Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Tài liệu hướng dẫn thực tập nghiên cứu thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 25 trang )

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
THỰC TẬP NGHIÊN CỨU SINH VIÊN
(Phần Thực vật)

Năm học 2013


Mục lục
Trang
1. Mục tiêu chung thực tập thiên nhiên …...…………………………………… 3
2. Mục tiêu thực tập nghiên cứu hệ thực vật …..………………………………. 3
3. Yêu cầu và nhiệm vụ đối với sinh viên ……………..……………………….. 4
4. Tiến trình thực tập nghiên cứu thiên nhiên ……..…………………………... 4
4.1. Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu ………………………………………. 4
4.2. Đặc điểm các sinh cảnh …………………………………………………….. 5
4.2.1. Sinh cảnh ..................................................................................................... 5
4.2.2. Các loại sinh cảnh chính ……..…………………………………………... 5
4.3. Tiến hành thu mẫu và xử lý mẫu …………………………………………… 9
4.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thu mẫu và hoá chất xử lý mẫu.……………………….. 9
4.3.2. Cách thu mẫu ……………………………..…………………………….. 11
4.3.3. Xử lý mẫu ép khô …………………………………………………………. 14
4.3.4. Xử lý mẫu ngâm …………………………………………………………... 17
5. Khoá định loại để nhận biết ………………………………………………… 21
Tài liệu tham khảo ……………………………………………………………..25

2


1. Mục tiêu chung thực tập thiên nhiên
Sau khi thực tập nghiên cứu thiên nhiên cần hình thành ở sinh viên các kiến
thức, kỹ năng và thái độ sau:


- Củng cố và mở rộng kiến thức đã được học.
- Chuẩn bị kiến thức cho năm học tiếp theo.
- Học tập các phương pháp nghiên cứu sinh học ngoài thiên nhiên.
- Rèn luyện tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, tác phong
nhanh nhẹn, dẻo dai, tinh thần hợp tác và kỷ luật trong công việc.
- Xây dựng tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên, tình cảm gắn bó
với thiên nhiên giàu đẹp của đất nước, nâng cao lòng yêu nghề và ý thức vươn lên
trong nghề nghiệp.
2. Mục tiêu thực tập nghiên cứu hệ thực vật
- Củng cố những kiến thức đã học trong phần lý thuyết về giới thực vật.
- Biết cách thu thập mẫu và làm tiêu bản mẫu khô, mẫu ngâm thực vật đủ
tiêu chuẩn dùng để phân loại, lưu trữ.
- Tập quan sát để nhận biết mối liên hệ giữa thực vật và các điều kiện môi
trường sống, nắm được các thực vật đặc trưng trong tuyến đi khảo sát.
- Nắm chắc các đặc điểm và nhận diện được các ngành thực vật đặc biệt
chú trọng các ngành thực vật bậc cao.
- Phân loại được đại diện thực vật thuộc các lớp, các bộ và nhận diện các
họ phổ biến nhất, có thể do thầy, cô giáo lựa chọn và hướng dẫn để phù hợp với các
tuyến đi cụ thể.
- Nhận thức được sự phân bố của các thảm thực vật trong sự liên quan với
các điều kiện môi trường, giải thích được sự phân bố cụ thể của các thảm thực vật
quan sát được trên các tuyến khảo sát và suy đoán về diễn thế có thể xảy ra trên cơ
sở quan sát thực tế.

3


3. Yêu cầu và nhiệm vụ đối với sinh viên
- Tham gia đầy đủ và tích cực
- Tiến hành quan sát và ghi chép tích cực, thường xuyên viết nhật ký khoa học.

- Thu thập và làm tiêu bản đúng phương pháp, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật; có ý thức
xây dựng một bộ sưu tập mẫu vật cho mỗi vùng được nghiên cứu.
- Tích cực phân tích và xử lý mẫu.
- Viết báo cáo thực hành.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ thu mẫu và xử lý mẫu.
4. Tiến trình thực tập nghiên cứu thiên nhiên
4.1. Xác định địa điểm và tuyến thu mẫu
- Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho một khu nghiên cứu, chúng ta không
thể đi hết các điểm trong khu nghiên cứu, vì thế việc chọn tuyến và địa điểm thu
mẫu là hết sức cần thiết.
- Dựa vào bản đồ hiện trạng và đặc điểm địa hình, thiết lập các tuyến thu mẫu sao
cho tuyến đường đi phải xuyên qua các môi trường sống của khu nghiên cứu, nghĩa
là các tuyến đó cắt ngang các vùng đại diện cho khu nghiên cứu. Từ tuyến chính,
các tuyến phụ theo kiểu xương cá mở về hai phía và đi qua các quần xã khác nhau.
Trung bình 1,5 km chiều dài của tuyến chính lại có 2 tuyến phụ được mở ra. Trên
mỗi tuyến, tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch nằm ở phạm
vi 10m mỗi bên.
- Trên các tuyến thu mẫu nói trên, chọn những điểm chốt, tức là những điểm đặc
trưng nhất để đặt các ô tiêu chuẩn. Sau khi xác định vị trí các ô tiêu chuẩn, dùng
dây nylon có màu để định vị các ô. Trong mỗi ô tiêu chuẩn có kích thước từ 1 – 4
m2, tiến hành điều tra tất cả các loài thực vật bậc cao có mạch nằm trong phạm vi ô.
- Sau khi đã xác định địa điểm và tuyến thu mẫu, chúng ta cần tìm hiểu các điều
kiện tự nhiên trước nghi đi nghiên cứu và đặc biệt chú ý đến các điều kiện có tính
quyết định đến khả năng thích nghi sinh thái của từng loài thực vật như các nhân tố

4


vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thuỷ văn, rừng, các lớp phủ thực vật và các tác động
con người.

4.2. Đặc điểm các sinh cảnh
4.2.1. Sinh cảnh
Địa điểm thu mẫu quyết định phần lớn thành phần và số lượng mẫu vật cần
thu, do đó khi ta đã xác định được tuyến đi nghiên cứu ta cần nhận biết được loại
sinh cảnh trên tuyến đi cũng như các loài thực vật có thể gặp trên các sinh cảnh đó,
từ đó có định hướng cần thiết cho việc nghiên cứu, quan sát và thu mẫu của chúng
ta.
Sinh cảnh là vùng của môi trường sống đặc trưng bởi một số các điều kiện
xác định do các quần xã đặc trưng chiếm cứ.
Trong đó môi trường sống được hiểu là bao gồm tất cả các nhân tố xung
quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật.
4.2.2. Các loại sinh cảnh chính
a. Rừng nguyên sinh (Rừng già)
Rừng già là sinh cảnh khá ổn định, gồm chủ yếu các loài cây gô, cây có độ
che phủ cao, với cấu trúc nhiều tầng. Đại diện điển hình nhất cho loại rừng nguyên
sinh nước ta là các Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới; đặc điểm của loại
rừng này là tán rừng thường nhấp nhô, không đều trừ những trường hợp gồm
những cây đơn ưu ở tầng trên, thường gồm 4 - 5tầng:
1. Tầng nhô (tầng vượt tán): gồm những cây gỗ cao lớn nhô cao vượt khởi
tán rừng với độ cao 40 - 50 m, phần lớn thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) có thể
gặp ở các đại diện như Chò chỉ (Shorea sinensis), Chò nâu (Dipterocarpus
retusus); họ Bàng (Combretaceae) có thể gặp các đại diện như Chò xanh
(Terminalia myriocarpa), Chò nhai (Anogeissus acuminata); Họ Hồ đào
(Juglandaceae) có thể gặp ở đại diện Chò đãi (Annamocarya chinesis). Những cây
tầng này thường có các đặc điểm như có rễ bạnh ở gốc; thân thẳng, phân cành
muộn, tán lá tròn và không tạo thành một tán rừng liên tục.
5


2. Tầng tán ưu thế hay còn gọi tầng tán rừng: gồm những cây gỗ trung bình

từ 20 - 30 m, thân thẳng có rễ bạnh, phân cành cao, tán lá tròn và hẹp, giao nhau
thành tầng liên tục, trên thân thường có nhiều thực vật bì sinh là các loài Phong lan,
dương xỉ, Ráy và các loài Rêu, trên thân và cành có các dây leo gỗ bám vươn lên
đỉnh cao để lấy ánh sáng. Nó quyết định bộ mặt của rừng, những điều kiện vi khí
hậu trong rừng, và qua đó quyết định thành phần, cấu trúc của các loài cây dưới tán
rừng. Thành phần chủ yếu thuộc các họ như : Dẻ (Fagaceae), Long não
(Lauraceae), Vang (Caesalpiniaceae), Trinh nữ (Mimosaceae), Xoan (Meliaceae),
Bồ hòn (Sapindaceae), Trám (Burseraceae), Sao dầu (Dipterocarpaceae).
3. Tầng dưới tán bao gồm các cây mọc rải rác dưới tán rừng, cao từ 8 - 15 m
hoặc hơn, phân cành sớm, thân thẳng, không có rễ bạnh, thuộc các họ đặc trưng là :
Máu chó (Myristicaceae), Na (Annonaceae), Thị (Ebenaceae), Long não
(Lauraceae), Mùng quân (Flacourtiaceae), Thầu dầu (Euphorbiaceae).
4. Tâng cây bụi hay đúng hơn đây là tầng cây gỗ thấp gồm các loài trong các
họ ưa ẩm và dâm như: Đơn nem (Myrsinaceae), Cà phê (Rubiaceae), Thầu dầu
(Euphorbiaceae), Gai (Urticaceae), Ô rô (Acanthaceae), Mua (Melastomaceae),
Nhân sâm (Araliaceae), Tre nứa (Bambusoideae). Chúng là những cây có kích
thước thấp, từ 3 - 8 m, phân cành sớm, phiến lá to xanh thẫm, xếp ngang.
5. Tầng thảm tươi ở mặt đất: Các loài cây thảo ưa râm, thuộc các họ: Ráy
(Araceae), Ô rô (Acanthaceae), Gai (Uricaceae), Cà phê (Rubiaceae), Thầu dầu
(Euphorbiaceae), Giềng (Zinggiberaceae), Hành (Liliaceae), Cói (Cyperaceae) và
rất nhiều loài Dương xỉ (Polypodiophyta). Chiều cao của tầng này thường không
vượt quá 2 m.
b. Rừng thứ sinh
Rừng thứ sinh là một sinh cảnh đã bị con người tác động. Việc khai thác
hàng loạt các cây gỗ lớn làm độ che phủ giảm xuống chỉ còn dưới 50%. Ánh sáng
dễ dàng lọt xuống mặt đất, làm cho đất rừng bị nóng lên, độ bốc hơi tăng là điều
kiện làm cho các cây ưa sáng phát triển như các loài Tre nứa và các loài họ lúa, các
6



loài Sim (Rhodomyrtus tomentosa), Mua (Melastoma spp), Lành ngạnh
(Cratoxylon formosum), Thàu táu (Aporusa microcalyx), Me rừng (Phyllathus
emblica), Thừng mực (Wrightia annamensis), Sầm (Memexylon edule) và các loại
dây leo thân thảo.
Sự phân tầng trong rừng thứ sinh không rõ ràng và số tầng giảm xuống.
Nếu trong một thời gian dài không bị tác động của con người, một số cây ưa sáng
mọc nhanh sẽ xuất hiện như: Vạng trứng (Endospermum sinensis), Sòi (Sapium
sebiferum), Sau sau (Liquidambar formosana)…
Các loại cây bì sinh giảm xuống rõ rệt. Tầng thảm tươi có nhiều loài họ
Lúa (Poaceae). Còn các loài thuộc các họ Ráy (Araceae), Ô rô (Acanthaceae), Cà
phê (Rubiaceae) hầu như không gặp.
c. Rừng trồng
Rừng trồng là loại rừng nhân tạo, cấu trúc thường gồm 2 tầng chính: tầng
cây gỗ gồm các cây thuần loại cùng độ cao và tầng thứ hai gồm các cây trong thảm
tươi sát mặt đất. Một số loại rừng trông thường gặp như rừng thông, rừng Bạch
đàn.
d. Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn là một sinh cảnh đặc biệt phát triển trong điều kiện luôn
luôn ngập nước mặn hoặc bị ngập theo chu kỳ thuỷ triều nên môi trường đất
thường thiếu ôxy và bị nhiễm mặn. Vì vật các thực vật trong rừng gập mặn phát
triển trong điều kiện hạn sinh lý. Các thực vật phát triển trong môi trường này
thường tạo thành các quần tụ dầy đặc, chiều cao phụ thuộc vào mức độ phì nhiêu
của nền đất. Chúng là những cây có lá dày, mọng nước, có nhiều rễ chống hoặc rễ
thở và đặc sắc hơn cả là hiện tượng “đẻ con” trên cây (là hiện tượng cây con phát
triển từ quả ngay khi còn đang ở trên cây mẹ). Nhờ trụ dưới lá mầm dài và mập,
quả tách khỏi cây mẹ, rơi xuống, cắm ngay vào bùn đất mặc dù sóng ở vùng triều
tương đối mạnh. Các loài thực vật điển hình ở rừng gặp mặn là Đước (Rhizophora
stylóa,

R.


mucronata),

Vẹt

(Bruguiera
7

gymnorhiza)

thuộc

họ

Đước


(Rhizophoraceae), Mắm (Aegiceras corniculata) thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae),
Bần (Sonneratia caseolaris, S. grandiflora) thuộc họ Bần (Sonneratiaceae), Ráng
đại (Acrostichum aureum)
e. Núi đá vôi
Sinh cảnh núi đá vôi là một sinh cảnh đặc biệt và độc đáo ở nhiều vung
núi hải đảo nước ta. Có thể chia sinh cảnh này thành ba vùng khác nhau về các điều
kiện sinh thái, cấu trúc thảm thực vật và quần xã sinh vật nói chung.
+ Vùng thung lũng và chân núi được bao quanh bởi các dãy núi, là vùng
có độ cao và ổn định, lượng mùn trong đất và hàm lượng Ca ++ cao, các thực vật
phát triển hết sức thuận lợi, tạo thành những rừng kép tán với độ cao trung bình 1530 m. Các loài thường gặp ở vùng này là Ôrô núi (Streblus ilicifolia), Mạy tèo
(Streblus macrophyllus), nhiều loài cây gỗ to thuộc chi Vả (Ficus) có rễ bạnh và
hoa mọc trên thân. Tầng dưới tán rừng gồm chủ yếu các cây ưa bóng như họ Thu
hải đường (Begoniaceae), họ Bóng nước (Balsaminaceae). Cũng gặp rất nhiều loài

Nấm đất, Rêu bì sinh trên cây, trên đá.
+ Vùng sườn núi: cây cối kém phát triển hơn, tán rừng không liên tục
thường bị ngăn bởi các tảng đá lớn. Các loài thường gặp ở vùng này là Mạy tèo
(Streblus macrophyllus), Bùng báng (Arenga saccharifera , họ Cau Arecacea);
nhiều loài cây bụi leo thuộc họ Na (Annonaceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ
Long não (Lauraceae), các cây bụi dưới tán thường là La hán (Laportea, họ Gai
Urtiaceae),

Ráy

(Colocasia

macrorrhiza),

Khoai

nưa

(Amorphophallus

tonkinensis, họ Ráy Araceae).
+ Vùng đỉnh núi: các điều kiện sống cực kì khắc nghiệt, khô hạn, gió to,
mùn và đất chỉ tập trung trong các hốc đá. Cây cối hết sức khô cằn, gồm chủ yếu là
Trúc (Arundinaria, họ Lúa Poaceae), Huyết dụ (Pleomele, họ Hành Liliaceae), Me
rừng (Phyllathus, họ Thầu dầu Euphorbiaceae), các cây có nhựa mủ thuộc các chi:
Discidia, Hoya (họ Thiên lý Asclepiadaceae), Móng bò (Bauhinia, họ Vang
Caesalpiniaceae ) …
8



f. Đầm nước lợ ven biển
Đặc điểm cơ bản của các đầm nước lợ là nước có độ mặn vừa phải, có thể
nhạt đi vào mùa mưa. Nước trong đầm liên hệ thương xuyên với sông và phụ thuộc
thuỷ triều. Thực vật thường gặp ở sinh cảnh nay là các loài tảo như: Rong bao tử
(Colpomenia), Rong ruột heo (Hydroclathrus), Rong mơ (Sargassum) thuộc ngành
Tảo Nâu (Pheophyta), và một số đại diện thuộc ngành Tảo lục (Chlorophyta),
ngành Tảo đỏ (Rhodophyta).
4.3. Tiến hành thu mẫu và xử lý mẫu
4.3.1. Chuẩn bị dụng cụ thu mẫu và hoá chất xử lý mẫu
- Dao chuyên dùng, kéo cắt cây: dùng để cắt các mẫu thực vật từ các cành cây non.
- Cặp thực vật.
- Dao nhọn: dùng để đào rễ hoặc thân ngầm trong trường hợp các thân cỏ nhỏ, cần
thiết dùng cho phân loại.
- Báo cũ.
- Nhãn mẫu cây: nhãn đã được xâu một vòng chỉ dài 10 cm để buộc vào mỗi mẫu
thu hái được. Nhãn được chuẩn bị có kích thước 7 x 10 cm giấy trắng giai, cách ghi
nhãn như sau:
+ Đầu trên ghi tên phòng mẫu cây khô bằng tiếng La tinh, tiếng Anh hay
tiếng Việt. Để phổ cập nên dùng tiếng La tinh.
+ Phần dưới cùng góc trái ghi số hiệu mẫu (No) số do người thu mẫu ghi
và ngày lấy mẫu (Data). Ở góc bên phải ghi tên người thu mẫu (Leg. = Legit) và
tên người xác định tên khoa học (Det. = Determiner).
+ Phần ở giữa để trống sau khi đã xác định xong và trình bày mẫu mới
ghi và dán ở góc trái phía dưới bìa mẫu.
+ Phía trên ghi tên La tinh đầy đủ các loài bao gồm cả tên tác giả, nên
viết chư to hay chữ in (có thể ghi tên họ kèm theo).

9



+ Dòng tiếp dưới ghi: địa điểm từ tỉnh, huyện, xã và sinh cảnh lấy. Phần
này càng ghi cụ thể càng tốt nhất nên lấy những mốc cố định để xác định vị trí, ghi
toạ độ, độ dốc…
+ Tiếp theo có thể ghi các thông tin khác như: màu hoa quả, mùa ra hoa,
ra quả, màu vỏ, màu nhựa mủ, độ cao, đường kính, vỏ cây, công dụng…
Mẫu nhãn
Phòng trưng bày mẫu bằng tiếng La tinh
Tên loài:
Địa điểm:
Đặc điểm:
No:

Data:

Leg.:

Ngoài ra một số nhãn khác thường bé hơn có kích thước 3 x 10cm được
dán kèm theo ở phía trên hay bên cạnh ghi những thay đổi do các chuyên gia viết
về sau, khi kiểm tra mẫu, có thể sửa đổi tên khoa học cho cập nhật hoặc thay lại tên
khoa học cũ bằng tên mới sau khi kiểm tra lại đã có sẵn trong đó ghi cả họ và tên
người kiểm tra và ngày kiểm tra.
- Bút chì đen mềm (2B)
- Túi nilông đựng.
- Sổ lý lịch mẫu cây: dùng để đăng kí số hiệu mẫu và ghi các đặc điểm dễ bị mất,
biến dạng khi mẫu bị ép khô cũng như các thông tin về nơi mọc, môi trường
sống…
- Lọ ngâm: dùng để làmcác tiêu bản mẫu ngâm. Các lọ để ngâm vật , mẫu tươi
thường có miệng rộng, đáy bằng, kích thước thay đổi tuỳ theo yêu cầu, phổ biến là
lọ có chiều cao từ 40 – 60 cm, đường kính từ 8 – 20 cm, có nắp đậy. Vật mẫu ngâm
được cột bằng chỉ trên một tấm kính có kích thước gần bằng lọ và để đứng trong lọ.


10


Hình ảnh mẫu ngâm thực vật
Nguồn: />
Chú ý đối với các lọ dùng để xử lý tảo nên chuẩn bị các lọ loại lớn từ 500 – 1000
ml, hoặc lớn hơn. Nhãn để trong mẫu ngâm nên được ghi bằng giấy can.
- Cồn 60 – 700
- Focmôn (Formaldehide)
- Muối ăn (trong trường hợp nếu thiếu hoá chất)
4.3.2. Cách thu mẫu
a, Đối với thực vật bậc cao
- Đối với thực vật cây nhỏ thì phải thu cả cây.
- Đối với cây họ Đậu, cây có nhựa mủ và cây gập mặn: Khi thu mẫu về phải nhúng
vào nước sôi khoảng 10-20s để hủy enzyme làm rụng lá ở gốc cuống.
- Lựa chọn mẫu để thu hái là những mẫu đặc trưng cho các cây cùng quần thể loài
sống trong môi trường đó, thu mẫu phải có đủ cả bộ phận dinh dưỡng (cành, lá non,
lá trưởng thành, lá không bị sâu, rách, úa…) và bộ phận sinh sản (hoa hoặc quả
hoặc cả hai). Không chọn những mẫu dị dạng. Sử dụng kéo cắt cành để cắt mẫu.
- Mẫu: cắt một đoạn mẫu cây có đủ các điều kiện trên hoặc cả cây đối với những
cây nhỏ sao cho có thể đặt gọn trong một phần tư tờ báo (tương đương với khổ giấy
A3).
- Mỗi cây nên thu từ 3 – 10 mẫu, còn mẫu cây thảo nên tìm các mẫu giống nhau và
cũng thu với số lượng trên để vừa nghiên cứu các biến dạng của loài.

11


- Ghi nhãn và gắn nhãn. Các mẫu thu cùng một cây thì đánh cùng một số hiệu mẫu.

Có hai cách đánh số từ 1 trở đi kể từ khi thu mẫu đầu tiên cho đến hết đời làm
nghiên cứu khoa học hoặc đánh số theo năm tháng không phụ thuộc vào các đợt thu
mẫu trước đó. Ví dụ đợt nghiên cứu vào tháng 7 năm 1996 ta có thể đánh số là 967
là gốc và sau đó lần lượt ghi tiếp từ số 01 trở đi.
- Ghi lý lịch mẫu cây, khi thu phải ghi chép ngay những đặc điểm dễ nhận biết
ngoài thiên nhiên như đặc điểm vỏ cây, kích thước cây nhất là các đặc điểm dễ mất
sau khi khô như màu sắc hoa, quả, mùi vị ….
- Thu và ghi chép xong cho vào túi nilông cỡ lớn hay bao tải dứa mang về nhà mới
làm mẫu. Có thể dùng các túi nhỏ, mỏng đựng các loài riêng rẽ và buộc chặt lại, tất
cả các túi nhỏ đó cho vào túi to hay bao tải.
- Phải cho số hiệu và đeo nhãn vào mẫu vật ngay trong ngày, tại nơi lấy mẫu. Nhãn
có thể chỉ ghi số hiệu mẫu của tác giả còn các thông tin khác ghi vào sổ riêng hoặc
trên nhãn ghi đầy đủ các thông tin. Khi ghi phải dùng bút chì mềm, hay bút bi đặc
dụng không bị nhoè, khi ngâm tẩm tuyệt đối không dùng bút bi bình thường hoặc
bút mực tránh bị mất khi ngâm tẩm về sau.
- Một nguyên tắc ta cần tuân thủ đó là: cái gì đã thấy phải lấy ngay, cần ghi phải
ghi ngay, đừng bao giờ ỷ lại vào trí nhớ và để dành sẽ lấy sau và ghi chép khi về.
b, Đối với thực vật bập thấp (Tảo) – Thu mẫu Tảo biển
- Nên thu Tảo tại những vùng triều vì ở đó tập trung rất nhiều loài tảo có kích thước
lớn thuộc các ngành Tảo lục, Tảo nâu, Tảo đỏ. Vùng này được phơi ra khi triều
xuống, do vậy phải chọn lúc triều xuống để thu mẫu. Nếu đúng ngày triều kiệt nhất
thì càng tốt. Nếu trường hợp triều xuống vào ban đêm thì cần có đèn pin để soi
mẫu.
- Sử dụng dao nhọn và cứng để tách tảo biển lớn bám trên đá. Mẫu thu xong phải
ghi nhãn ngay bằng cách dùng nhãn có dây buộc vào mẫu lớn rồi cho vào các lọ
riêng đối với mẫu dễ phá huỷ và cho chung vào lọ lớn hay hộp nhôm lớn đối với
mẫu không bị phá huỷ.
12



- Khi thu mẫu nhớ phân biệt mẫu sống ở vùng dưới triều do sóng làm đứt đánh dạt
vào. Ví dụ như các loài thuộc chi Rong mơ Sargassum trong ngành Tảo nâu thường
sống ở các bãi đá ngầm hay vách núi đá vùng dưới triều.

Chi Rong mơ Sargassum
/>
c. Đối với Nấm
+ Phương pháp thu mẫu nấm thịt: Dùng dao lấy cả phần chân nấm ăn sâu
vào giá thể. Tuyệt đối không dùng tay bẻ hoặc cầm cuống rút lên, nấm dễ bị gẫy,
làm mất một phần chân nấm khiến cho việc định loại kém chuẩn xác. Mẫu được để
trong giấy báo gói hình loa kèn nhằm tránh cho nấm không bị dập nát. Tuyệt đối
không được để các mẫu nấm thịt trong các túi polyethylene, vì làm như vậy, do bị
hấp hơi, nấm nhanh chóng bị phân huỷ.

Hình: Gói mẫu nấm tán theo hình loa kèn
13


+ Phương pháp thu mẫu nấm chất bì dai, chất gỗ: dùng dao để lấy cả
phần giá thể gỗ hoặc vỏ gỗ. Nếu biết, ghi cả tên khoa học cây của giá thể nấm. Do
thể quả chất bì dai, chất gỗ nên không gói nấm theo hình loa kèn như nấm thịt mà
mẫu được để vào túi xi măng với các kích thước thích hợp cho từng loại nấm. Các
nấm chất bì dai, chất gỗ thường gặp như:

Hình: Hymenochaetaceae
Nguồn: />
Hình: Polyporaceae
Nguồn: />
4.3.3. Xử lý mẫu ép khô
a, Đối với thực vật bậc cao

*) Xử lý mẫu ngoài thực địa
Sau mỗi ngày mang về nơi ở cần được xử lý mẫu ngay. Có hai cách xử lý mầu:
+ Xử lý khô: Sau khi đã đeo nhãn, mỗi mẫu đặt gọn trọng 1 tờ báo gập 4,
vuót ngay ngắn nhưng chú ý trên mẫu phải có lá sấp, lá ngửa để có thể quan sát dễ
dàng cả hai mặt lá mà không phải lật mẫu. Đối với hoa nên dùng các mảnh báo nhỏ
để ngăn cách nó với các hoa hay lá bên cạnh phong khi sấy dễ bị dính vào các bộ
14


phận khác của cây. Đối với quả to cần cắt thành lát theo hai hướng: theo chiều
cuống quả và theo chiều vuông góc với quả để thấy quả có bao nhiêu ô, các phiến
đó phải có nhãn riêng và mang cùng một số hiệu.
- Đối với lá to, thì chỉ lấy từng phần đại diện và các phần đó mang cung
một số hiệu. Sau đó xếp nhiều mẫu thành chồng cứ 5 – 7 mẫu nên chèn một tấm
nhôm lượn sóng để thông thoáng và giữ nhiệt giúp cho mẫu chóng khô và không
phải thay giấy báo hàng ngày và sau đó dùng đôi cặp mắt ô vuông (mắt cáo) để ốp
ngoài ép chặt mẫu và bó lại.
- Nếu mẫu có quả to hay cành to, khi ép cần chèn các tờ báo xung quanh
để nâng cao mặt bằng sao cho mẫu tiếp theo nằm trên mặt phẳng. Giữa các mẫu
chèn càng nhiều báo càng tốt.
- Bó mẫu đưa phơi nắng hoặc sấy trên bếp than hay tủ sấy.
- Nếu không có tấm nhôm, hàng ngày phải thay giấy báo mới để mẫu
chóng khô và không bị ẩm sẽ làm cho mẫu bị hỏng.
+ Xử lý ướt: Khi không có thời gian và điều kiện làm mẫu ngay trong
ngày, chúng ta chỉ ép mẫu tạm thời giữa hai tờ báo gập đôi, không chèn ngay, ghi
đầy đủ các thông số lên nhãn. Sau khi đã làm mẫu xong chúng ta dùng cặp mắt cáo
để ép mẫu trong một thời gian ngắn sao cho chúng đr thời gian ổn định vị trí, sau
đó bỏ cặp và dùng giấy báo bọc ngoài, bó chặt lại rồi cho các bó mẫu đó vào túi
polyetylen cỡ lớn. Mỗi túi lớn có thể chứa nhiều bó mẫu, dùng cồn (60 – 70 0) đổ
cho thấm ướt các tờ báo và buộc chặt lại để chuyển về nơi có điều kiện sấy khô.

Cách làm đó có thể giữ cho mẫu trong khoảng 1 tháng mà không cần phải sấy
ngay. Mục đích là để giết các enzym chống rụng lá.
*) Xử lý mẫu trong phòng thí nghiệm
+ Xử lý mẫu và sấy khô
Khi mẫu được chuyển về phòng thí nghiệm, việc đầu tiên là cần tiến hành
xử lý kịp thời.

15


Trước hết dùng các tờ báo mới rồi lần lượt mang từng mẫu vật ra, giải
đều trên tờ báo, trước khi sấy mẫu chúng ta cần ép phẳng mẫu trên giấy báo dày,
đảm bảo phiến lá được duỗi hoàn toàn, không bị quăn mép, các bộ phận của hoa
hoặc quả được mở hoặc bổ ra để tiện cho việc phân tích, ép và sấy mẫu. Dùng các
tờ báo mới khác phủ lên. Lớp phủ càng dày càng tốt để mẫu vật phẳng. Cứ 5-6 mẫu
chèn thêm một tấm nhôm lượn sóng. Khoảng 15-20 mẫu dùng hai cặp mắt cáo rồi
buộc lại cho chặt. Các mẫu sau khi đã bó chặt cho ra nắng phơi hoặc cho vào tủ sấy
để sấy khô. Sấy liên tục độ một tuần thì các mẫu sẽ khô. Sau khi mẫu đã khô, các
mẫu được lấy ra đặt giữa các tờ báo rồi xếp thành bó và buộc lại để chờ định tên.
*) Xác định tên khoa học
Sau khi đã sấy khô chúng ta có thể xác định tên khoa học ngay trước khi
ngâm tẩm thuốc chống côn trùng và nấm hoặc có thể tiến hành việc ngâm tẩm xong
và xây dựng thành các bìa mẫu hoàn chỉnh sau đó mới tiến hành việc phân tích
mẫu. Cách tiến hành thứ hai thường không thích hợp bởi khi làm việc chúng ta tiếp
xúc với các chất độc hại, ít nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ. Ở đây chúng ta áp dụng
cách thứ nhất tức là sau khi sấy khô ta tiến hành định loại xác định tên khoa học
sau đó trình bày mẫu rồi mới tiến hành tẩm độc.
Phân loại mẫu theo họ và chi: Trước khi phân tích các mẫu cây phải biết
mẫu cây thuộc họ nào. Muốn vậy, phải sắp xếp chúng theo từng họ.
*) Trình bày mẫu

Trình bày mẫu là quá trình gắn mẫu và nhãn vào tờ bìa. Ở Việt Nam
thưòng dùng bìa với kích thước 28 x 42 cm. Bìa mẫu là giấy crôki dày, đanh và
cứng.
Để đính mẫu vào bìa mẫu có nhiều cách khác nhau. Ở Việt Nam theo
truyền thống dùng chỉ để khâu các bộ phận đính chặt lên bìa mẫu. Vì điều kiện độ
ẩm cao nếu dùng các băng dính thì dễ bị bong ra.
Khi khâu chú ý theo các đường thẳng, ngắn nhất từ trên xuống. Mục đích
để dán chặt các đường chỉ ở mặt lưng bài vào bìa một cách dễ dàng nhất. Hiện nay
16


các mẫu được đính vào bìa mẫu là vừa dùng chỉ khâu những nơi cứng và vừa dùng
súng bắn nhựa để dán những phần mềm hơn và ở phía sau.

Hình ảnh mẫu ép khô thực vật
Nguồn: />
b. Đối với thực vật bậc thấp (Tảo)
Đặt giấy crôki vào khay, đổ nước rồi đặt mẫu vào, dùng kim mũi mác sắp
xếp cho mẫu trải đều và không chồng chéo lên nhau. Có thể dùng kéo tỉa bớt cho
mẫu đỡ rườm rà nhưng phải giữ lại đầy đủ các thành phần cần cho định loại “rễ”,
“thân”, “lá” giả, cơ quan sinh sản. Khi sắp xếp đã xong, từ từ đưa mẫu lên, để khô
rồi ép sấy và tẩm như đối với mẫu thực vật bậc cao. Nếu mẫu không tự dính được
vào giấy thì phải khâu và không được quên dán ngay nhãn cho mẫu để tránh nhầm.
c. Đối với Nấm
Mẫu nấm được gói trong giấy báo hoặc để trong túi xi măng. Thời tiết
thuận lợi, đem phơi dưới ánh nắng mặt trời. Nếu không có nắng, sấy trên bếp củi,
bếp than, bếp điện ở nhiệt độ 700C. Đối với nấm có thể quả to, chất thịt dày như
nấm mối Termitomyces eurrhizus, cần bổ dọc để nấm được khô, với nấm có thể quả
nhỏ cũng tương tự. Giấy gói nấm chỉ dùng một lần, nếu dùng tiếp để gói nấm khác,
khi định loại rất dễ nhầm lẫn do bào tử của nấm lần trước còn sót lại.

4.3.4. Xử lý mẫu ngâm
Các loài cây cỏ, thân mềm trong một số loài quan trọng, hoa quả có màu
sắc đẹp, hoặc các loài cây cỏ bậc thấp, nếu ép dễ bị hỏng, mất màu nên có thể ngâm
giữ màu sắc tự nhiên.
17


a. Ngâm không giữ màu
*) Xử lý ngoài thực địa
Sử dụng các một trong các loại dung dịch sau để ngâm mẫu không giữ
màu cho các mẫu thuộc thực vật bậc cao, tảo, nấm, địa y:
+ Cồn: Cồn ở thị trường có nhiều loại nhưng cồn trong là loại tốt nhất
dùng để ngâm mẫu thực vật. Dung dịch ngâm mẫu thường được pha loãng bằng
nước ở độ cồn 60 – 700 (nếu cồn 900 ta có thể pha loãng với nước cất với công thức
2 cồn : 1 nước được cồn 60 0). Lọ ngâm vật mẫu thường có nút đậy kín, vì cồn là
loại bay hơi nhanh.
+ Focmôn: Focmôn nguyên chất bán chạy tại thị trường thường có độ
đậm đặc 36%. Để có dung dịch Focmôn 2-3% để ngâm mẫu, chúng ta có thể pha tỉ
lệ 1 phần Focmôn và 12-18 phần nước nước lã (hoặc nước cất). Nếu có nhiều vật
mẫu, chúng ta nên ngâm chung vào một bể lớn có nắp kín để có định mẫu. Các mẫu
phải đeo nhãn riêng ghi bằng bút chì.
*) Xử lý trong phòng thí nghiệm
- Sau khi di chuyển các vật mẫu từ nơi thực điạ về phòng thí nghiệm, các
vật mẫu sẽ được ngâm riêng từng lọ nhỏ, trình bày đẹp trên các tấm kính, các mẫu
cùng một loài được xếp ở trong một lọ tách ra với các loài khác.
- Khi thay Fomôn và cồn bị đục, chúng ta cần hết sức cận thận để tránh
làm hỏng mẫu.
b. Ngâm giữ màu
Việc ngâm giữ màu các loài thực vật cả bậc thấp và bậc cao thường được
xử lý trong phòng thí nghiệm, vì điều kiện hoá chất mang theo ra ngoài thực tế

thiên nhiên cần hạn chế ví nhiều lí do.
Nên nếu vật mẫu sau khi thu hái ngoài tự nhiên có điều kiện mang đến
phòng thí nghiệm xử lý ngay thì chúng ta mới tiến hành ngâm giữ màu.
*) Đối với thực vật bậc cao
+) Ngâm giữ màu xanh:
18


Cách 1: Ngâm mẫu trong dd CuSO4 (2 – 5%) trong 24 giờ sau đó chuyển
vào dd Foocmon thông thường.
Cách 2: Ngâm mẫu trong dd CuSO4 (0,5%) trong 24 giờ sau đó chuyển
vào dd:
H2SO4 (5-6%): 1 phần
CuSO4 (1%) : 1 phần
Nước

: 8 phần

Ngâm mẫu trong dd trong 24 giờ sau đó chuyển vào dd Foocmon thông thường.
+) Ngâm giữ màu vàng:
Cách 1: Ngâm mẫu trong dd:
ZnSO4

:1g

Na2SO3 : 0,8 – 1g
Nước

: 300 ml


Hòa tan ZnSO4 và Na2SO3 vào nước, dùng H2SO4 điều chỉnh cho pH = 4.
Cách 2: Ngâm mẫu trong dd :
H2SO3

: 1 phần

Cồn 900

: 1 phần

Nước

: 8 phần

H2SO3

: 5ml

Foocmon

: 3ml

Glixerin

: 40 ml

Nước

600ml


+) Ngâm giữ màu đỏ:
Ngâm mẫu trong dd

Ngâm trong 4 ngày, sau đó rửa sạch bằng nước rồi ngâm trong dd bảo quản:
H2SO3

: 2ml

Axit boric

: 1g

Nước

: 100ml
19


*) Đối với thực vật bậc thấp (Tảo)
Với các loại Tảo có màu sắc khác nhau, muốn giữ màu cần có nhiều loại dung dịch
khác nhau để bảo quản.
+ Tảo lục (Cholorophyta): ngâm trong dung dịch focmôn 5-7% pha trong
nước biển, sau đó cho vào dung dịch một ít CuSO 4 (Để khi Mg của diệp lục bị phân
giải, Cu sẽ thay thế, tiêu bản vẫn có màu xanh).
+ Tảo nâu (Pheophyta): ngâm trong dung dịch 7%.
+ Tảo đỏ (Rhodophyta): ngâm trong dung dịch fomôn 5-7%, cồn 90 0 (2025%) và nước biển (70%). Phương pháp ngâm này đảm bảo giữ được hình dạng và
cấu tạo của vật mẫu, còn màu đỏ không giữ được, vì sắc tố đỏ rất dễ tan trong nước
và phân huỷ bởi ánh sáng. Muốn giữ màu đỏ phải ngâm trong dầu, nhưng rất đắt và
khó mua. Do đó, khi làm tiêu bản tươi của Tảo đỏ phải ghi rõ ràng trên nhãn ở
ngoài lọ để tránh nhầm lẫn với các tiêu bản tảo khác.

c. Trình bày mẫu ngâm
- Để vật mẫu có thể quan sát được hai mặt, ta buộc vật mẫu vào một tấm kính và
đặt thẳng đứng ngập dung dịch ngâm trong lọ hình trụ đáy bằng hoặc các thẩu thuỷ
tinh.
- Đối với các loại quả lớn, có thể xếp quả trực tiếp trong các lọ không cần buộc
kính. Tuy nhiên, quả phải được xếp cách nhau bằng các mảnh kính hay nút bấc
nhỏ, nếu không, vỏ các quả sát nhau dễ bị thối, hoặc dễ va chạm dập nát khi di
chuyển.
- Đối với các loại quả nhỏ nên buộc vào kính một ít cành lá cho đẹp. Chỉ nên buộc
cành lá vào kính còn để quả lơ lửng, tự do trong nước.
- Sau khi trình bày mẫu xong trong lọ ta bắt đầu đổ cận thận loại dung dịch ngâm
thích hợp, tránh không làm hỏng việc trình bày mẫu trong quá trình đổ dung dịch,
chú ý đổ dung dịch phải ngập mẫu. Sau khi đổ xong dung dịch ta đậy nút thật chặt
và gắn nhãn đã ghi đầy đủ thông tin vào bên ngoài lọ mẫu ngâm (nên sử dụng nhãn
bằng giấy can).
20


5. Khoá định loại để nhận biết
Muốn xác định tên khoa học của mẫu đầu tiên chúng ta phải sắp xếp
chúng theo các họ. Để làm được công việc này chúng ta theo dõi các bảng chỉ dẫn
nhận nhanh và phân chia các họ.
Khi thu mẫu ngoài thiên nhiên chúng ta thường sử dụng các khoá định
loại để dễ dàng hình dung và thuận tiện cho công việc thu mẫu, cũng như việc xử lý
mẫu tìm tên khoa học của mẫu sau này.
Sử dụng khoá để phân loại
Khoá xác định là một công cụ để xác định tên cây nhanh nhất. Khoá xác định
phổ biến và dễ sử dụng là khoá lưỡng phân tức là người ta chọn hai nhóm đặc điểm
đối lập nhau để tách sưu tập mẫu của chúng ta theo nhóm nào. Tiếp theo lại dùng
một cặp các đặc điểm khác để loại trừ, tiếp tục như vậy chúng ta xây dựng được

sưu tập mẫu của chúng ta thuộc chi nào, loài nào.
Có hai loại khoá: khoá tự nhiên và khoá nhân tạo:
+ Khoá tự nhiên là căn cứ vào xu hướng phân ly của các dấu hiệu để chọn
các nhóm đặc điểm. Nhóm đặc điểm quan trọng nhất để ở vị trí đầu để tách thành
các nhóm lớn và giá trị phân li trong tiến hoá giảm dần thì số chỉ vị trí số nhóm
tăng lên và giá trị các dấu hiệu giảm xuống. Trong mỗi cặp các dấu hiệu thì các
nhóm dấu hiệu nguyên thuỷ để trước còn các dấu hiệu tiến bộ để sau.
VD:

(1) Cây thân gỗ, hoa đều - để trước
(1’) Cây thân thảo, hoa đối xứng hai bên - để sau

+ Khoá nhân tạo là căn cứ vào dấu hiệu dễ nhận biết nhất, có thể nhìn bằng
mắt thường được để ghép nhóm: không quan tâm đến vị trí huyết thống. Đây là loại
khoá dễ lập và dễ tra nhất. Ví dụ: màu sắc hoa
Loại khoá thứ nhất thì về nguyên tắc trước khi lập khoá phải xác định các xu
hướng phân ly. Muốn thế, điều trước tiên phải xem quan hệ của taxon đó với taxon
nào hay xuất phát từ một tổ tiên nào. Từ đó phải hình dung ra cây tổ tiên mang đặc

21


tính gì thì mới khẳng định xu hướng phân ly của chúng. Có như vậy ta mới biết dấu
hiệu nào là nguyên thuỷ, dấu hiệu nào là tiến bộ.
Chú ý
- Các từ của mỗi cặp các dấu hiệu đối nhau nên viết giống nhau. VD: các chữ
đầu là cây thì đặc điểm đối lại cũng là cây.
- Hai cặp dấu hiệu phải hoàn toàn đối nhau hay phân biệt nhau rõ để tránh sự
trùng lặp, nhất là kích thước. VD: 4 – 10 cm, đặc điểm ngược lại 7 – 10 cm là
không chấp nhận vì khoảng cách này trùng nhau 7-10 cm, hoặc những từ mang tính

trừu tượng bé và lớn, rộng và hẹp.
Dưới đây là một số khoá định loại đơn giản giúp cho chúng ta ở các công
việc trên.
1a - Cây không có diệp lục

Nấm (Fungi)

1b - Cây có diệp lục
2a - Cơ thể dạng tản, không có sự phân hoá các cơ quan

Tảo (Algae)

2b – Cơ thể phân hoá thành các cơ quan rễ, thân, lá

TVBC

----------------------------------------------------------------------Đối với thực vật bậc cao để phân biệt các ngành có thể sử dụng các khoá định loại
sau:
1a - Sinh sản bằng bào tử
2a - Rễ giả, lá nhỏ hẹp

Rêu (Bryophyta)

2b - Rễ thật, lá đa dạng
3a - Thân có đốt dễ gãy, lá tiêu giảm

Cỏ tháp bút (Equysetophyta)

3b - Thân không như trên, lá đa dạng


Dương xỉ (Polypodiophyta)

1b - Sinh sản bằng hạt
2a - Hạt không được bao bọc trong quả

Hạt trần (Gynospermatophyta)

2b - Hạt được bạo bọc trong quả

Hạt kín (Spermatophyta)

------------------------------------------------------------------

22


Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có thể có các khoá đinh loại sau:
Đặc điểm đặc trưng của ngành này: chủ yếu là cây thảo có thân ngầm, lá
thường rất lớn, nguyên hoặc xẻ thuỳ nhiều. Ổ túi bào tử nằm ở mép lá hoặc dưới lá.
Túi bào tử thường có vòng cơ.
1a. Lá non không uốn cong như đuôi mèo, túi bào tử không có vòng cơ
Họ Lưỡi rắn (Ophiolossaceae)
1b. Lá non uốn như đuôi mèo, túi bào tử có vách dày, có hoặc không có vòng cơ
thô sơ.
2a. Bào tử nang không có vòng cơ

Họ Móng trâu (Angiopteris)

2b. Bào tử nang có vòng cơ thô sơ


Họ Toà sen (Marattiaceae)

……………………….
1a. Cây thân thảo, sống trôi nổi
2a. Lá lớn không có rễ, chỉ có rễ giả do lá biến thành

Họ Bèo ong
(Salviniaceae)

2b. Lá nhỏ, dạng vẩy, có rễ thật

Họ Bèo hoa dâu
(Azollaceae)

1b. Cây thân thảo hoặc cây thân gỗ, phụ sinh hay địa sinh
2a. Thân bò, lá do 4 lá chét đính ở cuống

Họ Rau bợ nước
(Marileaceae)

2b. Thân rễ hoặc thân khí sinh to, dạng cột
3a. Thân to dạng như dừa
4a. Ổ túi bào tử không áo

Họ Dương xỉ mộc (Cyatheaceae)

4b. Ổ túi bào tử có áo

Họ Cẩu tích (Dicksoniaceae)


3b.Thân rễ, nhỏ
4a. Lá kép, dài, leo quấn dạng như thân

Họ Bòng bong
(Schizeaceae)

4b.Lá không leo quấn như thân leo
23

Các họ còn lại


Ngành Hạt trần (Gymnospermatophyta) có thể có các khoá định loại sau:
1a. Lá kép lông chim, lúc non cuộn xoắn ốc, thân dạng cột

Họ Thiên tuế
(Cycadaceae)

1b. Lá không như trên
2a. Phiến lá dạng bản, gân chính hình lông chim, dây leo

Họ Dây gắm
(Gnetaceae)

2b. Lá không như trên, thân gỗ

các họ trong bộ Thông (Pinales)

Trong bộ Thông (Pinales) có các khoá định loại:
1a. Hạt nhiều, không áo hạt, nón khô xác.

2a. Lá và vẩy mọc xoắn ốc
3a, Vẩy ở nón rời nhau

Họ Thông
(Pinnaceae)

3b, Vẩy ở nón và lá hoa dính nhau, vẩy 2-5 hạt

Họ Bụt mọc
(Taxodiaceae)

2b. Lá và vẩy mọc đối hay học vòng

Họ Tùng
(Cupressaceae)

1b. Hạt 1-2 trong áo dầy hay mọng nạc, vỏ hạt cứng.
2a. Bao phấn gồm hai túi phấn

Họ kim giao (Podocarpaceae)

2b. Bao phấn gồm 3-9 túi phấn
3a. Cành mọc cách, vẩy một noãn, hạt hình trái xoan

Họ Thanh tùng
(Taxaceae)

3b. Cành mọc đối
4a. Lá có hai dải mốc trắng hẹp hơn dải xanh, có lông ở 2 bên gân
giữa, nón cái một noãn


Họ Dẻ tùng
(Amentotaxaceae)

4b. Lá có dải mốc trắng rộng hơn dải xanh, không có lông ở 2 bên
gân giữa,nón cái nhiều vẩy,vẩy có 2 noãn,hạt tròn

Họ Đỉnh tùng

(Cephalotaxaceae)
24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tiến Bân, 1997. Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín
(Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993. Cây cỏ Việt Nam, tập 1-3, Montreal, Canada.
3. Nguyễn Nghĩa Thìn, 1997. Cẩm nang đa dạng sinh vật. NXB Nông nghiệp, Hà
Nội.
4. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2005. Thực vật có hoa.NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.
5. Nguyễn Nghĩa Thìn, 2008. Các phương pháp nghiên cứu thực vật. NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
6. Trần Đình Nghĩa (chủ biên), 2005. Sổ tay thực tập thiên nhiên. NXB Đại học
Quốc gia hà Nội, Hà Nội.
7. Hoàng Thị Sản, 2007. Phân loại học Thực vật. NXB Giáo dục. Hà Nội.
8. />9. />10. />11. />
25



×