệu của cấu thành tội phạm tương đối đầy đủ, hình phạt chính cũng như
hình phạt bổ sung cũng đã được đưa ra. Song, chúng ta cũng thấy, với việc chưa có
một bộ luật hoàn chỉnh, các văn bản pháp luật còn chưa cụ thể, chưa có văn bản hướng
dẫn áp dụng pháp luật, dẫn đến tình trạng tội phạm bị bỏ lọt.
1.3.2. Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong Bộ luật hình sự năm
1985 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999
Việc các văn bản pháp luật về hình sự chưa được pháp điển hóa đã gây nhiều
khó khăn cho công tác xét xử cũng như đấu tranh phòng chống tội phạm. Do đó, một
yêu cầu cấp thiết lúc này là phải có một bộ luật hình sự hoàn chỉnh. Từ tổng kết kinh
nghiệm đấu tranh phòng chống tội phạm ở nước ta trong suốt những năm từ sau Cách
mạng tháng Tám cùng với việc nghiên cứu các văn bản pháp luật hiện hành, và tham
khảo bộ luật hình sự một số nước trên thế giới, Bộ luật hình sự năm 1985 được Quốc
hội thông qua ngày 27/06/1985 và có hiệu lực từ 01/01/1986, là dấu mốc quan trọng
trong sự phát triển của pháp luật hình sự Việt Nam.
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy đã được quy định tại Điều 99 Bộ luật hình
sự năm 1985 thuộc mục B Chương các tội xâm phạm An ninh quốc gia. Đây có thể
được coi là một sự tiến bộ vượt bậc về mặt khoa học pháp lý với các quy định đầy đủ
về cấu thành tội phạm cơ bản (khoản 1 Điều 99), cấu thành tội phạm tăng nặng (khoản
2 Điều 99) và hình phạt, ngoài ra còn một số hình phạt bổ sung được quy định tại Điều
100 BLHS năm 1985.
“Điều 99. Tội truyền bá văn hóa đồi trụy
1. Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, buôn bán, tàng trữ nhằm phổ biến
sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy,
6
Xem: Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập II (1975 – 1978) TANDTC xuất bản năm 1979, trang 256.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
13
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá đồi trụy thì bị phạt tù từ sáu tháng đến
năm năm.
2- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười hai năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng lớn; gây hậu quả nghiêm trọng;
c) Tái phạm nguy hiểm.”
Tuy nhiên, những quy định tại Điều 99 BLHS năm 1985 vẫn còn tồn tại một số
điểm hạn chế, như:
Thứ nhất, trong bối cảnh các thế lực thù địch đưa các vật phẩm có tính chất đồi
trụy vào nước ta nhằm phá hoại về mặt đạo đức, ảnh hưởng đến công cuộc xây dựng
nhà nước xã hội chủ nghĩa, việc quy định tội truyền bá văn hóa đồi trụy thuộc mục B
Chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia là hợp lý. Tuy nhiên, những năm sau này,
khi chúng ta đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với các nhiều nước cũng như tình
hình an ninh quốc gia đã được ổn định, thì việc truyền bá vật phẩm đồi trụy chỉ mang
tính chất là hành động nhằm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng mà thôi.
Thứ hai, đó là việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa đồi trụy”.
Văn hóa, theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa Học Xã Hội, 1977) thì “Văn hóa
là: 1- Toàn thể những thành tựu của loài người trong sản xuất, xã hội và tinh thần. 2 Sự hiểu biết về sự vật hay về cách xử thế tích lũy bằng việc học tập có hệ thống thấm
nhuần đạo đức và các phép tắc lịch sự”.
Đồi trụy, theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Khoa Học Xã Hội, 1977) thì “đồi trụy
là mang những thói ăn chơi đàng điếm, dâm ô, hoặc khêu gợi những ý định thúc đẩy
con người sa vào đó”.
Như vậy, theo định nghĩa thì “văn hóa” là những gì tốt đẹp thuộc về giá trị vật
chất, tinh thần của xã hội, của con người; “đồi trụy” là những điều không tốt đẹp, trụy
lạc, suy đồi mang tính chất dâm ô. Nếu định nghĩa như vậy thì có thể nói rằng đã là
văn hóa thì không thể nào đồi trụy, hoặc ngược lại đồi trụy thì không thể là văn hóa
được. Vì vậy việc sử dụng thuật ngữ “văn hóa đồi trụy” là không chính xác.
Thứ ba, về sự miêu tả hành vi phạm tội, Điều luật chỉ quy định các hành vi
“làm ra, sao chép, lưu hành, tàng trữ”, trong khi đó, thực tế cho thấy còn nhiều hành vi
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy khác ví dụ như hành vi vận chuyển. Chính vì thế việc
miêu tả các hành vi theo hướng đóng như tại Điều 99 BLHS 1985 đã ảnh hưởng đến
quá trình xét xử, gây khó khăn cho những người thi hành pháp luật, giảm hiệu quả
trong công tác đấu tranh phòng chống tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
14
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Bên cạnh việc quy định tội phạm này trong Bộ luật Hình sự, trong thực tiễn đấu
tranh với những biểu hiện tiêu cực bảo vệ nền văn hóa dân tộc, Nhà nước đã ban hành
một số văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc bài trừ văn hóa có nội dung độc
hại, trong đó có những quy định riêng về bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy (như: ngày
12/12/1995, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị của số 814/TTg về tăng cường quản lý,
thiết lập trật tự kỷ cương trong các hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa, đẩy mạnh
bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng; Nghị định số 88/CP ngày 14/12/1995 của
Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn
hóa và phòng chống một số tệ nạn xã hội...).
1.3.3. Quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong BLHS năm 1999 đến
nay
Bộ luật hình sự năm 1985, mặc dù đóng vai trò quan trọng trong lịch sử lập
pháp hình sự Việt Nam, qua 4 lần sửa đổi vẫn còn bộc lộ nhiều thiếu sót, nhất là trong
hoàn cảnh đất nước bước vào thời kỳ mở cửa, đổi mới hàng ngày. Vì thế, việc nghiên
cứu và ban hành một bộ luật mới phù hợp với tình hình thực tiễn là vô cùng cần thiết.
Đáp ứng thực tế đó, ngày 21/12/1999 Quốc hội đã thông qua Bộ luật hình sự
năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01/07/2000. So với Bộ luật hinh sự 1985, Bộ luật hình
sự năm 1999 thể hiện chính sách hình sự mới, phù hợp với thực tiễn của Nhà nước ta
đối với tội phạm nói chung và với tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nói riêng. Tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được quy định một cách khoa học, chính xác và đầy
đủ hơn tại Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành.
Khác với quy định tại Bộ luật hình sự năm 1985, trong Bộ luật hình sự năm
1999, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được coi là tội xâm phạm an toàn công
cộng, trật tự công cộng, thể hiện đúng loại quan hệ xã hội do bộ luật hình sự bảo vệ mà
hành vi phạm tội xâm phạm.
So với Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1985 thì Điều 253 Bộ luật hình sự hiện
hành có nhiều sửa đổi, bổ sung cơ bản theo hướng phi hình sự hóa, mặc dù có bổ sung
một số tình tiết là yếu tố định khung tăng nặng và mức phạt cao nhất của tội phạm này
là 15 năm (Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1985 là 12 năm7).
- Về cơ cấu, Điều luật bao gồm 4 khoản (so với 2 khoản quy định tại BLHS
năm 1985), trong đó khoản 1 là cấu thành tội phạm cơ bản, khoản 2 và 3 là các cấu
thành tội phạm tăng nặng với các tình tiết tăng nặng tăng dần, khoản 4 quy định hình
phạt bổ sung. Có thể thấy, với cơ cấu như vậy Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định
7
Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học BLHS, Phần các tội phạm, Tập 9, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 2006, trang 338.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
15
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
chi tiết, khoa học hơn so với Bộ luật hình sự năm 1985 khi có các tình tiết tăng nặng
định khung cũng như hình phạt bổ sung.
- Về tên tội danh, Điều 253 Bộ luật hình sự hiện hành sửa đổi thuật ngữ “văn
hóa đồi trụy” thành “văn hóa phẩm đồi trụy”.
- Về các hành vi, Điều 253 Bộ luật hình sự năm 1999 đã bổ sung thêm hành vi
vận chuyển, sửa đổi hành vi “buôn bán” thành “mua bán”, bên cạnh đó điều luật còn
quy định các hành vi khác, nhằm tránh để lọt tội.
- Về yếu tố định tội, khoản 1 Điều 253 Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định
theo hướng phi hình sự hóa, đó là quy định các yếu tố định tội là: vật phạm pháp có số
lượng lớn; phổ biến cho nhiều người; đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Về yếu tố định khung hình phạt, Điều luật đã quy định một số tình tiết như: vật
phạm pháp có số lượng rất lớn, đặc biệt lớn; đối với người chưa thành niên; gây ra hậu
quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
- Về hình phạt bổ sung, so với Bộ luật hình sự năm 1985, hình phạt tiền là hình
phạt bổ sung, nhưng bỏ hình phạt bổ sung là loại hình phạt tước một số quyền công
dân và loại hình phạt quản chế.
Ở luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự 1999 vào năm 2009 thì
Điều 253 quy định về Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cũng không có gì thay đổi
về cơ cấu, tên tội danh, các hành vi, yếu tố định tội, yếu tố định khung hình phạt, cũng
như hình phạt bổ sung so với quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999.
Như vậy, Bộ luật hình sự năm 1999 ra đời đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc
về thể thức và nội dung của pháp luật hình sự Việt Nam, trở thành công cụ hữu hiệu
thực hiện đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội truyền bá văn hóa phẩm đồi
trụy nói riêng. Vì vậy, có thể nói Bộ luật hình sự hiện hành đã đóng một vai trò hết sức
quan trọng, góp phần to lớn vào việc bảo vệ trật tự xã hội, gìn giữ truyền thống văn
hóa, thuần phong mỹ tục, đào tạo nên những con người mới có lối sống lành mạnh
trong công cuộc xây dựng đất nước.
1.4. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo quy định của pháp luật hình
sự một số nước trên thế giới
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy do có khách thể đặc biệt là truyền thống
văn hóa của dân tộc cùng với sự quản lý của Nhà nước về văn hóa, đặc biệt ở chỗ đây
là một lĩnh vực mang tính quốc gia, vì thế việc quy định ở từng quốc gia có nhiều khác
biệt.
Hiện nay, pháp luật các nước trên thế giới đang tồn tại những quy định rất khác
nhau về tính hợp pháp của hành vi phổ biến những vật phẩm khiêu dâm. Ở một số
GVHD: Nguyễn Thu Hương
16
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
nước phương Tây như Hoa Kỳ, Canada, các nước châu Âu, Nam Mỹ và Nhật Bản,
việc sở hữu, sản xuất và phổ biến các vật phẩm khiêu dâm là hợp pháp, thậm chí còn là
một ngành công nghiệp với giá trị không nhỏ. Trong khi đó, những vật phẩm khiêu
dâm bị cấm, và hành vi truyền bá chúng là tội phạm trong quy định của pháp luật các
nước Ả-rập, các nước Hồi giáo, và đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam.
Đầu tiên, chúng ta cùng nghiên cứu những quy định của Bộ luật hình sự Trung
Quốc. Là một quốc gia Á Đông với những truyền thống văn hóa có từ lâu đời, trong đó
cũng có nhiều nét tương đồng với nền văn hóa nước ta, Trung Quốc cũng có quy định
nhằm bảo vệ truyền thống văn hóa này. Cụ thể tại Tiết 9 - Tội sản xuất, mua bán,
truyền bá vật phẩm đồi trụy như sau:
“Điều 363:
1. Người nào sản xuất, tái chế, xuất bản, buôn bán, truyền bá vật phẩm đồi trụy
nhằm mục đích kiếm lời sẽ bị phạt tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản chế, và
phạt tiền. Nếu có tình tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm, phạt tiền; Nếu
có tình tiết đặc biệt nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 10 năm trở lên, đồng thời phạt tiền
hoặc tịch thu tài sản.
2. Cung cấp, sản xuất vật phẩm đồi truỵ cho người khác sẽ bị tù đến 3 năm, cải
tạo lao động hoặc quản chế và phạt tiền; Cung cấp giấy tờ, tài liệu mà biết rõ để dùng
vào việc xuất bản sách báo đồi trụy cũng sẽ bị xử phạt theo qui định trên đây.
Điều 364:
1. Người nào truyền bá sách báo, tranh ảnh, tranh vẽ, băng hình đồi trụy sẽ bị
phạt tù đến 2 năm, cải tạo lao động hoặc bị quản chế.
2. Tổ chức chiếu phim hoặc thu băng hình đồi trụy sẽ bị tù đến 3 năm trở
xuống, cưỡng chế lao động hoặc quản chế, và phạt tiền; Nếu có tình tiết tăng nặng sẽ
bị phạt tù từ 3 đến 10 năm và phạt tiền.
3. Tổ chức sản xuất, tái chế phim, băng đồi trụy sẽ bị xử nặng hơn qui định tại
khoản 2.
4. Truyền bá những vật phẩm đồi truỵ cho vị thành niên chưa đầy 18 tuổi sẽ bị
xử phạt nặng hơn.
Điều 365:
Tổ chức biểu diễn khiêu dâm sẽ bị tù đến 3 năm, cải tạo lao động hoặc quản
chế và phạt tiền. Nếu có tình tiết nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 3 đến 10 năm và phạt
tiền.
Điều 366:
GVHD: Nguyễn Thu Hương
17
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Đơn vị (pháp nhân) phạm phải những tội quy định tại Điều 363, 364, 365 của
tiết này sẽ bị phạt tiền, người có trách nhiệm trực tiếp sẽ bị xử phạt theo qui định tại
các điều khoản này.
Điều 367:
1. Vật phẩm đồi trụy được nói đến trong luật này là chỉ những sách báo, phim
ảnh, hãng cát sét băng hình tranh ảnh và những vật phẩm đồi trụy khác có tính khiêu
dâm bằng những hành vi miêu tả cụ thể hoặc khiêu dâm một cách lộ liễu.
2. Những tác phẩm khoa học về y học, sinh lý con người không phải là vật
phẩm đồi trụy.
3. Những tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị nghệ thuật có nội dung tình
dục không bị coi là vật phẩm đồi trụy.”
Bên cạnh đó, còn có “Các quy định của Tòa án nhân dân tối cao về việc xác
định tội danh theo Bộ luật hình sự nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa8”. Quy định
chi tiết về số lượng vật phạm pháp, số lần thực hiện hành vi phạm tội như sau:
+ Với khoản 1 Điều 363:
“1. Chế tác, phục chế, xuất bản đĩa ghi hình, phần mềm, băng thu âm 50 cái trở
lên; đĩa thu âm, băng thu âm từ 100 cái trở lên; tú, sách xuất bản theo kì, sách tranh
từ 200 bức trở lên; ảnh, tranh vẽ từ 1000 bức trở lên;
2. Xuất bản và bán bản in đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình 100 cái trở lên;
đĩa thu âm, băng thu âm từ 200 cái trở lên; tú, sách xuất bản theo kì, sách tranh từ
200 cái trở lên; ảnh, tranh vẽ từ 1000 trở lên;
3. Truyền bá vật phẩm đồi trụy cho người khác từ, hoặc 200 lần trở lên, hoặc tổ
chức trình chiếu băng hình từ 10 lần trở lên;
4. Chế tác, phục chế, xuất bản, bán bản in, truyền bá vật phẩm đồi trụy, đoạt
lợi 5000 nhân dân tệ trở lên;”
+ Với mục đích mưu lợi, nằm trong các hành vi dưới đây được nhận định là "
tình tiết nghiêm trọng”:
“1. Chế tác, phục chế, xuất bản đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình từ 250 cái
trở lên; đĩa tiếng, băng thu âm 500 cái đến 1000 cái; tú, sách xuất bản theo kì, sách
tranh 500 bức đến 1000 bức; ảnh, tranh từ 2500 bức đến 5000 bức;
2. Bán bản gốc đĩa ảnh, phần mềm, băng thu hình 500 cái đến 1000 cái; đĩa tiếng,
băng thu âm 1000 cái đến 2000 cái, tú, sách xuất bản theo kì, sách tranh 1000 bức đến
2000 bức; ảnh, tranh 5000 bức đến 10000 bức;
8
Pháp giải số 9, năm 1997 Tòa án nhân dân tối cao Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, 9/12/1997.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
18
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
3. Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy cho người khác từ, hoặc 1000 đến 2000 lần
trở lên, hoặc tổ chức trình chiếu băng hình từ 50 đến 100 lần trở lên;
4. Chế tác, phục chế, xuất bản, bán bản in, truyền bá vật phẩm đồi trụy, đoạt
lợi 3 đến 5 vạn nhân dân tệ trở lên;”
+ Vì mục đích mưu lợi, thực hiện hành vi thuộc quy định của điều khoản thứ
nhất của Điều 363 Bộ luật hình sự, số lượng gấp 5 lần trở lên của quy định đầu tiên,
được nhận định là hành vi “đặc biệt nghiêm trọng”.
Như vậy, tội sản xuất, truyền bá vật phẩm đồi trụy được quy định trong 5 điều
luật, thể hiện sự chi tiết trong quy định về hành vi phạm tội, tình tiết tăng nặng, hình
phạt cho các cá nhân và đặc biệt cả những pháp nhân phạm tội. Ngoài ra, còn quy định
một điều giải thích về các vật phẩm là đồi trụy và các vật phẩm không phải là đồi trụy
(Điều 367). Bởi vậy, có thể nói, các quy định của pháp luật hình sự Trung Quốc về tội
phạm này là rất chi tiết và đầy đủ.
Trong pháp luật của đa số các nước châu Âu như Anh, Rumani, Thụy Điển,
Đan Mạch… cũng như các nước ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ không có tội phổ biến những vật
phẩm đồi trụy nói chung, vì ở những quốc gia này với quan điểm tự do cá nhân, những
người đạt độ tuổi nhất định được phép sở hữu, xem các sản phẩm khiêu dâm.
Tuy nhiên, pháp luật các nước này có một tội với đối tượng tác động đặc biệt đó
là tội khiêu dâm trẻ em, trong đó những hành vi phổ biến những vật phẩm khiêu dâm
có trẻ em vị thành niên hoặc phổ biến tới đối tượng là trẻ em vị thành niên là hành vi
phạm tội. Tham khảo quy định trong Bộ luật Liên bang Hoa Kỳ về tội này tại Mục 18
– Tội phạm và tố tụng hình sự, Phần 1- Tội phạm, Chương 110 – Khai thác tình dục
trẻ em và các hình thức lạm dụng tình duc trẻ em khác:
§ 2252A. Một số hoạt động liên quan đến các vật phẩm khiêu dâm trẻ em
hoặc có chứa ảnh khiêu dâm trẻ em
(a) Người nào (1) cố ý gửi thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hoặc ra nước ngoài bằng
bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy tính, bất kỳ ảnh khiêu dâm trẻ em nào;
(2) cố ý nhận hoặc phân phối (A) ảnh khiêu dâm trẻ em đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa
các tiểu bang hoặc ra nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả
máy vi tính; hoặc
(B) bất cứ vật phẩm nào có chứa ảnh khiêu dâm trẻ em được gửi qua
thư, hoặc vận chuyển gữa các tiểu bang hoặc nước ngoài bằng bất kỳ
phương pháp nào, kể cả máy vi tính;
(3) cố ý GVHD: Nguyễn Thu Hương
19
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
(A) tái tạo bất kỳ ảnh khiêu dâm trẻ em để phân phối thông qua các thư
từ, hay giữa các tiểu bang hoặc nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp
nào, kể cả máy vi tính; hoặc
(B) quảng cáo, quảng bá, giới thiệu, phân phối thông qua thư từ, hay
giữa các tiểu bang hoặc nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả
máy tính, bất cứ vật phẩm hoặc vật phẩm có nội dung nhằm khiến cho
người khác tin rằng những vật phẩm ấy là, hoặc có chứa (i) việc thuật lại hình ảnh khiểu dâm của trẻ vị thành niên thực
hiện hoạt động tình dục; hoặc
(ii) việc thuật lại việc trẻ vị thành niên thực tế thực hiện hoạt
động tình dục;
(4), hoặc (A) trong thẩm quyền giải quyết trên biển và trên bộ của Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ, hoặc trên bất cứ vùng đất hoặc công trình thuộc sở hữu,
cho thuê, hoặc được sử dụng hay dưới sự quản lý khác của chính phủ
Hoa Kỳ, hay trong các vùng đất của người Anh-điêng (như được định
nghĩa trong phần 1151), cố ý bán hoặc sở hữu hay có ý định bán ảnh
khiêu dâm trẻ em; hoặc
(B) cố ý bán hoặc sở hữu để bán ảnh khiêu dâm trẻ em đã được gửi qua
thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ
phương pháp nào, kể cả máy tính, hoặc đã được sản xuất bằng cách sử
dụng vật phẩm đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang
hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính;
(5), hoặc (A) trong thẩm quyền giải quyết trên biển và trên bộ của Hợp chủng
quốc Hoa Kỳ, hoặc trên bất cứ vùng đất hoặc công trình thuộc sở hữu,
cho thuê, hoặc được sử dụng hay dưới sự quản lý khác của chính phủ
Hoa Kỳ, hay trong các vùng đất của người Anh-điêng (như được định
nghĩa trong phần 1151), cố ý sở hữu sách, tạp chí, phim ảnh, băng
video, đĩa máy tính, hoặc vật phẩm khác có chứa hình ảnh khiêu dâm trẻ
em; hoặc
(B) cố ý sở hữu sách, tạp chí, phim ảnh, băng video, đĩa máy tính, hoặc
vật phẩm khác có chứa hình ảnh khiêu dâm trẻ em đã được gửi qua thư,
hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương
pháp nào, kể cả máy tính, hoặc được sản xuất bằng cách sử dụng vật
GVHD: Nguyễn Thu Hương
20
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
phẩm đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay
nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính; hoặc
(6) cố ý phân phối, gửi, hoặc cung cấp cho trẻ vị thành niên những vật phẩm
bao gồm bức ảnh, phim ảnh, video, hình ảnh, hoặc tranh ảnh được tạo ra bởi
máy vi tính, được làm ra hoặc sản xuất bằng điện tử, cơ khí, hay phương tiện
khác. Những vật phẩm này miêu tả việc trẻ vị thành niên thực hiện hoạt động
tình dục. Những vật phẩm này (A) đã được gửi qua thư, hoặc vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước
ngoài bằng bất kỳ phương pháp nào, kể cả máy vi tính;
(B) được sản xuất bằng cách sử dụng vật phẩm được gửi qua thư, hoặc
vận chuyển giữa các tiểu bang hay nước ngoài bằng bất kỳ phương pháp
nào, kể cả máy vi tính; hoặc
(C) mà được phân phối, gửi, hoặc cung cấp bằng thư hoặc bằng cách
truyền tải thông tin liên lạc qua điện tín giữa các tiểu bang hay nước
ngoài, bao gồm cả bằng máy tính,
nhằm mục đích thuyết phục trẻ vị thành niên tham gia vào những hoạt động đó là bất
hợp pháp.
sẽ bị trừng phạt, quy định tại tiểu mục (b).
(b)
(1) Ai vi phạm, hoặc cố gắng hay có ý định vi phạm, khoản (1), (2), (3), (4),
hoặc (6) của tiểu mục (a) sẽ bị tiêu đề này và chịu hình phạt tù từ 5 năm đến 20
năm. Nhưng, nếu một người đã từng bị kết án các tội thuộc chương này, phần
1591, chương 71 mục 1591, chương 71, chương 109A, hoặc chương 117, hoặc
thuộc mục 920 của tiêu đề 10 (điều 120 của Bộ luật tư pháp quân đội), hoặc
theo pháp luật của bang liên quan đến việc lạm dụng tình dục, hay lạm dụng
tình dục liên quan đến trẻ vị thành niên, hoặc việc sản xuất, sở hữu, nhận, gửi
thư, bán hàng, phân phối, vận chuyển ảnh khiêu dâm trẻ em, hoặc buôn bán
tình dục trẻ em, thì sẽ bị phạt tội này và chịu hình phạt tù từ 15 năm đến 40
năm.
(2) Ai vi phạm, hoặc cố gắng hay có ý định vi phạm, tiểu mục (a) (5) sẽ bị phạt
tội này hoặc chịu hình phạt tù không quá 10 năm, hoặc cả hai. Nhưng, nếu một
người từng bị kết án các tội thuộc chương này, Chương 71, Chương 109A, hoặc
Chương 117, hoặc hoặc thuộc mục 920 của tiêu đề 10 (điều 120 của Bộ luật tư
pháp quân đội), hoặc theo pháp luật của bang liên quan đến việc lạm dụng tình
dục, hay lạm dụng tình dục liên quan đến trẻ vị thành niên, hoặc việc sản xuất,
sở hữu, nhận, gửi thư, bán hàng, phân phối, vận chuyển ảnh khiêu dâm trẻ em,
GVHD: Nguyễn Thu Hương
21
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
người này sẽ bị phạt theo tiêu đề này và chịu hình phạt tù từ 10 năm đến 20
năm9.
Tuy có sự khác biệt về đối tượng tác động so với Tội truyền bá văn hóa phẩm
đồi trụy quy định tại Bộ luật hình sự Việt Nam, nhưng khi nghiên cứu điều luật trên,
chúng ta có thể thấy kỹ thuật lập pháp rất cao được thể hiện trong luật pháp Hoa Kỳ,
điều luật (trong phần được trích) đã trình bày rất rõ ràng, chi tiết các phần miêu tả
hành vi phạm tội, mục đích phạm tội và hình phạt khi phạm tội.
Như vậy, tham khảo những quy định của Bộ luật Hình sự của một số nước trên
thế giới như Trung Quốc và Hoa Kỳ cho thấy việc quy định về tội truyền bá văn hóa
phẩm đồi trụy nói chung không hoàn toàn giống nhau nhưng quy định về vấn đề này
trong pháp luật các nước này là rất chi tiết, khoa học và có nhiều điểm chúng ta có thể
học hỏi, áp dụng giúp cho công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm được hiệu quả
hơn. Việc quy định tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy trong Bộ luật Hình sự của các
nước phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... của nước đó. Bởi
vậy, các nước trên thế giới và Việt Nam sẽ có những quy định khác nhau về tội truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy.
Tóm lại, nghiên cứu về cơ sở lý luận của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
giúp chúng ta nắm rõ những vấn đề cơ bản, đặc trưng của tội danh này. Trong Chương
1, người viết đã: Đưa ra khái niệm khoa học về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy,
khái niệm về nhóm các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Lịch sử lập
pháp của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy. Về những quy định của pháp luật hình
sự một số nước trên thế giới về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, luận văn đã trình
bày quy định chung trên thế giới và quy định cụ thể của pháp luật hình sự Trung Quốc
và Hoa Kỳ.
9
Trích US CODE - Title 18: Crimes and criminal procedure - Part 1: Crimes - Chapter 110: Sexual exploitation
and other abuse of children - §2252A. Certain activities relating to material constituting or containing child
pornography.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
22
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
CHƯƠNG 2
QUY ĐỊNH VỀ TỘI TRUYỀN BÁ VĂN HÓA PHẨM ĐỒI TRỤY TRONG
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH
Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự Việt Nam “Chỉ người nào phạm một
tội đã được luật hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự” có nghĩa là chỉ
những tội phạm được ghi nhận trong Bộ luật hình sự thì mới bị xem là tội phạm và
mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Dựa trên Bộ luật hình sự Việt Nam thì Tội truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy được ghi nhận ở Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1985 thuộc
Mục B chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia. Nhưng hiện nay tội phạm này được
coi là tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng và được ghi nhận ở điều 253
Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009. Theo Điều 253 Bộ luật hình sự Việt Nam
hiện hành thì tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy được hiểu như sau:
“Người nào làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, sử dụng, mua bán, tàng trữ
nhằm phổ biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính
chất đồi trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hoá phẩm đồi trụy.”
Đây là tội phạm thuộc các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng ,
nằm trong chương XIX Bộ luật hình sự Việt Nam 1999, sửa đổi, bổ sung 2009.
2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy theo BLHS
hiện hành
Theo Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009, được Quốc Hội nước Cộng
Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/6/2009,
thì Điều 253 quy định về tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy như sau:
Điều 253. Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
1. Người làm ra, sao chép, lưu hành, vận chuyển, mua bán, tàng trữ nhằm phổ
biến sách, báo, tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi
trụy, cũng như có hành vi khác truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy thuộc một trong các
trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng lớn;
b) Phổ biến cho nhiều người;
c) Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm
đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn;
GVHD: Nguyễn Thu Hương
23
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
c) Đối với người chưa thành niên;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm
đến mười lăm năm:
a) Vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu
đồng.
Tội phạm được cấu thành bởi bốn yếu tố: khách thể của tội phạm, mặt chủ quan
của tội phạm, chủ thể của tội phạm, mặt chủ quan của tội phạm. Đối với tội truyền bá
văn hóa phẩm đồi trụy thì bốn yếu tố này được thể hiện như sau:
2.1.1. Khách thể của tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy
Khách thể của tội phạm được hiểu là các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo
vệ và bị tội phạm xâm hại10.
Truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là tội danh được quy định tại Chương các tội
phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng của Bộ luật Hình sự. Tội truyền
bá văn hóa phẩm đồi trụy trực tiếp xâm phạm chế độ bảo tồn và phát triển nền văn hoá
Việt Nam và hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tác động tiêu cực lớn đến đời sống tinh
thần của nhân dân, đặc biệt là tầng lớp thanh thiếu niên. Như vậy khách thể của tội
truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là nền văn hoá đậm đà bản sắc, truyền thống đạo đức,
nhân văn của dân tộc Việt Nam.
Văn hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển
đất nước. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách chiến
lược về văn hóa. Những chính sách này được thể hiện một cách rõ nét trong một loạt
những văn bản pháp luật được Nhà nước ban hành theo trình tự thời gian gắn với công
cuộc đổi mới đất nước trong thời gian vừa qua.
- Nghị quyết Trung ương IV (khóa VII) đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng
tinh thần của xã hội, thể hiện tầm cao của xã hội và chiều sâu về trình độ phát triển
của một dân tộc”.
- Nghị quyết Trung ương V (khóa VIII) tiếp tục khẳng định vị trí, tầm quan
trọng của văn hóa: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt động văn hóa phải nhằm xây
10
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hình sự Việt Nam tập 1, NXB Công an nhân dân, 2007, trang
78.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
24
SVTH: Trần Văn Jet
Tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người
Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, lối sống, tình cảm, xây dựng môi trường văn
hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội”.
- Điều 60, chương III trong Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước, xã hội
chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại…. Nhà nước, xã hội xây dựng con người Việt
Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ,
trách nhiệm công dân.”
- Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX diễn ra trong tình hình đất nước phát triển mạnh
mẽ dưới sự tác động của cơ chế thị tường, Đảng ta vẫn giữ vững quan điểm: “Xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc vừa là mục tiêu, vừa là động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Mọi hoạt động văn hóa nhằm xây dựng con người
Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực
sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống
có văn hóa, quan hệ hài hòa trong gia đình, cộng đồng và xã hội. Văn hóa trở thành
nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng
của dân tộc, phát huy ý chí tự cường xây dựng bảo vệ Tổ quốc”.
Như vậy, ta đã có thể thấy được những giá trị to lớn cũng như vai trò quan trọng
của văn hóa thể hiện trong đường lối của Đảng, Nhà nước trong những năm qua. Hiện
nay có ý kiến cho rằng việc quy định tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy là vi phạm
nhân quyền, là mọi người khi đạt độ tuổi nhất định có quyền sở hữu cũng như có
quyền lưu hành các vật phẩm khiêu dâm, ý kiến này là không phù hợp với những quan
điểm đường lối của Đảng và Nhà nước đã được trình bày ở trên. Hơn thế nữa, trong
thời gian gần đây số lượng các vụ án về tội phạm liên quan đến tình dục cũng như các
tội phạm hình sự khác có nguyên nhân từ việc xem băng đĩa đồi trụy đang có xu
hướng gia tăng. Vì thế, việc quy định tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy nhằm bảo vệ
nền văn hóa, thuần phong mỹ tục cũng như ngăn chặn các tội phạm khác là cần thiết.
Đối tượng tác động của tội phạm này là văn hóa phẩm đồi trụy gồm: Sách, báo,
tranh, ảnh, phim, nhạc hoặc những vật phẩm khác có tính chất đồi trụy. Việc xác định
các vật phẩm có tính chất đồi trụy hay không, nhất thiết phải do cơ quan chuyên môn
(cơ quan văn hóa) thẩm định.
GVHD: Nguyễn Thu Hương
25
SVTH: Trần Văn Jet