Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

bài gảng sinh thái nhân văn chương 3 Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường: tinh thế tiến thoái lưỡng nan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 21 trang )

SINH THÁI NHÂN VĂN
BÀI 3:
Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường:
tinh thế tiến thoái lưỡng nan?

Năng lượng


Tất cả sự phát triển đều phụ thuộc vào năng lượng.



Kiến thức và trí thông minh chỉ là phương tiện để sử
dụng năng lượng trong điều kiện cho phép, và sự phát
triển và duy trì kiến thức cũng phụ thuộc vào năng
lượng.



Nền kinh tế hiện tại của chúng ta hoàn toàn phụ thuộc
vào năng lượng địa khai và nguồn năng lượng này sẽ
cạn kiệt trong vài chục năm tới.

1


VD: sản xuất rau ở Đông Anh

VD: Nhu cầu xăng dầu ở Việt Nam
(ĐVT: triệu tấn)
Cung và cầu



2010

2015

2020

2030

2050

Cầu trong nước (xăng dầu)

17.4

23.9

32.6

55.6

94.0

Cung trong nước (dầu thô)

18.2

18.2

18.2


18.2

-

Cung trong nước (xăng dầu)

5.0

11.4

11.4

11.4

-

Thâm hụt xăng dầu ở Việt Nam

(12.4) (12.5) (21.2) (44.2)

-

2


Năng lượng thay thế (tái tạo)


Các nguồn năng lượng thay thế khác như năng lượng mặt trời,

năng lượng gió, năng lượng hạt nhân .v.v chỉ mới đóng góp
một phần nhỏ trong nhu cầu năng lượng của con người.

Hậu quả của việc lệ thuộc năng lượng dầu mỏ


Nông nghiệp:
 Giảm tính bền vững và ổn định của hệ sinh thái nông nghiệp
 Gây ra rất nhiều rủi do về sức khoẻ cho con người, vật nuôi và ô
nhiễm môi trường.



Các ngành khác: ô nhiễm môi trường





VD: trong năm 2002, ở Việt Nam, phương tiện thông vận tải
đã sử dụng khoảng 1,5 triệu tấn xăng và dầu diesel. Lượng khí
thải thoát ra là: 6 triệu tấn CO2; 61.000 tấn CO; 35.000 tấn
NO2; 12.000 tấn SO2; 22.000 tấn CmHn;
Năm 2007: tiêu thụ 7,8 triệu tấn xăng dầu  ???
Năm 2012: ???

3


Hậu quả của ô nhiễm môi trường



Thiệt hại về môi trường có ba chi phí tiềm năng đối với
hạnh phúc của thế hệ hiện tại và tương lai:


Sức khoẻ của con người có thể bị làm hại.



Sức sản xuất kinh tế cũng bị giảm sút.



Và sự vui vẻ hoặc thoả mãn từ một môi trường không bị
huỷ hoại, được đề cập tới như là một giá trị "thú vui sống",
có thể bị mất đi.

Môi trường và sức khoẻ


Sức khoẻ và bệnh tật là những quan hệ qua lại
giữa các tổ chức sống với môi trường của chúng.



Cho đến nay đã rõ dàng rằng phần lớn bệnh ung
thư, có lẽ khoảng 90%, là do các yếu tố môi
trường gây ra.




Các bệnh liên quan đến stress như chứng tăng
huyết áp (hypertension) và loét dạ dày (gastric
ulcer) có liên quan rất nhiều đến môi trường

4


Ví dụ ở Việt Nam (1)
Ô nhiễm môi trường và tiếng kêu cứu của người dân ở
Đồng Nai.
…hàng loạt vườn cây ăn
trái - nguồn thu nhập chính
của hàng trăm hộ nông dân
chân lấm tay bùn, đang lâm
vào cảnh xác xơ, héo rũ.
Sự sống nơi đây dường
như đang gánh chịu sự tàn
phá ghê gớm của môi
trường ô nhiễm.

Đôi chân bé Nguyễn Thị Trà My (tổ
1, ấp 2) yếu ớt với làn da đầy vết
sẹo vì lở loét!

Ô nhiễm hóa chất ở TP. HCM


Chất thải công nghiệp, sinh hoạt đang gây

ô nhiễm trầm trọng kênh rạch ở TP.HCM.



Lượng benzen trong không khí tại các trục
giao thông chính của thành phố đã lên đến
mức báo động đỏ với nồng độ benzen
trung bình là 33,6 micro gam/m3, cao gấp
6,72 lần tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế
giới.
Chất

thải
công
nghiệp, sinh hoạt
đang gây ô nhiễm
trầm trọng kênh rạch
ở TP.HCM.

5


Hóa chất độc hại, xác cá thối ngập sông Sài Gòn
Từ nhiều ngày nay, sông
Sài Gòn luôn trong tình
trạng ngập ngụa hóa
chất độc hại và xác cá
thối rữa, khiến nguồn
nước sinh hoạt cung cấp
cho thành phố bị ô

nhiễm nặng nề.
Cá điêu hồng chết nổi trắng sông.

Môi trường và sức khoẻ


Hơn một tỷ người hiện sống ở các nước đang phát triển
không có cơ hội sử dụng nước sạch, và 1,7 tỷ người
sống trong điều kiện thiếu vệ sinh.


hơn 900 triệu trường hợp mắc bệnh ỉa chảy mỗi năm, và
từ đó dẫn tới cái chết của hơn 3 triệu trẻ em, 2 triệu đứa
trẻ này có thể sống sót nếu như chúng được sử dụng
nước sạch và sống trong điều kiện hợp vệ sinh.



khoảng 200 triệu người bị mắc bệnh sán màng, và 900
triệu bị bệnh giun móc. Bệnh tả, bệnh thương hàn, cũng
liên tiếp tàn phá hạnh phúc con người.

6


Giải pháp bảo tồn năng lượng, bảo vệ môi trường?





Các giải pháp đối với các vấn đề năng lượng:


Kiểm soát tăng dân số



Tăng hiệu quả sử dụng năng lượng



Tìm kiếm những thay đổi khả thi đối với năng lượng địa
khai.

Bảo tồn năng lượng là rất cần thiết để đảm bảo sự phát triển
lâu bền của loài người trên trái đất.

Quan hệ giữa phát triển kinh tế
và bảo vệ môi trường

7




Chất lượng môi là một phần cải thiện cho cuộc sống mà
sự phát triển cố gắng mang lại.
Nếu lợi nhuận thu được cân bằng với chi phí cho sức
khoẻ và chất lượng cuộc sống ảnh hưởng bởi ô nhiễm, thì
không thể gọi là sự phát triển.




Thiệt hại về môi trường có thể cản trở tới sức sản xuất
tương lai:


Đất trồng bị suy thoái.



Hệ sinh thái bị phá huỷ vì những mong muốn tăng thu nhập
của ngày hôm nay có thể gây hại tới cơ hội tạo thu nhập
của ngày mai.



Sức sản xuất của con người giảm sút.

8




Các "nguồn tài nguyên" trên trái đất là hữu hạn, cũng
tương tự như vậy đối với các "bể chứa" của nó.



Giải pháp phụ thuộc vào khả năng thay thế, tiến bộ kỹ

thuật, và thay đổi về cấu trúc xã hội (cách sống, công
bằng xã hội...).

Mục tiêu của các chính sách “win-win”


Vấn đề quan trọng nhất trong các chính sách phát triển
kinh tế và bảo vệ môi trường là:










Xoá đói giảm nghèo.
Xoá bỏ bao cấp đối với việc sử dụng các nhiên liệu địa khai
và nước
Trao quyền sở hữu đất trồng cho người dân.
Buộc các công ty sở hữu nhà nước gây ô nhiễm phải cạnh
tranh nhiều hơn.
Đầu tư vào cải thiện điều kiện vệ sinh, nước, và các dịch vụ
nghiên cứu và khuyến nông.
???

9



Mục tiêu của các chính sách “win-win”


Các chính sách môi trường cần phải bổ xung và tăng
cường sự phát triển.
Thường thì những người nghèo phải chịu hậu quả của ô
nhiễm và suy thoái môi trường nhiều nhất.



Sự tổn thất các nguồn tài nguyên “công cộng” có thể đặc
biệt làm hại tới những người nghèo nhất.

Mục tiêu của các chính sách “win-win”


Việc đề ra các quyết định về một số vấn đề môi trường là
rất phức tạp, là do:


Chúng ta chưa hiểu được các tiến trình vật lý và sinh thái.



Bản chất của những ảnh hưởng môi trường là lâu dài.



Khả năng mà những thay đổi không mong muốn có thể xảy

ra (precaution principles).

10


Dân số và xoá đói nghèo


Dân số tăng nhanh là nguyên nhân của những khó
khăn trong giải quyết rất nhiều vấn đề môi trường.

Giải pháp?


Các chính sách liên quan tới việc cải thiện kỹ năng con
người, tăng sức sản xuất, và như vậy sẽ kéo theo thu nhập
tăng.



Nâng cao giáo dục cho nữ giới là một chính sách môi
trường lâu dài và quan trọng nhất ở các nước đang phát triển

Các chính sách phát triển và môi trường


Các chính sách và thể chế đúng đắn sẽ giúp giải quyết
các vấn đề môi trường gây ra từ các hoạt động kinh
tế:



Một số vấn đề môi trường sẽ giảm xuống khi thu nhập tăng
nên. Những tương hợp tích cực giữa phát triển kinh tế và
chất lượng môi trường này không thể đánh giá thấp.



Một số vấn đề ban đầu tồi tệ song sẽ được cải thiện khi thu
nhập tăng nên.



Tuy nhiên một số chỉ số về sự căng thẳng môi trường sẽ trở
nên tồi tệ hơn khi thu nhập tăng nên.

11


Các chính sách phát triển và môi trường


Có 2 bộ chính sách cần thiết để giải quyết các nguyên
nhân gốc rễ gây suy thoái môi trường:


Các chính sách nhằm để khai thác các liên kết tích cực giữa
phát triển và môi trường (sửa đổi hoặc ngăn chặn những
thất bại của chính sách; nâng cao khả năng tiếp cận tới
các nguồn tài nguyên và công nghệ; xúc tiến sự tăng thu
nhập công bằng).




Các chính sách đặt mục tiêu giải quyết các vấn đề môi
trường cụ thể (các qui định và khuyến khích là cần thiết để
tăng cường sự nhận thức về các giá trị môi trường trong
việc ra quyết định).

Các chính sách phát triển và môi trường
Những chính sách này bao gồm:









Đầu tư vào con người thông qua giáo dục, sức khoẻ, dinh
dưỡng và kế hoạch hoá gia đình
Tạo ra bầu không khí cho các doanh nghiệp bằng việc đảm
bảo thị trường cạnh tranh lành mạnh
Cải thiện cơ sở hạ tầng
Tăng cường sự hợp nhất vào nền kinh tế toàn cầu thông qua
việc xúc tiến thương mại và dòng tiền tệ tự do
Đảm bảo sự bền vững kinh tế vĩ mô.

12



Các chính sách phát triển và môi trường


Một số chính sách của chính phủ là có hại cho môi
trường.
Có thể nhận thấy ở đây là những chính sách về giá cả bị
xuyên tạc nói chung và các chính sách giá cả đầu vào bao
cấp nói riêng. Ví dụ ở Việt Nam???

Dự án thuỷ lợi ở Phú Yên

13


Các chính sách phát triển và môi trường


Những khích lệ bị xuyên tạc cũng thường được nhận thấy
ở các công ty nhà nước.



Trong nhiều lĩnh vực các công ty nhà nước đóng vai trò
chủ đạo và chúng là các yếu tố gây ô nhiễm nặng nề.



Môi trường sẽ có lợi nếu những người quản lý các công ty
nhà nước có trách nhiệm nhiều hơn và phải cạnh tranh

ngoài thị trường tương tự như các thành phần kinh tế tư
nhân khác.

Các chính sách phát triển và môi trường
Khi con người tiếp cận tự do với rừng, đồng cỏ hoặc nơi
khai thác thuỷ sản, họ có xu hướng sử dụng chúng quá
mức. Bởi vậy:


Trao quyền sở hữu đất tới người dân (Thailand) giúp làm
giảm sự huỷ hoại tới rừng.



Chỉ định quyền sở hữu tài sản tới người dân nghèo khu ổ
chuột (Indonesia) đã tăng gấp 3 lần việc đầu tư vào các trang
thiết bị vệ sinh của các hộ gia đình.

14


Các chính sách phát triển và môi trường


Bảo đảm quyền sở hữu đất cho người dân vùng cao (Kenya)
đã giúp giảm xói mòn đất.



Việc chính thức hoá quyền lợi của cộng đồng về đất ở

Burkina Faso cũng đang cải thiện việc quản lý đất rất lớn.



Việc phân bổ các quyền lợi có thể chuyển nhượng tới nguồn
tài nguyên cá biển cũng đã kiểm soát được khuynh hướng
đánh bắt quá mức (New Zealand).

Các chính sách phát triển và môi trường




Các chính sách cụ thể là cần thiết để khuyến khích hoặc
đòi hỏi những người sử dụng tài nguyên phải chú ý tới
những hậu quả liên đới do các hành động của họ tới
những người khác.
Các chính sách đưa ra để thay đổi hành vi của mọi người
có hai loại:




Chính sách dựa trên sự khích lệ (đánh thuế những người
gây ô nhiễm theo mức độ tác hại mà họ gây ra).
Chính sách dựa trên tính nghiêm khắc về số lượng (các
chính sách kiểm soát và khống chế, tuy nhiên những chính
sách này không đưa ra được tính mềm dẻo).

15



Các chính sách phát triển và môi trường


Những chính sách dựa trên cơ sở thị trường thường tốt cả
về mặt nguyên tắc và thực tiễn:


Chúng khuyến khích những người gây ô nhiễm sử dụng
một chi phí thấp nhất để tiến hành hành động cải thiện môi
trường



Tuy nhiên, những chính sách dựa trên cơ sở thị trường vẫn
còn được được sử dụng quá ít.



Chúng đặc biệt hứa hẹn đối với các nước đang phát triển

Các chính sách phát triển và môi trường


Các công cụ hạn chế chi phí giám sát chi tiết nên được
khuyến khích. Những công cụ này có thể bao gồm thuế
hoặc tiền phạt đối với những đầu tư gây ô nhiễm hơn là
đánh vào chính ô nhiễm.




Các tiêu chuẩn đặt ra cần thực tế và có khả năng tăng
cường thực thi.
Nhiều nước đang phát triển đã đưa ra những tiêu chuẩn
quá chặt chẽ và không thực tế, gây lãng phí tài nguyên, tạo
điều kiện cho tham nhũng, và hủy hoại các chính sách môi
trường.

16


Ghi chú: Nước
loại A theo
TCVN có thể
sử dụng cho
sinh hoạt tuy
nhiên phải qua
xử lý???

Chất hoá
học

Mức giới hạn cho phép (mg/l)
US

VN (loại A)

As


0.050

0.050

Ba

1.000

1.000

Cd

0.010

0.010

Cr

0.050

0.050

F

4.000

1.000

Pb


0.050

0.050

Hg

0.002

0.001

10.000

10.000

Se

0.010

-

Ag

0.050

-

NO3-N

(For Vietnam, NO3- only)


Tiêu chuẩn đối
với nước sử
dụng để uống
ở Mỹ và Việt
Nam

Các chính sách phát triển và môi trường


Những kiểm soát cần phải nhất quán với cơ cấu chung của
chính sách. Nhiều chính sách có dự định tốt đã bị làm hại bởi
các chính sách đối lập khác.


Trung quốc và Ba lan đã có chính sách thuế ô nhiễm trong nhiều
năm, tuy nhiên không có hiệu quả; các công ty nhà nước không
thích lãi suất.



Kế hoạch sử dụng đất ở Sub-Saharan Châu phi đã thường thất
bại trong bộ mặt của chính sách vì đã không khuyến khích thâm
canh và các cơ hội việc làm phi nông nghiệp khác.



Chính sách của Brazil về hạn chế đánh bắt quá mức ở vùng biển
Bahia cũng thất bại bởi những bao cấp về lưới ni lông mới của
chính phủ.


17


Khắc phục những trở ngại


Cải thiện thông tin:


Việc lờ đi các thông tin là một cản trở rất lớn trong việc tìm
ra giải pháp. Chính phủ thường ra quyết định trên cơ sở
thiếu các dữ liệu thô sơ.



Hiểu biết các nguyên nhân và hậu quả của các thiệt hại môi
trường và các chi phí và lợi nhuận của các hành động là
một bước tiếp theo.

Khắc phục những trở ngại


Tăng cường việc thực hiện các thể chế:




Các chính phủ trên toàn thế giới đang tích cực làm mạnh
các thể chế của họ trong việc quản lý môi trường. 4 quyền
ưu tiên là:

Làm sáng tỏ mục tiêu và đảm bảo tính trách nhiệm.



Tăng cường khả năng xác định quyền ưu tiên và giám sát
tiến trình.



Đảm bảo sự điều phối rộng dãi trong nhiều lĩnh vực.



Luật hoá trách nhiệm về hậu quả từ những hành động của
cá nhâ/tổ chức.

18


Khắc phục những trở ngại


Đưa người dân vào cuộc:


Lựa chọn giữa các lợi nhuận về kinh tế, xã hội và các chi
phí về môi trường thường đòi hỏi những đánh giá chủ quan
và kiến thức của dân địa phương.




Một tiến trình có người dân tham gia là cần thiết. Sự hiện
diện của người dân cũng làm tăng kết quả về môi trường và
kinh tế khi thực hiện các chương trình trồng rừng, quản lý
đất, bảo vệ công viên, quản lý nước và vệ sinh, hệ thống
thoát nước và kiểm soát lũ lụt.



Ví dụ VD ở Việt Nam: (1); (2)

Sự giúp đỡ của các nước phát triển


Để giải quyết được các vấn đề môi trường của các nước
đang phát triển, cần phải có sự giúp đỡ từ các nước phát
triển:


Các nước đang phát triển cần phải có cơ hội tiếp cận với
các công nghệ ít gây ô nhiễm.



Lợi nhuận từ các chính sách môi trường của các nước đang
phát triển cũng tác động tích cực tới các nước phát triển.

19



Sự giúp đỡ từ các nước phát triển


Một số vấn đề môi trường mà các nước đang phát triển phải
đương đầu: ấm nóng toàn cầu--bắt nguồn từ việc sử dụng
nhiên liệu quá nhiều của các nước phát triển.



Có sự liên kết chặt chẽ giữa việc xoá đói giảm nghèo và chất
lượng môi trường sự cần thiết của việc đàu tư cho các
chương trình xoá đói giảm nghèo và hạn chế tăng dân số.



Khả năng của các nước đang phát triển để tham gia vào tăng
thu nhập bền vững sẽ phụ thuộc vào các chính sách kinh tế
của các nước phát triển.

Con đường tiến tới tương lai


Một cuộc sống hạnh phúc bắt đầu trên cơ sở một môi
trường sống lành mạnh.

20


Con đường tiến tới tương lai





Chúng ta sống trên “con tàu trái đất.” Nếu chúng ta tìm
thấy sự tan rã hoặc hư hỏng về con tàu, chúng ta cần phải
chỉnh sửa lại nó.
Việc sửa chữa là khó khăn, tốn kém và nhiều khi không
chắc chắn. Nhưng đó là những cố gắng để mang lại
những hứa hẹn mà tất cả chúng ta đều mong muốn.

21



×