Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

tài sản riêng của vợ, chồng theo luật hôn nhân và gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT
NIÊN KHÓA: 2012-2015

Đề tài:

TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG THEO LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

NGUYỄN THỊ MỸ LINH
Bộ môn: Luật Tư pháp

NGUYỄN THỊ KIM NGỌC
MSSV: S120052
Lớp: Luật bằng 2- Đồng Tháp

Cần Thơ, 11/ 2014


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

MỤC LỤC

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 2
5. Bố cục đề tài ........................................................................................................ 3

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG
1.1. Một số khái niệm về tài sản, chế độ tài sản, tài sản riêng của vợ, chồng ... 4
1.1.1. Khái niệm về tài sản ................................................................................. 4
1.1.2.Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng .................................................... 5
1.1.3. Khái niệm tài sản riêng của vợ chồng ..................................................... 6
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển quy định của pháp luật về tài sản riêng
của vợ, chồng ........................................................................................................... 6
1.2.1. Tài sản riêng trước Cách mạng tháng tám 1945...................................... 6
1.2.2. Tài sản riêng sau Cách mạng tháng tám 1945 ......................................... 8
1.2.2.1. Luật Hôn nhân và gia đình 1959 ........................................................... 8
1.2.2.2. Luật Hôn nhân và gia đình 1986 ........................................................... 8
1.2.2.3. Luật Hôn nhân và gia đình 2000 ......................................................... 10
1.2.2.4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ................................................. 10
1.3. Ý nghĩa của việc quy định về tài sản riêng của vợ, chồng ......................... 12

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG
THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014
2.1. Căn cứ ghi nhận tài sản riêng của vợ, chồng ............................................. 14
2.1.1. Căn cứ ghi nhận tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật ................ 14
2.1.1.1. Tài sản có được trước khi kết hôn ...................................................... 15
2.1.1.2. Tài sản có được do tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ
hôn nhân .......................................................................................................... 15

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình
2.1.1.3. Tài sản riêng có được do chia tài sản chung trong thời kỳ
hôn nhân .......................................................................................................... 16
2.1.1.4. Hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản chung đã được chia ...................... 18
2.1.1.5. Tài sản riêng là tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các
tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng
............................................................................................................................. 19
2.2. Căn cứ ghi nhận tài sản riêng của vợ, chồng theo thỏa thuận .................. 21
2.3. Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng do mình quản lý
............................................................................................................................. 24
2.3.1. Quyền của vợ, chồng đối với tài sản riêng ............................................. 24
2.3.2. Nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản riêng ......................................... 28
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ TÀI SẢN RIÊNG THEO LUẬT
HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2000 - NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT 2014
3.1. Thực trạng về chế độ tài sản riêng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000
............................................................................................................................. 31
3.2. Những điểm mới về chế độ tài sản riêng theo Luật Hôn nhân và gia đình
2014 ....................................................................................................................... 33
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện về chế độ tài sản riêng cho Luật Hôn
nhân và gia đình 2014 ........................................................................................... 35

PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh


SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................

...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong đời sống hôn nhân, trong thời gian vợ chồng chung sống hạnh phúc thì
thường không quan tâm đến vấn đề tài sản đó là của chung hay của riêng. Khi tình
cảm vợ chồng bất hòa, mâu thuẫn thì vấn đề tài sản mà đặc biệt là về tài sản riêng
của vợ chồng thường là vấn đề bị tranh cãi nhiều nhất.
Vấn đề tài sản của vợ chồng là vấn đề rất khó giải quyết hiện nay trong quan
hệ vợ chồng nhất là khi xảy ra việc ly hôn và có tranh chấp về tài sản. Bởi lẽ, Luật
Hôn nhân và gia đình Việt Nam cho phép vợ chồng có quyền có tài sản chung và tài
sản riêng nhưng không phải lúc nào tài sản chung và tài sản riêng cũng được phân
chia rõ ràng.
Hệ thống pháp luật về hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta từ năm 1945
đến nay đã có nhiều quy định về chế độ tài sản của vợ chồng nói chung cũng như về

tài sản riêng của vợ, chồng nói riêng. Từ chế độ cộng đồng toàn sản của vợ chồng
theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đến chế độ cộng đồng tạo sản theo Luật
Hôn nhân và gia đình 1986, 2000, 2014. Pháp luật điều chỉnh về chế độ tài sản của
vợ chồng vừa mang tính khách quan vừa thể hiện ý chí chủ quan của Nhà nước.
Quá trình thực hiện và áp dụng về vấn đề chế độ tài sản của vợ chồng nói
chung cũng như về chế độ tài sản riêng của vợ chồng nói riêng trong những năm
qua đã góp phần vào sự ổn định các quan hệ hôn nhân và gia đình, tạo cơ sở pháp lý
để thực hiện các quyền và nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng. Tuy nhiên, bên cạnh
những kết quả đạt được của pháp luật về việc điều chỉnh vấn đề tài sản riêng của vợ
chồng quá trình thực hiện và áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cho thấy còn
khá nhiều bất cập và vướng mắc. Mặc dù đã có nhiều văn bản của các cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quy định, hướng dẫn áp dụng về vấn đề tài sản riêng của vợ
chồng nhưng do tính phức tạp từ các quan hệ hôn nhân và gia đình, trong đó có các
tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng. Thực tiễn áp dụng đã có nhiều quan điểm nhận
thức và đánh giá khác nhau, chưa có sự thống nhất từ phía các cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và cá nhân thực thi pháp luật liên quan đến chế độ tài sản của vợ chồng
trong đó có cả về chế độ tài sản riêng.
Trên thực tế các tranh chấp về tài sản giữa vợ chồng luôn là loại việc phức
tạp, thường gặp nhiều khó khăn, vướng mắc khi áp dụng, có nhiều hạn chế và bất
cập trong công tác thi hành án. Kế thừa và phát triển các quy định về tài sản riêng
của vợ, chồng trong pháp luật Việt Nam, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 đã
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

1

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình


quy định về tài sản riêng của vợ, chồng tương đối cụ thể và có nhiều điểm mới. Luật
Hôn nhân và gia đình 2014 ra đời phần nào cũng đã hoàn thiện hơn những bất cập
và vướng mắc mà Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã gặp phải. Trong đó phải kể
đến là sự điều chỉnh của luật về tài sản riêng của vợ, chồng.
Mặt khác mỗi cá nhân trong xã hội không chỉ gắn bó với gia đình bởi tính
chất cộng đồng dựa trên quan hệ hôn nhân mà còn bằng tính độc lập của mỗi người
với tư cách là thành viên của xã hội. Do đó trong đời sống gia đình ngoài các quan
hệ tình cảm giữa vợ và chồng, còn có những quan hệ xã hội gắn bó với người thân,
bạn bè, đồng nghiệp của mình. Những quan hệ này về mặt nào đó phải dựa trên
những điều kiện vật chất nhất định.
Để tìm hiểu rõ hơn quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về vấn đề
tài sản riêng của vợ, chồng; sự cần thiết phải ghi nhận quyền có tài sản riêng, cũng
như những điểm mới, những thay đổi so với Luật Hôn nhân và gia đình 2000, tôi
quyết định chọn đề tài “Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia
đình”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dựa trên cơ sở lý luận để nghiên cứu các
quy định của luật thực định về tài sản riêng của vợ, chồng, tìm hiểu thực tiễn áp
dụng các quy định của pháp luật. Từ đó tìm hiểu những quy định bất cập, hạn chế
của luật cũ cũng như những thay đổi tiến bộ của luật mới. Trên cơ sở đó có những
nhận xét, kiến nghị về hướng hoàn thiện cho tốt hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Với mục tiêu đã nêu trên, đề tài chủ yếu được nghiên cứu trong phạm vi luật
thực định về tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng
như Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam qua các thời kỳ để so sánh, đối chiếu.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu đề tài người viết đã sử dụng một số phương pháp
sau:
- Phương pháp lịch sử được sử dụng khi nghiên cứu, tìm hiểu về tài sản riêng
của vợ, chồng qua các thời kỳ lịch sử ở Việt Nam;

- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi phân tích các vấn đề liên
quan đến tài sản riêng của vợ, chồng và khái quát những nội dung cơ bản của từng
vấn đề được nghiên cứu;
- Phương pháp so sánh được thực hiện nhằm tìm hiểu quy định của pháp luật
hiện hành với hệ thống pháp luật trước đây ở Việt Nam về chế độ tài sản riêng của
vợ, chồng.
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

2

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

5. Bố cục đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm có ba chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về tài sản riêng của vợ, chồng
Chương này chủ yếu đề cập đến một số khái niệm có liên quan như tài sản,
chế độ tài sản, tài sản riêng; lịch sử hình thành và phát triển của chế độ tài sản riêng
qua các thời kỳ lịch sử và ý nghĩa của việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ,
chồng. Từ đó tạo cơ sở, nền tảng cho việc nghiên cứu sâu hơn về đề tài.
Chƣơng 2: Cơ sở pháp lý về chế độ tài sản riêng của vợ, chồng
Nội dung của chương này tập trung phân tích về các căn cứ để xác định đâu
là tài sản riêng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, so sánh với căn cứ ghi nhận về
tài sản riêng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Thông qua đó nêu lên các quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản riêng do mình quản lý.
Chƣơng 3: Thực trạng về áp dụng chế độ tài sản riêng theo Luật Hôn nhân
và gia đình 2000- Những điểm mới, tiến bộ của Luật 2014
Chương này đề cập đến một vài vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng

pháp luật hiện hành. Bên cạnh đó nêu lên những điểm mới, tiến bộ mà Luật Hôn
nhân và gia đình 2014 đã đạt được trong quá trình sửa đổi với điều kiện kinh tế - xã
hội hiện nay.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

3

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG
Trước khi đi sâu tìm hiểu các quy định cụ thể của pháp luật về tài sản riêng
của vợ, chồng thì chúng ta cần phải nắm rõ một vài khái niệm liên quan đến vấn đề
tài sản riêng, quá trình hình thành và phát triển cũng như những ý nghĩa quan trọng
khi nói về tài sản riêng của vợ, chồng. Tạo cơ sở, nền tảng cho việc đi sâu phân tích
về vấn đề này được tốt hơn.
1.1 Một số khái niệm về tài sản, chế độ tài sản, tài sản riêng của vợ chồng
1.1.1 Khái niệm về tài sản
Trong chế định quyền sở hữu thì tài sản giữ một vai trò quan trọng vừa là đối
tượng của quyền sở hữu vừa là khách thể trong quan hệ pháp luật dân sự.
Khi nhắc đến tài sản thì chúng ta có thể đưa ra nhiều khái niệm khác nhau,
nhưng nhìn chung có thể hiểu theo hai cách sau:
- Theo cách hiểu thông dụng thì tài sản là của cải được con người sử dụng,
một vật cụ thể mà con người có thể nhận biết bằng giác quan hay tiếp xúc.
- Theo từ điển pháp luật thì tài sản là tất cả những gì có thể sở hữu được, bao
gồm cả tài sản hữu hình và vô hình.

Bộ luật Dân sự năm 1995 cũng như Bộ luật Dân sự 2005 dựa vào tiêu chí tài
sản là đối tượng của quyền sở hữu phải trị giá được bằng tiền và có thể đưa vào giao
dịch dân sự. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2005 thì “tài sản bao gồm vật, tiền,
giấy tờ có giá và các quyền tài sản”1. Vật được coi là tài sản phải là vật hữu hình,
con người có thể tri giác được và chiếm giữ một phần trong không gian đồng thời
phải đáp ứng được một nhu cầu nào đó về vật chất hoặc tinh thần của con người.
Tiền bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý. Giấy tờ có giá được
xem là tài sản khi đáp ứng được các yêu cầu sau: do nhà nước phát hành, có mệnh
giá ghi trên giấy và có thể thay thế tiền trong giao dịch dân sự. Quyền tài sản là
quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả
quyền sở hữu trí tuệ.
Trong khi đó điều 172 Bộ luật Dân sự 1995 thì quy định “Tài sản bao gồm
vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản”.
Như vậy so với Bộ luật Dân sự 1995 thì khái niệm tài sản theo quy định của
Bộ luật Dân sự 2005 đã được mở rộng hơn. Đối tượng được xem là tài sản không
chỉ là những “vật có thực” mà những vật được hình thành trong tương lai cũng được
1

Điều 163 Bộ luật Dân sự 2005

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

4

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

gọi là tài sản. Mặc dù trên thực tế xoay quanh vấn đề tài sản vẫn còn nhiều vướng

mắc nhưng quy định về tài sản theo Bộ luật Dân sự 2005 đã được hoàn thiện thêm
một bước, góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình áp dụng pháp luật.
1.1.2. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng
Khi quan hệ hôn nhân ra đời thì không những hình thành nên quan hệ nhân
thân mà còn hình thành nên quan hệ tài sản. Như một tất yếu của cuộc sống chung,
vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn
tại và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và
chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia đình trong một quy
chế được gọi là chế độ tài sản của vợ chồng.
Chế độ tài sản của vợ, chồng là tổng hợp các quy định pháp luật điều chỉnh
quan hệ tài sản của vợ chồng, bao gồm các qui định về căn cứ xác lập tài sản, quyền
và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng; nguyên tắc phân chia
tài sản giữa vợ chồng.
Tài sản được phân loại gồm: tài sản chung và tài sản riêng. Với quan hệ tài
sản chung, vợ chồng cùng tham gia vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài
sản mà họ có quyền sở hữu chung. Trong khi quan hệ tài sản riêng bảo tồn sự độc
lập của mỗi người trong việc xác lập và thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản. 2
Tùy thuộc vào chế độ kinh tế, xã hội cũng như tập quán mà mỗi nước có
cách quy định chế độ tài sản khác nhau. Riêng đối với việc xác lập tài sản của vợ
chồng thì pháp luật hôn nhân và gia đình nói chung quy định hai cách thức tương
ứng với hai chế độ tài sản của vợ chồng là: chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật
(chế độ hôn sản pháp định) và chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận (chế độ hôn
sản ước định).
- Chế độ tài sản theo pháp luật: là việc pháp luật đề ra các hình thức xác lập
và thực hiện các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với khối tài sản của họ.
- Chế độ tài sản theo thỏa thuận: là việc vợ chồng tự thỏa thuận và thỏa thuận
với nhau về việc xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của họ.
Thỏa thuận này thường được thể hiện dưới dạng văn bản dưới nhiều tên gọi như hôn
ước, hợp đồng tiền hôn nhân hay thỏa thuận trước hôn nhân…
Vợ, chồng có thể lựa chọn một trong các chế độ tài sản do pháp luật quy

định hoặc tự thiết lập một chế độ riêng với điều kiện không trái pháp luật.

2

Giáo trình luật hôn nhân và gia đình , tập 2, Khoa luật Đại học Cần Thơ.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

5

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

1.1.3. Khái niệm tài sản riêng của vợ, chồng
Nếu như khối tài sản chung của vợ, chồng chỉ bắt đầu hình thành và phát
triển khi hôn nhân được xác lập thì tài sản riêng của vợ chồng còn bao gồm cả
những tài sản có được trước khi kết hôn và cả trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể:
- Theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì tài sản
riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được
thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng
cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ
nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác mà theo quy định của pháp luật
thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ,
chồng là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng
trong thời kỳ hôn nhân.
Theo đó mỗi bên vợ, chồng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt
về tài sản này (trừ quy định tại Khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014),
có quyền sát nhập hay không sát nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng, quyền

và nghĩa vụ của vợ, chồng khi thực hiện quyền sở hữu tài sản riêng của mình.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển quy định của pháp luật về tài sản riêng
của vợ, chồng
Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử, mỗi chế độ xã hội đều quy định
một chế độ tài sản giữa vợ chồng cho phù hợp với phong tục, tập quán và hoàn cảnh
kinh tế xã hội.
1.2.1. Tài sản riêng trước Cách mạng tháng tám 1945
Trong thời kỳ phong kiến, do ảnh hưởng nặng nề tư tưởng Nho giáo, gia đình
có vị trí rất quan trọng trong đời sống xã hội, với tư tưởng chủ đạo là “trọng nam
khinh nữ”. Theo triết lý Nho giáo thì địa vị của người phụ nữ rất thấp kém, họ
không có quyền gì trong gia đình mà bị ràng buộc bởi thuyết tam tòng. Nên khi
người vợ lấy chồng là thuộc hẳn về nhà chồng, người chồng là trụ cột của gia đình
đồng thời là chủ sở hữu các tài sản trong gia đình, là người có mọi quyền quyết định
vì lợi ích, quyền lợi của gia đình nên trong thời kỳ này pháp luật chưa quy định về
chế độ tài sản chung hay chế độ tài sản riêng của vợ chồng.
Với sự tiếp nhận các phong tục, tập quán có lợi Bộ luật nhà Lê đã phản ánh
một cách hợp lý mối quan hệ giữa vợ chồng phù hợp với thực tế xã hội Việt Nam
lúc bấy giờ. Do đó địa vị của người phụ nữ được cải thiện hơn so với trước. Bộ luật
này công nhận vợ chồng đều có quyền sở hữu đối với tài sản riêng, tiến bộ hẳn hơn
so với tư tưởng Nho giáo trưóc đây. Và tài sản riêng của vợ chồng được quy định
theo Bộ luật này là “tài sản mà mỗi bên vợ chồng có được trước khi kết hôn, thừa kế
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

6

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình


do gia đình của mỗi bên”. Đối với tài sản này vợ chồng đều có quyền sở hữu riêng
mặc dù những tài sản này được quản lý chung bởi vợ chồng và các hoa lợi, lợi tức
từ nó là tài sản chung. Những tài sản này chỉ tạm thời góp vào để vợ chồng quản lý
chung trong thời kỳ hôn nhân. Do vậy mà người chồng không có quyền chiếm dùng
tài sản mà người vợ có được từ thừa kế của gia đình, dòng họ và ngược lại, người
vợ cũng vậy. Trường hợp nếu vợ chồng ly hôn thì tài sản riêng của ai thì sẽ thuộc về
sở hữu riêng của người đó. Riêng đối với trường hợp mà ly hôn do người vợ có lỗi
thì tài sản của vợ phải để lại cho chồng.
Trong xã hội thời kỳ Pháp thuộc, đất nước ta bị chia cắt làm ba miền với ba
chế độ chính trị và pháp luật khác nhau điều chỉnh các quan hệ Hôn nhân và gia
đình, trong đó có quan hệ về tài sản của vợ chồng:
- Vào thời kỳ đầu ở Nam kỳ đã áp dụng các án lệ theo quan điểm là người vợ
có tài sản riêng và chế độ hôn sản là theo chế độ cộng đồng tài sản. Nhưng sau đó
thì các án lệ lại chuyển hướng không công nhận quyền có tài sản riêng của người vợ
vì cho rằng “nếu công nhận chế độ cộng đồng tài sản thì đã công nhận người vợ có
những quyền ngang nhau so với người chồng”. Pháp luật quy định rằng “tất cả tài
sản trong gia đình đều thuộc quyền sở hữu và quản lý của người chồng trong thời
kỳ hôn nhân cũng như sau khi người vợ chết”. Như vậy chúng ta có thể thấy được
rằng chế độ tài sản của vợ chồng được áp dụng ở Nam kỳ dưới thời pháp thuộc đã
rất bất công đối với người vợ, kể cả tài sản mà người vợ tạo ra trước thời kỳ hôn
nhân vẫn phải coi là tài sản của người chồng.
- Khác với Nam Kỳ, do ảnh hưởng của Bộ luật Dân sự Pháp nên ở Bắc kỳ và
Trung kỳ có Bộ luật Bắc kỳ và Bộ luật dân sự Trung kỳ quy định như sau:
+ “Nếu hai vợ chồng có tư ước với nhau thì cứ theo lệ hợp nhất tài sản,
nghĩa là bao nhiêu tức lợi tài sản của vợ chồng làm một mà chung nhau”. Như vậy
mặc dù có quy định là vợ chồng có thể có tài sản riêng trước khi kết hôn, nhưng kể
từ khi kết hôn và suốt trong thời kỳ hôn nhân thì các tài sản riêng đó bao gồm cả
động sản và bất động sản đều được hợp nhất để trở thành tài sản chung của vợ
chồng. Tuy nhiên đây chỉ là sự hợp nhất tạm thời trong thời kỳ hôn nhân, bởi lẽ chỉ
có các tài sản mà vợ chồng cùng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân mới là tài sản chung

chính thức. Vì vậy khi mà hôn nhân chấm dứt thì các tài sản riêng của vợ chồng đã
được hợp nhất tạm thời vào khối tài sản chung của vợ chồng được tách ra chia theo
nguyên tắc tài sản riêng của bên nào thì sẽ thuộc về bên đó.
Như vậy, Bộ luật Bắc kỳ và Bộ luật Trung kỳ quy định về chế độ tài sản của
vợ chồng có tiến bộ hơn so với pháp luật Nam kỳ. Tuy nhiên nhìn chung là trong

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

7

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

chế độ cũ, chế độ tài sản của vợ chồng thể hiện sự bất bình đẳng giữa nam và nữ,
giữa vợ và chồng trong gia đình.
1.2.2. Tài sản riêng sau Cách mạng tháng tám 1945
Sau Cách mạng tháng tám năm 1945 đến nay Nhà nước ta ban hành các văn
bản pháp luật về Hôn nhân và gia đình phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất
nước, trong đó cũng đã đặc biệt chú ý đến chế độ tài sản giữa vợ chồng.
1.2.2.1. Luật Hôn nhân và gia đình 1959
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (có hiệu lực ngày 13 tháng 01 năm
1960), là Luật Hôn nhân và gia đình đầu tiên của nước ta được xây dựng và thực
hiện với hai nhiệm vụ cơ bản:
+ Xóa bỏ những tàn tích của chế độ Hôn nhân và gia đình phong kiến lạc
hậu;
+ Xây dựng chế độ Hôn nhân và gia đình mới của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tại Điều 15 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 đã có quy định “Vợ
chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có

trước và sau khi cưới”.
Theo quy định này thì chế độ tài sản mà Luật Hôn nhân và gia đình năm
1959 đã dự liệu là chế độ cộng đồng toàn sản, không quy định chế độ tài sản của vợ
chồng theo thỏa thuận. Nghĩa là toàn bộ các tài sản của vợ, chồng dù có được từ
trước khi kết hôn hoặc là được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, hay đó là tài sản được
tặng cho riêng, được thừa kế riêng hoặc đó là tài sản mà cả hai vợ, chồng được tặng
cho chung hay được thừa kế chung không phân biệt nguồn gốc tài sản từ đâu mà có
và công sức đóng góp của mỗi bên vợ, chồng là nhiều hay ít thì cũng đều thuộc khối
tài sản chung của hai vợ chồng. Luật không thừa nhận vợ, chồng có tài sản riêng.
Vợ, chồng có quyền ngang nhau khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung.
Như vậy, có thể thấy việc quy định chế độ tài sản của vợ, chồng là tài sản
chung hợp nhất theo Luật Hôn nhân và gia đình 1959 là phù hợp với điều kiện kinh
tế - xã hội lúc này, bảo vệ lợi ích chung của gia đình, hạn chế được sự bất bình đẳng
của người phụ nữ trong quan hệ gia đình. Khi hôn nhân được xác lập không kể tài
sản có được từ nguồn gốc nào đều được coi là tài sản chung của vợ, chồng và từ đó
mỗi bên vợ, chồng không còn tài sản thuộc sở hữu riêng.
1.2.2.2. Luật Hôn nhân và gia đình 1986
Sau gần ba mươi năm thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình 1959, đất nước ta
bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới, các quan hệ xã ngày càng phong phú, đa dạng đặc
biệt là về mặt kinh tế. Để đảm bảo thực sự quyền tự định đoạt của công dân, Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986 được Quốc hội khóa VII, kỳ họp thứ 12 thông qua
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

8

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình


ngày 29 tháng 12 năm 1986 và được Hội đồng Nhà nước công bố ngày 03 tháng 01
năm 1987. Luật gồm 10 chương, 57 điều, được xây dựng và thực hiện theo các
nguyên tắc:
+ Hôn nhân tự nguyện và tiến bộ;
+ Hôn nhân một vợ một chồng;
+ Vợ chồng bình đẳng;
+ Bảo vệ quyền lợi của cha, mẹ và con;
+ Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Do được ban hành vào thời kỳ đầu của sự nghiệp đổi mới cho nên khi dự liệu
về tài sản riêng của vợ, chồng Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định
một cách hợp lý, tránh được sự mất ổn định về tài sản trong gia đình. Về chế độ tài
sản của vợ chồng, Luật không ghi nhận chế độ tài sản theo thỏa thuận mà chỉ quy
định chế độ cộng đồng tạo sản. Đặc biệt Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 quy
định về chế độ tài sản của vợ, chồng khác về căn bản so với Luật Hôn nhân và gia
đình năm 1959. Với chế độ tài sản là chế độ cộng đồng tạo sản theo Luật Hôn nhân
và gia đình năm 1986 thì phạm vi khối tài sản chung của vợ, chồng hẹp hơn nhiều
so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959. Đó cũng là yêu cầu của công tác lập
pháp và thực hiện pháp luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.
Lần đầu tiên quyền có tài sản riêng của vợ, chồng chính thức được ghi nhận
trong Luật Hôn nhân và gia đình, điều này phù hợp với yêu cầu khách quan của xã
hội. Cụ thể, tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã quy định về quyền
có tài sản riêng của vợ, chồng:“Đối với tài sản mà vợ hoặc chồng có trước khi kết
hôn, tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng trong thời kỳ hôn nhân thì
người có tài sản đó có quyền nhập hoặc không nhập vào tài sản chung của vợ,
chồng”.
Quy định này có tính mở, vợ chồng có thể lựa chọn trong việc nhập hay
không nhập tài sản riêng của mình vào khối tài sản chung của vợ, chồng.
Như vậy, chế độ tài sản giữa vợ chồng mà Luật Hôn nhân và gia đình 1986
quy định đã tạo ra môi trường pháp lý đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
tài sản giữa vợ và chồng; đảm bảo sự tự do của vợ, chồng khi tham gia các giao dịch

ngoài xã hội cũng như xác định rõ trách nhiệm, khả năng thanh toán của vợ hoặc
chồng và bảo vệ quyền lợi của những người khác khi tham gia giao dịch. Mặt khác
đó là căn cứ pháp lý để Tòa án giải quyết những vụ việc tranh chấp liên quan đến tài
sản của vợ, chồng.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

9

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

1.2.2.3. Luật Hôn nhân và gia đình 2000
Trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay, đi cùng với sự phát triển của xã
hội, với xu thế toàn cầu hóa thì các quan hệ liên quan đến tài sản của vợ, chồng
cũng rất phức tạp. Những tài sản của vợ, chồng có được từ trước khi kết hôn hoặc
được thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kì hôn nhân xét về bản chất thì đây là
tài sản thuộc tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng. Sau hơn mười lăm năm áp dụng
và thực hiện, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 đã tạo ra trong người dân sự
nhận thức và tôn trọng về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Tuy nhiên, Luật
Hôn nhân và gia đình năm 1986 vẫn mang tính khái quát cao và khó áp dụng trong
việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng. Trước tình hình đó, nhu cầu
cần có một bộ luật đầy đủ và hoàn thiện hơn quy định về vấn đề này.
Trên cơ sở quy định của Hiến pháp 1992, Luật hôn nhân và gia đình 2000 ra
đời và được sửa đổi, bổ sung năm 2010 gồm 13 chương 110 điều đã góp phần giải
quyết được những vấn đề cấp thiết hiện tại về tài sản của vợ chồng nói chung cũng
như là về tài sản riêng của vợ, chồng.
Theo Khoản 1 Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định:

“ Vợ chồng có quyền có tài sản riêng.
Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà vợ, chồng có trước khi kết hôn;
tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản
được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 29 (khi hôn nhân tồn
tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự
riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ, chồng có thể thỏa thuận chia tài sản
chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thỏa thuận được
thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết) và Điều 30 (trong trường hợp chia tài sản
chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở
hữu riêng của mỗi người; phần tài sản còn lại không chia vân thuộc sở hữu chung
của vợ, chồng); đồ dùng, tư trang cá nhân”.
Như vậy, so với quy định tại Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986
thì Khoản 1 Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định cụ thể và
mới hơn về căn cứ xác lập tài sản riêng của vợ, chồng là dựa vào thời điểm trước
khi kết hôn, dựa vào sự định đoạt của chủ sở hữu tài sản đã chuyển dịch tài sản của
mình cho mỗi bên vợ, chồng và dựa trên sự kiện chia tài sản chung của vợ, chồng
trong thời kỳ hôn nhân.
1.2.2.4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
Về chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam, Luật Hôn nhân và
gia đình các năm 1959, 1986, 2000 chỉ quy định một chế độ tài sản của vợ, chồng là
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

10

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

chế độ tài sản pháp định. Chế độ cộng đồng tạo sản là chế độ hôn sản pháp định

đang được thực hiện. Theo đó, những tài sản mà mỗi bên vợ, chồng có được trong
thời kỳ hôn nhân trừ những tài sản mà theo quy định là thuộc tài sản riêng đều thuộc
sở hữu chung của vợ chồng; vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc
chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với khối tài sản này. Chế độ tài sản pháp định
là chế độ tài sản duy nhất được pháp luật thừa nhận, vợ chồng không thể thỏa thuận
để xác lập một chế độ tài sản trong hôn nhân khác với chế độ được quy định này.
Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu cần thiết
của mỗi người, thiết nghĩ cần phải quy định thêm một chế độ tài sản nữa đó là chế
độ tài sản theo thỏa thuận. Điều này góp phần đảm bảo quyền tự định đoạt của chủ
sở hữu tài sản theo tinh thần của Hiến pháp và Bộ luật Dân sự.
Với nhu cầu đó, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 (sẽ có hiệu lực vào
ngày 01/01/2015) ngoài chế độ tài sản pháp định còn quy định chế độ tài sản theo
thỏa thuận: “Vợ chồng có quyền lựa chọn áp dụng chế độ tài sản theo luật định
hoặc chế độ tài sản theo thỏa thuận”.3
Là một phạm trù trong chế độ tài sản do vậy chế độ tài sản riêng của vợ,
chồng cũng được lựa chọn một trong hai hình thức áp dụng là theo pháp luật hoặc
theo thỏa thuận.
Kế thừa Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, Luật Hôn nhân và gia đình
năm 2014 tiếp tục phát triển và quy định cụ thể hơn về tài sản riêng của vợ, chồng.
Tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
“ Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết
hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài
sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật
này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác mà theo
quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của
vợ, chồng, trừ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân”.
Như vậy, so với quy định về tài sản riêng của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000 thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có khác hơn là ngoài tài sản mà mỗi
người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong

thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định các điều 38,
39 và 40 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì luật bỏ quy định tài sản riêng là tư
trang, đồ dùng cá nhân mà thêm vào đó là tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ,

3

Khoản 1 Điều 28 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

11

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

chồng và các tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của
vợ, chồng.
1.3. Ý nghĩa của việc quy định về tài sản riêng của vợ, chồng
Việc pháp luật ghi nhận cho vợ, chồng có quyền có tài sản riêng có những ý
nghĩa quan trọng sau:
Thứ nhất, nước ta đang bước vào nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã
hội chủ nghĩa với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, gia đình đã trở thành
một đơn vị kinh tế trong xã hội. Khối lượng tài sản của công dân tăng lên do đó nhu
cầu riêng cũng nhiều hơn. Từ đó tạo ý thức tâm lý là phải có tài sản riêng để phục
vụ nhu cầu cuộc sống, nghề nghiệp, kinh doanh được chủ động hơn không phải phụ
thuộc vào ai. Tạo cơ sở pháp lý để vợ, chồng có thể chủ động tham gia vào các giao
dịch dân sự và kinh tế, bảo đảm thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của các
thành viên trong gia đình cũng như cá nhân vợ, chồng.

Thứ hai, nếu như pháp luật không quy định tài sản có được trước khi kết hôn
là tài sản riêng mà đương nhiên trở thành tài sản của vợ, chồng khi họ kết hôn, cả
vợ chồng đều có quyền chung đối với khối tài sản này bao gồm cả việc chiếm hữu,
sử dụng và định đoạt tài sản đó. Như vậy sẽ tạo ra tính tiêu cực trong hôn nhân, vì
sẽ có không ít người lợi dụng điều này mà kết hôn và việc kết hôn này chỉ vì lợi ích
từ tài sản của đối phương chứ không xuất phát từ tình yêu chân chính, ảnh hưởng
đến ý nghĩa tốt đẹp trong hôn nhân và gia đình mà pháp luật đã quy định.
Thứ ba, tránh tình trạng vợ, chồng lạm dụng quyền sở hữu chung về tài sản
mà tự ý định đoạt tài sản chung vào những giao dịch không hợp lý, mục đích không
phải vì nhu cầu của cuộc sống mà chỉ vì những nhu cầu riêng của cá nhân gây bất
lợi cho cuộc sống gia đình.
Thứ tư, giúp phân định rõ trách nhiệm của các bên vợ, chồng trong việc quản
lý, sử dụng và định đoạt tài sản. Tạo căn cứ pháp lý trong giải quyết các tranh chấp
liên quan đến tài sản của vợ, chồng giúp cho người có quyền xác định được nghĩa
vụ mà vợ, chồng phải thực hiện được đảm bảo bằng tài sản chung hay tài sản riêng,
tức là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền khi vợ, chồng là người
có nghĩa vụ, lợi ích của cộng đồng và của xã hội vì thế cũng được bảo đảm.
Thứ năm, đảm bảo tính độc lập của mỗi bên vợ, chồng trong việc thực hiên
quyền của mình đối với tài sản và nhu cầu tình cảm riêng như giúp đỡ bạn bè, họ
hàng, tham gia các hoạt động xã hội cần thiết. Tạo điều kiện cho vợ, chồng được tự
quyền định đoạt tài sản riêng của mình với tư cách là chủ sở hữu, không bị lệ thuộc
bởi ý chí của bên kia, thỏa mãn nhu cầu cá nhân bằng tài sản riêng của mình…Đây
là những nhu cầu rất chính đáng nếu như pháp luật không quy định về tài sản riêng
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

12

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc



Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

sẽ dẫn đến tình trạng phải che giấu khi thực hiện các nhu cầu này vì phải mang tiếng
là chạm vào tài sản chung của vợ, chồng, ảnh hưởng đến tình cảm gia đình.
Thứ sáu, nhằm bảo vệ lợi ích của người có tài sản riêng trong thời kỳ hôn
nhân và cũng để dễ dàng cho việc giải quyết quan hệ về tài sản khi ly hôn.
Với những gì đã nêu trên, đó chính là những cơ sở, là nền tảng để tôi thực
hiện đề tài luận văn của mình.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

13

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

CHƢƠNG 2
CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN RIÊNG CỦA
VỢ, CHỒNG THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014
Ngày 19 tháng 6 năm 2014 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 được Quốc
hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 7 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng
01 năm 2015, trên cơ sở tiếp thu quy định Luật hôn nhân và gia đình năm 2000,
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã sửa đổi, bổ sung một số quy định về chế
định tài sản riêng của vợ, chồng. Sự thay đổi này có ý nghĩa to lớn trong việc điều
chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình trong điều kiện mới, hạn chế những bất cập,
vướng mắc tồn tại thời gian qua trong quá trình áp dụng pháp luật.
2.1. Căn cứ ghi nhận tài sản riêng của vợ, chồng
Nếu như Luật Hôn nhân và gia đình các năm 1959, 1986, 2000 chỉ quy định

một chế độ tài sản của vợ, chồng là chế độ tài sản theo pháp luật thì Luật Hôn nhân
và gia đình 2014 quy định hai chế độ tài sản là chế độ tài sản theo pháp luật và chế
độ tài sản theo thỏa thuận. Vấn đề ghi nhận chế độ tài sản riêng của vợ, chồng cũng
được xác định theo căn cứ pháp luật và căn cứ thỏa thuận.
2.1.1. Căn cứ ghi nhận tài sản riêng của vợ, chồng theo pháp luật
Trên cơ sở kế thừa và phát triển quy định về chế độ tài sản riêng của vợ,
chồng, Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:
“ 1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết
hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài
sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật
này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác mà theo
quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng
của vợ, chồng, trừ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn
nhân”.
Như vậy tài sản riêng của vợ, chồng được xác định dựa vào thời điểm trước
khi kết hôn, dựa vào sự định đoạt của người để lại di sản, người tặng cho di sản, và
dựa vào việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được coi là phục vụ
cho nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng
theo quy định của pháp luật.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

14

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình


2.1.1.1. Tài sản có được trước khi kết hôn
Trước khi kết hôn, hai bên nam nữ là những cá nhân độc lập, chưa phát sinh
một sự ràng buộc pháp lý nào ngoài quan hệ giữa công dân với công dân với nhau
mà thôi. Những thu nhập mà họ tạo ra do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh
và các thu nhập hợp pháp khác đều thuộc sở hữu riêng của mỗi người, được pháp
luật bảo vệ và thừa nhận.
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của xã hội, với những đường lối của
Đảng, chính sách của Nhà nước nhằm đổi mới và phát triển nền kinh tế, khuyến
khích và bằng các biện pháp tạo điều kiện cho công dân tạo ra thu nhập làm giàu
cho cá nhân, gia đình và xã hội nhằm thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần
đang ngày càng cao và phong phú hơn của con người. Xét về nguồn gốc thì tài sản
này không phải được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân, không chịu sự tác động của
quan hệ hôn nhân và lợi ích chung của gia đình.
Những tài sản mà vợ, chồng có được trước khi kết hôn do chính công sức mà
họ làm ra theo tính chất nghề nghiệp, công việc của mình hoặc do người khác
chuyển dịch thông qua các giao dịch dân sự như được tặng cho riêng, thừa kế riêng.
Theo các căn cứ được quy định từ điều 241 đến điều 255 của Bộ luật dân sự 2005
về xác lập quyền sở hữu tài sản thì trước khi kết hôn với tư cách là một công dân,
vợ chồng có quyền có tài sản riêng và có thể xác lập quyền sở hữu của mình đối với
những tài sản này.
Việc quy định vợ, chồng có quyền có tài sản riêng trước khi kết hôn là một
trong những quy định được pháp luật hôn nhân và gia đình nhiều nước trên thế giới
ghi nhận. Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam quy định như vậy là phù hợp với sự
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhằm bảo vệ quyền sở hữu của vợ chồng, là
căn cứ pháp lý bảo vệ khối tài sản riêng của vợ, chồng khi có tranh chấp về tài sản
của vợ chồng xảy ra trên thực tế.
2.1.1.2. Tài sản có được do tặng cho riêng, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn
nhân
Tài sản mà vợ, chồng có được từ thừa kế riêng, tặng cho riêng trong thời kỳ
hôn nhân là do ý chí của chủ sở hữu tài sản chỉ tặng cho riêng, hoặc người có di sản

để lại di chúc trước khi chết chỉ cho riêng vợ, chồng chứ không phải cho chung cả
hai vợ chồng.
Trong thực tế, tài sản mà vợ chồng có được từ thừa kế riêng, tặng cho riêng
thường là những tài sản mà người thân, bạn bè của mỗi bên vợ, chồng định đoạt
theo ý chí của họ cho mỗi bên vợ chồng được hưởng phần giá trị tài sản đó. Những

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

15

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

tài sản này có thể là do cha mẹ mỗi bên tặng riêng cho con trong ngày cưới, cha mẹ
khi chết để lại di chúc chỉ cho người vợ hoặc chồng được hưởng di sản.
Luật Hôn nhân và gia đình quy định những tài sản này thuộc sở hữu riêng
của vợ, chồng nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt của chủ sở hữu vì những tài sản
này không phải do vợ, chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân bằng công sức và thu
nhập của vợ chồng nên không thể tính thuộc vào khối tài sản chung của vợ, chồng.
Theo quy định của pháp luật thì những tài sản được tặng cho riêng phải được
nêu rõ trong hợp đồng hoặc có người làm chứng ghi nhận rằng tài sản được tặng
cho là cho riêng vợ hoặc riêng chồng. Còn tài sản được thừa kế riêng thì có thể được
thể hiện bằng di chúc hoặc theo pháp luật. Đối với hình thức di chúc thì trong di
chúc phải nói rõ là cho riêng vợ hoặc riêng chồng, còn thừa kế theo pháp luật trong
mọi trường hợp đều là thừa kế riêng.
Trong trường hợp mà người để lại di sản cho chung vợ, chồng khối tài sản,
nhưng họ có xác định rõ phần giá trị tài sản từ trước cho mỗi bên vợ, chồng được
hưởng thì về nguyên tắc phần tài sản đó thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ,

chồng. Chỉ có thể là tài sản chung nếu cả hai vợ, chồng tự nguyện nhập vào khối tài
sản chung hoặc có thỏa thuận tài sản đó là tài sản chung của vợ, chồng.
2.1.1.3. Tài sản riêng có được do chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 tiếp tục kế thừa và phát triển quy định về
chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể tại Điều 38 quy định “Trong thời
kỳ hôn nhân, vợ, chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản
chung trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật Hôn nhân và gia đình. Nếu
không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Trong khi đó Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 lại quy định “Khi hôn
nhân tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa
vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia
tài sản chung”.
Ở đây có thể thấy được quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2104 có phần
mở rộng hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình 2000. Luật 2014 quy định là có
quyền thỏa thuận chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân nếu không rơi vào một trong
các trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Theo đó,
điều luật này quy định về các trường hợp mà chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân bị vô hiệu như: ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi
ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân
sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình; nhằm trốn
tránh thực hiện các nghĩa vụ: nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

16

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình


thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp; nghĩa
vụ trả nợ cho người khác; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với
Nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và
luật khác có liên quan. Trong khi Khoản 2 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình 2000
chỉ quy định là chia tài sản chung mà nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản
thì không được pháp luật công nhận mà không liệt kê rõ đó là những nghĩa vụ nào
về tài sản. Ngoài ra, theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 thì chỉ được phép thỏa
thuận chia tài sản chung khi muốn đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân
sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác (phải chứng minh được đó là lý do chính
đáng).
Theo pháp luật hôn nhân và gia đình thì việc chia tài sản chung của vợ,
chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ ưu tiên cho việc thỏa thuận giữa vợ, chồng nhằm
tạo thuận lợi cho việc chia tài sản chung của vợ chồng, đảm bảo quyền tự định đoạt
tài sản thuộc quyền sở hữu của vợ, chồng cũng như lợi ích của gia đình. Trong
trường hợp nếu vợ chồng không thể tự thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án
giải quyết.
Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu
Tòa án chia tài sản chung nếu không rơi vào các trường hợp mà pháp luật không
cho phép. Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn
bản. Đối những tài sản theo quy định của pháp luật phải chứng thực thì phải chứng
thực hoặc nếu vợ, chồng có yêu cầu nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên trong việc
thỏa thuận.
Ngoài ra, luật cũng quy định rõ về thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản
chung trong từng trường hợp cụ thể:
- Nếu trong văn bản có ghi rõ ngày có hiệu lực thì đó sẽ là ngày có hiệu lực
của việc chia tài sản;
- Trường hợp không ấn định ngày trong văn bản thì ngày có hiệu lực của việc
chia tài sản chung là ngày lập văn bản.
- Trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, các giao dịch
liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản

chung của vợ, chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà
pháp luật quy định.
- Trong trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ, chồng thì việc chia tài
sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyết định của Toà án có hiệu lực pháp
luật.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

17

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung cũng đã được quy định chi tiết
tại Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:
“1. Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ, chồng thì phần tài sản được
chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, thu nhập do lao động, hoạt động sản
xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản
chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng.
2. Thỏa thuận của vợ chồng quy định tại khoản 1 Điều này không làm thay
đổi quyền, nghĩa vụ tài sản được xác lập trước đó giữa vợ, chồng với người thứ
ba”.
Tại Điều 30 của Luật Hôn nhân và gia đình 2000, hướng dẫn chi tiết tại Điều
8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP cũng đã quy định về hậu quả pháp lý của việc chia tài
sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Nhìn chung, quy định của Luật Hôn nhân và gia
đình 2014 về hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân so
với quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cũng không có gì khác. Tuy

nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 còn quy định thêm nếu vợ, chồng có bất kỳ
thỏa thuận gì thì cũng không làm thay đổi quyền, nghĩa vụ tài sản được xác lập
trước đó giữa vợ, chồng với người thứ ba.
Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân vợ, chồng cùng nhau tạo lập ra tài sản và
khối tài sản này thuộc về tài sản chung của vợ, chồng. Tuy nhiên, tài sản này vẫn có
thể trở thành tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng nếu họ cùng thỏa thuận về việc
chia tài sản này nhằm thực hiện những việc riêng, chính đáng mà không phải là
nhằm để trốn tránh thực hiện một nghĩa vụ nào đó về tài sản mà không được pháp
luật công nhận. Bởi lẽ, chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm
dứt quan hệ hôn nhân, không ảnh hưởng đến các quan hệ nhân thân, vợ chồng phải
cùng nhau chăm lo, xây dựng gia đình vì vậy đây là quy định hợp lý và cần thiết
nhằm đảm bảo cho đời sống gia đình được duy trì ổn định, hạnh phúc. Tài sản
chung sau khi được chia sẽ trở thành tài sản riêng của vợ, chồng, họ có toàn quyền
đối với khối tài sản riêng của mình, có đầy đủ quyền năng của chủ sở hữu đối với
tài sản thuộc quyền sở hữu của mình (trừ quy định tại khoản 4 Điều 44 Luật Hôn
nhân và gia đình 2014). Nếu là do hai vợ chồng cùng đồng ý thỏa thuận thì việc
phân chia này phải được lập thành văn bản, nếu không thể cùng nhau thỏa thuận
được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
2.1.1.4. Hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản chung đã được chia
Sau khi tài sản chung của vợ chồng được chia thì đương nhiên sẽ trở thành
tài sản riêng của mỗi bên. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

18

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình


với khối tài sản này mà không phải phụ thuộc vào ý chí của người còn lại (trừ quy
định tại Khoản 4 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ phần tài sản riêng này cũng đã được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 40 của
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ
chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng, thu
nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp
khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ
trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác”.
Như vậy, những hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng sau
khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ thuộc sở hữu riêng của mỗi bên nếu
như vợ, chồng không có thỏa thuận khác. Một vấn đề được đặt ra là nếu không có
sự kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng có được xem là thuộc tài sản riêng của mỗi
bên hay không? Về vấn đề này thì trước đây tồn tại hai quan điểm:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng: hoa lợi, lợi tức không phải là thu nhập mà chỉ
là lợi ích vật chất gắn liền với tài sản gốc đã phát sinh ra. Vì vậy hoa lợi, lợi tức
phát sinh từ tài sản riêng dù trước hay sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn
nhân vẫn thuộc sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng.
- Quan điểm thứ hai lại cho rằng: hoa lợi, lợi tức chính là một trong những
nguồn thu nhập của vợ, chồng nên cần phải xác định hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài
sản riêng khi chưa chia tài sản chung thì sẽ thuộc vào khối tài sản chung của vợ,
chồng.
Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có hiệu lực vào ngày 01/01/2015 đã quy
định cụ thể hơn về vấn đề này. Theo đó tại Khoản 2 Điều 43 đã quy định “Tài sản
được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ
hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân”. Với quy định này
thì chỉ có hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia trong thời kỳ hôn nhân mới
là tài sản riêng của vợ, chồng (trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác), còn
hoa lợi, lợi tức này nếu được tạo ra từ tài sản riêng của mỗi bên mà trong thời kỳ
hôn nhân nhưng không thông qua sự kiện chia tài sản chung thì cũng là tài sản

chung của vợ chồng.
2.1.1.5. Tài sản riêng là tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các
tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đưa ra căn cứ xác định tài sản riêng còn
là các “tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình”. Sở dĩ, pháp luật quy định
nhóm tài sản này thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng là dựa vào đặc điểm cũng như
GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

19

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

công dụng của nó. Đảm bảo được quyền tự do cá nhân với những nhu cầu thiết yếu
của cuộc sống. Tuy nhiên, như thế nào là “thiết yếu” thì đây lại là vấn đề cần xem
xét. Khoản 20 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định “nhu cầu thiết
yếu là những nhu cầu sinh hoạt thông thường về ăn, mặc, ở, học tập, khám chữa
bệnh và những nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống
của mỗi người, mỗi gia đình. Nhưng đối với những người, những gia đình với mức
sống khác nhau thì khái niệm đồ dùng thiết yếu sẽ là không giống nhau.
Ví dụ: đối với một người, gia đình này thì chỉ các đồ dùng sinh hoạt hàng
ngày như giày dép, mũ, áo…là đồ dùng thiết yếu nhưng đối với những người khác,
gia đình khác lại xem máy tính cá nhân, xe máy…hay các vật dụng có giá trị khác là
tài sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của bản thân.
Việc pháp luật quy định như vậy nhằm tạo nên sự linh hoạt, linh động và
đồng thời trao quyền tài phán cho cơ quan Tòa án trong việc xem xét giải quyết dựa
trên hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của từng gia đình khi phát sinh tranh chấp .
Tài sản riêng của vợ chồng còn là “các loại tài sản mà theo quy định của

pháp luật là tài sản riêng của vợ, chồng”. Khi đọc quy định này thì chúng ta nghĩ
rằng đây dường như chỉ là căn cứ để dự liệu cho các trường hợp pháp luật chưa dự
liệu hết nhưng thực tế nó có ý nghĩa rất lớn trong quá trình nhận thức và là cơ sở
pháp lý vững chắc trong áp dụng pháp luật - điều mà Luật hôn nhân và gia đình năm
2000 chưa thể hiện. Cụ thể, với quy định như vậy giúp dẫn chiếu áp dụng các quy
định của pháp luật khác, xác định cụ thể các loại tài sản đặc biệt thuộc sở hữu riêng
của vợ, chồng được hình thành trong thời kỳ hôn nhân.
Ví dụ: Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004, xác định tài sản mà
người có công cách mạng được nhận trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng của
người đó.
Với những căn cứ đã nêu trên thì Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã bỏ
căn cứ xác định tài sản riêng của vợ, chồng là “tư trang, đồ dùng cá nhân”. Điều
này xuất phát từ nhu cầu giải quyết những bất cập, vướng mắc trong quá trình áp
dụng pháp luật đối với căn cứ không phù hợp. Bởi vì, theo quy định của Luật Hôn
nhân và gia đình năm 2000 thì cứ hãy là đồ dùng, tư trang cá nhân là thuộc tài sản
riêng của vợ, chồng mà không có quy định nào hạn chế giá trị tài sản, không quy
định loại tài sản nào được xem là đồ dùng, tư trang cá nhân thuộc sở hữu riêng;
đồng thời pháp luật cũng không xem xét nguồn gốc hình thành đồ dùng tư trang là
từ tài sản chung hay riêng. Do đó, có thể hiểu người nào quản lý, sử dụng tài sản đó
sẽ được xác định là tài sản riêng của người đó. Với quy định như vậy rõ ràng là

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

20

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


Tài sản riêng của vợ, chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình


không phù hợp, vô tình đã tạo khe hở cho vợ hoặc chồng chuyển dịch trái phép tài
sản chung sang tài sản riêng, gây thiệt hại cho bên còn lại.
Ngoài ra, xuất phát từ truyền thống văn hóa của người Việt trong việc tặng,
cho con cái các loại tư trang vào ngày cưới, văn hóa cất giữ tiền bạc thông qua các
loại tư trang; vì vậy, thiết nghĩ các món trang sức trong trường hợp này được ghi
nhận như một sự tích lũy của cải vật chất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân,
mang thuộc tính “tiền tệ”, như một phương thức cất giữ, tiết kiệm tài sản chung của
gia đình. Do đó, việc pháp luật hôn nhân và gia đình bỏ căn cứ nêu trên là hoàn toàn
phù hợp, tiến bộ.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng xác định cụ thể khối tài sản hình
thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng trong thời kỳ hôn
nhân. Trong khi đó Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, vừa đưa ra những căn cứ
xác định tài sản chung, vừa đưa ra những căn cứ xác định tài sản riêng của vợ
chồng. Với quy định này về cơ bản thật sự rõ ràng cho việc áp dụng pháp luật. Tuy
nhiên, trên thực tế giải quyết tranh chấp vẫn xảy ra trường hợp những tài sản “mập
mờ” chưa được xác định là tài sản riêng hay tài sản chung bởi nó không thuộc quy
định tài Điều 27 hay Điều 32 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và loại tài sản
trên được pháp luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 xác định cụ thể là loại tài sản
riêng là một minh chứng. Do đó, việc Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 xác định
tài sản hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng là sự
tiến bộ, đảm bảo quyền tài sản riêng của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho
quá trình áp dụng pháp luật.
2.2. Căn cứ ghi nhận tài sản riêng của vợ, chồng theo thỏa thuận
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định hai cách thức xác lập quan hệ
tài sản là theo pháp luật và theo thỏa thuận. Trong trường hợp không có thỏa thuận
của vợ, chồng thì việc giải quyết quan hệ tài sản của họ tuân theo pháp luật. Như
vậy, chỉ khi không có thỏa thuận của vợ, chồng thì chế độ tài sản của họ mới theo sự
điều chỉnh của pháp luật. Thực tế cho thấy, việc qui định như vậy trước hết đảm bảo
được quyền tự định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình. Hơn nữa, điều này
còn cho phép vợ, chồng có thể tự bảo toàn khối tài sản riêng của mình; giảm, tránh

những xung đột về tài sản sau khi ly hôn. Từ đó, góp phần làm giảm chi phí khi ly
hôn và giúp Tòa án xác định tài sản riêng, chung dễ dàng và nhanh chóng hơn. Xét
về góc độ kinh tế thì vợ, chồng được tự do thỏa thuận chế độ tài sản sẽ giúp họ giảm
thiểu các rủi ro trong kinh doanh, do đó tránh được tình trạng gia đình bấp bênh khi
cả hai vợ, chồng cùng tham gia các hoạt động kinh doanh có rủi ro cao.

GVHD: Nguyễn Thị Mỹ Linh

21

SVTH: Nguyễn Thị Kim Ngọc


×